96
http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một nghành dịch vụ quan trọng ,chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại. Những năm trước đây, nhất là từ khi đất nước thống nhất, công ty du lịch công đoàn Việt Nam ( VTUT Co) đã tổ chức cho công nhân viên chức và người lao động đi nghỉ ngơi, tham qua du lịch mỗi năm một nhiều. Đi theo tuyến du lịch công đoàn, khách du lịch có thể tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các công trình kinh tế, văn hoá của đất nước và trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động công đoàn, những kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành các hoạt động phục vụ đoàn viên và lao động du lịch ở bnước ngoài và đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam theo con đường hợp tác và trao đổi du lịch. Tuy nhiên, công tác tổ chức và phục vụ tham quan du lịch vẫn chủ yếu mang tính kiêm nhiệm và bao cấp. Đối với phục vụ chủ yếu là công nhân viên chức, những người lao động có thành tích trong lao động sản xuất được lựa chọn một cách công khai và được hưởng các chế độ ưu đãi của cơ quan xí nghiệp hay ng ân sách bảo hiễm xã hội. Khi chuyển sang kinh doanh trong cơ chế thị trường điều này đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn. Thứ nhất : Công ty chưa quen với việc tổ chức và phục vụ tham quan du lịch với tư cách là một hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công tác tổ chức phục vụ còn mang tính chất trì trệ, nhất là về hệ thống nhà nghỉ và chất lượng phục vụ. 1 1

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài :

Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nói

chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một nghành dịch vụ

quan trọng ,chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là

hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong

xã hội hiện đại. Những năm trước đây, nhất là từ khi đất nước thống nhất, công

ty du lịch công đoàn Việt Nam ( VTUT Co) đã tổ chức cho công nhân viên

chức và người lao động đi nghỉ ngơi, tham qua du lịch mỗi năm một nhiều. Đi

theo tuyến du lịch công đoàn, khách du lịch có thể tham quan các danh lam

thắng cảnh, di tích lịch sử, các công trình kinh tế, văn hoá của đất nước và trao

đổi kinh nghiệm về các hoạt động công đoàn, những kinh nghiệm quản lý sản

xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành các hoạt động phục vụ đoàn

viên và lao động du lịch ở bnước ngoài và đón khách du lịch quốc tế vào Việt

Nam theo con đường hợp tác và trao đổi du lịch.

Tuy nhiên, công tác tổ chức và phục vụ tham quan du lịch vẫn chủ yếu

mang tính kiêm nhiệm và bao cấp. Đối với phục vụ chủ yếu là công nhân viên

chức, những người lao động có thành tích trong lao động sản xuất được lựa

chọn một cách công khai và được hưởng các chế độ ưu đãi của cơ quan xí

nghiệp hay ng ân sách bảo hiễm xã hội.

Khi chuyển sang kinh doanh trong cơ chế thị trường điều này đã làm cho

công ty gặp không ít khó khăn.

Thứ nhất : Công ty chưa quen với việc tổ chức và phục vụ tham quan

du lịch với tư cách là một hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công tác tổ chức phục

vụ còn mang tính chất trì trệ, nhất là về hệ thống nhà nghỉ và chất lượng phục

vụ.

1

1

Page 2: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Thứ hai : nếu như trước kia, nguồn khách quốc tế đến với công ty chủ

yếu là do việc ký kết hợp đồng với các liên đoàn lao động của các nước xã hội

chủ nghĩa ( chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô cũ ) thì giờ đâykể từ khi

Liên Xô tan rã, nguồn khách này không còn duy trì ổn định như trước nữa,

thêm vào đó việc đưa người Việt Nam sang các nước này cũng gặp nhiều khó

khăn

Thứ ba : Nhận thức được kinh doanh du lịch là một trong các hoạt động

kinh doanh mang lại hiệu quả cao vơí chi phí thấp hơn nhiều so với hiệu quả

mang lại, không ít các công ty, xí nghiệp thuộc các ngành, ban chức năng khác

nhau kể cả khu vực Nhà nước và tư nhân đã xâm nhập vào thị trường kinh

doanh du lịch, khai thác một cách tối đa những lợi thế trong lĩnh vực kinh

doanh này.

Đứng trước những khó khăn trên, hoạt động kinh doanh du lịch nói

chung và kinh doanh lữ hành nói riêng của công ty du lịch công đoàn Việt

Nam (nay là công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế) cần phải nhận thức lại

công việc đầy triển vọng nhưng lại đang thực hiện thiếu hiệu quả của mình.

Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu

nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư

vấn đầu tư quốc tế” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục đích:

Để tiến hành nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả của hoạt động du

lịch quốc tế của công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế (Internation Tourism

and Investment Consultancy Company – TIC) tại Hà Nội. Từ đó, đề tài đưa ra

phương hướng và giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động du lịch quốc tế và

hiệu qủa kinh doanh du lịch, đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng, chính phủ, Tổng liên

đoàn lao động việt Nam giao cho cũng như đáp ứng lòng mong mỏi của tập

thể ban lãnh đạo công ty là tăng lợi nhuận cho công ty, tăng thu nhập cho cán

bộ công nhân viên.

2

2

Page 3: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

2.2. Đối tượng nghiên cứu ;

Đề tải tập trung vào phân tích vai trò, vị trí và nội dung của hoạt động

du lịch quốc tế trong công ty TIC. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả kinh doanh

và làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh đó.

2.3. Phạm vi nghiên cứu :

Mặc dù Công ty còn có các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả

nước như chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, chi nhánh tại Đà Nẵng, Nam Định,

Vĩnh Phúc, nhưng do thực tế khách quan cũng như thời gian nghiên cứu có hạn

nên luận văn chỉ đề cập trong phạm vi hoạt động của công ty TIC tại Hà Nội.

3. Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác – Lê Nn trong quá trình nghiên cứu phân tích. Đề tài còn sử

dụng phương pháp so sánh, tổng hợp kết hợp với khảo sát thực tiễn hoạt động

kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và đầu tư quốc tế.

4. Kết cấu của chuyên đề :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được trình bày trong 3

chương:

Chương I : Lý luận chung về du lịch quốc tế và hiệu quả trong trong

kinh doanh du lịch quốc tế.

Chương II : Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Công ty Du lịch

và tư vấn đầu tư quốc tế Hà nội.

Chương III : Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty TIC – Hà Nội.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Anh Minh và tập

thể cán bộ trong công ty Du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế đã tận tình giúp đỡ,

hướng dẫn em hoàn thành bài viết này!.

3

3

Page 4: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ.

I. LÝ LUẬN CHUNG VÊ DU LỊCH QUỐC TẾ.

1. Khái niệm về du lịch.Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của

hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một nghành kinh tế mũi

nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế Du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát

triển kinh tế thế giới.

Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người.

Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp hoạt động du lịch mang tính tự phát,

đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ

KiTô giáo. Tới thế kỷ thứ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc thời kỳ phục

hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin,

bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy cho lịch sử phát

triển mạnh mẽ.

Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của các hãng lữ hành

Thomas Cook. Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người từ Leicestor

đến Longshoroungh với một mức giá trọn gói gần các dịch vụ vui chơi, ca

nhạc, đồ uống... Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng

nổ vào thập kỷ 60 cuối thế kỷ XX này khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

lần thứ hai đem lại những thành quả vô cùng to lớn về kinh tế xã hội. Con

người sống trong không gian với "bê tông" "máy tính", tác phong công nghiệp

4

4

Page 5: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

đã quá mệt mỏi họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cuội nguồn

văn minh nông nghiệp hay chỉ đơn giản để nghỉ ngơi, sau một thời gian lao

động.

Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống

con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chều rộng và chiều sâu.

Vậy du lịch là gì?

Về khía niệm du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm

khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

* Dưới góc độ khách du lịch:

- Theo nhà kinh tế học người Áo Rozep Stander cho rằng khách du lịch là

loại khách đi lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh

hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.

* Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch:

Du lịch được hiểu là việc sản xuất bán và trao cho khách các dịch vụ và

hàng hoá nhằm đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin đem lại

lợi ích kinh tế cho quốc gia và các tổ chức kinh doanh đó.

Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong pháp lệnh du lịch như sau:

"Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của

mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng

thời gian nhất định"

2. Khái niệm về du lịch quốc tế:Các định nghĩa về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và

đang gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thế giới có nhiều định

nghĩa của nhiều tác giả khác nhau.

Theo định của hội nghị ở Rôma do liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề

của du lịch quốc tế năm 1963: Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại

tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời

gian 24h hoặc hơn.

5

5

Page 6: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Định nghĩa trên mắc phải sai lầm đó là không đánh giá đúng mức độ ảnh

hưởng hay phụ thuộc giữa các ngành với nhau trong du lịch. Định nghĩa vẫn

chưa giới hạn đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và các mối quan

hệ kinh tế du lịch (các mối quan hệ thuộc loại nào: kinh tế, chính trị, xã hội,

văn hoá). Ngoài ra, định nghĩa cũng bỏ sót hoạt động của các công ty giữ

nhiệm vụ trung gian nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá

dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Xuất phát từ những thực tế đó, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận du lịch quốc

tế như sau: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và

điểm đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này

khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Từ cách nhìn

nhận trên chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du lịch

có dính dáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các

quốc gia khác nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới

nước du lịch để chi tiêu cho nhu cầu du lịch của mình.

3. Phân loại du lịch quốc tế.Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du

lịch quốc tế bị động.

+ Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến

một đất nước nào đó, ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước

của họ.

+ Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các

công dân Việt Nam đi ra ngoài biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu

tiền kiếm được ở Việt Nam.

Xét trên phương diện kinh tế, du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt

động xuất khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch. Khách

du lịch quốc tế đến Việt Nam đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du

lịch đẩy mạnh cán cân thanh toán của Việt Nam. Đối với hình thức du lịch

6

6

Page 7: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

quốc tế bị động, loại du lịch này tương tự như nhập khẩu hàng hoá vì nó liên

quan tới chi ngoại tệ.

Xét trên phương tiện văn hoá xã hội: Khách du lịch quốc tế có cơ hội tìm

hiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồng

thời chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp

luật của nước đó. Điều này có nghĩa là khi đó du lịch tại một quốc gia khác,

khách du lịch phải tuân theo qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội, của quốc

gia đó.

Nguyên tắc trao đổi văn hoá và kinh tế trên cơ sở này sẽ có ảnh hưởng

tích cực tới sự phát triển của du lịch quốc tế chủ động cũng như du lịch quốc tế

bị động, tuy nhiên mỗi đất nước tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà có

những định hướng phát triển cho phù hợp.

4. Vai trò của du lịch quốc tế.Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước, của

vùng hoặc của một nơi riêng biệt thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch.

Do vậy, để nhận rõ được vai trò của du lịch quốc tế đối với quá trình tái sản

xuất xã hội cần hiểu rõ những đạc điểm tiêu dùng du lịch. Những đặc điểm

quan trong nhất là:

+ Nhu cầu tiêu dùng trong du lịch là những nhu cầu đặc biệt bao gồm:

Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, nhu

cầu khám phá những điều mới lạ.

+ Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu hàng hoá (thức ăn, hàng hoá

mua sắm, hàng lưu niệm...) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ nơi ở, vận

chuyển hành khách, y tế, thông tin...

+ Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hoá diễn ra đồng thời với

việc sản xuất ra chúng. Trong du lịch không phải vận chuyển dịch vụ và hàng

hoá đến cho khách và ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hoá.

7

7

Page 8: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

+ Việc tiêu dùng du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu đối với con

người (với ngoại tệ ở thể loại du lịch giữa khi đó du lịch có ý nghĩa sống còn

đối với người bệnh)

+ Tiêu dùng du lịch thường xảy ra theo thời.

Qua những đặc điểm tiêu dùng ở trên, ta có thể thấy vai trò của kinh

doanh du lịch quốc tế như sau:

4.1 Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Thật vậy, năm 1998, Mêhico đã thu được 7,8 tỷ USD, đứng thứ 2 về thu

nhập của cả nước, đứng thứ 14 thế giới về thu nhập từ du lịch. Ngoại tệ thu

được từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước và

thường được sử dụng để mua sắm thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình tái

sản xuất xã hội. Do vậy, du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật và tăng thu nhập quốc dân.

4.2 Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch.Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát

triển du lịch, tiết kiệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Nhưng

xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại

thương. Trước hết, một phần rất lớn đối tượng mua bán quốc tế là các dịch vụ

(lưu trữ, bổ sung, trung gian ... ) Do vậy, xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là

hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm. Như vậy, xuất khẩu qua du

lịch quốc tế là "Xuất khẩu tại chỗ" hàng hoá, dịch vụ, những hàng hoá không

thể hay khó xuất khẩu được con đường ngoại thương thông thường, mà nếu

muốn xuất khẩu chúng thì phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo

quản và vận chuyển mà giá cả lại thấp hơn.

Việc xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế luôn đảm bảo thực hiên doanh

thu lớn hơn nếu cùng xuất khẩu những hàng hoá đó theo đường ngoại thương

vì hàng hoá xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế theo giá bán lẻ còn nếu xuất

khẩu hàng hoá đó bằng con đường ngoại thương thì giá này là giá bán buôn.

8

8

Page 9: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc

tế, tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản hơn xuất khẩu ngoại thương vì nó được

vận chuyển trong phạm vị đất nước du lịch. Bên cạnh đó, xuất khẩu theo

đường kinh doanh du lịch quốc tế không phải tốn chi phí trong hoạt động xuất

khẩu do trả thuế xuất khẩu cũng như tốn các chi phí về bảo hiểm.

4.3 Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư:Do đặc điểm của tiêu dùng du lịch là: Khách hàng phải tự vận động đến

nơi có hàng hoá và dịch vụ chứ không phải vận chuyển hàng hoá đến với

khách nên tiết kiệm được thời gian làm tăng nhanh vòng quay của vốn đầu tư,

do đó thu hồi vốn nhanh và có hiệu quả. Ngoài ra khi thu hồi vốn đầu tư vào

du lịch quốc tế thực chất đã "Xuất khẩu" được nguyên vật liệu và lao động.

Nguyên vật liệu ở đây thường không phải là đối tượng xuất khẩu theo đường

ngoại thương.

4.4 Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà.

Khi khách tới khu du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt

hàng ở đó, khi trở về khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu

mặt hàng đó về quốc gia của mình. Theo cách này, du lịch quốc tế góp phần

tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà.

4.5 Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế.Sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng

và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo

các hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng du

lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong

lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, du lịch quốc tế góp phần thúc đẩy các quốc gia bảo tồn các

di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên-xã hội. Du

lịch quốc tế cũng kích thích các ngành nghề khác phát triển như: Giao thông

vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, y tế, xây dựng. Du lịch quốc tế có vai trò

quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế cho các dân tộc, làm cho mọi

9

9

Page 10: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cố các nối quan hệ quốc

tế. Du lịch quốc tế góp phần làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, bình

thường hoá quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc.

Theo số liệu thống kê gần đây của UNESCO thì 11% đầu tư của thế giới dành

cho du lịch, 10,9% sản phẩm sản xuất ra là do ngành này, 10.7% số người lao

động làm việc trong lĩnh vực "Công nghiệp không khói" và 20% giao thông

thương mại thế giới phục vụ chu du lịch. Điều đó càng khẳng định du lịch là

nghành có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dulịch quốc tế.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ

đã đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh

doanh xã hội của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Năm

1970, dịch vụ chiếm 55% tổng sản phẩm của các nước phát triển và các nước

đang phát triển. Đến năm 1990, tỉ trọng của dịch vụ đã tăng lên tới 65%, trong

đó phần lớn là sự tăng trưởng của các ngành tham gia vào thương mại quốc tế.

Chính vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh dịch

vụ quốc tế nói chung và kinh doanh du lịch quốc tế nói riêng có ý nghĩa vô

cùng quan trọng. Nó giúp khắc phục, hạn chế những tác động xấu đến lĩnh vực

kinh doanh du lịch quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh

vực này. Có thể liệt kê một vài yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh du lịch quốc tế

:

♦Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng (do thu nhập tăng).

♦Sự tăng cầu của các hãng về du lịch.

♦Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch.

♦Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch.

♦Việc thiểu hóa và việc bảo tồn nguyên vật liệu cũng là một nguyên nhân

khiến cho tỉ trọng ngành du lịch tăng lên biểu hiện ở đầu ra công nghiệp.

10

10

Page 11: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

♦Thay đổi kỹ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc với

nhau của các hãng kinh doanh du lịch cách xa trên thế giới.

♦Sự phát triển của các Công ty đa quốc gia.

♦Việc xoá bỏ các hàng rào chắn, các quy định cũng tạo ra điều kiện cho ngành

du lịch phát triển ở tầm cỡ quốc tế.

♦Sự can thiệp của chính phủ.

Có thể nói, đến lượt mình, thương mại lại trở thành chìa khóa cho sự phát triển ngành du lịch trên phạm vi quốc tế. ảnh hưởng của các yếu tố trên tới kinh doanh du lịch quốc tế biểu hiện như sau :

♦Việc tiêu chuẩn các dịch vụ du lịch được cung cấp.

♦ Các cơ hội cho việc đặc thù hóa các dịch vụ du lịch được cải tạo, chẳng hạn

thông qua việc ký kết hợp đồng với một hãng lập trình nước ngoài để thiết kế

hệ thống kế toán đặc thù.

♦Cuộc cách mạng thông tin là trung tâm của toàn bộ quá trình, cụ thể là dưới

dạng máy tính hóa và việc trao đổi thông tin qua mạng. Sự đổi mới kỹ thuật

trong lĩnh vực máy tính và sự truyền bá nhanh chóng của nó đã và đang cách

mạng hóa tốc độ và khối lượng của chuyển đổi thông tin nhiều lần trong cùng

một thế hệ.

Các dịch vụ kinh doanh du lịch đòi hỏi sự gặp mặt trực tiếp giữa người

mua và người bán ngày càng giảm. Sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống

thông tin và mạng lưới liên lạc, sự hoạt động của các dịch vụ không còn phụ

thuộc vào sự có mặt mang tính địa lý của nó nữa. Các Công ty đa quốc gia có

thể bán các dịch vụ mà không cần đầu tư trực tiếp, tuy nhiên đầu tư trực tiếp và

sản lượng tiêu thụ các dịch vụ qua các thực thể của họ dường như là một

phương thức được ưa chuộng.

Mặc dù các rào chắn kỹ thuật và chính sách đang giảm đối với các dịch

vụ song trên thực tế, với số lượng và các hình thức của các rào chắn dịch vụ

như hiện này thì các rào chắn dịch vụ vẫn còn cao hơn nhiều so với các rào

chắn hàng hóa thông thường khác. Các rào chắn này tồn tại dưới dạng như :

11

11

Page 12: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

♦Kiểm soát trực tiếp di chuyển dịch vụ du lịch qua biên giới.

♦Hạn chế các dự án đầu tư liên quan đến dịch vụ du lịch.

♦Không khuyến khích thương mại thông qua các thủ tục hành chính, thuế

khóa và các tiêu chuẩn sở hữu. Cả hai đối tượng là các hãng cung cấp

dịch vụ và các khách hàng tiềm năng đều đòi hỏi việc xóa bỏ các hàng

rào này.

♦Sự không khuyến khích của chính phủ đối với việc cung cấp và tiêu thụ

các sản phẩm du lịch quốc tế.

Các trở ngại đối với việc kinh doanh du lịch ở nước ngoài gồm hai hình

thức cơ bản : Các hàng rào hạn chế xâm nhập và những khó khăn của việc

cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Các hàng rào hạn chế xâm nhập thường được

xem là yếu tố để đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh kinh tế. Chính phủ thường

đưa ra các biện pháp, chính sách để bảo hộ mạnh mẽ đối với hoạt động dịch vụ

trong nước. Các quy định bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải

bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn so với các nhà cạnh tranh nội địa, không cho

phép tự do cạnh tranh trong một số lĩnh vực dịch vụ...

Như bất cứ một loại hình kinh doanh, một lĩnh vực kinh doanh nào khác,

lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng chịu sự tác động, sự chi phối của môi trường

kinh doanh du lịch quốc tế. Mỗi một quốc gia, mỗi một khu vực đều có những

đặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh. Mỗi quốc gia có một môi

trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn

hóa, môi trường cạnh tranh khác nhau. Mặt khác các nhân tố, các điều kiện của

môi trường kinh doanh cũng rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi khá phức

tạp. Sự thay đổi đó có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh du lịch

quốc tế. Nó đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch quốc tế phải nắm vững được

các đặc điểm, sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nhằm có

biện pháp, hướng đi thích hợp để nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động sản

xuất kinh doanh du lịch của mình.

12

12

Page 13: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

6. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế cua một số nước trên thế giới.

6.1. Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế.Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành đặc biệt của thị trường hàng

hoá bao gồm toàn bộ những mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan tới thì

gian, điều kiện và phạm vi thực hiện dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu xã hội về

du lịch.

Nói đến thị trường du lịch quốc tế là nói đến sản xuất trao đổi sản phẩm,

dịch vụ du lịch, là đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong đó

người tiêu dùng được thoả mãn nhu caàu của mình về các sản phẩm hay dịch

vụ du lịch, còn người sản xuất thông qua tiếp xúc với khách hàng mà định

hướng hoạt động kinh doanh của mình sao cho thu được hiệu quả kinh tế tối

đa. Nói một cách chi tiết và đầy đủ hơn thì thị trường du lịch quốc tế là lĩnh

vực cụ thể trong lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, là tổng hợp các điều kiện

thực hiện các sản phẩm hàng hoá đó về kinh tế (gồm các yếu tố nhờ cung cấp

giá cả...) kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong

việc cấu thành thị trường du lịch. Thị trường du lịch quốc tế mang tính độc lập

tương đối so với thị trường hàng hoá nói chung vì nó thực hiện dịch vụ hàng

hoá của ngành du lịch.

Do sản phẩm của du lịch quốc tế không thể vận chuyển từ nơi này đến nới

khác nên trên thị trường không có sự chuyển dịch của hàng hoá khách du lịch

muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch phải tới nơi có sản phẩm, một số hàng hoá

cảu tiêu dùng và sẩn xuất chúng diễn ra đồng thời tại một địa điểm.

Thị trường du lịch quốc tế cũng như các thị trường hàng hoá thông

thường đều chịu sự chi phối của cácqui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui

luật cạnh tranh, qui luật giá cả, nhưng do có những đặc điểm riêng biệt nên thị

trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với các thị trường hàng hoá khác. Thị

trường du lịch là tập hợp của cung, cầu về sản phẩm du lịch (trong đó chủ yếu

là dịch vụ) và các mối quan hệ để xác định giá cả giữa chúng.

13

13

Page 14: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Một đặc điểm tiếp theo của thị trường du lịch quốc tế đó là thị trường du

lịch quốc tế chịu sự tác động của các điều kiện về kinh tế, điều kiện về giao

thông, không khí hoà bình ổn định trong nước độ an toàn đối với khách. Tính

ổn định của thị trường du lịch bị ảnh hưởng rất lớn bới các điều kiện trên. Cụ

thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á gây ra suy thoái kinh tế ở

nhiều nước Châu Á đã làm cho người ta ít đi du lịch nước ngoài hơn. Người

Châu Âu chỉ thích đi du lịch các nước trong Châu Âu và người Châu Á không

muốn đi du lịch ở các nước ngoài Châu Á với lý do tiết kiệm chi phí. Người

Mỹ sẽ ít đi du lịch ở các nước đạo hồi hơn vì lo ngại tình trạng khủng bố của

phong trào Hồi giáo quá khích. Vì lý do đó thị trường du lịch Mỹ la tinh và

vùng Caribe sẽ được lời nhờ thu hút được du khách Hoa Kỳ đến thăm do sự

thuận tiện về mặt địa lý, tương đồng với văn hoá Mỹ và tình hình chính trị khá

ổn định.

6.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của một số nước trên thế giới.

Du lịch được người ta ví như một ngành công nghiệp không khói. Ngành

du lịch đã và đang góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc

gia. Ngành du lịch góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy

nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển... Chúng ta có thể tổng hợp một số

kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch ở một số nước như sau:

1. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du

lịch.

Kinh nghiệm của "Cường quốc" Du lịch trên thế giới cho thấy, muốn phát

triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên

phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ

nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ

cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc

trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã

14

14

Page 15: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càng phát triển thì

tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả

nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải

thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời

điểm.

Trong hệ thống chính sách thì chính sách ổn định chính trị ,kinh tế trong

nước là chính sách cơ bản, quyết định hàng đầu cho việc phát triển du lịch.

Chẳng hạn ở Ấn Độ, sự thất bại của "Năm du lịch Ấn Độ 1991" trước hết là do

bất ổn định của tình hình chính trị và kinh tế trong nước với sự kiện thủ tướng

Rajiv Gandhi bị ám sát, tiếp đến xung đột phe phái, tình trạng lộn xộn ở một số

bang, thêm vào đó là hạ tầng cơ sở yếu kém đưa đến hậu quả là số khách quốc

tế tới thăm giảm 30% so với năm trước.

Thường thì ở các nước có du lịch phát triển, ngành du lịch được hình

thành trên cơ sở tận dụng được những lợi thế so sánh, nhưng thời gian đầu sức

mạnh của nó thể hiện nhiều ở xu thế phát triển chứ chưa ở thực lực. Trên cơ sở

xác định như vậy, các nước này có sự ưu tiên để thúc đẩy du lịch phát triển tạo

thế cho ngành du lịch, sau khi đạt đến độ phát triển nhất định, nó sẽ mang lại

tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả chính trị, văn hoá xã hội cũng phát triển.

Du lịch muốn phát triển phải dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch. Song

nguồn tài nguyên ấy, lúc đầu tồn tại phần nhiều ở dạng tiềm nămg. Muốn tiềm

năng du lịch biến thành khả năng, thành sản phẩm du lịch, nhất thiết phải có sự

ưu tiên đầu tư cho nó, bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch,

cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, ưu

tiên cho việc chuyên môn hoá, hiện đại hoá trong ngành du lịch... Đây là

những nội dung cơ bản trong việc ưu tiên phát triển ngành du lịch hiện nay.

Tổ chức Du lịch Thế giới, trong một báo năm 1987, đã nhận xét: Kinh tế

du lịch ở một số nước phát triển mạnh, không phải là sự ngẫu nhiên, đột xuất

mà do nhà nước đã quan tâm, đặt ra mục tiêu đưa Du lịch thành một ngành

kinh tế quan trọng trong quốc sách của mình.

15

15

Page 16: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Nước Pháp đã trở thành một trong những điểm du lịch số 1 trên thế giới,

năm 1996 thu hút 61,5 triệu lượt khách nước ngoài đến du lịch, phục vụ 230

triệu lượt người Pháp đi du lịch các vùng trong nước, tổng thu nhập du lịch

chiếm 10% GDP cả nước; du lịch nước Pháp đã tạo ra 2 triệu việc làm cho xã

hội. Sở dĩ nước Pháp đạt được kết quả như vậy là do từ khâu xây dựng kế

hoạch đến chính sách ưu tiên phát triển du lịch đã tập trung vào các mục tiêu

rất cụ thể: An toàn du lịch cao, vệ sinh môi trường tốt, chiến lược tiếp thị

quảng cáo năng động, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao đáp ứng thị

hiếu... đủ sức cạnh tranh với các nước Châu Âu khác như Ý, Tây Ban Nha...

Du lịch của Indonesia có bước tiến nhảy vọt trong vòng 10 năm

(1985-1995) vì có một số chiến lược phát triển du lịch rất toàn diện, gồm 10

điểm: Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tăng cường khuyến mại sản phẩm du lịch ra

nước ngoài; giao thông thuận tiện đến các điểm du lịch; đa dạng hoá sản phẩm

du lịch; chú trọng đến phát triển du lịch phù hợp với các đối tượng khách hàng;

kiện toàn mói quan hệ giữa Nghành du lịch với giao thông vận tải, an ninh

quốc gia; giáo dục đào tạo, quản lý lực lượng làm du lịch; khuyến khích tư

nhân đầu tư phát triển du lịch; phát triển du lịch đồng bộ; giáo dục mọi người

dân hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Nhờ đặt kế hoạch phát triển du lịch

trong chiến lược quốc gia nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với

các ngành kinh tế, văn hoá. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng

đưa du lịch của Indonesia trong những năm gần đây đạt được những thành tựu

đáng kể. Du lịch Indonesia đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia,

khoảng 3-4 tỷ USD mỗi năm. Indonesia đã đề ra và đang thực hiện kế hoạch

khuyến khích phát triển du lịch 1993-2003 với tên gọi là "Thập kỷ du lịch

Indonesia". Chính sách du lịch được hướng vào thị trường các nước có tiềm

năng lớn, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Austalia và các nước ASEAN.

Singapo cũng có bước tiến dài trên con đường phát triển du lịch. Với nỗ

lực của Cục xúc tiến du lịch Sangapore (STPB), của các cơ quan hữu quan

Chính phủ và các danh nghiệp, Singapore được dự kiến xây dựng thành một

16

16

Page 17: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của nghành công

nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnh tương lai đó sẽ được thực hiện qua

6 định hướng chiến lược:

- Xác định lại vị trí của ngành du lịch.

- Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phát triển du lịch như một nghành công nghiệp.

- Quy hoạch không gian phát triển du lịch.

- Hợp tác cùng có lợi.

- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch.

Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến

trúc tầm chiến lược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21.

2. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du

lịch.

Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Đối với du lịch cũng vậy, muốn phát triển,

trước tiên các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc phải rất hiện đại. Hiện

nay, ở nhiều nước, công nghệ thông tin du lịch đang được ứng dụng phổ biến,

như ở Mỹ, lao động trong các cơ sở thông tin du lịch chiếm 37% lao động của

ngành du lịch, ở Anh chiếm 35%, ở Pháp chiếm 35,1%, ở Đức chiếm 30%.

Các nước trong vùng Đông Nam Á, như Indonesia, trong vòng 10 năm

(1985-1994) số lượng du khách quốc tế tăng bình quân 20,5% /năm do nhiều

nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là: Nhà nước trung ương

và địa phương đã chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát

triển du lịch. Các nước khác như Singapore, Thái Lan, Malaysia... cũng đều có

cả một quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ vậy mà du lịch của họ đạt

nhiều kết quả.

Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên nghành, ngoài việc chú trọng xây

dựng khách sạn phải chú ý xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các khu du lịch và

các quần thể du lịch (như Trung Hoa Cẩm Tú của Trung Quốc, Trung tâm giải

17

17

Page 18: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

trí ở Cao Nguyên Genting Malaysia, Thế giới thiên đàng Địa ngục của

Singapore...) để giữ khách lưu lại lâu hơn, tăng nguồn thu và tăng khả năng

hấp dẫn khách đến nhiều lần. Các nguồn vốn để thực hiện chủ yếu là liên

doanh với nước ngoài, vốn vay và huy động trong dân.

Để đảm bảo cân đối trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phải

coi trọng công tác quy hoạch là công tác hàng đầu, gắn qui hoạch du lịch với

quy hoạch kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương. Đồng thời với

quy hoạch phải lo dự án đầu tư để thực hiện đồng bộ. Malaysia và Singapore

có kinh nghiệm về quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch. Ở đây

trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung, họ tiến hành quy hoạch từng vùng,

trong quy hoạch từng vùng, từng khu vực thường là quy hoạch cả không gian

(mô hình) và làm dự án cụ thể. Từ đó mới đề ra chính sách để dầu tư (đấu thầu,

cho thuê trọn, cổ phần). Do vậy, những khu công nghiệp mới, các thành phố

đều gắn với các điểm du lịch. Đảm bảo được tính đồng bộ trong quy hoạch xây

dựng.

Thực tiễn của các nước có Ngành du lịch phát triển lâu năm, cũng như

một số nước có Ngành du lịch mới phát triển mạnh đều có sự ưu tiên đầu tư cơ

sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hàn Quốc coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

nên đã đầu tư vào xây dựng khách sạn. Năm 1990, Hàn Quốc có 399 khách sạn

lớn với tổng số với 40 nghìn buồng, thu hút 2,9 triệu lượt khách nước ngoài,

doanh thu từ du lịch 3,43 tỷ USD; năm 1991 đưa thêm 195 khách sạn mới với

18 nghìn buồng vào hoạt động.

Malaysia là cường quốc du lịch ở Đông Nam Á cũng thực hiện ưu tiên

đầu tư rất lớn cho du lịch, tạo ra nhiều bãi biển đẹp, cung cấp nhiều thực phẩm

phong phú và các món ăn ngon. Chính phủ Malaysia mạnh dạn đầu tư các

khoản tiền lớn vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, tận dụng địa hình

nhiều đảo cùng các danh lam thắng cảnh khác, hoàn thành sân bay mới... Hiện

nay, Malaysia có 80 nghìn buồng khách sạn, với tốc độ tăng buồng khách sạn

hàng năm trên 10%.

18

18

Page 19: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Ở Trung Quốc 10 năm trở lại đây, Nhà nước và chính quyền địa phương ở

các tỉnh, thành phố đều rất quan tâm đầu tư các công viên, nâng cấp giao thông

vận tải, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc có

khoảng 450 nghìn buồng khách sạn với tốc độ tăng trưởng buồng khách sạn

trên 5%/ năm.

Nhiều nước khác trong khu vực cũng đang tích cực đầu tư vào cơ sở vật

chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để phát triển Ngành du lịch.

3. Chiến lược sản phẩm du lịch

Các nước đều chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm đặc thù, chất

lượng tốt, giá thành hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến

lược sản phẩm như vậy, đặc biệt là chiến lược sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào

công tác quản lý hệ thống doanh nghiệp, đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật.

Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngoài bao gồm các hãng, công ty du

lịch (lữ hành), doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch

khác, hoạt động chuyên môn hóa theo ngành nghề. Trong quản lý doanh

nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý của nước ngoài là phân loại doanh nghiệp và

phân hạng khách sạn để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh

doanh. Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội

khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong phạm vi

quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ví dụ,

Hiệp hội Du lịch Hàn Quốc thành lập từ năm 1963, nay có 2.939 hội viên

(2.389 hãng lữ hành, 480 khách sạn); Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình

Dương (PATA) thành lập năm 1951 bao gồm các thành viên là 2000 tổ chức lữ

hành, 95 cơ quan du lịch quốc gia và địa phương, 65 hãng hàng không và tàu

biển, 557 khách sạn, 434 đại lý du lịch; ngoài ra còn có 16.000 hãng lữ hành,

khách sạn là thành viên của 79 chi hội thuộc trên 40 quốc gia trên thế giới . . .

Các quốc gia, các địa phương dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên

những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch và du khách với

các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thu hút só lượng khách quốc tế ngày một

19

19

Page 20: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

đông. Tại Băngkok (Thái Lan) có các cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm

truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi

tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế có tên tuổi, nhằm thu hút

khách du lịch. Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm

cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu

hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu

tiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số

người nước ngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều

thủ tục phiền hà.

Ở Trung Quốc, Ngành du lịch đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo,

đa dạng nhằm thu hút du khách, mỗi năm có một chủ đề riêng: Năm 1993 là

"Năm du lịch phong cảnh", năm 1994 là "Năm du lịch văn vật - lịch sử", năm

1995 là "Năm du lịch phong tục tập quán các dân tộc", năm 1996 "Năm du lịch

nghỉ mát", năm 1997 là "Năm du lịch đón Hồng Kông trở về với Trung Quốc".

Kết quả năm 1996 số khách du lịch đến Trung Quốc lên 26 triệu lượt, tăng

11,5% so với năm 1995, được xếp hàng thứ 5 trên thế giới (năm 1990 xếp thứ

12), thu nhập ngoại tệ đạt 10,5 tỷ USD.

4. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch

Mục đích của xúc tiến là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới

thiệu, hình thành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất nước đối với du

khách, xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo là một chi phí nhưng rất cần thiết

trong du lịch, hiệu quả rất lớn, khó lượng hoá. Tổ chức du lịch thế giới chẳng

những quan tâm đến số thu nhập ngoại tệ do du lịch mang lại, sự tiến bộ của

giao thông- vận chuyển, thông tin liên lạc ... mà còn theo dõi sát ngân sách chi

cho xúc tiến của các thành viên, khuyến khích các nước đẩy mạnh xúc tiến du

lịch.

Xúc tiến du lịch được các nước rất chú ý, nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn

và cho thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu. Nhiều nước có Cơ quan Xúc tiến

20

20

Page 21: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

du lịch với các tên gọi khác nhau như: Malaysia, Singapore có Cục xúc tiến du

lịch, Hàn Quốc có Liên đoàn Du lịch Quốc gia.

Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Ngân sách xúc tiến du lịch của các nước

hàng năm đều tăng. Ngân sách du lịch của 84 nước là hội viên tổ chức du lịch

Thế giới vào đầu thập kỷ 80 đã lên tới 2000 triệu USD/ năm (2 tỷ) 43 nước báo

cáo con số cụ thể về tổng số ngân sách chi cho xúc tiến năm 1991 là 1,312 tỷ

USD, năm 1992 là 1,416 tỷ. Năm 1992, Tây Ban Nha chi 85 triệu USD cho

xúc tiến, Pháp 72 triệu, Anh 60 triệu, Úc 51 triệu, Mêhico 34 triệu. Để chuẩn

bị cho năm du lịch 1994 cho tuyên truyền quảng cáo; Chính phủ Singapore đã

chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 - 2000 để phát động chiến dịch xây

dựng Singapore thành thủ đô du lịch. Theo các nhà phân tích quốc tế thì 1

USD bỏ ra cho tuyên truyền quảng cáo du lịch sẽ thu về bình quân 500 USD;

tuy nhiên tuỳ theo các yếu tố văn hoá, lịch sử, khí hậu, thắng cảnh, ăn uống...

chỉ số này chỉ có sự khác nhau giữa các vùng. Ví dụ, vùng Châu Á - Thái Bình

Dương nếu có 1 USD bỏ ra cho quảng cáo du lịch sẽ chỉ thu được 150 USD,

nhưng ở Châu Âu lại lên đến 635 USD.

Nếu xúc tiến du lịch bị xem nhẹ, lơ là sẽ đưa đến tình trạng kinh doanh

giảm sút. Trong vòng 10 năm liên tiếp (1975-1985) nước Pháp có số khách

quốc tế đến du lịch đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Năm 1985 đạt số

lượng cao nhất 28 triệu lượt khách, thu nhập 10,150 tỷ USD. Nhưng 1986 bị

tụt xuống còn 9,5 tỷ USD, đứng thứ 4 sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italia. Một

trong những nguyên nhân chính đưa tới giảm sút thu nhập là sự yếu kém trong

xúc tiến du lịch. Năm 1992, nước Pháp trở lại chiếm vị trí hàng đầu, đón 43

triệu lượt và thu 103 tỷ France. Bộ trưởng Giao thông, Thiết bị, nhà ở và du

lịch Pháp đánh giá nguyên nhân thắng lợi đầu tiên là nhờ đẩy mạnh xúc tiến du

lịch. Ngay từ năm 1987, Ngành du lịch Pháp đã thực hiện chiến lược thống

nhất các hoạt động xúc tiến du lịch cả nước trong một tổ chức gọi là Ngôi nhà

nước Pháp ( " Maison de la France " ), trực thuộc Bộ Giao thông, Thiết bị, Nhà

ở và Du lịch. Nhiệm vụ của tổ chức này là tạo ra một hình ảnh nước Pháp tiêu

21

21

Page 22: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

biểu, quảng bá du lịch, đưa sản phẩm du lịch của nước Pháp ra nước ngoài đủ

mạnh để tác động vào du khách. Ngân sách hoạt động cho ngôi nhà chung từ 2

nguồn: 50% do nhà nước cấp, 50% do tư nhân đóng góp.

Các nước du lịch phát triển đều đặt đại diện du lịch quốc gia, dưới hình

thức văn phòng hay Đại diện du lịch ở nước ngoài để làm công tác xúc tiến,

quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là

phương tiện quan trọng xúc tiến quốc tế. Theo điều tra của Tổ chức du lịch thế

giới thì hiện nay chỉ cóa khoảng 14% số nước không có Văn phòng đại diện du

lịch quốc gia ở nước ngoài, nhưng họ giao chức năng này cho Sứ quán đảm

nhiệm. Lào là nước du lịch chưa phát triển, nhưng do thấy được vai trò quan

trọng của Văn phòng du lịch quốc gia nên đã đặt văn phòng du lịch Lào tại

Băngkok. Có nước đặt văn phòng du lịch quốc gia riêng biệt, có nước đặt trong

Đại sứ quán với tên gọi đại diện. Pháp hiện nay có 39 văn phòng du lịch ở

nước ngoài, Ý có 30, Tây Ban Nha 28, Úc 24, Hàn Quốc 18, Mehico 16, Nhật

Bản 16, New Sealand 15, Đức 14 văn phòng và 10 đại diện, Mỹ 12, các nước

ASEAN: Indonesia 10, Malaysia 15, Thái Lan 13 văn phòng và 12 đại diện,

Singapore 16 văn phòng và 8 đại diện... Số nhân viên làm ở các văn phòng du

lịch quốc gia ở nước ngoài của các nước tương đối nhiều: Úc có 172 nhân

viên, Pháp có 186, Hy Lạp 128, Ý 110, Tây Ban Nha 185...

Hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế và các sự kiện trong nước như liên hoan

nghệ thuật, Olympic, các sự kiện thể thao... là một trong những hình thức xúc

tiến, quảng cáo du lịch hiệu quả nhất. Nhật Bản tổ chức hội nghị du lịch quốc

tế 2 năm một lần, có hàng nghìn đại biểu từ gần 100 nước tham gia. Nhiều

nước cử lãnh đạo cao cấp nhất của Ngành du lịch dẫn đầu đoàn tham gia Hội

nghị và tổ chức triển lãm sản phẩm du lịch của nước mình. Các nước ASEAN

có kế hoạch chung cùng tổ chức hội nghị, hội thảo và sự kiện thể thao, văn hoá

của thế giới. Singapore là một trong 10 nước đứng đầu Châu Á về việc tổ chức

các sự kiện (hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế...)

22

22

Page 23: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, các nước ASEAN đang tăng nỗ lực

hướng vào loại khách quay trở lại hai hoặc nhiều lần. Hiện nay, các nước

ASEAN đang phát động quảng bá các điểm du lịch và mời chào các loại hình

du lịch mới hơn, gồm cả các chương trình trọn gói theo mùa đặc thù; đồng thời

cũng có những bước đi nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch như kết hợp du

lịch sinh thái với việc tham quan các khu nhân tạo. Hầu hết các nước ASEAN

đều thực hiện "Năm du lịch", để tập trung vào việc quảng bá, giới thiệu rộng

rãi những điểm du lịch, nêu bật văn hoá, lịch sử và nghệ thuật của một quốc

gia cụ thể. Thái Lan đã tiên phong trong việc này năm 1997. Philipin phát

động "Lễ hội Philipin" năm 1988. Indonesia khởi xướng "Năm du lịch

Indonesia" năm 1991, và lấy thập kỷ 90 là: "Thập kỷ du lịch Indonesia".

Malaysia cũng phát động " ăm du lịch Malaysia" đã khiến cho quan chức du

lịch nước này tiếp tục tuyên bố năm 1997 là "Năm du lịch Malaysia". Tuy

nhiên mới gia nhập ASEAN nhưng Lào đang tích cực chuẩn bị "Năm du lịch

Lào" vào năm 1990.

5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm

bảo phát triển bền vững.

Hầu hết các nước trong quá trình phát triển du lịch đều chú ý bảo vệ môi

trường tự nhiên và xã hội, tăng cường quản lý, khai thác tính đặc thù của dân

tộc. Bởi vậy, trong quá trình phát triển du lịch, Việt Nam cần chú trọng giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nét đẹp truyền thống, cảnh quan và môi

trường; quản lý môi trường theo pháp luật. Thái Lan hiện đang phải điều chỉnh

định hướng phát triển du lịch đã đề ra trong những năm 1980, khắc phục tình

trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động Sextour, mà lành mạnh dần hoạt động

du lịch.

Trong phát triển du lịch hiện nay đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ:

ô nhiễm môi trường, rác thải, tắc nghẽn giao thông ... Giữa du lịch và môi

trường có mối quan hệ nhân quả. Du lịch là một ngành rất nhạy cảm với môi

trường, chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường ô nhiễm, tác động, hạn chế đến

23

23

Page 24: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

khả năng phát triển. Ở Sip, sau 10 năm vùng thiên nhiên đẹp đẽ biến mất bởi

tiếng ồn ào, huyên náo của các sàn nhảy disco, khách sạn, nhà hàng... Trong

công viên quốc gia Ambosdi Kênia các chú báo Gêpa buộc phải thay đổi thời

gian săn mồi ban ngày để tránh các đoàn xe chở khách du lịch. Tại Luân Đôn,

hè đường được thiết kế xây dựng từ thế kỷ 13 hư hỏng nặng do khách tham

quan du lịch với 17 ngàn người/ngày dẫm lên.

II. KHÁI LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ.

1. Khái niệm và nội dung kinh doanh du lịch quốc tế.1.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch quốc tế:

Kinh doanh là quá trình tổ chức sản xuất lưu thông mua bán hàng hoá trên

thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội.

Kinh doanh du lịch cũng như mọi loại hình thức kinh doanh khác nghĩa là

gồm các bước tổ chức sản xuất hàng hoá du lịch ký kết các hợp đồng kinh tế

du lịch, tổ chức thực hiện hợp đồng. Thanh quyết toán hợp đồng.

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999:

"Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công

đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị

trường nhằm mục đích sinh lời"

Tuy du lịch đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng kinh doanh du lịch ra đời muôn

hơn nhiều, mốc đánh dấu là sự thành lập hãng lữ hành Thomas Cook vào giữa

thế kỷ XIX và kinh doanh du lịch trên thế giới chỉ thực sự phát triển mạnh vào

những năm 50 của thế kỷ XX sau khi kết thúc chiến tranh.

Ở Việt Nam sau khi xoá bỏ chế độ hành chính bao cấp, nền kinh tế

chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự hoạch toán kinh doanh

đầy đủ, rõ ràng và sự nghiệp đổi mới đất nước đã có sự khởi sắc (từ sau năm

1986) Từ đó đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực,

cũng từ đó mà mà hoạt động kinh doanh du lịch thực sự phát triển, từ sau năm

1990 năm du lịch Việt Nam. Hiện nay, nghành du lịch nước ta đã có một cơ sở

24

24

Page 25: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

vật chất gồm hàng nghìn khách sạn hàng trăm công ty du lịch, các dịch vụ du

lịch ngày càng phong phú và đa dạng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đủ để

đón và phục vụ hàng triệu khách du lịch quốc tế một năm.

1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế.Hoạt động kinh doanh du lịch rất đa dạng và phong phú với đối tượng

phục vụ là khách du lịch, do vậy hoạt động kinh doanh du lịch gồm: Kinh

doanh lữ hành, kinh doanh cơ sở nội trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch

và kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch.

Kinh doanh lữ hành: Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ giao dịch ký

kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong và ngoài nước để xây dựng và

thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

Kinh doanh lữ hành lại được phân chia thành: Kinh doanh lữ hành quốc tế

và kinh doanh lữ hành nội địa, tuỳ thuộc vào chức năng, nhiêm vụ của mỗi

công ty lữ hành.

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức xây dựng và thực hiện các

chương trình du lịch cho khách du lịch nước ngoài, Việt kiều vào Việt Nam và

khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức, xây dựng và thực hiện các

chương trình du lịch cho khách du lịch trong nước đi du lịch trong lãnh thổ

Việt Nam và những ngừi nước đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam

đi tham quan du lịch ở mọi miền của đất nước.

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ

tổ chức, đón tiếp, phục vụ nội trú, ăn uống, vui chơi giải trí và bán hàng cho

khách du lịch.

Đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú là công

đoạn phục vụ khách du lịch để họ hàon thành chương trình du lịch đã lựa chọn.

Các loại hình cơ sở lưu trú ở Việt Nam gồm:

+ Khách sạn

+ Biệt thự

25

25

Page 26: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

+ Làng du lịch

+ Lều, trại

Ngoài ra trong kinh doanh cơ sở lưu trú cần có kinh doanh các dịch vụ

như: Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống . . .

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Là một loại hình kinh doanh giúp

cho sự di chuyển của khách du lịch bằng các phương tiện như: Máy bay, ô tô,

tàu hoả, tàu biển, tàu thuỷ, cáp vận chuyển và các phương tiện khác như: Xe

ngựa, thuyền, xích lô...

- Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch.

Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch gồm nhiều dạng khác nhau: Dạng

đơn giản nhất là các du lịch môi giới tìm địa chỉ, thông tin về giá cả ... Dạng

cao hơn là các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực pháp lý, tổ chức luận chứng đầu

tư du lịch, thông tin nguồn khách, nhu cầu của khách. . . Tổ chức tuyên truyền,

quảng cáo hội chợ du lịch, xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho các hãng ký kết

các hợp đồng kinh tế du lịch, hoặc các dự án đầu tư du lịch.

2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ KINH DOANH.2.1. Khái niệm.

Hiệu quả theo quan điểm của lý thuyết hệ thống là một phạm trù phản

ánh yêu cầu các quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này hoạt động theo nhiều

phương thức sản xuất xã hội, vì vậy phạm trù này cũng tồn tại trong nhiều

phương thức sản xuất xã hội. Ở đâu và lúc nào, con người cũng muốn hoạt

động có hiệu quả nhất.

Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các

chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa

nguồn lực đầu ra và nguồn lực đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh

trình độ sử dụng các nguồn lực và tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục

tiêu kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là trình độ sử dụng các nguồn

lực sẵn có để đạt được kết qủa kinh doanh cao nhất các chi phí thấp nhất.

Khác với các ngành kinh tế quốc dân khác khi nói tới hiệu quả du lịch ta

phải xét trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội

thể hiện ý chí góp phần bảo vệ xã hội, tằng cường sức khoẻ cho người dân lao

26

26

Page 27: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

động từ đó tăng tuổi thọ và khả năng làm việc cho nhân dân. Hiệu quả xã hội

của du lịch còn thể hiện ở mức đóng góp của xã hội, khả năng làm việc của các

dân cư vùng du lịch, nâng cao hiểu biết về xã hội, mức độ bảo vệ tài nguyên

môi trường.

Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các

tài nguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ramột khối lượng

hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch

và chi phí ít nhất và nhằm bảo vệ môi trường.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, hiệu quả kinh tế biểu

hiện mối tương quan kết quả sản xuất và chi phí sản xuất. Còn đối với hoạt

động kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thực hiện qua

mục tiêu đảm bảo thu nhập (bằng cả ngoại tệ và bản tệ) cao nhất với chi phí

lao động sống và lao động vật hoá thấp nhất (Trong điều kiện kinh tế có lợi

nhuận cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân).

2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế.

Tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu khác nhau người ta

phân hiệu quả du lịch quốc tế thành các loại khác nhau.

* Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

* Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.

- Hiệu quả trước mắt: đánh giá hiệu quả phục vụ với một lượng khách

du lịch nhất định trong một thời gian nhất định (thường dưới 1 năm) và thu về

một số ngoại tệ (hay bản lề) lớn hơn chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này thường áp dùng

cho các nhà doanh nghiệp có khả năng phục vụ thấp, thu hồi vốn nhanh và

hoạt động không ổn định.

- Hiệu quả lâu dài: Cũng như hiệu quả trước mắt song dược xác định

trong thời gian dài hơn (thường trên 1 năm). Chỉ tiêu này áp dụng cho các

doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt dộng ổn định và có khả năng mở rộng thị

trường.

*Hiệu quả tổng thể và hiệu quả bộ phận.

- Hiệu quả bộ phận: là hiệu quả được xác định trên từng thị trường

khách mà công ty phục vụ trong tổng thể các thị trường.

27

27

Page 28: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

- Hiệu quả tổng thể: là tổng thể các hiệu quả bộ phận, là hiệu quả được

tính cho toàn hệ thống.

- Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này chúng ta chỉ quan tâm tới

các phân loại đầu tiên tức là hiệu quả được chia thành hiệu quả kinh tế và hiệu

quả xã hội. Tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia vào nền sản xuất xã hội là

phải quan tâm tới hai tiêu thức trên, tuỳ thuộc vào từng thành phần kinh tế mà

tỷ trọng hai tiêu thức này khác nhau. Với các doanh nghiệp tư nhân, các công

ty ttrách nhiệm hữu hạn, các công ty nước ngoài thì hiệu quả kinh tế được chú

trọng hơn hiệu quả xã hội còn đố với các doanh nghiệp nhà nước thì hiệu quả

xã hội được đề cao hơn.

Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu

kết quả kinh doanh (doanh thu) và chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

Có thể diễn đạt khái niệm hiệu quả kinh doanh như sau:

+ Về tương đối.

Hiệu quả kinh doanh: H= CF

DT

Trong đó :

H là hiệu quả kinh doanh.

DT là doanh thu của hoạt động kinh doanh (thường trong 1 năm).

CF chi phí cần thiết đê thực hiện hoạt động kinh doanh.

+ Về mặt tương đối.

H = DT - CF

Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói đến hiệu quả kinh doanh là phải

nói đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Dựa vào những mục tiêu và chiến

lược kinh doanh của nghành đó mặc dù có ít, không có hay thua thiệt về hiệu

quả kinh tế nhưng bù lại vẫn đạt hiệu quả xã hội thì vẫn cói là đạt hiệu quả

kinh doanh.

Như vậy là hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế nói tiêng hay hiệu quả

kinh doanh nói chung đều được xem xét trên bảng tổng thể hai mặt kinh tế và

xã hội vào được tính theo công thức.

Hq = Hkt + Hxh

Trong đó: Hq là hiệu quả hoạt động kinh doanh

28

28

Page 29: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Hkt là hiệu quả kinh tế

Hxh là hiệu quả xã hội.

2.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh không phải là mối quan tâm của mỗi cá

nhân, một doanh nghiệp hay một ngành kinh tế nào đó mà là mối quan tâm

của, toàn bộ các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đạt được hiệu quả

kinh doanh cũng đánh dấu một bước phát triển của nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, thực hiện quá trình công

nghiệp hoá- hiện đại hoá, tăng cường biệp pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

lại càng có ý nghĩa quan trọng. Sự phát triển chung của toàn bộ các nghành

kinh tế sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam gần hoà nhập với nền kinh tế

các nước trong khu vực và thế giới. Tất cả các công cuộc đổi mới thực sự có ý

nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đóa làm tăng

được hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh cũng thể hiện về mặt chất

lượng của toàn bộ công tác quản lý và đảm bảo tạo ra kết quả cao nhất của

hoạt động kinh doanh.

Với hoạt động du lịch quốc tế, hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ tổ

chức, quản lý, xây dựng các chiến lược phát triển của một quốc gia đối với

hoạt động du lịch cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du

lịch quốc tế.

Chúng tôi đã biết được vai trò của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế

quốc dân. Chính vì thế càng hiểu rõ mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh du lịch quốc tế. Du lịch phát triển sẽ kích thích các ngành kinh

tế khác phát triển như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, các

ngành dịch vụ bao gồm các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử bảo tồn được

các ngàng nghề truyền thống. Du lịch phát triển cũng góp phần cải thiện cán

cân thành toán quốc tế, tăng thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc làm cho

người lao động. Hiệu quả kinh doanh du lịch mang lại còn có vai trò quan

29

29

Page 30: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

trọng trong việc tái xây dựng nền kinh tế, cải thiện trang thiết bị máy móc ,

phương tiện kinh doanh.

Đạt được hiệu quả kinh doanh trong du lịch quốc tế cũng chính là tiết

kiệm các nguồn lực, nguồn nguyên liệu cho xã hội, là cơ sở để các doanh

nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng

uy tín và mở rộng các quan hệ quốc tế.

Đối với người lao dộng thì hiệu quả lao động (lương và phúc lợi xã hội)

là động cơ thúc đẩy kích thích người lao động làm cho người lao động hăng

hái yên tâm làm việc và ngày càng quan tâm đến hiệu quả ông việc, trách

nhiệm của mình tới công ty và có thể ngày càng đóng góp công sức của mình

cho sự nghiệp phát triển của công ty.

Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế có vai trò quan

trọng đối với doanh nghiệp du lịch và đất nước. Để đạt được hiệu quả cao công

ty phải hoàn thành các mục tiêu và phương hướng đề ra trong từng thời kỳ phù

hợp với công ty và phù hợp với bối cảnh đất nước.

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế .

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế được xây dựng

dựa trên các yếu tố sản xuất cơ bản và được thể hiện như sau:

- Các chỉ tiêu doanh lợi: thể hiện ở mức độ tận dụng chi phí (hoặc vốn)

trong quá trình phục vụ khách, hay nói cách khác doanh lợi là tỷ lệ phần trăm

giữa lợi nhuận và chi phí (hoặc vốn).

Doanh lợi được biểu diễn bằng công thức như sau:

d = 100xC

L d = 100x

V

L

Trong đó : d - doanh lợi (%) tính theo chi phí hoặc vốn

L - Lợi nhuận

C - Chi phí

V - Vốn

Chỉ tiêu này cho ta thấy doanh thu phụ thuộc vào 2 yếu tố :

30

30

Page 31: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Thu nhập ròng trên một đồng và chi phí (hoặc vốn).

Tăng 1% chi phí ( hoặc vốn) thì tạo ra được bao nhiêu % lợi nhuận.

Chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác nguồn gốc lợi nhuận của

doanh nghiệp trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa ra giải pháp điều chỉnh chi phí

(hay vốn) cho thích hợp.

- Hệ số sinh lợi doanh thu

H = D

L

Trong đó : L - Lợi nhuận

D - Doanh thu

Chỉ tiêu cho phép xác định doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi

nhuận trên 1 đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

E = C

D

Trong đó :

E - hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tính theo chi phí

D - doanh thu

C - Chi phí

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

xem mỗi đồng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiều đồng

doanh thu.

Nếu 0 < E < 1 doanh nghiệp đang lỗ vốn, doanh thu thu về không đảm

bảo chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp cần đánh giá lại các chi phí bỏ ra, có thể do

mua quá nhiều trang thiết bị, chi phí cho các chương trình du lịch tăng, giá cả

trên thị trường thế giới tăng vọt trong khi giá thành của Công ty không tăng...

doanh nghiệp cần điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.

Nếu E > 1 doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tiếp tục duy trì hoạt động như

thời gian trước đây, nếu có thể tăng cường mở rộng khả năng phục vụ khách

như mở thêm các dịch vụ bổ sung, đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ

du lịch.

Ngoài các chỉ tiêu trên, các doanh nghiệp còn sử dụng một số chỉ tiêu

khác.

31

31

Page 32: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

- Doanh thu bình quân 1 khách du lịch :

Dbq = n

D

ΣTrong đó : Dbq - Doanh thu bình quân 1 khách du lịch.

D - Doanh thu

∑n - tổng số khách du lịch

- Năng suất bình quân 1 lao động

K = m

D

Σhay K =

m

L

ΣTrong đó :

K - năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu

(hoặc lợi nhuận).

D - Doanh thu

∑m - Tổng số công nhân viên

- Để có thể đánh giá mối tương quan giữa chi phí quảng cáo với doanh

thu thu được trong việc xác định hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế, chúng ta

sử dụng hàm hồi quy tuyến tính sau :

y = a + bx (tính theo thời gian).

Theo phương trình này ta có :

x : chi phí quảng cáo.

y : hàm doanh thu

a : mức ảnh hưởng doanh thu do các yếu tố ngoài quảng cáo.

b : mức ảnh hưởng của chi phí quảng cáo tới doanh thu.

a, b được tính như sau :

b = 2

x

xyxy

δ−

2

xδ = x2 - x2

a = y - b .x

Ví dụ : Có một Công ty có bảng số liệu như sau :

Năm n - 1 n n + 1

Chi quảng cáo 10 20 24

Doanh thu 400 450 500

32

32

Page 33: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Ta có : x = 183

54 =

y = 4503

1350 =

2

xδ = x2 - x2 = 358,67 - 324 = 34,67

xy = 8333,33

Như vậy ta có b = 73,667,34

18x45033,8333 =−

a = 450 - 6,74 x 18 = 328,85

=> y = 328,85 + 6,73 x

Ta có thể nhận xét rằng nếu tăng 1 đồng chi phí cho quảng cáo thì doanh

nghiệp sẽ thu được 6,73 đồng doanh thu.

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh du lịch Quốc tế : Du lịch Quốc tế, xét trên phương diện nào đó giống như hoạt động xuất

nhập khẩu hàng hóa quốc tế. do đó du lịch Quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng của

nhiều nhân tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài, liên quan tới luật pháp của

nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau. Sau đây là một vài

nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh :

4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp :- Vốn kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rất cao, có khi để phục vụ

cho một mùa du lịch (thường từ 4 - 5 tháng) doanh nghiệp phải tập trung toàn

bộ vốn kinh doanh của mình để đưa vào hoạt động. Chính vì thế nếu doanh

nghiệp nào có vốn lớn, sẽ đáp ứng phục vụ cho nhiều khác hơn đủ để trang trải

các chi phí cần thiết và ngược lại.

- Nhân lực : Đối với tất cả các hoạt động kinh tế nào, con người đều có

vai trò quyết định. Vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi

về trình độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội... mà họ còn phải được sắp xếp tổ

chức công việc một cách hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc

chắn. Có như vậy họ mới đảm đương được công việc trong nền kinh tế hiện

đại. Hiệu quả kinh doanh chủ yếu xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, nếu

33

33

Page 34: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

người lãnh đạo giỏi thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao còn bằng không Công ty

khó lòng đạt được kết quả như mong muốn.

- Phương tiện, khoa học công nghệ, các thiết bị khoa học cũng đóng một

vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh. Trong thời đại

bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin sẽ đưa khách hàng tiếp cận một cách

nhanh nhất với Công ty, khách hàng có điều kiện tìm hiểu về Công ty, về thị

trường du lịch của Công ty cũng như các loại hình dịch vụ mà Công ty đang

phục vụ để từ đó có quyết định đi du lịch với Công ty... Về phần mình, Công

ty có thể nắm bắt hơn nữa thông tin về thị trường du lịch quốc tế, để từ đó có

những điều chỉnh phương hướng kinh doanh cho phù hợp.

- Một nhân tố bên trong cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh

doanh của Công ty đó là kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn

hàng, các nhà quản lý... Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của

Công ty, cơ hội cho sự cạnh tranh trên thương trường. Mức độ đem lại hiệu

quả kinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này, bởi lẽ du lịch

quốc tế liên quan tới người nước ngoài và vì thế nó chịu sự chi phối của nhiều

tổ chức quản lý cả trong nước và ngoài nước. Ví dụ như Tổng cục Hải Quan,

Bộ ngoại giao, Phòng quản lý xuất nhập cảnh...

Đối với các nhà quản lý Công ty có kinh nghiệm họ sẽ biết điều tiết các

mối quan hệ này, nắm bắy được các xu hướng, quy luật vận động của thị

trường du lịch để từ đó họ sẽ đưa Công ty đi những bước đi thích hợp trên con

đường phát triển.

4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp :

- Ảnh hưởng của môi trường luật pháp : Một quốc gia có hệ thống luật

pháp chưa hoàn chỉnh, luôn luôn thay đổi thì đối với bất cứ nhà kinh doanh

nào, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất là điều rất khó khăn. Đối với ngành

du lịch, luật về du lịch hay pháp lệnh về du lịch không có hay không hoàn

thiện sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch, gây xáo trộn thị trường du lịch. Các hãng sẽ tự do cạnh tranh về

giá cả, tự do khai thác nguồn tài nguyên du lịch sao cho đạt được mục tiêu của

34

34

Page 35: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

mình là thu lợi nhuận cao nhất mà quên đi trách nhiệm của mình trong bảo vệ

tài nguyên thiên nhiên.

Như đã trình bày, du lịch quốc tế bị chi phối bởi hệ thống luật pháp của

nước đi và đến của du khách. Nói một cách khái quát pháp luật sẽ quy định và

cho phép những lĩnh vực, những hình thức, những vùng mà doanh nghiệp được

phép hay không được phép khai thác.

Mỗi một quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động

du lịch quốc tế của mình như Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài, Luật

thuế... Giữa các nước thường ký kết các hiệp định hợp tác du lịch, hiệp định

hợp tác trao đổi khách du lịch... Ví dụ Hiệp định hợp tác du lịch được ký giữa

Việt Nam và Pháp, Việt Nam và Trung Quốc.. tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp thuận lợi hơn trong kinh doanh.

Vì vậy có thể khẳng định rằng chỉ khi doanh nghiệp có những hiểu biết

về hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước thì

doanh nghiệp mới có những quyết định đúng dắn khi lựa chọn thị trường, khu

vực kinh doanh... Ví dụ, một doanh nghiệp Việt Nam chọn thị trường Hoa Kỳ

làm nơi kinh doanh du lịch. Về mặt kinh doanh đây là một thị trường rất tiềm

năng : ngoài hơn 2 triệu Việt Kiều nơi đây còn tập trung một lượng khách du

lịch lớn và giầu có. Nếu xét mặt pháp luật thì thị trường này chưa phải là một

thị trường tốt. Việt Nam và Hoa Kỳ chưa ký kết bất kỳ một hiệp định nào về

du lịch, Hoa Kỳ không cấp visa du lịch nào cho du khách Việt Nam. Từ đó cho

thấy doanh nghiệp đã lựa chọn sai thị trường.

- Ảnh hưởng từ môi trường chính trị :

Môi trường chính trị ảnh hưởng tuy không lớn tới hoạt động du lịch

quốc tế như môi trường luật pháp song nó lại tác động trực tiếp tới cung cầu

trên thị trường du lịch, tới tổng lượng khách đi và đến của một quốc gia. Khách

du lịch quốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên nhiên của

nước du lịch, họ cùng cần được đảm bảo an toàn về tính mạng.

Sự ổn định về chính trị được thể hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính

trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, Đảng cầm quyền có đủ uy tín

lãnh đạo hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính không...

35

35

Page 36: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Trong điều kiện đó, cả du khách lẫn doanh nghiệp phải căn cứ từng điều

kiện cụ thể mà có sự lựa chọn kinh doanh hay không kinh doanh tại thị trường

đó, quốc gia đó. Khi đó cung cầu tại thị trường này phụ thuộc rất lớn vào sở

thích của khách du lịch.

- Ảnh hưởng của môi trường văn hóa - xã hội :

Văn hóa là những giá trị tinh thần của mỗi một dân tộc. Văn hóa xã hội

ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng của

mỗi dân tộc. Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du

lịch - đây cũng chính là nhân tố tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp khi lựa chọn thị trường du lịch.

Đặc trưng của văn hóa du lịch là phong cách kiến trúc, tập quán, lối

sống tôn giáo và ngôn ngữ. Khách du lịch văn hóa nhằm mở rộng kiến thức,

học hỏi các nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó. Nếu một quốc gia có nền

văn hóa độc đáo, có bản sắc riêng thêm vào đó là môi trường tự nhiên phong

phú và đa dạng sẽ thu hút rất lớn du khách.

Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mực

nhất định sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết

kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả

kinh doanh.

- Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế : Tập trung chủ yếu vào khả năng tài

chính, thu nhập của khách du lịch, tác động tới chỉ tiêu cho các hàng hóa và

dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đưa ra hàng hóa và dịch vụ có

chất lượng cao (do đó giá cả cũng sẽ không thấp) sẽ đòi hỏi khách hàng phải

có khả năng thanh toán mới có thể tiêu dùng được. Nếu như du khách không

đảm bảo khả năng tài chính thì khách sẽ không đi du lịch nữa và hiệu quả kinh

doanh của Công ty lại trở thành vấn đề đáng quan tâm. Năm 1998 đánh dấu

một sự kiện trong du lịch bằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, khách du

lịch Châu á đi du lịch giảm hẳn và làm cho lượng khách tới các nước Đông

Nam Á cũng giảm. Chỉ riêng Việt Nam khách quốc tế giảm 100.000 người so

với 1,7 triệu khách năm 1997.

- Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của Công ty

36

36

Page 37: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh du lịch nội địa và kinh doanh du

lịch quốc tế là ở chỗ du lịch quốc tế thường có khoảng cách địa lý xa hơn, phục

vụ một lượng khách đa dạng hơn, mang nhiều quốc tịch hơn. Điều đó làm cho

các Công ty du lịch quốc tế luôn phải gặp khó khăn hơn do chi phí nhiều hơn

cho hoạt động, do phải cạnh tranh với nhiều hãng du lịch lớn. Du lịch vốn là

ngành thu lợi nhuận cao, khả năng quay vòng vốn lớn nên cũng có rất nhiều

nhà cạnh tranh, vì vậy thị trường của doanh nghiệp cũng giảm đi ảnh hưởng tới

kết quả kinh doanh của Công ty. Như vậy ta thấy rằng để đánh giá được khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm

bắt được khả năng nội tại của Công ty, những mối đe dọa, những thách thức để

Công ty có thể tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ, tạo cơ

hội để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (TIC).

I.VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TIC.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TIC .Công ty du lịch công đoàn Việt Nam là một đơn vị mới, chính thức

được thành lập vào năm 1989 với mục đích tham gia hoạt động kinh doanh du

lịch

Trụ sở cũ của công ty đặt tại tầng 2, 65 phố Quán Sứ, Hà nội nay là

công ty đã chuyển trụ sở của mình về 1B phố Yết Kiêu. Tại đây công ty có

điều kiện thuận lợi hơn trong công tác giao dịch, tiếp thị cũng như quản lý

Tiền thân của công ty là phòng du lịch của Ban bảo hiểm xã hội thuộc

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (được thành lập từ năm 1962) với các chức

năng chủ yếu : phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi, tham quan theo chế độ của nhà

nước đối với công nhân viên chức nói riêng và người lao động nói chung đặc

37

37

Page 38: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

biệt là những người có thành tích được công đoàn các nhà máy, xí nghiệp

tuyên dương, khen thưởng.

Cho đến những năm 1987-1988 theo xu hướng của phong trào công

đoàn quốc tế về du lịch, nghỉ ngơi cho những người lao động, công ty du lịch

công đoàn đã tham gia Hiệp hội du lịch các nước xã hội chủ nghĩa mà phần

đông là các nước Đông Âu trước đây.

Ngày 7/11/1988 theo Quyết định 2830/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng

(nay là Thủ Tướng Chính phủ), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được phép

thành lập công ty kinh doanh du lịch theo phương thức tự hạch toán kinh tế,

kinh doanh có lãi, được mở tài khoản riêng tại ngân hàng được phép gia nhập

các tổ chức, hiệp hổi du lịch trong và ngoài nước. Quyết định này được đưa ra

theo đề án và thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy để thành lập Công ty du lịch

công đoàn

Một năm sau đó, ngày 7/11/1989 sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ

hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhận được Quyết định 508/QĐ-TLĐ, Công ty du

lịch công đoàn Việt Nam chính thức được thành lập, trực thuộc Ban thư ký

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Công ty có các nhiệm vụ và chức năng chủ yếu sau:

- Tổ chức hoạt động quản lý, chỉ đạo thực hiện và hướng dẫn nghiệp

vụ kinh doanh du lịch, các dịch vụ du lịch của công đoàn trong

phạm vi cả nước, nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đoàn

viên công đoàn, công nhân, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân lao

động trong cả nước, kiều bào và khách du lịch nước ngoài.

- Hợp tác trao đổi khách du lịch, liên đoàn, liên kết trong việc phát

triển du lịch với các tổ chức công đoàn trên thế giới.

- Thống nhất quản lý hệ thống các cơ sở du lịch trực tiếp thuộc Tổng

liên đoàn lao động Việt Nam, thực hiện quản lý nhà nước đối với

các cơ sở du lịch thuộc Liên đoàn lao động địa phương và các ngành

38

38

Page 39: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

- Lập dự án đầu tư các cơ sở du lịch của công đoàn, tổ chức thực hiện

các dự án đầu tư được phê chuẩn, quản lý sử dụng khi các cơ sở du

lịch được phê chuẩn, quản lý sử dụng khi các cơ sở du lịch được

hoàn thành và bàn giao đưa và khai thác.

- Trong hoàn cảnh nhà nước xoá bỏ bao cấp với chức năng và nhiệm

vụ trên công ty đã phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của nền

kinh tế thị trường. Tuy nhiên, là đơn vị đầu tiên hoạt động kinh

doanh của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Công ty đã tranh thủ

được sự quan tâm to lớn của Ban thư ký Tổng liên đoàn. Cụ thể là:

- Tạo cơ sở ban đầu để Công ty nhanh chóng ổn định, bước vào kinh

doanh, giúp Công ty nhanh chóng hoà nhập với doanh nghiệp du

lịch trong cả nước

- Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Minh Hoà (lúc đó đang là quyền Viện

trưởng Bộ xây dựng) là giám đốc công ty. Nhờ có sự lãnh đạo sáng

suất của Ban giám đốc, Công ty đã ổn định kinh doanh và phát triển,

từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị

trường kinh doanh du lịch

- Sau 8 năm hoạt động, tháng 9/1997, theo Quyết định 3845 QĐUB

tên gọi của Công ty đã được đổi thành Công ty du lịch và tư vấn đầu

tư quốc tế (International Tourism and Investment Consultancy

Company-gọi tắt là TIC) với mục đích mở rộng hoạt động kinh

doanh sang lĩnh vực khác như thương mại, bất động sản, quảng cáo,

kiều hối, vận chuyển, tư vấn đầu tư...

Vị trí của công ty trong bộ máy tổ chức của Tổng liên đoàn lao động

Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Mối liên hệ của Công ty với Tổng liên đoàn lao động

39

39

Tổng li n ê đo n lao àđộng Việt Nam

Ban bảo hiểm x hã ội

Tổng li n ê đo nà

Li n ê đo n lao à động c c áđịa phương

C ng ty du lô ịch c ng ôđo n (TIC)à

Hệ thống nh nghà ỉ trung t m â điều dưỡng

Page 40: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Nhận xét:

Ta nhận thấy rằng Công ty TIC có mối liên hệ mật thiết (theo chiều

ngang) với một hệ thống các liên đoàn lao động tỉnh và địa phương khác cũng

như hệ thống nhà nghỉ và trung tâm điều dưỡng tại các tỉnh đó. Đồng thời công

ty chịu sự chỉ đạo sát sao từ phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Điều này

sẽ giúp công ty định hướng được hoạt động kinh doanh của mình cũng như

tiếp nhận đưa đón khách du lịch, phục vụ khách thông qua hệ thống nhà nghỉ

của mình.

Hệ thống các chi nhánh của công ty trong cả nước

Nhận thức được lợi thế là đơn vị kinh doanh du lịch đầu tiên thuộc

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Điều này sẽ giúp công ty định hướng được

hoạt động kinh doanh của mình cũng như tiếp nhận đưa đón khách du lịch,

phục vụ khách thông qua hệ thống nhà nghỉ của mình.

Hệ thống các chi nhánh của công ty trong cả nước.

Nhận thức được lợi thế là đơn vị kinh doanh du lịch đầu tiên thuộc tổng

liên đoàn lao động Việt Nam, Công ty có điều kiện khai thác nguồn khách

tương đối ổn định là đoàn viên, người lao động do hệ thống liên đoàn lao động

rộng khắp trong cả nước cung cấp.

40

40

Page 41: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty gặp phải sự

cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch. Tính đến 5/1998 trong cả nước đã có

tới 86 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (trong đó riêng ở Hà nội là

28).

Trước tình hình đó, công ty đã mở thêm các chi nhánh tạiThành phố

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc. Các chi nhánh này

đều chịu sự quản lý du lịch của Công ty về mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát

triển. Tuy nhiên, các chi nhánh này cũng được phép hoạt động tương đối độc

lập, có thể chủ động mở rộng ra các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực

hoạt động du lịch khác tuỳ theo tình hình, đặc điểm, môi trường ở từng vùng.

Về mặt tài chính, quan hệ giữa chi nhánh với Công ty được thực hiện theo hình

thức khoán

Ngoài trụ sở chính ở số 1B yếu Kiêu Hà nội, Công ty còn có các chi

nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh-số 167 Trần Quốc Toản, Quận 3

Thành phố

Trụ sở chính:

Hà nội

1B Yết Kiêu - Hoàn

Kiếm - Hà Nội

8240073-8259508

FAX:8240073-259508Thành phố Đà Nẵng 132 Triệu Nữ Vương 051897977

FAX: 051897735Tỉnh Nam Định 119 Minh Khai 030.849108Tỉnh Vĩnh Phúc Thị xã Xuân Hoà-Mê

Linh-Vĩnh Phúc

021065215

Các chi nhánh của Công ty có các chức năng phối hợp với nhau khi khai thác

khách và gửi khách cho nhau, thực hiện các chương trình dịch vụ đã ký kết với du

khách, xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch (các chương trình du lịch cho Công

ty. Ngoài ra họ còn có thể tự liên kết các sản phẩm của các nhà cung ứng ở địa

phương để hoàn thiện chương trình du lịch của mình, làm các dịch vụ khác (đặt vé

máy bay, phương tiện, đặt phòng khách sạn...) hưởng hoa hồng.

Nhìn chung các chi nhánh đều có cơ cấu tổ chức tương đối giống nhau và

giống trụ sở Công ty ở Hà nội, giám đốc chi nhánh thường là người của các tỉnh,

thành phố có chi nhánh đặt địa điểm, có quyền quyết định các hoạt động kinh

doanh tại chi nhánh, đồng thời hàng quý hàn năm có kế hoạch báo cáo với giám

đốc Công ty về tình hình hoạt động của chi nhánh do mình phụ trách. Các giám

41

41

Page 42: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

đốc chi nhánh đều là những người có năng lực, trình độ quản lý và kinh nghiệm

trong kinh doanh.

2. Cơ cấu tổ chức của trụ sở công ty tại Hà nội Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức của công ty tại Hà nội

Hiện nay Công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế (TIC) bao gồm 7 phòng

nghiệp vụ khác nhau đối với tổng số nhân viên là 32 người (trong đó biên chế

chính thức 22 người, hợp đồng có thời hạn 10 người).

Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng.

Đây là kiểu cơ cấu có nhiều ưu điểm nhất hiện nay, vừa kết hợp với những ưu

điểm, khắc phục nhược điểm của cả hai loại cơ cấu chỉ trực tuyến hay chỉ chức

năng. Cơ cấu tổ chức này được thể hiện qua sơ đồ 2.

Kiểu bố trí cơ cấu tổ chức này cho ta thấy một số đặc điểm sau:

Các phòng nghiệp vụ tự hạch toán kinh doanh độc lập nhưng thống nhất theo

đường lối, chủ trương mà Ban giám đốc Công ty đề ra, cụ thể là thực hiện các kế

hoạch và nhiệm vụ Tổng liên đoàn và Ban giám đốc giao cho.

42

42

Phòng hành chính kế t oán

Phòng du l ịch quốc tế

Phòng du l ịch nội địa và vận chuuyển du khách

Phòng thương mại dịch vụ

Phòng tư vấn đầu tư và kinh doanh bất động sản

Phòng quảng cáo

Ban quản l ý dự án xây dựng KS 14B Trần Bình Trọng

Phó giám đốc Giám đốc

Page 43: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Kiểu bố trí cơ cấu tổ chức này cho ta thấy một số đặc điểm sau:

Các phòng nghiệp vụ tự hạch toán kinh doanh độc lập nhưng thống nhất theo

đường lối, chủ trương mà Ban giám đốc Công ty đề ra, cụ thể là thực hiện các kế

hoạch và nhiệm vụ Tổng liên đoàn và Ban giám đốc giao cho. Ban giám đốc (bao

gồm Giám đốc và Phó giám đốc) có thể trực tiếp chỉ đạo các phòng ban hoạt động

kinh doanh với một cái nhìn tổng quát nhất thông qua kế hoạch, chương trình hoạt

động mà các phòng ban tự đề ra.

Để hiểu rõ hơn về tổ chức cơ cấu của Công ty chúng ta cso thể xem xét từng

thành phần cụ thể như sau:

Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, có vai trò chính trong Ban lãnh đạo và

chịu trách nhiệm chung toàn Công ty. Giám đốc có quyền: ra các quyết định, đề ra

phương hướng, chiến lược kinh doanh của Công ty sau khi đã được Tổng liên đoàn

lao động Việt Nam thông qua: căn cứ vào các báo cáo kết quả hoạt động của các

phòng ban và kiến nghị của cán bộ cấp dưới để đề ra mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ

cho các phòng nghiệp vụ trong thời gian tiếp theo.

Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động kinh

doanh của Công ty trước giám đốc. Phó giám đốc có quyền: thay mặt giám đốc

điều hành hoạt động của Công ty khi giám đốc đi vắng; tổng hợp các báo cáo từ

phòng nghiệp vụ để thành lập báo cáo tổng hợp toàn Công ty trình lên Giám đốc

theo quý, năm.

Phòng kế toán – hành chính có các chức năng kế toán (tham mưu và giúp

giám đốc trong việc quản lý kinh doanh và nghiệp vụ tài chính – kế toán của Công

ty ) và chức năng hành chính (tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị Công

ty ).

Phòng du lịch nội địa và vận chuyển khách du lịch: có các chức năng du lịch

nội địa, trực tiếp kinh doanh, khai thác mảng du lịch nội địa và chức năng vận

chuyển (thông qua đội xe của Công ty ). Trước kia, đây là một bộ phận kinh doanh

độc lập với đội xe hùng hậu, song gần đây do một số nguyên nhân bộ phận nay

được ghép vào phòng du lịch nội địa kể từ năm 1997.

43

43

Page 44: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Phòng thương mại và dịch vụ: có chức năng kinh doanh tất cả các mặt hàng

mà thị trường có nhu cầu, đồng thời phòng cũng có chức năng xuất nhập khẩu hàng

hoá, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hưởng hoa hồng.

Phòng tư vấn đầu tư và kinh doanh bất động sản: có chức năng thực hiện dịch

vụ quảng cáo cho khách hàng (nếu có nhu cầu) cả trong và ngoài nước. Phòng này

mới được thành lập và đưa vào hoạt động nên kết quả chưa có gì đáng kể. Tuy

nhiên, đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều triển vọng đang được Công ty duy trì

giúp đỡ về vốn và kỹ thuật.

Phòng du lịch quốc tế: có chức năng thực hiện các hoạt động về du lịch như

cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đưa khách quốc tế vào Việt Nam và người

Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, phòng du lịch quốc tế còn có thể

tham gia thực hiện các cuộc hội thảo, hội nghị và các dịch vụ về du lịch (làm visa,

đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn...) hưởng hoa hồng.

Ban quản lý khách sạn 14B Trần Bình Trọng có chức năng giám sát hoạt

động của khách sạn 4 sao 105 phòng này cho phù hợp với hoạt động của Công ty.

Căn cứ vào các quy định của nhà nước và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

về công tác quản lý tài chính, phạm vi và chế độ chi tiêu nội bộ do giám đốc Công

ty phê duyệt, các bộ phận phòng ban đều có nhiệm vụ chung là:

+ áp dụng chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, thủ trưởng các đơn vị phải

chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty.

+ Đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, các quy định về hoạt động quản lý tài

chính, tài sản.

+ Có kế hoạch và báo cáo quyết toán hằng năm do giám đốc phê duyệt.

+ Nộp thuế của nhà nước đầy đủ và đúng thời gian quy định.

+ Nộp nghĩa vụ cho Công ty bằng 30% lợi nhuận còn lại hằng năm sai khi đã

trừ các khoản chi phí và thuế hoặc có thể theo hình thức nộp khoán mà Công ty

duyệt cụ thể cho từng đơn vị.

44

44

Page 45: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

3. Vị trí và vai trò của phòng du lịch quốc tế trong Công ty TIC-Hà nội.Cũng giống như các phòng ban khác trong Công ty, phòng du lịch quốc tế là

một phòng chức năng được chính thức công nhận có tư cách pháp nhân với đầy đủ

các thủ tục pháp lý theo giấy phép thành lập số 1463/ QĐUB do Uỷ ban nhân dân

thành phố Hà nội cấp, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số 44/GPDL do Tổng

cục du lịch Việt Nam cấp, giấy phép kinh doanh số 200473 do trọng tài kinh tế

Thành phố Hà nội cấp.

Đây là một bộ phận có các hoạt động đặc trưng nhất, đem lại nguồn thu chủ

yếu cho Công ty. Bộ phận này có chức năng trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực

khai thác trao đổi khách du lịch quốc tế với các hãng và các tổ chức du lịch quốc tế

như PATA, IAST... các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

+ Nghiên cứu thị trường du khách quốc tế, từ đó xây dựng các chương trình

phù hợp, quảng bá và tổ chức thực hiện các chương trình đã lập và bán.

+ Xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn với

mục đích duy trì các thị trường khách hiện tại, mở rộng các thị trường tiềm năng.

+ Tham gia các hội chợ, hội nghị, triển lãm quốc tế về du lịch nhân cơ hội đó

quảng cáo về Công ty và các sản phẩm du lịch của Công ty.

+ Thực hiện giao dịch, ký kết các hợp đồng với các hãng du lịch nước ngoài

trong lĩnh vực trao đổi khách với các nhà cung cấp dịch vụ sản phẩm du lịch

(khách sạn, nhà hàng, hãng vận chuyển...)

+ Nhận làm dịch vụ VISA xuất nhập cảnh cho người Việt Nam và người

nước ngoài.

+ Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã được ký kết với các đối tác để đảm

bảo chất lượng chương trình thực hiện.

+ Có thể uỷ táhc cho phòng du lịch nội địa thực hiện dịch vụ trong chương

trình phục vụ khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.

Phòng du lịch quốc tế là một bộ phận quan trọng của Công ty TIC, nó có vai

trò dẫn dắt các bộ phận khác cùng hoạt động. Khi hoạt động kinh doanh du lịch

quốc tế ổn định và phát triển thì bộ phận du lịch nội địa, vận chuyển hành khách,

45

45

Page 46: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

quảng cáo có điều kiện mở rộng hoạt động. Ngoài ra, sự phát triển của lữ hành

quốc tế còn góp phần đem lại nguồn thu nhập lớn cho Công ty, tạo điều kiện cho

Công ty thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, củng cố niềm tin, nâng cao thu

nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

4. Điều kiện kinh doanh của phòng Du lịch quốc tế.Đây là tất cả những yếu tố về cơ sở vật chất, công nhân mà bộ phận du lịch

quốc tế có thể sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

* Điều kiện về cơ sở vật chất:

Tiền thân của bộ phận này là phòng du lịch thuộc Bna Bảo hiểm xã hội của

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Trước đây, phòng hoạt động tại trụ sở số 65

phố Quán Sứ nhưng hiện nay đã chuyển đến 1B Yết Kiêu. Mặc dù so với cơ sở

trước đây, cơ sở mới có điều kiện thuận lợi hơn song hoạt động của phòng vẫn gặp

không ít những khó khăn.

Ban đầu khi thành lập, phòng được Tổng Liên đoàn được Việt Nam cấp vốn

tổng công 132,3 triệu đồng (trong đó bằng hiện vật 47 triệu bằng tiền mặt 50 triệu).

Tổng cộng cả nguồn được cấp và cho vay, vốn kinh doanh của bộ phận du lịch

quốc tế là 229,3 triệu đồng.

Như vậy xét về điều kiện cơ sở vật chất, so với các đơn vị kinh doanh du lịch

quốc tế khác bộ phận du lịch quốc tế gặp phải khá nhiều khó khăn nhất là trong

điều kiện kinh doanh mới, mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt.

Tuy nhiên, với nỗ lực của cả tập thể cán bộ lãnh đạo và đã đạt được một số

kết quả nhất định trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

tốt hơn trong công việc kinh doanh cụ thể là:

Chỉ sau 3 năm (từ 1989 – 1992) bộ phận du lịch quốc tế đã trong bị được một

đội xe 4 chiếc của Nhật (gồm 1 xe 52 chỗ, 2 xe 12 chỗ, 1 xe 4 chỗ) để chuyển sang

phục vụ nhu cầu của khách du lịch nội địa, với chức năng kinh doanh chủ yếu là

vận chuyển.

46

46

Page 47: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Về cơ bản, đến nay đã giải phóng xong khu đất ở 1B Yết Kiêu, thực hiệ đền

bù thoả đáng cho một số hộ dân, xây dựng mới một dãy nhà 1 tầng để tiếp khách

và làm việc.

Công ty đang tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng một khách sạn 4 sao bằng vốn

tự có và vốn vay Ngân hàng, dự kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm 1999. Đây là

điều kiện để phòng du lịch quốc tế sẽ không chỉ kinh doanh lữ hành mà còn mở

rộng sang hoạt động lưu trú, đáp ứng nhu cầu nội bộ của Công ty cũng như khách

du lịch có yêu cầu.

Đó là những điều kiện có cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn Công ty TIC mà bộ

phận du lịch quốc tế được thừa hưởng. Ngoài ra bên cạnh sự hỗ trợ của Công ty, bộ

phận lữ hành quốc tế cũng tự trang bị các phương tiện dụng cụ cần thiết để phục vụ

nhu cầu kinh doanh và công việc, dù còn hạn chế. Các thiết bị này nhìn chung

đúng quy cách, tiêu chuẩn và khá hiện đại (máy tính, máy Fax, điện thoại di

động...) không chỉ sử dụng cho văn phòng của bộ phận mà cho cả các nhân viên

góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.

Điều kiện về nhân lực:

Văn phòng của bộ phận du lịch quốc tế khá nhỏ (diện tích khoảng 30m2) do

đó chưa có điều kiện để mở rộng đội ngũ nhân sự. Hiện nay, bộ phận du lịch quốc

tế trong công ty gồm 6 người (trong đó có 4 người biên chế chính thức và 2 người

hợp đồng) bao gồm trưởng Phòng, phó phòng, 2 chuyên viên du lịch và 2 hướng

dẫn viên du lịch. Họ đều có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn tốt, có kinh nghiệm

trong quản lý, được đào tạo từ các trường đại học trong và ngoài nước.

Với những điều kiện như vậy, bộ phận Du lịch quốc tế Công ty chưa thể tự

hình thành, phân chia thành các tiểu ban độc lập như bộ phận Marketing, hướng

dẫn, điều hành... để có thể chuyên môn hoá hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh

doanh, hiện nay tất cả các hoạt động của bộ phận Du lịch quốc tế đều được tập

trung và trách nhiệm của mỗi người là khá nặng nề. Tuy nhiên, họ đều là những

người có trình độ và năng lực chuyên môn khá tốt, có thể thay thế và làm hộ nhau

mộ số công việc trong trường hợp thiếu người (nghỉ công tác...) , vì thế cho đến

47

47

Page 48: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

nay bộ phận du lịch quốc tế vẫn duy trì hoạt động một cách khá hiệu quả, kiểm soát

được các hướng dẫn viên trong quá trình đi dẫn khách, đảm bảo chất lượng các sản

phẩm của nhà cung cấp hoặc các Công ty gửi khách.. .Tuy nhiên muốn phát triển,

phòng Du lịch quốc tế cần phải điều chỉnh lại nhân sự sao cho phù hợp với hoạt

động của mình.

Điều kiện về nguồn khách (người mua).

Một đơn vị kinh doanh Du lịch, muốn tồn tại và phát triển thì phải có các du

khách chính là những quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp du lịch, là sự quan tâm chính của các doanh nghiệp này.

Khi nghiên cứu về nguồn khách các doanh nghiệp này thường sử dụng nhiều

tiêu thức khác nhau đề phân tích, phân loại. Việc phân loại này được tiến hành dựa

trên các đặc điểm về vị trí địa lý, dân tộc, phong tục tập quán,. khả năng thanh toán,

phúc lợi xã hội ...Nhờ đó các doanh nghiệp xây dựng được chính sách về giá cả

(giá phân biệt, giúa chọn gói, giá ưu đãi...) chính sách sản phẩm (giới thiệu sản

phẩm mới, dịch vụ, chương trình...) phù hợp với nhu cầu của khách, chính sách

phân phối (đưa sản phẩm tới khách du lịch một cách có hiệu quả nhất) hay chiến

dịch quảng cáo (giúp khách hàng hiểu rõ hơn về Công ty và các sản phẩm của

Công ty). Từ đó doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng thu hút và khai thác

nguồn khách một cách tốt nhất.

Từ đầu những năm 1990, Tồng cục Du lịch Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp

định hợp tác song phương với các Chính phủ về số lượng, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện các hợp đồng trao đổi khách, không chỉ

trong phạm vi hai quốc gia mà khuyến khích mở rộng phạm vi du lịch (kéo dài các

Tour theo tuyến xuyên quốc gia, xuyên khu vực...)

Cùng với điều này, các chính sách và cơ chế mới cũng đã và đang tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế, trong đó có cả

Công ty TIC. Không những thế nó còn mang lợi ích to lớn cho các quốc gia trong

việc trao đổi thông tin, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, tạo ra nguồn thu ngoại tệ từ

việc xuất khẩu hàng hoá vô hình.

48

48

Page 49: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều hạn chế, chúng ta cần

xác định Việt Nam chủ yếu là thị trường nhận khách. Vì vậy, hoạt động kinh doanh

của Công ty TIC cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Những năm gần đây, do yếu tố chính trị thuận lợi nên Công ty có quan hệ khá

tốt với một số hãng du lịch lớn thuộc các nước xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là các

nước Đông Âu). Nguồn khách khi đó chủ yếu là từ Công Đoàn các nước này gửi

sang, thành phần chủ yếu là người lao động sang nghỉ ngơi, tham quan, tìm hiểu về

Việt Nam kết hợp với nghiên cứu, nghiên cứu, hợp tác trao đổi khoa học, kỹ thuật,

văn hoá, kinh tế... Các nước gửi khách chủ yếu là Liên Xô (cũ), Cộng hoà dân chủ

Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, và một số nước khác như Lào, Campuchia...

Về phía Việt Nam , công ty cũng đã tổ chức đưa du khách Việt Nam đi du

lịch các nước bạn trên cơ sở hợp tác, hữu nghị. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế Việt

Nam còn nhiều khó khăn thu nhập người dân còn thấp nên số lượng khách đi du

lịch nước ngoài còn hạn chế.

Hiện nay, theo xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế du lịch, Công ty đã

tham gia vào một tổ chức du lịch như hiệp hội quốc tế về du lịch xã hội (IAST),

Hiệp hội du lịch Châu á Thái Bình Dương (PATA). Qua các hiệp hội này Công ty

có điều kiện khai thác và phát triển nguồn khách từ các nước thành viên thông qua

các Công ty du lịch của nước đó.

49

49

Page 50: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Bảng 1: Danh sách các hãng du lịch đã ký hợp đồng trao đổi khách với

Công ty TIC.

T

T

T

Tên nước Các hãng du lịch ký hợp đồng với Công ty TIC

1 CH Ucraina

Belarutxia

LB Nga

CH Sec

Ba Lan

ITalia

Bỉ

U.K

Trung Quốc

Hồng Kông

Hàn Quốc

Thái Lan

Singapore

Malaysia

Lào

Campuchia

Nhật Bản

Pháp

Công ty cổ phần du lịch và tham quan Ucraina

Công ty du lịch Belarutxia

Công ty du lịch cổ phần CCTE – INTUR

Pragorient tuor and Trading Praha Skitur

Association Forsocial Tourism Trarel egency

Centour

Biuro useng turyctyczny CH enp

Elti Rom

RUgantino viaggi

Worldover

Progresive tuor

Tổng Công ty Thương mại Tân Kiều

Impro luc &b Universal Travel Service

MK Ways, asian Festiral and Sight seeing

Corp – Ltd

Chan brothets sime travel PTE. Ltd

API tour (Borneo)

Dok Champa

Công ty du lịch Phnompênh

Asian Women Workes Centrer

AUEVNguồn Công ty TIC

50

50

Page 51: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Nguồn khách du lịch Công ty gửi đi nước ngoài chủ yếu do liên đoàn lao

động các tỉnh Thành phố trong cả nước gửi đến. Số khách này chủ yếu đến với

công ty với mục đích đi tham quan,học tập, nghiên cứu.

Ngoài ra, Công ty còn nhận và gửi một số khách riêng lẻ. Họ thường là các cá

nhân đi do giới thiệu có mối quan hệ quen biết, có tín nhiệm với Công ty.

Điều kiện về quan hệ với các nhà cung ứng du lịch.

Các nhà cung ứng sản phẩm du lịch (gọi tắt là các nhà cung ứng) bao gồm tất

cả các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ du lịch.

Các Công ty có mối quan hệ hợp tác lao kinh doanh chặt chẽ lâu dài với các nhà

cung ứng dười nhiều hình thức khác nhau và trở thành một mắt xích quan trọng

trong các kênh phân phối sản phẩm du lịch.

Với hoạt động đặc trưng là lữ hành, Công ty TIC có nhiều mối quan hệ lâu

dài với nhà cung ứng, trong đó chủ yếu là các khách sạn và các hãng hàng không

quốc gia. Các nhà cung ứng lớn mà Công ty có quan hệ lâu dài là các khách sạn

Hoà Bình (27 Lý Thường Kiệt) Kim Anh ( 132 Tôn Đức Thắng, Hà nội ), Hữu

Nghị (560 Điện Biên Phủ, Hải Phòng) Thu Bồn (10, Nguyễn Huệ, Quy Nhơn),

Đồng Khánh (2 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Hồ Chí Minh).. và các hãng hàng

không Việt Nam Airlines, Pacific Airlines,. Công ty bay dịch vụ miền Bắc. Trong

mối quan hệ với các nhà cung ứng Công ty chủ yếu tham gia với vai trò trung gian

hưởng hoa hồng của họ theo phần trăm phía bán hai bên thời vụ, có thể thay đổi

trong một khoảng nhất định. Ví dụ hoa hồng đặt chỗ khách sạn thường từ 5 – 15 %

giá bán trong khi hoa hồng đặt vé máy bay quốc tế từ 5 – 10 % giá bán... trong một

số trường hợp nhất định, mức hoa hồng khuyến khích có thể là các dịch vụ miễn

phí của nhà cung ứng.

Trước đây khi còn thời kỳ bao cấp, Công ty TIC đã có một hệ thống các nhà

nghỉ tại nhiều tỉnh, Thành phố trong cả nước để đáp ứng nhu cầu lưu trú của các

đối tượng lao động được thực hiện theo chế độ nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây các nhà nghỉ này xuống cấp khá nhiều, không còn đáp ứng

được các đỏi hỏi của du khách mới và thực tế cho thấy cần phải được quan tâm chú

51

51

Page 52: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

ý hơn nữa, nâng cấp và trang bị lại để có thể tăng cường chất lượng phục vụ du

khách không chỉ trong nước mà cả khách nghiên quốc tế

Nhìn chung các nhà cung ứng có quan hệ với Công ty (chủ yếu là các khách

sạn) đều có quy mô vừa và nhỏ. Các khách sạn này đa phần là khách sạn 3 sao, nó

phù hợp với điều kiện khách hàng hiện nay với khả năng thanh toán còn hạn chế và

yêu cầu chất lượng không quá cao. Bên cạnh đó Công ty DEAWOO. Sofitel Hà

nội, Horizon...nhằm phục vụ một số khách giàu có. Điều đó chứng tỏ mặc dù phạm

vi hoạt động không rộng lớn nhưng Công ty vẫn có uy tín nhất định do có nguồn

khách tương đối ổn định.

Trong thời gian gần đây Công ty bay dịch vụ miền Bắc đã đến mời một số

thành viên của Công ty trong bộ phận lữ hành quốc tế tham gia các chuyến đi

tham quan vịnh Hạ Long bằng máy bay trực thăng. Đó là một phương thức quảng

cáo, chào hàng để có thể liên kết với Công ty, phục vụ nhu cầu của du khách sau

này.

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới kinh tế tại Việt Nam, cùng với sự đi lên

của nền kinh tế là cả một quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ ngày

càng đóng một vai trò quan trọng trong GDP. Thực tế đã cho thấy rằng du lịch đã

trở thành một ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tổng thể ngành

dịch vụ không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Lấy đơn cử như Thái

lan, chính nhờ có du lịch (với Amazing ThaiLand) năm 1998 vừa qua Thái Lan đã

thu về USD vực dậy cả một nền kinh tế vừa bị quật ngã bởi cơn bão khủng hoảng

tài chính Châu á. Điều này để chứng tỏ rằng kinh doanh du lịch vẫn là một ngành

béo bở đối với các nhà kinh doanh. Nó đã và đang phát triển mạnh mẽ trên khắp

thế giới. Chỉ tính riêng khu vực Châu á nghề kinh doanh du lịch đã rất phát đạt.

Trung Quốc có 3.000 hãng , Nhật Bản có hơn 1.000 hãng, Malaysia có hơn 2.000

hãng du lịch quốc tế cũng lên tới 86 hãng. Đối với người kinh doanh thì nếu như tại

lĩnh vực nào, thị trường nào có nhiều thuận lợi thì đương nhiên họ sẽ nhảy vào và

52

52

Page 53: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

ra sức giành giật thị phần bằng giá cả và chất lượng. Trong hoàn cảnh đó các Công

ty cần phải:

+ Mở rộng Khối lượng sản xuất Công ty để giảm chi phí

+ Dị biệt hoá sản phẩm

+Mở rộng khả năng cung cấp vốn

+ Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống, tăng đầu tư vốn.

+Mở rộng các dịch vụ bổ sung.

Mặc nhiên, các công việc này là cần thiết đối với mỗi Công ty, bao gồm cả

Công ty TIC. Trong việc cạnh tranh của mình Công ty TIC cũng gặp nhiều khó

khăn đó là vốn ít, nhân lực thiếu, phương tiện cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, đã

đẩy Công ty tới chỗ cạnh tranh rất yếu ớt trong làng du lịch Việt Nam. Với các

hãng kinh doanh du lịch mới bước vào hoạt động họ đã có rất nhiều kinh nghiệm

từ các hãng khác, phần nào được chuẩn bị đầy đủ về vốn, cơ sở vật chất cũng như

con người, do vậy nhân tố này sẽ gây không ít khó khăn đối với Công ty TIC

Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế:

Đây là nhân tố đòi hỏi Công ty TIC cần có sự điều chỉnh hợp lý nếu Công ty

không muốn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sau này. Đối với Công ty

TIC với đặc điểm là một Công ty nhỏ cả về nguồn vốn nhân sự và cơ sở vật chất

thì việc các chương trình du lịch dập theo khuôn mẫu của các hãng lớn là một điều

khó tránh khỏi. Kinh doanh lao động là một ngành có tính chất đặc thù rất riêng,

ngoài việc phải đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách các Công ty du lịch

còn phải gây được ấn tượng với du khách về sản phẩm của mình để khách có thể

nhớ và đi du lịch với hãng. ấn tượng về hãng có thể là: tour du lịch rất hay và thú

vị; nhân viên phục vụ của hãng nhiệt tình, hiểu biết; chi phí và gía cả của tour hợp

lý; thời gian làm các thủ tục nhanh gọn, thuận tiện và chu đáo... Việc tạo dựng nên

một ấn tượng tốt hình ảnh của hãng trong lòng du khách cũng đồng nghĩa với việc

hãng đã đạt một sự thành công nhất định. Song nếu như việc thực hiện các

chương trình du lịch không tốt thì chính hãng đã tự đặt mình vào tình huống khó

khăn cho việc phát triển sau này. Đó là do sau khi đi du lịch khách hàng sẽ kể với

53

53

Page 54: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

bạn bè về chuyến du lịch của mình nếu như sản phẩm của hãng du lịch không tốt,

không có gì đặc biệt thì sẽ không gây được nhiều hướng thú cho họ và tất yếu họ sẽ

chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác, có thể thay vì đi du lịch nước ngoài chuyển

sang đi du lịch trong nước, đi một nước khác hoặc chuyển nhu cầu du lịch thành

một nhu cầu khác thú vị hơn. Việc này sẽ làm cho Công ty mất đi lượng khách

phục vụ giảm doanh thu và cuối cùng là phá sản.

Mặc dù vậy điều này cũng đặt ra một vấn đề là làm thế nào để tự mình nghiên

cứu và xây dựng chương trình là điều rất cần thiết. Thực tế cho thấy số nhân viên

trong phòng du lịch quốc tế chỉ có 6 người một nửa tuổi đời còn rất trẻ, thiếu kinh

nghiệm họ cùng lúc đạt nhiều công việc khác nhau từ điều hành quản lý,

Marketing tới hướng dẫn viên...vì thế việc tự xây dựng chương trình là rất khó

khăn nếu có cũng chưa chắc hiệu quả. Chính vì thế trong quá trình phát triển Công

ty cần phải chú ý nhiều hơn nữa tới tính hiệu quả công việc mà có sự sắp xếp nhân

lực hợp lý, thay đổi lại hướng đi của mình.

Cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh lữ hành hiện tại:

Như đã trình bày ở trên, tại Việt Nam hiện nay có tới 86 hãng được phép

kinh doanh lao động quốc tế, chưa kể có hàng trăm hãng kinh doanh du lịch nội

địa. Phạm vi của nó kéo dài từ nam ra bắc, từ các đơn vị kinh tế nhà nước tới các

đơn vị tư nhân. Điều đó cho thấy việc cạnh tranh của Công ty TIC là vô cùng khốc

liêt. Trên thị trường các hãng cạnh tranh lành mạnh có, không lành mạnh có gây ra

một tình trạng lộn xộn giữa các đơn vị kinh tế nhà nước với tư nhân. Trong hoàn

đó, để tồn tại Công ty TIC đã có những lợi thế và những thách thức nào?

*Về mặt lợi thế:

Thứ nhất: đây là một công ty kinh doanh du lịch do Tổng liên đoàn lao động

Việt Nam thành lập nên Công ty thừa hưởng nhiều ưu đãi nhất định về vốn, uy tín.

Hoạt động của Công ty là kinh doanh nhưng lại mang tính chất xã hội với mục đích

phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng, tham quan quốc tế trong cả nước, Công ty

TIC có đủ tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân

nước ngoài trong việc thu hút khách quốc tế vào Việt Nam và đưa người Việt Nam

54

54

Page 55: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

đi du lịch nước ngoài, tham gia vào các diễn đàn và hội chợ, gia nhập các tổ chức

quốc tế về du lịch như PATAIAST... chính từ đây Công ty có khả năng mở rộng

thị trường thu hút khách du lịch đồng thời quảng bá sản phẩm của mình.

Là một đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế, Công ty có lợi thế hơn so với các

doanh nghiệp chỉ kinh doanh nội địa là Công ty được làm đầu mối xin xét duyệt

nhân sự xuất nhập cảnh cho cơ quan số lượng suất nhập cảnh. Chính vì thế ngoài

các nhiệm vụ chính là tổ chức xây dựng các chương trình du lịch, Công ty còn

tham gia làm các dịch vụ bổ sung như làm visa lưu niệm, đặt phòng khách sạn hay

đặt vé máy bay...

Thứ ba: Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và có

trình độ đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch liên đoàn lao động Việt

Nam, lại được sự lãnh đạo của ban Giám đốc giàu kinh nghiệm và có năng lực,

điều này sẽ góp phần rất lớn trong quá trình hoạt động của Công ty.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến vị trí của Công ty TIC: nằm

giữa thủ đô Hà nội trung tâm kinh tế chính trị,văn hoá là một thuận lợi lớn trong

việc giao dịch ký kết các hợp đồng với du khách, các hãng trao đổi khách cũng

như với các nhà cung ứng. Hơn nữa việc xây dựng khách sạn 14B Trần Bình

Trọng đang tiến hành rất thuận lợi cùng với các phòng ban khác trong Công ty thì

rất có thể Công ty sẽ không chỉ đơn thuần là kinh doanh lữ hành mà sẽ trở thành

một công ty kinh doanh du lịch tổng hợp, có đầy đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu

đa dạng của du khách và của chính bản thân Công ty.

* Về mặt khó khăn:

Mặc dù là một Công ty có uy tín trong ngành du lịch Việt Nam song công ty

lại có một cơ sở vật chất chưa tương xứng, quy mô trụ sở quá nhỏ hẹp phòng du

lịch quốc tế chỉ có diện tích chừng 30m2 bao gồm 5 người trong đó có trưởng

phòng làm công tác quản lý. với số lượng người ít ỏi như vậy cùng lúc phải thực

hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc Marketing, điều hành đến hướng dẫn

viên ... họ cũng không thể nào hoàn tất mọi công việc đều có hiệu quả. Đồng thời

do hạn chế và nguồn nhân lực và điều kiện hoạt động thì Công ty khó có thể phục

55

55

Page 56: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

vụ được một lượng khách qúa đông. Điều này đã được chứng minh qua bảng số

liệu sau:

Bảng 2: Một số Công ty du lịch tại Hà nội

Năm 1995 1996Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà nội 4.595 5.412Công ty Du lịch dịch vụ Toserco 1.590 2.416Công ty Du lịch Cựu chiến binh 1.475 2.400Công ty Du lịch đường sắt 980 1.210Công ty Du lịch và tư vấn đầu tư

QT

330 392

Nguồn: Tổng cục du lịch.

Qua bảng số liệu này chúng ta đã nhận thấy rằng số khách mà công ty đã

phục vụ còn quá ít ỏi so với các công ty đó. Điều này phần nào phản ánh được

năng lực phục vụ khách của các công ty là rất nhỏ bé, lý do cũng bởi số lượng nhân

viên của phòng còn hạn chế.

-Hệ thống nhà nghỉ trước đây tuy có số lượng lớn song nay đã xuống cấp khá

nhiều, không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách. Vì vậy công

ty phải thực hiện gửi khách đến các khách sạn quen biết, hưởng hoa hồng làm cho

thu nhập công ty giảm đi đáng kể.

Mối liên hệ giữa trụ sở chính của công ty và các chi nhánh tại các tỉnh thành

khá rời rạc, việc nhận và gửi khách trong nội bộ công ty còn ít.

Các chương trình du lịch do công ty tự chuyển còn thiếu và yếu đôi khi còn

dập khuôn từ các công ty lớn.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TIC HÀ NỘI.

1.Tình hình kinh doanh du lịch trên thế giới trong những năm qua. Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự “bùng nổ “ về du lịch diễn ra trên

phạm vi toàn thế giới; không chỉ bởi mối quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng cho

phép các dân tộc xích lại gần nhau để tìm hiểu giá trị văn hoá, chiêm ngưỡng vẻ

đẹp của nhau , mà còn bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài thời gian nghỉ ngơi

của người lao động, do vậy , gia tăng hoạt động du lịch là đòi hỏi khách quan của

56

56

Page 57: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay,gần như không nước nào trên thế giới không

phát huy thế mạnh của loại hình kinh doanh có hiệu qủa này.Du lịch đã trở thành

nhu cầu phổ biến với mọi người dân và là nghành kinh tế được suy tôn là “ công

nghiệp không khói” “con gà đẻ trứng vàng” đang lôi cuốn nhiều doanh gia trên thế

giới. Hoạt động du lịch ngày nay đã thâm nhập vào nhau để khai thác hết tiềm năng

du lịch ở mỗi quốc gia và từng vùng làm phong phú thêm các loại hình du lịch .

Cùng với sự thay đổi về thời gian , tình hình du lịch trên thế giới có những

thay đổi đáng kể. Số lượng khách du lịch trên thế giới liên tục tăng với tốc độ

nhanh chóng. Nếu năm 1950 số khách du lịch quốc tế trên thế giới là 25,282

triệu người thì năm 1975 là 214,357 triệu người, năm 1986 là 340,891 triệu

người, đến năm 1994, con số này là 525 triệu người , tăng hơn 20 lần so với

năm 1950 .Song song với việc gia tăng số lượng khách du lịch thì hiệu quả

kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng được nâng cao với doanh thu bình quân

từ một khách du lịch ngày càng tăng. Nếu như năm 1950 , doanh thu bình quân

từ một khách du lịch là 81,3 nghìn USD thì năm 1986 là 410,76 nghìn USD và

đến năm 1996 con số này là714,53 ,tăng 8,8 lần so với năm 1950.

Bảng 3: Sự phát triển của du lịch từ năm 1950-1996.

Năm Lượt khách

quốc tế

(nghìn

người)

Doanh thu

(triệu USD)

Năm Lượt khách

quốc tế

(nghìn

người)

Doanh thu

(triệu USD)

1950

1960

1961

1962

1963

1964

1965

1966

1967

1968

25.282

69.296

75.281

81.329

89.999

104.506

112.729

119.797

129.529

130.899

2.100

6.867

7284

8029

8887

10073

11604

13340

14458

14490

1978

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

257.366

273.999

289.906

289.749

289.361

293.477

320.824

330.471

340.891

367.402

68837

83332

102372

104309

98634

98395

109832

116158

140023

171352

57

57

Page 58: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

1969

1970

1971

1972

1973

1974

1975

1976

1977

143.140

159.690

172.230

181.851

190.622

197.117

214.357

220.719

239.112

16800

17900

20850

24621

31054

33822

40702

44456

55631

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

392.813

427.660

454.875

448.545

481.563

500.142

525.000

545.000

592.000

197712

211436

255006

260763

297853

303977

338000

372000

423000Nguồn :tổ chức du lịch thế giới (WTO)

Qua bảng 1ta thấy, trong giai đoạn 1980-1996, du lịch quốc tế liên tục tăng

nhanh nhưng trong những năm gần đây , đặc biệt là năm 1997 nhịp độ phát

triển của du lịch toàn cầu đã có phần suy giảm. Nếu năm 1996, tỉ lệ tăng

trưởng của du lịch thế giới còn đạt 5.5% về khách và 7,9% về doanh thu so với

năm 1995 thì năm 1997 với 613 triệu lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu

448 tỉ USD các chỉ số gia tăng tương ứng chỉ còn 2,9% về khách và 2,7% về

doanh thu so với năm 1996.

Mặt khác, tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực cũng khác nhau. Năm 1997

là năm thành công của du lịch châu Phi với mức tăng trưởng đạt 7,4%, tiếp đến

là Nam á đạt 5,1% , còn lại các khu vực khác đều giảm (Bảng 4 ).

Bảng 4: tỷ lệ phát triển du lịch ở các khu vực trên thế giới năm 1997 so với

năm 1996.

Châu

Phi

Châu

Mỹ

Đ.á-

TBD

Châu

Âu

Trung

ĐôngNam á

Toàn

cầuKhách(%) 7,4 2 1,1 3,2 4,1 5,6 2,9Doanh

thu(%)

4,4 6,1 2 0,9 10,7 6,7 2,7

Nguồn: Tổ chức du lịch quốc tế (WTO).

Đặc biệt là năm 1997 được coi là năm giảm sút của du lịch Đông Á và

Thái Bình Dương kể từ năm 1989 đến nay. Nếu năm 1996 du lịch Đông Á và

Thái Bình Dương nhận 89,186 triệu du khách du lịch quốc tế tăng 9,6% so với

58

58

Page 59: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

năm 1995 thì năm 1997 số khách du lịch đến Đông Á - Thái Bình Dương chỉ

đạt 90,2 triệu tăng 1,1% so với năm 1996. Đây cũng là nguyên nhân kéo theo

sự giảm tỷ lệ tăng trưởng chung của du lịch quốc tế toàn cầu.

Về tỷ trọng giữa các khu vực mặc dù có sự tăng trưởng mạnh ở khu vực

Châu Phi nay do xuất phát điểm ở khu vực này thấp nên về toàn cục cũng

không ảnh hưởng nhiều lắm đến tỷ trọng du lịch giữa các khu vực. Du lịch

Châu Âu vẫn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 60%, Châu Mỹ vẫn chiếm 20% và Châu Á

- Thái Bình Dương chiếm khoảng 25% (Biểu 1).

Biểu 1:Tỉ trọng du lịch giữa các khu vực trên thế giới.

2.Tình hình kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong những năm qua.Việt Nam là một quốc gia có nhièu tiềm năng du lịch lại nằm trong khu

vực Đông Á - Thái Bình Dương nơi diễn ra các hoạt động sôi động nên cũng

được ảnh hưởng của xu hướng du lịch khu vực đem lại.

Trước hết, về số lượng khách, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam

tăng lên nhanh chóng. Thời kỳ 1960 - 1975 chủ yếu phục vụ các du khách của

59

59

6.60%15.20%

19.50%58.70%

6.90%14.70%

19.40%58.90%

Page 60: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Đảng - Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Năm 1970 Việt nam mới đón được 1816 khách quốc tế. Đến năm 1986 đạt

54353 khách. Năm 1987 đạt 73363 khách. Năm 1988 đạt 110390 khách. Năm

1989 đạt 187526 khách . Khách du lịch quốc tế đến Việt nam thời kỳ này chủ

yếu thuộc khối COMECON (Liên Xô cũ , Đông Đức...) theo các hiệp định đã

ký kết và hợp tác trao đổi chính trị, kinh tế. Một số ít khách Châu Âu khác đến

du lịch Việt nam do một số công ty nước ngoài đưa đến và các công ty du lịch

của Việt nam làm nhiệm vụ tiếp đón và tổ chức tham quan trong lãnh thổ Việt

nam.

Đặc biệt ,trong vài năm gần đây ,do nhu cầu du lịch tăng mạnh ,đồng thời

với những chính sách đổi mới phù hợp và một luật đầu tư cởi mở nên số lượng

khách quốc tế hàng năm đều tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch

quốc tế đến Việt nam thời kỳ 1990-1995 tăng từ 20 đến 40%. Doanh thu ngoại

tệ tăng 25%. Năm 1996, cả nước đón 1,6 triệu lượt khách quốc tế , trong đó

khách vào bằng đường hàng không là 939.635 lượt, đường bộ 505.653

lượt,đường biển 161.867 lượt, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đã

giảm đi so với giai đoạn 1990 - 1995 nhưng vẫn ở mức cao so với các nước

trong khu vực và trên thế giới. Từ cuối năm 1997 và trong cả năm 1998, ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính , tiền tệ trong khu vực đã có tác động

tiêu cực đến du lịch nước ta, tốc độ phát triển chậm lại và đến nay có phần

giảm sút hơn, số lượng khách quốc tế vào Việt nam có chiều hướng giảm

xuống. Năm 1998 , Việt Nam chỉ đón được trên 1,52 triệu lượt khách quốc tế

(trong đó vào bằng đường bộ là: 459.040 lượt khách, đường biển là :173.208

lượt khách, đường hàng không là :887.680 lượt khách) . Lượng khách du lịch

quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 5.

Trong những năm trước , khách du lịch Việt Nam chủ yếu là từ các nước

Đông Âu, Liên Xô cũ và thường theo các Hiệp định ký kết trao đổi hợp tác

chính trị-kinh tế giữa Việt Nam và các nước.Nhưng sau những thay đổi chính

trị ở các nước nói trên, số lượng khách từ các nước công nghiệp phát triển như

Pháp, Nhật, Mỹ ,Anh , úc và các nước trong vùng Đông á -Thái Bình Dương

đến Việt Nam ngày một tăng. Ngoài ra ,số lượng Việt kiều ở nước ngoài về

thăm quê hương cũng là một con số đáng kể.

60

60

Page 61: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Bảng 4: lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-1998.

Năm Số khách

quốc tế

Tỉ lệ tăng

trưởng (%).

Doanh thu từ

du lịch (triệu

USD).

Doanh thu từ

du lịch(tỉ

đồng).1990 250.000 33,33 20 650

1991 300.000 20 35 800

1992 440.000 47 50 1.350

1993 669.862 52,24 120 2.500

1994 1.018.002 51,98 210 4.000

1995 1.358.182 33.40 800 9.000

1996 1.600.000 17,8 855 9.460

1997 1.800.000

12,5 780 8.700

1998 1.520.000 -15,55 1.037 14000

Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam .

Song song với việc phát triển số lượng khách du lịch quốc tế thì doanh

thu từ du lịch của cả nước cũng lên cao.

Biểu 2: Doanh thu từ du lịch

Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch .

61

61

Page 62: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Năm 1990 doanh thu của du lịch cả nước là 650 tỷ đồng đến năm 1993

là 3250 tỷ đồng và đến năm 96 con số này là 9520 tỷ đồng tăng 13,6 lần so với

năm 1990 như vậy trong suốt giai đoạn từ 1990 đến năm 1996 doanh thu của

du lịch của cả nước liên tục liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là

40% Đến năm 1997 tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt -10,5% có điều này là do

năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực nên lượng

khách quốc tế đến khu vực nói chung và đến Việt Nam nói riêng ít đi. Do vậy

doanh thu từ du lịch của cả nước giảm 10,5% so với năm 1996.

Đồng thời với việc gia tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

thì du lịch trong nước cũng phát triển mạnh với mức tăng nhanh về số lượng

khách sạn và tổng khách sạn.

Biểu 3: Sự phát triển số lượng khách sạn

Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.

62

62

650 8001350

3250

5200

8000

9500

8500

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

10000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

383

733

1462

1928

2318

2700

3050

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Page 63: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Biểu 4 : Sự phát triển số lượng khách sạn

Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch

Qua biểu đồ ta thấy số lượng khách sạn tăng nhanh.Nếu như năm 1991 là 383

khách sạn thì năm 1994 là 1928 khách sạn và đến năm 1997 là 8050 khách sạn

tăng7lần so với năm 1991. Cùng với việc gia tăng về số lượng khách sạn thì số

lượng luồng hành khách quốc tế cũng tăng nhanh.

Mặt khác nghành du lịch Việt Nam cũng góp phần vào việc giải quyết

công ăn việc làm cho người lao động với số lượng lao động trực tiếp trong

nghành tăng nhanh.

63

63

26450

13055

28989

16845

36000

21051

42388

23000

50000

26000

55600

28000

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

1992 1993 1994 1995 1996 1997

Page 64: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Bảng 7: Sự phát triển lực lượng lao động trực tiếp trong ngành

du lịch cả nước

Nguồn: Tổng cục Du lịch.

Qua biểu đồ ta thấy năm 1992 nghành du lịch đã thu hút được 35.354

lao động nhưng đến năm 1997 con số này là 150.000 gấp 4,3 lần so với năm

1992 góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao

động.

Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch cũng có sự thay đổi

đáng kể.

64

64

35354 4321051510

8176098700

150000

0

40000

80000

120000

160000

1992 1993 1994 1995 1996 1997

Page 65: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Bảng 8 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch

Qua biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 1990 - 1994 cả vốn đầu tư và só dự

án đều tăng. Nhưng từ sau năm 1994 số lượng dự án và đầu tư cho đo thị từ du

lịch Việt Nam đã bão hoà không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài

3. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty TIC trong

thời gian qua.

3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty trong thời

gian qua.

Trong một vài năm gần đây tuy trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng

phòng kinh doanh quốc tế luôn là một trong những phòng kinh doanh có hiệu

quả nhất và vẫn là thế mạnh của công ty TIC doanh thu của phòng thường

hoạt dộng với mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan

nên chúng ta chỉ xem xét kết quả kinh doanh của phòng du lịch quốc té trong 5

năm gần đây nhất.

Bảng 6: Kết quả kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty TIC.

Đơn vị tính 1000 VNĐ

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu 850.000 1.000.000 1.370.000 1.687.304 2.017.189Thuế doanh thu 85.000 100.000 137022,2 168730,4 201718,9Doanh thu sau thuế 765000 900.000 1233199,8 1518573,6 1815470,1Tổng chi phí 612273 718182 974708,8 1200800 1499007

65

65

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1990 1992 1994 1996 II/1998

Page 66: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

LN trước thuế 152727 181818 258497 317773,6 316463,1Thuế thu nhập 68727 81818 116324 142997,8 142408,36LN 84000 100.000 142173 174775,8 174054,74

Nguồn: công ty TIC

Từ bảng tổng kết này chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về kinh doanh du

lịch quốc tế như sau:

Trong 5 năm qua doanh thu của công ty đều có những bước tiến triển tốt

đẹp. Doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước. Doanh thu năm 1996 đạt 850

triệu dồng thì năm 1997 thì doanh thu đạt mức 1 tỷ đồng (tăng 17,65%). Năm

1998 thì doanh thu đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra đạt 1370 triệu

đồng tăng so với năm 1997 là 37 %. Đến nă 2000 thì doanh thu đạt 1 tỷ đồng

tăng 19,6% so vơí năm 1999.

Song song với việc tăng doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng tăng

trong các năm 1996-1999. Năm 1996 đạt 84 triệu thì năm 1997 đạt 100 triệu

tăng 19%, năm 1999 đạt hơn 1,7 tỷ tăng 22,9%. Tuy nhiên đến năm 2000 nếu

như doanh thu tăng 19,6% so với các năm 1999 thì lợi nhuận lại chỉ đạt hơn

174 triệu giảm 0,4% so với năm 1999. Để hiểu rõ tại sao lại sảy ra như vậy thì

chúng tôi đã thông qua các chỉ tiêu hiệu quả ở phần sau:

Năm 1998 được đánh dấu là 1 năm khó khăn đối với toàn ngành du lịch

Việt Nam. Nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính

tiền tệ ở khu vực Châu Á. Khách du lịch quốo tế đã giảm 100.000 người so với

mức 1,7 triệu lượt hành khách. Chính vì thế trong năm 1998 số khách quốc tế

do công ty phục chỉ đạt con số 292 hành khách đây là con số rất ít ỏi so với số

khách của công ty đã tổ chứa đưa đón tại 2 năm trước là 360 và 400 người đến

năm 1999 đã tăng lên 706 người, đạt 102% so với năm 1998 và đến năm 2000

thì con số này đã là 800 người tăng 13,7% so với năm 1999.

Bảng 7: Số lượng khách mà công ty đã phục vụ.

Năm 96 97 98 99 2000

Khách vào (in bound) 360 4000 292 406 497Khách ra (out bound) 32 50 400 300 300Tổng số khách 392 450 692 706 800

66

66

Page 67: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Nguồn : Công ty TIC

Trong năm 1998 số khách du lịch ngoại quốc vào Việt Nam qua công ty

TIC đã giảm một cách đáng kể nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh

tế, do thủ tục giấy tờ hay điều kiện du lịch ở Việt Nam chưa tốt thì vẫn có

những nguyên nhân tài chính của công ty. Năm 1998 công tác quản lý của

công ty đã được xem nhẹ và bị cắt giảm chi phí.

Bảng 8: Mức chi phí quảng cáo của công ty du lịch quốc tế.

Năm C.phí quảngcáo Tỷ trọng phí Tỷ trọng

95 15,4 725 2,12%96 20 612,273 3,27%97 2 718,182 3,06%98 21,851 974,708 2,24%99 24,051 1200,8 2%2000 25,56 149,007 1,7%

Nguồn: Công ty TIC

Qua bảng11 ta thấy từ năm 98 chi phí quảng cáo của công ty ngày càng

bị cắt giảm đi nhiều hơn. Nếu năm 1997 là 3,06% thì đến năm 1998 là 2,24%

và đến năm 2000 chỉ còn 1,7% .trong khi đối với các ngành du lich chi phí cho

quảng cáo thường rất lớn thường chiếm từ 2% - 5% mức chi phí bỏ ra. Ví dụ

hàng năm công ty côcacôla của Mỹ thường bỏ ra 250 triệu USD cho công vệc

quảng cáo trên toàn thế giới . Là một công ty như công ty TIC việc bỏ ra 2

%-5% chi phí cho quảng cáo là một có gắng rất lớn song cũng không thể vì thế

mà bỏ qua công tác quảng cáo được. Qua bảng 11 ta thấy trong khi các chi phí

khác đều tăng lên thì chi phí quảng cáo cho hoạt động du lịch của công ty RIC

lại giảm đáng kể . Đây là điều đáng quan tâm của công ty trong việc thực hiện

công tác thu chi ngân sách.

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh du lịch tại công ty TIC Hà Nội trong

thời gian qua.

67

67

Page 68: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Qua phân tích chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về tình hình kinh

doanh du lịch quốc tế của công ty trong thời gian qua nhưng để có thể hiểu

được sâu hơn đánh giá được những điểm mạnh, yếu, của hoạt dộng kinh doang

du lịch tại công ty thì chúng ta cần phải phân tích thông qua các chỉ tiêu hiệu

quả.

Từ bảng 6 chúng ta có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả sau:

- Hiệu quả kinh doanh:

H= Doanh thu/ Chi phí

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí mà công ty bỏ ra sẽ thu được bao

nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu doanh lợi.

D = Lợi nhuận / chi phí x 100%

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí mà công ty bỏ ra sẽ thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận.

- Hệ số sinh lợi doanh thu.

H= lợi nhuận/ doanh thu

Chỉ tiêu này cho xác điịnh công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi

nhuận doanh thu. Ta có bảng:

Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TIC.

Năm

Chỉ tiêu

96 97 98 99 2000

Doanh thu 850.000 1.000.000 1.370.222 1.687.304 2017189Chi phí 612273 718182 974708,8 1200800 1499007Lợi nhuận 84000 100.000 142177 174775,8 174054,74HQ kinh doanh (H) 1,388 1,392 1,406 1,405 1,346Chỉ tiêu doanh lợi (%) 0,177 0,139 14,6 14,6 11,6Hệ số sinh lợi doanh thu 0,099 0,1 0,104 0,104 0,086

Nguồn: Công ty TIC

Qua bảng trên ta thấy năm 96-2000 chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của công

ty TIC đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ công ty trong 5 năm gần đây luôn

làm ăn có lãi . Từ năm 1996 đến năm 2000 chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của

68

68

Page 69: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

công ty liên tục tăng. Năm 1996 một đồng chi phía của công ty bỏ ra thu được

1,388 đồng doanh thu thì năm 1997 một đồng chi phí của doanh thu bỏ ra được

1,392 đồng doanh thu tăng 0,29% so với năm 1996 đến năm 1999 thì con số

này là 1,405 tăng 1,23% so với năm 1996. Nhưng đến năm 2000 thì một dồng

chi phí bỏ ra lại chi thu được 1,346 đồng doanh thu giảm 4,19% so với năm

1999 trong khi nữa doanh thu và chi phí năm 2000 đều tăng so với năm 99.

Điều này chứng tỏ năm 2000 công ty đã tăng nhưng chi phí không hiệu quả

dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí đièu này sẽ

dẫn đến lợi nhuận của công ty bị giảm theo. Thật vậy nếu như năm 99 lợi

nhuận của công ty đặt 146% chi phí thì năm 2000 con số này chỉ là 11,1%.

Điều này chứng tỏ thực sự năm 2000 chi phí của công ty bỏ ra là không hiệu

quả so với năm 1999. Như vậy vấn đề đặt ra là công ty phải cần xem xét laị chi

phía mình bỏ ra đã hợp lý chưa cần phải cắt bỏ những chi phí không cần thiết

(như chi phí hành chính dự phép, thủ tục xuất nhập cảnh) để nâng cao hiệu quả

chi phí bỏ ra tăng lợi nhuận cho công ty.

Đồng thời qua bảng 12 ta thấy 4 năm từ năm 1996 đến năm 1999 doanh

thu của công ty liên tục tăng song song với nó hệ số doanh lợi doanh thu cũng

tăng, nếu như năm 1996 một đồng doanh thu sẽ thu được 0,099 đồng lợi nhuận

thì năm 1999 hệ số sinh lợi doanh thu đã là 0,104 tăng 1% so vơi năm 1996.

Qua đây ta thấy đi đôi với việc hạ thấp chi phí thì công ty cũng cần phải khai

hoá triệt để các nguồn lực của mình mở rộng quy mô để tăng doanh thu thu về

nhièu lợi nhuận cho công ty.

Mặt khác doanh thu từ hoạt động du lịch của công ty TIC là doanh thu

từ hoạt động cung cấp dịch vụ do vậy nó phụ thuộc rất lớn vào số lượng khách

du lịch mà công ty đã phục vụ. Do đó, chúng ta cần xem xét chỉ tiêu khác đó là

chỉ tiêu về doanh thu bình quân khách du lịch.

Dbq = Tổng doanh thu/ tổng số khách

Chỉ tiêu này cho phép chúng ta xác điịnh xem khi phục vụ mỗi một

khách du lịch ta thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Bảng 10: Doanh thu bình quân từ một khách du lịch tại công ty TIC.

69

69

Page 70: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu 100đ 850.000 1.000.000 1370222 1687304 2017189Tổng số khách (người) 392 450 692 706 800Dbq 2168,37 2222,22 1980,09 2389,95 2521,49

Nguồn: Công ty TIC

Qua bảng trên ta thấy trung bình mỗi lượt khách mà công ty phục vụ

đem lại cho công ty 2.168.370 đồng doanh thu đến năm 1997 doanh thu bình

quân khách du lịch là 2.222.222 đồng tăng 2,48% so với năm 96 nhưng đến

năm 1998 thì con số này là 1980080 đồng giảm 10,9% so với năm 1997. Con

số này phản ánh rất đúng thực tế của công ty. Bởi vì năm 97số khách nước

ngoài mà công ty đã phục vụ chiếm 88,8% tổng số khách du lịch mà công ty

đã phục vụ nhưng đến năm 98 thì số khách vào chỉ chiếm 42% tổng số khách

của công ty đã phục vụ trong năm mà khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

thường có mức chi tiêu cho chuyến đi cao hơn khách du lịch Việt Nam ra nước

ngoài (out bound) điều này lý giải vì sao mà năm 98 doanh thu của công ty có

tăng lên nhưng doanh thu bình quân khách du lịch lại giảm đi. Từ đó đặt ra vấn

đề là công ty phải làm sao để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước

ngoài hơn.

Cũng qua bảng 13 ta thấy doanh thu bình quân khách du lịch năm 2000

tăng so với các năm trước nhưng theo các số liệu phân tích ở phần trước ta lại

thấy lợi nhuận của công ty bị giảm so với các năm trước. Đến nay có thể giải

thích được một phần lý do lượng khách mà công ty phục vụ trong năm 2000 là

khá cao so với các năm trước dẫn đến chi phí cho khách khá cao từ đó làm cho

lợi nhuận của công ty bị giảm.

Ngoài ra ảnh hưởng của quảng cáo đối với kết quả hoạt động kinh

doanh du lịch quốc tế là rất lớn nó sẽ phản ánh mức doanh thu mà Công ty sẽ

thu được. Chúng ta có thể sử dụng hàm hồi quy y = a + bx để phân tích điều

này, trong đó.

a) Mức doanh thu do ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài quảng cáo.

b) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quảng cáo tới doanh thu.

70

70

Page 71: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Ta có bảng số liệu sau :

Bảng 11 : ảnh hưởng của quảng cáo tới doanh thu

Năm Chi phí quảng cáo (x)

triệu đồng

Doanh thu (x)

(triệu đồng) xy x2

1995 10,4 770 11585 237,161996 20 850 17000 4001997 22 1000 22000 4841998 21,851 1370,222 29940,72 477,471999 24,031 1687,304 40547,602 577,492000 25,56 2017,189 51559,35 653,31Tổng 128,342 7694,795 172905,67 2829,43

Thực hiện tính toán :

x = 4737,216

842,128

6

x ==Σ

y = 4525,12826

715,7694

6

y ==Σ

xy = 611,28817=6

67,172905=

6

xyΣ

x2 = 572,4716

43,2829

6

x2

==Σ

b = x-

-2 22 4737,21572,471

4525,1282.4737,21611,2817

x

y.xxy

−−=

b = 122,34

a = y - b . x = 1282,4525 - 122,34 . 21,4737

a = 156,43

Qua đó ta thấy khi Công ty tăng 1 triệu đồng chi phí cho quảng cáo thì

doanh thu tăng 156,43 triệu đồng.

71

71

Page 72: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

3.3. Đánh giá chung về hoạt động và hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế tại Công ty TIC trong thời gian qua.

Hòa chung với xu hướng phát triển chung toàn ngành du lịch, Công ty

TK cũng từng hướng vươn lên để trở thành một đơn vị kinh doanh du lịch

mạnh trong làng du lịch Việt nam. Với các mức tăng trưởng qua các năm 1997,

1998, 1999, 2000 tương ứng là 17,65%, 37%, 23,14% và 19,85%, so với các

đơn vị khác cùng ngành thì mức tăng trưởng mà phòng du lịch quốc tế đạt

được là rất tốt không những thế, tốc độ tăng trưởng này còn góp hần kích thích

sự tăng trưởng của toàn Công ty TK (mức tăng trưởng chung của Công ty là

10,96% và năm 1998 là 23,24%. Mặc dù sự phát triển của hoạt động du lịch

Quốc tế tại phòng du lịch Quốc tế đã có sự phát triển về chất lượng, song về

mặt số lượng lại còn rất nhiều hạn chế so với các đơn vị kinh doanh khác đóng

tại địa bàn Hà nội thì số lượng khách mà Công ty đã phục vụ thật sự là nhỏ bé.

Dưới đây là bảng tổng kết số du khách mà các Công ty du lịch trên địa bàn Hà

nội đã phục vụ.

Bảng 12 : Số khách du lịch tại một số Công ty ở Hà nội

Đơn vị tính : Người

Năm 1995 1996Công ty du lịch Việt nam 4.595 5.412Công ty du lịch dịch vụ Toserco 1.590 2.416Công ty du lịch cựu chiến binh 1.475 2.400Công ty du lịch đường sắt 980 1.210Công ty TIC. 330 392

Nguồn : Tổng cục du lịch Việt nam.

Điều này có thể giải thích như sau:

+Số cán bộ công nhân viên phòng du lịch quốc tế quá hạn chế (hiện nay

gồm 6 người) nên không đủ sức phục vụ khi một lượng khách quá lớn.

+Chưa chú trọng tới mảng thị trường mới mà chỉ quan tâm phục vụ

lượng khách do đối tác gửi tới, phòng sẽ rất bị động trong việc xây dựng các

chương trình du lịch, lập kế hoạch kinh doanh.

+Phương hướng kinh doanh chưa rõ ràng.

+Công tác dự đoán dự báo về nguồn khách thị trường còn yếu chính

sách khuyếch chương, chính sách sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức

,chưa thu hút được du khách đến với công ty.

72

72

Page 73: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http://luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Một mô hình được nhiều công ty sử dụng trong việc đánh giá hoạt động

kinh doanh, vị trí của công ty đó là mô hìmh B.C.G (Boston Consultancy

Group).mô hình đó như sau:

Trong đó:

-Ngôi sao: là vị trí tối ưu mà khả năng sinh lợi nhuận rất lớn , đồng thời,

khả năng cạnh tranh cao. Đó là vị trí mơ ước của mọi công ty.

-Dấu hỏi : là vị trí đòi hỏi công ty phải đánh giá lại tình hình hoạt động

kinh doanh khi mà thị phần cao mà mức tăng trưởng lại thấp.

-Bò sữa : là vị trí đòi hỏi công ty phải phấn đấu hơn nữa trong việc giành

giật thị phần, nếu được sẽ chuyển lên vị trí ngôi sao, nếu không sẽ rơi vào vị trí

con chó .

- Con chó: là vị trí kinh doanh mà công ty nên dừng hoạt động vì thị

phần thấp, tăng trưởng thấp.

Từ những kết quả kinh doanh của phòng du lịch quốc tế mang lại,

chúng ta có thể xác định được vị trí của công ty TIC ở vị trí bò sữa: thị phần

thấp, tăng trưởng cao. Để có thể phát huy vị thế của mình , công ty cần tăng

73

73

Ng i sao (Stars)ô

Dấu hỏi

(Question - marks)B sò ữa (Cash Cow)

Con ch (Dogs)ó

Cao Thấp

Cao

Thấp

Thị phần

của C ng ô

ty

Mức tăng trưởng của C ng ty ô

Page 74: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

cường mở rộng quy mô: cả về nhân lực và hình thức kinh doanh để tiến lên vị

trí ngôi sao, nếu không công ty sẽ chuyển dần vào vị trí con chó.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI

CÔNG TY TIC

I. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TAỊ CÔNG TY TIC.

1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt nam

Hòa chung nhịp độ phát triển du lịch thế giới và khu vực, ngành du lịch

Việt nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Lượng khách du lịch quốc tế

đến Việt nam tăng hàng năm, nếu như năm 1999 mới chỉ có 1,018 triệu lượt

khác thì đến năm 1999 con số đó là 1,718 triệu lượt khách, tăng bình quân

13,6%/năm.

Theo dự báo, năm 2010 Việt nam sẽ đón tiếp và phục vụ khoảng 6 triệu

lượt khác quốc tế và đến năm 2020 con số này sẽ là 10 triệu lượt khác. Trong

những năm tới luồng khách du lịch quốc tế đến vùng Đông Nam á chủ yếu vẫn

từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Úc nên Việt nam phải có những định

hướng chiến lược thu hút và duy trì loại khác quốc tế này. Mặt khác, thị trường

khách Pháp, Nhật vẫn là thị trường quan trọng và truyền thống của Việt nam.

Tuy nhiên, cũng phải kể đến thị trường tiềm năng là Trung Quốc, mấy năm

gần đây Trung Quốc luôn là nước gửi khác nhiều nhất sang Việt nam. Trong

tương lai không xa, khách từ các nước ASEAN sẽ đến Việt nam nhiều hơn do

các điều kiện đi lại, tình hình xã hội, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và

các nước ASEAN được đẩy mạnh. Việc nối tour đường bộ Malaysia,

Singapore, Myanma với tuyến du lịch Đông dương ( Việt nam - Lào -

74

74

Page 75: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Campuchia) sẽ khép kín lộ trình khách Quốc tế 3 Đông Nam á, mở ra cho

nước ta nhiều cơ hội để khai thác và phát triển du lịch với các hình thức hấp

dẫn theo phong cách và truyền thống văn hóa Việt nam.

Bảng 13 : Dự báo số khách du lịch Quốc tế và doanh thu xã hội

từ du lịch Việt nam thời kỳ

Chỉ tiêuNăm

Số lượng khách du lịch Quốc tế

(ngàn lượt/người)

Doanh thu xã hội từ du lịch (triệu USD)

2005 3100 16742010 6000 39002020 10000 8400

Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty TIC trong thời gian tới.

1. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, phương hướng đã được hoạch định

sẵn nhằm nâng cao, duy trì sự hoạt động du lịch quốc tế của Công ty.

Thực hiện công tác chỉ đạo sát sao của Bam Giám đốc Công ty nhằm

tiếp thu các kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như thiết lập, phát

huy các mối quan hệ của Công ty với các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai

thác mở rộng thị trường khách du lịch. Có quan hệ tốt với các nhà

cung ứng hiện có để tạo ra sự ổn định về nguồn khách. Tích cực công

tác thăm dò tìm kiếm thị trường, đặt văn phòng đại diện hauy chi

nhánh taị nước ngoài: Du lịch là ngành sản xuất ra loại “hàng hoá vô

hình”. Sự tiêu dùng sản phẩm du lịch cũng như các dịch vụ hỗ trợ bổ

sung đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và ngươì bán.

Chính vì vậy để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác tốt

75

75

Page 76: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

nhất nguồn khách, việc đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài là cần

thiết.

3. Công ty phải lựa chọn cho mình một hướng đi rõ ràng tức là chú

trọng tới hoạt động du lịch hay là làm các dịch vụ bổ sung cho hoạt

động du lịch. Trong tình hình hiện nay, việc Công ty thực hiện làm

các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch với vai trò trung gian

hưởng hoa hồng là rất cần thiết, có thể duy trì sự hoạt động của

Công ty. Tuy nhiên chú trọng quá nhiều đến hoạt động này sẽ làm

mất đi ưu thế được phép kinh doanh du lịch quốc tế của Công ty ,

ảnh hưởng tới hướng đi của Công ty sau này.

4. Thiết lập các phương án kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh của

doanh nghiệp như các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân

phối...Đồng thời kết hợp với công tác dự báo hoạt động du lịch, xu

hướng du lịch tại thị trường Việt Nam để từ đó đưa ra những lựa

chọn chính xác nhất, có hiệu quả cao nhất.

5. Nâng cao năng lực hoạt động, mở rộng phạm vi phục vụ du khách

trong đó việc đẩy mạnh tiến độ thi công và đưa vào sử dụng khách

sạn 14B Trần Bình Trọng là việc làm cần thiết... bên cạnh đó sửa

chữa , nâng cấp hệ thống nhà nghỉ trước đây tại các tỉnh thành phố

trong cả nước để đưa vào khai thác và sử dụng với phương châm

Công ty và cơ quan chủ quản địa phương cùng đầu tư và khai thác.

việc thu hút vốn đầu tư cho cơ sở vật chất do phòng tài chính – kế

toán của Công ty đảm nhiệm, tận dụng mọi khả năng để tăng cường

nguồn vốn từ Công ty, từ liên đoàn lao động Việt Nam hay vốn từ

công nhân viên hay vốn từ trái phiếu với lãi xuất của ngân hàng nhà

nước. Hình thức thu hút vốn qua trái phiếu chỉ sử dụng trong nội bộ,

nhất thiết phải có sự chấp thuận từ phía Tổng liên đoàn lao động Việt

Nam và phải tuân theo một quy chế riêng. Mặc nhiên, vay vốn từ

ngân hàng vẫn là hình thức hay được sử dụng

76

76

Page 77: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TIC.

1. Giải pháp đối với công ty.Mặc dù hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế tại công ty du lịch và tư

vấn quốc tế vẫn có những bước phát triển qua từng năm song xét về qui mô,

hoạt động này vẫn còn quá nhỏ so với các đơn vị cùng ngành. Để có thể nâng

cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế cũng như tăng năng lực cạnh tranh,

trở thành một công ty du lịch lớn tương xứng với vị trí của công ty do Tổng

liên đoàn lao động Việt Nam thành lập. Công ty TIC cần phải thực hiện đồng

bộ một số công việc sau :

1.1. Xây dựng lại cơ cấu tổ chức của phòng du lịch quốc tế .Chúng ta biết rằng đối với mỗi tổ chức, mỗi đơn vị kinh tế thành công

hay thất bại trong kinh doanh phần lớn bị chi phối bởi nhân tố con người là

Trung tâm của mọi hoạt động – chính vì lẽ đó, việc sử dụng thành công nhân

tố con người đã là một bước thành công cơ bản của doanh nghiệp.

Xét về cơ cấu tổ chức của phòng Du lịch quốc tế, hiện nay phòng du lịch

quốc tế có 6 cán bộ công nhân viên bao gồm : một trưởng phòng, một phó

phòng, 2 chuyên viên du lịch và 2 hướng dẫn viên du lịch.

Về chức năng nhiệm vụ ;

- Trưởng và phó phòng thay nhau làm công tác lao động (nếu một trong

2 người vắng mặt) phó phòng thực hiện nhiệm vụ xây dựng các chương trình

du lịch, làm công tác quản lý tài chính, lương thưởng cho cán bộ công nhân,

nhân viên …. Để từ đó báo cáo lên trưởng phòng để trưởng phòng ký duyệt .

Trưởng phòng được phép thay mặt công ty ký kết các hợp đồng về du

lịch, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về du lịch thông qua đó để tìm

kiếm nguồn khách….

- Hai chuyên viên du lịch cùng làm công tác hỗ trợ phó phòng trong việc

lập các chương trình du lịch, thực hiện việc xin cấp hộ chiếu, Visa, nhận đặt vé

77

77

Page 78: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

máy bay, đặt phòng khách sạn (đôi khi 2 cán bộ này còn kiềm luôn cả công

việc hướng dẫn viên du lịch).

- Hai hướng dẫn viên du lịch công việc chính của 2 nhân viên là làm

hướng dẫn viên song họ cũng có thể trở thành các nhân viên tiếp thị (nếu cần)

để quảng cáo, giới thiệu các chương trình du lịch đến với công chúng hoặc trở

thành các nhân viên văn phòng.

Có thể thấy rằng, với cách bố trí nhân lực như vậy sẽ tận dụng tối da được

năng suất làm việc của cán bộ trong phongf, tiết kiệm được nhiều chi phí liên

quan. Tuy nhiên nó lị nảy sinh ra một vấn đề đó là sự chuyên môn hoá công

việc. Tính chuyên môn hoá ở đây thể hiện ở khả năng thành thục của cán bộ

đối với công việc, khả năng chuyên sâu trong công việc đó.

Sự chuyên môn hoá công việc phản án sự tập trung của bộ phận cán bộ

vào từng công việc cụ thể tránh để tình trạng một cán bộ làm nhiều công việc

trong cùng một lúc mà khong có sự chuyển sâu. Để có thể làm được điều đó

công ty cần phải tách rời hoạt động kinh doanh ra thành từng công việc cụ thể

và được giao cho từng người cụ thể.

Sự bất hợp lý trong việc bố trí cơ cấu tổ chức kinh doanh của phòng Du

lịch quốc tế còn gây ra nhữngkhó khăn nhất định trong công tác quản lý.

Với cách bố trí như vậy nhà quản lý chỉ còn có thể quản lý con ngời hơn

lf công việc, thể hiện ở chỗ do nhân sự thì ít, khối lượng công việc kinh doanh

lại lớn hơn từ khâu quảng cáo, tiếp thị, lập chương trình đên dẫn khách và điều

hành thì khi trong mùa du lịc tất cả các con người ở đay đều phải làm nhiều

công việc khác nhu với cường độ cao. Và vì thế tính chính xác và hiệu quả đối

với mỗi công việc là không lớn. Trong vai trò của người quản lý, họ chỉ có thể

quản lý được cường độ hoạt động của nhân viên mà khó có thể nhìn nhận được

mức độ hoàn thành của công việc họ làm…

Từ những tồn tại hực ttế đó, để tạo ra tính hiệu quả công việc, sự thuận

tiệp trong công tác quản lý cũng như để tạo điều kiện kinh doanh và phát triển

sau này. Công ty cần bố trí sắp xếp lại như sau:

78

78

Page 79: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức lại phòng Du lịch quốc tế

Các bộ phận nay có được quản lý trực tiếp từ ban quản lý chung, đồng

thời các bộ phận này có sự liên quan trực tiếp với nhau. Sự phân chia này làm

cho các bộ phận có các chức năng riêng biệt, dễ dàng trong quản lý. Các chức

năng riêng của từng bộ phận:

* Bộ phận kinh doanh lữ hành: với nhiệm vụ bán các chương trình du

lịch cho khách, thực hiện chúng thông qua các đại lý, chi nhánh công ty. Cung

cấp cho du khách tối đa các loại hình dịch vụ cần thiết cho chuyến đi lu lịch

như vé máy bay, khách sạn, vé tham quan thắng cảnh cũng như các loại hàng

hoá mà Công ty có khả năng kinh doanh. Bộ phận này có thể liên lạc trực tiếp

với Phòng Thương mại – dịch vụ của Công ty cùng kinh doanh. Kết hợp với

phòng Du lịch nội địa để sử dụng đội xe của Công ty cũng như thực hiện tốt

các chương trinhf du lịch tại Việt Nam. Đây là bộ phận kinh doanh trực tiếp,

đòi hỏi phải có nguồn nhân sự lớn, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên.

* Bộ phận nghiên cứu thị trường: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản

lý với nhiệm vụ: chủ động tìm kiếm thị trường, tìm hiểu phân tích các thông

tin về thị trường đó như mức độ nhu cầu, tâm lý khách, độ tuổi mức chỉ tiêu,

thu nhập… để từ đó báo cáo lên Ban quản lý tìm cách xâm nhập vào thị trường

79

79

Ban quản l hoý ạt động du lịch quốc tế

Bộ

phận kinh

doanh

lữ h nhà

Bộ

phận nghi n êcứu thị trườn

g

Bộ

phận kinh

doanh

chiến

lược

Bộ

phận

quảng

cáo

Bộ phận tài chính kế toán

Page 80: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

đó, ký kết các hợp đồng du lịch. Đồng thời bộ phận này có chức năng lập ra

các chương trình du lịch, các chính sách giá cả, sản phẩm… đối với từng thị

trường. Với khối lượng công việc lớn như vậy nhất thiết phải có một số lượng

lớn cán bộ, với trình độ chuyên môn cao trong bộ phận này, nếu có thể tách

thành từng nhóm.

* Bộ phận kinh doanh chiến lược: có chức năng dự báo tình hình phát

triển của các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, xây dựng các

phương án kinh doanh, chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện của Công

ty, đồng thời dự báo nhu cầu du lịch của các thị trường. Thông qua các số liệu

thống kê của bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này có thể định hwngs

phát triển cho Công ty trong thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó bộ phận này còn

lập ra các phương án đầu tư, các chính sách sử dụng vốn, ngân sách của Công

ty để đem lại hiệu quả cao nhất.

* Bộ phạn tài chính kế toán: Vì phòng Du lịch quốc tế được phép kinh

doanh độc lập tự hạch toán kinh doanh nên bộ phận này có nhiệm vụ như

phòng kế toán của Công ty.

* Bộ phận quảng cáo: lập và thực hiện các chương trình quảng cáo, giới

thiệu về Công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế ra công chúng, lựa chọn hình

thức quyết định, phương tiện quảng cáo sao cho du khách dễ dàng tiếp nhận và

đến với Công ty.

* Ban quản lý hoạt động Du lịch quốc tế có các chức năng:

+ Tham gia các hội chợ, triển lãn du lịch có thể giới thiệu về Công ty,

tìm hiểu thị trường du lịch quốc tế.

+ Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, có ý kiến chỉ

đạo kịp thời có các phát sinh đột biến.

1.2. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, khai thác và mở rộng thị trường.

Đối với hoạt động kinh doanh quốc tế, lựa chọn thị trường mục tiêu và

làm thế nào để kinh doanh tại thị trường đó là vấn đề đầu tiên đối với mỗi

80

80

Page 81: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

doanh nghiệp. Trong những năn qua, Công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế

đã tham gia các hội chợ ký kết các hợp đồng du lịch, hợp đồng trao đổi khác

nhằm tìm kiếm và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty đã tham gia ký kết được với 22 tổ chức du lịch của 18 quốc gia

khác nhau, điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của tập thể ban lãnh đạo của

Côgn ty cũng như của trưởng phó phòng du lịch quốc tế. Mặc dù vậy, với con

số khách vào Việt Nam năm 1998 thông qua công ty là 292 người thì đó là một

con số quá nhỏ so với tiềm năng của Công ty. Chính vì thế Công ty cần đánh

giá lại kết quả này.

Nguyên nhân về phía Công ty:

+ Do vốn nhỏ không thể đảm bảo một lượng khác đông trong khi mùa

du lịch lại ngắn.

+ Tính hấp dẫn trong các chương trình của Công ty chưa cao nhiều khi

còn dập khuôn của các hãng lớn.

+ ít có sự chủ động tìm kiếm nguồn khách từ thị trường nước ngoài mà

có tư tưởng chờđợi nguồn khách do các hãng đã ký hợp đồng với Công ty

mang lại.

+ Do tình hình cạnh tranh bất bình đẳng của các hãng du lịch trong nước

trong việc đánh giá cả cuả chương trình du lịch.

* Xác định thị trường mục tiêu:

Khi lựa chọn một thị trường nước ngoài, công ty cần xây dựng cho mình

một hệ thống các chỉ tiêu cần thiết như:

+ Thu nhập quốc dân bình quân đầu người GDP/người.

+ Tổng dân số, tốc độ tăng trưởng

+ Tổng số khách hàng tiềm năng

+ Nhu cầu, mong muốn và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm du lịch của

khách hàng,

+ Mức chi phí cho các chương trình du lịch

81

81

Page 82: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

+ Các điều kiện về luật pháp (cụ thể là các quy định với khách du

lịch)v…. để từ đó công ty lựa chọn cho mình thị trường, thị phần thích hợp,

xác định cách thức phân phối, chính sách giá cả cho phù hợp.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam cũng như của Công ty TIC hiện

nay, các mối quan hệ bạn hàng lâu năm, truyền thống đã và đang có tác động

tích cực tới sự phát triển. Theo câu nói của người dan Ucraina “Một người

bạn cũ bằng hai người bạn mới” thì công ty cần chú trọng tới khách hàng

truyền thống. Tuy nhiên,v do khả năng kinh doanh có hạn thì chỉ nên chọn một

số thị trường tiềm năng hơn là phục vụ có tính dàn trải mà hiệu quả lại không

cao.

Đối với khách nội địa: Tiếp tục duy trì các mối quan hệ với các tổ chức

công đoàn trong nước, tổ chức phục vụ các nguồn khách này. Thu hút thêm

các khách không phải do các tổ chức công đoàn gửi tới.

Đối với thị trường nước ngoài: Từ các chỉ tiêu cụ thể đã đặt ra Công ty

nên chọn một hoặc hai thị trường trọng tâm đầu tư mạnh vào khai thác các thị

trường đó. Với các thị trường còn lại công ty vẫn duy trì hoạt động song mức

độ chú trọng không lớn. Trong các thị trường mà công ty đang có quan hệ thị

trường Trung Quốc nổi lên như là một thị trường đây tiềm năng.

+ Trung Quốc trong vài chục năm gần đây đạt mức tăng trưởng kinh tế

với tốc độ cao vào hàng nhất nhì thế giới (Từ năm 1967 đến nay tốc độ tăng

trưởng trung bình 8,3%/năm), thu nhập quốc dân cũng ơ rmức 730 USD đầu

người/năm (chưa tính Hồng Kông) (Theo số liệu của WB).

+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản Trung Quốc.

+ Tiếp gián trực tiếp với biên giới phía Bắc Việt Nam, giao thông đường

bộ, đường sắt, đường không thuận lợi.

+ Có nền vưn hoá đa dạng đặc sắc. Có thể coi Trung Quốc là cái nôi của

nền văn minh nhân loại.

82

82

Page 83: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

+ Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết các hiệp định về tổ chức du lịch,

để tạo thuận lợi cho khách du lịch, các tổ chức du lịch của hai nước.

+ Đồng tiền Trung Quốc có tính ổn định tương đối cao. Bên cạnh đó,

trong xu hướng phát triển du lịch thế giới công ty cũng có lựa chọn thị trường

ở Châu á Thái Bình Dương để làm thị trường mục tiêu vì ở đây có nền văn hoá

tương đồng với Việt Nam.

1.3.Vận dụng linh hoạt chính sách marketing hỗn hợp.Chính sách Marketing hỗn hợp là một công cụ đắc lực trong việc theo

đuổi các mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính sách Marketing

thành công khi và chỉ khi tất cả 4 chính sách trên đều phát huy tác dụng.

1.3.1. Chính sách sản phẩm :Để tạo được các sản phẩm có sức cạnh tranh, thu hút được khách, chi

nhánh cần quan tâm đến hai khía cạnh : Một là, đa dạng hoá sản phẩm, hai là,

nâng cao chất lượng sản phẩm.

* Đa dạng hoá sản phẩm :

Nhu cầu du lịch rất đa dạng và phong phú, để đáp ứng nhu cầu việc đa

dạng hoá sản phẩm du lịch là việc làm rất cần thiết đối với OSC - Hà Nội hiện

nay.

Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở xây dựng các chương trình du lịch

mới, cải tiến các chương trình du lịch trên cơ sở các chương trình du lịch đã

có.

Những sản phẩm du lịch này hướng vào các thị trường mục tiêu của chi

nhánh :

+ Thị trường khách

- Hoàn thiện các chương trình du lịch các nước Đông Nam Á (Thái Lan,

Singapore, Malaysia, Lào…)

- Mở các tuyến, điểm du lịch mới sang Trung Quốc.

- Khảo sát, xây dựng các chương trình sang các nước Châu Âu.

+ Thị trường khách nội địa :

Cần xây dựng các chương trình du lịch cho người Việt Nam đi du lịch ở

trong nước với khoảng thời gian và giá cả phù hợp. Các chương trình du lịch

83

83

Page 84: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

biển và lễ hội cần được xây dựng chi tiết về lịch trình và độ dài hợp lý của

chương trình.

Ngoài ra, chi nhánh nên nghiên cứu tổ chức các chương trình cho các

đối tượng khách khác nhau như những người về hưu, cho sinh viên, học sinh…

và đặc biệt là chương trình du lịch cuối tuần cho cả dân thủ đô Hà Nội và các

vùng phụ cận.

* Nâng cao chất lượng sản phẩm :

- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức xây dựng các chương trình du

lịch.

- Nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo tuyên truyền.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức thực hiện các chương trình du

lịch.

+ Vận dụng mô hình tour manager trong việc giám sát, quản lý chất

lượng chương trình du lịch. Tour manager là người tổ chức, giám sát thực hiện

chương trình ở các bộ phận nhưng đứng trên góc độ của khách du lịch.

+ Giám sát việc thực hiện chương trình ở từng bộ phận từ điều hành,

hướng dẫn đến lái xe thông qua việc giữ mối liên hệ thường xuyên với họ

trong suốt chuyến đi và báo cáo kết quả sau mỗi chuyến đi thông qua hướng

dẫn viên và phiếu nhận xét của khách.

+ Giám sát chất lượng của các nhà cung cấp qua sự phản hồi của khách

và đánh giá của hướng dẫn viên.

- Nâng cao chất lượng phục vụ sau khi có sự rút kinh nghiệm thực tế và

thực hiện chương trình du lịch.

+ Hoàn thiện bản báo cáo của hướng dẫn viên và phiếu nhận xét cảu

khách du lịch.

+ Xử lý các thông tin sau mỗi chuyến đi, phân loại khách và đưa các

đánh giá ra các đánh giá về đặc điểm tiêu dùng của từng loại, các dự báo về xu

thế thị trường khách để có những thay đổi kịp thời cho các chương trình sau.

1.3.2. Chính sách giá cả :Để thu hút khách và tăng lợi nhuận, chi nhánh cần sử dụng chính sách

giá cả như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài chu kỳ sống của sản

phẩm.

84

84

Page 85: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Đối tượng khách của chi nhánh phần lớn là những người có khả năng

thanh toán trung bình và thấp. Do đó, mức giá đối với họ có một ý nghĩa quan

trọng trong việc quyết định mua các chương trình du lịch của chi nhánh.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường chi nhánh cần có những biện pháp

làm giảm giá thành các chương trình du lịch :

- Duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch, lựa chọn

cơ sở cung cấp có giá hợp lý nhất.

- Linh hoạt trong việc thay đổi giá chương trình du lịch ở đầu vụ, trong

vụ và cuối vụ.

- Áp dụng chế độ giá có FOC (Free of Charge) cho những đoàn khách

lớn.

- Chi nhánh cũng cần thường xuyên tham gia khảo giá của các Công ty

du lịch để nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp.

1.3.3. Chính sách phân phối :Hiện nay sản phẩm du lịch (chương trình du lịch) của Chi nhánh được

qua hai kênh : Trực tiếp qua Chi nhánh và qua các đối tác gửi khách. Nhưng

hiện nay các chương trình du lịch chủ yếu được bán trực tiếp qua Chi nhánh tới

khách du lịch.

Trong thời gian tới Chi nhánh nên liên doanh liên kết hợp tác trong việc

phân phối (liên kết ngang sẽ được đề cập ở mục 3.4 dưới đây) sản phẩm -

chương trình du lịch.

Tuy nhiên kênh phân phối này cũng có nhược điểm là :

- Chi nhánh không kiểm soát được giá các tổ chức trung gian bán cho

khách do vậy chiến lược giá thấp bị mất tác dụng.

- Khi có biến động về giá cả các sản phẩm của các nhà cung cấ sản

phẩm, chi nhánh khó kkăn trong việc đàm phán lại giá của mỗi loại chương

trình du lịch.

3.4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương :

Để mở rộng quan hệ hợp tác với các Công ty du lịch, nhà cung cấp sản

phẩm du lịch khác thu hút được nhiều khách đến với Chi nhánh, OSC - Hà Nội

cần đẩy mạnh các hoạt động sau :

- Tăng ngân sách cho quảng cáo.

85

85

Page 86: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

- Tăng cường hình thức quảng cáo truyền thống như tờ rơi, tập gấp hoặc

trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thường xuyên gửi chào bán các chương trình đến các đối tác, bạn hàng

của chi nhánh.

- Cử nhân viên, các cộng tác viên của mình đi chào bán các chương trình

du lịch của các công ty, xí nghiệp, trường học…

- Gửi thư mời và chương trình du lịch tới các công ty, xí nghiệp… ở các

tỉnh lân cận.

1.4. Tăng cường mối liên hệ trực tiếp với các phòng ban, chi nhánh của công ty.

Hiện ny công ty TIC có 4 chi nhánh của mình tại các tỉnh, thành phố

bao gồm:

167 Trần Quốc Toản quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

132 Triệu Nữ Vương thành phố Đà Nẵng

119 Minh Khai thành phố Nam Định

và các chi nhánh tại thị trấn Xuân Hoà - Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc.

Đây có thể oi là đầu mối khách du lịch của Công ty từ Hà Nội lên phía

Bắc, Hà Nội vào Nam.

Để liên kết chặt chẽ với các chi nhành này trụ sở công ty tại Hà Nội phải

không ngừng trao đổi thông tin với chi nhánh về các chuyến du lịch, chương

trình hoạt động kinh doanh, trao đổi nhân sự giữa các chi nhánh tạo cơ hội cho

các nhân viên.

Thực sự đây là điều rất cần thiết, Ban giam đốc sẽ dễ dàng quản lý hoạt

động giữa các thành viên trong công ty đồng thời các chi nhánh cũng có thể

cùng nhau nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám

đốc. Trong quá trình hoạt động giữa trụ sở chính của công ty và các chi nhánh

cần có quan hệ mật thiết hơn nưã trong trao đổi với khách, uỷ quyền và nhận

uỷ quyền các chuyến du lịch theo phạm vị lãnh thổ hoạt động. Khi mà hệ

thống thông tin ngày càng trở lên hiện đại, các công việc này trở nên dễ dàng

và thuận lợi hơn tạo ra sự thống nhất và đồng bộ tránh sự mâu thuẫn, trái

ngược trong các hoạt động giữa các chi nhánh trong cùng công ty.

86

86

Page 87: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Việc liên kết này không chỉ có ý nghĩa trong vấn đề tạo ra sự thống nhất

và đồng bộ trong quá trinhg hoạt động mà nó còn góp phần làm tăng sách cạnh

tranh của công ty, tăng khả năng phân phối. Công ty sẽ dễ dàng đưa sản phẩm

của mình tới khách hàng tại các tỉnh thành phố trong cả nước, tăng khả năng

về vốn bớị hợp nhất của chi nhánh với Công ty giúp công ty đủ sức cạnh tranh

hơn nữa trên thị trường.

Bên cạnh đó mối liên hệ nội bộ giữa các phòng ban trong Công ty tại Hà

Nội cũng cần được Ban giám đốc chú ý và tăng cường.

Phòng du lịch Quốc tế có thể liên hệ trực tiếp, uỷ quyền cho các phòng

du lịch nội địa, đội xe của công ty trong việc đưa đón, vận chuyển du khách

thực hiện các chuyến đi tại Việt Nam vừa làm tăng mối du lịch nội địa, công

việc cho phòng du lịch nội địa, vừa giảm được sức ép công viêc của phòng khi

mà nhân sự quá thiếu. Đồng thời phòng quảng cáo, phòng dịch vụ, phòng kinh

doanh bất động sản cũng có thể giúp phòng du lịch Quốc tế trong công việc về

quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bổ sung

cho mỗi chuyến đi du lịch do phòng Quốc tế đảm nhận. Hơn nữa việc liên hệ

này không chỉ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của từng phòng mà nó còn

thúc đẩy guồng máy hoạt động chung của toàn công ty để đạt hiệu quả như

mong muốn.

1.5. Tăng cường bổ sung nguồn nhân lực trong phòng. Xây dựng các chính sách tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực.

Hiện nay phòng du lịch Quốc tế bao gồm 6 người. Với số người như

vậy thì khó có thể làm đầy đủ mọi công việc mà hoạt động du lịch quốc tế đặt

ra từ tiếp thị, nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch quản lý, hướng dẫn

viên… Vì vậy công ty cần được bổ sung thêm nhân sự để hoàn thành tốt mọi

công việc.

+ Trong công tác tuyển chọn: Có thể chọn theo nhiều phương pháp khác

nhau như phỏng vấn trực tiếop, phỏng vấn gián tiếp và theo các tiêu thức mà

công việc đòi hỏi như:

87

87

Page 88: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

- Trình độ chuyên mô: tùy thuộc công việc đòi hỏi người lao động phải

có trình độ nhất định. Ví dụ là làm quản lý thì nhất thiết phải có trình độ quản

trị kinh doanh hoặc có thêm bằng luật.

- Mức độ yêu thích công việc: tuyển chọn thông qua phỏng vấn trực tiếp

để có thể đánh giá được mức độ yêu thích công việc của người lao động. Từ đó

công ty có thể xác định được tính ổn định trong nhân sự mà có chính sách phù

hợp để phát triển.

- Khả năng điều kiện làm việc.

- Hoàn cảnh gia đình

- Các công việc đá làm, mối quan hệ với các ông chủ cũ: Đây cũng là

một chỉ tiêu để đánh giá người lao độngd. Thông qua chỉ tiêu này công ty có

thể đặt người lao động vào đúng vị trí của họ để làm tăng hiệu quả công việc.

Đồng thời chỉ tiêu này cũng giúp cho người quản lý dễ dàng quản lý người lao

động hơn.

Thông qua các chỉ tiêu đó công ty có thể lựa chọn những người vào làm

thích hợp, đánh giá được mức độ lâu dài của người đó với công việc định

làm…

Việc tuyển chọn nhân viên cũng có thể thực hiện qua quá trình thử việc.

Công ty giao cho một số người tham gia thi tuyển thực hiện một số công việc

nào đó, sau một thời gian nhất định từ 1 đến 3 tháng công ty sẽ đánh giá họ

qua mức độ hoàn thành công việc và nhận họ vào làm. Tuy nhiên cách này rất

tốn kém và phiền phức vì phải có người giám sát họ.

Nguồn tuyển chọn lao động thường được xuất phát từ các trường Đại

học, cao đảng đào tạo về du lịch hoặc từ các trung tâm giới thiệu việc làm.

Thông thường nếu cần người làm trong công tác quản lý, điều hành hay nghiên

cứu về thị trường thì chọn từ các sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội, nếu cần hướng dẫn viên thì từ trường trung cấp du lịch…

88

88

Page 89: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

1.6. Tiến hành tham gia liên doanh liên kết trong kinh doanh du lịch.Trong quá trình kinh doanh của mình, công ty TIC nên xem xét tới khả

năng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để có thể nâng

cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. ở hoàn cảnh hiện any, công ty TIC

đã có một số lợi thế để tiến hành liên doanh. Đó là:

- Có những mối quan hệ quan trọng mà các hãng du lịch khác không có

như quan hệ với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn lao động các

địa phương, có quan hệ với nhiều hãng du lịch đại diện cho Liên đoàn các

nước.

- Cơ sở vật chất tương đối ổ định, đặc biệt là việc sắp xếp đưa vào khai

thác khách sạn 14B Trần Bình Trọng…

Mặc dù vậy Công ty cần phải tiến hành liên doanh liên kết để có thể

tăng cường được nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lý… để có thể mở rộng

hơn nữa hoạt động kinh doanh, nhất là trong vấn đề đầu tư vốn để xây dựng

các khu vui chơi giải trí. Hiện nay, ở Hà Nội đã có quy hoạch các khu vui chơi

tại các Công viên Lê Nin, Hồ Tây, Sóc Sơn song vẫn chưa đủ vốn để đầu tư.

Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể khai thác lĩnh vực kinh doanh mới

mẻ này.

2. Một số kiến nghị đối với nhà nước.Để xây dựng và phát triển công tyTIC theo đúng xu thế chung của du

lịch Việt Nam và thế giới, để Công ty có thể phát triển tương xứng với công ty.

Công ty không thể một mình mà có thể đi lên được mà cần có sự thay đổi của

toàn bộ hệ thống các ngành phục vụ du lịch. Những sự thay đổi đó là:

2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:Khách du lịch nước ngoài vẫn kêu ca rằng du lịch Việt Nam không có

những khu vui chơi giải trí tương xứng. Ngoài các khu vui chơi như Saigon

Water Park, công viên Đầm Sen, khu du lịch Suối tiên tại Thành phố Hồ Chí

Minh thì không còn một nơi nào có được các khu giải trí như vậy, ngay cả tại

thủ đô Hà Nội. Vì thế thờigian lưu trú của khách du lịch tại Việt Nam luôn

89

89

Page 90: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

luôn thấp hơn thời gian lưu trú của khách tại các nước trong khu vực như ở

Singapore, Indonexia, hay Thái Lan. Thông thường khách ở lại Thái Lan 7

ngày, ở Indonexia 8 ngày, ở Philippin 12 ngày trong khi ở Việt Nam 4-5 ngà.

Hệ thống giao thông vận tải vào các khu du lịch chưa được quan tâm chú trọng

đầu tư. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nơi có địa điểm du lịch

thường chỉ quan tâm tới bảo vệ tu sữa các khu du lịch đó một cách thích đáng

dẫn tới tài nguyên du lịch có khả năng bị hủy hoại, vừa gây ảnh hưởng đến môi

trường sinh thài, vừa ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch của cả hãng du lịch và

dân cư địa phương.

Việc đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hòi nhà nước Việt Nam và các

tổng cục du lịch Việt Nam cần ban hành các quy chế quản lý. Khai thác và qui

hoạch khu du lịch, các hoạt động du lịch. Rất may mới đây ngày 23/2/1999 văn

phòng Chủ tịch nước đã công bố pháp lệnh du lịch đeực Uỷ ban thường vụ

Quốc hôk thông qua ngày 8/2/1999.

Pháp lệnh này gồm 9 chương 56 điều với các qui định về bảo vệ, khai

thác và sử dụng phát triển tài nguyên du lịch, xúc tiến du lịch, các quy định về

khách du lịch kinh doanh du lịch, hợp tác Quốc tế về du lịch… Đây là một việc

làm rất hợp thời và cần thiết, Pháp lệnh sẽ giúp cho các đơn vị kinh doanh du

lịch có hàng lang pháp lý chung để cạnh tranh và hoạt động.

2.2. Cải tiến lại các phương pháp quản lý hành chính.Đây là yêu cầu muon thuở đối với quản lý hànhchính chủa Việt Nam từ

nhiều năm qua. Mặc dù nhà nước ta đã đặt ra qui định quản lý một cửa để

thuận lợi cho người dân song nó lại phát sinh ra vấn đề “ 1 cửa và rất nhiều

chìa khoá”. Lấy ví dụ trong việc cấp VISSA: “ Khách nước ngoài khi vào Việt

Nam phải mất 5-7 ngày để chờ đợi lấy VISA, các chi phí cho làm VISA

thường là 25USD song để lấy được VISA các phụ phí phát sinh từ hai đầu cho

những dịch vụ lòng vòng khó kiểm soát có thể lên tới vài trăm USD” (Trích từ

tuần du lịch số tết Kỹ Mão 1999).

90

90

Page 91: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Sự phát sinh các phụ phí, kéo dài thời gian lấy VISA đã làm khách du

lịch nản lòng khi đến Việt Nam, đã có những đoàn khách quốc tế khi tới sát

biên giới Việt Nam song họ đành phải sang du lịch tại quốc gia thứ 2 vì qua

mất thời gian cho chuyển thủ tục.

Một điều cần quan tâm nữa trong công tác hành chính đó là công tác

quản lý giá cả. Việc đặt ra các chi phí lệ phí một cách tuỳ tiện của một số đơn

vị quản lý du lịch cũng tác động không nhỏ tới tâm lý khách du lịch tại Việt

Nam. Hiện nay ở Việt Nam chế độ 2 giá vẫn như là đang được sử dụng như là

một giải pháp đối với các nhà quản lý dịch vụ du lịch. Đơn cử mọt dẫn chứng,

tại khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám về tham quan đối với người

Việt Nam là 1.000đồng trong khi phí đối với khách nước ngoài là 12.000đ…

Không chỉ rieng tại khu di tích Văn Miếu mới có hiện tượng này mà ở hầu hết

các khu du lịch đều có hiện tượng 2 giá. Điều đáng quan tâm ở đây không phải

chỉ là vấn đề gây khó chị cho khách mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác

quản lý. Trong khi nhà nước Việt Nam thắt chặt công tác quản lý ngoại tệ tại

các doanh nghiệp thì họ lại thả lỏng việc quản lý ngoại tệ tại các nơi này. Việc

chuyển đổi ngoại tệ tại cácnơi này diễn ra một cách tự do, Khách du lịch có thể

thanh toán bằng đồng đô la (USD). Tại quốc gia khác việc quy định các mức

giá chỉ được yết bằng đồng bản tệ, vì thế khách không thể sử dụng đồng ngoại

tệ để thanh toán mà phải ra các ngân hàng qui đổi chi tiêu. Có như vậy việc

quản lý ngoại tệ cũng dễ dàng và khách hàng cũng nhanh chóng trong việc

thanh toán.

2.3. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.Cơ sở hạ tầng của Việt Nm nói chung và trong ngành du lịch nói riêng

đều rất thiếu và yếu so với các nước trong khu vực. Lý do đơn giản đó là kinh

phí để đầu tư của Việt Nam là rất thiếu. Không còn cách nào khác để có thể

phát triển ngành du lịch một cách đúng hướng, Việt Nam cần thu hút đầu tư

nước ngoài vào ngành du lịch nhiều hơn nữa.

91

91

Page 92: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

Tính đến năm 1998 toàn ngành du lịch đã có 275 dự án đầu tư với tổng

số vốn đăng ký 11,2 tỷ USD và vốn thực hiện được 2,7tỷ USD. So với tổng số

vốn và số dự án đầu tư vào Việt Nam thì số vốn đầu tư vào ngành du lịch

chiếm tới 9,97% tổng số dự án đã được cấp giấy phép. Nhờ có FDI nhu cầu về

phòng ở, nơi làm việc của người nước ngoài nơi vui chơi giải trí đã có những

bước tiến đang kể. Hiện tại ngành du lịch Việt Nam có hơn 60.000 + buòng

khách sạn trong đó có khoảng 35.000 buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hẳn người

Hà Nội còn chưa quên mãi đến đầu thập kỷ này toà nhà cao tầng nhất Hà Nội

chỉ là khách sạn 11 tầng nằm bên hồ Giảng Võ, cho tới nay Hà Nội đã mọc lên

nhiều khách sạn mới to đẹp hơn như Daewoo, Horizon, Sofitel Metropole,

Tung Shing Square tại số 2 Ngô Quyền. Xét về qui mô dự án các dự án có số

vốn trung bình 30 triệu USD. Tuy nhiên chỉ trong 6 tháng đầu năm 98 đã có 54

dự án xin ngừng chấm dứt dự án trước thời hạn do thiếu vốn, số vốn mà các dự

án trong cả nước xin chậm tiến độ triển khai xây dựng lên tới 6 tỷ USD.

Từ những vấn đề nêu trên chính phủ Việt Nam cũng như tổng cục du

lịch Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư nước

ngoài nếu như muốn du lịch Việt Nam có những bước phát triển mới. Tuy

nhiên cần đầu tư có trọng điểm, có quy hoạch cẩn thận nếu không sẽ xảy ra

tình trạng như các nước Đông Nam Á vừa qua, một cuộc khủng hoảng thừa về

khách sạn và phòng cho thuê.

92

92

Page 93: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

KẾT LUẬNHoà trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, công ty

du lịch và tư vấn đầu tư quốc tế (TIC) cũng như từng bước vươn lên và đạt

được những thành tựu quan trọng. Trong 12 năm hoạt động (1989 – 2001) từ

chỗ chỉ là một phòng ban nhỏ, vốn được cấp ít ỏi (293 triệu đồng) thì đến nay

nguồn vốn của công ty đã có hàng chục tỷ đồng, nếu như ban đầu côngty chỉ

hoạt động kinh doanh du lịch đơn thuần thì đến nay số ngành nghề kinh doanh

đã được mở rộng như quảng cáo, buôn bán bất động sản, kiều hối kinh doanh

dịch vụ… Điều đó thể hiện sự quyết tâm to lớn của Ban lãnh đạo công ty nhằm

đưa Công ty trở thành một đơn vị kinh doanh có hiệu quả và lớn mạnh.

Tiềm năng củadu lịch vẫn còn rất lớn song làm thế nào để khai thác và

sử dụng có hiệu quả những tiềm năng đó là điều mà các Công ty kinh doanh du

lịch cần phải làm.

Xuất phát từ những mục tiêu mà Công ty du lịch và tư vấn đầu tư quốc

tế đề ra trong những năm tới, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty về nhân

lực, đồng vốn, khả năng cạnh tranh… sau một thời gian thực tập, đi sâu tìm

hiểu tôi đã đưa ra một số giải pháp mang tính cụ thể để nhằm nâng cao hơn

nữa hiệu quả kinh doanh của công ty, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng như sử

dụng nguồn nhân lực. Những giải pháp ấy bắt nguồn từ quá trình tổng hợp,

phân tích số liệu, kết quả mà công ty đã thực hiện trong vòng 5 năm trở lại

đây. Rất tiếc do điều kiện số liệu còn hạn chế chỉ trong 5 năm nên bài viét này

chưa nêu lên được tính quy luật trong hoạt động kinh doanh của Công ty cũng

như của Phòng du lịch quốc tế.

Mặc dù vậy được sự giúp đỡ rất to lớn của tập thể cán bộ công nhân viên

trong Công ty cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Anh

Minh trong việc thu thập, xử lý thông tin bài viết đã được hoàn thành.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Anh Minh và

tập thể cán bộ trong công ty đã tận tình giúp đỡ để bài viết được hoàn chỉnh.

93

93

Page 94: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http:// luanvan.forumvi.com email: [email protected] Trang

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Marketing - Ngô Minh Cách, Phạm Minh Thắng - NXB Thống kê, 1994

2. Giáo trình kinh doanh quốc tế - PTS. Đỗ Đức Bình - NXB Giáo Dục, 1997

3. Giáo trình kinh tế du lịch - Khoa du lịch khách sạn ĐHKTQD

4. Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh - PTS. Mai Văn Bưu, PTS Mai

Kim Chiến - NXB Khoa học kỹ thuật, 1999

5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.

6. Tạp chí du lịch số 22/95, 37/96, 48/97, 49/97, 50/97, 51/97, 52/97, 53/97,

54/97, số 4/98, 7/98.

7. Tạp chí phát triển kinh tế số 55/95, 59/95.

8. Tạp chí kinh tế phát triển số 5/95.

9. Con số và sự kiện số 16/95.

10.Thị trường và giá cả số 1/96

11.Tạp chí cộng sản số 20/2000, 22/2000.

12.Du lịch và kinh doanh du lịch

94

94

Page 95: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http ://lu anvan.forum vi.com em ail: luanvan84@ gm ail.com Trang

MỤC LỤCTrang

L I M UỜ Ở ĐẦ ................................................................................................................1CH NG IƯƠ ......................................................................................................................4L LU N CHUNG V DU L CH QU C T VÀ HI U QU TRONG KINHÝ Ậ Ề Ị Ố Ế Ệ Ả

DOANH DU L CH QU C T .Ị Ố Ế ...............................................................4I. L LU N CHUNG V DU L CH QU C T .Ý Ậ Ê Ị Ố Ế ..................................................4

1. Kh i ni m v du l ch.á ệ ề ị ........................................................................42. Kh i ni m v du l ch qu c t :á ệ ề ị ố ế ...........................................................53. Ph n lo i du l ch qu c t .â ạ ị ố ế ...............................................................64. Vai tr c a du l ch qu c t .ò ủ ị ố ế ...........................................................7

4.1 Du l ch qu c t t o ngu n thu nh p ngo i t ng k cho tị ố ế ạ ồ ậ ạ ệ đá ể đấ n c.ướ ...........................................................................................8

4.2 T o i u ki n cho t n c ph t tri n du l ch.ạ đ ề ệ đấ ướ á ể ị ..........................84.3 Ti t ki m th i gian v t ng v ng quay c a v n u t :ế ệ ờ à ă ò ủ ố đầ ư ...........94.4 Du l ch qu c t l ph ng ti n qu ng c o kh ng m t ti n choị ố ế à ươ ệ ả á ô ấ ề

t n c du l ch ch nh .đấ ướ ị ủ à ...........................................................94.5 M r ng v c ng c c c m i quan h kinh t qu c t .ở ộ à ủ ố á ố ệ ế ố ế ...............9

5. C c nh n t nh h ng n ho t ng dul ch qu c t .á â ố ả ưở đế ạ độ ị ố ế ................106. Kinh nghi m ph t tri n ho t ng du l ch qu c t cua m t s n cệ á ể ạ độ ị ố ế ộ ố ướ

tr n th gi i.ê ế ớ .................................................................................136.1. c i m th tr ng du l ch qu c t .Đặ đ ể ị ườ ị ố ế ........................................136.2. Kinh nghi m ph t tri n ho t ng du l ch qu c t c a m t sệ á ể ạ độ ị ố ế ủ ộ ố

n c tr n th gi i.ướ ê ế ớ ....................................................................14II. KH I LU N V HI U QU TRONG KINH DOANH DU L CH QU C T .Á Ậ Ề Ệ Ả Ị Ố Ế .....24

1. Kh i ni m v n i dung kinh doanh du l ch qu c t .á ệ à ộ ị ố ế ..........................241.2 N i dung c a ho t ng kinh doanh du l ch qu c t .ộ ủ ạ độ ị ố ế ...................25

2. KH I NI M V PH N LO I HI U QU KINH DOANH.Á Ệ À Â Ạ Ệ Ả .............................262.1. Kh i ni m.á ệ ..................................................................................262.2. Ph n lo i hi u qu kinh doanh du l ch qu c t .â ạ ệ ả ị ố ế .........................272.3. S c n thi t c a vi c n ng cao hi u qu kinh doanh du l ch qu cự ầ ế ủ ệ â ệ ả ị ố

t .ế .............................................................................................293. C c ch ti u nh gi hi u qu kinh doanh du l ch qu c t .á ỉ ê đá á ệ ả ị ố ế ..........304. C c nh n t nh h ng t i hi u qu kinh doanh du l ch Qu c t : á â ố ả ưở ớ ệ ả ị ố ế

.....................................................................................................334.1. C c nh n t b n trong doanh nghi p :á â ố ê ệ ......................................334.2. C c nh n t b n ngo i doanh nghi p :á â ố ê à ệ .....................................34

CH NG IIƯƠ ..................................................................................................................37 TH C TR NG KINH DOANH DU L CH QU C T T I CÔNG TY DUỰ Ạ Ị Ố Ế Ạ

L CH VÀ T V N U T QU C T (TIC).Ị Ư Ấ ĐẦ Ư Ố Ế .............................37I.V I N T KH I QU T V CÔNG TY TIC.À É Á Á Ề ....................................................37

1. L ch s h nh th nh v ph t tri n c a c ng ty TIC .ị ử ì à à á ể ủ ô ......................372. C c u t ch c c a tr s c ng ty t i H n i ơ ấ ổ ứ ủ ụ ở ô ạ à ộ ............................423. V tr v vai tr c a ph ng du l ch qu c t trong C ng ty TIC-Hị í à ò ủ ò ị ố ế ô à

n i.ộ ................................................................................................454. i u ki n kinh doanh c a ph ng Du l ch qu c t .Đ ề ệ ủ ò ị ố ế ..........................46

II. TH C TR NG HO T NG V HI U QU KINH DOANH DU L CH QU CỰ Ạ Ạ ĐỘ À Ệ Ả Ị Ố T T I CÔNG TY TIC H N I. Ế Ạ À Ộ ..............................................................56

1.T nh h nh kinh doanh du l ch tr n th gi i trong nh ng n m qua.ì ì ị ê ế ớ ữ ă ....562.T nh h nh kinh doanh du l ch Vi t Nam trong nh ng n m qua.ì ì ị ở ệ ữ ă ......59

Bi u 3: S phát tri n s l ng khách s nể ự ể ố ượ ạ ....................................................62Bi u 4 : S phát tri n s l ng khách s nể ự ể ố ượ ạ ...................................................63

95

95

Page 96: Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc

http ://lu anvan.forum vi.com em ail: luanvan84@ gm ail.com Trang

N mă ...........................................................................................703.3. nh gi chung v ho t ng v hi u qu kinh doanh du lchĐá á ề ạ độ à ệ ả ị

qu c t t i C ng ty TIC trong th i gian qua.ố ế ạ ô ờ .........................72B ng 1 2 : S kh ch du lch t i m t s C ng ty H n iả ố á ị ạ ộ ố ô ở à ộ .................72N mă ..........................................................................................72

CH NG IIIƯƠ ................................................................................................................74PH NG H NG VÀ M T S GI I PHÁP NH M NÂNG CAO HI UƯƠ ƯỚ Ộ Ố Ả Ằ Ệ

QU KINH DOANH DU L CH QU C T T I CÔNG TY TICẢ Ị Ố Ế Ạ ...74I. PH NG H NG M R NG HO T NG KINH DOANH DU L CH TAƯƠ ƯỚ Ở Ộ Ạ ĐỘ Ị Ị

CÔNG TY TIC. .......................................................................................741. Xu h ng v n ng c a th tr ng du l ch qu c t Vi t nam ướ ậ độ ủ ị ườ ị ố ế ở ệ . .742. Ph ng h ng y m nh ho t ng kinh doanh du l ch t i C ng tyươ ướ đẩ ạ ạ độ ị ạ ô

TIC trong th i gian t i.ờ ớ .................................................................75II. M T S GI I PH P V KI N NGH NH M N NG CAO HI U QU KINHỘ Ố Ả Á À Ế Ị Ằ Â Ệ Ả

DOANH DU L CH QU C T T I CÔNG TY TIC.Ị Ố Ế Ạ ......................................77 1. Gi i ph p i v i c ng ty.ả á đố ớ ô .......................................................77

1.1. X y d ng l i c c u t ch c c a ph ng du l ch qu c t .â ự ạ ơ ấ ổ ứ ủ ò ị ố ế .........77S 4: C c u t ch c l i ph ng Du l ch qu c tơ đồ ơ ấ ổ ứ ạ ò ị ố ế..........................79

1.2. Ch ng x y d ng k ho ch kinh doanh, khai th c v m r ngủ độ â ự ế ạ á à ở ộ th tr ng.ị ườ ................................................................................80

1.3.V n d ng linh ho t ch nh s ch marketing h n h p.ậ ụ ạ í á ỗ ợ ....................831.3.1. Ch nh s ch s n ph m :í á ả ẩ ............................................................831.3.2. Ch nh s ch gi c :í á á ả ................................................................841.3.3. Ch nh s ch ph n ph i :í á â ố ...........................................................85

1.4. T ng c ng m i li n h tr c ti p v i c c ph ng ban, chi nh nhă ườ ố ê ệ ự ế ớ á ò á c a c ng ty.ủ ô .............................................................................86

1.5. T ng c ng b sung ngu n nh n l c trong ph ng. X y d ng c că ườ ổ ồ â ự ò â ự á ch nh s ch tuy n ch n, o t o ngu n nh n l c.í á ể ọ đà ạ ồ â ự .....................87

1.6. Ti n h nh tham gia li n doanh li n k t trong kinh doanh du l ch.ế à ê ê ế ị.................................................................................................89

2. M t s ki n ngh i v i nh n c.ộ ố ế ị đố ớ à ướ ..............................................892.1. X y d ng c s h t ng:â ự ơ ở ạ ầ ..........................................................892.2. C i ti n l i c c ph ng ph p qu n l h nh ch nh.ả ế ạ á ươ á ả ý à í ...................902.3. T ng c ng thu h t u t n c ngo i.ă ườ ú đầ ư ướ à ..................................91

K T LU NẾ Ậ ...................................................................................................................93DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả ..................................................................94M C L CỤ Ụ 95

96

96