40
MA TÚY & HIV Methadone Methadone câu chuyện mới bắt đầu câu chuyện mới bắt đầu Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội - scdi.org.vn · trạng nhân viên y tế sang các nước phát triển làm việc để có đồng lương cao hơn. Đó là nhận

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

MA TÚY&HIV

MethadoneMethadonecâu chuyện mới bắt đầucâu chuyện mới bắt đầu

V i ệ n N g h i ê n c ứ u P h á t t r i ể n X ã h ộ i

Đặc san Sống chung với HIV2

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Nhóm cố vấnBS. Cao Th anh Th ủyTh s. Chu Quốc ÂnÔng Eamonn MurphyBà Huỳnh Như Th anh HuyềnBS. Masami FujitaGS. TSKH. Phạm Mạnh HùngBà Susan WoodBS. Trần Mẫn EmBS. Nguyễn Th ị Bích VânÔng Trần Tiến ĐứcLuật gia Trịnh Th ị Lê TrâmTS. Võ Đình VinhBS. Phạm Vũ Th iên

Vậy là Sống chung với HIV (SCVH) đã đi cùng các bạn được tròn một năm. Bốn số đầu tiên của SCVH đã đề cập đến những vấn đề mà NCH Việt Nam quan tâm nhiều nhất - Tiếp cận điều trị, Sức khoẻ Sinh sản, Trẻ em và Ma túy.

Nhìn lại một năm qua, nhóm biên tập không khỏi tự hào vì SCVH đã dần tìm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, thể hiện trong những ý kiến phản hồi của các bạn, trong sự có mặt của SCVH ở nhiều điểm dịch vụ, nhiều tổ chức, nhiều nhóm tự lực. Sự phát triển của SCVH được thể hiện rõ ràng hơn nữa ở số lượng tin bài mà chúng tôi nhận được từ các nhóm, từ bạn đọc. Từ chỗ phải gọi đến từng nhóm để lấy thông tin, nay SCVH đã phải tăng số lượng trang tin. Từ chỗ phải phụ thuộc nhiều vào phóng viên chuyên nghiệp, nay một lượng lớn bài và ảnh đã do chính NCH cung cấp. SCVH đang dần dần đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra - trở thành một ấn phẩm cho NCH và do NCH.

SCVH số này tập trung vào chủ đề ma tuý và HIV - vấn đề trăn trở của rất nhiều người chúng ta. Không đi sâu vào tình hình nhiễm HIV do tiêm chích ma tuý vì đây là điều ai cũng biết, mà số này tập trung vào vấn đề dự phòng lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma tuý, các can thiệp giảm tác hại, vấn đề điều trị ARV ở người sử dụng ma tuý, dự phòng sốc thuốc, và cai nghiện. Trong số này các bạn cũng sẽ được xem phóng sự ảnh về một NCH, đã từng nghiện ma tuý, hiện đang giúp bạn bè thoát khỏi sự ám ảnh của nó.

Nhóm biên tập xin mời các bạn đóng góp tin bài cho số 5 của chúng ta - với chủ đề “Dự phòng tích cực” (Positive Prevention). Chủ đề này nghe có vẻ lạ tai với nhiều người nhưng đây là một vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm – NCH đang và cần làm gì để không nhiễm thêm các chủng HIV khác, không nhiễm thêm lao, các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và để bảo vệ những người thân cũng như cộng đồng nói chung? Hãy gửi tin, bài cho chúng tôi. Các bạn chính là linh hồn của SCVH.

Thư gửi bạn đọc

Những người thực hiện

Đơn vị thực hiện

Ảnh bìa 1: Hoài Thanh

C H U Y Ê N Đ ỀT I N T Ứ C

Trong số nàyChuyên đề

Chia sẻ

Góc tư vấn

Tâm sự cùng anh

Mình cai được, giúp bạn cai

Bệnh từ ma túy

Methadone - Câu chuyện mới bắt đầu

Dự phòng và cấp cứu

sốc thuốc

Hệ lụy từ mại dâm dưỡng sinh

Phóng sự ảnh

Uống ARV tiếp tục sống được bao lâu

8

12

18

20

28

36

38

Nhóm biên soạnKhuất Th ị Hải OanhLê Minh Th úyOng Văn TùngPhạm Qúy TrọngVũ Mạnh TríQuyền Th ị Nhung

Th iết kếT+T Design

Địa chỉ liên hệViện nghiên cứu Phát triển Xã hội

Phòng 225, cầu thang 11, nhà CT5

khu Mỹ Đình - Sông Đà,

đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 04.37820058 – Fax: 04.37820059

3

Từ ngày 3/8 đến ngày 9/8/2008, tại Mexico City (Mexico) đã khai mạc Hội nghị Quốc tế phòng

chống HIV/AIDS lần thứ 17. Hội nghị năm nay với chủ đề “Toàn cầu hành động ngay bây giờ” có sự tham gia của 25.000 đại biểu đến từ 188 quốc gia. Trong bối cảnh dịch AIDS ngày càng lan rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Hội nghị quốc tế chống AIDS năm nay được kỳ vọng là diễn đàn để các quốc gia, giới khoa học giới thiệu, bàn thảo về các nghiên cứu, phương pháp, các loại dược phẩm mới chống bệnh AIDS. Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến việc tăng cường hệ thống y tế, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, bình đẳng giới, chống kỳ thị và đẩy mạnh công tác phòng ngừa căn bệnh thế kỷ này.

Tại hội nghị, nhiều báo cáo và tham luận được trình bày trong đó đặc biệt có báo cáo của Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc. Chúng tôi xin trích lược một số các số liệu được công bố tại Hội nghị này.

6 triệu bệnh nhân AIDS không có thuốc điều trịNhiều nước đang phát triển phải chống

chọi với bệnh AIDS trong sự thiếu thốn

Toàn cầu

Thông điệp trên được phát ra từ Hội nghị

Quốc tế phòng chống HIV/AIDS lần thứ

17 diễn ra tại Mexico. Tại hội nghị, các vấn

đề như phòng ngừa lây nhiễm HIV, thuốc

điều trị, chăm sóc bệnh nhân AIDS... đã

được thảo luận.

bác sĩ và điều dưỡng trầm trọng do tình trạng nhân viên y tế sang các nước phát triển làm việc để có đồng lương cao hơn. Đó là nhận định của điều phối viên y tế của Tổ chức Bác sĩ không biên giới. Giám đốc Cơ quan chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) Peter Piot còn đề cập đến một thách thức khác. Ông nói: “Hiện chỉ có 3 triệu bệnh nhân được điều trị trong khi 6 triệu bệnh nhân khác không có thuốc. Cần phải có thuốc cho những người chưa được chữa trị”. Trong phiên khai mạc hội nghị hôm 3-8, Tổng Th ư ký Liên hợp quốc - Ban Ki-moon thúc giục các nước giàu thực hiện đúng những cam kết của Liên hợp quốc và 8 nước công nghiệp hàng đầu (G8) về mục tiêu cung cấp thuốc ARV cho mọi người có nhu cầu vào năm 2010. Th eo UNAIDS, công cuộc chống AIDS tại các nước nghèo đã tiêu tốn hết 10 tỉ USD hồi năm ngoái nhưng vẫn còn thiếu khoảng 8 tỉ USD so với nhu cầu.

33 triệu người sống chung với HIVTh eo báo cáo, các nỗ lực mạnh mẽ trên

Ước tính trên toàn thế giới, cứ thêm 2 người được điều trị ARV thì có thêm 5 người nhiễm mới. Thậm chí tại một số nước giàu như Ðức, Anh... số ca nhiễm mới cũng tăng trong năm 2007.

toàn cầu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ đạt nhiều kết quả, số người tử vong do AIDS trên thế giới giảm liên tiếp trong hai năm (2006 và 2007) sau hơn hai thập niên gia tăng tuy vẫn còn ở mức 2 triệu người vào năm 2007.

Ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận với các loại thuốc ARV và số tiền tài trợ cho các chương trình chống HIV/AIDS ở những nước có thu nhập trung bình và thấp đã tăng gấp sáu lần (từ năm 2001 đến 2007).

Tuy nhiên, UNAIDS khẳng định còn nhiều việc phải làm để đối phó với dịch AIDS. Trong số 33 triệu người sống chung với HIV năm 2007, có 2,7 triệu ca nhiễm mới. Trong khi số ca nhiễm mới giảm ở một số nước như Campuchia, Myanmar và Th ái Lan thì nó lại tăng lên ở nhiều nước như Trung Quốc, Indonesia, Kenya, Mozam-

bique, Papua New Guinea, Nga, Ukraine và Việt Nam. Th ậm chí tại một số nước giàu như Ðức, Anh... số ca nhiễm mới cũng tăng trong năm 2007.

Những khu vực có nhiều người sống chung với HIV/AIDS nhất vẫn là ở khu vực miền nam châu Phi, chiếm 2/3 số trường hợp nhiễm HIV/AIDS toàn cầu (tương đương 22 triệu ca), tiếp đó là khu vực Nam và Ðông - Nam Á (4,2 triệu ca), Mỹ La tinh (1,7 triệu ca)...

Tại châu Á, gần một nửa số người bị nhiễm HIV ở Trung Quốc năm 2006 do sử dụng

chung các dụng cụ tiêm chích bị nhiễm HIV. Việc sử dụng chung bơm kim tiêm có HIV và quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân chủ yếu làm lây lan HIV tại Việt Nam và Malaysia.

JVnet tổng hợp

HÀNH ĐỘNGNGAY BÂY GIỜ

Ảnh:

ISDS

■ Đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị

Đặc san Sống chung với HIV4

C H U Y Ê N Đ Ề

T I N T Ứ C

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Trong tháng 9, 18 trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

trong nhóm Nắng Mai đã nhận được sự hỗ trợ về dinh dưỡng, trong đó có 13 trẻ được hỗ trợ một phần tiền học phí từ dự án Ngôi Sao Nhỏ của tổ chức Cô nhi thế giới phối hợp với Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là dự án chăm sóc trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn mà chưa nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức nào. Dự án bắt đầu từ 9/2008 đến 9/2009. Hiện nay, nhóm Nắng Mai đang phối hợp với Dự án Ngôi Sao Nhỏ hoàn tất các thủ tục

để 62 trẻ khác sẽ nhận được sự hỗ trợ trong tháng 10/2008.

Th ời gian tới, nhóm Nắng Mai sẽ tăng cường các hoạt động tiếp cận trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng để có thêm nhiều trẻ được nhận hỗ trợ từ Dự án. Những trẻ em thuộc diện kém may mắn nói trên có thể liên hệ để nhận được sự hỗ trợ.

Th ông tin chi tiết về dự án liên hệ:Chị Nguyệt: 0909851392;Chị Nga: 0973319323;Anh An: 0918779294.

Nguyễn Thị Nguyệt

5 bệnh viện mở phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân HIVĐó là các BV thuộc TP Hà Nội: Th anh

Nhàn, Đa khoa (ĐK) Đức Giang, ĐK Sóc Sơn, ĐK Th anh Trì và ĐK Đông Anh, đã mở phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân nhiễm HIV vào cuối tháng 4/2008 với các hoạt động chăm sóc, điều trị, đặc biệt là những bà mẹ nhiễm HIV được tư vấn, theo dõi quá trình điều trị nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Các phòng khám này nằm trong dự án Life-Gap, do Bộ Y tế triển khai và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tài trợ.

JVnet

Trẻ em kém may mắn được hỗ trợ từ dự án Ngôi sao nhỏ

Nghệ An: Hội thi cộng tác viên, đồng đẳng viên giỏiTừ ngày 18-20/9/2008, tại Tp. Vinh,

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp tổ chức Hội thi cộng tác viên (CTV), đồng đẳng viên (ĐĐV) giỏi cho đội ngũ CTV và ĐĐV thuộc dự án World Bank, tỉnh Nghệ An. Có 56 thí sinh thuộc 12 đơn vị huyện thị và thành phố trong toàn tỉnh đã về dự thi. Sau 3 ngày thi, BTC đã trao giải nhất về ĐĐV cho thí sinh Nguyễn Th ị Lan (Tp. Vinh). Giải nhì cho Phan Th ị Liên ở TX Cửa Lò, giải ba thuộc về Đinh Hồng Th ế huyện Diễn Châu. Đội thi (Tp. Vinh) đoạt giải nhất đồng đội, đội thi huyện Con Cuông đoạt giải nhì. Đội của huyện Quỳnh Lưu đoạt giải ba. Th í sinh Hoàng Th ị Ngân ở Tp. Vinh đoạt giải nhất về CTV, giải nhì thuộc về thí sinh Phạm Th ị Hằng huyện Con Cuông, thí sinh Nguyễn Văn Đoá ở Quỳ Hợp đạt giải ba. Đội Tp. Vinh đoạt giải nhất đồng đội, hai huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu đoạt giải nhì, giải ba thuộc về TX Cửa Lò.

Tin, ảnh Ngô Thị QuyênNhóm VNMTS Quỳ Hợp Nghệ An

Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là vấn đề nan giải tồn tại trong xã hội hiện nay. Vừa qua Viện nghiên cứu phát triển xã hội đã tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên tìm hiểu và đối phó với kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” cho 33 cán bộ dự án, cán bộ địa phương, chuyên viên và cán bộ cộng đồng tại các tổ chức làm việc trong lĩnh vực HIV/AIDS của hai miền Bắc và Nam như PACT, CARE, MdM, HESDI, SHAPC, DOW, FHI, Dự án PC HIV/AIDS TP HCM, World Vision, CRS, Pastroral Care, TT Mai Hoà. Trong 3 ngày tập huấn từ 29/9 đến 1/10 tại Hà Nội, các học viên đã được đào tạo chuyên sâu những kỹ năng, bài tập tình huống thực tế cần thiết trong

công việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS đồng thời xây dựng kế hoạch hành động giảm kỳ thị cho từng địa phương nơi các học viên đang công tác.

Ngọc Thạch

Hà Nội: Đào tạo giảng viên tìm hiểu và đối phó với kỳ thịvà phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

Một diễn đàn đầu tiên dành cho cộng đồng MSM (nam có quan hệ tình dục với nam) đã được ra mắt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và Cần Th ơ là http://adamzone.vn. Diễn đàn ra đời nhằm khuyến khích thay đổi hành vi phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV trong giới MSM. Diễn đàn có các buổi họp mặt trực tuyến (online) và trực tiếp (offl ine) với các hoạt động như các cuộc thi “Vẽ đẹp Adam”, cuộc

thi “Viết cho lần đầu tiên”.Diễn đàn được tài trợ bởi chương trình

PEPFAR, thông qua tổ chức UNDP, tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI) cùng với công ty tư vấn truyền thông T&A và các câu lạc bộ của MSM (CLB Hải Đăng, Hà Nội; CLB Muôn Sắc Màu, Khánh Hòa; CLB Bầu Trời Xanh, TP. Hồ Chí Minh; và CLB Đồng Xanh, TP. Cần Th ơ).

Vượt Thời Gian - Adamzone Cần Thơ

Diễn đàn đầu tiên dành cho cộng đồng MSM

5

Tại Hà Nội ,từ ngày 11 đến 15/8 gần 70 đại biểu là đại diện của

các nhóm tự lực, các mạng lưới của NCH đã tham dự hội thảo Mạng lưới Quốc gia của NCH (VNP+). Hội thảo nhằm xây dựng cơ cấu tổ chức và kế hoạch chiến lược cho VNP+. Hiện nay, đã có rất nhiều nhóm tự lực của NCH được thành lập và có nhiều hoạt động góp phần đáng kể trong công tác phòng chống HIV tại nhiều địa phương, tuy nhiên các nhóm và mạng lưới chưa thực sự tạo thành một khối thống nhất trong tổ chức và hoạt động để tạo nên sức mạnh. Vì vậy, Mạng lưới Quốc gia của NCH tại Việt Nam với mục tiêu đoàn kết, thống nhất các nhóm tự lực tạo nên tiếng nói chung, chia sẻ thông tin, hỗ trợ kinh nghiệm hoạt động, nâng cao năng lực cho các thành viên nhằm hướng tới đưa VNP+ thành đại diện của NCH tại Việt Nam trong việc vận động chính sách để đảm bảo quyền cũng như

vận động các nguồn lực hỗ trợ từ trong nước và quốc tế cho NCH tại Việt Nam. Kết thúc hội thảo, VNP+ đã bầu ra Ban điều hành gồm 7 người (Phạm Quốc Hùng, Đỗ Đăng Đông, Nguyễn Anh Ngọc, Quách Th ị Mai, Phạm Ngọc Cương, Huỳnh Như Th anh Huyền, Bùi Đức Sơn) và đưa ra dự thảo Điều lệ và mục tiêu phát triển giai đoạn 2008-2018. Hiện tại VNP+ đặt văn phòng liên lạc và thường trực Ban điều hành tại phòng 21.02 tòa nhà 25 Láng Hạ (Hà Nội), số điện thoại liên lạc của thư ký BĐH VNP+: 0907112301,email:[email protected]

M.T

Thành lập mạng lưới Quốc gia của NCH

Ảnh:

Than

h Hu

yền

170 trẻ nhiễm và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hỗ trợ Dự án hỗ trợ trẻ em nhiễm và chịu ảnh

hưởng bởi HIV/AIDS (OVC) của tổ chức Th ầy thuốc Th ế giới - Hoa Kỳ (Doctors of the World - USA) phối hợp cùng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng nhóm Vì ngày mai tươi sáng Hà Nội triển khai trên địa bàn 3 quận, huyện là Long Biên, Đông Anh và Gia Lâm (Hà Nội) từ tháng 6/2008. Trong cuộc họp báo cáo và rút kinh nghiệm định kỳ ngày 2/10, kết quả đạt được của dự án tại 3 quận, huyện là trong 4 tháng vừa qua đã có 170 trẻ OVC nhận được sự hỗ trợ từ dự án như dinh dưỡng, học phí và chăm sóc sức khoẻ, tinh thần... Dự kiến trong năm đầu tiên có 300 trẻ OVC sẽ nhận được hỗ trợ từ dự án.

N T S – VNMTS Hà Nội

Dự án ESTHER tăng cường hỗ trợ bệnh nhân AIDS nội trúMột trong những hoạt động của dự án

GIP-ESTHER Hà Nội là tăng cường hỗ trợ bệnh nhân AIDS nội trú tại khoa truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa. Kể từ tháng 3/2008 đến 31/12/2008, tất cả những bệnh nhân được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội (theo danh mục cung cấp), được hưởng một số dịch vụ chăm sóc khác như hỗ trợ bữa ăn, vật tư tiêu hao, một số xét nghiệm. Đối với những bệnh nhân điều trị đã đóng tiền , bệnh viện và dự án sẽ có quy trình thanh toán lại những khoản tiền mà bệnh nhân đã đóng nằm trong khuôn khổ tài trợ miễn phí của dự án. Để tìm hiểu thêm về chương trình, xin liên hệ với BS Tuấn trưởng khoa theo số ĐT 091 351 3881 hoặc điều phối viên dự án GIP- ESTHER theo số 093 898 9918. MTVT

Ngày 25/10/2008, Đại hội Hội phòng chống AIDS Tp. HCM đã được tổ chức.

Trong Đại hội, các đại biểu tham dự đã tích cực đóng góp ý kiến hoàn thiện Điều lệ, kế hoạch hành động của Hội giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, bầu cử Ban chấp hành Hội. Toàn thể đại biểu đã thống nhất bầu cử Ban chấp hành với tổng số thành viên là 27 người, bà Nguyễn Th ị Hoài Th u – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội giữ vai trò Chủ tịch Hội, trong Ban chấp hành Hội còn có sự tham gia của đại diện các ban ngành, người sống chung với HIV, thân nhân người có HIV. Võ Lan Hương

Ra mắt hội phòng chống AIDSTp. Hồ Chí Minh – Nhiệm kỳ I

Th áng 11 năm 2005, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và T&T Design đã tổ chức thành công triển lãm ảnh “Cuộc Sống Vẫn Tiếp Diễn” tại Hà Nội. Triển lãm giới thiệu những hình ảnh về cuộc sống đời thường của những người có HIV trên mọi miền của đất nước. Nhân dịp Ngày Th ế giới Phòng chống AIDS năm nay (1/12/2008) ISDS và Tomorrow Media sẽ giới thiệu Triển lãm “Cuộc Sống Vẫn Tiếp Diễn II” mang nội dung: “Sức sống mãnh liệt của những người đang sống chung với HIV như một minh chứng: Cuộc sống là điều quý báu nhất”. Triển lãm lần này sẽ giới thiệu về sự đổi thay sau 3 năm trong cuộc sống của những người đã tự nguyện xuất hiện trong triển lãm Cuộc Sống Vẫn Tiếp Diễn I, đồng thời giới thiệu thêm một số người mới mà cuộc sống của họ nêu cao ý chí và nghị lực của những người đang sống chung với HIV/AIDS.

Triển lãm ảnh Cuộc Sống Vẫn Tiếp Diễn II sẽ được trưng bày tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (từ 27/11 đến 2/12/2008) và Nhà triển lãm Hội Nhiếp ảnh T.P Hồ Chí Minh, 122 Sương Nguyệt Ánh, Q1, T.P HCM (từ ngày 8 đến 11 tháng 12 năm 2008). Lễ khai mạc sẽ có sự tham gia của những nhân vật trong ảnh.

Mọi chi tiết liên quan đến cuộc triển lãm, xin vui lòng liên hệ với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội theo địa chỉ: Phòng 225, cầu thang 11, tòa nhà CT5, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà, đường Phạm Hùng, Hà Nội. ĐT: 04 37820058/ 39940597; Fax: 04 37820059; Email: isdsvn@ isds.org.vn

Thanh Nhàn

Triển lãm ảnh Cuộc Sống Vẫn Tiếp Diễn II

Đặc san Sống chung với HIV6

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Ma túy và HIV

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

17.2814.88

10.8913.3516.62

20.2323.1425.56

28.6127.7129.3529.35 29.35

20.4630

25

20

15

10

5

Hà Nội

21.5

Hải Phòng

14.3

Quảng Ninh

16.5

Đà Nẳng

35.2

Tp. HCM

27.9

Cần Thơ

28.9

An Giang

43.3

0

10

20

30

40

50

Quảng Ninh

0

14

Hà Nội

Lần gần đây nhất

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Trong vòng sáu tháng qua

2

12

Hải Phòng

2

15

Đà Nẳng

16

29

Tp. HCM

14

37

Cần Thơ

10

25

An Giang

17

33

Người sử dụng ma tuý (NSDMT) ở

Việt Nam hiện đang là những người

dễ nhiễm HIV nhất - do dùng chung

bơm kim tiêm và quan hệ tình dục

không an toàn.

Dùng chung bơm kim tiêm là con đường lây truyền HIV dễ dàng nhất - chỉ sau truyền máu. Người tiêm chích ma tuý rất dễ bị lây nhiễm HIV nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại. Trên thế giới, hai biện pháp giảm hại đã được chứng minh là hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý là phân phát bơm kim tiêm sạch để tránh tiêm chích chung dụng cụ, và điều trị bằng thuốc Methadone đường uống để giảm và tiến tới cắt tiêm chích ma tuý.

Tuy nhiên, nhiều NCH có sử dụng ma tuý không thể khẳng định mình bị lây nhiễm qua tiêm chích hay qua quan hệ tình dục. Một số NSDMT có quan hệ tình dục không an toàn, và với nhiều người. Hành vi này làm tăng nguy cơ nhiễm HIV không chỉ cho bản thân NSDMT mà cả bạn tình của họ. Đây cũng chính là con đường lây truyền HIV ra cộng đồng dân cư nói chung. Luôn luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục chính là biện pháp để NSDMT bảo vệ bản thân, bạn tình và cả cộng đồng.

Chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm NCMT (tỷ lệ %)

Tỷ lệ nhiễm HIV trong số những người chích ma tuý ở Việt Nam đã bắt đầu có xu hướng giảm, nhờ các can thiệp giảm

tác hại hiện đang được thực hiện rộng rãi.

Số người NCMT quan hệ tình dục với gái mại dâm trong vòng 12 tháng qua (tỷ lệ %)

Có sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIVnhư sử dụng chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn.

Số người NCMT dùng chung bơm kim tiêm (tỷ lệ %)

2008

Dùng chung bơm kim tiêmlà nguy cơ chính làm lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT. Nguồn: Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế

T I N T Ứ C

7

Chị Nguyễn Th ị Lựu, Chủ nhiệm CLB Bình Minh Xanh vẫn nhớ như in cái ngày của 4 năm trước,

khi phát hiện bị nhiễm HIV. Chị Lựu đi xét nghiệm HIV, kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị cho kế hoạch sinh thêm đứa con thứ hai, chứ ngày đó chị đâu sẵn sàng đón nhận cái dấu cộng đỏ chót bên cạnh hai chữ “dương tính” trong tờ phiếu xét nghiệm HIV ấy. Th ời điểm đó, xã Vũ Tây đang nổi lên như một hiện tượng đáng báo động về tình trạng lây nhiễm HIV trong những người đi làm ăn xa và chồng chị cũng là một trong số đó. Nhưng là một phụ nữ thôn quê thuần phác, chẳng bao giờ chị Lựu ngờ rằng vợ chồng mình lại có thể “dính líu” tới căn bệnh HIV/AIDS đó. Chị nhớ lại: “Cho dù ngày đó xã tôi không còn tình trạng kỳ thị nhiều như trước

Chuyệnvề nhữngphụ nữ thôn quê nhiễm HIV

nữa, nhưng cứ nghĩ đến cảnh ngộ của mình là tôi lại chẳng thiết sống nữa…”. Cảm giác đó rồi cũng qua đi khi vợ chồng chị có cơ hội tiếp cận với các nhóm tự lực của những người nhiễm HIV. Phải lộ diện trước đám đông là một việc không dễ dàng. Nhưng rồi nghĩ tới tương lai của con gái, vợ chồng chị cảm thấy tự tin hơn. Từ chỗ chỉ là một thành viên của Ban điều hành nhóm Vì ngày mai tươi sáng, giờ đây, chị Lựu đang là trưởng một nhóm tự lực khác mang tên Bình Minh Xanh, chỗ dựa tin cậy của những người bạn đồng cảnh như mình.

So với những người đồng cảnh, bi kịch xảy đến với đôi vợ chồng Th ành-Th úy muộn hơn, vào khoảng cuối năm 2005. Đó cũng là thời điểm, anh chị mất đi đứa con trai bé bỏng 5 tháng tuổi. “Th ấy cháu ho và đi ngoài không dứt, em cứ nghĩ đó là hiện tượng bình thường. Tới khi vào viện, các bác sỹ bảo lấy máu xét nghiệm mới biết, cháu bị lây HIV từ mẹ. Vài ngày sau cháu mất vào đúng 30 tết năm 2005”- Nhắc tới con, nhìn bức di ảnh đứa trẻ bụ bẫm trên bàn thờ, chị Th úy lại khóc. Anh Th ành-chồng chị là một thanh niên có vóc dáng nhỏ gày, gương mặt xanh xao, mỏi mệt. Th ành phân bua: “Ở quê ít việc, nếu chỉ

trông vào mấy sào ruộng thì đủ ăn là may. Tôi theo mấy anh em trong xóm đi làm ăn, kiếm tiền giúp vợ con và cũng chẳng phải chơi bời nghiện ngập gì, chỉ là dùng chung bơm kim tiêm một vài lần, đến khi biết tác hại của nó thì mình đã dính từ trước mất rồi. Nếu biết thì đã tránh được cho vợ con…”. Kể tới đó, anh thoáng ngập ngừng. Người đàn ông này chỉ thay đổi tâm trạng khi được hỏi về công chuyện làm ăn bây

giờ. “Vừa rồi nhóm (CLB Bình Minh Xanh) cho em vay một số vốn để nuôi ngan vịt, cũng có thêm thu nhập. Sức khỏe bây giờ sa sút rồi, có đi làm ăn xa được nữa đâu. Không có anh em trong nhóm giúp đỡ thì có lẽ vợ chồng em không được như ngày hôm nay”. Chị Lựu thấy chồng khoe, tiếp lời cho hay, số tiền 3 triệu đồng anh chị vay thuộc dự án của Ngân hàng Th ế giới hỗ trợ người nhiễm HIV để phát triển kinh tế thông qua Câu lạc bộ Bình Minh Xanh. Đây là một trong những hoạt động nổi bật mà Câu lạc bộ đã làm

được trong thời gian qua, cùng với công tác truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV cho những gia đình có người đi làm ăn xa quê.

Thi Anh

Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái

Bình hiện có 24 phụ nữ nhiễm HIV do bị

lây từ chồng, trong số này 16 người đã trở

thành góa phụ. Nhiều bài học rút ra từ bi

kịch ấy: nguy cơ lây nhiễm HIV do dùng

chung bơm kim tiêm khi chích ma túy và

quan hệ tình dục không dùng bao cao su.

Nhưng lớn hơn tất cả đó chính là bài học

về nghị lực vượt qua nỗi đau, là bài học

tình người. “...cũng chẳng phải chơi bời nghiện ngập gì, chỉ là dùng chung bơm kim tiêm một vài lần đến khi biết tác hại của nó thì mình đã dính từ trước mất rồi. Nếu biết thì đã tránh được cho vợ con…”

■ Giúp NCH có việc làm, thu nhập ổn định là hoạt động mà các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang thực hiện tại Thái Bình.

Ảnh:

CLB

Bìn

h M

inh

Xanh

Đặc san Sống chung với HIV8

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

Cách đây 16 năm, lúc Trung mới 19 – 20 tuổi, gần nhà anh bỗng ào ào dân đào vàng đi làm ăn về. Chả

biết họ mang được bao nhiêu vốn liếng về, chỉ thấy họ mang theo một thứ chất mà theo họ rủ rê “Hút thích lắm, sướng đủ đường”. “Lúc ấy, mình đâu có nhìn thấy những “gương” chết vì ma tuý”.

“Chơi” cho... nhiễm HIVLần đầu tiên, hút vào thấy đâu có thích

thú gì, nôn mật xanh mật vàng. Nhưng cứ phải hút, như uống cà phê, rượu chè, phì phèo điếu thuốc, tỏ ra là biết va chạm với đời. Th ế rồi, số lần “tỏ ra” càng nhiều thì

Sau 13 năm nghiện ma tuý, 8 năm

biết mình nhiễm HIV, anh Dương

Mạnh Trung (ở Tp. Thái Nguyên)

đã quyết tâm cai nghiện, sống

lành lạnh. Đó là cách duy nhất để

3 năm nay anh có thể sống yên

ổn với hệ miễn dịch đã suy giảm

do HIV.

mình càng phụ thuộc vào ma tuý. Vừa học trường dạy nghề, một năm sau, Trung đã nghiện nặng. Đánh bạc, vay mượn, nói dối gia đình, dần dần, tiền đưa cho anh trở nên không minh bạch, thậm chí nợ nần, gia đình phát giác ra điều bí mật bị cất giữ của anh. Đi đủ mọi nơi để cắt cơn, tại nhà, Hải Phòng, Hà Nội nhưng sau đó cứ khi nào có cơ hội, mọi chuyện đâu lại vào đấy. Uể oải, làm tý cho khoẻ; chảy nước mắt nước mũi, tặc lưỡi làm một tý. Ba, bốn mươi lần cai mãi không xong, người ta đặt cho anh biệt danh là “nghiện cai” chứ không phải là Trung nghiện nữa. Năm 1995, gia đình quyết tâm cách ly cậu con trai khỏi ma tuý

MA TÚY Bệnh từ

■ Nấm miệng là một trong những bệnh thường gặp ở bệnh nhân AIDS.

Ảnh:

PV

9

bằng cách xin việc cho anh ở Hải Phòng. Có được việc làm tại một công ty nhà nước về sản xuất thép, Trung lấy vợ, sinh con. An cư nhưng cũng không thể lạc nghiệp. “Th uốc phiện ăn lên, củ mài ăn xuống”. Tiền cho một lần hút vào năm 1995 tương đương bao thuốc lá, đến năm 1999, giá thuốc đắt gấp 3 – 4 lần, phải nặng đô hơn mới phê, anh chuyển sang chích tốn ít nhất 4 – 5 triệu/tháng, thế là anh lại dính vào các vụ nợ nần tiền bạc.

Rồi cái gì đến cũng phải đến, năm 2001, cầm kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, anh vĩnh viễn trói buộc số phận mình với căn bệnh nghiệt ngã. Vợ anh may mắn không nhiễm bệnh, nhưng hai vợ chồng quyết định chia tay. Gia đình tan vỡ, sức khỏe thì kiệt quệ. Bệnh đi ngoài, nấm miệng, sốt, lao hạch, cứ đôi tháng đến hẹn lại lên gặp anh. Viêm gan C cũng vĩnh viễn ở lại với anh. Cho đến giữa năm 2007, CD 4 của anh giảm xuống còn 31 đơn vị. May mắn là anh được tiếp cận với thuốc ARV và phục hồi dần sức khỏe từ đó. Hà, cô con gái duy nhất của anh năm nay đã 11 tuổi, cũng như mẹ, cô bé may mắn không bị bệnh. Mỗi hè, nó lại về Th ái Nguyên chơi với bố một tháng, rồi quay về Hải Phòng với mẹ. Nhắc đến con anh hào hứng kể: Kết quả ở chơi với bố 1 tháng hè vừa rồi, con bé đã biết bơi, lặn một hơi hết dọc bể bơi 50m. Mỗi lần nhớ đến con, anh lại nghĩ hẳn là nó sẽ rất xấu hổ vì bố và cho dù anh có sống được đến 50 tuổi, mà không đoạt tuyệt được với ma tuý thì sẽ mãi bị gọi là thằng, “thằng nghiện”. “Nếu không thể làm được một vì sao trên trời, một ngọn đèn trên núi thì mình cũng phải làm được một ngọn

đèn trong nhà, và ngọn đèn ấy phải cháy sáng cho con gái mình thấy” – Anh Trung vẫn nhắc với mình, với con gái như vậy.

Ma túy - Con đường ngắn đến HIV, viêm gan, bệnh xã hội...Rất cởi mở, anh Trung cho biết: “Những

người đã tiêm chích mà tôi biết, phần lớn đều nhiễm HIV, tỷ lệ mắc viêm gan B và viêm gan C cũng cao (lên tới 70%). Bởi viêm gan B và C cũng lây qua đường máu. Đó là chưa nói đến các bệnh xã hội khác như lậu, giang mai, herpes... Chuyện này không công khai như HIV đâu, mà chỉ khi anh em cùng cảnh đã thân, tâm sự với nhau, họ mới nói thật. Khi mắc HIV rồi, cũng có người chán nản, muốn trả thù đời, nên quan hệ tình dục bừa bãi, định đổ bệnh cho người khác. Ai ngờ, gậy ông đập lưng ông, cơ thể vốn đã suy giảm miễn dịch, nên lây bệnh xã hội trước. Vì thế mà thời gian

chuyển sang giai đoạn AIDS bị rút ngắn và cuộc sống cũng dễ dàng quay lưng lại với họ”.

Giúp nhau đứng dậyTrụ sở nhóm “Vì ngày mai

tươi sáng Th ái Nguyên” ở địa chỉ 485 Phan Đình Phùng, Tp. Th ái Nguyên có một ngăn sách, tài liệu cơ bản về ma túy, HIV/AIDS, những kiến thức cơ bản về phòng bệnh và chăm sóc để ai cũng có thể đọc tham khảo. Anh Cường - Trưởng nhóm treo lên tường mấy bức tranh in cơ bản giải phẫu cơ thể, anh bảo để khi cần chỉ dẫn cho anh em về bệnh tật, họ dễ nắm bắt hơn là lý thuyết

suông. Th ời gian đầu tiên, mới công khai nhiễm HIV, ai cũng cần thông tin không kém được tiếp cận với thuốc. Bởi trong thời gian nhiễm HIV, ai cũng có thể mắc

một hoặc một số các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở mắt, da, não, thần kinh, đường ruột, nhiễm trùng xoang, rối loạn về máu, bệnh ở lồng ngực… Việc nắm vững các kiến thức này để chủ động, biết tự chăm sóc bản thân và những người nhiễm khác là điều mà bất cứ người đã tiêm chích ma túy và nhiễm HIV/AIDS nào cũng cần biết.

Trong nhóm, 2 năm trước có anh Hùng, đã từng sử dụng ma tuý. Gia đình muốn tránh cho anh khỏi môi trường xấu nên bắt anh sinh hoạt trong một căn phòng cách ly. Một hôm, anh chỉ còn thấy ánh sáng hơi mờ mờ từ phía cửa sổ hắt vào, không đủ để đọc được chữ. Gia đình không tin là mắt anh có vấn đề mà nghĩ là Hùng “cò quay” nói dối để đi mua ma tuý, nhất định không cho anh ra khỏi phòng. Sau này, khi đến bệnh viện, được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán mọi người vỡ lẽ Hùng bị viêm võng mạc do virus CMV – loại virus khá phổ biến ở người nhiễm HIV. Phát hiện bệnh muộn, không được điều trị kịp thời, giờ đây, Hùng đã không còn nhìn thấy gì nữa.

“Những ngày đầu tiên, nhóm chỉ có vài người, sau 2 năm quân số đã hơn 100 người. Những ngày đầu tiên tham gia nhóm, các anh em đều đến với lý do nghiện ma túy. Nhưng dần dà, họ cũng thú thật đã nhiễm HIV. Vì thế, một trong những nội dung chính trong các buổi sinh hoạt nhóm của chúng tôi là chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe và tự phòng lây chéo bệnh cho chính mình. Tái nghiện lại cũng là một con đường tự rút ngắn cuộc sống của mình. Cung cấp cho các bạn đầy đủ kiến thức là cách thiết thực giúp họ sớm xa rời được ma tuý”. Anh Cường chia sẻ với chúng tôi bằng chính kinh nghiệm cai nghiện và “sống chung” với HIV/AIDS của anh trong những năm qua.

Hằng Nguyễn

“Những người đã tiêm chích mà tôi biết, phần lớn đều nhiễm HIV, tỷ lệ mắc viêm gan B và viêm gan C cũng cao. Bởi viêm gan B và C cũng lây qua đường máu. Đó là chưa nói đến các bệnh khác như lậu, giang mai, herpes...”

“Nếu không thể làm được một vì sao trên trời, một ngọn đèn trên núi thì mình cũng phải làm được một ngọn đèn trong nhà, và ngọn đèn ấy phải cháy sáng cho con gái mình thấy” – Anh Trung vẫn nhắc với mình,với con gái như vậy.

Ảnh:

Hoà

i Tha

nh

Đặc san Sống chung với HIV10

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

“Thưa Cục trưởng, các báo cáo về tình hình HIV ở Việt Nam đều khẳng định những người tiêm chích ma tuý thuộc về nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất. Xin ông nói rõ hơn về thực trạng này. Hiện nay dịch HIV/AIDS ở Việt Nam

vẫn đang trong giai đoạn tập trung, dịch tác động chủ yếu đến quần thể nguy cơ cao như người tiêm chích ma túy (TCMT), phụ nữ bán dâm hay gọi là gái mại dâm (GMD) và khách hàng của họ. Tuy nhiên những người TCMT là quần thể có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất. Trong số nhiễm HIV của nhóm có hành vi nguy cơ cao thì nhóm TCMT chiếm 55%. Sự lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT và lây lan ra cộng đồng là do các hành vi không an toàn như: Dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong TCMT là yếu tố nguy cơ chính làm lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT. Có sự đan xen giữa các hành vi có nguy

cơ như sử dụng chung BKT và quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn: Người TCMT có các hành vi QHTD với nhiều bạn tình khác nhau, trong đó khoảng 30% người TCMT có QHTD với GMD và có khoảng 50% trong số này không sử dụng BCS. Bên cạnh đó tỷ lệ GMD sử dụng ma túy ngày càng gia tăng.

Trước tình hình như vậy, Việt Nam có các biện pháp can thiệp nào cho nhóm tiêm chích ma túy để giảm lây truyền HIV? Chúng ta đã từng thử nghiệm Naltrexone, giờ đây là Methadone. Cục trưởng đánh giá như thế nào về liệu pháp được coi là “quả đấm thép” này? Đây có phải là biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất hiện nay?Các biện pháp can thiệp giảm tác hại

(CTGTH) cho nhóm TCMT đã được quy định trong Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), có 3 biện

pháp cơ bản: Cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS; Cung cấp và hướng dẫn sử dụng BKT; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc thay thế (methadone).

Naltrexone bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm tại Viện Sức khỏe tâm thần từ 5/2002. Naltrexone giúp bệnh nhân (sau cai nghiện) duy trì chống tái nghiện và chỉ đạt hiệu quả cao khi kết hợp với liệu pháp tâm lý. Còn Methadone mới được triển khai thí điểm tại 6 quận thuộc 2 thành phố (Hải Phòng và Tp. HCM), đây là một trong các biện pháp CTGTH. Việc điều trị thay thế CDTP bằng thuốc methadone nhằm 3 mục đích sau: Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP; Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra (tội phạm, lây nhiễm HIV...); Cải thiện sức khỏe cá nhân

Nhóm tiêm chích ma túy

Ở Việt Nam, cho đến nay tiêm chích ma

túy vẫn là đường lây nhiễm HIV chủ yếu.

Vì vậy, việc triển khai các biện pháp can

thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm

HIV trong nhóm nghiện chích ma túy

cũng như từ nhóm này ra cộng đồng là

hết sức cần thiết. Về vấn đề này , chúng

tôi đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng

Cục phòng chống HIV/AIDS TS Nguyễn

Thanh Long.

có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất

■ Các đồng đẳng viênở Tp. Thanh Hóa thu nhặt

bơm kim tiêm bẩn. Ảnh:

PV

11

và cộng đồng, giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, góp phần tăng sức sản xuất của xã hội.

Th eo đánh giá bước đầu, việc triển khai chương trình methadone thu được kết quả tốt. Chương trình điều trị thí điểm được triển khai đã đáp ứng được nguyện vọng của người TCMT, gia đình họ và của cộng đồng là giảm và tiến tới không còn người sử dụng ma túy (MT). Điều này đã được chứng minh bằng thực tế khi triển khai điều trị tại 2 thành phố là đến thời điểm hiện tại: 100% bệnh nhân đạt đến liều điều trị duy trì cho đến nay không phát hiện được trường hợp nào còn sử dụng heroin. Giảm đáng kể việc sử dụng MT bất hợp pháp, giảm đáng kể số lượng tiền sử dụng cho việc mua bán MT. Đa số bệnh nhân tham gia điều trị đã có những chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Về an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư xung quanh người nghiện MT cũng đã được cải thiện.

Để triển khai hoạt động can thiệp có hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp CTGTH và các dịch vụ hỗ trợ cho nhóm đối tượng nguy cơ cao như BKT, BCS và các dịch vụ khác. Cần nhấn mạnh là cụm từ ‘‘quả đấm thép” được dùng cho chương trình CTGTH nói chung trong đó có các chương trình như khuyến khích sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch, giáo dục đồng đẳng và sử dụng Methadone...

Các biện pháp can thiệp giảm tác hại đã tìm được sự đồng thuận trong cộng đồng và quan trọng nhất là đã được đưa vào trong chính sách và pháp luật của Nhà nước. Vậy còn có những khó khăn nào nữa khiến cho công tác này chưa đạt được kết quả như mong muốn , thưa ông?

Như chúng ta đã biết trong những năm qua, đặc biệt từ 2006 trở lại đây công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và công tác CTGTH nói riêng đã có những thuận lợi sau khi có Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Nghị định 108/2007/NĐ-CP được ban hành, góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng nhiễm HIV hàng năm. Tuy nhiên việc triển khai công tác này vẫn còn một số khó khăn:

- Số tỉnh/thành phố triển khai các hoạt động CTGTH còn thấp hoặc đã triển khai nhưng mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền chứ chưa thực hiện hoạt động trao đổi BKT và phân phát BCS. Th eo thống kê của Bộ Y tế, đến tháng 6/2008 có 22/64 Sở Y tế báo cáo có khó khăn và chưa triển khai được hoạt động trao đổi BKT.

- Độ bao phủ chương trình CTGTH vẫn còn rất thấp. Chỉ có 19% xã, phường triển khai chương trình BKT và 32% xã, phường triển khai chương trình BCS. Lượng BKT phát ra chỉ bao phủ khoảng 15 - 20% nhu cầu thực tế vì vậy không thể khống chế được lây nhiễm HIV trong các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

- Công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động CTGTH chưa thật sự mạnh mẽ, vẫn còn thiếu sự đồng thuận, phối hợp giữa y tế, công an, lao động thương binh xã hội.

- Đội ngũ làm công tác CTGTH lại thường xuyên có sự biến động, thay đổi nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai các hoạt động CTGTH.

- Th iếu kinh phí cho hoạt động: Hiện nay chương trình CTGTH chủ yếu được thực hiện nhờ các nguồn viện trợ, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia dành cho phòng, chống HIV/AIDS còn thấp bên cạnh đó các tỉnh, thành phố chưa đầu tư kinh phí thích đáng cho chương trình CTGTH.

Cục trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của người có HIV trong các hoạt động CTGTH nói riêng và phòng chống HIV/AIDS nói chung?Hiện nay chương trình CTGTH đang

được Bộ Y tế chỉ đạo triển khai trên toàn quốc, việc thực hiện chương trình này đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội và đặc biệt là sự tham gia của người nhiễm HIV. Nhiều hoạt động nếu có sự tham gia của người nhiễm HIV sẽ tăng thêm hiệu quả của chương trình trong quá trình thực hiện. Một trong những thành viên quan trọng

đảm bảo cho sự thành công của chương trình CTGTH là cộng tác viên và tuyên truyền viên. Phần lớn những người tham gia là người nhiễm HIV. Họ tham gia tự nguyện và ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt người nhiễm tham gia rất tích cực trong các hoạt động tiếp cận cộng đồng như: Truyền thông thay đổi hành vi; phân phát BCS, BKT sạch và chăm sóc bệnh nhân AIDS – những người đồng cảnh ngộ.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Lê Minh Thúy thực hiện(Nguồn Báo Sức khoẻ và Đời sống)

“Theo đánh giá bước đầu, việc triển khai chương trình methadone thu được kết quả tốt... 100% bệnh nhân đạt đến liều duy trì đã không còn sử dụng heroin”.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Cục trưởngCục phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế.

Đặc san Sống chung với HIV12

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

Một ngày mới đã bắt đầu và Đào Th anh Tùng- người đã có 10 năm lệ thuộc vào heroin cũng

đã có mặt tại cơ sở điều trị Methadone quận Lê Chân Tp. Hải Phòng. Đều đặn như vậy vào mỗi sáng và đối với một người đã chót dính vào ma túy (MT) như anh thì đây là những ngày tươi sáng nhất trong 10 năm qua. Trước đây, để thỏa mãn nhu cầu trung bình mỗi ngày Tùng “nướng” của gia đình từ 200.000-300.000đ. Còn giờ đây tuy chưa cắt hẳn được MT nhưng số lần sử dụng cũng như số tiền bỏ ra mua heroin hàng ngày đã giảm chỉ bằng 1/3 so với trước đây và điều quan trọng là mỗi sáng sau khi uống Methadone anh có thể làm việc như người bình thường. Còn Tuấn – người đã nghiện ma túy từ 5 năm nay cho biết: “Nói chung mình uống vào rất tốt, cảm thấy người không phụ thuộc vào ma túy nữa, trong ngày mình còn có thể đi làm còn trước kia dùng heroin lúc nào mình cũng nghĩ đến nó không thể làm được việc gì khác”. Th eo anh Tuấn chỉ khi không còn cảm giác lệ thuộc vào MT như vậy, anh mới thấy mình trở lại là con người, có ham muốn được làm việc, có những ý nghĩ và lối sống lành mạnh.

Trẻ nhất trong số những người nghiện mà tôi đã gặp nhưng lại có thâm niên sử dụng ma túy lâu năm nhất (12 năm) là Việt ở An Dương, Hải Phòng. Việt đã tâm sự: “Nhiều lúc em đã nghĩ cuộc đời mình coi như bỏ đi vì suốt ngày chỉ lo kiếm sao cho đủ tiền để mua heroin,

METHADO

Cố giữ tay anh con trai đang nhấp nhổm không yên, người phụ nữ trung niên, gương mặt âu lo,

mỏi mệt nói giọng van vỉ: “Nhà tôi có hai thằng con nghiện, chết mất một rồi, còn mỗi mình nó thôi, suốt ngày nó đòi tiền, không có tiền thì chết với nó. Nhà nước quan tâm cho cháu thuốc, để chúng tôi đỡ khổ”. Người mẹ này tên là Nguyễn Th ị Nghĩa ở đường Cát Dài, phường An Biên, quận Lê Chân, Hải Phòng. Cái tên thuốc bằng tiếng nước ngoài phát âm cũng chẳng xong nhưng chỉ nghe nói có thể thay thế ma túy và lại được Nhà nước cấp miễn phí, thế là đủ để bà khấp khởi hy vọng con trai mình sẽ có tên trong danh sách được điều trị đợt này. Khác với người anh đã chết do AIDS, Vũ Bá Hiểu, con trai bà Nghĩa may mắn hơn vì đã được tiếp cận với thuốc ARV. Nhưng vì không thể từ bỏ được ma túy nên sức khỏe vẫn ngày một suy giảm. Đã thế số tiền 150 nghìn mẹ tích cóp bị Hiếu mua ma túy mỗi ngày không đủ để “phê”.

ngày nào nếu chưa dùng đủ ngưỡng em cũng thấy vật vã” những lúc đó, như Việt cho biết thì em chẳng từ một việc làm nào, miễn là có tiền “chơi” heroin cho thỏa cơn phê. Nhiều lúc tỉnh táo Việt cũng thử làm một phép tính và giật mình trước số tiền mà mình đã “nướng” cho heroin trong 12

năm qua. Những ngày đến đây điều trị, được tư vấn Việt đã thấy thấm thía rất nhiều. Mong muốn của Việt là sau khi uống methadone ổn định em có thể tìm được một việc gì đó để làm, vừa là để cho khuây khỏa vừa kiếm thêm tiền tự nuôi bản thân mình.

Được điều trị bằng Metha-done miễn phí là mong muốn của tất cả những người đã chót dính vào ma túy, họ đã chờ đợi

chương trình này từ rất nhiều năm nay. Methadone - “chiếc phao” để họ an tâm đi tiếp trong cuộc đời.

Thu Trang

“Nói chung mình uống vào rất tốt, cảm thấy người không phụ thuộc vào ma túy nữa, trong ngày mình còn có thể đi làm...”

câu chuyện mới bắt đầu

Những ánh mắt âu lo, phấp phỏng, những

gương mặt mỏi mệt đợi chờ. Trong căn

phòng không còn một chỗ trống để len

chân, người đứng, kẻ ngồi, tất cả đều

hướng sự tập trung lên phía trên, nơi

có các cán bộ y tế đang phổ biến những

thông tin về thuốc Methadone. Phân nửa

những người có mặt là phụ nữ và người

già. Họ là vợ, là cha mẹ của những người

nghiện ma túy. ■ Tháng 4-2008, lô thuốc Methadone đầu tiên được

nhập khẩu về Việt Nam sau nhiều năm mong chờ.

Chiếc phao cứu sinh... ...Và những điều mắt thấy tai nghe

Ảnh:

PV

13

ONE

Vậy là phải tìm mọi cách để có tiền kể cả móc túi, trộm cắp. Ra vào trung tâm cai nghiện như cơm bữa, đến nỗi giờ nộp đơn xin đi cai cũng bị từ chối. Cuộc sống dường như không còn lối thoát. Cơ hội cuối cùng với anh lúc này là được dùng thuốc Methadone.

Dòng người vẫn tiếp tục chen chúc nơi cung cấp thông tin về Methadone. Nhưng tất cả dường như chỉ mới nhìn thấy viễn cảnh được dùng miễn phí một thứ thuốc thay thế cho ma túy. Việc điều trị đó liệu thành công hay thất bại hiện vẫn là một dấu hỏi lớn mà bản thân mỗi người khi đăng ký tham gia đều chưa nghĩ tới.

Kinh nghiệm ở Thái LanPhòng khám cai ma túy số 2 Ladphrao

nằm trên một con phố lớn của thủ đô Bangkok. Những cư dân sống ở quanh đây đã quen với những vị khách đặc biệt đến đó mỗi ngày. Họ là những người nghiện ma túy và đang tham gia chương trình điều trị thay thế bằng Methadone.

Sau khi uống thuốc trước sự quan sát của cán bộ y tế ở đây, họ nhanh chóng rời phòng khám và bắt đầu một ngày làm việc của mình. Vichai, 48 tuổi đến từ tỉnh Nakhorn Chasima là một trong số đó. Khác ở chỗ, hai năm qua, sau khi uống thuốc Methadone, anh ở lại phòng khám và bắt đầu công việc của một tình nguyện viên. Th ời gian hơn hai mươi năm nghiện ma túy đã tiêu tốn của người đàn ông này không biết bao nhiêu tiền của. Để đủ ma túy cho 2 lần “phê” mỗi ngày, anh phải tìm mọi cách để kiếm cho được 700 - 800 bath (khoảng 400.000 VNĐ). Công việc không có, gia đình cũng không còn lực để cung cấp tiền cho anh chơi ma túy, vậy là phải móc túi và trộm cắp. Hậu quả là anh đã phải vào tù tới 3 lần. Methadone như chiếc phao cứu sinh giúp

Việc điều trị bằng thuốc Methadone thay thế các chất dạng thuốc phiện là một biện pháp

bổ sung bên cạnh các biện pháp phòng chống ma túy đang được sử dụng tại nhiều nước

trên thế giới.Ở nước ta mô hình này mới bắt đầu được triển khai thí điểm tại Hải Phòng

và Tp. Hồ Chí Minh. Dự kiến sẽ có khoảng 1.500 người nghiện được tham gia điều trị.

...quy trình điều trị bằng Methadone cho mỗi bệnh nhân đều phải qua 4 giai đoạn, từ khâu chuẩn bị, tiến hành điều trị cho bệnh nhân dùng thuốc cho đến phục hồi chức năng và theo dõi đánh giá.

anh từ bỏ con đường phạm tội một lần nữa. “Điều quan trọng là từ khi uống thuốc, tôi thấy khỏe hơn, vẫn làm việc được. Cách đây 2 năm, tôi được phòng khám mời làm tình nguyện viên với tiền lương 3.500 bath mỗi tháng, cuộc sống của tôi hiện giờ rất ổn định” - Vichai vui mừng thông báo.

Anh Th ippanet, 30 tuổi sống ở thủ đô Bangkok, là người đã nhiều năm nghiện ma túy. Anh đang cân nhắc xem có nên dùng thuốc methadone hay không. Nếu dùng methadone sẽ được miễn phí, không phải lo kiếm tiền bằng mọi cách để mua ma túy. Tuy nhiên, Th ippanet vẫn lấn cấn một điều duy nhất, đó là dùng Methadone không có cảm giác “phê” như là chích ma túy được.

Bà Satip Techasopone, phụ trách Phòng khám cai ma túy số 2 Ladphrao cho biết, quy trình điều trị bằng

Methadone cho mỗi bệnh nhân đều phải trải qua 4 giai đoạn, từ khâu chuẩn bị, tiến hành điều trị cho bệnh nhân dùng thuốc cho đến phục hồi chức năng và theo dõi đánh giá. Trong thời gian điều trị và phục hồi, bệnh nhân phải thử nước tiểu mỗi tuần một lần để bác sỹ có thể tính toán lại lượng methadone cần dùng và thay đổi cách tiếp cận trong tư vấn.

Về vấn đề này, bác sỹ Alex Wodak, Giám đốc chương trình điều trị nghiện ma tuý và rượu của bệnh viện St.

■ Đăng ký trước khi uống Methadone

tại Thủy Nguyên, Hải Phòng.Ản

h: Đ

ặng T

hanh

Đặc san Sống chung với HIV14

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

Câu chuyện thứ 1Đã mấy tháng nay chúng tôi không thấy

Tú qua sinh hoạt, không biết dạo này cậu ra sao có khoẻ không, thuốc thang có uống đầy đủ và đúng giờ không? Mấy anh em đang ngồi chuyện trò với nhau thì đã thấy ngay vợ Tú nét mặt buồn bã cùng điệu bộ vội vã bước vào, chào anh em tôi.

Tôi linh cảm có việc gì đó không tốt đã xảy ra với Tú: “Chắc có chuyện gì không tốt đã xảy ra với Tú rồi phải không? Em cứ tâm sự đi xem bọn anh có thể giúp được gì”... Lúc này vợ Tú mới mạnh dạn kể: “Chồng em thời gian gần đây lại nghiện lại, vì không có tiền để tiêm chích anh ấy lại phạm pháp và bị bắt giam hơn một tháng nay rồi”. Cô nói tiếp “Các anh biết đấy, nhà em đã điều trị ARV gần 2 năm, anh ấy luôn uống thuốc đầy đủ đúng giờ. Cho đến hôm bị bắt thì thôi không uống nữa vì ở đó cán

bộ không cho mang thuốc vào, họ sợ cái gì đó nên không cho anh ạ! Em lo quá không biết phải làm sao! Các anh biết đã uống thuốc thì phải tuân thủ nghiêm ngặt như nào rồi đấy. Bây giờ xảy ra chuyện thế này em rất lo. Các anh xem có thể giúp được gì vợ chồng em với”.

Tiếc quá! Tú điều trị được 2 năm rồi, bây giờ lại rơi vào tình cảnh này là lại mất đi một cơ hội điều trị. Chẳng biết phải làm sao để có thể giúp được vợ chồng Tú bây giờ, chúng tôi chỉ biết động viên và bầy cho vợ Tú một cách là làm đơn trình bầy sự việc, sau đó lấy hồ sơ bệnh án và một cái chứng nhận của bác sĩ điều trị cho Tú rồi gửi và xin phép ban giám thị trại giam xem sao. Cũng như Tú, từ trước tới giờ cũng có mấy bạn rơi vào trường hợp này, nhưng đều phải bỏ điều trị ARV. Mọi cố gắng tác động để thay đổi của chúng tôi đều chưa có kết quả gì và cái đó cũng là một việc mà anh em tôi

Vincent ở Sydney, Úc, nguyên Chủ tịch Hội Giảm tác hại Quốc tế phát biểu. “Đúng là methadone không mang lại cảm giác phê, vì vậy có thể không phù hợp với một số người. Methadone giúp người nghiện heroin giảm hoặc ngừng sử dụng thông qua việc ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu khi cai heroin. Nhờ vậy mà người điều trị bằng mathadone có thể làm việc và sinh hoạt bình thường. Một chương trình điều trị methadone chỉ có thể thành công nếu người bệnh và thầy thuốc có mối quan hệ tốt và tin cậy lẫn nhau, người bệnh được dùng liều phù hợp và được hỗ trợ để giải quyết các vấn đề tâm lý và xã hội khác. Một chương trình thành công có thể giữ được 70% bệnh nhân tiếp tục điều trị”.

Hồng Quyên

Hiệu quả của liệu pháp thay thế (methadone)- Giảm sử dụng MT, các nguy cơ liên quan đến

MT, tiêm chích, tội phạm và buôn bán MT.- Kiểm soát hội chứng cai và cơn thèm MT.- Phục hồi chức năng gia đình và các mối quan

hệ.- Quay trở lại làm việc và học tập.- Giúp hỗ trợ tâm lý- xã hội và chăm sóc y tế.- Giảm bệnh tật và tử vong.- Là biện pháp kinh tế nhất trong những biện

pháp hiện có

AVR BẤT CẬP&trong thực hiện chính sách

60

50

40

30

20

10

0TTGDLĐ

Khánh HòaTT GDLĐ

và sức khoẻHải Phòng

TT GDLĐ số 6(Hà Nội)

18,511,9

6 tháng đầu năm 2008Năm 2007

54

42,3

27,526,7

Tỷ lệ học viên bị nhiễm HIV tại các Trung tâm giáo dục lao động (TTGDLĐ)

Hiện nay, có một thực tế là nhiều bệnh nhân AIDS đang điều trị thuốc kháng vi rút

(ARV) thì dừng lại. Có một số lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó lý do thường gặp

nhất là bệnh nhân đó bị cách ly khỏi xã hội – bị bắt vào trại giam hoặc trung tâm cai

nghiện ma túy.

Những nguy cơ khi điều trị gián đoạn ARVTheo Ths-BS Trần Quốc Tuấn, việc điều trị ARV không liên tục theo đúng phác đồ dẫn đến những hậu quả xấu cho việc điều trị ARV nói riêng và công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung. Nguy cơ lớn nhất của điều trị gián đoạn thuốc ARV là khiến hiệu quả điều trị thấp, dẫn đến thất bại của phác đồ điều trị ARV. Nguy hiểm hơn, việc một bệnh nhân không tuân thủ đến cùng phác đồ điều trị sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Sự kháng thuốc không chỉ đe dọa cá nhân người bệnh mà còn có ảnh hưởng rộng hơn tới cộng đồng. Thuốc bị kháng sẽ có hiện tượng kháng thuốc chéo khi vi rút đã kháng thuốc của người bệnh này lây cho người khác thì người đó cũng sẽ bị kháng thuốc - ngay cả khi người đó chưa từng điều trị ARV. Một nguy cơ nữa là khi HIV đã kháng 1 loại thuốc thì có nguy cơ là các thuốc khác trong cùng nhóm đó cũng bị kháng luôn. Việc kháng thuốc nguy hiểm ở chỗ, người bệnh sẽ phải dùng thuốc cao hơn, đắt tiền hơn kéo theo đó là chi phí điều trị gia tăng, tác dụng phụ của thuốc nặng nề hơn cho người bệnh.Cũng theo BS Tuấn, vừa qua Sở y tế Hà Nội đã có cuộc làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội để bàn cách tháo gỡ tình trạng này. Thu Ba

Ths-BS Trần Quốc Tuấn Trưởng khoa truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh viện Đống Đa,

Hà Nội

15

vẫn đang trăn trở: Làm thế nào để tìm ra cách giải quyết tốt nhất giúp đỡ các bạn đang điều trị ARV mà sử dụng lại ma tuý rồi bị bắt vào các trại cai nghiện, trại giam vẫn được điều trị tiếp tục, không bị ngắt quãng để tránh bị kháng thuốc. Đây cũng là mong muốn của rất nhiều bạn có HIV đồng cảnh ngộ.

Câu chuyện thứ 2Một người cha có con đang đi cai trong

Trung tâm cai nghiện tại Hải Dương tâm sự: Con của bác đã uống thuốc ARV được hơn 1 năm nay, nhưng trong thời gian vừa rồi anh ta đã tái sử dụng ma tuý mất mấy tháng. Sau khi họp gia đình cùng với sự quyết tâm cai nghiện của anh, gia đình đã quyết định đưa anh đến Trung tâm Cộng Hoà Chí Linh - Hải Dương để cai nghiện tự nguyện. Trước khi, đưa anh lên Trung

tâm gia đình đã gặp bác sĩ tại Trung tâm đã trình bày là con họ là người có HIV và đang trong giai đoạn dùng thuốc kháng vi rút, mong muốn là Trung tâm tạo điều kiện cho con họ. Nhưng khi anh vào trong Trung tâm thì mọi thủ tục thật rườm rà và khó khăn. Nguyên văn lời Giám đốc trung tâm nói: Ở trong này không phải uống bất cứ loại thuốc nào khác ngoài thuốc cai nghiện của Trung tâm! Mặc dù đã được gia đình cùng bác sĩ tại Trung tâm giải thích là khi đã uống thuốc ARV thì không được bỏ dở giữa chừng nhưng câu trả lời của Giám đốc là chỉ cho uống một lần cuối cùng vào tối hôm trước, đồng thời phải nộp cho Trung tâm một số giấy tờ cần thiết như anh ta đang uống thuốc tại đâu, ai là người cấp thuốc, loại thuốc gì… Vậy nếu cứ chạy giấy tờ để con bác được uống thuốc thì cũng mất cả tuần.

Chúng tôi chỉ biết động viên, giải thích cho bác về tuân thủ điều trị ARV

để bác hiểu và mong bác mau xin được đầy đủ giấy tờ cần thiết để con bác được sớm được uống thuốc trong Trung tâm. Chúng tôi thiết nghĩ câu chuyện trên không phải là cá biệt. Th ực tế có nhiều người có HIV nghiện ma túy phải đi cai nghiện tập trung trong khi đang điều trị ARV. Câu chuyện trên thể hiện phần nào sự thiếu liên kết, thiếu hiểu biết về HIV/AIDS cũng như những biện pháp điều trị trong một số người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước, và người chịu thiệt thòi là những người đang sống chung với HIV/AIDS hiện ở trong Trung tâm cai nghiện. Mong rằng các trại giam, trại tạm giam, trung tâm cai nghiện nên sớm có quy định về việc sử dụng ARV để quá trình điều trị ARV cho người có HIV không rơi vào tình trạng bị gián đoạn dẫn tới thất bại trong điều trị và lãng phí cho chương trình.

Nguyễn Thế Sơn – B.T.H (BFN+)

Ảnh:

Văn

Cươn

g

■ Hiện nay, Giám đốc trung tâm mới là người quyết định việc sử dụng ARV trong trại.

Người nhiễm HIV ở cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam được tạo điều kiện tiếp cận ARV

Luật gia, bác sỹTrịnh Thị Lê Trâm

Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS

Ngày 28/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam. Theo đó, người nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV (ARV) từ gia đình, các tổ chức, cá nhân và các chương trình hoặc dự án được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện, theo chỉ định chuyên môn của bác sỹ. Tp. Hà Nội đã có quy định tạm thời về quy trình chuyển tiếp dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS giữa các cơ sở y tế của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội với cơ sở y tế ngoài cộng đồng. Theo đó, người nhiễm HIV

đang được quản lý chăm sóc điều trị tại các cơ sở ngoài cộng đồng vì lý do nào đó phải vào Trung tâm thì không phải xét nghiệm HIV lại và tiếp tục được chăm sóc, điều trị. Đồng thời học viên là người nhiễm HIV khi rời khỏi Trung tâm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS ngoài cộng đồng, đặc biệt đối với những người nhiễm HIV cần được bắt đầu điều trị ARV. Phòng Trợ giúp pháp lý về HIV/AIDS, đường dây 1800 1521 của Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS luôn sẵn sàng trợ giúp việc tiếp cận ARV cho những người thuộc các đối tượng trên khi có yêu cầu.

Thu Ba

Đặc san Sống chung với HIV16

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

Thường xuyên lên cơn vật “thuốc” và luôn tìm mọi cách để có tiền mua ma tuý đáp ứng, thỏa mãn cho nhu

cầu cơn nghiện, nên người nghiện chẳng còn tâm trí đâu để nhớ những điều tư vấn của bác sĩ cũng như những lời khuyên bảo của người thân. Vì thế đối với bệnh nhân AIDS vẫn còn dùng ma tuý khó khăn lớn nhất là việc không tuân thủ điều trị: không uống thuốc ARV theo đúng giờ qui định, quên uống thuốc... Đấy là chưa kể tới có trường hợp lĩnh thuốc ARV rồi bán lại cho người khác lấy tiền đó hút, chích.

Hiện nay, việc điều trị ARV chủ yếu được thực hiện tại các phòng khám ngoại trú. Lượng bệnh nhân đông, thời gian dành cho mỗi bệnh nhân có hạn, trong khi bệnh nhân có sử dụng ma túy thường không dám bộc lộ với cán bộ y tế do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Mặt khác, mặc dù chính sách chung về điều trị HIV nói chung và điều trị ARV nói riêng không coi việc sử dụng ma túy là

một tiêu chuẩn loại trừ khỏi điều trị, một số nhân viên y tế vẫn đe dọa ngừng điều trị cho bệnh nhân sử dụng ma túy, càng khiến những bệnh nhân này che dấu tình trạng của mình, dẫn đến không được tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị.

Hậu quả Th S.BS Nguyễn Tiến Lâm,

Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia cho biết: nếu không tuân thủ điều trị như bỏ thuốc, hoặc uống thuốc không đúng liều, không đúng giờ sẽ dẫn đến hiện tượng virus kháng thuốc, dẫn đến thất bại trong điều trị. Nguy hiểm hơn nữa nếu NCH bị kháng thuốc làm lây truyền HIV sang cho người khác thì người đó cũng có thể bị kháng thuốc – ngay cả khi chưa từng điều trị ARV.

Việc tiếp tục sử dụng ma tuý còn dẫn tới các nguy cơ như: bị bắt (do tàng trữ hoặc buôn bán ma tuý), bị buộc tập trung cai

nghiện, dẫn tới điều trị ARV bị gián đoạn. Về mặt sức khỏe, việc tiếp tục sử dụng còn có thể dẫn đến sốc do dùng ma túy quá liều (nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời), nguy cơ gặp phải những nhiễm trùng nguy hiểm (ví dụ như nhiễm trùng huyết) làm ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị, thậm chí bệnh nhân bị tử vong. Th êm vào đó, những người tiếp tục tiêm chích ma túy còn có nguy cơ dùng chung dụng cụ tiêm chích, có thể dẫn đến nhiễm thêm các dòng HIV

khác cũng như viêm gan siêu vi B và C, làm cho việc điều trị càng phức tạp hơn và sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tuân thủ điều trị ARV

Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định điều trị ARV ở người sử dụng

ma túy vẫn cho kết quả tốt. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị

bằng ARV tuân thủ điều trị là điều cốt lõi cho sự thành công. Thế

nhưng đối với những người tiếp tục sử dụng ma tuý thì việc tuân

thủ điều trị vẫn đang là một thách thức lớn cho bản thân bệnh

nhân và toàn bộ chương trình điều trị.

...đối với bệnh nhân AIDS vẫn còn dùng ma tuý cái khó khăn lớn nhất là sự không tuân thủ điều trị: không uống thuốc ARV theo đúng giờ qui định, quên uống thuốc...

■ Tiếp tục dùng ma túy sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị ARV.

ở người sử dụng ma tuý

• Động viên tham gia sinh hoạt nhóm để có thêm thông tin về HIV và các dịch vụ liên quan

• Hỗ trợ tuân thủ điều trị bằng cách thăm viếng thường xuyên, gọi điện hoặc nhắn tin nhắc nhở uống thuốc

• Tư vấn về HIV/AIDS, tuân thủ điều trị ARV và chăm sóc hỗ trợ tuân thủ điều trị tại nhà cho người thân

• Các bạn đồng cảnh ngộ đã cai được

ma túy và sống tích cực tới động viên để tạo sự đồng cảm và thuyết phục hơn

• Hỗ trợ tư vấn và chuyển gởi người đang sử dụng ma túy và uống ARV tiếp cận với dịch vụ tư vấn và điều trị thay thế Methadone.

• Hỗ trợ giới thiệu cho thân nhân NCH đang sử dụng ma túy và chuyển gửi IDUs đến các dịch vụ cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.

Huỳnh Như Thanh Huyền – Trưởng ban

điều hành SPN+(Mạng lưới các nhóm tự lực của NCH phía nam)

Chúng tôi đã hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV như thế nào?

17

Tới phòng khám ngoại trú Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng), bác sĩ Ngô Việt Hùng, trưởng phòng khám cho biết: ở đây có 600 bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV, nhưng đến thời điểm hiện tại đã có 4 bệnh nhân bị thất bại điều trị do không tuân thủ việc uống thuốc. Cả 4 người này đều vẫn còn đang sử dụng ma tuý.

Giải pháp nào? Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng

kém tuân thủ điều trị ở những người sử dụng ma túy chính là những bất thường trong sinh hoạt cũng như tình trạng phê thuốc. Để tăng tuân thủ điều trị, nếu chưa loại trừ được tình trạng này thì NCH đang sử dụng ma túy, gia đình, cũng như những người trợ giúp khác cần có các biện pháp để đảm bảo bệnh nhân vẫn uống thuốc đúng giờ và đều đặn.

Điều trị bằng methadone để ổn định sinh hoạt, loại trừ trạng thái phê thuốc là

Ảnh:

Thu

Hươn

gmột giải pháp đã được Tổ chức Y tế Th ế giới khuyến khích áp dụng. Đây là một giải pháp rất hữu hiệu. Điều trị bằng Methadone đang được triển khai ở Việt Nam. Hy vọng trong một thời gian không xa, nhiều NCH không từ bỏ được ma túy sẽ tiếp cận được với liệu pháp điều trị này.

Phương pháp quan sát uống thuốc trực tiếp (DOT – Direct Observation Th erapy) đã được áp dụng thành công ở Brazil, nơi hơn 30.000 NCH sử dụng ma túy đang được điều trị ARV. Th eo phương pháp này – người chăm sóc – có thể là người nhà, bạn bè cùng nhóm tự lực, hoặc nhân viên y tế, trực tiếp đưa thuốc cho bệnh nhân để họ uống thuốc trước mặt mình.

Các biện pháp khác như gọi điện nhắc nhở, để chuông điện thoại… cũng vẫn có thể áp dụng ở những người sử dụng nhưng điều độ và vẫn làm chủ được hành vi của mình.

Đây là một lĩnh vực rất cần sự tham gia của gia đình, sự thấu hiểu và cảm thông của cán bộ y tế, và đặc biệt là sự hỗ trợ của các nhóm tự lực. Hơn ai hết, NCH, đặc biệt là những người đã từng sử dụng ma túy hiểu những khó khăn trong tuân thủ điều trị khi vẫn đang dùng ma túy. Sự hỗ trợ lẫn nhau này không chỉ giúp cho các bạn đang sử dụng ma túy mà còn giúp cho toàn bộ chương trình điều trị ARV và dự phòng kháng thuốc và thể hiện vai trò đặc biệt của các nhóm tự lực. Thu Hương

Sốc và nhanh chóng tử vong là nỗi kinh hoàng của những người tiêm chích ma tuý. Theo bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, người bị sốc ma tuý chủ yếu là do thiếu kiến thức.

Nguyên nhânCó rất nhiều người nghiện không nắm rõ hàm lượng chất dạng thuốc phiện trong gói bột, viên... ma tuý, hoặc thiếu thuốc kéo dài, quá đói thèm thuốc, mất tỉnh táo, dẫn đến sử dụng quá liều. Có người muốn tìm khoái cảm nhanh, mạnh nên tiêm thẳng ma tuý vào tĩnh mạnh, trong điều kiện sức khoẻ kém. Một số người khác vừa ở trung tâm cai nghiện ma tuý về, cơ thể đã mất khả năng dung nạp chất thuốc phiện hoặc dung nạp kém, nhưng lại vội vàng tái sử dụng liều ma tuý cũ. Việc tuỳ tiện sử dụng thuốc đối kháng Naltrexone phong toả thèm nhớ heroin cũng có thể gây ra sốc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốc do tạp chất trong ma tuý hoặc do bị nhiễm khuẩn.

Muốn tránh được những hậu quả đau lòng do sốc thuốc, người sử dụng chất dạng thuốc phiện phải chú ý:- Luôn nắm rõ liều dùng của bản thân; nắm rõ

hàm lượng chất thuốc gây nghiện sử dụng;- Không tiêm nhanh, mạnh, nhất là khi cơ thể

yếu;- Tuân thủ nghiêm ngặt các liệu pháp, nếu

đang điều trị cai nghiện, không tự ý tái sử dụng ma tuý.

- Người nghiện ma tuý thường có tâm lý sợ bị công an bắt giữ, đưa đi trại cai nghiện, nên không dám hô hoán, gọi cấp cứu khi thấy bạn bị sốc. Đây là một sai lầm nguy hiểm. Khi thấy người bị sốc, cần nhanh chóng thao tác hô hấp nhân tạo, bóp tim ngoài lồng ngực, trong quá trình đưa bệnh nhân đi cấp cứu vẫn tiếp tục ấn lồng ngực. Thanh Loan

Dự phòng vàcấp cứu sốc thuốc

■ Người bị sốc thuốc cần được sơ cứu kịp thời.

Ảnh:

PV

• Tư vấn cho các bạn về tuân thủ điều trị ARV.

• Cung cấp dụng cụ hỗ trợ: hộp đựng thuốc chia theo buổi để khỏi quên, chia sẻ kinh nghiệm: đặt báo thức của điện thoại để nhắc uống thuốc.

• Giúp các bạn nào muốn quyết tâm cai nghiện tại nhóm (đến nay đã giúp được trên 100 người).

Quan điểm chung: các bạn sử dụng ma túy càng cần có nhiều sự hỗ trợ trong việc tiếp cận với các thông tin cũng như các dịch vụ điều trị, trước hết vì đó là quyền được điều trị của các bạn, sau đó việc các bạn được điều trị và tiếp cận các kiến thức cũng góp phần làm giảm sự lây truyền HIV chéo trong người sử dụng ma túy và ra cộng đồng. Nhóm luôn cố gắng trong điều kiện có thể để giúp các bạn.

Nguyễn Xuân CườngNhóm VNMTSThái Nguyên 1

Đặc san Sống chung với HIV18

C H U Y Ê N Đ Ề

T I N T Ứ C

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Cơn mưa bất chợt đầu giờ sáng khiến khu xóm liều dưới chân cầu Niệm Nghĩa thuộc phường

Nghĩa Xã, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng càng thêm nhếch nhác, ẩm thấp. Trên con đường ngoằn ngoèo hun hút dẫn vào “lãnh địa” của dân nghiện hút, chích choác ở xóm liều này là dày đặc cỏ dại và vỏ ống nước cất, vỏ bơm kim tiêm. Hai cái túi “to vật vã” chứa bơm kim tiêm và bao cao su đã giúp chúng tôi “lọt” qua cả chục ánh mắt dò xét không mấy khó khăn.

Bác sĩ Hoàng Th ị Tuyết Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hải Âu, địa điểm sinh hoạt và tư vấn HIV/AIDS miễn phí cho người sử dụng ma túy ở Hải Phòng, ghé tai tôi nói nhỏ: “Giờ là cữ thuốc sáng đây. Chụp ảnh cẩn thận kẻo họ phát hiện ra thì nguy hiểm lắm đấy”.

Đùa với... thần chếtNgay sát mép bờ sông là một người đàn

bà khăn áo lụng thụng bịt kín mặt mũi, chốc chốc lại vơ nắm tiền từ tay một con nghiện rồi hất hàm chỉ ra một góc nào đó. Xung quanh chỗ bà ta ngồi có 5, 6 đứa trẻ, trước mặt mỗi đứa là một cái rổ nhựa khá lớn. Đang ngạc nhiên vì không biết bọn trẻ xuất hiện ở cái nơi tệ nạn và nguy hiểm này làm gì thì tôi chợt thấy chúng ùa lên, ríu rít mời chào khi 2 người nghiện dặt dẹo đi tới: “Xi (tức bơm tiêm - PV), nước này chú ơi! 2.000

một cái thôi, cháu bóc luôn cho chú nhé”. Lân la lại gần bọn trẻ với nắm xi lanh

trên tay, chưa kịp bắt lời, đứa bé gái lớn nhất bọn, ra dáng “thủ lĩnh” dù tuổi chắc mới khoảng lên 10, cất giọng đanh đá bảo tôi: “Cô chú đi chỗ khác mà phát xi đi, để bọn cháu còn làm ăn”. Nói rồi nó đưa tay cầm nắm xi lanh, vứt tọt vào rổ, trong ấy lổng chổng đến mấy chục chiếc xi lanh và một khay nhựa đựng nước cất.

Th ấy tôi chăm chú nhìn, Hiền còi - tên con bé - nói chỏng lỏn: “Lấy vậy thôi chứ xi của cô là xi tím, sít thuốc lắm, tiêm vừa đau vừa chảy nhiều máu. Khách chỉ thích xi xanh thôi, như bọn cháu đang bán đây này”. Nói rồi nó nguây nguẩy cầm cái rổ

nhựa đi tới hai “khách quen” vừa dừng xe. Ở nơi lãnh địa của ma túy này, “thượng đế”

chỉ tấp nập vào khoảng 9g sáng, rồi tản mát ra xung quanh mấy đám cỏ dại um tùm gần bờ sông để chích và gật gù phê thuốc. Bấy giờ cũng là lúc bọn trẻ rời khỏi vị trí và bắt đầu trò chơi quen thuộc nhưng vô cùng kinh hoàng... Chúng đi nhặt những chiếc xi lanh dân nghiện vừa chích xong, nhiều cái còn đỏ lòe máu, phi phầm phập xuống đất và đám cây. Chơi chán, chúng xúm nhau lại, tay trần bẻ kim tiêm, nhặt riêng lấy phần vỏ nhựa của xi lanh ra để mang đi bán... ve chai.

Đường tới trường xa lắmNhìn đám trẻ vô tư với những “đồ chơi”

■ Chúng xúm lại, tay trần bẻ kim tiêm, nhặt lấy phần vỏ nhựa của xi lanh ra để mang đi bán ve chai.

TUỔI THƠ Những mũi kim tiêm thi nhau cắm phầm phập xuống

đất và ghim vào thân cây. Sau mỗi mũi “phi tiêu” ấy,

đám trẻ ré lên cười rồi lại hào hứng với trò chơi từ

những chiếc bơm tiêm. Chẳng biết chúng sẽ mải miết

với trò chơi ấy đến bao giờ nếu không có hiệu lệnh

phát ra từ “thủ lĩnh”: “Khách kìa, bán hàng thôi!”. Mặt

hàng mà bọn trẻ kinh doanh là bơm kim tiêm và nước

cất, khách hàng thì vô cùng “trung thành” và đúng giờ

vì tất cả đều là những người nghiện ma túy…

Ảnh:

Duy

Khá

nh

“XÓM LIỀU”

19

Chuyện buồntừ một phiên tòa

nguy hiểm kia, tôi hỏi Hiền còi: “Xi còn nguyên máu thế kia, bao nhiêu bệnh tật, sao chơi dại thế cháu?”. Hiền tỉnh bơ: “Bọn cháu quen rồi, mà làm gì có đồ chơi gì khác để chơi”. Khương – thằng bé trông có vẻ có da có thịt nhất bọn đang bẻ kim tiêm cạnh Hiền, ngước lên chỉ tay về phía ba đứa trẻ ăn mặc nhàu nhĩ đang lúi húi thu dọn “hàng hóa” dưới gốc cây trứng cá, cười hì hì: “Bọn cháu còn dám chơi nhé, mấy đứa kia đừng hòng. Hết khách ở đây thì đi xuống mấy xóm dưới. Tối về mà không bán hết hàng, bố mẹ nó cho no đòn”.

Phần lớn bọn trẻ bán xi lanh và nước cất ở khu vực này đều là cư dân của xóm liều Niệm Nghĩa. Bố mẹ chúng, hầu hết cũng đều là dân “dặt dẹo”, không nghiện thì cũng bán ma túy hay làm đủ thứ nghề không lương thiện khác. Anh bạn tuyên truyền viên đi cùng bức xúc nói: Chẳng có bố mẹ tử tế nào lại để con mình đi làm cái việc chết người này cả.

Hỏi về chuyện học hành, Trung thu sắp tới của mấy đứa, đứa nào cũng lắc đầu rồi lảng ánh nhìn đi nơi khác. Con bé Hiền giật tay tôi, chỉ từng đứa giới thiệu: “Th ằng Tú lùn kia là học cao nhất bọn đấy, nó học hết lớp 5, cháu hết lớp 3, thằng Khương cũng đang học lớp 3 nhưng không biết năm nay bố mẹ nó có cho đi học tiếp nữa không. Còn bọn cái Hợi, thằng Lỳ kia thì còn lâu mới được đi học vì cả bố mẹ nó và hai anh đều nghiện, có bữa còn phải nhịn đói ấy chứ”.

Nhìn đám trẻ mà đứa lớn nhất mới có 12 tuổi đầu đã phải lăn lưng vào kiếm sống bằng cái nghề… vô cùng nguy hiểm này, chúng tôi không khỏi nhói lòng và bất bình với những người đang làm cha, làm mẹ chúng. Con đường tới trường của các em rồi cũng chẳng biết được đến đâu và cũng không ai dám nói trước điều gì về tương lai của những đứa trẻ mưu sinh và lớn lên trong một môi trường như thế.

Minh Quân - SGGP

Nhiều ngày theo chân những tình nguyện viên đi phát bơm kim tiêm sạch và bao cao su tại những “điểm đen” về ma túy ở Hải Phòng như khu đường tàu, chân cầu Niệm Nghĩa và khu Chùa Chiếu – Đình Hàng ở hồ Ông Báo, chúng tôi đã chứng kiến khá nhiều những đứa trẻ, ngày ngày mưu sinh “nhờ” ma túy, không hề ý thức được vô vàn hiểm họa có thể đổ ập xuống cuộc đời các em bất cứ lúc nào.

Ngày 20 tháng 8 năm 2008 tại Ủy ban nhân dân xã Trường Yên (Ninh Bình) đã diễn ra phiên tòa xét xử vụ án đối với Dương Văn T, với tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy. Với số lượng là 0,21g heroin mặc

dù không nhiều nhưng đây là một vụ xét xử được xem như để nâng cao nhận thức cho nhân dân về tác hại của ma túy, đồng thời để răn đe cho những ai còn đang cố ý tàng trữ, sử dụng, buôn bán trái phép chất ma túy.

Mặc dù Trường Yên là một vùng nông thôn nhưng tình trạng số người sử dụng ma túy ở đây diễn biến rất phức tạp, vì đa phần người dân ngoài thời gian làm nông nghiệp ra thì họ phải đi làm ăn xa nhà để kiếm tiền cho nên địa phương rất khó quản lý.

Đồng thời đây cũng chính là mối nguy cơ làm lây nhiễm HIV cho cộng đồng trong và ngoài xã. Tính đến tháng 8 năm 2008 số người nhiễm HIV ở xã Trường Yên lên đến 220 người, trong đó 70 đã tử vong do AIDS, số người đang sống chung với HIV là 150 người.

Dương Văn T là một người trong số đó. Trước khi bị bắt, T cũng đã từng tham gia vào nhóm Vì ngày mai tươi sáng (nhóm tự lực của những người có HIV) tại địa phương. Sinh hoạt cùng mọi người trong nhóm, T cũng đã được anh em trong nhóm giúp đỡ, động viên T cố gắng tránh xa ma túy để sống có ích hơn cho gia đình và cộng đồng, T cũng đã hứa: em sẽ không bao giờ sử dụng ma túy nữa vì em còn vợ, còn con. Con em không sao là em hạnh phúc lắm rồi các anh ạ. Em phải sống tốt chứ!

Vậy mà chỉ vì không vượt qua được môi trường sống đầy cám dỗ và thói quen của bản thân mà T đã thất hứa với tất cả những người tin tưởng thương yêu T trong gia đình, bạn bè...

Để rồi đến lúc gặp lại T, chúng tôi lặng người nhìn T phải đứng trước vành móng ngựa để nghe tòa xét xử và tuyên án Dương Văn T chịu mức án phạt là hai mươi bốn tháng tù giam với tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy. Th ật buồn nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hy vọng đây sẽ là một bài học đắt giá đối với T và hai năm ở tù T sẽ cố gắng cải tạo thật tốt để khi trở về với gia đình, cộng đồng T sẽ sống tích cực hơn, có ích hơn.

Văn Công (BF Ninh Bình I)

...chúng tôi lặng người nhìn T phải đứng trước vành móng ngựa để nghe tòa phán xét và công bố Dương Văn T chịu mức án phạt là hai mươi bốn tháng tù giam...

■ Ảnh chỉ mangtính chất minh họa. Ản

h: g

oogl

e.com

Đặc san Sống chung với HIV20

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

Trong vai cán bộ điều tra xã hội học, chúng tôi được trò chuyện với nhiều phụ nữ bán dâm ở đây,

cũng như những cụ ông là những khách quen của họ một cách khá thoải mái. Ông Bảo năm nay đã 72 tuổi, nguyên là cán bộ văn phòng, vừa lĩnh lương hưu về ông đã đến ngay vườn hoa… Ông Tuyên trẻ hơn, 68 tuổi, từng bôn ba sông nước với vai trò thuyền trưởng. Từ lâu, khoản lương hưu ông được vợ “trao quyền tự quyết” nên khi lĩnh xong ông cũng muốn tìm đến những nơi “vui thú”… Còn ông Cừ, 85 tuổi, là dân đạp xích lô, vợ bỏ đi từ vài chục năm trước, con cái ra ở riêng cả nên cứ có tiền là ông lại tìm ra vườn hoa để gặp những cô gái mại dâm “tâm sự” cho khuây khoả… và còn nhiều đàn ông cao tuổi nữa vì lý do này lý do kia trốn gia đình, lén lút tìm gái mại dâm nơi vườn hoa trung tâm này. Những người dân quanh đó biết chuyện chỉ chép miệng: “Mại dâm dưỡng sinh ý mà”.

Vì đâu mà các ông lại tìm đến đây? Nhu cầu sinh lý ư? Chắc chỉ 1 phần nhỏ

bắt nguồn từ nguyên nhân đó, bởi những người đàn ông này đều lớn tuổi. Ông Bảo tâm sự: “Tuổi tôi bây giờ mỗi tháng chỉ 2 lần, thế là cố gắng đấy. Mà cũng chỉ có cô nào quen rồi tôi mới đi được, cũng không phải bạ ai cũng làm đâu”. Còn ông Tuyên, cái bệnh tiểu đường đã đeo bám ông 2 năm trở lại đây, thuốc men cộng với tuổi cao cũng làm giảm đi “nhuệ khí” nơi ông… Phần đông đàn ông ra vườn hoa này tìm “sung sướng” đều đã có “thâm niên”. Do thói quen? Hay còn những nguyên nhân nào nữa?

“Vợ tôi bỏ tôi đi lấy chồng khác” - ông Cừ ngậm ngùi. “Cái tuổi tôi hồi đó muốn đi bước nữa cũng khó, thôi thì cứ ở vậy nuôi con, còn lúc nào có nhu cầu thì ra ngoài vườn hoa kiếm một cô nào đó “tâm sự”. Còn ông Bảo thì tâm sự: “Vợ tôi năm nay đã hơn 70 rồi, từ dạo bà ấy mãn kinh là quên hẳn cái

chuyện gần gũi. Nghe theo bạn bè rủ rê, tôi cũng đánh liều ra đó thử xem, lâu dần thành quen. Vợ tôi chẳng hỏi han gì, bà ý

chỉ cần tiền, kiếm tiền thế nào cho nhiều thôi. Suốt ngày bà ấy quanh quẩn với chuyện buôn bán. Tôi cứ đi đâu thì đi cứ về nhà ăn cơm đúng giờ là được”. Sự thờ ơ ân ái của người bạn đời đã khiến những người đàn ông này cảm thấy bị hẫng hụt, nên tìm đến những thú vui nơi các cô gái bán hoa. “Gia đình tôi vốn không êm ấm lắm, các con tôi thì phương trưởng cả đều ra ở riêng, nhưng chúng nó chỉ mải lo cuộc sống riêng mà không đoái hoài tới bố mẹ. Vợ tôi thì không khéo, tính lại vô

tâm nên từ lâu đã kệ tôi muốn làm gì thì làm rồi. Tôi ra vườn hoa này, lúc đầu là nhu cầu sinh hoạt nhưng lâu rồi cũng có tình cảm với một số cô ở đây” - ông Tuyến nói.

Th eo chị Phương, một phụ nữ bán dâm

Dân Hải Phòng từ lâu không lạ gì khu vực vườn hoa

Nguyễn Bỉnh Khiêm ở trung tâm thành phố, nơi tập

trung rất nhiều phụ nữ bán dâm đứng đường. Chính

những phụ nữ này thừa nhận họ đều nghiện ma tuý

và có tới hơn 90% nhiễm HIV/AIDS. Vậy mà, vẫn có

nhiều đàn ông cao niên thường xuyên ra đây tìm

“sung sướng” với lý do... đi tập dưỡng sinh.

“Thân tàn ma dại cả rồi, nhưng muốn có tiền hút chích thì chỉ còn một cách duy nhất là ra đây kiếm khách. Khách chủ yếu là người lao động ít tiền hay những ông già...”

mại dâm dưỡng sinh

■ Những “mối quan hệ đường phố” này có thể đem lại nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.

HỆ LỤYtừ

21

vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, ở đây chị có khoảng 30 “đồng nghiệp”. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đa phần họ đều bị gia đình chối bỏ. 100% phụ nữ bán dâm ở đây nghiện ma tuý, ít nhất là 3-4 năm, người lâu thì 7-10 năm. Còn HIV thì phải trên 90% - chị Phương khẳng định. Lâu lâu ở đây lại có người chết vì sốc thuốc, hoặc vì AIDS. “Có người vừa tối hôm trước chị em còn nói chuyện, sáng sau đã chỉ còn là một cái xác co quắp, tím tái. Không biết hôm nào sẽ đến lượt tôi. Tôi cũng nghiện, còn HIV thì từ khi phát hiện đến nay cũng đã 5 năm” - chị Phương tâm sự. Còn hai chị Th u và Hằng, đều có thâm niên nghiện lâu năm và nhiễm HIV thì thản nhiên: “Th ân tàn ma dại cả rồi, nhưng muốn có tiền hút chích thì chỉ còn một cách duy nhất là ra đây kiếm khách. Khách tìm đến chủ yếu là người lao động ít tiền hay những ông già. Mỗi lần đi khách chỉ 50-60 nghìn, thậm chí 20-30 nghìn đồng”.

Chị Th u kể, hai ông Bảo, Tuyên đều là khách quen của chị và chị Hằng từ 2-3 năm nay, tháng nào cũng ra vườn hoa tìm các chị

đôi lần. Có điều, khi nói chuyện với chúng tôi, các ông đều khẳng định, họ không thể nhiễm HIV. Mỗi lần quan hệ các ông đều dùng bao cao su cả. Tuy nhiên chị Th u cho biết, thực tế thì các ông không bao giờ dùng “bao” dù đều biết rằng họ nghiện chích ma tuý. Không ít lần các chị nói thật là mình đã nhiễm HIV thì các ông bảo: “Mặc, cô có nhiễm thật thì tôi cũng có sống được bao lâu nữa mà sợ!”. Có lần khi ông Tuyên tìm đến đúng lúc chị Th u đang đói thuốc nên không thể hành sự, ông Tuyên cũng không ngại ngần đèo chị ra khu vực đường tàu phường Trại Cau để chờ chị mua thuốc, chích xong mới đèo chị về nhà nghỉ để “vui vẻ”. Ðiều đáng nói là, ông Bảo, ông Tuyên không phải là cá biệt - “Khá nhiều khách không chịu dùng bao” - chị Th u cho biết. “Dù chúng tôi có nói thật là nhiễm HIV họ cũng không chịu. Nhiều

khi cũng không muốn lây cho họ nhưng khi cơn vật thuốc lên rồi thì mặc kệ hết. Mà tôi không đi, sẽ có người khác sẵn sàng chấp

nhận ngay nên không nói được thì cũng mặc kệ!”.

Có câu “Không nghe ca ve kể chuyện, không nghe nghiện trình bày”. Tuy nhiên, những gì mắt thấy tai nghe ở vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) vẫn khiến chúng tôi lo ngại. Sự thật là đang tồn tại một kiểu mại dâm, một loại đối tượng mua bán dâm như trên. Dù thế nào thì HIV/AIDS vẫn hiện hữu và là một nguy cơ cho xã hội, nhất là với những người thiếu hiểu biết, “điếc không sợ súng” như ông Bảo, ông

Tuyên… cùng những người phụ nữ bán dâm bất chấp mọi điều vì nhu cầu ma túy.

Thanh Hải - Tự Minh

* Tên nhân vật trong bài đều đã được thay đổi.

“Vợ tôi năm nay đã hơn 70 rồi. Từ dạo bà ấy mãn kinh là quên hẳn cái chuyện gần gũi. Nghe theo bạn bè rủ rê, tôi cũng đánh liều ra đó thử xem, lâu dần thành quen...”

Ảnh:

???

% mại dâm đường phố có sử dụng ma túy

% mại dâm nhà hàng có sử dụng ma túy

Hải Phòng Cần Thơ

16,7

47,2

4,7 5,8

2,25 5,3

17,3

12,9

8,9

0

5

10

15

20

Hà Nội Quảng Ninh Tp. HCM An Giang

Tỷ lệ gái mại dâm nghiện chích ma túy (tỷ lệ %)

Có sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như sử dụng chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục

không an toàn.Nguồn: Bộ Y tế

■ Thuê xe ôm để đến nhà nghỉ.

Ảnh:

PV

Ảnh:

PV

Đặc san Sống chung với HIV22

T I N T Ứ C

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Cả nước ta có 109 trung tâm giáo dục cai nghiện ma tuý do Nhà nước quản lý, chỉ tiếp nhận

khoảng 50.000 - 60.000 đối tượng, 19 trung tâm do tư nhân quản lý, chỉ tiếp nhận 50 - 500 đối tượng. Trong khi tính đến cuối năm 2007, cả nước có 132.440 người nghiện có hồ sơ quản lý, chưa kể khoảng 34.000 người nghiện trong các cơ sở thuộc ngành Công an quản lý, đa số không nghề nghiệp (54%).

Không phải cứ “vào trại” là xongGS Jon Currie, Giám đốc Viện Nghiên

cứu y học về nghiện và sự biến đổi hệ thần kinh, Bệnh viện Th ánh Vincent, Melbourne, Australia đã phát biểu tại Việt

Nam rằng: Phần đông mọi người đều coi lạm dụng ma tuý, rượu và nghiện là các vấn đề xã hội, cần giải quyết bằng các giải pháp mang tính xã hội, đặc biệt là hệ thống pháp luật hình sự. Người ta cũng thường cho rằng, người nghiện ma tuý là những người yếu ớt, người xấu, không tự rèn luyện đạo đức hoặc không làm chủ được các hành vi của bản thân. Tuy nhiên, cuộc cách mạng của khoa học thần kinh trong 15 năm qua đã cho chúng ta hiểu biết mới về nghiện. Th eo đó, nghiện là một bệnh tái phát mãn tính của bộ não được coi là một khái niệm hoàn toàn mới đối với công chúng, đối với nhiều nhà hoạch định chính sách và đáng buồn là mới ngay cả với nhiều người có chuyên môn y tế. Người ta sử dụng ma tuý

vì họ thích những gì ma tuý gây ra cho bộ não của mình, dù chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Sử dụng ma tuý là một hành vi có chủ định và có thể ngăn ngừa được, nhưng nghiện ma tuý lại một bệnh não tái phát, mãn tính. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma tuý và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma tuý. Nếu nghiện ma tuý thì đó là một bệnh của não. Nghiện ma tuý là một bệnh mãn tính và tái phát như các loại bệnh mãn tính khác như tiểu đường, hen, viêm khớp và tim mạch. Điều trị ma tuý không như cắt ruột thừa hoặc điều trị gãy xương, chỉ một lần điều trị sẽ không giúp ích gì. Do đó, không bao giờ được coi cắt cơn giải độc là một giải

Một trong những đặc điểm

dịch tễ nổi bật của tình hình

HIV/AIDS ở Việt Nam là người

có HIV chủ yếu là người nghiện

ma túy. Do đó, ngoài mục đích

phòng trừ tội phạm, chăm lo

sức khoẻ, việc làm... thì các

hoạt động, chính sách giúp

đỡ người nghiện ma tuý cũng

chính là giải pháp tích cực

phòng chống HIV/AIDS.

TIẾNG GỌI

Ảnh:

PV

■ Đồng đẳng viên cùng người nhà giúp đỡ người

nghiện cai ma túy.

từ giáo dục gia đình

23

pháp điều trị thật sự với cai nghiện ma tuý, mà đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên và quan trọng để khởi đầu cho một quá trình điều trị cai nghiện lâu dài, liên tục. Nếu chỉ theo một liệu pháp điều trị đơn lẻ, mà giúp một người nào đó hoàn toàn bỏ được ma tuý, thì chỉ là trường hợp hãn hữu. Chúng ta nên hiểu, mục đích của điều trị cai nghiện là chữa căn bệnh đang mang, chứ không phải một đợt điều trị khỏi hẳn, điều trị đúng sẽ cho kết quả giảm đáng kể việc sử dụng ma tuý, kéo dài thời gian không sử dụng ma tuý, nhưng có thể sử dụng lại vài lần. GS Jon Currie nhấn mạnh, điều trị nghiện ma tuý nên có 3 trụ cột quan trọng là não, hành vi và bối cảnh xã hội. Trong đó, phải tính đến các yếu tố gia đình, dịch vụ hướng nghiệp, tài chính, dịch vụ y tế, giáo dục, phòng chống HIV/AIDS, tư vấn pháp luật, nhà ở, đi lại…

Giáo dục gia đình - yếu tố quan trọng trong cai nghiện ma túyTrên cơ sở có hiểu biết đúng đắn về

những khó khăn trong điều trị cai nghiện ma tuý, chúng ta thấy rằng, người nghiện ma tuý rất cần được giúp đỡ trong quá trình điều trị. Hơn ai hết, họ chính là những người cảm nhận rõ nhất những tác hại mà ma tuý mang đến cho cuộc sống của họ. Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần – nơi có kinh nghiệm điều trị cai nghiện ma tuý bằng Methadone trên 68 bệnh nhân cho biết một thông tin đáng chú ý: Hiếm có nước nào trên thế giới mà các đoàn thể như hội cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố, dòng họ… lại có thể tác động, tham gia tuyên truyền vận động, giúp đỡ người cai nghiện ma tuý như ở Việt Nam.

Ở các địa phương làm tốt công tác này, người bệnh đỡ mặc cảm hơn, tuân thủ điều trị tốt hơn, dẫn đến hiệu quả điều trị cao, ít phá phách, quấy rối ngoài xã hội, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, qua thực tế điều trị cho người nghiện ma tuý, bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn

khẳng định, yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công là giáo dục gia đình. Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Gia đình cần hiểu sâu sắc đặc điểm của điều trị cai nghiện ma tuý, không ảo tưởng ở thứ thần dược hay liệu pháp mạnh nào chữa khỏi được tình trạng nghiện, trong đó có Methadone – đó mới là thái độ cần thiết khi có con cháu nghiện ma tuý. Nếu gia đình quản lý được bệnh nhân chỉ ở nhà, đến bệnh viện uống

Methadone, không gặp gỡ, tụ tập với bạn xấu, có niềm vui, có việc làm… thì đã loại trừ được nhiều nguy cơ bệnh nhân tái sử dụng ma tuý bất hợp pháp. Động viên, gần gũi, chia sẻ với người bệnh trong quá trình điều trị là vô cùng cần thiết, nhưng trái lại, thái độ nuông chiều, mềm lòng của gia đình khi thấy con thèm nhớ thuốc phiện, gặp tác dụng phụ của Methadone lại là điều cực kỳ nguy hiểm. Điều trị cai nghiện ma tuý cho hiệu quả tốt hơn ở người có nhân cách mạnh, so với người có nhân cách yếu, mà nhân cách của một người phụ thuộc khá lớn vào môi trường sống xung quanh. Ở Việt Nam, do những đặc điểm riêng về văn hoá – xã hội, đôi khi bác sỹ không thể áp dụng kỹ thuật cao với bệnh nhân. Do đó, sự phối hợp của giáo dục gia đình, cộng đồng càng trở nên cần thiết hơn nữa.

Thanh Loan

...Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong điều trị là giáo dục gia đình. Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả tốt hơn rất nhiều.

Những lý do chủ yếu để quyết tâm cai nghiện ma túy khi có HIVMột người đang trong tình trạng bị lệ thuộc vào ma túy, vào một ngày “xấu trời” nhận được kết quả dương tính với xét nghiệm HIV. Điều người đó cần nghĩ đến là: Cai nghiện. Tại sao vậy? Sau đây là những lý do cho quyết định khôn ngoan đó:- Ma túy làm cho sức khỏe của

người có HIV xấu thêm, hệ miễn dịch suy yếu nhanh hơn so với một người cũng nhiễm HIV không sử dụng ma túy, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, diễn biến của HIV/AIDS nhanh hơn... đồng nghĩa với việc tuổi thọ ngắn hơn.

- Nếu điều trị ARV, người bị lệ thuộc ma túy sẽ khó tuân thủ điều trị, dẫn đến thất bại trong điều trị. Nếu sử dụng liệu pháp thay thế (methadone), vẫn có nguy cơ tương tác thuốc bất lợi hoặc bị che lấp những triệu chứng bệnh AIDS dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.

- Xã hội hiện vẫn còn nhiều kỳ thị đối với người nhiễm HIV và người nghiện ma túy. Nếu cả 2 yếu tố này lại đều ở cùng trong một người thì người đó sẽ đứng trước nguy cơ bị kỳ thị gấp đôi, có thể mất đi cơ hội được điều trị thuốc kháng vi rút cũng như

những chăm sóc y tế khác. Thu Minh

90% số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang sống tại gia đìnhTheo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, có khoảng 75-90% số bệnh nhân HIV/AIDS đang sống tại gia đình được quản lý theo dõi hồ sơ sức khỏe, 80% số bệnh nhân HIV (?)được chăm sóc và hỗ trợ điều trị. Cho đến nay, các cơ sở y tế đang quản lý, chăm sóc 2.606 người nhiễm HIV/AIDS, điều trị cho 18.533 người tại cộng đồng, các trung tâm giáo dục lao động xã hội và trại giam. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đang duy trì giám sát trọng điểm trên 8 nhóm đối tượng với khoảng 4.000 mẫu, trung bình mỗi năm phát hiện được trên 1.000 người mới nhiễm HIV/AIDS.

JVnet tổng hợp

Heroin87%

Ma túy tổng hợp4,5%

Chất ma túy khác4,5%

Tiêm chích86,3%

Hút hít13,7%

Tỷ lệ sử dụng các dạng chất ma tuý

60%

Hình thức sử dụng chủ yếu

là số người nhiễm HIVtừ tiêm chích ma tuý.

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Đặc san Sống chung với HIV24

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

CAI MA TÚY Chính từ tâm một điểm nóng về ma tuý thuộc Huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh, đang ngày

càng có nhiều người sau cai quyết tâm dứt bỏ một thời lầm lạc bằng cố gắng chí thú làm ăn để nuôi

sống bản thân và gia đình, tạo dựng một cuộc sống mới. Luôn bên họ là những người thân và cả sự

quan tâm của chính quyền địa phương.

“NGHIỆN”làm việc

bằng

■ Mỗi chiếc giỏ như thế này thu được khoảng 30 con tu hài, trung bình mỗi con nặng 100g.

25

Đã là tháng 8 âm lịch, tuy không phải là lúc cao điểm vụ tôm, nhưng mỗi ngày anh Tùng (ở huyện đảo

Vân Đồn, Quảng Ninh) cũng sấy 1 – 2 tấn tôm biển. Tôm vừa được đánh lưới về sáng sớm, bằng giá nào cũng phải giải quyết hết trong ngày. Sáu giờ sáng, xe ôm chở hàng tới, là anh Tùng đã nhóm lò sẵn, luôn tay hết mẻ này đến mẻ khác. Còn độ tháng 3- 4, giữa mùa tôm, có ngày nhà anh mua được 30 – 40 bao tải, tương đương 10 tấn. Cả nhà từ bố mẹ anh đã gần 70 tuổi đến anh chị em, các cháu, thuê thêm công bóc tôm 10.000đ/giờ, xoay từ sáng đến đêm: Luộc, sấy, xát, bóc vỏ, sàng sảy, đóng bao bì. Đến bữa ăn cũng vội. Gian nhà xưởng gần 500 m2 góc nào cũng tôm là tôm, thơm ngọt cái vị mằn mặn của biển.

Điểm tựa gia đình và công việcNghiện ma tuý khi mới 20 tuổi, sau 7

năm, khi lập gia đình và sinh con, anh mới phát hiện ra mình đã nhiễm HIV, lúc đó đã lây cho vợ và con. Lúc đã bị bệnh mà còn tiếp tục chích thì sớm cầm chắc cái chết, từ năm 2002, anh quyết tâm từ bỏ ma tuý. Năm năm từ bỏ được ma tuý, 4 năm kế thừa được nghề của gia đình, anh Tùng là chỗ dựa vững chắc không chỉ cho người vợ trẻ, đứa con thơ mà còn là nơi nương tựa tuổi già của cha mẹ.

Th ời gian rảnh rỗi của Tùng dành cho Câu lạc bộ (CLB) Vạn Hoa của người sau cai gồm 4 nhóm sau cai nghiện “Vượt sóng 1 – 2 – 3 – 4”. Trần Văn Hưng - một thành viên kỳ cựu của nhóm “Vượt sóng 1” giải thích với chúng tôi cái tên mang vị biển này: “Th ắng được nghiện ngập cũng khó như ngư dân vượt sóng khi ra khơi, nhưng phải làm được thì mới tồn tại”. Gần 15 năm Hưng bập vào ma tuý,

trở thành nghiện, rồi cai nghiện được đã 3 năm nay đều gắn với những nỗ lực không mệt mỏi của mẹ anh. Khi biết Hưng dính vào ma túy, bác Sâm từng bán mọi thứ có giá trị trong nhà mua một chiếc tàu, để Hưng ra biển những tưởng tách được khỏi đám bạn bè xấu và ma túy. Khi Hưng nhiễm HIV và sức khoẻ suy sụp, bác lại

một lần nữa bán rẻ chiếc tàu, chịu lỗ hơn cả trăm triệu đồng, xin quyền sử dụng mặt nước biển để cho con nuôi tu hài. Th ấy em thiếu vốn, hai anh họ của Hưng không ngần ngại hùn thêm mỗi người 10 triệu giúp em làm ăn. Còn bác lại lo coi sóc bé Khánh - đứa cháu đích tôn đã gần 4 tuổi và đôi khi giúp vợ chồng Hưng trông coi tu hài.

Tài sản vô giá mà bác Sâm và gia đình giành lại được sau những ngày sóng gió là bé Khánh có kết quả âm tính với HIV, người con trai duy nhất của bác có một gia đình hạnh phúc và chí thú làm ăn. Vợ chồng Hưng làm một túp lều nhỏ bám cheo leo dưới chân một đảo đá có tên là đảo Cò, ngày ngày trông coi 2 ha mặt nước

mà dưới đó là rất nhiều ốc nhảy, tu hài, ốc đá, hàu... cũng là nơi chứa đựng mong chờ của cả gia đình về đợt thu hoạch lớn sau khoảng 4 tháng nữa. Anh Hưng đưa thuyền ra đảo, giục vợ nhóm củi, luộc tu hài - thứ sản vật cây nhà lá vườn có giá trị dinh dưỡng cao, và giá ở Hà Nội cũng khoảng 300.000đ/kg - mời chúng tôi nếm thử. Bác Sâm chỉ cho chúng tôi khóm đu đủ trên đảo đã cho mấy lứa quả, cây ớt chín, rau dưa trên đảo lúc nào cũng sẵn.

Sự tiên phong trong chính sách Năm 2007, Vân Đồn là một huyện tiên

phong ở Quảng Ninh đưa ra chủ trương trợ vốn cho người sau cai nghiện và những thành viên trong CLB Vạn Hoa đã được ưu tiên. Hai năm qua, đã có 16/66 thành viên của CLB được hỗ trợ vốn thông qua cung cấp con giống tu hài với giá ưu đãi. Tu hài là loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, hao hụt thông thường chỉ khoảng 10%. Mỗi người họ bỏ ra thêm 10 triệu sắm lồng, tàu thuyền... Đợt xuống giống gần đây nhất là hồi đầu tháng 4 vừa qua với 77 ngàn con. Tất cả 11 anh em được huyện trợ vốn trong năm 2008 làm chung trên diện tích gần 8ha để tận dụng được công trông nom. Họ nuôi thêm cả ốc, cá song,… Sau 3 tháng giao nhận con giống, Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp cùng CLB đi kiểm tra, ai cũng thấy mừng bởi khởi đầu suôn sẻ.

Mỗi ngày, họ lần lượt cắt cử nhau ra biển trông coi tu hài không chỉ như một nguồn lợi kinh tế mà còn trông giữ chính mình khỏi cạm bẫy ma tuý. Đó cũng là cách mà họ đang cố gắng lấy lại niềm tin và hy vọng cho gia đình, cho những người đã yêu thương và một lòng nhẫn nại vực họ khỏi bờ vực thẳm.

■ Hôm nay, bác Sâm ra đảo trông coi tu hài thay để vợ chồng Hưng về bờ lo thủ tục đi học cho bé Khánh.

■ Vào vụ, ngày làm việc của Tùng có thể là 8 tiếng, cũng có thể 16 tiếng hoặc chỉ 3-4 tiếng để ngủ.

■ Căn lều nhỏ xíu của vợ chồng Hưng bám cheo leo dưới chân đảo Cò.

Đặc san Sống chung với HIV26

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

D được nhập Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (YHLSCBNĐ) trong tình trạng rất nguy kịch:

sốt cao, khó thở, không kiểm soát được đại, tiểu tiện... Khi nhập viện điều trị D được các y, bác sỹ ở đây chăm sóc rất tận tình, luôn theo dõi thăm hỏi sức khoẻ. Sau khi làm các xét nghiệm các bác sỹ kết luận D bị lao phổi. Để D được điều trị chuyên khoa, các bác sỹ ở viện YHLSCBNĐ đã quyết định chuyển D sang điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi TƯ(L&BPTƯ).

Khi D nhập bệnh viện L&BPTƯ, các y bác sỹ cũng đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện và lúc này D vẫn phải thở oxy. Sau khi xem qua hồ sơ bệnh án của D, chưa khám gì cho D, khoảng 10 phút sau một bác sỹ làm việc tại khoa cấp cứu của bệnh viện đã gọi chị V vợ của D sang phòng dành cho các y, bác sỹ và hỏi: “Em có bị nhiễm HIV không?”. V trả lời “Em có, em biết mình bị nhiễm 5-6 năm rồi”. Sau khi nghe chị V nói vậy, bác sỹ này nói với chị V: “Chồng em bị lao là giai đoạn cuối của HIV, mà nhiễm HIV thì rất nguy hiểm, chúng tôi có thể chữa được lao nhưng không thể chữa được HIV, mà chồng em chưa chết vì lao thì đã chết vì HIV rồi. Nhà em ở tận Quảng Ninh, cho về ngay đi không thì không kịp về đến nhà!”. Và không chỉ có vị bác sỹ này mà tất cả các bác sỹ ở khoa cấp cứu ở bệnh viện, cả bác sỹ trưởng khoa cũng nói vậy và cứ một lúc lại gọi V và chị gái D vào để động viên gia đình cho D về, mà cũng không có hành động gì gọi là chữa trị cho D, chỉ sang hỏi

tại bệnh viện laoSự kỳ thị

Việc làm là yếu tố tiên quyếtHỗ trợ người nghiện nhiễm HIV có việc làm và thu nhập ổn định, là yếu tố tiên quyết để giúp họ xa rời được ma tuý. Gia đình có người nghiện đi cai về, phần lớn đều khó khăn về kinh tế. Do vậy, Huyện xác định trợ giúp những gia đình này như các hộ nghèo. Số vốn cho các thành viên CLB người sau cai Vạn Hoa đang tăng lên theo từng năm. Khởi đầu năm 2007 là 30 triệu, dự kiến năm 2009 sẽ tăng lên 100 triệu.

Ông Nguyễn Danh Ngọc – Bí thư huyện uỷ Vân Đồn

Cởi mở công khai từng nghiện, nhiễm HIV = có thuốc ARVBa năm trở lại đây, những người nhiễm HIV do tiêm chích, hoặc vợ bị lây qua chồng đã công khai nhiều hơn. Một phần bởi Vân Đồn là một huyện đảo nhỏ. Nhưng cũng bởi khi không dấu diếm, chịu đi xét nghiệm và phát hiện tình trạng nhiễm bệnh, họ sẽ được sử dụng miễn phí thuốc ARV. Sự thay đổi nhận thức về HIV, về nguy cơ nhiễm bệnh từ tiêm chích khá rõ trong lãnh đạo ở huyện. Có những đồng chí có vị trí xã hội không ngần ngại công khai về tình trạng của con, cháu nghiện, mong muốn cho người thân của mình tham gia các CLB sau cai để có những hiểu biết về HIV/AIDS, và có cơ hội cai nghiện tốt hơn.

Ông Nguyễn Hải Lý – Phó Chủ tịch huyện Vân Đồn

Làm chủ nhiệm CLB sau cai không đến nỗi đáng ngạiKhi bắt đầu đảm nhận công việc chủ nhiệm CLB sau cai, không hẳn là tôi đã có lòng tin, bởi có những anh em sau cai từ trại về, trong “giới” là đầu bò, đầu bướu. Nhưng dần dần, tôi thấy họ chưa bao giờ cãi nhau, chịu khó tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS. Họ cùng cảnh ngộ, nên khi một người gặp vấn đề rắc rối với gia đình, họ lại chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mới thành lập, với 66 thành viên, tỷ lệ tái nghiện qua các năm khoảng 10 – 15%. Đây là một khởi đầu thuận lợi, nhưng các yếu tố nguy cơ luôn tiềm ẩn và mỗi người trong họ phải cố gắng hàng ngày mới tránh được tái nghiện.

Ông Hoàng Văn Liên, Phòng Văn hoá huyện Vân Đồn

Chưa có hướng dẫn cụ thể việc vay vốn liên quan đến người sau caiThông tư số 17 của liên bộ Tài chính – Lao động, Thương binh & Xã hội quy định những người sau cai nghiện được hỗ trợ học nghề với mức kinh phí 600.000 đồng/người. Quyết định 212 ban hành tháng 12/2007 của Chính phủ cũng quy định các gia đình có người sau cai nghiện được vay ưu đãi 50 triệu đồng; doanh nghiệp tổ chức tạo việc làm cho người sau cai được vay vốn 500 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, theo khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, hầu như chưa có doanh nghiệp và gia đình nào được vay vốn, bởi chưa có hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này.

Ông Trần Xuân Sắc - Trưởng phòng chính sách 06Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ – TB – XH

Ảnh:

Hoà

i Tha

nh

Trần Văn Hưng - một thành viên kỳ cựu của nhóm “Vượt sóng 1” giải thích với chúng tôi cái tên mang vị biển này: “Thắng được nghiện ngập cũng khó như ngư dân vượt sóng khi ra khơi, nhưng phải làm được thì mới tồn tại”.

Nguyễn Hằng (thực hiện)

...Tình trạng của D tuy phải thở oxy nhưng vẫn còn rất nhiều hy vọng. Tại sao bệnh viện chưa khám chữa gì đã khẳng định là không chữa được?

27

o và bệnh phổi trung ương

“có sốt không?”. Do D bị sốt cao nên phải truyền nước từ Viện YHLSCBNĐ và khi chuyển sang bệnh viện L&BPTƯ ở chỗ ống truyền các bác sỹ Viện YHLSCBNĐ có gắn mảnh giấy ghi việc lưu ý sau hai ngày phải đổi tay truyền. Do truyền lâu ở một tay nên tay D rất đau và sưng lên, D đã đề nghị y tá của khoa cấp cứu bệnh viện L&BPTƯ chuyển tay khác để truyền, nhưng các y tá ở đây không đổi và còn nói “Nếu truyền tiếp tay đó thì truyền, còn không thì thôi”. Do không chịu được D đã giật ống truyền ra và chỗ vị trí truyền ở tay D sưng lên rất to và

có dấu hiệu áp xe. Gia đình D rất hoang mang không biết

làm gì chỉ biết khóc và gọi điện cho mọi người và bạn bè chuẩn bị hậu sự cho D. Khi được tin như vậy chúng tôi đã quyết định thuê xe để lên thăm D. 23h đêm chúng tôi đến nơi, nhìn thấy chúng tôi, vợ và chị gái D đã khóc thảm thiết và nói: “Các bác sỹ bảo không chữa được cho về ngay đi không thì không kịp”. Chúng tôi động viên họ hãy bình tĩnh và vào thăm D. Đúng là D phải thở oxy rất mệt mỏi nhưng vẫn nhận ra chúng tôi. Th eo như những gì mà chúng

tôi đã trải qua và học được (chúng tôi là tình nguyện viên chăm sóc cộng đồng) thì tình trạng của D tuy phải thở oxy nhưng vẫn còn rất nhiều hy vọng. Tại sao bệnh viện chưa khám chữa gì đã khẳng định là không chữa được?

Sáng hôm sau tôi và chị của D vào gặp bác sỹ trưởng khoa và cũng nhận được những câu nói tương tự và luôn bảo chúng tôi cho D về sợ không kịp về chết ở nhà. Tôi đã nói chuyện với bác sỹ rằng gia đình quyết tâm điều trị cho D, còn nước còn tát, nếu thực sự không chữa được thì chết ở nhà hay ở viện cũng vậy thôi, và tôi còn nói thêm “chúng tôi là NCH, đã có rất nhiều các bạn của chúng tôi tình trạng còn xấu hơn mà vẫn chữa được, mong các bác sỹ hãy giúp cho” và gia đình D quyết tâm để D ở lại điều trị.

Mãi đến chiều hôm sau D mới được điều trị bằng thuốc lao và thật tuyệt vời chỉ sau 4 ngày điều trị D đã không còn phải thở oxy nữa và tình trạng sốt cũng giảm dần. Nhưng lúc này các bác sỹ lại nói D như vậy là ổn rồi, nên đưa về nhà điều trị chứ ở đây chật quá, và sau nhiều lần bị hối thúc như vậy gia đình D đã phải cho D về khi mới điều trị được khoảng 5 ngày.

Đến nay, sau gần 2 tháng điều trị bằng thuốc lao, D đã đi lại được như bình thường, sức khoẻ hồi phục rất tốt.

Nếu như lúc đó gia đình nghe lời các bác sĩ bệnh viện L&BPTƯ cho D về thì giờ đây D đã phải chết một cách oan uổng. Th iết nghĩ tại sao ở một bệnh viện lớn như bệnh viện L&BPTƯ lại có những bác sỹ điều trị như vậy, phải chăng họ thiếu kiến thức về HIV? Tôi thấy trong bệnh viện có một phòng làm việc của Chương trình Quỹ toàn cầu, vậy thì phòng này tồn tại ở đó nhằm mục đích gì, bởi tại nơi đây, ngay trong những người thày thuốc sự kỳ thị đối với NCH còn quá nặng nề.

Phạm Ngọc Cương - VNMTS Hòn Gai

nặng nề Mãi đến chiều hôm sau D mới được điều

trị và chỉ sau 4 ngày D đã không còn phải

thở oxy nữa, sốt cũng giảm dần. Nhưng

lúc này các bác sỹ lại nói D như vậy là ổn

rồi, nên đưa về nhà điều trị chứ ở đây chật

quá, và sau nhiều lần bị hối thúc như vậy

gia đình D đã phải cho D về.

■ Tại BV lao và bệnh phổi trung ương, bệnh nhân không có HIV như thế này được chăm sóc tận tình. Còn người có HIV?

Ảnh:

Trần

Min

h

Đặc san Sống chung với HIV28

C H U Y Ê N Đ Ề

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

giúp bạn caiMÌNH

Chẳng có phương pháp gì mới cả. Vậy mà

mấy năm nay Nguyễn Xuân Cường đã cai

nghiện thành công cho hàng trăm anh em

bạn bè ở Thái Nguyên và nhiều người từ các tỉnh

khác tìm đến.

Vốn là người nghiện ma túy nhiều năm và đã từng

tự cai vài chục lần mới thành công. Rồi từ những

kinh nghiệm của bản thân Cường xây dựng một

hoạt động tự cai nghiện tại văn phòng nhóm Vì

ngày mai tươi sáng Thái Nguyên 1.

Ân cần, thông cảm và nắm rõ mọi mánh khoé

và tâm lý của nhũng người nghiện, kiên trì phục

vụ, xử lý một cách phù hợp với từng người rồi

dần dần đa phần sự cố gắng của Cường đều góp

phần giúp anh em vượt qua những giây phút

khó khăn nhất.

Thậm chí, đôi khi trong lúc vật vã với cơn thèm

thuốc các bạn cũng gây chút ồn ào ảnh hưởng đến

hàng xóm, nhưng cán bộ địa phương cũng bỏ qua

bởi họ biết trong căn nhà 485 Phan Đình Phùng

Tiếng lành đồn xa, có những phụ huynh tìm đến làm cho Cường cả gian lồng sắt để các bạn đến cai tự nhốt mình vào trong những ngày cắt cơn.

29

CAI ĐƯỢC

Chưa từng học qua nghiệp vụ về y tế nhưng Cường thuyết trình rành rọt về cơ thể sống và những kiến thức này giúp nhiều cho Cường trong quá trình giúp bạn bè cai nghiện.

Tp. Thái Nguyên này có những

người đang tự giác vượt ra khỏi

cám dỗ của ma túy.

Sau 3 năm thực hiện, Cường ngày

càng cảm thấy vui và tận hưởng

một cuộc sống hạnh phúc, có ý

nghĩa khi giúp đỡ người khác bên

một người vợ cùng chia ngọt xẻ bùi.

Bài và ảnh: Hoài Thanh

Đặc san Sống chung với HIV30

C H U Y Ê N Đ Ề

T I N T Ứ C

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Ngày 2-3/10 tại Trung tâm Văn hóa Th ể thao Th anh thiếu niên

miền Nam (Q.3, Tp HCM), lớp tập huấn “Th u thập và viết tin” do Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng (BFN+) và Mạng lưới Các nhóm Tự lực phía Nam (SPN+) phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ cho các nhóm tự lực và Th iện nguyện thuộc phía nam có được kỹ năng cơ bản về thu thập và viết tin, ngoài ra lớp học còn có nội dung đào tạo kỹ thuật cơ bản về chụp ảnh.

Đến tham dự khóa tập huấn này có 29 thành viên từ các nhóm tự lực và thiện nguyện ở các tỉnh phía nam. Khóa học diễn ra sôi nổi và được các thành viên tham gia thảo luận một cách tích cực. Đây là chủ đề mới mẻ các nhóm được đào tạo, hy vọng qua lớp tập huấn này các bạn chia sẻ thông tin với nhau bằng những bài viết có được từ những kỹ năng đã học.

CHL – SPN+

Tập huấn “ Thu thập và viết tin” cho NCH

Ảnh:

Ngọ

c Thạ

chLạng Sơn : Tập huấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV tại nhàVào ngày 20/06/2008, Trung tâm Y tế

huyện Lộc Bình đã mở một lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV tại nhà. Lớp tập huấn gồm có 40 người, trong đó có 20 người có H và 20 người là người nhà của người có H. Trong buổi tập huấn mọi thành viên trao đổi chia sẻ với giảng viên về các phương pháp và cách thức điều trị như thế nào cho tốt.

Phương Thị Dương

Tập huấn về HIV/AIDS do giảng viên là NCH thực hiện

Tập huấn về luật phòng chống HIV/AIDS, luật bình đẳng giớiTừ ngày 14 đến ngày 16 /9/2008, tại

tại Tp. Hải Phòng trung tâm COHED đã tổ chức khoá tập huấn cho 20 thành viên của các nhóm Gió Biển, Dương Kinh về kiến thức luật phòng chống HIV, luật bình đẳng giới.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án NAV. Mục đích của khóa tập huấn nhằm cung cấp kiến thức về truyền thông cho các học viên tham gia để họ sử dụng những kiến thức học được chia sẻ lại với những thành viên không được tập huấn. Dùng những kiến thức đó truyền thông cho cộng đồng để mọi người hiểu rõ hơn về luật bình đẳng giới, luật chống bạo lực gia đình.

VNMTS Hải Phòng

Thanh Hóa:Tăng cường tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc NCHTừ đầu năm 2008 đến nay, tại Th anh

Hoá đã có 4 khoá tập huấn cho giáo dục viên đồng đẳng, nhân viên tiếp cận cộng đồng của 2 dự án DFID và LIFE – GAP nhằm nâng cao kỹ năng tiếp cận, chăm sóc NCH tại địa bàn. Gần đây nhất, ngày 11/9 dự án Quỹ Toàn cầu và TT PC HIV/AIDS tỉnh đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm điều trị HIV/AIDS” với sự tham gia của 30 người gồm các bác sĩ chuyên khoa tại 4 cơ sở điều trị và các trung tâm tư vấn trên địa bàn thành phố cùng 4 bệnh nhân có hiện tượng kháng thuốc.

NML - CLB Thân Thiện

Sau 10 khoá tập huấn kiến thức HIV cơ bản và các vấn đề liên quan tại Hà Nội cho các lãnh đạo mạng lưới Hy Vọng do Trung tâm COHED tổ chức, ngày 12 – 23/9/2008 CLB Hy Vọng Bắc Kạn tổ chức khoá tập huấn HIV cơ bản, các bệnh LTQĐTD và giới cho các thành viên CLB với sự hỗ trợ về kinh phí của TT COHED. Đây là khoá tập huấn đầu tiên do những giảng viên là NCH thực hiện, là bước đột phá tại địa phương còn nhiều sự phân biệt đối xử và kỳ thị. Qua hai ngày tập huấn các thành viên tham gia tích cực và nhiệt tình, đem lại kết quả như mong đợi. Trong thời gian tiếp theo CLB sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn ra cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức về HIV/AIDS, phần nào giảm bớt những kỳ thị và phân biệt đối xử với NCH.

Hà Thị Quyên – CLB Hy Vọng Bắc Kạn

31

Nhóm Tình Bạn (Tp. Hồ Chí Minh) tham gia Mạng lưới các nhóm Tự lực phía Nam (SPN+) từ 23/11/2003. Đến nay nhóm Tình Bạn đã phát triển tại nhiều địa phương phía Nam và quyết định tách khỏi SPN+ và thành lập Mạng lưới Tình Bạn. Thời gian tới SPN+ và Mạng lưới Tình Bạn sẽ cùng hợp tác và hỗ trợ nhau trong các hoạt động hướng tới mục tiêu: Khẳng định và nâng cao vai trò của NCH.

Nguyễn Anh Ngọc (SPN+)

Ngày 24/8/2008 tại UBND xã Trường Yên, Liên đoàn lao động huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã tổ chức buổi truyền thông về HIV/AIDS cho khoảng 50 cán bộ viên chức của hai xã Trường Yên, Ninh Hoà. Trong dịp này, anh Ngô Văn Công - Trưởng nhóm VNMTS Ninh Bình - đã giới thiệu về nhóm, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi mà NCH đang gặp phải và mong muốn có được sự giúp đỡ của Liên đoàn trong việc tạo việc làm cho thành viên nhóm...

Dương Thị Hiên - VNMTS Ninh Bình I

Tối ngày 3/10/2008 tại sân vận động xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, Thái Bình đã diễn ra đêm giao lưu tìm hiểu kiến thức phòng lây nhiễm HIV giữa nhân dân xã Phú Lương và các thành viên CLB Đường đến tương lai và thành viên nhóm VNMTSTB. Đêm giao lưu đó tăng cường hiểu biết về HIV/AIDS cho cộng đồng, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NCH.

Bùi Thị Biển –VNMTS Thái Bình

Tối 28/9, 12 thành viên trong đội chăm sóc của nhóm VNMTS Bắc Ninh 1 được TTYTDP huyện Từ Sơn cùng với Đảng ủy, UBND xã Tân Hồng mời tham dự buổi truyền thông về HIV/AIDS cho 65 cán bộ các ngành, cán bộ truyên trách về HIV, hội viên Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, các bí thư chi bộ, trưởng các thôn trong xã Tân Hồng. Trong buổi truyền thông, nhóm đã chia sẻ kiến thức về HIV và biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

Phúc Tình - VNMTS Bắc Ninh 1

Từ tháng 6/2008, bệnh viện Lao - Phổi ph ường Vũ Ninh (Tp. Bắc Ninh) bắt đầu triển khai Dự án LIFE-GAP điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thuốc OIs, Lao và làm các xét nghiệm HIV, sàng lọc lao, chụp Xquang, siêu âm. Tất cả các dịch vụ trên đều miễn phí.

Nguyễn Thực

Tin vắnHải Phòng: Tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhàĐược sự tài trợ của SHAPC cùng sự

hỗ trợ của phòng truyền thông sức khỏe Hải Phòng, lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe tại nhà đã được mở cho 22 thành viên của 2 nhóm VNMTS Hải Phòng và VNMTS Dương Kinh trong 2 ngày từ 13 đến 14/09 tại Tp. Hải Phòng. Th am gia khóa học, những thành viên nòng cốt của 2 nhóm VNMTS đã được cung cấp thêm các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho người có HIV/AIDS. Một trong những hoạt động của nhóm là chăm sóc, tư vấn cho những người có HIV trên địa bàn. Vì vậy khóa tập huấn này cho các thành viên là rất thiết thực giúp họ có thêm những kỹ năng cần thiết để tự chăm sóc cho bản thân và chăm sóc NCH trên địa bàn.

VNMTS Hải Phòng

Nhóm Hy Vọng An Giang: Học nghề và thi tìm hiểu Luật Phòng chống HIV/AIDSNgày 30/8/2008 nhóm Hy Vọng (An

Giang) tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng chống HIV/AIDS do UBND tỉnh An Giang tài trợ. Th am dự cuộc thi gồm 3 đội là thành viên của Nhóm Hy vọng. Cuộc thi nhằm mục đích giúp cho các bạn trong nhóm hiểu về luật phòng chống HIV/AIDS.

Trước đó trong tháng 7, cơ sở dạy nghề Trúc Nguyệt mở 1 lớp dạy nghề xỏ chuỗi kết cườm miễn phí cho 15 thành viên nhóm tại Trạm y tế xã Cần Đăng. Th ời gian học nghề là 2 tháng và sản phẩm của các thành viên nhóm làm ra được cơ sở Trúc Nguyệt tiêu thụ. Đây là một hoạt động xã hội rất có ý nghĩa của cơ sở Trúc Nguyệt nhằm góp phần cải thiện cuộc sống của thành viên nhóm Hy vọng nói riêng và người có HIV trong xã hội nói chung.

Nguyễn Thị Kiều ThanhNhóm Hy Vọng- An Giang

Nhóm VNMTS Hà Nội truyền thông cho các cán bộ phườngVào ngày 11/10/2008, nhóm Vì ngày

mai tươi sáng Hà Nội kết hợp với UBND phường Việt Hưng, quận Long Biên tổ chức một buổi truyền thông cho 70 cán bộ đang công tác tại phường gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, Cán bộ chi hội, Tổ trưởng dân phố cùng các ban nghành đoàn thể… với mục đích chia sẻ thêm các điều luật liên quan đến chống kỳ thị và phân biệt đối xử và kiến thức về HIV/AIDS. Mong muốn của nhóm là các cán bộ này sẽ có thêm các kỹ năng, kiến thức để tích cực chuyển tải thông tin đến tất cả người dân đang sống và làm việc tại phường để cảm thông và giảm sự kỳ thị với những người có HIV, qua đó tạo điều kiện và giúp đỡ họ hơn trong cuộc sống tại cộng đồng.

Bùi Trần Hoàng - VNMTS Hà Nội

Nâng cao năng lực về truyền thông sáng tạoĐược sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Hoa

Kỳ, từ 8-12/09/2008, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kết hợp với Hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa tổ chức khóa tập huấn về truyền thông sáng tạo cho 15 thành viên nòng cốt

nhóm Cho bạn cho tôi và 5 cán bộ Hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa. Nội dung truyền thông được chuyển tải thành các tiểu phẩm hài kịch vui nhộn và hóm hỉnh.

Đ.Đ.T

Bắc Kạn: Thi tuyên truyền viên giỏi trong công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2008Th áng 10/2008, tám xã phường trên địa

bàn TX Bắc Kạn tổ chức cuộc thi “Tuyên truyền viên giỏi trong công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2008” cho các nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế. Đây là lần đầu tiên TX Bắc Kạn có cuộc thi với quy mô và mở rộng trên toàn các xã phường. Th am dự cuộc thi các thí sinh phải trả lời các câu hỏi về HIV/AIDS và các vấn đề liên quan như: Giới tính và HIV, các quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, đồng thời trình bày kỹ năng tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về phương pháp phòng tránh HIV/AIDS, kêu gọi cộng đồng hãy chia sẻ, giúp đỡ, không kỳ thị và phân biệt đối xử với NCH, kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi đặc biệt cho NCH để họ xoá bỏ mặc cảm, hoà nhập cộng đồng. Cuộc thi đã góp phần chuyển biến nhận thức của cộng đồng dân cư về HIV.

Lâm Anh (Nhóm Hy vọng Bắc Kạn)

Đặc san Sống chung với HIV32

C H U Y Ê N Đ Ề

T I N T Ứ C

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Để cuộc tư vấn HIV/AIDS

Tư vấn HIV khác hẳn tư vấn hôn nhân gia đình, đất đai... Cuộc tư vấn về HIV/AIDS không chỉ

giúp khách hàng có câu giải đáp mà còn giúp họ thay đổi hành vi, nhận thức. Tâm lý của người có nguy cơ hoặc đã bị nhiễm HIV rất hoang mang lo sợ. Trong những nguy cơ đó có các hành vi thầm kín (nghiện ma tuý, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân…) nên họ

Tư vấn là nhằm giúp cho con người ta giải

tỏa những thắc mắc trong lòng, nhưng tư

vấn cho người có HIV thì không chỉ đơn

giản như vậy. Đã 10 năm tâm huyết với

công tác phòng, chống HIV/AIDS, bác sỹ

Bùi Thị Ân, nguyên Phó Giám đốc Trung

tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, chia

sẻ những kinh nghiệm của mình...

dấu kín, không để gia đình, bạn bè, người thân biết. Tư vấn trực tiếp từ phòng tư vấn là dịch vụ giúp người có HIV cảm thấy vững tin nhất.

Điện thoại của tư vấn viên có thể rung lên vào lúc nửa đêmHiện nay, tại phòng tư vấn

HIV/AIDS dường như nước mắt đã ít hơn so với những năm trước đây. Có 3 nguyên nhân giúp người nhiễm HIV thấy thoải mái hơn khi bước chân vào phòng tư vấn, đó là họ thấy đây là một căn bệnh có nhiều người mắc; điều trị mang lại sức khoẻ tốt; thái độ bác sĩ, tư vấn viên không đùn đẩy, xa lánh. Tư vấn là quá trình tương tác giữa người được tư vấn và tư vấn viên. Người tư vấn không quyết định khách hàng phải làm gì mà đưa ra ý kiến để họ tự giải quyết. Cuộc tư vấn

thành công là tư vấn có sự hợp tác giữa tư vấn viên và người được tư vấn. Cán bộ tư

vấn không nhất thiết phải là cán bộ y tế, có thể là cán bộ thuộc chuyên môn khác; cán bộ làm công tác xã hội; những người thuộc các ban, ngành, gia đình, nhóm tự lực… Nhưng họ phải có kiến thức, được đào tạo kỹ năng tư vấn, biết vận dụng kinh nghiệm sống, hiểu biết tâm lý. Tư vấn có thể diễn ra ở bất kì hoàn cảnh nào, đối tượng nào. Điện thoại của tư vấn viên có thể rung lên giữa đêm. Người gọi có thể đang sống ở tận Th anh Hoá… Mô hình phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện hiện nay

rất hiệu quả. Đến đây, khách hàng sẽ bớt đi nhiều khâu thủ tục trong bệnh viện, lại không sợ phải gặp người quen, được đảm bảo bí mật. Nhưng tại các trung tâm, tư vấn

Tư vấn là phải có sự phản hồi. Không chỉ có hỏi và trả lời mà phải đặt câu hỏi mở. Khuyến khích họ bộc lộ hết những hành vi nguy cơ nhưng không truy cứu và phê phán hành vi.

THÀNH CÔNG

■ Tư vấn viên cần lắng nghe và tôn trọng khách hàng. Ảnh:

PV

33

LẤY LẠIDường như ai cũng biết rằng ma

túy có nhiều tác hại, nhưng phải đã từng là người sử dụng

ma túy hay có người thân là người sử dụng ma túy thì mới thật sự thấm thía hết những nỗi đau khổ mà ma túy đem lại. Mỗi người nghiện có thể đến với ma túy bằng một con đường khác nhau nhưng kết cục thì lại hầu như là giống nhau: cuộc sống dần trở nên vô nghĩa, tài sản của bản thân và gia đình lần lượt đội nón ra đi, sức khỏe sa sút và hơn hết họ mất niềm tin của những người thân trong gia đình và của chính bản thân mình. Ngày qua ngày, những người nghiện dần đánh mất những thứ đó mà không kịp nhận ra là mình đã tự đánh mất những thứ thật quý giá trong cuộc đời mình. Tiếp xúc với nhiều người nghiện ma túy và từ chính bản thân mình, mỗi khi tự nhìn lại bản thân mình trong quá khứ, mỗi lần cố gắng cai nghiện, không chỉ là một con người cố gắng từ bỏ sự quyến rũ của ma túy mà còn là một lần cố tìm kiếm lại những gì không hiện hữu, những giá trị tinh thần mà mình đã tự đánh mất.

Ai cũng biết rằng từ bỏ ma túy là rất khó khăn, thậm chí có nhiều người còn cho rằng không thể từ bỏ được ma túy. Tại sao vậy? Chẳng ai có đủ lý giải thật thuyết phục, nhưng thực tế đã chứng tỏ điều đó. Người nghiện nào cũng trải qua thậm chí hàng chục lần cai nghiện mà vẫn không thành công. Nhiều người đã tâm sự rằng, để bỏ ma túy không phải là không làm được nhưng khi bỏ ma túy rồi thì vẫn không có ai tin rằng mình đã từ bỏ được ma túy. Và rồi họ rơi vào một vòng luẩn quẩn khi mà mọi người, nhất là chính những người thân trong gia

đình, không tin rằng họ từ bỏ được ma túy. Điều này khiến người nghiện chán nản và thất vọng. Sự chán nản và thất vọng này được dùng làm lý do của nhiều người giải thích vì sao lại tái nghiện. Cứ thế, ma túy cuốn họ đi.

Đã từng trong tình trạng đó, tôi cũng nhiều lần muốn từ bỏ và thất bại. Một lần anh trai tôi đã thẳng thắn nói chuyện mà có lẽ lần nói chuyện đó có tác động rất nhiều đến tôi. Anh tôi nói rằng: “Có phải là mọi người không tin và không muốn tin em đâu. Em thử nghĩ lại xem, ngày xưa cả nhà đã từng tin tưởng em như thế nào. Có phải là tự nhiên mọi người không còn tin em nữa đâu, bao nhiêu việc đã xảy ra trong bao nhiêu lâu để rồi không còn ai dám tin vào em nữa. Th ường thì cái gì mà mình mất bao nhiêu thời gian để đánh mất thì mình cũng phải mất ít nhất ngần ấy thời gian để lấy lại chứ. Làm gì có cái gì tự nhiên mất đi và cũng như không có cái gì tự nhiên có được. Nhưng gia đình lúc nào

cũng sẵn sàng hỗ trợ những gì hợp lý để giúp cho em.” Sau lần nói chuyện ấy với anh trai, tôi thấy bình tâm hơn và suy nghĩ cẩn thận hơn và tự thấy rằng mình không được phép đòi hỏi quá đáng từ những người thân và thật ra khi mình từ bỏ ma túy là tự mình đang tìm lại chính mình, đó là việc chỉ có tự bản thân mỗi người tự làm cho chính

mình. Con đường sẽ nhiều khó khăn và lâu dài, không chỉ là việc có thể dễ dàng làm trong vài ngày hay vài tháng nhưng tôi hiểu rằng đằng sau tôi luôn có sự hỗ trợ hết lòng của những người thân nhất lúc tôi gặp khó khăn.

M.T

viên luôn khuyến khích khách hàng bộc lộ danh tính, địa chỉ rõ ràng. Họ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc làm này: không phải xét nghiệm lại; được hưởng các chế độ chính sách, quyền lợi của người nhiễm HIV tại cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng. Hiện nay, tại các phòng tư vấn, số người bộc lộ danh tính đang tăng lên.

Tư vấn là phải có sự phản hồi Vậy các kỹ năng mà tư vấn viên cần phải

có khi tư vấn cho người có HIV là gì? Đó là sự đồng cảm, lắng nghe, quan tâm, tôn trọng. Đồng cảm ở đây có ý nghĩa sâu rộng hơn sự thông cảm, bằng cả hành động, cùng giải quyết những vướng mắc với khách hàng. Tôn trọng bằng ánh mắt thân thiện, chăm chú lắng nghe. Tạo sự thân thiện, gần gũi để khách hàng không bị mặc cảm, sợ sệt và dễ dàng bộc lộ tâm tư, tình cảm. Đồng thời quan sát thân chủ từ diện mạo, thái độ để định hình cách tư vấn thế nào cho phù hợp. Tư vấn là phải có sự phản hồi. Không chỉ có hỏi và trả lời mà phải đặt câu hỏi mở. Khuyến khích họ bộc lộ hết những hành vi nguy cơ nhưng không truy cứu hành vi, mà là xuất phát từ mong muốn bản thân. Th ành công cuối cùng đó là cả hai bên cùng xây dựng kế hoạch để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV (dùng bơm kim tiêm riêng đối với người sử dụng ma tuý; dùng bao cao su khi quan hệ tình dục; vận động bạn tình, vợ hoặc chồng tới tư vấn, xét nghiệm…). Quá trình tư vấn diễn ra rất nhiều bước. Nếu khách hàng có kết quả HIV âm tính thì vẫn phải tiếp tục tư vấn để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV và duy trì các hành vi an toàn. Nếu là dương tính, phải trả kết quả đích danh, đồng thời vận động họ thông báo kết quả với người tin cậy, yên tâm nhất để phối hợp chăm sóc hợp lý, theo dõi diễn biến bệnh, các triệu chứng lâm sàng…

Ninh Quỳnh Hương (ghi lại)

niềm tin đã mất

...Thường thì cái gì mình đã mất bao nhiêu thời gian để đánh mất thì mình cũng phải mất ít nhất ngần ấy thời gian để lấy lại...

Bác sỹ Bùi Thị Ân,nguyên Phó Giám đốc Trung tâm phòng,chống HIV/AIDS Hà Nội

Đặc san Sống chung với HIV34

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

Trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ , một sự kiện văn hóa lớn vừa diễn ra tại thành phố Nha Trang có

một phần đóng góp nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa của những phụ nữ có H ở CLB Nha Trang Xanh.

Th eo kế hoạch của ban tổ chức, các hoa hậu Hungary, Bỉ, Mỹ, CH Sec và CH Slovakia cùng đương kim hoa hậu người Nhật Bản đã đến CLB Nha Trang Xanh giao lưu và trao quà lưu niệm. “Chủ nhà”-CLB Nha Trang Xanh bày tỏ lòng mến khách bằng những bức tranh thêu tay hình Th iên thần tình yêu xinh xắn trao tận tay cho mỗi hoa hậu. Buổi giao lưu diễn ra thật ấm cúng.

Trước đó hơn 04 tháng, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn gửi ban chủ nhiệm CLB, với yêu cầu các thành viên CLB thêu 2 bức tranh để đấu giá trong dịp này, với mục đích để gây quĩ từ thiện ủng hộ cho Người đang sống chung với HIV/AIDS và Hội người mù của tỉnh.Th ế là suốt gần 03 tháng ròng rã, đặc biệt 20 ngày gần đến hạn giao nộp tranh, chị

Hoa hậu02 bức tranh đầy ý nghĩa đúng thời gian qui định. Ngày 30/6/2008, đích thân Phó chủ tịch tỉnh, ông Lê Xuân Th ân đã đến CLB xem 2 bức tranh và hứa sẽ cố gắng tạo cơ hội để tổ chức buổi đấu giá này thành công. Ngay ngày hôm đó, hai bức tranh được chở đi đến địa điểm tổ chức thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 (khu du lịch Sông Lô).

Rất tiếc vì lý do thời gian không cho phép, buổi đấu giá này đã không thực hiện được. Cho dù hai bức tranh chưa được đấu giá, CLB chưa có tiền để trả cho các thành viên (16 thợ thêu) tiền công thêu trong suốt 3 tháng trời ròng rã nhưng hiệu quả tinh thần và những thành tựu đạt được đã giúp cho những người làm ra chúng hoàn toàn có thể tự hào về những đóng góp của họ. Và những gì các chị em đã thực hiện sẽ không bao giờ uổng phí hay bị lãng quên, vì Phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Xuân Th ân đã hứa: “sẽ tìm dịp khác thuận lợi hơn, nhưng chắc chắn sẽ tổ chức được buổi đấu giá gây quĩ từ thiện ủng hộ này”.

Nguyễn Thị Phúc – CLB Nha Trang Xanh

thăm CLB Nha Trang xanhem trong CLB đã chia làm 2 ca thức thêu suốt đêm. Những ngày này, ai có dịp đi qua CLB đã thấy đèn sáng cả đêm lẫn ngày. Nhiều người tò mò vào xem tranh và bày tỏ lòng cảm phục những phụ nữ có H đã cố gắng nỗ lực, vượt qua những khó khăn và tình hình sức khỏe của mình để hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn như vậy. Ban chủ nhiệm chỉ lo một điều là các chị không đủ sức hoàn thành hai bức tranh này đúng hẹn. Trong thời gian đó, cũng đã có chị phải tạm nghỉ vì lý do đưa chồng vào TP.HCM chữa mắt, có hai chị đưa con vào bệnh viện Nhi đồng II TP.HCM tái khám và nhận thuốc ARV, có chị phải đi tập huấn tại Hà Nội 2 lần mất hơn 02 tuần. Và còn nhiều lý do chính đáng khác, các chị không thể thêu trọn thời gian như dự kiến. Nhưng vì uy tín và danh dự của quốc gia, của tỉnh và của chính những người phụ nữ có HIV/AIDS tại Khánh Hòa, thành viên CLB Nha Trang Xanh đã vượt qua chính mình, vượt qua hoàn cảnh riêng, chiến đấu với bệnh tật và đã thêu thành công

T I N T Ứ C

■ Ban tổ chức trao tặng CLB Nha Trang Xanh 100 triệu đồng làm quỹ hoạt động cho tương lai.

■ Hội Xuân 3 Miền.

T I N T Ứ C

Ảnh:

CLB

Nha

Tran

g Xa

nh

Ảnh:

CLB

Nha

Tran

g Xa

nh

35

Được sự tài trợ của Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng

đã tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 2 tại Hà Nội từ ngày 3 – 5/8/2008.

Th am gia có 21 nhóm trong mạng lưới đến từ các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Th ái Nguyên, Phú Th ọ, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Th ái Bình, Hải Dương và Hà Nội. Đại diện các nhóm đã cùng nhau sửa đổi Quy chế, đề ra phương hướng hoạt động cho 2 năm tiếp theo 2008 – 2010 của mạng lưới. Sau khi thảo luận và thống nhất các nhóm đã đưa ra 3 nhu cầu chính là đào tạo, tạo việc làm cho NCH và hỗ trợ trẻ em. Những nhu cầu đó đã được Ban điều hành mạng lưới lâm thời do các trưởng nhóm bầu ra theo quy chế ghi nhận và cam kết sẽ cố gắng hết sức để phát triển hơn nữa mạng lưới VNMTS trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, nâng cao chất lượng cuộc sống tạo hình ảnh đẹp về NCH.

Đây không chỉ là hội nghị để bàn bạc về những vấn đề chiến lược của mạng lưới, nó còn là cuộc hội ngộ của những người cùng cảnh đã kề vai sát cánh với nhau trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS mà họ đang

mang trong mình. Ông Ong Văn Tùng, trưởng điều phối mạng lưới tái trúng cử với 100% số phiếu bầu, nhắc lại những chuyện đau buồn, những khó khăn vất vả mà ông cùng những người đầu tiên đặt nền móng cho mạng lưới VNMTS phát triển đã trải qua. Chuyện về những người bạn đã chết oan uổng vì không có thông tin về HIV/AIDS, chuyện về những chuyến đi đến từng địa phương để hỗ trợ thành lập những nhóm mới mà HIV ở đó vẫn như một con ma khiến người dân vô cùng kỳ thị và sợ hãi. Đến chuyện những đứa trẻ không may sinh ra cũng nhiễm HIV từ mẹ, nhiều bé gần như kiệt quệ, thoi thóp chờ đợi lưỡi hái tử thần.

Nhắc đến chuyện cũ mà ai cũng rưng rưng nước mắt , dường như những hình ảnh, những nỗi đau ngày nào đang hiện lại trong tâm trí của những người có mặt trong hội nghị. Với những người mới tham gia mạng lưới họ càng hiểu rõ hơn những giá trị to lớn mà họ và những người đi trước đã và đang nỗ lực hướng tới để có cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người sống chung với HIV/AIDS.

Ngọc Thạch

Mạng lưới các nhóm tự lực phía Nam đang chuẩn bị nhân sự, củng cố lại những quy chế trong hoạt động của dự án mới Stronger 4 do Tổ chức Care tài trợ, đại diện các nhóm trong Ban điều hành cùng thảo luận và đưa ra những phương án cụ thể bao gồm nội dung, quy chế cho hoạt động dự án nhằm tăng cường hơn sự tham gia, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm của Stronger 3 với mục đích triển khai thực hiện dự án mới được hoàn chỉnh hơn và đạt kết quả như mong đợi.

Hương Trà

Ngày 23-24/8 nhóm Đồng hành đã tổ chức lớp tập huấn về dự phòng cho NCH gồm có 25 học viên tham dự do Policy tài trợ. Tham gia lớp tập huấn các học viên đã hiểu được thế nào là dự phòng cho NCH, tại sao phải dự phòng, những lợi ích, và những hậu quả của việc không dự phòng, ngoài ra các bạn còn được chia sẻ những thông tin mà trước đây các bạn chưa nắm bắt được, và làm quen được nhiều bạn mới .

Nhóm Đồng hành

Lễ ra mắt nhóm nòng cốt các nhóm, CLB trên địa bàn Hải Dương diễn ra ngày 14/7 tại trung tâm DVVL 8/3 phụ nữ Hải Dương. Mục đích của nhóm là cùng các nhóm xây dựng mục tiêu hoạt động cũng như chia sẻ kinh nghiệm hoạt động ở mỗi địa phương. VNMTS Hải Dương

Ngày 21/7/2008 vừa qua nhóm Vì ngày mai tươi sáng Bắc Ninh I được trung tâm y tế dự phòng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mời truyền thông về HIV/AIDS cho 130 thành viên của hội cựu chiến binh tại hội trường UBND xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh. Buổi truyền thông đã thu hút được sự quan tâm của các thành viên tham dự và đã xây dựng một hình ảnh tích cực của NCH trong cộng đồng.

Nguyễn Xuân Chỉnh

CLB Hy Vọng Bắc Kạn được tặng trang thiết bị truyền thông: Ngày 6/8/20008 tại Nhà Văn hoá Tổ 9B Phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, bà Đồng Thị Oanh - Chủ tịch Hội LHPN Tỉnh Bắc Kạn đã thay mặt hai nhà tài trợ là Tổ chức Apheda và Olof Palmer trao tặng CLB Hy Vọng trang thiết bị truyền thông gồm: Tăng âm, loa đài, và 1 màn hình tivi 21in (tổng trị giá là 10.000.000đ).

Hà Thị Quyên - Hy Vọng Bắc Cạn

Tin vắn

Hội nghị thường niên lần 2

■ Các thành viên của BFN+ chụp ảnh lưu niệm.

Ảnh:

Ngọ

c Thạ

ch

của mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng

Đặc san Sống chung với HIV36

G Ó C T Ư VẤ NT I N T Ứ C

C H I A S Ẻ

C H U Y Ê N Đ Ề

cầm trên tay kết quả HIV dương tính, anh vẫn chưa thể đi khám và mua thuốc điều trị cùng em được vì anh... chưa từ bỏ được ma tuý. Em và gia đình đã khổ sở biết bao, em đã trải qua những ngày thật khủng khiếp trong cuộc đời khi quyết định bỏ đứa con trong bụng mà bên mình lại không hề có anh, em chưa bao giờ nói một lời trách móc hay hờn giận vì chuyện bệnh tật này, ngược lại khi nằm trên bàn phẫu thuật bỏ

đưa cả con đi cùng, em rùng mình sợ hãi mỗi lần nghĩ đến anh đưa con đi theo để nó chứng kiến những lần hít chích của bố nó. Con đã lớn dần từng ngày, nó đã biết nói “con ở nhà thôi mẹ ạ, con đi thì không ai coi bố, bố lại đi hút thuốc lá thì sao?”. Trong cái đầu non nớt của nó đã nhận thức được mỗi lần cả nhà cãi vã nhau, hằn học anh cũng chỉ vì anh lại đi “hút thuốc”. Còn anh – bố nó thì vẫn vậy cho đến khi em

TÂM SỰCưới nhau với hai bàn tay trắng,

anh đang chờ việc còn em đã đi làm, với 500.000 tiền lương một

tháng phải khó khăn lắm em mới đủ chi tiêu cho cái tổ ấm bé nhỏ của chúng mình (nhà mình gần nhà ngoại, em vẫn về lấy đồ mà anh có biết đâu). Em vẫn tin tưởng và nghĩ rằng anh đã ở nhà, không còn đi chơi như trước nữa, nhưng em có biết đâu là cứ khi em dắt xe đi làm thì anh cũng đi sau – anh không đi cùng em mà anh đi kiếm tìm ma tuý. Em phát hiện ra và lần đầu tiên trong cuộc đời em bị người khác tát, cay đắng thay người đó lại là anh – người mà em nhất mực yêu thương và bỏ qua mọi lời khuyên can của gia đình để lấy làm chồng. Không đau lắm nhưng em chết lặng sững sờ. Rồi anh đã bỏ em với con chưa đầy 4 tháng tuổi trong bụng lại còn nói với bố mẹ là… em thật xấu xa!

Không một lời than vãn, trách móc hay hờn giận, em đã sống và làm việc lầm lũi như vậy cho đến gần ngày sinh anh mới lên đón em về. Em rất vui khi thấy anh béo khoẻ và đã biết chí thú làm ăn, càng vui hơn nữa khi em sinh một thằng cu kháu khỉnh... Nhưng niềm vui cũng chẳng được bao lâu, em lại phát hiện ra anh vẫn lén lút đi kiếm tìm ma tuý, anh khóc và thú nhận với em là đã nghiện lại. Hai vợ chồng ôm nhau khóc, con thì còn bé nhưng nó đã biết bám bố lắm. Anh không thể ở nhà với con vì nó đang tập đi lại rất bám anh nên anh sợ khi cai mệt mỏi anh không trông con được. Anh đi về quê có cậu Ph. đi cùng để hỗ trợ anh cai. Em ở nhà mà lòng như lửa đốt, không biết làm sao được chỉ biết động viên anh cố gắng cai cho được vì cu Tôm nó đã biết bi bô đòi bố rồi. Anh và cậu của Tôm về trong nỗi vui mừng của em và con, em đã chấp nhận cho cu Tôm về ở nhà với anh để anh khỏi có thời gian mà nghĩ rồi đi linh tinh nữa. Cũng chỉ được một thời gian sau, chị điện thoại lên nói anh

CÙNG ANH

37

Sau 3 năm kể từ khi vợ chồng mình phát hiện có HIV, sau bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu

tủi hờn vẫn cố gắng vững bước mong một ngày mai tươi sáng. Hôm nay em nhận được

lời xin lỗi đầu tiên của anh: “ Anh ngàn lần xin lỗi bố mẹ – những người đã sinh thành ra

em, xin lỗi em vì anh đã mang bệnh tật về cho em, nếu anh biết mình có bệnh thì anh

đã không làm khổ mọi người, làm khổ vợ con vậy đâu. Em tha lỗi cho anh nhé? ”. Lời xin

lỗi này em muốn anh chứng tỏ bằng hành động, anh hãy vì em và con mà từ bỏ ma tuý

– thứ đã dẫn gia đình mình tới cảnh ngày hôm nay anh nhé.

...mỗi lần anh đi cai nghiện về, nhìn anh gầy đen hốc hác mà em ứa nước mắt. Chỉ biết nhỏ nhẹ khuyên can, mong anh giữ gìn sức khoẻ để sống lâu với con hơn nữa...

đứa con ấy mà em vẫn phải điện thoại về cho anh, động viên anh vì em sợ anh không vượt qua nổi cú sốc đó…

Anh nghiện, rồi anh cai em không nhớ nổi là bao nhiêu lần nữa, mỗi lần về nhà nhìn chồng gầy đen hốc hác mà em ứa nước mắt. Chỉ biết nhỏ nhẹ khuyên can anh, mong anh giữ gìn sức khoẻ để sống lâu với con hơn nữa, anh cũng nghe, anh cũng cai nhưng anh cũng nghiện lại rất nhanh.

Vì ngày mai tươi sáng mãi vươn xa

Vì một thế giới khoẻ, tư ơiNgày ngày chung sức giúp ng ười bình anMai này dịch AIDS sẽ tanTư ơi c ười xoá bỏ lầm than kiếp ngườiSáng trong ánh mắt vui tư ơiMãi là ước nguyện nụ c ười trẻ thơV ươn cao lên những ước mơXa hơn vũ trụ, đợi chờ t ương lai.

Mạnh LongVNMTS HN

Trống Vắng

Một gia đình hạnh phúcBỗng dưng mất một ngườiVì căn bệnh thế kỷNgười đó chồng của tôiLà bố của con tôiNgười trụ cột gia đìnhĐã ra đi mãi mãiKhông gian nhà trống vắngNhững tiếng nói tiếng cườiĐang văng vẳng đâu đâyĐứa con nhỏ ngây thơCất tiếng hỏi mẹ ơiBố đi đâu hả mẹTôi biết nói sao đâyĐành nói dối con vậyBố vắng nhà ít ngàyRồi một ngày tiếp đóĐứa con thơ lại hỏiBố vắng nhà lâu thếMẹ ơi con đi tìm bốLòng tôi đau như cắtLớn lên con sẽ hiểuMột lời buồn dai dẳngTrong lòng tôi trống vắng

Vũ Thị ChiêmThân tặng nhóm: VNMTS Thái Bình

Nhiều khi em buồn chán không muốn về nhà nữa, em không muốn nhìn thấy anh gầy đen hốc hác, nhìn anh chạy ngược chạy xuôi kiếm tìm ma tuý. Cái gì cũng có mức độ và giới hạn của nó, em đã hết kiên nhẫn với anh rồi, những lời nhẹ nhàng ấy em cũng không còn nói được nữa, vì ngoài con của chúng mình ra em còn lo lắng cho bố mẹ của em sau này nếu em có mệnh hệ gì thì ai sẽ chăm sóc họ? Đó là trăn trở của em, làm em đã nói nặng lời với anh đấy, sao anh không vì em một chút, không đặt cương vị vào em một lần xem sao?

Em đã nhận được tin nhắn của anh hôm nay rồi, em thật sự ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên anh nói lời xin lỗi em. Đã bao giờ em trách móc anh về chuyện bệnh tật đâu,

em chỉ trách anh khi chúng mình còn quá ít thời gian mà anh lại không biết giữ gìn sức khoẻ, vẫn huỷ hoại bản thân mình. Em không giận gì anh nữa cả, nhưng em sẽ không trả lời anh đâu. Em muốn anh thể hiện lời xin lỗi đó bằng hành động, muốn anh vì em, vì con và vì những người thân

yêu trong gia đình mình mà từ bỏ hẳn ma tuý, để con trai mình nó khỏi lo “phải ở nhà coi bố không thì bố lại đi hút thuốc thì chết”. Còn yêu thương em và con, anh hãy cố gắng nhé! Vì giận dỗi mà em nói những lời vậy thôi, Anh vẫn là anh trong em như ngày nào chúng mình còn là sinh viên. Em và con yêu anh nhiều.

Lâm AnhCLB Hy Vọng Bắc Kạn

Mạng lưới Hy Vọng

Đặc san Sống chung với HIV38

C H I A S ẺT I N T Ứ C

G Ó C T Ư VẤ N

C H U Y Ê N Đ Ề

Mỗi nhóm tự lực cần có kế hoạch hành động cụ thể

Theo tôi được biết, hiện giờ có rất nhiều nhóm tự lực của NCH được thành lập, có nhóm thì hoạt động có hiệu quả, có nhóm thì chỉ thành lập như là hình thức trong một dự án. Vậy làm thế nào để các nhóm có thể thực sự duy trì các hoạt động hiệu quả?

[email protected]

Sự thành lập của các nhóm tự lực vốn là nhu cầu thiết yếu của người có H. Mỗi nhóm thường có những mục tiêu, mục đích, sứ mệnh của từng nhóm đặt ra cho mình. Để một nhóm hoạt động có hiệu quả thì chính họ phải hoạt động dựa theo nhu cầu đối tượng của nhóm. Sự bền vững và phát triển của một nhóm tự lực phải do nội lực của chính họ - ý nghĩa của “tự lực” là ở chỗ đó. Họ cũng cần đi đúng theo mục tiêu, mục đích của nhóm đặt ra. Các nhóm tự lực cũng nên liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh lớn hơn trong những mục tiêu chung. Sự chồng chéo trong mục tiêu của các nhóm, sự manh mún nhỏ lẻ trong hoạt động tập thể dẫn tới sự thất bại hoặc kém hiệu quả.

Để một nhóm thật sự duy trì các hoạt động, điều thiết yếu cần phải làm là phải xây dựng một chiến lược của nhóm mình tối thiểu là 2 năm, kế hoạch cụ thể của từng năm một, liệt kê được các thách thức, các trở ngại để thực hiện và hơn hết cần phải có sự minh bạch. Có những yếu tố trên sẽ có sự bền vững khi các nhóm đi vào hoạt động.

Sinh con ở người có HIV

Tôi có nghe nói và đọc trên một số báo nói rằng vẫn có những bạn có H quyết định kết hôn với nhau và đã sinh được những em bé khỏe mạnh. Như vậy có phải là mạo hiểm không? Có những biện pháp nào giúp cho

những cặp vợ chồng là người có H có thể có con khỏe mạnh không bị nhiễm H không?

Bạn Lại Hợp Đông (xã Ỷ La, Tuyên Quang)

Kết hôn và sinh con là quyền của mỗi người trong xã hội và quyền này được quy định rõ ràng trong luật pháp của Nhà nước. Đó cũng là quyền của người có H. Nhưng vấn đề ở chỗ khi cả hai người có H kết hôn đi đến quyết định có con thì nên xem xét nhiều yếu tố, ví dụ: sức khỏe của bố và mẹ ở thời điểm hiện tại, điều kiện để nuôi con (cả về sức khỏe lẫn kinh tế), sự ủng hộ của gia đình, kênh thông tin để tiếp cận tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Vì thế, trước khi quyết định có con, những cặp vợ chồng có H cần tìm đến những chuyên gia tư vấn về HIV/AIDS, những người có H đã sinh con để được chia sẻ kinh nghiệm. Sau khi tham khảo nhiều ý kiến tư vấn thì mới quyết định có nên có con hay không. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện nay đã giảm nhờ thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Nếu như không áp dụng các biện pháp dự phòng (như uống thuốc ARV trước sinh, mổ lấy thai, cho con ăn sữa ngoài…) tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30%. Còn nếu áp dụng các biện pháp dự phòng như nói ở trên thì tỷ lệ lây truyền chỉ còn khoảng 5%. Các nhà chuyên môn khuyến cáo rằng, sử dụng ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con càng sớm càng tốt.

Chăm sóc tốt cho người có HIV

Theo bạn, để giúp đỡ người có HIV một cách tốt nhất, cần phải làm gì ? Tư vấn, hỗ trợ thuốc thang hay tạo công ăn việc làm cho họ?

[email protected]ốn chăm sóc cho người có HIV, đầu

tiên, phải tập trung tư vấn về tâm lý, những

kiến thức cần thiết về HIV/AIDS. Cần có những tư vấn cụ thể cho người có H, giúp họ thay đổi cả nhận thức và hành vi, hướng đến những hành vi tốt cho chính họ. Ngoài ra, cũng nên duy trì sự quan tâm liên tục đối với người có H, khuyến khích kịp thời những hành vi tốt, đồng thời có những lời khuyên với những hành vi tiêu cực. Hỗ trợ về sức khỏe đối với người có HIV vô cùng quan trọng. Tư vấn để người có H biết tuân thủ lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe của chính họ và cộng đồng. Khi mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, họ cần được hướng dẫn đi bệnh viện khám bệnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, nhiều người có H đã được điều trị thuốc ARV. Có tâm lý, sức khỏe ổn định thì người có H cũng cần có một công việc phù hợp.

Uống ARV tiếp tục sống được bao lâu?

Em năm nay đã 28 tuổi, đã bị nhiễm HIV 12 năm nay. Có nên xây dựng gia đình không? Nếu xây dựng gia đình thì với người không bị nhiễm tốt hơn hay với người cùng cảnh tốt hơn? Em đã dùng thuốc kháng ARV thì có khả năng sống được bao lâu nữa?

Bạn Hoàng Anh Tuần-Thai Bình, email: [email protected]

Cho dù bạn kết hôn với người có H hay người không có H, bạn vẫn phải có trách nhiệm chia sẻ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của bản thân cho người đó biết. Khi đi đến hôn nhân, với người không có H, bạn phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm để bảo vệ, giữ gìn cho người bạn đời của mình. Với người có H, cả hai vẫn cần sử dụng những biện pháp an toàn, để tránh tình trạng nhiễm chéo chủng vi rút khác. Việc quyết định kết hôn hay không tùy thuộc vào tình cảm, quyết tâm của cả hai phía.

Về việc sử dụng thuốc ARV, hiện tại Việt Nam đã có phác đồ bậc 1 và bậc 2. Vì bạn không nói rõ bạn sử dụng thuốc cụ thể như thế nào, tình trạng sức khỏe hiện nay của bạn ra sao…nên chúng tôi không thể có lời khuyên cho bạn được. Về vấn đề này bạn có thể tới trung tâm y tế dự phòng, trung tâm tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS ở tỉnh... để được tư vấn cụ thể hơn. Có một thông tin tốt để bạn vững tin- trường hợp có HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam đến nay

39

vẫn còn sống. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng từng nói tới trường hợp nhiễm HIV khác đã vượt qua 20 năm kể từ khi có xét nghiệm HIV dương tính. Họ đều có một lối sống lành mạnh, tích cực, có ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người khác.

Thức ăn tốt cho người có HIV

Nếu tôi bị HIV dương tính, tôi nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình?

[email protected] Nếu bạn đang sống chung với HIV, bạn

nên để ý ăn uống nhiều hơn và nên xây dựng một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe. Các thức ăn giàu protít như thịt, cá, đậu, lạc và các loại hạt, giúp tăng cường và duy trì cơ bắp. Năng lượng được cung cấp bởi các chất bột đường, như ngũ cốc, các loại củ . Đặc biệt nên ăn nhiều hoa quả vì đó là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho cơ thể. Nên ăn ít chất béo, chú trọng nhiều hơn tới chất béo có trong lạc, các loại hạt, một số loại dầu thực vật và cá.

Những người có HIV dương tính nên quan tâm nhiều hơn đến quá trình chuẩn bị thức ăn. Rửa tay trước khi chuẩn bị bữa ăn và trước khi ăn, rửa cẩn thận tất cả các loại rau quả, thực phẩm cần chế biến. Tránh ăn thức ăn chưa chín như bò tái, trứng lòng đào, các loại gỏi... Hãy để trong tủ lạnh các thức ăn còn thừa và ăn hết trong vòng 3 ngày, không nên sử dụng thực phẩm khi chúng đã hết hạn sử dụng.

Nếu bạn có HIV dương tính, nên uống nhiều nước. Tránh uống chè, cà phê, các thức uống có ga hoặc rượu, vì những đồ uống này không tốt cho sức khỏe của bạn. Nước uống phải đã được đun sôi.

Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày, hãy nghỉ ngơi khi mệt mỏi và cố gắng giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Có một nhóm bạn hỗ trợ là điều tốt, do đó bạn nên hướng nhiều hơn đến gia đình và bạn bè đáng tin cậy.

Nếu bạn hút thuốc lá, hãy ngừng hút. Hút thuốc sẽ làm tổn hại phổi và các cơ quan khác của cơ thể và làm cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn.

Nên cẩn thận khi dùng thuốc. Nếu bạn mắc một bệnh nào đó cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tin cậy để khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng

Hoa quả rất có lợi cho sức khoẻ

không nên giấu tình trạng nhiễm HIV của mình vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới sự chẩn đoán cũng như kê toa của bác sĩ. Chính vì thế cũng không nên uống các thứ thuốc tây y, đông y theo sự mách bảo của người không có chuyên môn. Bởi thuốc là con dao hai lưỡi. Chúng có thể tạo nên tác dụng phụ khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, chưa kể đến sự tương tác giữa các thuốc mà nếu không biết bạn có thể gây những bất lợi cho sức khỏe của chính mình. Nếu bạn đang điều trị ARV thì việc tối quan trọng là tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mặc dù những đề xuất này là đặc biệt quan trọng với người đang sống với HIV, đây cũng là những chỉ dẫn có ích đối với tất cả chúng ta.

Nên cởi mở với bạn tình về phòng tránh HIV

Tôi nên nói chuyện về phòng ngừa lây nhiễm HIV với bạn tình của mình như thế nào?

[email protected] Không có một “cách đúng” nào để bắt

đầu thảo luận với bạn tình về dự phòng lây nhiễm HIV. Điều này còn phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ cũng như cá tính của người trong cuộc. Nhiều người thấy nói về tình dục quả là một việc khó khăn. Khi chúng ta thảo luận dự phòng lây nhiễm HIV với bạn tình đã có mối quan hệ như vợ, chồng hoặc người yêu, đôi khi khó có thể nói về việc phòng ngừa, trong đó việc sử dụng bao cao su mà lại không động chạm đến những chủ đề tế nhị như cam kết, sự tin cậy và sự gần gũi về mặt tình cảm.

Mặc dù thảo luận về phòng ngừa lây nhiễm HIV với bạn tình là một vấn đề khó khăn, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nói về vấn đề này. Né tránh chủ đề này không làm cho HIV biến mất. Bạn có thể suy nghĩ trước về cách bạn sẽ đề cập tới chủ đề này với bạn tình của mình như thế nào. Nếu bạn không quyết định được, bạn có thể nhờ các dịch vụ tư vấn tại các cơ sở Y tế hoặc thông qua một tổ chức hoạt động về AIDS.

Đối với những cặp đã có quan hệ lâu dài, cùng nhau đi tư vấn và xét nghiệm HIV là cách tốt nhất để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến HIV. Xét nghiệm sẽ làm rõ hơn về tình trạng HIV của mỗi người, mà điều này sẽ giúp đôi bạn tình đi đến được một kế hoạch dự phòng HIV riêng của mình. Bên cạnh đó, một chuyên gia tư vấn đã qua đào tạo có thể cung cấp thông tin, trả lời câu hỏi và khuyến khích thảo luận về tình dục giữa hai người. BBT

Trong thời gian qua, SCVH đã nhận được nhiều thư từ, cùng tin bài, ảnh, truyện cười, thơ, truyện ngắn của các bạn: Nguyễn Anh Ngọc, Đậu Hải Nam, Nguyễn Th ành Vinh, Nguyễn Văn Cương, Phương Th ị Dương, Nguyễn Xuân Cường, Võ Lan Hương, Nguyễn Th ị Th ực, Phạm Th ị Hiền, Đồng Đức Th ành, Nguyễn Quang Trung… Không chỉ nhận được tin bài từ các bạn, SCVH còn nhận được tin bài từ nhiều nhóm như: Nắng Mai, Bông Điên Điển, Màu Xanh, Tình Bạn, CLB Th ân Th iện, Nhóm Vì ngày mai tươi sáng các địa phương…

Bên cạnh tin bài của các bạn có HIV, SCVH còn nhận được sự quan tâm, đóng góp chia sẻ tin, bài từ các anh, chị phóng viên như: Tự Minh, Th anh Hải, Th anh Loan, Th u Hương, Th anh Mai, Nguyễn Hằng… SCVH chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn có HIV cũng như các bạn phóng viên. Tin, bài của các bạn chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sử dụng.

Bạn đọc thân mến !

Đặc san Sống chung với HIV40

C H U Y Ê N Đ Ề

T I N T Ứ C

C H I A S Ẻ G Ó C T Ư VẤ N

ÔNG TRĂNG TRÒN

“ Thùng thà thùng thình trống rộn ràng ngoài đình.

Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh. Trung thu liên hoan trang sáng

rực đường làng…”.

Trung thu, trăng rằm chiếu sáng khắp muôn nơi. Trăng ân cần và dịu dàng

đem đến cho Tết Trung thu của các em bé đang chịu thiệt thòi bởi HIV/AIDS

ánh sáng chan hòa. Niềm vui của các bé còn được nhân lên bởi Trung thu năm

nay, trên cả nước nơi nào các cấp chính quyền, các ban ngành và các tổ chức

đoàn thể, tổ chức từ thiện, nhóm tự lực của NCH

cũng tổ chức cho các bé một đêm đón Chị Hằng

thật vui vẻ, với nhiều món quà ý nghĩa.

choCÁC BÉẢn

h: N

gọc T

hạch

■ Trung thu này các bé có H ở Vân Đồn đã có một cái tết thật vui vẻ.

■ Nhóm Đồng hành phối hợp với báo Khăn quàng đỏ tổ chức lễ hội Nụ cười đêm trăng cho các bé.

Ảnh:

Hoà

i Tha

nh

Ảnh:

Nhó

m Đ

ồng

Hành

■ Phát quà Trung Thu cho trẻ em nhiễm và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Bắc Ninh.

■ Nhóm VNMTS Quỳ Hợp - Nghệ An Trao quà trung thu cho trẻ bị ảnh hưởng bởi AIDS.

Ảnh:

VNM

TS Q

ùy H

ợp