40
HỌC THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT CIP, UIP VÀ IFE

Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Embed Size (px)

DESCRIPTION

For International Finance Subject

Citation preview

Page 1: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

HỌC THUYẾT NGANG GIÁ

LÃI SUẤTCIP, UIP VÀ IFE

Page 2: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Hoạt động đầu tư hay đi vay trên thị trường tiền tệ sẽ có

mức lãi suất là như nhau khi quy về một đồng tiền chung

cho dù đồng tiền đầu tư hay đi vay là đồng tiền nào

Để hình thành IRP, có 5 giả thiết

• Không tồn tại chi phí giao dịch

• Không tồn tại hàng rào chu chuyển vốn (thuế, quota)

• Kinh doanh tiền tệ quốc tế không chịu rủi ro quốc gia

• Các chứng khoán có chất lượng như nhau

• Thị trường tiền tệ cạnh tranh hoàn hảo

2

Page 3: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

IRP gồm 2 cơ chế:

• Có bảo hiểm (CIP – Covered Interest Rate) : trong quá

trình đầu tư hay đi vay chúng ta sử dụng tỷ giá kỳ hạn

để quy đổi khoản tiền gốc và lãi từ đồng tiền này sang

đồng tiền khác nên đã loại trừ rủi ro về tỷ giá tức rủi ro

tỷ giá được bảo hiểm.

• Không có bảo hiểm (UIP – Uncovered Interest Rate):

trong quá trình đầu tư hay đi vay chúng ta không sử

dụng tỷ giá kỳ hạn mà sử dụng tỷ giá giao ngay dự tính

để quy đổi khoản tiền gốc và lãi từ đồng tiền này sang

đồng tiền khác nên rủi ro tỷ giá luôn tồn tại.

Page 4: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Duy trì trên cơ sở kinh doanh chênh lệch giá (lãi suất ) trên

thị trường tiền tệ

Khi có sự chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền:

• Đi vay đồng có lãi suất thấp hơn làm cho lãi suất của

đồng này tăng

• Sau đó mua đồng có lãi suất cao hơn làm tỷ giá giao ngay

của đồng này tăng

• Dùng đồng vừa mua để đầu tư khiến lãi suất đồng đó

giảm

• Cuối cùng bán toàn bộ cả gốc lẫn lãi nhận lại đồng ban

đầu làm cho tỷ giá kỳ hạn giảm.Các lực lượng thị trường luôn có xu hướng làm cho lãi suất

cân bằng. Đây chính là quy luật ngang bằng lãi suất.

Page 5: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

I) Ngang giá lãi suất có bảo hiểm

(Covered Interest Parity – CIP)

Các gỉa thiết

- Các thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và cạnh tranh

hoàn hảo

- Các nhà đầu tư trung lập đối với rủi ro

- Vốn được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia

- Không tồn tại chi phí giao dịch

Page 6: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Tình huống

Giả sử nhà đầu tư Việt Nam có lượng tiền nhàn rỗi thời

hạn 1 năm và quyết định đầu tư trên thị trường tiền tệ.

Có 2 lựa chọn đầu tư:

- Thị trường tiền tệ trong nước

- Thị trường tiền tệ nước ngoài

Nhà đầu tư Việt Nam sẽ quyết định đầu tư bằng ngoại tệ

hay nội tệ? Tại sao?

Page 7: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Trường hợp: Lựa chọn đầu tư bằng nội tệ

- Nhà đầu tư có M nội tệ

- Nhà đầu tư gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm

- Hưởng mức lãi suất i

- Sau 1 năm, nhà đầu tư thu về cả vốn lẫn lãi số tiền:

V = M x (1 + i)

Page 8: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Trường hợp: Lựa chọn đầu tư bằng ngoại tệ

- Nhà đầu tư chuyển số tiền sang ngoại tệ: M ngoại tệ S

- Gửi tiết kiệm nước ngoài kỳ hạn 1 năm

- Hưởng mức lãi suất i*

- Sau một năm, NĐT thu về:

V* = M/S x (1 + i*)

Page 9: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nhận xét

Nhà đầu tư đối mặt với rủi ro hối đoái

Để phòng ngừa rủi ro này, NĐT ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ

hạn 1 năm ngay khi quyết định đầu tư vào thị trường này

Với tỷ giá kỳ hạn F, cuối kỳ NĐT sẽ thu về cả vốn lẫn lãi

bằng nội tệ:

V’* = M/S x (1 + i*) x F

Page 10: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

So sánh việc đầu tư ngoại tệ và nội tệ

TH1: M x ( 1 + i) > M/S x (1 + i*) x F => Đầu tư nội tệ

TH2: M x ( 1 + i) < M/S x (1 + i*) x F => Đầu tư ngoại tệ

TH3: M x ( 1 + i) = M/S x (1 + i*) x F => Đầu tư nội tệ và

ngoại tệ kết quả như nhau Đây chính là điều kiện cân

bằng của thị trường

Page 11: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nhận xét:

Hai lựa chọn đầu tư như nhau thì phải cho kết quả đầu tư

(lợi tức đầu tư) như nhau

Trường hợp 1 và 2 nếu xảy ra chỉ là trạng thái tạm thời của

thị trường, bởi khi đó các hoạt động kinh doanh chênh lệch

lãi suất sẽ diễn ra và đưa thị trường trở về cân bằng

(trường hợp 3)

Page 12: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nội dung CIP

Khi rủi ro hối đoái được bảo hiểm thông qua thị trường hối đoái kỳ hạn thì lợi tức của một tài sản tài chính ở trong nước phải bằng lợi tức của một tài sản tài chính có những đặc tính tương tự ở nước ngoài

Áp dụng CIP vào thị trường tiền tệ:

Khi rủi ro hối đoái được bảo hiểm thông qua thị trường hối đoái kỳ hạn thì lợi tức đầu tư vào thị trường tiền tệ trong nước bằng lợi tức đầu tư vào thị trường tiền tệ nước ngoài

Nếu điều kiện cân bằng này bị vi phạm, các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm sẽ xảy ra cho đến khi điều kiện cân bằng được tái lập

Page 13: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Triển khai biểu thức biểu diễn điều kiện

cân bằng CIP

Biểu thức 1: Biểu diễn CIP theo thu nhập gộp

Thu nhập gộp của hoạt động đầu tư trong nước bằng thu nhập gộp của hoạt động

đầu tư có bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở nước ngoài

1 + i = F/S + (1 + i*)

Page 14: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Triển khai biểu thức biểu diễn điều

kiện cân bằng CIP

Biểu thức 2: Biểu diễn CIP theo thu nhập ròng

Thu nhập ròng của hoạt động đầu tư trong nước bằng thu

nhập ròng của hoạt động đầu tư có bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở

nước ngoài

i = F/S x (1 + i*)

Page 15: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Triển khai biểu thức biểu diễn điều

kiện cân bằng CIP

Biểu thức 3: Tỷ giá kỳ hạn theo CIP

Tỷ giá kỳ hạn được tính bằng cách điều chỉnh tỷ giá giao

ngay với một thông số phản ánh lãi suất của hai đồng tiền

Page 16: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Triển khai biểu thức biểu diễn điều

kiện cân bằng CIP

Biểu thức 4:Điểm kỳ hạn

Điểm kỳ hạn bằng chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền

Đồng tiền có lãi suất cao hơn Giảm giá kỳ hạn

Đồng tiền có lãi suất thấp hơn Tăng giá kỳ hạn

Page 17: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Ý nghĩa

CIP ngụ ý nhà đầu tư tài chính, trong môi trường thị trường

tài chính hoàn hảo và ở trạng thái cân bằng, sẽ bàng quan

trong việc lựa chọn giữa đầu tư chứng khoán trong nước

với đầu tư chứng khoán tương đương ở nước ngoài

Mức độ tồn tại trong thực tế của CIP là thước đo mức độ tự

do lưu chuyển vốn giữa các thị trường tài chính, qua đó

cho thấy mức độ hội nhập tài chính quốc tế, mức độ hoàn

hảo của thị trường tài chính quốc tế

Nếu CIP không duy trì, sẽ xuất hiện cơ hội arbitrage lãi

suất có bảo hiểm (CIA). Hoạt động CIA tạo áp lực để tái lập

trạng thái cân bằng, trong đó tồn tại CIP.

Page 18: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

III) Kinh doanh chênh lệch lãi suất có

bảo hiểm CIA (Covered Interest Arbitrage)

Khi CIP bị sai lệch

hay chính xác:

Cơ hội arbitrage lãi suất có bảo hiểm (CIA)

CIA : vay nơi có lãi suất thấp, đầu tư nơi có lãi suất cao

Page 19: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nhận xét

Việc kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay nội tệ và đầu tư có

bảo hiểm rủi ro tỷ giá vào ngoại tệ (hay ngược lại) gọi là

hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi

ro tỷ giá (CIA)

CIA là động lực tái lập điều kiện cân bằng theo CIP

Page 20: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Tình huống

Giả sử thị trường ở trường hợp:

Nên kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay nội tệ và đầu tư có

bảo hiểm rủi ro tỷ giá vào ngoại tệ

Page 21: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Các nhà kinh doanh có thể tiến hành CIA theo

các bước sau:

Hiện tại:

B1: Vay nội tệ với lãi suất i

B2: Mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay S; một đơn vị nội tệ

mua được 1/S đơn vị ngoại tệ;

B3: Đầu tư vào ngoại tệ hưởng lãi suất i*.

Lượng ngoại tệ cuối kỳ dự tính thu được: (1/S)(1+i*)

B4: Ký hợp đồng bán kỳ hạn số ngoại tệ: (1/S)(1+i*) theo tỷ

giá kỳ hạn F

Page 22: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
Page 23: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Điều kiện CIP với sự hiện diện của chi phí giao dịch

Điều kiện thị trường cho phép nhà kinh doanh kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay

nội tệ và đầu tư có phòng ngừa rủi ro ngoại hối vào ngoại tệ?

Điều kiện thị trường cho phép nhà kinh doanh kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay

ngoại tệ và đầu tư có phòng ngừa rủi ro ngoại hối vào nội tệ?

1 + ia < Fb /Sa x (1 + ib*)

1 + ia* < Sb /Fa x (1 + ib)

Page 24: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Ý nghĩa của CIP trong thực tế

CIP dùng để xác định tỷ giá kỳ hạn

CIP dùng để đo lường mức lưu chuyển vốn quốc tế

Nếu các thế lực thị trường được phép vận hành một cách

tự do thì các nguồn tài chính sẽ được phân bổ trên thế giới

một cách tối ưu nhất

CIP giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư

và tài trợ ngắn hạn

Page 25: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

IV) Ngang giá lãi suất không bảo hiểm

UIP - (Uncovered Interest Parity)

Nội dung:

Mặc dù rủi ro hối đoái không được bảo hiểm thông qua thị

trường hối đoái có kỳ hạn, lợi tức đầu tư vào một tài sản tài

chính trong nước bằng lợi tức đầu tư vào một tài sản tài

chính có những đặc tính tương tự nước ngoài

Page 26: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Các ký hiệu

i là lãi suất nội tệ

i* là lãi suất ngoại tệ

S là tỷ giá giao ngay, yết trực tiếp

S* là tỷ giá giao ngay kỳ vọng vào cuối kỳ đầu tư

Se là mức thay đổi tỷ giá theo tỷ lệ

Page 27: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Tình huống

Một nhà đầu tư có số tiền ban đầu K và muốn làm cho số tiền

này sinh lợi bằng cách đầu tư trên thị trường tiền tệ kỳ hạn 1

năm

Hai lựa chọn đầu tư:

Thị trường tiền tệ trong nước

Thị trường tiền tệ nước ngoài

Page 28: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

TH1: Lựa chọn đầu tư vào TTTT trong nước

Nhà đầu tư mua tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm

Hưởng mức lãi suất i

Sau một năm, NĐT thu về cả vốn lẫnlãi số tiền: Mx(1+i)

Page 29: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

TH2: Lựa chọn đầu tư vào TTTT nước ngoài

NĐT phải chuyển số tiền M sang ngoại tệ theo tỷ giá giao

ngay S

Mua tín phiếu kho bạc nước ngoài kỳ hạn 1 năm

Hưởng mức lãi suất i*

Sau một năm, NĐT thu về cả vốn lẫn lãi số tiền ngoại tệ:

M/S x (1+i*)

Với tỷ giá giao ngay kỳ vọng Se, cuối kỳ NĐT sẽ thu được

cả vốn lẫn lãi bằng nội tệ là: M/S x (1 + i*) x Se

Page 30: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nhận xét

Theo UIP, hai lựa chọn đầu tư có thể nói là như nhau, đều

đầu tư vào tín phiếu kho bạc và do vậy kết quả đầu tư (lợi

tức đầu tư) như nhau

Điều kiện cân bằng theo UIP

Biểu thức tương đương

Mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng bằng mức chênh lệch lãi suất

của hai đồng tiền

Đồng tiền nào có lãi suất cao hơn, đồng tiền đó sẽ giảm

giá; mức giảm giá bằng mức chênh lệch lãi suất của hai

đồng tiền

M x (1+i) = M/S x (1 + i*) x Se

Se = i – i*

Page 31: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Ý nghĩa của UIP trong thực tế

Tính hiệu lực thực nghiệm của UIP hàm ý là các thị trường

tài chính liên kết chặt chẽ với nhau mặc dù có sự hiện hữu

của rủi ro hối đoái

UIP có thể sử dụng để khảo sát mối liên kết lãi suất giữa

các quốc gia

UIP cũng có ý nghĩa đối với các quyết định đầu tư và đi vay

của các doanh nghiệp

Page 32: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

V) Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch

- UEHGỉa thiết

Thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả và cạnh tranh

hoàn hảo

Không có chi phí giao dịch

Các nhà kinh doanh trung lập với rủi ro

Các tài sản tài chính được định giá theo các đồng tiền khác

nhau có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo

Page 33: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch -

UEH

Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch nói rằng tỷ giá kỳ hạn

mà chúng ta hiện đang quan sát trên thị trường là dự báo

không thiên lệch về tỷ giá giao ngay kỳ vọng trong tương

lai

Biểu thức:

F = Se

Page 34: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Ý nghĩa UEH

UEH ngụ ý mức tỷ giá giao ngay thực tế trong tương lai (St) sẽ xoay quanh

mức tỷ giá kỳ hạn xác định hôm nay (Ft), hay nói cách khác, Ft sẽ cho mức dự

báo Ste cao hơn hoặc thấp hơn St, nhưng sai số dự báo bình quân theo thời

gian là 0 (zero)

Nếu giả định thị trường hối đoái hữu hiệu là đúng, nhà đầu tư tài chính sẽ

không thể hưởng lợi từ việc dự báo tỷ giá, bởi vì luôn tồn tại sai số dự báo giữa

tỷ giá giao ngay thực tế trong tương lai với kỳ vọng tích hợp vào tỷ giá kỳ hạn

hôm nay

Nếu giả định thị trường hối đoái hữu hiệu không đúng, việc dự báo tỷ giá tất

nhiên là có ý nghĩ

Page 35: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nguyên lý thị trường hiệu quả

Nếu như tỷ giá kỳ hạn không bằng tỷ giá giao ngay mà thị

trường kỳ vọng vào ngày mà hợp đồng kỳ hạn đáo hạn thì

các nhà đầu cơ sẽ tiến hành các giao dịch trên thị trường

ngoại hối cho đến khi tỷ giá kỳ hạn bằng với tỷ giá giao

ngay kỳ vọng

Page 36: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

V) Hiệu ứng Fisher Quốc Tế

Biểu thức Fisher đưa ra mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa (i), lãi suất thực

kỳ vọng (re) và mức lạm phát kỳ vọng (pe)

Biểu thức Fisher dạng chính xác:

Biểu thức Fisher dạng gần đúng:

Hay:

Lãi suất thực kỳ vọng bằng mức chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và mức

lạm phát kỳ vọng

1 + i = (1 +re) x (1+pe)

i = re + pe

re = i - pe

Page 37: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Nội dung

Hiệu ứng Fisher Quốc tế nói rằng lãi suất thực kỳ vọng là

như nhau giữa các quốc gia có nối kết với nhau về kinh tế

Biểu thức

Ý nghĩa của biểu thức Fisher

Nếu như lãi suất thực kỳ vọng là một số âm thì, thay vì đầu tư

vào thị trường tiền tệ, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư vào các

lĩnh vực đầu tư khác

re = r*e

Page 38: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Hiệu ứng Fisher Quốc Tế

• Hiệu ứng Fisher Quốc Tế có thể được dung như một chỉ số

biểu thị:

Tính hiệu quả của các thị trường hàng hoá và tài chính

quốc tế

Mức độ liên kết giữa các thị trường vốn quốc tế

Mức độ liên kết giữa các thị trường hàng hoá quốc tế

Mức độ lưu chuyển vốn giữa các quốc gia

Page 39: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007
Page 40: Học thuyết ngang giá lãi suất Nho, 007

Thuật ngữ tiếng Anh

Interest Rate Parity - IRP: Mối quan hệ Ngang bằng Lãi suất

Covered Interest Parity – CIP: Ngang giá lãi suất có bảo hiểm

Covered Interest Arbitrage – CIA: Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo

hiểm

Uncovered Interest Parity – UIP: Ngang giá lãi suất không bảo hiểm

Uncovered Interest Arbitrage – UIA: Kinh doanh chênh lệch lãi suất không bảo

hiểm

Real Interest rate Parity – RIP: Ngang bằng lãi suất thực

Unbiassed Expectation Hypothesis – UEH: Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch

Fisher Effect – FE: Hiệu ứng Fisher

International Fisher Effect – IFE: Hiệu ứng Fisher Quốc tế