91
http://lapduan.com.vn CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----------- ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA CÁC LOẠI VÀ BÁNH MÌ TƯƠI ĐỊA ĐIỂM : CỤM CÔNG NGHIỆP CHỦ ĐẦU TƯ : Hà Nội- Tháng 6 năm 2011

Lap du an banh mi sua

Embed Size (px)

DESCRIPTION

lap du an sua cac loai va banh mi tuoi, Thảo Nguyên Xanh, 158 Nguyễn Văn Thủ, P.ĐaKao, Quận 1; http://lapduan.com.vn

Citation preview

Page 1: Lap du an banh mi sua

http://lapduan.com.vnCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA CÁC LOẠI VÀ BÁNH MÌ TƯƠI

ĐỊA ĐIỂM : CỤM CÔNG NGHIỆP CHỦ ĐẦU TƯ :

Hà Nội- Tháng 6 năm 2011

Page 2: Lap du an banh mi sua

http://lapduan.com.vnCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA CÁC LOẠI VÀ BÁNH MÌ TƯƠI

Hà Nội - Tháng 5 năm 2011

CHỦ ĐẦU TƯ--------

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH

NGUYỄN VĂN MAINGUYỄN VĂN X

Page 3: Lap du an banh mi sua

http://lapduan.com.vn

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN............................................................4I.1. Giới thiệu chủ đầu tư..........................................................................................................4I.2. Mô tả sơ bộ dự án................................................................................................................4I.3. Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư.........................................................................4I.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.................................................................................5CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG........................................................................7II.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2011................................................................7II.1.1. Tỷ lệ đầu tư và tăng trưởng kinh tế..............................................................................7II.1.2. Lạm phát..........................................................................................................................8II.1.3. Tỷ giá................................................................................................................................9II.1.4. Tín dụng.........................................................................................................................11II.1.5. Thương mại...................................................................................................................13II.1.6. Vốn đầu tư.....................................................................................................................14II.2. Thị trường sữa Việt Nam................................................................................................14II.2.1. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam.....................................................................................15II.2.2. Triển vọng của ngành sữa Việt Nam...........................................................................18II.3. Tình hình sản xuất bánh mì............................................................................................19II.3.1. Tình hình sản xuất bánh mì trên thế giới...................................................................19II.3.2. Tình hình sản xuất bánh mì ở Việt Nam.....................................................................19CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..........................................21III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư..............................................................................................21III.1.1. Mục tiêu xã hội............................................................................................................21III.1.2. Mục tiêu kinh tế...........................................................................................................21III.2. Sự cần thiết phải đầu tư.................................................................................................21CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG................................................................................22IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng...............................................................................................22IV.1.1.Vị trí địa lý Hà Nội.......................................................................................................22IV.1.2. Vị trí địa lý khu vực dự án..........................................................................................22IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án..............................................................23IV.2.1. Địa hình........................................................................................................................23IV.2.2. Khí hậu.........................................................................................................................23IV.3. Hiện trạng sử dụng đất..................................................................................................24IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật...........................................................................................24IV.4.1. Đường giao thông.........................................................................................................24IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt............................................................................................24IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường..........................................................24IV.4.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng..................................................................24IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng vị trí đầu tư dự án........................................................24CHƯƠNG V: QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN....................................................................25V.1. Quy mô công suất.............................................................................................................25V.1.1. Hình thức đầu tư...........................................................................................................25V.1.2. Phương thức đầu tư......................................................................................................25V.1.3. Công trình xây dựng trên đất hiện có.........................................................................25

Page 4: Lap du an banh mi sua

http://lapduan.com.vnV.1.4. Máy móc, thiết bị hiện có..............................................................................................26V.2. Quy trình công nghệ.........................................................................................................28V.2.1. Quy trình công nghệ làm bánh mì tươi.......................................................................28V.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sữa...............................................................................30CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG..........................32VI.1. Tổ chức quản lý - kinh doanh & bố trí lao động.........................................................32VI.2. Tiến độ thực hiện............................................................................................................32CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.................................................34VII.1. Đánh giá tác động môi trường.....................................................................................34VII.1.1. Giới thiệu chung.........................................................................................................34VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.......................................................34VII.1.3. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................34VII.2.Tác động của dự án tới môi trường..............................................................................34VII.2.1. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị mặt bằng......................35VII.2.2. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng......................................35VII.2.3. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành......................................36VII.3. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án..........38VII.4. Kết luận..........................................................................................................................40CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................41VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư..........................................................................................41VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư..........................................................................................42VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt.....................................................................................42VIII.2.2. Chi phí thiết bị..........................................................................................................42VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án...............................................................................................42VIII.2.4. Dự phòng phí.............................................................................................................42VIII.2.5. Lãi vay trong thời gian xây dựng............................................................................43CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.........................................................................45IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án..........................................................................................45IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư..............................................................45IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn....................................................................................................45IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay..........................................................................................46CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH..............................................................49X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán..........................................................................49X.2. Các thông số giả định dùng tính toán hiệu quả kinh tế................................................49X.2.1. Tính toán chi phí...........................................................................................................49X.2.2. Doanh thu từ dự án.......................................................................................................51X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.........................................................................................53X.4. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội............................................................................55X.4.1. Xã hội..............................................................................................................................55X.4.2. Kinh tế............................................................................................................................55CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................57XI.1. Kết luận...........................................................................................................................57XI.2. Kiến nghị...........................................................................................................................57

Page 5: Lap du an banh mi sua

http://lapduan.com.vn

Page 6: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty : Công ty Cổ phần Phát triển Phân phối Việt Nam

(VDDC) Giấy phép đăng ký kinh doanh : Số 0101882372. Do Sở kế họach và đầu tư thành

phố Hà Nội cấp ngày 2/03/2006 Trụ sở công ty : CT1A, Đơn Nguyên 2, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà

Nội. Đại diện pháp luật công ty : Ông Nguyễn Công Danh Chức vụ : Tổng giám đốc Mã số thuế  : Số 2500264861 Do cục thuế Hà Nội cấp ngày

27/12/2006

I.2. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án : Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh

mì tươi Địa điểm 1 : Cụm CN Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội Địa điểm 2 : Cụm CN Đồng Giai, xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Sản phẩm của nhà máy : Sản phẩm chế biến từ sữa như sữa thanh trùng,

sữa chua, sữa chua uống và bánh mỳ tươi. Chất lượng sản phẩm : Cao cấp - công nghệ và máy móc được chuyển

giao từ phía đối tác nước ngoài Tổng diện tích sử dụng đất : 2 hecta, bao gồm 1 hecta cho nhà máy sữa và 1

hecta cho nhà máy bánh.

I.3. Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội

nước CHXHCN Việt Nam;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5

http://lapduan.com.vn

Page 7: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

-------------------------------------------------------------------------------- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế

thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi

hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một

số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình

I.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc

gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN

2737 -1995;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6

http://lapduan.com.vn

Page 8: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử

dụng;- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;- TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;- TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn

thiết kế;- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu

chuẩn thiết kế;- TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

- TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;- TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;- TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;- 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;- TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình

dân dụng; - TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình

công cộng;- TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công

cộng;- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet

Nam).

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7

http://lapduan.com.vn

Page 9: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2011II.1.1. Tỷ lệ đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ đầu tư vẫn cao nhưng tăng trưởng kinh tế đã suy giảm.Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, Tổng giá trị GDP trong

quý 1 tính theo giá thực tế đạt 441.70 nghìn tỷ đồng, theo giá năm 1994 đạt 109.31 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2010 đạt 5.43%, trong đó tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 5.47%, nông nghiệp đạt 2.05 % và dịch vụ đạt 6.28%.

Trước đó, trong năm 2010 tăng trưởng GDP quý 4 đạt 7.34%, quý 3 đã đạt 7.18%, còn quý 1 và quý 2 lần lượt đạt 6.4% và 5.83%.

Như vậy, quý 1/2011 là giai đoạn có tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ quý 3/2009 đến nay.

Tăng trưởng kinh tế quý 1 khá thấp ngoài tính chu kỳ còn do tác động của bất ổn vĩ mô. Lãi suất và lạm phát cao buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh nhưng sản xuất công nghiệp trong quý 1 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 14.4%, cao hơn mức 14% trong năm 2010. Trong đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng 3.6%, ngoài nhà nước tăng 17.4% và khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 16.8%.

Tỷ lệ đầu tư vẫn cao và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện. Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội quý 1/2011 vào khoảng 171.5 nghìn tỷ đồng, tăng 14.7% so cùng kỳ và bằng 38.8% của GDP.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8

http://lapduan.com.vn

Page 10: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Trong đó, khu vực nhà nước đầu tư 76.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 44.5% và tăng 15.2%;

khu vực ngoài nhà nước 45.6 nghìn tỷ đồng và chiếm 26.6%, tăng 28.5%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài 49.5 nhìn tỷ đồng chiếm 28.9% và tăng 3.8% so với cùng kỳ.

Số liệu trên cho thấy đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao trong nền kinh tế. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư vẫn ở mức rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR quý 1 đang ở mức 7.15 lần, cao hơn con số 6.2 lần của cả năm 2010.

Chất lượng đầu tư thấp cho thấy tính bền vững trong tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp thách thức nghiêm trọng.

II.1.2. Lạm phátLạm phát gia tăng gây áp lực cho bất ổn trong nền kinh tếCPI tháng 3/2011 tăng 2.17% so với tháng 2, và như vậy đã tăng 6.12% so đầu năm

và tăng 13.89% so với cùng kỳ năm trước. CPI tháng 3 có mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2008 đến nay. Trước đó, CPI tháng 12/2010 tăng 1.98%, tháng 1/2011 tăng 1.74% và tháng 2 tăng 2.09%.

Xét theo các mặt hàng cụ thể, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1.98%, lương thực tăng 2.18%, thực phẩm tăng 1.57% so với tháng trước. Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thông với mức tăng 6.69% do chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu.

Tiếp ngay sau mức tăng mạnh trên thì CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng thêm tới 3.67% do chịu ảnh hưởng của tăng giá chất đốt, thép xây dựng, xi măng và nhiều loại vật liệu xây dựng khác.

Ngoài ra, CPI của hầu hết các nhóm hàng hóa khác cũng tăng khá mạnh.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9

http://lapduan.com.vn

Page 11: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Thông thường CPI tháng 3 giảm là do tháng 2 thường trùng với dịp Tết âm lịch, nhu

cầu tiêu dùng tăng đẩy giá hàng hóa tăng, nhưng đến tháng 3 tiêu dùng giảm làm cho giá cũng giảm theo.

Khác với những năm trước, giá hàng hóa tháng 3 năm nay chịu tác động của việc điều chỉnh tỷ giá, giá xăng và giá điện đã làm cho nhiều mặt hàng bị kìm nén giá trước đó đồng loạt bung ra. Ngoài ra, cũng không ít mặt hàng tăng giá do “tát nước theo mưa”.

Ngoài các nguyên nhân có tính ngắn hạn và có phần khách quan kể trên thì nguyên nhân cơ bản làm cho lạm phát tăng mạnh vẫn do các yếu kém trong nội tại nền kinh tế.

Có thể dẫn chứng các yếu tố như hiệu quả đầu tư thấp khi hệ số ICOR liên tục ở mức 6-8 lần trong mấy năm gần đây, và tăng trưởng tín dụng và cung tiền lại quá cao. Tăng trưởng GDP hàng năm chỉ đạt trung bình khoảng 7% nhưng tăng trưởng tín dụng luôn duy trì quanh mức 30%, tăng trưởng cung tiền cũng ở mức tương ứng. Do vậy, lạm phát do cung tiền như là một hệ quả tất yếu của việc mất cân đối giữa tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra.

II.1.3. Tỷ giáÁp lực tỷ giá vẫn lớn dù Việt Nam dù dòng ngoại tệ vào vẫn dương.NHNN buộc phải giảm giá tiền đồng. Kể từ năm 2008 đến nay, tỷ giá luôn là một

vấn đề nóng của nền kinh tế. Chỉ trong vòng chưa đến 2 năm tiền đồng đã mất giá hơn 20% so với đồng USD. Còn nếu tính từ ngày 18/8/2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải 2 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng với tổng cộng tăng 11.58%.

Đặc biệt đợt điều chỉnh ngày 11/02/2011, tỷ giá liên ngân hàng tăng từ 18,932 lên 20,693 VND/USD, tăng 9.3%, đây là mức điều chỉnh 1 lần cao nhất kể từ năm 1994 đến nay. Cùng với quyết định này, NHNN quyết định giảm biên độ giao động từ +/-3% xuống còn +/-1%, cho nên thực chất tỷ giá niêm yết chỉ tăng thêm 7.2%.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10

http://lapduan.com.vn

Page 12: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Tuy nhiên, thực tế sau thời gian điều chỉnh tỷ giá, tình trạng chênh lệch tỷ giá trên thị

trường tự do và thị trường chính thức vẫn giãn ra. Mức đỉnh điểm tỷ giá trên thị trường tự do có thời điểm lên tới 22,500 VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức tới 1,500 đồng so với tỷ giá chính thức, vào giữa cuối tháng 2.

Trước thực trạng đó, Chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp nhằm giữ ổn định tỷ giá. Trong đó Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng và ”siết” lại các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do.

Ngoài ra, NHNN còn nâng lãi suất tái chiết khấu lên 12% và trong tháng 2 và tháng 3 năm 2010 đã hút ròng gần 80 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở. Những biện pháp này đã phát huy hiệu quả khi tỷ giá trên thị trường tự do giảm xuống chỉ còn quanh mức 21,300 VND/USD.

Một số nguyên nhân sâu xa của việc đồng nội tệ suy giảm. Tỷ giá trên thị trường phản ánh cung cầu ngoại tệ và sức mua của đồng tiền trong một nền kinh tế. Do vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ như thâm hụt cán cân thanh toán, lòng tin đồng nội tệ suy giảm, tình trạng đô la hóa tăng mạnh hoặc lạm phát quá cao đều ảnh hưởng đến tỷ giá.

Tài khoản vãng lai bị thâm hụt lớn: Bản chất một nền kinh tế nhập siêu khiến cho cán cân tài khoản vãng lai (current account) của Việt Nam liên tục bị thâm hụt khoảng 10 - 12% GDP trong những năm gần đây.

Khoản thâm hụt này được bù đắp bởi cán cân tài khoản vốn gồm vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI), vốn vay (ODA, vay thương mại của Chính phủ và doanh nghiệp), các dòng kiều hối.

Những con số thống kê chính thức đều cho thấy dòng vốn ròng vào Việt Nam đang thặng dư, tức là dòng ngoại tệ vào vẫn lớn hơn dòng ngoại tệ ra. Tuy nhiên, có một thực tế thì đồng tiền lại liên tục mất giá, dự trữ ngoại hối của NHNN suy giảm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11

http://lapduan.com.vn

Page 13: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Cụ thể, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam

vào cuối năm 2008 là 24.2 tỷ USD. Cuối tháng 2/ 2011, theo số liệu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn khoảng 10 tỷ USD.

Theo ước tính của IMF, cán cân tổng thể năm 2009 của Việt Nam thâm hụt 8.2 tỷ USD và năm 2010 là 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là khoản mục Sai số bỏ sót trong bảng Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2009 và 2010 đều lên đến 13.5 tỷ USD. Điều này cho thấy một lượng ngoại tệ rất lớn trong nền kinh tế không thể thống kê được.

Lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm và tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng: Đây là nguyên nhân giải thích phần nào cho hiện tượng nghịch lý nói trên. Việc tiền đồng liên tục bị mất giá đã kích hoạt nhu cầu nắm giữ USD của người dân và doanh nghiệp. Việc người dân tăng cường nắm giữ USD khiến cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng và cầu USD tăng, dẫn tới tiền đồng luôn chịu áp lực bị mất giá. Tình trạng đô la hóa còn được thể hiện qua việc rất nhiều giao dịch trong nền kinh tế được sử dụng bằng ngoại tệ này.Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là hệ quả của những bất ổn vĩ mô khác trong nền kinh tế; nhưng sau đó trở lại làm trầm trọng thêm các bất ổn vĩ mô.

Lạm phát cao gây sức ép lên tỷ giá hối đoái thực: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm mất giá của tiền đồng là do lạm phát ở Việt Nam luôn cao vượt trội so với các nền kinh tế khác. Do vậy, theo nguyên lý sức mua tương đương thì đồng nội tệ sẽ phải mất giá một tỷ lệ tương ứng với chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các quốc gia khác.Năm 2010, VND mất giá hơn 10% so với đồng USD, con số này cũng tương ứng với khoảng cách lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ khoảng 10%.

II.1.4. Tín dụngGiảm tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phátTăng trưởng tín dụng vẫn ở mức rất cao. Quý 1/2011, ước tính tăng trưởng tín

dụng đạt khoảng 5% so với cuối năm trước, đây là mức cao hơn khá nhiều so với mức 3.34% của quý 1/2011. Với mức tăng trưởng này, tăng trưởng tín dụng đến tháng 3 vẫn duy trì ở mức 32% (YoY) so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2009, tín dụng tăng mạnh cùng với gói hỗ trợ 4% lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN. Kết thúc năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng tới 37% và đã gây áp lực mạnh lên lạm phát trong rotng năm 2010. Tín dụng năm 2010 tăng 29.89%, trong đó tín dụng bằng ngoại tệ tăng 37.7%, còn bằng nội tệ chỉ tăng 25.3%. Tăng cung tiền M2 lên tới 25.5%, vượt mục tiêu đặt ra đầu năm.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng trong quý 1 vẫn khá cao, bất chấp lãi suất trong nền kinh tế cao. Điều này càng thể hiện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.

Với mức tăng trưởng tín dụng cao đó thì áp lực lạm phát trong thời tới vẫn còn lớn. Mục tiêu giữ mức tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2011 dưới 20% không phải dễ dàng thực hiện.

Trong trường hợp Chính phủ muốn thực hiện mục tiêu nay để kiềm chế lạm thì phải chấp nhận lãi suất luôn ở mức cao trong năm 2011. Không những vậy, Chính phủ phải giảm việc phát hành trái phiếu, giảm đầu tư công để giảm áp lực về cầu vốn cho thị trường tiền tệ.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12

http://lapduan.com.vn

Page 14: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết để kiềm chế lạm phát. Bước sang năm 2011 lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20%.

Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao NHNN vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống còn dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15-16%.

Để thực hiện mục tiêu trên ngày 08/03/2011, NHNH ban hành quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm lên 12%. Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% của thời kỳ ”siêu lạm phát” năm 2009.Cùng với việc nâng lãi suất chính sách, chỉ trong vòng tháng 2 và tháng 3 vừa qua NHNN đã hút về gần 80 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở.

Ngoài ra, NHNN vừa ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy động lãi suất 14%. Điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ khi huy động vốn trên thị trường. Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên gần bằng mức trần. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt. Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và có những giao dịch lãi suất đã vượt mức 20%.

Bất chấp lãi suất cao và căng thẳng trên thị trường tiền tệ NHNN đang cân nhắc quyết định tăng dự trữ bắt buộc. Hiện tại tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng nội tệ chỉ là 1 và 3%, với mức kỳ hạn là trên và dưới 12 tháng, đây là mức rất thấp so với khoảng thời gian trước đó. Đối với ngoại tệ, ngày 09/03/2011, NHNN vừa quyết định nâng dự trữ bắt kỳ hạn dưới 12 tháng từ 4% lên 6% và kỳ hạn trên 12 tháng từ 2% lên 4%.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với quy định Thông tư 13, các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng không quá 80% số vốn huy động thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc thực tế cao hơn rất nhiều so với con số chính thức trên.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13

http://lapduan.com.vn

Page 15: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Do vậy, nếu NHNN tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc mà vẫn giữ nguyên quy định tại

Thông tư 13 thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

II.1.5. Thương mạiThương mại phục hồi mạnh mẽ nhưng cơ cấu xuất khẩu chưa được cải thiệnXuất khẩu quý 1 tăng mạnh nhờ kinh tế thế giới phục hồi. Mặc dù kinh tế trong nước

tăng chậm trong quý 1 nhưng nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế thế giới và giá cả hàng hóa tăng, xuất khẩu trong quý 1 cũng tăng trưởng rất mạnh.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính xuất khẩu trong tháng 1 đạt 7.1 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý 1/2010 lên 19.2 tỷ USD, tăng 33.7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8.8 tỷ USD, tăng 40.1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10.4 tỷ USD, tăng 28.7%.

Một số mặt hàng có đơn giá xuất khẩu tăng cao như giá cao su tăng 70%; hạt tiêu tăng 60%; cà phê tăng %; hạt điều tăng 37,8%; than đá tăng 56%... Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 17.5 tỷ USD, tăng 21.7% so với cùng kỳ năm 2010.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như Dệt may đạt 2.8 tỷ USD, tăng 27.9%, Thủy sản đạt 1.1 tỷ USD, tăng 30.5%, Cà phê đạt 1 tỷ USD, tăng 115.1%. Xuất khẩu Dầu thô đạt 1.56 tỷ USD, tăng 15.7%, xét về lượng giảm 12.3%.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng mạnh. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3/2011 ước đạt 8.2 tỷ USD, tăng 37.6% so với tháng trước. Tính chung quý 1/2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 22.3 tỷ USD, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 12.8 tỷ USD, tăng 20.7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.5 tỷ USD, tăng 28.4%.

Trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3.4 tỷ USD, tăng 14.8% so với cùng kỳ năm trước; Xăng dầu đạt 2.4 tỷ USD

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14

http://lapduan.com.vn

Page 16: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------tăng 53.8%; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1.3 tỷ USD, tăng 29.7%; Vải đạt 1.4 tỷ USD, tăng 42%; Chất dẻo đạt 1.1 tỷ USD, tăng 40.1%

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý 1 tăng do cả yếu tố lượng tăng và giá nhập khẩu một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý 1 tăng 14.7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập siêu đang được kiểm soát dưới 16% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu tháng 3/2011 ước tính 1.15 tỷ USD, bằng 16.3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu quý 1 là 3.1 tỷ USD, bằng 15.7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Trước đó, năm 2008 thâm hụt thương mại lên tới đỉnh điểm 18 tỷ USD, bằng gần 20% GDP. Trong năm 2009 và năm 2010, thâm hụt thương mại giảm xuống còn 12.84 tỷ USD và 12.4 tỷ USD.

Tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm và vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Năm 2011, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát thương mại dưới 16% kim ngạch xuất khẩu, tương đương khoảng 13.5-14 tỷ USD. Đây là con số rất cao so với rất nhiều quốc gia khác.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng nhập siêu của Việt Nam là do chúng ta phát triển dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài (chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư quá lớn (thường trên 10% GDP)). Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, có giá trị gia tăng thấp, còn các mặt hàng chế biến chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn các máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, gia công.

II.1.6. Vốn đầu tưDòng vốn đầu tư vào Việt Nam đang chậm lạiVốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính từ đầu năm đến ngày 22/3/2011 đạt 2.37 tỷ

USD, giảm 33.1% so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó, vốn thực hiện ước tính đạt 2.54 tỷ USD, tăng 1.6% so với cùng kỳ năm 2010.

Như vậy, vốn đăng ký giảm mạnh tuy không hẵn là một tín hiệu tiêu cực nhưng là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người quá kỳ vọng vào dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Trong suốt những năm vừa qua vốn đăng ký vào Việt Nam khá lớn. Tuy nhiên, con số thực tế giải ngân quanh mức 10 đến 12 tỷ USD và tốc độ tăng đang chững lại.

Gần đây, một số dự án có mức đầu tư hàng tỷ USD bị rút chứng nhận đầu tư do chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính. Bên cạnh đó, có nhiều cảnh báo của các nhà kinh tế về việc các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển công nghệ lạc hậu, ô nhiễm và tốn năng lượng vào Việt Nam hay tình trạng chiếm đất và ”kinh doanh dự án” của một số nhà đầu tư nước ngoài.

Do vậy, đã đến lúc cần quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng vốn đầu tư nước ngoài.

II.2. Thị trường sữa Việt NamTrong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng

nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI 2009). Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Trước khi tìm hiểu về ngành sữa Việt Nam, cần có cái nhìn tổng quát

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 15

http://lapduan.com.vn

Page 17: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------về thị trường sữa thế giới, đặc biệt là cung-cầu và giá cả nguyên liệu sữa bột, vì hơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt Nam đến từ nhập khẩu.

Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tăng lên. Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm. Năm 2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm 2008. Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam. Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa (Somers, 2009). Bình quân mức tiêu thụ hàng năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25 lít/ người/ năm); do đó, theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với GDP (VINAMILK 2010). Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú.

II.2.1. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam

Sữa bột công thức (milk formula)

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 16

http://lapduan.com.vn

Page 18: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay

thế sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặc biệt; thường là trẻ em dưới 3 tuổi.

Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8% cho giai đoạn 2004-2009. Năm 2009, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt hơn 6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6% doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả nhu cầu và nguồn cung sản phẩm đa dạng (EMI 2009). Các điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình. Đặc biệt ở các thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh dưỡng tốt. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn với các loại sữa có thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp. Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi: 0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-2-3 tuổi, và lớn hơn 3 tuổi. Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữa các sản phẩm cao cấp và cấp thấp hơn. Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài với các dòng sản phẩm sữa nhập khẩu. Có thể kể đến các sản phẩm như Gain của Abbott, Friso của FrieslandCampina - Dutch Lady Việt Nam, Enfa của Mead Johnson…; với giá bán thường đắt gấp 2 lần các sản phẩm cấp thấp hơn cùng loại; như có thể thấy ở bảng trên về ví dụ giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi của các hãng sữa. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến thị phần của các hãng sữa nước ngoài, với tổng thị phần qua các năm chiếm hơn 70% thị phần sản phẩm sữa bột công thức. Abbott là hãng sữa chiếm thị phần cao nhất với nhãn hàng Gain, tuy có sụt giảm khoảng 0,1-0,2% trong những năm qua. Người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin hơn vào các hãng sữa bột ngoại, luôn được coi là đáng tin cậy và có chất lượng tốt hơn do được sản xuất dưới các điều kiện kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 17

http://lapduan.com.vn

Page 19: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Phân khúc thấp hơn do FrieslandCampina Việt Nam - Dutch Lady (các sản phẩm

sản xuất trong nước) và VINAMILK nắm giữ. Những sản phẩm của hai hãng này có ưu thế cạnh tranh về giá, do đó có khả năng mở rộng thị trường ở các khu vực nông thôn. Thị phần của hai công ty này tăng đều qua các năm, nhờ mạng lưới phân phối rộng và các chiến dịch quảng cáo, truyền bá thương hiệu sản phẩm. Một trong những chiến dịch quảng cáo lớn năm 2009 là nhãn hàng Dielac của VINAMILK. Nhằm dành lại thị phần từ các công ty sữa nước ngoài, VINAMILK muốn gừi thông điệp là Dielac được sản xuất dành cho nhu cầu dinh dưỡng riêng cho trẻ em Việt Nam, và chất lượng thì ít nhất bằng các hãng nhập khẩu.

Sữa uống (drinking milk)Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa bột công

thức trẻ em), và sữa đậu nành.

Thị phần các sản phẩm sữa uống trong những năm qua phần lớn thuộc về DutchLady (Friesland Campina) và VINAMILK. Trong giai đoạn 2004-2006 VINAMILK bị mất dần thị phần về tay Dutch Lady, tuy nhiên trong những năm gần đây, thị phần về các sản phẩm sữa uống của VINAMILK tăng trở lại và đạt 25,2% năm 2008, so với 26,6% của Dutch Lady. Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa (EMI, 2009). Năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu so với năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng ở hầu hết các mặt hàng, đạt gần 8.000 tỉ VNĐ trong năm 2009 (EMI, 2009).

+ Sữa nước. Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ 100% sữa tươi) và sữa tiệt trùng (được chế biến từ sữa bột nhập khẩu). Do nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện chiếm phần lớn trong tiêu thụ sữa nước. VINAMILK và Dutchlady là 2 công ty chiếm phần lớn thị phần sữa nước, với sữa nước dành cho trẻ em và các đối tượng khác. Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk, Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì… chiếm thị phần nhỏ về mảng sản phẩm này. Năm 2009, Vinamilk đã có bước tăng trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc.

+ Sữa bột khác. Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (VINAMILK), Enfamama (Abbott), Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan)…hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý. Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 18

http://lapduan.com.vn

Page 20: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------chuyên biệt này. Ở mảng sản phẩm này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế về thương hiệu và thị phần.

+ Sữa đậu nành. Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua, với CAGR giai đoạn 2004-2009 đạt 24,2%, do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất. Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần về sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu nành Fami và sữa đậu nành mè đen. Thị phần còn lại là của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh. VINAMILK đang muốn mở rộng doanh thu ở mặt hàng này.

Các loại sữa khác+ Sữa đặc có đường. Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79% thị

phần thuộc về VINAMILK và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady (Somers, 2009). Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với người tiêu dùng ở nông thôn. Theo EMI, nhu cầu về các sản phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiện đang đến giai đoạn bão hòa.

+ Sữa chua. Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuất bởi các công ty sữa như VINAMILK, Dutchlady, BaVì, Mộc Châu… Trong năm 2009, doanh thu sữa chua toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ đồng. Sữa chua gồm có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống. VINAMILK đứng đầu thị trường về doanh thu sữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn. Tiếp theo sau là Dutchlady, với ưu thế ở mảng sữa chua uống; còn lại là sữa chua do hộ gia đình và các nhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009). Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường sữa chua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng trưởng mạnh 10 năm qua (EMI 2009).

II.2.2. Triển vọng của ngành sữa Việt NamTheo EMI, ngành sữa vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển ổn định và lợi nhuận

cao trong thời gian tới, tuy tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ chậm hơn thời gian qua. Cụ thể, có thể thấy qua dự báo về tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu của các sản phẩm sữa qua bảng sau:

Bảng: Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) các sản phẩm sữa

Thị trường sữa bột có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới. Điều này là do tỉ lệ sinh ở Việt Nam đang chậm lại, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành này. Trong những năm tới, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn. Do đó, thị

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 19

http://lapduan.com.vn

Page 21: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------trường sữa bột trong thời gian tới vẫn ở các thành phố và các tỉnh xung quanh. CAGR trung bình cho cả mảng sữa bột là khoảng 8.5% cho giai đoạn 2009-2014 (EMI 2009). Về tiềm năng thị trường sữa uống, các sản phẩm sữa nước tiệt trùng vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất.

Các sản phẩm sữa chua và sữa đặc có đường, như đã phân tích ở trên, đã bước vào giai đoạn bão hòa. Do đó, trong thời gian tới, đây sẽ là 2 mảng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, với CAGR của sữa chua là khoảng 4.5% và sữa đặc có đường là 3%.

Giá bán các sản phẩm sữa tăng liên tục trong thời gian qua đang gây nhiều tranh cãi. Chính phủ đang dự định đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, và các hãng sữa cũng sẽ chịu nhiều áp lực để kiểm soát giá sữa. Do đó, giá bán các sản phẩm sữa sẽ không tăng nhiều như thời gian qua. Bên cạnh đó, thị trường nông thôn có thể tiềm năng cho các hãng sữa trong nước như VINAMILK, FriesCampina – Dutch Lady Việt Nam…, với giá bán hợp lý hơn sản phẩm nhập khẩu của các hãng sữa nước ngoại.

Các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình ảnh qua các phương tiện truyền thông sẽ là chiến lược quan trọng để các nhà sản xuất sữa cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, đầu tư phát triển sản phẩm mới cũng sẽ là điều kiện tiên quyết để các hãng sữa tăng doanh thu.

Nhìn chung, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển khi mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao, với tốc độ tăng GDP trung bình trong những năm tới được dự đoán khoảng 6%/ năm. Thêm vào đó, chính phủ rất chú trọng phát triển ngành sữa và vùng nguyên liệu sữa, với Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về định hướng phát triển chăn nuôi trong thời kì tới; với mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

II.3. Tình hình sản xuất bánh mìII.3.1. Tình hình sản xuất bánh mì trên thế giới

Trên thế giới, bánh mì là thực phẩm khá quen thuộc trong mỗi gia đình, đó đã trở thành món ăn truyền thống, đặc biệt là các nước châu Âu. Có nhiều nước nổi tiếng trên thế giới về sản xuất bánh mì như Pháp, Ý,…với nhiều hãng bánh mì khác nhau. Bánh mì Pháp Onore nổi tiếng trên thế giới với hương vị thơm ngon, được làm ra từ những người thợ làm bánh mì giỏi nhất. Linonel Poilane, người được mệnh danh là ông vua bánh mì của nước Pháp. Hãng bánh mì Onore được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với số lượng rất lớn.

Ở các nước Phương Tây nhu cầu sử dụng bánh mì hàng ngày rất lớn như Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp hàng năm có thể tiêu thụ khoảng 18 – 25 kg/người/năm. Châu Âu chiếm tới 50 % thị phần về sản lượng bánh mì trên thế giới, với mức tiêu thụ cũng bậc nhất, với rất nhiều các hãng nổi tiếng. Khu vực châu Á thì Trung Quốc là nước có sản lượng bánh mì lớn nhất chiếm khoảng 20 sản lượng lúa mì trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất bánh nói chung và sản xuất bánh mì nói riêng. Các sản phẩm bánh mì của Trung Quốc khá hấp dẫn về cả chất lượng và hình thức cần được xuất khẩu sang một số nước như Nga, Nhật, Singapor,….

II.3.2. Tình hình sản xuất bánh mì ở Việt NamỞ Việt Nam thị trường sản xuất cũng như tiêu thụ bánh mì không được sôi động như

ở trên thế giới vì ở Việt Nam trồng chủ yếu là lúa nước. Mức độ ưa chuộng của người Việt Nam không giống như các nước trồng lúa mì nhưng không phải vì thế mà ở Việt Nam sản

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 20

http://lapduan.com.vn

Page 22: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------phẩm bánh mì không phát triển. Không chỉ đơn giản như những chiếc bánh mì làm thủ công trước kia mà ngày nay có rất nhiều công ty sản xuất bánh mì trên dây chuyền hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các sản phẩm bánh mì rất phong phú và đa dạng như bánh mì nhân, bánh mì không nhân, bánh ngọt hay còn có cả bánh mặn. Ngoài ra còn có sandwich, bánh mì kẹp như ruốc, bánh mì phô mai. Các công ty lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica là những công ty đứng đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bánh mì ở Việt Nam.

Công nghệ sản xuất bánh mì phát triển không những đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn có xu hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Một điển hình đó là doanh nghiệp Đức Phát, đã xuất khẩu bánh mì của Việt Nam qua thị trường Nhật Bản. Đây là thương hiệu bánh mì đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài. Bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu được 6 container loại 20 feet. Doanh nghiệp đã sử dụng dây truyền được nhập khẩu từ Pháp với công suất 40.000 bánh/ngày. Trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp khác đưa sản phẩm của chúng ta ra thị trường thế giới.

Hướng đến vệ sinh, dinh dưỡng, giá cả và cung cách phục vụ - sự cạnh tranh của các nhãn hiệu bánh đang mang lại cho khách hàng nhiều chọn lựa với mức giá nhẹ nhàng hơn.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 21

http://lapduan.com.vn

Page 23: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tưIII.1.1. Mục tiêu xã hội

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế dân doanh. Tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân như sữa tươi, bột & các thực phẩm khác. Đóng góp đáng kể vào việc cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người dân địa

phương, hạn chế các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, tận dụng lao

động nhàn rỗi. Cụ thể nhà máy sẽ thu hút khoảng hơn 200 công nhân làm việc thường xuyên trong năm với mức thu nhập cạnh tranh. Ngoài ra Công ty còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương thông qua việc phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện Ba Vì và các vùng lân cận.

III.1.2. Mục tiêu kinh tế Phát triển nhà máy sản xuất Sữa các loại và Bánh với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng của thị trường. Dự án đầu tư sản xuất Sữa các loại và bánh sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế cao cho nhà

đầu tư Thúc đẩy ngành dịch vụ trong vùng phát triển, tạo thu nhập cho người dân. Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu

quả kinh tế ngày càng cao. Xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế huyện Ba Vì nói chung

ngày càng lớn mạnh và giàu có.

III.2. Sự cần thiết phải đầu tưViệt Nam là một nước có nền công nghiệp chế biến không được đánh giá cao trên thị

trường quốc tế do còn thủ công không theo quy trình khép kín (còn gọi là công nghệ sạch), nhiều sản phẩm chế biến tinh chủ yếu vẫn nhập khẩu. Và trong thực tế ở Việt Nam ngành chế biến thực phẩm, sữa các loại cũng như đồ ăn nhanh chất lượng cao và phù hợp khẩu vị người tiêu dùng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế, thu nhập người dân ngày càng được nâng cao. Ngòai ra, người dân ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò vệ sinh an toàn thực phấm đối với cuộc sống của mình và dần dần họ cũng tìm đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh thực phẩm.

Nhận thấy nhu cầu hiện tại của thị trường bánh mì tươi và sữa các loại tại Việt Nam đang phát triển từng ngày cùng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an tòan thực phẩm của nhà nước ngày càng chặt chẽ, công ty chúng tôi đã cho xây dựng hai nhà máy sữa và bánh mì. Đây là một mô hình đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cần thiết bởi hai nhà máy này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về số lượng và đảm bảo an toàn chất lượng. Không những thế, dự án có có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và nhất là an sinh xã hội

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 22

http://lapduan.com.vn

Page 24: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựngIV.1.1.Vị trí địa lý Hà Nội

Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

IV.1.2. Vị trí địa lý khu vực dự ánDự án có hai nhà máy:

Nhà máy sản xuất bánh mì đặt tại cụm công nghiệp Phùng, huyện Đan Phượng, Tp.Hà Nội cách trung tâm Hồ Hoàn Kiếm 21km, cách Mỹ Đình chừng 15 phút chạy xe. Vị trí này nằm giữa 2 trục đường chính nối với trung tâm Hà Nội. Đường 32 hiện đang 9m, đang được xây dựng mở rộng thành đường rộng 35m. Đường Hoàng Quốc Việt nối dài dự kiến rộng 40m.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 23

http://lapduan.com.vn

Page 25: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Nhà máy sản xuất sữa các loại được đặt tại cụm công nghiệp Đồng Giai, Ba Vì, Hà Nội: vị trí thuận lợi về mặt giao thong, từ nhà máy có thể đến trung tâm Hà Nội và các vùng lân cận dễ dàng.

Vị trí của dự án (hai nhà máy) có nhiều điểm thuận lợi:- Nằm gần vùng nguyên liệu.- Nơi phát triển hạ tầng thuận lợi.

IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự ánIV.2.1. Địa hình

Địa hình khu vực xây dựng thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhà máy sản xuất bánh mì nằm trên đồng bằng, khu đất có phù sa bồi đắp. Riêng nhà máy sản xuất sữa các loại thuộc Ba Vì nên địa hình cao trung bình 1000m.

.IV.2.2. Khí hậu

Khí hậu tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, khu vực xây dựng nhà máy có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 24

http://lapduan.com.vn

Page 26: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

IV.3. Hiện trạng sử dụng đấtKhu đất của dự án nằm ở 2 địa điểm bao gồm 2ha. Bao gồm 1 ha cho nhà máy sản

xuất sữa, 1 ha cho nhà máy sản xuất bánh mì. Khu đất dự án nằm bên cạnh những công ty khác trong khu công nghiệp do đó nơi đây tập trung khá nhiều công nhân.

Vị trí của khu đất này tự toát lên giá trị và tiềm năng khai thác kinh tế hiệu quả cho dự án khi đi vào hoạt động

IV.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuậtIV.4.1. Đường giao thông

Khu vực đầu tư xây dựng nhà máy có trục đường giao thông chính là tuyến Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường giao thông bên trong khu công nghiệp.

IV.4.2. Hệ thống thoát nước mặt

Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ ra các kênh rạch quanh khu đất.

IV.4.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trườngKhu vực này chưa có hệ thống thoát nước bẩn, toàn bộ nước thải được thoát tự nhiên.

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước bẩn độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống cống sử dụng có đường kính D200-D300. Rác thải được thu gom và chuyển về tập trung.

IV.4.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộngHiện tại khu vực có đã tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia, qua trạm 110/220 KV,

dự kiến sẽ xây dựng thêm tuyến trung thế theo đường tỉnh lộ và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng vị trí đầu tư dự ánDự án đầu tư xây dựng nhà máy của Công ty CP Phát triển Phân phối Việt Nam được

đặt tại cụm công nghiệp Phùng huyện Đan Phượng và cụm công nghiệp Đồng Giai, huyện Ba Vì. Khu vực dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng của một khu công nghiệp hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn về sản xuất cũng như vấn đề môi trường cho các công ty đầu tư sản xuất ở đây. Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như gần vùng nguyên liệu, giao thông thông suốt, đảm bảo quá trình sản xuất và hoạt động của nhà máy.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 25

http://lapduan.com.vn

Page 27: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG V: QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN

V.1. Quy mô công suấtV.1.1. Hình thức đầu tư

Trong những thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt nam đã tăng trưởng tương đối vững chắc với tốc độ trung bình bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực. Để mở rộng họat động kinh doanh và phát huy hơn nữa khả năng và nguồn vốn hiện có, Công ty CP Phát triển phân phối Việt Nam quyết định xây dựng 2 nhà máy sản xuất Sữa tại huyện Ba Vì và nhà máy Bánh mỳ tươi tại khu Công nghiệp Đan Phượng nhằm đáp ứng nhu cầu về sữa và bánh của thị trường. Hình thức đầu tư sẽ do công ty tự tạo trên cơ sở tự cấp phép của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Các hạng mục công trình sẽ đuợc xây dựng với kiến trúc mới, an tòan, phù hợp với cảnh quan xung quanh, đảm bảo quy họach đô thị.

V.1.2. Phương thức đầu tưThuê 2 ha đất, một tại huyện Ba Vì để xây dựng nhà máy sản xuất sữa và một nhà

máy sản xuất bánh mì tại cụm công nghiệp huyện Đan Phượng, TP Hà Nội trong thời gian 50 năm.

Thuê lao động là người địa phương trực tiếp làm công nhân tại nhà máy.Đầu tư thường xuyên hàng năm để duy trì và phát triển kinh doanh tăng nguồn thu

cho ngân sách quốc gia và lợi nhuận công ty.

V.1.3. Công trình xây dựng trên đất hiện có

TT Hạng mục Đặc điểm ĐvịKhối lượng

1Cổng, tường rào

Cổng sắt, cao 0,5m với hệ thống điều khiển tự động; Tường xây gạch, cao bình quân 2m.

m 2.000

2 Nhà bảo vệ

Nhà trệt; móng, cột BTCT; tường gạch 220, sơn nước, nền gạch ceramic 300 x 300 mái tole, trần nhựa, cửa kính + khung nhôm

m2 10.5 (3,5 x 3)

3 Nhà xưởng Hai tầng, Khung nhà thép tiền chế; khung Thép, BTCT, tường gạch, sơn nước; nền xi măng, lát gạch ceramic; mái tole, trần nhựa, cửa kính, khung nhôm.Tầng 1:

1. Phòng nấu nhân, làm Ruốc, 2. Phòng QA,3. Nhà Kho chứa Nguyên vật liệu,4. Kho thành phẩm.5. Nhà ăn

m2 864 (36 x 24)

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 26

http://lapduan.com.vn

Page 28: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------6. Phòng Thay đồ (Locker)7. Nhà Vệ sinh 8. Kho vật tư ky thuật

Tầng 2:1. Nhà xưởng chế biến2. Phòng đóng gói3. Khu vực bao gói – Kho thành phẩm4. Phòng quản lý sản xuất

4 Nhà văn phòng

Hai tầng; móng, cột BTCT; tường gạch 220, sơn nước, nền gạch ceramic 300 x 300 mái tole, trần nhựa, cửa kính + khung nhôm

m2 2 x 96 (4 x 24)

5Hành lang xuất hàng

Nằm giữa khu Nhà sản xuất và Điều hành m2

8*24

6 Nhà để xeMóng BTCT, nền BT, khung, cột thép, mái tole

m2 75 (25 x 3)

7Bể chứa nước sạch 1

Móng, tường bao BTCT, nắp đậy và đáy BTCT

m3 36(4 x 3 x 3)

8Bể chứa nước sạch 2

Móng, tường bao BTCT, nắp đậy và đáy BTCT

m3 36(4x3x3)

9 Giếng khoang Gồm 01 giếng, khoan sâu 60m

10 Nhà lò hơiMóng BTCT, tường tole, mái tole, khung, cột thép

m2 12 (4 x 3)

11Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống đường ống và Bể thu gom

12Sân, đường nội bộ

Sân bê tông xi măng đá 2x4 mác 200; dày 20cm; nền cát dày 30cm

m2 940

V.1.4. Máy móc, thiết bị hiện có

STT Thiết bị Đặc điểm kính tế - kỹ thuậtSố

lượng

1 Hệ thồng Lò hơi

Hãng sản xuất : Việt NamBao gồm 01 Lò hơi: 1 tấn hơi/h, Bồn chứa nước, Máy bơm li tâm. Hệ thống đường ống cấp hơi.

1

2 Hệ thống điệnBao gồm: Trạm biến áp Công suất: 630 KVA-10(22)/0,4KV, Các đường dây dẫn điện từ trạm biến áp đến các khu phục vụ sản xuất.

1

3 Hệ thống khí nén 01 máy nén khí 5 HP01 máy nén khí 7,5 HP

3

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 27

http://lapduan.com.vn

Page 29: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------01 máy nén khí 15 HP

4 Hệ thống làm lạnhMáy làm nước lạnh phục vụ cho khâu phối trộn.

1

5Hệ thống xử lý nước cấp

Bơm giêng khoan 10m3/hHệ thống bể chứaHệ thống lọc, Các bơm cấp nước

1

6Máy in phun (Domino)

Hãng sản xuất: Anh QuốcChức năng : dùng để in phun hạn dùng, hạn sử dụng.

2

7Máy Trộn 75 Kg Bột

Mã hiệu: SM 120T Hãng sản xuất: Đài loan 1

8Máy trộn 50Kg Bột

Hãng sản xuất: Đài loan 1

9MÁY CÁN BỘT NHÀO TỰ ĐỘNG

Mã hiệu: YJ 240Chức năng: Dùng để Cán bột sau khi trộn

01

10MÁY ĐỊNH HÌNH

01 Máy Mã hiệu YJ1510 Công suất 6000c/h01 Máy Mã hiệu YJ-SE51 Công suất 3000c/h01 Máy Mã hiệu YJ-SW43 Công suất 3000c/h

03

11Hệ thống Phòng Lên men

Chức năng: Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho Quá trình lên men Bánh mỳ

01

12 Lò NướngHãng sản xuất: Sinmag Đài LoanCông suất: 32 Khay/xe nướng

05

13 Phòng làm nguội02 Cái điều hòa Công nghiệp01 Điều hòa Cây

03

14 Máy đóng góiHãng sản xuất_ Đai LoanCông suất mỗi máy: 3600 c/h

04

15 Máy tạo khí NitoChức năng: Tạo khí trơ để bơm vào bao bì khi đóng gói

01

16 Máy tạo khí Ozone Khử trùng môi trường đóng gói 01

17 Đèn cực tím Khử trùng môi trường đóng gói 06

18Máy làm Bánh trung thu

Chức năng: Tạo hình, Bơm nhân tự động 01

19Hệ thống khuôn khay

01 bộ

20Hệ thống thiết bị chế biến

Thuỵ Điển 01

21 Máy chiết rót sữa thanh trùng

Thuỵ Điển 01

22Máy rót cốc sữa chua

Pháp 01

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 28

http://lapduan.com.vn

Page 30: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

23 Thiết bị phụ khác Châu Âu 01

24Hệ thống máy điều hòa

25 Hệ thống máy tính

V.2. Quy trình công nghệ

V.2.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LÀM BÁNH MÌ TƯƠI

Trách

nhiệmLưu đồ Mô tả Biểu mẫu

Kho 5.2.1

Sản xuất 5.2.2

Sản xuất 5.2.3

Sản xuất 5.2.4

Sản xuất 5.2.5

Sản xuất 5.2.6

Sản xuất 5.2.7

Sản xuất 5.2.8

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 29

http://lapduan.com.vn

Làm nguội

Nấu nho

Nho trộn

Tạo hình

Lên men

Nướng

Làm nguội

Bao gói

Nguyên liệu

Page 31: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Sản xuất 5.2.9

Kho 5.2.10

Tiêu chuẩn thành phẩm

Chỉ tiêu Bánh mỳ tươi

Cảm quan

Màu sắc Màu vàng đặc trưng

Hương vị Thơm ngon đặc trưng

Trạng thái Khơ mềm

Hóa lý

Độ đạm > 6.5%

Chất khô (%) > 90%

Chất béo (%) > 5%

Vi sinh

Coliform (cfu/g) <10

Nấm mốc(cfu/g) <10

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính cho quy trình sản xuất Bánh mỳ là Bột mỳ, đường tinh luyện, dầu bơ

và các phụ gia khác.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 30

http://lapduan.com.vn

Nhập kho

Page 32: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------V.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sữa

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 31

http://lapduan.com.vn

Sữa tươi

Tiếp nhận-KTCL

Bảo quản lạnh

Phối trộn

Đồng hóa

Lên men

Thanh trùng

Đồng hóa

Rót chai

Làm lạnh

Thanh trùng

Đồng hóa

Phối trộn

Rót chai

Bảo quản lạnh

Làm lạnh

Lên men

Thanh trùng

Đồng hóa

Bảo quản lạnh

Rót cốc

Làm lạnh

Sữa bột, đường, dầu bơ, …

Bảo quản lạnh

Sữa thanh trùng

Sữa chua

Tiếp nhận-KTCL

Bảo quản

Sữa chua uống

Page 33: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

-------------------------------------------------------------------------------- Tiêu chuẩn thành phẩm

Chỉ tiêu Sữa thanh trùng Sữa chua Sữa chua uống

Cảm quan

Màu sắc Trắng ngà, đặc trưng Đặc trưng cho các loại Đặc trưng cho các loại

Hương vị Thơm ngậy đặc trưng Hương vị đặc trưng Hương vị đặc trưng

Trạng thái Lỏng đồng nhất Quện đồng nhất Lỏng đồng nhất

Hóa lý

pH 6,4 - 6,8 4,0 - 4,5 3,8 - 4,2

Độ axít (0T) 16 -19 50-60 50-70

Chất khô (%) > 11% 20 - 26% 16 - 18%

Chất béo (%) > 3% > 2% > 1%

Vi sinh

Tổng VSV (cfu/ml) <800.000 <800.000 <800.000

Coliform (cfu/ml) <10 <10 <10

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính cho quy trình sản xuất sữa là Sữa tươi, một số sản phẩm nông sản

trong nước, đường tinh luyện, và nguyên liệu nhập khẩu như: bơ, sữa bột gầy, hương liệu,

chất ổn định, và một số nguyên liệu khác.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 32

http://lapduan.com.vn

Page 34: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VI.1. Tổ chức quản lý - kinh doanh & bố trí lao độngSơ đồ tổ chức như sau

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG

           ĐVT: 1,000đ 

Chức danhSố

lượng

Chi phí lương/ tháng

Tổng lương tháng

Chi phí BHXH, BHYT (tháng)

Tổng lương năm

Chi phí BHXH, BHYT (năm)

1Bộ phận gián

tiếp  Giám đốc 2 20,000 40,000 11,400 520,000 136,800  Phó giám đốc 2 15,000 30,000 8,550 390,000 102,600  Phòng sản xuất 100 2,500 250,000 71,250 3,250,000 855,000  Phòng bảo trì 5 2,500 12,500 3,563 162,500 42,750

 Phòng hành chánh - Nhân sự

5 5,000 25,000 7,125 325,000 85,500

  Phòng kế toán 10 5,000 50,000 14,250 650,000 171,000

 Phòng đảm bảo chất lượng

11 5,000 55,000 15,675 715,000 188,100

 Phòng kế hoạch - kho

5 6,000 30,000 8,550 390,000 102,600

  Lái xe, bảo vệ 10 2,000 20,000 5,700 260,000 68,400

 TỔNG CHI

PHÍ LƯƠNG150 512,500 146,063 6,662,500 1,752,750

VI.2. Tiến độ thực hiện

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Giám đốc

P.Sản xuất P.Bảo trì P.Hành chính P.Kế toánĐảm bảo chất

lượng

Phó giám đốc

Kế hoạch - kho

33

http://lapduan.com.vn

Page 35: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Thực hiện trong Quý III năm 2011.- Thủ tục Pháp lý của việc mua lại nhà máy- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng- Tái cơ cấu tổ chức hoạt động- Chính thức đi vào hoạt động

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 34

http://lapduan.com.vn

Page 36: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VII.1. Đánh giá tác động môi trườngVII.1.1. Giới thiệu chung

Nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi có tổng diện tích 20 000m2 đất.Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực

và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong Nhà máy Sản xuất và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho Nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trườngCác quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005.- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường.

VII.1.3. Điều kiện tự nhiên Địa hình tương đối bằng phẳng vì khu đất nằm trong khu quy hoạch tập trung cụm

công nghiệp. Xây dựng nhà máy được chính quyền địa phương tập trung san lấp và điều chỉnh để thuận tiện cho mọi doanh nghiệp thi công xây dựng nhà máy.

VII.2.Tác động của dự án tới môi trường

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 35

http://lapduan.com.vn

Page 37: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực trạm

và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh gây gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống công nghệ trong khu vực. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:

VII.2.1. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị mặt bằng Các tác động chính trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng là : - Bụi, chất thải từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án; - Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển thực vật bị chặt, vận chuyển đất cát phục vụ san lấp; - Khí thải từ các xà lan vận chuyển cát phục vụ san lấp mặt bằng; - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng; - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.

VII.2.2. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng Các hoạt động và nguồn chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng.

Bảng: Các hoạt động và nguồn chất thải trong giai đoạn xây dựng.Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động

01 Giải phóng, san lấp mặt bằng

- Bụi, chất thải từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án;- Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển thực vật bị chặt, vận chuyển đất cát phục vụ san lấp; - Khí thải từ các xà lan vận chuyển cát phục vụ san lấp mặt bằng; - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng; - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.

02 Xây dựng cơ sở hạ tầng các hạng mục công trình của dự án

- Khí thải từ các xà lan, tàu thuyền, vận chuyển vật liệu xây dựng, cát, đất, đá, sắt thép, ống cống, cột điện, đường dây, trạm biến điện, thiết bị máy móc, … - Bụi, khí thải từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng: búa máy, cần cẩu, … - Bụi, khí thải từ các quá trình thi công có gia nhiệt như cắt, hàn, đốt nóng chảy nhựa Bitum. - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước; -Chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng.

03 Hoạt động tập kết, lưu trữ nguyên, nhiên, vật liệu.

- Khí thải của các xe tải vận chuyển nhiên, nguyên, vật liệu như: xăng dầu, vật liệu xây dựng, sơn - Chất thải rắn nguy hại bao gồm các thùng chứa xăng dầu, sơn sau khi đã sử dụng, giẻ lau dính dầu mỡ, sơn

04 Sinh hoạt của công nhân Chất thải sinh hoạt của công nhân trên công trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 36

http://lapduan.com.vn

Page 38: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Đánh giá tác động trong quá trình xây dựng (1). Tác động đến môi trường nước trong giai đoạn xây dựng: Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của

công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt cồng trường xây dựng. - Do tập trung nhiều công nhân xây dựng nên lượng nước thải sinh hoạt thường lớn

bình quân 60-80 l/người/ngày đêm), song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

- Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực và hường có độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn còn chứa nhiều tạp chất khác (dầu mỡ, hoá chất rơi vãi ...).

(2). Tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng - Trong giai đoạn xây dựng công trình, chất ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra

từ quá trình ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng và khói hàn có chứ bụi, CO, SOx, NOx, hydrocarbon ; khí thải của các phương tiện giao thông vận tải. Tác động của khí thải lên chất lượng không khí ở giai đoạn này phụ thuộc vào quy mô dự án, thời tiết tại khu vực dự án và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá chi tiết để đề xuất các biện pháp giảm thiểu thích hợp.

- Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi và các phương tiện giao thông vận tải với mức độ ồn lên tới 80-90 dBA.

(3). Tác động đến môi trường đất trong giai đoạn xây dựng Trong quá trình xây dựng Nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi, đất bị tác

động chính do công việc đào đắp và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường, phá huỷ thảm thực vật. Xói mòn sẽ làm tăng độ đục, tăng tốc độ bồi lắng nguồn nước, gây tắc nghẽn cống rãnh thoát nước dẫn đến có thể gây úng ngập cục bộ, suy giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.

Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của việc đào đất, đắp đất và xói mòn đối với sức khoẻ con người và tài nguyên sinh học, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu này.

(4). Tác động của chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là các loại nguyên vật liệu

xây dựng phế thải như gạch ngói, xi măng, cốp pha, sắt thép vụn... Lượng chất thải này tùy thuộc vào quy mô của từng công trình và trình độ quản lý dự án. Ngoài ra, còn một khối lượng không lớn rác sinh hoạt của công nhân.

VII.2.3. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành Các tác động của dự án đến môi trường trong giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Trong giai đoạn hoạt động sản xuất nguồn rác thải, nước thải là yếu tố chủ yếu tác

động đến môi trường khu vực của Dự án.

- Việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải trong quá trình kinh doanh trên sẽ

có tác dụng giảm bớt lượng chất thải, bảo đảm chất lượng môi trường trong khu vực.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 37

http://lapduan.com.vn

Page 39: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------- Công ty sẽ thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp xử lý rác thải và vệ sinh môi trường

khu vực , phòng chống cháy nổ và an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh nơi làm việc. Đặc thù của

ngành hàng là sản xuất chế biến thực phẩm, do đó yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt

lên hàng đầu. Đặc biệt người lao động nhất là lao động sản xuất được khám sức khoẻ định

kỳ 6 tháng/lần.

- Nơi sản xuất và làm việc luôn được giữ gìn vệ sinh tuyệt đối. Đây là điểm quan

trọng trong quy trình công nghệ sản xuất.

Vấn đề an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

- Thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích đó là: tạo được

cho người lao động có thói quen tác phong công nghiệp, giảm thiểu các chi phí phát sinh như

thu gom chất thải, những ảnh hưởng tác hại đến sức khoẻ người lao động tăng năng suất lao

động, an toàn sản xuất phòng chống hoả hoạn, chống tiêu hao nguyên phụ liệu.... Vì vậy

Công ty rất coi trọng vấn đề này vì nó cũng quyết định đến uy tín của Công ty đối với khách

hàng.

- Công ty sẽ có những nội quy bắt buộc người lao động phải thực hiện nghiêm túc về

an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp như: việc sử dụng điện, ánh sáng để sản xuất, đồng

phục bảo hộ lao động và các thiết bị bảo vệ khác như khẩu trang, bố trí các khu phụ tiện ích

theo các tiêu chuẩn, thu gom phế liệu về nơi quy định để bộ phận vệ sinh môi trường của

công ty xử lý, nội quy về sử dụng các công cụ cầm tay...., trong mỗi xưởng sản xuất sẽ bố trí

các biển báo và biển lưu chú về sản xuất để tạo cho người lao động luôn có ý thức về sản

xuất và an toàn lao động. Nếu người lao động không thực hiện công ty sẽ có các biện pháp

xử lý thích hợp từ khiển trách tới phạt tiền.

- Trong quá trình vận hành sản xuất, nguyên liệu sản xuất và các phụ liệu được công

ty đặt mua từ các nhà cung cấp có uy tín trong và ngoài nước. Nguyên liệu trước khi đưa vào

sản xuất được kiểm tra kỹ lưỡng. Nguyên liệu cũng như sản phẩm sản xuất ra sẽ luôn được

cán bộ quản lý phụ trách, KCS của từng công đoạn theo dõi sát sao, kịp thời điều chỉnh các

sai xót nếu có để nhằm mục đích cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao

theo tiêu chuẩn đặt hàng của khách hàng .

Đối với môi trường không khí

Xưởng sản xuất sẽ cho lắp đặt các hệ thống hút bụi, sau đó bụi sẽ được thu gom vào

nơi quy định. Tại các xưởng sản xuất cũng sẽ được lắp đặt các hệ thống thông gió bằng quạt

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 38

http://lapduan.com.vn

Page 40: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------điện công nghiệp, quạt hút gió đối lưu hai chiều để điều hoà không khí, tạo môi trường sản

xuất tốt.

Đối với nước thải công nghiệp và sinh hoạt

- Nước thải theo hệ thống đường ống thoát nước ngầm thu gom về hệ thống xử lý

nước thải.

- Các chất thải rắn sẽ được thu gom, sau đó chuyển ra nơi quy định để phân loại xử lý

theo phương pháp hợp vệ sinh.

Vấn đề An toàn, phòng chống cháy nổ

Vấn đề Phòng Cháy Chữa Cháy là rất quan trọng đối với nhà máy sản xuất. Công ty

có các giải pháp như sau: lập phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định, tổ chức lực

lượng phòng cháy, chữa cháy, trang bị đầy đủ các thiết bị như: bình bọt, vòi phun nước, bồn

cát, cột bơm nước chữa cháy, bơm dự phòng ...

VII.3. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án Giảm thiểu lượng chất thải

Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:

Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.

Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến.

Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công.

Thường xuyên kiểm tra, có chế độ bảo dưỡng định kỳ các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.

Thu gom và xử lý chất thải:Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc

đối với các khu vực trạm. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi vào vận hành và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:

Chất thải rắnĐây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá,

giấy, khăn vải, ...là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái chế. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 39

http://lapduan.com.vn

Page 41: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Các chất thải rắn phát sinh trong qúa trình sinh hoạt, ăn uống: khăn lau, rác thải ... phải được thu gom vào phương tiện hay thiết bị chứa thích hợp, sau đó được xử lý ở bãi thải theo tiêu chuẩn quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp.

Chất thải khíSinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện

vận chuyển và từ các thiết bị, hoạt động trạm vì vậy cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là:

Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường.

Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.

Sử dụng các van cô lập, khi đấu nối với các thiết bị hiện hữu tránh hiện tượng khí đọng lại gây cháy nổ.

Chất thải lỏngChất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ thống thoát

nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực xây dựng. Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và đưa về khu xử lý nước thải còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực tiếp ra ngoài.

Trong giai đoạn vận hành, nước thải sẽ được thu gom qua hệ thống mương được đặt quanh khu vực.

Tiếng ồnTrang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công như dụng cụ

bảo hộ tai, bảo hộ mắt .... sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến nhân viên làm việc trong khu vực nhà máy và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất.

Sử dụng các vật liệu cách âm bọc quanh các động cơ phát ra độ ồn lớn nhất, sử dụng các gối đỡ bệ máy băng lò xo, cao su có tính đàn hồi cao để làm giảm độ rung của máy móc, thiết bị.

Bụi và khóiTrong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều

nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau:

Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi.

Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt....

Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi công dự án.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 40

http://lapduan.com.vn

Page 42: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------.

VII.4. Kết luậnTừ các phân tích trình bày trên đây, có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:Hoạt động sản xuất của Nhà máy là sản xuất sữa các loại và bánh mì. Quá trình thực

hiện dự án cũng như khi dự án đã đi vào hoạt động sẽ gây ra những tác động đến môi trường khu vực. Tuy nhiên với việc đầu tư và thực hiện các biện pháp kỹ thuật cũng như quản lý do dự án đưa ra và các biện pháp đã kiến nghị trên nhằm khắc phục những tác động đó có thể nhận thấy rằng mức độ tác động của dự án lên môi trường là không lớn, có thể chấp nhận được. Đây là một dự án khả thi về môi trường.

Nhà máy cam kết sẽ áp dụng các phương án phòng chống và xử lý môi trường như đã trình bày trong báo cáo này nhằm đảm bảo được các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Nhà máy sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý môi trường trong quá trình giám sát, thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Rất mong được sự hỗ trợ các cấp. .

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 41

http://lapduan.com.vn

Page 43: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở

của dự án và các căn cứ sau đây :- Căn cứ luật đầu tư số 59/2005 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội

Chủ Nghĩa Việt Nam có hiệu lực ngày 01/7/2006- Căn cứ luật doanh nghiệp số 60/2005 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có hiệu lực ngày 1/7/2006- Căn cứ nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ hướng dẫn thi

hành luật đầu tư- Căn cứ luật xây dựng số 16/2003 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội- Can cứ nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 ban hành quy chế quản lý đầu tư- Căn cứ luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành- Căn cứ chủ trương, chính sách phát triển kinh tề của thành phố Hà Nội- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư và xây dựng công trình;- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất

lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Căn cứ nhu cầu và khả năng của Công ty cổ phần phát triển phân phối Việt Nam

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 42

http://lapduan.com.vn

Page 44: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự

toán công trình.

VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tưMục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí chuyển nhượng nhà xưởng

và chuyển giao công nghệ, đầu tư nâng cấp nhà xưởng và máy móc thiết bị để tăng năng suất đó là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí đất, Chi phí chuyển nhượng nhà xưởng, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí nâng cấp nhà xưởng và dây chuyền sản xuất; Chi phí quản lý dự án & dự phòng phí 10% và lãi vay trong thời gian xây dựng.

VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặtChi phí chuyển nhượng và nâng cấp nhà xưởng và các hạng mục công trình khác như:

hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống điện chiếu sáng,…

VIII.2.2. Chi phí thiết bịChi phí chuyển giao máy móc, thiết bị; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi

phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; vận hành; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.

VIII.2.3. Chi phí quản lý dự ánChi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây

dựng công trình.Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý

dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết

kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng

công trình;- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán

vốn đầu tư xây dựng công trình;- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;- Chi phí khởi công, khánh thành;

VIII.2.4. Dự phòng phíDự phòng phí bằng 10% chi phí nhà xưởng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án phù

hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 43

http://lapduan.com.vn

Page 45: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------VIII.2.5. Lãi vay trong thời gian xây dựng

Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính dựa vào tỷ lệ vốn vay và tiến độ huy động vốn.

KẾT QUẢ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Giá trị công trình nhà xưởng và thiết bị

Đơn vị tính: 1,000 đồng

Stt Tên Hạng MụcGiá trị trước thuế

Giá Trị Sau Thuế

IChi phí chuyển nhượng nhà xưởng

   

1Nhà xưởng & công trình sử dụng trên đất

15,000,000 16,500,000

2Đầu tư cải tạo nhà xưởng

1,500,000 1,650,000

  TỔNG CỘNG 16,500,000 18,150,000

Stt Tên Hạng MụcGiá trị trước thuế

Giá Trị Sau Thuế

       

IIChi phí chuyển giao công nghệ

  

1Dây chuyền sản xuất sữa chua & bánh mì

20,000,000 22,000,000

2Đầu tư cải tạo máy móc thiết bị

1,000,000 1,100,000

  TỔNG CỘNG 21,000,000 23,100,000  TỔNG 37,500,000 41,250,000

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 44

http://lapduan.com.vn

Page 46: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Tổng mức đầu tư

Đơn vị tính: 1,000 đồng

STT Hạng mụcGT trước

thuếVAT

GT sau thuế

I Chi phí chuyển nhượng nhà xưởng 16,500,000 1,650,000 18,150,000II Chi phí máy móc thiết bị 21,000,000 2,100,000 23,100,000III Chi phí quản lý dự án 715,500 71,550 787,050IV Chi phí thuê đất 6,000,000 600,000 6,600,000V Chi phí dự phòng 3,821,550 382,155 4,203,705

 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

48,037,050 4,803,705 52,840,755

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 45

http://lapduan.com.vn

Page 47: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự ánIX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư

(Đvt: 1.000 đồng)

STT Thời gianQuý

III/2011TỔNG

Hạng mục1 Vốn chủ sở hữu 15,852,227 15,852,227

2Vốn vay ngân hàng

36,988,529 36,988,529

Cộng 52,840,755 52,840,755

IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốnĐVT: 1,000 đ

STTThời gian

Quý III/2011 TỔNG

Hạng mục

1Chi phí nhà xưởng

18,150,000 18,150,000

2 Chi phí thiết bị 23,100,000 23,100,000

3Chi phí quản lý dự án

787,050 787,050

4 Chi phí thuê đất 6,600,000 6,600,0007 Dự phòng phí 4,203,705 4,203,705

TỔNG CỘNG 52,840,755 52,840,755

Với tổng mức đầu tư 52,840,755,000 đồng (Năm mươi hai tỷ tám trăm bốn mươi triệu bảy trăm năm mươi lăm ngàn đồng)

Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 15,852,227,000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay của Ngân hàng 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 36,988,529,000 đồng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 21 quý với lãi suất dự kiến theo mức lãi suất chung hiện nay là 23%/năm.

Phương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian 1 quý, chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Bắt đầu trả nợ từ khi dự án đi vào hoạt động . Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 46

http://lapduan.com.vn

Page 48: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Tiến độ rút vốn vay và trả nợ vay được trình bày ở bảng sau:

ĐVT: 1,000 đThời gian Quý III/2011

Nợ đầu kỳ 0Vay trong kỳ 36,988,529Trả nợ: 2,126,840 + Lãi phát sinh 2,126,840+ Nợ gốc 0Nợ cuối kỳ 36,988,529

Số vốn vay này kỳ vọng sẽ được giải ngân đầu tháng 07/2011 một lần với số tiền là 36,988,529,000 đồng. Trong thời gian hoàn thiện dự án, cuối mỗi quý sẽ trả toàn bộ lãi vay chứ chưa trả vốn gốc vì chưa có nguồn doanh thu với tổng lãi vay trong thời gian xây dựng là 2,126,840,000 đồng. Lãi vay trong thời gian xây dựng được chi trả bằng số tiền dự phòng phí hoặc từ nguồn vay vốn ngân hàng.

Khi dự án đi vào khai thác kinh doanh, có nguồn thu sẽ bắt đầu trả vốn gốc. Thời gian trả nợ theo từng quý dự tính trong 5 năm với lãi suất 23%/năm, số tiền phải trả mỗi quý bao gồm vốn gốc chia đều và lãi phát sinh hàng quý.

Qua hoạch định nguồn doanh thu, chi phí và lãi vay theo kế hoạch trả nợ cho thấy dự án hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và các đối như ngân hàng.

Kế hoạch vay trả nợ theo các kỳ được thể hiện cụ thể qua bảng kế hoạch vay trả nợ trong phần sau.

IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay Phương án hoàn trả vốn vay được đề xuất trong dự án này là phương án trả lãi và nợ gốc định

kỳ hằng năm từ khi bắt đầu hoạt động dự án. Phương án hoàn trả vốn vay được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Số tiền vay 36,988,529  Lãi vay 5.8% QuýThời hạn vay 21 Quý- Ân hạn 1 Quý- Trả nợ 20 Quý

- Lịch trả nợ

NămQuý IV/2011 2012

  I I II III IVNợ đầu kỳ 36,988,529 35,139,102 33,289,676 31,440,249 29,590,823Vay trong kỳ          Trả nợ: 3,976,267 3,869,925 3,763,583 3,657,241 3,550,899 + Lãi phát sinh 2,126,840 2,020,498 1,914,156 1,807,814 1,701,472 + Nợ gốc 1,849,426 1,849,426 1,849,426 1,849,426 1,849,426

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 47

http://lapduan.com.vn

Page 49: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Nợ cuối kỳ 35,139,102 33,289,676 31,440,249 29,590,823 27,741,396

Năm 2013  I II III IVNợ đầu kỳ 27,741,396 25,891,970 24,042,544 22,193,117Vay trong kỳ        Trả nợ: 3,444,557 3,338,215 3,231,873 3,125,531 + Lãi phát sinh 1,595,130 1,488,788 1,382,446 1,276,104 + Nợ gốc 1,849,426 1,849,426 1,849,426 1,849,426Nợ cuối kỳ 25,891,970 24,042,544 22,193,117 20,343,691

Năm 2014  I II III IVNợ đầu kỳ 20,343,691 18,494,264 16,644,838 14,795,411Vay trong kỳ        Trả nợ: 3,019,189 2,912,847 2,806,505 2,700,163 + Lãi phát sinh 1,169,762 1,063,420 957,078 850,736 + Nợ gốc 1,849,426 1,849,426 1,849,426 1,849,426Nợ cuối kỳ 18,494,264 16,644,838 14,795,411 12,945,985

Năm 2015  I II III IVNợ đầu kỳ 12,945,985 11,096,559 9,247,132 7,397,706Vay trong kỳ        Trả nợ: 2,593,821 2,487,479 2,381,137 2,274,795 + Lãi phát sinh 744,394 638,052 531,710 425,368 + Nợ gốc 1,849,426 1,849,426 1,849,426 1,849,426Nợ cuối kỳ 11,096,559 9,247,132 7,397,706 5,548,279

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 48

http://lapduan.com.vn

Page 50: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Năm 2016  I II IIINợ đầu kỳ 5,548,279 3,698,853 1,849,426Vay trong kỳ    Trả nợ: 2,168,452 2,062,110 1,955,768 + Lãi phát sinh 319,026 212,684 106,342 + Nợ gốc 1,849,426 1,849,426 1,849,426Nợ cuối kỳ 3,698,853 1,849,426 0

Hằng quý chủ đầu tư phải trả vốn gốc cho số tiền đi vay là 1,849,426,000 đồng và số tiền này trả trong 20 quý, còn số lãi vay chủ đầu tư sẽ trả kèm với lãi gốc dựa vào dư nợ đầu kỳ của mỗi quý. Theo dự kiến thì đến quý III/2016 chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 49

http://lapduan.com.vn

Page 51: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính

toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán,các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian đi vào hoạt động của dự án là từ quý IV năm 2011.- Vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%;- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt.- Tỷ lệ trượt giá tăng 5%/năm- Doanh thu đư ợc tính dựa t ên giá bán và sản lượng nhà máy sản suất trên 1 năm- Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí điện, nước; chi phí bảo trì, bảo hiểm; quỹ phúc lợi;

chi phí nguyên liệu đầu vào; chi phí bao bì; chi phí vận chuyển; chi phí khác...- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng,

thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn.- Lãi suất vay đối với nội tệ tạm tính: 23%/năm; Thời hạn trả nợ 5 năm, trả 1 năm 4 lần

cả gốc và lãi;- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 25%.

X.2. Các thông số giả định dùng tính toán hiệu quả kinh tếX.2.1. Tính toán chi phíBảng chi phí hoạt động của dự án:

NămQuý

IV/20112012 2013 2014 2015

Hạng Mục CP 1 2 3 4 5Chi phí tiếp thị , quảng cáo

540,045 3,402,284 4,763,197 5,001,357 5,251,425

Chi phí điện nước 360,030 2,268,189 3,175,465 3,334,238 3,500,950Chi phí bảo trì: % giá trị tài sản (không tính tiền đất)

412,500 433,125 454,781 477,520

Phí bảo hiểm 126,011 793,866 1,111,413 1,166,983 1,225,332Quĩ phúc lợi , bảo hiểm

thất nghiệp, trợ cấp, khen thưởng…

1,898,813 1,993,753 2,093,441 2,198,113 2,308,018

Chi phí nguyên vật liệu 11,160,930 70,313,859 98,439,403 103,361,373 108,529,441Chi phí bao bì 90,008 567,047 793,866 833,559 875,237

Chi phí vận chuyển 90,008 567,047 793,866 833,559 875,237Văn phòng phẩm, điện

thoại90,008 567,047 793,866 833,559 875,237

Chi phí khác 1,435,585 8,088,559 11,239,764 11,801,752 12,391,840TỔNG CỘNG 15,791,436 88,974,152 123,637,405 129,819,275 136,310,239

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 50

http://lapduan.com.vn

Page 52: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

Năm 2016 2017 2018 2019 2020Hạng Mục CP 6 7 8 9 10

Chi phí tiếp thị , quảng cáo

5,513,996 5,789,696 6,079,180 6,383,139 6,702,296

Chi phí điện nước 3,675,997 3,859,797 4,052,787 4,255,426 4,468,198Chi phí bảo trì: % giá trị tài sản (không tính tiền đất)

501,396 526,466 552,789 580,429 609,450

Phí bảo hiểm 1,286,599 1,350,929 1,418,475 1,489,399 1,563,869Quĩ phúc lợi , bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp, khen thưởng…

2,423,419 2,544,590 2,671,820 2,805,411 2,945,681

Chi phí nguyên vật liệu 113,955,913 119,653,709 125,636,395 131,918,214 138,514,125Chi phí bao bì 918,999 964,949 1,013,197 1,063,857 1,117,049Chi phí vận chuyển 918,999 964,949 1,013,197 1,063,857 1,117,049Văn phòng phẩm, điện thoại

918,999 964,949 1,013,197 1,063,857 1,117,049

Chi phí khác 13,011,432 13,662,004 14,345,104 15,062,359 15,815,477TỔNG CỘNG 143,125,751 150,282,039 157,796,140 165,685,948 173,970,245

1. Chi phí tiếp thị, quảng cáoChi phí tiếp thị, quảng cáo chiếm 3% doanh thu/năm. Ước tính năm 2012 là khoảng gần

3,403,000,000 đồng2. Chi phí điện, nướcChi phí điện, nước chiếm 2% doanh thu/năm. Ước tính năm 2012 là khoảng gần

2,300,000,000 đồng3. Chi phí bảo trì Để máy móc, vật dụng được hoạt động tốt và bền qua thời gian, chủ đầu tư trích khoảng

1% giá trị nhà xưởng & máy móc thiết bị để bảo trì từ năm 2012. Ước tính năm 2012 là khoảng gần 412,500,000 đồng

4. Chi phí bảo hiểmMỗi năm chủ đầu tư trích ra 0.7% doanh thu/năm trả chi phí bảo hiểm ước tính năm 2012

khoảng 800,000,000 đồng.5. Chi phí quỹ phúc lợi, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp, khen thưởng…Theo quy định chi phí này bằng 28.5% lương công nhân viên, ước tính năm 2012 là

khoảng gần 2,000,000,000 đồng.6. Chi phí vận chuyểnChiếm 0.5% doanh thu hằng năm. Năm 2012, chi phí này khoảng 570,000,000 đồng.7. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào Chi phí nguyên vật liệu như bột mì, đường, sữa, các chất phụ gia,... ước tính khoảng 62%

doanh thu/năm với năm 2012 khoảng 70,314,000,000 đồng. 8. Chi phí bao bì

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 51

http://lapduan.com.vn

Page 53: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Chiếm khoảng 0.5% doanh thu/năm. Ước tính năm 2012 khoảng 570,000,000 đồng9. Văn phòng phẩm, điện thoạiChiếm khoảng 0.5% doanh thu/năm. Ước tính năm 2012 khoảng 570,000,000 đồng10. Chi phí khácChi phí này chiếm 10% tổng các chi phí hoạt động từ dự án, tương ứng với số tiền phải

chi ra năm 2012 là khoảng 8,100,000,000 đồng.

X.2.2. Doanh thu từ dự ánQuy cách đóng bao bì và giá các sản phẩm như sau

Đơn giá của từng loại

Giá bán/sản phẩm

Quy cách đóng

Sữa thanh trùng (ml)

25,000 đ /950 ml

Sữa chua uống (ml) 8,000 đ /170 ml

Sữa chua ăn 4,000 đ /100 gr

Bánh Caramen 3,000 đ /55 gr

Bánh mì 1,500 đ /cái Các giả định:

Khi mới đi vào hoạt động công suất của nhà máy chỉ đạt khoảng 50%, đến năm 2012 đạt 75% và 100% trong các năm tiếp theo.

Số ngày hoạt động của nhà máy là 292 ngày/nămĐơn giá tăng 5%/năm

TT

NĂM 2011 2012 2013 2014 2015

TÊN SẢN PHẨM 1 2 3 4 51 Sữa thanh trùng 3,437,500 21,656,250 30,318,750 31,834,688 33,426,422

Công suất thực tế 50% 75% 100% 100% 100%Sản lượng 275,000 1,100,000 1,100,000 1,100,000 1,100,000

Đơn giá/sản phẩm 25.00 26.25 27.56 28.94 30.392 Sữa chua uống 3,500,000 22,050,000 30,870,000 32,413,500 34,034,175

Công suất thực tế 50% 75% 100% 100% 100%Sản lượng 875,000 3,500,000 3,500,000 3,500,000 3,500,000

Đơn giá/sản phẩm 8 8.40 8.82 9.26 9.723 Sữa chua ăn 9,000,000 56,700,000 79,380,000 83,349,000 87,516,450

Công suất thực tế 50% 75% 100% 100% 100%Sản lượng 4,500,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000

Đơn giá/sản phẩm 4 4.20 4.41 4.63 4.864 Bánh Caramen 750,000 4,725,000 6,615,000 6,945,750 7,293,038

Công suất thực tế 50% 75% 100% 100% 100%Sản lượng 500,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 52

http://lapduan.com.vn

Page 54: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Đơn giá/sản phẩm 3 3.15 3.31 3.47 3.65

5 Bánh mì 1,314,000 8,278,200 11,589,480 12,168,954 12,777,402Công suất thực tế 50% 75% 100% 100% 100%

Sản lượng 1,752,000 7,008,000 7,008,000 7,008,000 7,008,000Đơn giá/sản phẩm 1.5 1.58 1.65 1.74 1.82

TỔNG 18,001,500 113,409,450 158,773,230 166,711,892 175,047,486TT

NĂM 2016 2017 2018 2019 2020

TÊN SẢN PHẨM 6 7 8 9 101 Sữa thanh trùng 35,097,743 36,852,630 38,695,262 40,630,025 42,661,526

Công suất thực tế 100% 100% 100% 100% 100%Sản lượng 1,100,000 1,100,000 1,100,000 1,100,000 1,100,000

Đơn giá/sản phẩm 31.91 33.50 35.18 36.94 38.782 Sữa chua uống 35,735,884 37,522,678 39,398,812 41,368,752 43,437,190

Công suất thực tế 100% 100% 100% 100% 100%Sản lượng 3,500,000 3,500,000 3,500,000 3,500,000 3,500,000

Đơn giá/sản phẩm 10.21 10.72 11.26 11.82 12.413 Sữa chua ăn 91,892,273 96,486,886 101,311,230 106,376,792 111,695,632

Công suất thực tế 100% 100% 100% 100% 100%Sản lượng 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000

Đơn giá/sản phẩm 5.11 5.36 5.63 5.91 6.214 Bánh Caramen 7,657,689 8,040,574 8,442,603 8,864,733 9,307,969

Công suất thực tế 100% 100% 100% 100% 100%Sản lượng 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000

Đơn giá/sản phẩm 3.83 4.02 4.22 4.43 4.655 Bánh mì 13,416,272 14,087,085 14,791,440 15,531,012 16,307,562

Công suất thực tế 100% 100% 100% 100% 100%Sản lượng 7,008,000 7,008,000 7,008,000 7,008,000 7,008,000

Đơn giá/sản phẩm 1.91 2.01 2.11 2.22 2.33TỔNG 183,799,860 192,989,853 202,639,346 212,771,313 223,409,879

1. Doanh thu từ sữa thanh trùngVới công suất tối đa 1 năm nhà máy sản xuất ra 1,100,000,000 sản phẩm (1 sản phẩm

tương đương 950ml). Doanh thu đạt được năm 2012 là khoảng 21,700,000,000 đồng.2. Doanh thu từ sữa chua uống

Với công suất tối đa 1 năm nhà máy sản xuất ra 3,500,000,000 sản phẩm (1 sản phẩm tương đương 170ml). Doanh thu đạt được năm 2012 là khoảng 22,050,000,000 đồng.

3. Doanh thu từ sữa chua ănVới công suất tối đa 1 năm nhà máy sản xuất ra 18,000,000,000 sản phẩm (1 sản phẩm

tương đương 100gr). Doanh thu đạt được năm 2012 là khoảng 56,700,000,000 đồng.4. Doanh thu từ Bánh Caramen

Với công suất tối đa 1 năm nhà máy sản xuất ra 2,000,000,000 sản phẩm (1 sản phẩm tương đương 55gr). Doanh thu đạt được năm 2012 là khoảng 4,725,000,000 đồng.

5. Doanh thu từ Bánh mì t ươi

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 53

http://lapduan.com.vn

Page 55: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Với công suất tối đa 1 giờ nhà máy sản xuất ra 3,000 sản phẩm tương đương 1 năm nhà

máy sản xuất ra 7,008,000,000 sản phẩm. Doanh thu đạt được năm 2012 là khoảng 8,300,000,000 đồng.

X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự ánBáo cáo thu nhập của dự án:

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2011 2012 2013 2014 2015Doanh thu 18,001,500 113,409,450 158,773,230 166,711,892 175,047,486Chi phí hoạt động 15,791,436 88,974,152 123,637,405 129,819,275 136,310,239Chi phí nhân công 2,103,813 8,415,250 8,836,013 9,277,813 9,741,704Chi phí khấu hao 982,616 3,930,465 3,930,465 3,930,465 3,930,465Chi phí lãi Vay 4,253,681 7,443,941 5,742,469 4,040,997 2,339,524Lợi nhuận trước thuế -5,130,045 4,645,642 16,626,878 19,643,341 22,725,554Thuế TNDN (25%) 0 1,161,410 4,156,720 4,910,835 5,681,388Lợi nhuận sau thuế -5,130,045 3,484,231 12,470,159 14,732,506 17,044,165

Do nhà máy mới đi vào hoạt động từ Quý IV năm 2011 nên công suất cũng như chi phí chưa được tận dụng triệt để. Nên trong năm đầu chủ đầu tư lỗ 5,131,000,000 đồng. Tuy nhiên con số này chỉ là ước tính để đề phòng những biến động, rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhưng đến năm 2013 khi nhà máy hoạt động được hết công suất, tận dụng triệt để chi phí, thì lợi nhuận từ hoạt động của nhà máy gần 12,500,000,000 đồng. Ngoài khoản thu nhập từ lợi nhuận trước thuế chủ đầu tư còn có một khoảng thu nhập khác được tính vào chi phí đó là chi phí khấu hao tài sản. Lợi nhuận của nhà máy tăng dần vào các năm tiếp theo.

Bảng báo cáo ngân lưu:ĐVT: 1,000 đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015  0 1 2 3 4

NGÂN LƯU VÀO          Doanh thu 18,001,500 113,409,450 158,773,230 166,711,892 175,047,486Vay ngân hàng 36,988,529        Giá trị thanh lý          Tổng ngân lưu vào 54,990,029 113,409,450 158,773,230 166,711,892 175,047,486NGÂN LƯU RA          Chi phí đầu tư ban đầu 52,840,755        Chi phí hoạt động 15,791,436 88,974,152 123,637,405 129,819,275 136,310,239Chi phí nhân công 2,103,813 8,415,250 8,836,013 9,277,813 9,741,704Chi phí Nợ vay 6,103,107 14,841,647 13,565,543 11,438,702 9,737,230Tổng ngân lưu ra 76,839,110 112,231,049 146,038,960 150,535,791 155,789,173Ngân lưu ròng trước thuế -21,849,082 1,178,401 12,734,270 16,176,101 19,258,313

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 54

http://lapduan.com.vn

Page 56: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------Thuế TNDN (25%) 0 1,161,410 4,156,720 4,910,835 5,681,388Ngân lưu ròng sau thuế -21,849,082 16,991 8,577,550 11,265,265 13,576,925Hệ số chiết khấu 1.00 0.79 0.63 0.50 0.40Hiện giá ngân lưu ròng -21,849,082 13,485 5,402,841 5,631,574 5,386,656Hiện giá tích luỹ -21,849,082 -21,835,597 -16,432,756 -10,801,182 -5,414,527

Năm 2016 2017 2018 2019 2020  5 6 7 8 9

NGÂN LƯU VÀO    Doanh thu 183,799,860 192,989,853 202,639,346 212,771,313 223,409,879Vay ngân hàng          Giá trị thanh lý          Tổng ngân lưu vào 183,799,860 192,989,853 202,639,346 212,771,313 223,409,879NGÂN LƯU RA          Chi phí đầu tư ban đầu          Chi phí hoạt động 143,125,751 150,282,039 157,796,140 165,685,948 173,970,245Chi phí nhân công 10,228,789 10,740,228 11,277,240 11,841,102 12,433,157Chi phí Nợ vay 6,186,331        Tổng ngân lưu ra 159,540,871 161,022,267 169,073,380 177,527,049 186,403,402Ngân lưu ròng trước thuế 24,258,989 31,967,586 33,565,966 35,244,264 37,006,477Thuế TNDN (25%) 6,469,201 7,009,280 7,453,435 8,006,691 8,447,244Ngân lưu ròng sau thuế 17,789,788 24,958,306 26,112,530 27,237,573 28,559,233Hệ số chiết khấu 0.31 0.25 0.20 0.16 0.12Hiện giá ngân lưu ròng 5,601,677 6,237,231 5,179,110 4,287,499 3,567,891Hiện giá tích luỹ 187,150 6,424,381 11,603,491 15,890,991 19,458,882

NPV 33,715,104IRR 47%Tpb 5 năm 2 tháng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 55

http://lapduan.com.vn

Page 57: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------

TT Chỉ tiêu

1Tổng mức đầu tư bao gồm thuế GTGT 10% (1,000 đồng)

52,850,000

2 Giá trị hiện tại thực NPV (1,000 đồng) 33,720,0003 Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR (%) 47%4 Thời gian hoàn vốn (năm) 5 năm 2 tháng  Đánh giá Hiệu quả

Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 19 năm kể cả năm đầu tư và năm thanh lý.

Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị khấu hao của tài sản năm thứ 19 và giá trị thuê đất còn lại (không tính giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án).

Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao), chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn lãi vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay là re = 26%

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Giá trị hiện tại thuần của dự án là :NPV = 33,720,000,000 đồng >0 Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 47% > 26%Thời gian hoàn vốn tính là 5 năm 2 tháng (không tính thời gian đầu tư)Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án

mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đề ra.

X.4. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hộiX.4.1. Xã hội

- Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế dân doanh.- Tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân như Bột mỳ, trứng gà& các thực phẩm khác.- Đóng góp đáng kể vào việc cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người dân địa

phương, hạn chế các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội.- Thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, tận dụng lao

động nhàn rỗi. Cụ thể nhà máy sản xuất sẽ thu hút khoảng gần 100 công nhân làm việc thường xuyên trong năm với mức thu nhập cạnh tranh.

X.4.2. Kinh tế- Phát triển nhà máy sản xuất Bánh mì tươi và Sữa chua với quy mô lớn đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng của thị trường.- Dự án đầu tư sản xuất Bánh mỳ và Sữa chua sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế cao cho nhà

đầu tư- Thúc đẩy ngành dịch vụ trong vùng phát triển, tạo thu nhập cho người dân.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 56

http://lapduan.com.vn

Page 58: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------- Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu

quả kinh tế ngày càng cao.- Xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế huyện Ba Vì nói chung

ngày càng lớn mạnh và giàu có.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 57

http://lapduan.com.vn

Page 59: Lap du an banh mi sua

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sữa các loại và bánh mì tươihttp://lapduan.com.vn

--------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XI.1. Kết luậnViệc thực hiện đầu tư Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi

góp phần vào việc phát triển KT- XH khu vực hai huyện Đan Phượng và Ba Vì nói riêng và kinh tế thành phố Hà Nội nói chung.

Báo cáo thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất sữa các loại và bánh mì tươi là cơ sở để nhà đầu tư triển khai các nguồn lực để phát triển.

Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động.

Đặc biệt là dự án ra đời giải quyết mối quan tâm lo lắng của người nông dân, giúp họ cải thiện đời sống.

Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau: - Mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư.- Cải thiện tư tưởng và đời sống cho người nông dân- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước- Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ mang lại

nhiều hiệu quả.

XI.2. Kiến nghịVới thị trường đang có nhu cầu lớn về sữa các loại và bánh mì tươi, giảm nhập khẩu

và đang đẩy mạnh để xuất khẩu đang là chiến lược và xu hướng của đất nước ta trong ngành này. Do đó việc ra đời của dự án rất phù hợp với tình hình chung của xã hội trong vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Hơn thế nữa dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người. Điều đó cho thấy dự án rất khả thi về nhiều mặt.

Đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư để dự án sớm đưa vào hoạt động và thực hiện những bước tiếp theo

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

CHỦ ĐẦU TƯ

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 58

http://lapduan.com.vn