12
THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN (Ngày lập: 13/09/2014) Mục lục 1. Quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân .............................................................................................2 2. Xây dựng thương hiệu cá nhân từ mức trung bình .............................................................................4 3. Tạo dựng thương hiệu cá nhân với mạng xã hội .................................................................................5 4. Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân: hãy là chính mình............................................................8 5. Chuyên gia nói về xây dựng thương hiệu cá nhân ............................................................................ 10

Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

(Ngày lập: 13/09/2014)

Mục lục

1. Quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân .............................................................................................2

2. Xây dựng thương hiệu cá nhân từ mức trung bình .............................................................................4

3. Tạo dựng thương hiệu cá nhân với mạng xã hội .................................................................................5

4. Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân: hãy là chính mình............................................................8

5. Chuyên gia nói về xây dựng thương hiệu cá nhân ............................................................................ 10

Page 2: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

1. Quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là hình ảnh, giá trị bản thân của một cá nhân giúp người khác phân

biệt được cá nhân đó với mọi người xung quanh. Thương hiệu cá nhân phản ánh tính cách,

năng lực, giá trị cốt lõi và các thành tích… mà một cá nhân tạo dựng được trong quá trình học

tập, làm việc với những người xung quanh.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là cái cách làm cho người khác chấp nhận tính cách của bạn,

có thể thông qua môi trường cá nhân hoặc môi trường công việc. Một thương hiệu cá nhân

không phải là chính bạn, nó là sự phản ánh tính cách, năng lực và giá trị cốt lõi của bạn.

Nhưng không có nghĩa là bạn đánh mất chính mình, nó là việc định hình tính cách riêng vốn

có của bạn thích ứng với sự chấp nhận của một nhóm người mà bạn đang ảnh hưởng.

Vấn đề then chốt trong xây dựng thương hiệu cá nhân là hãy vạch rõ chính mình thay vì để

người khác làm công việc đó. Bạn phải có khả năng ảnh hưởng đến mọi người để họ chấp

nhận bạn là ai theo cách mà bạn mong muốn dựa trên những giá trị, điểm mạnh, mục tiêu và

cá tính riêng của bạn.

8 quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân

Quy luật của sự chi tiết hóa: một thương hiệu lớn phải tập trung thật chính xác và chi tiết

vào hoặc một điểm mạnh nhất, hoặc một tài năng nổi bật nhất, hoặc một thành tựu quan trọng

nhất. Bạn có thể chi tiết hóa theo một trong những cách như sau: năng lực, hành vi, phong

cách sống, tầm nhìn…

Quy luật của lãnh đạo: bạn phải có quyền lực hoặc sự tín nhiệm của nhóm người quan hệ

của riêng mình, có ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm người ấy. Khả năng lãnh đạo xuất phát từ

những tài năng tuyệt vời của bạn, vị trí hiện tại của bạn và sự công nhận của nhóm người

quan hệ đối với bạn.

Quy luật của cá tính riêng: một thương hiệu lớn phải được tạo dựng trên nền tảng của

những cá tính riêng và những thói xấu của cá nhân bạn. Quy luật này phần nào tháo bỏ áp lực

cho quy luật của sự lãnh đạo rằng: bạn là người luôn luôn tốt nhưng bạn không phải là người

hoàn hảo.

Quy luật của sự khác biệt hóa: một thương hiệu cá nhân hiệu quả luôn cần phải khẳng định

là khác biệt đối với những người khác.

Quy luật của sự dễ nhận dạng: một thương hiệu cá nhân phải được gợi nhắc lặp đi lặp lại

liên tục, cho đến khi nó tự ghi dấu một cách có ý thức vào trong đầu của một nhóm cộng

đồng. Sự dễ nhận dạng tạo ra khả năng thừa nhận về mặt chất lượng. Người ta cho rằng bởi vì

Page 3: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

họ phải liên tục thấy một người và hiển nhiên người ấy sẽ trở nên nổi bật hơn, đáng tin tưởng

hơn so với những người khác.

Quy luật của sự thống nhất: một cá nhân ẩn sau một thương hiệu phải thống nhất thực hiện

theo đạo đức và hành vi đã được xây dựng từ trước cho thương hiệu cá nhân đó. Lúc đó, tính

cách cá nhân phải phản ánh được bản chất thương hiệu trong cộng đồng.

Quy luật của sự bền bỉ: Bất cứ một thương hiệu cá nhân nào cũng cần thời gian để phát

triển. Hãy kiên nhẫn chăm sóc cho thương hiệu của bạn.

Quy luật của sự thiện chí: một thương hiệu cá nhân sẽ được kéo dài hơn cá nhân ẩn đằng

sau thương hiệu ấy biết cách củng cố tốt thương hiệu. Cá nhân phải biết tạo ra một ý tưởng

đầy thiện chí đối với cộng đồng của mình, để từ đó được sự ủng hộ tích cực hơn từ họ.

Xây dựng thương hiệu cá nhân thường nhắm đến một số lợi ích sau:

- Làm tăng khả năng nhận dạng của bản thân bạn trước cộng đồng

- Làm tăng giá trị của những gì bạn đã làm

- Gia tăng sự tự tin của bản thân

- Dễ dàng nhận được sự ủng hộ khi mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác

- Dễ thu hút và duy trì mối quan hệ tốt với những người xung quanh bạn.

- Gia tăng sự ủng hộ của mọi người đối với mỗi quyết định của bạn

Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ không hiệu quả nếu:

- Bạn muốn dễ dàng nổi tiếng

- Bạn muốn che đậy sự bất tài của cá nhân

- Bạn muốn thành công mà không phải lao động vất vả.

Xây dựng thương hiệu cá nhân thật sự rất cần thiết cho bất kỳ ai, cho dù bạn là lãnh đạo, nhà

quản lý hay nhân viên bình thường. Nếu bạn có một nghề nghiệp, một công việc yêu thích để

làm cũng như những mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống thì việc xây dựng một thương hiệu cá

nhân sẽ giúp bạn dễ dàng có được thành công hơn.

Trong chuyên mục về xây dựng thương hiệu cá nhân tuần tới tôi sẽ viết về nội dung: Làm thế

nào để xây dựng thương hiệu cá nhân bắt đầu từ vị trí hiện tại. Rất mong các bạn quan tâm

đến chuyên đề này thường xuyên ghé thăm và cùng thảo luận.

Xem: http://lethanhtrong.com/quy-luat-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan

Page 4: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

2. Xây dựng thương hiệu cá nhân từ mức trung bình

Thương hiệu cá nhân thật sự cần thiết cho lãnh đạo doanh nghiệp. Vậy những nhân viên

bình thường có cần thiết xây dựng thương hiệu cho riêng mình không?

Trong bài viết kỳ trước về chủ đề này tôi đã chia sẻ 8 quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân,

hôm nay tôi tiếp tục chia sẻ các bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho các bạn tự đánh giá

mình đang ở mức trung bình và không có đặc điểm nổi bật. Nội dung bài viết là lời khuyên

của các chuyên gia nhân sự của các tập đoàn lớn chia sẻ trên đài truyền hình FBNC. Tôi xin

hệ thống hóa một cách dễ hiểu nhất và chia sẻ các lời khuyên này đến các bạn.

Thông điệp thương hiệu của bạn

Thương hiệu cá nhân là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: Tính cách, phong cách, tư cách,

năng lực cốt lỗi và giá trị nền tảng của bạn. Các yếu tố này cần hòa quyện vào nhau để tạo

thành vài điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận diện nhất đối với người khác.

Thương hiệu cá nhân được chấp nhận rộng rãi khi thông điệp của nó gắn liền với những giá trị

mang tính thời đại. Đồng thời người xây dựng thương hiệu cần có sự nhất quán giữa lời nói và

việc làm; và phải giữ gìn liên tục theo thời gian. Theo lời khuyên giá trị lõi của bản thân bạn

tạo ra thông điệp có thể phục vụ cho cộng đồng sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Sức mạnh thương hiệu nằm ở giá trị chia sẻ với cộng đồng

Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân từ mức trung bình

Trước tiên bạn hãy xem lại trong quá khứ xem mình đã có thành tích gì chưa? Những thành

tích nhỏ nhất cũng được ghi nhận như thi đậu vào trường bạn đang học hay đóng góp tích cực

vào phong trào sinh viên tình nguyện… Nó chính là kinh nghiệm của bản thân bạn trong cả

Page 5: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

quá trình đạt các thành tích đó. Điều này cũng giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xây dựng

thương hiệu.

Thứ hai, cần xác định đam mê (PQ) của bạn. Xây dựng thương hiệu dựa trên niềm đam mê

với sự nhất quán và thực hiện liên tục chắc chắn sẽ bền vững nhất. Nếu bạn chưa có niềm đam

mê thì bạn phải xác định điểm mạnh của bản thân. Thời gian hoàn thành sẽ ngắn hơn nếu bạn

thực hiện những việc đúng sở trường của mình.

Plus: Hãy tham khảo bài viết về 7 loại trí thông minh và xác định tính cách theo MBTI để

dễ dàng xác định điểm mạnh của bạn.

Thứ ba, cần xác định xem bạn đang có kiến thức và kỹ năng gì? Việc xác định bạn đang thiếu

kiến thức và kỹ năng nào để có thể tự tin thực hiện mục tiêu là cần thiết. Nếu bạn đang thiếu

kiến thức và kỹ năng thì bạn phải tự hoàn thiện hoặc theo học các chuyên gia.

Cuối cùng, cần chia sẻ kế hoạch với người thân hoặc bạn bè của bạn. Những người bạn tin

tưởng sẽ theo dõi, góp ý chân thành và động viên bạn trên con đường bạn đã chọn.

Chúc cho bạn luôn thành công và nổi bật với thương hiệu cá nhân đã chọn.

Xem thêm: http://lethanhtrong.com/xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan-tu-trung-binh

3. Tạo dựng thương hiệu cá nhân với mạng xã hội

Cùng với xu thế phát triển của xã hội thông tin cùng với Web 2.0, việc tạo dựng thương

hiệu cá nhân trên mạng xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong cuốn sách “Đam mê

bí quyết tạo thành công“, tác giả Stephen R. Covey cũng khuyên nên tạo một Blog cá nhân để

xây dựng mối quan hệ và tạo dựng sự nghiệp. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, việc

tạo dựng một thương hiệu cá nhân tích cực trên mạng xã hội sẽ góp phần không nhỏ trong

việc đưa bạn đến cơ hội nghề nghiệp mơ ước.

Page 6: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

Xây dựng ngôi làng trên mạng xã hội

Để tạo dựng một thương hiệu cá nhân với hình ảnh và giá trị tích cực, các bạn cần thực hiện 6

bước sau đây:

Định vị bản thân

Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong việc tạo dựng thương hiệu cá nhân của

bạn trên mạng xã hội. Bạn phải trả lời thật rõ ràng, ngắn gọn câu hỏi: Bạn là ai? Tính cách của

bạn là gì? Hãy xác định bạn đang có những kỹ năng nổi bật nào, trình độ học vấn cũng như

chuyên môn của bạn, kinh nghiệm và thành tích bạn đã đạt được, năng lực của bạn. Bạn phải

xác định đúng điểm mạnh của bản thân và điểm khác biệt rõ ràng với các cá nhân khác. Đặc

biệt, nếu bạn có sự đam mê trong lĩnh vực đặc biệt nào đó thì hãy xây dựng thương hiệu của

mình đi cùng với sự đam mê của mình.

Bạn cũng cần xác định thông điệp thương hiệu và giá trị mà nó mang đến cho cộng đồng

mạng. Thông điệp bạn chia sẻ càng phù hợp với thời cuộc và mang lại giá trị tích cực cho

cộng đồng sẽ càng dễ dàng được chấp nhận.

Kiến tạo thương hiệu

Nếu bạn chưa đăng ký tham gia mạng xã hội nào thì hãy tạo cho mình một tài khoản tại các

mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Google Plus… Bạn có thể đăng ký tham gia cùng lúc

nhiều mạng xã hội. Tiếp theo, bạn phải cập nhật profile cá nhân gồm Tên, ngày sinh, nơi sinh,

avatar, hình ảnh đại diện, trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm. Tên và hình

ảnh thể hiện phải là chính bạn, đừng đặt những cái tên như Hoàng tử bạch mã, Công chúa lọ

lem…

Nếu bạn có khả năng nói lưu loát và hài hước thì hãy tạo cho riêng mình một video độc đáo

giới thiệu và chia sẻ câu chuyện thương hiệu xoay quanh thông điệp thương hiệu của bạn.

Tạo dựng các mối quan hệ

Page 7: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

Trước tiên, hãy gửi các yêu cầu kết bạn với bạn bè cũ của bạn. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi được

gặp lại những người bạn rất lâu hoặc những người bạn không còn nhớ chỉ bằng việc click

chuột và gõ bàn phím! Tiếp theo, bạn hãy gửi yêu cầu kết bạn đến bạn đồng nghiệp, cấp quản

lý của mình. Cuối cùng, hãy chủ động mở rộng mối quan hệ bằng cách tham gia các cộng

đồng hoặc hiệp hội trong lĩnh vực bạn đang làm việc.

Xây dựng nội dung

Đây chỉ là việc cập nhật tình trạng của mình trên mạng xã hội hoặc tham gia bình luận tình

trạng của bạn bè. Nội dung và hình ảnh chia sẻ của bạn đừng nên mang tính phản cảm. Lời

khuyên của tôi: hãy thường xuyên chia sẻ các thông điệp mang lại giá trị tích cực cho cộng

đồng. Bạn cũng cần thay đổi cách chia sẻ tùy theo đặc thù của các mạng xã hội.

Nếu bạn có khả năng viết tốt, hãy cập nhật những bài viết cá nhân về các chủ đề mang tính

thời cuộc. Các bài viết cần thể hiện rõ ràng suy nghĩ của bạn về chủ đề mà bạn thật sự quan

tâm.

Lắng nghe và phản hồi

Có thể, bạn sẽ gặp phải sự phê bình của bạn bè hoặc những người có ảnh hưởng vì những chia

sẻ mang tính chủ quan cá nhân của mình. Điều này là chuyện rất thường xuyên xảy ra kể cả

trong đời sống thực tế hay trên mạng xã hội. Hãy thật lòng lắng nghe và sẵn sàng học hỏi từ

cộng đồng của bạn.

Lời khuyên của tôi

Khi quyết định tham gia mạng xã hội để xây dựng cộng đồng mối quan hệ của bạn, tức là bạn

đã chấp nhận mất thời gian cho hoạt động này. Gần đây, có rất nhiều bài viết cho rằng không

nên tham gia các mạng xã hội, quyền quyết định là của bạn. Bạn hãy xác định khoảng thời

gian hợp lý để tham gia mà không làm ảnh hưởng các công việc quan trọng khác của mình.

Hãy trả lời câu hỏi sau để quyết định cho mình: Bạn chia sẻ và đóng góp điều gì với cộng

đồng và ngược lại bạn học hỏi được gì từ cộng đồng của bạn?

Mạng xã hội thể hiện cá tính, giá trị của bạn với cộng đồng. Bạn đừng cố gắng thể hiện mình

ở trên mạng khác với thực tế. Bạn ở thực tế thế nào thì bạn ở cộng đồng mạng cũng như vậy.

Hãy kiên trì thực hiện một cách thống nhất và bền bỉ thương hiệu cá nhân của bạn. Bởi vì

thương hiệu không thể được tạo dựng trong vài ngày. Nó đòi hỏi bạn thật sự kiên trì thực hiện

và có niềm tin với thương hiệu của chính mình.

Xem: http://lethanhtrong.com/tao-dung-thuong-hieu-ca-nhan-voi-mang-xa-hoi

Page 8: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

4. Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân: hãy là chính mình

Gia nhập vào công ty truyền thông Ogilvy & Mather năm 1971, Shelly Lazarus là một

trong số rất ít phụ nữ làm việc trong lĩnh vực quảng cáo thời điểm đó. 26 năm sau, với hàng

loạt hợp đồng thành công với các khách hàng lớn như IBM, Ford, American Express và

Unilever, Shelly Lazarus đã bước lên vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành Ogilvy & Mather –

công ty quảng cáo, marketing và PR quốc tế với 450 văn phòng đại diện ở 161 thành phố của

120 quốc gia, số lượng nhân viên xấp xỉ 18.000 người, trụ sở chính đặt tại Manhattan (New

York, Mỹ).

Joan Solotar – Giám đốc cấp cao công ty quản lý tài sản thay thế và sở hữu cá nhân toàn cầu

Blackstone, đã có cuộc nói chuyện cùng Shelly Lazarus về việc xây dựng hình ảnh bản thân.

Trong phần phỏng vấn ngắn này, Lazarus đã chia sẻ quan điểm về vai trò của thương hiệu cá

nhân (nhân hiệu) trong sự nghiệp, và vì sao hãy là chính mình là chiến lược xây dựng hình

ảnh cá nhân tốt nhất cho các doanh nhân.

* Thương hiệu cá nhân đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp của bà, và đâu là cách tốt

nhất để xây dựng thương nhân hiệu?

Khi nói về thương hiệu cá nhân, mọi người thường cho rằng bản thân phải tìm kiếm một nhận

dạng, hình mẫu ứng xử nào đó từ bên ngoài trong khi điều thực sự hiệu quả là lối ứng xử của

chính bạn. Trong sự nghiệp của mình, tôi may mắn được làm việc với rất nhiều CEO ở đa

dạng lĩnh vực và quốc gia. Và hầu hết những cá nhân thành công tôi biết đều rất thoải mái

sống đúng với cá tính của mình.

Theo tôi, lợi ích lớn nhất khi sống đúng với bản thân mình chính là khả năng phục hồi năng

lực khi đối diện với các khó khăn, một điều quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Nếu như

ngày nào bạn cũng phải tốn năng lượng cho việc khoác một cái “áo” không phải của mình sẽ

làm cho bạn bị kiệt sức về tinh thần và không còn đủ tỉnh táo để xử lý công việc.

Ngược lại, nếu bạn thực sự phấn khích về những việc đang làm, thoải mái với cách thể hiện

riêng của bản thân thì những tia sáng say mê sẽ phát ra từ ánh mắt của bạn. Chúng sẽ thu hút

người khác, tạo động lực thúc đẩy họ song hành cùng bạn.

* Nhưng làm thế nào có thể là “chính mình” khi không chắc chắn về phản ứng của người

xung quanh về cá tính của bản thân?

Page 9: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

Pháp luật không cấm một ai đó bày tỏ suy nghĩ của mình. Đặc biệt nếu bạn đang trình bày về

những gì bạn thực sự say mê thì tôi nghĩ rằng không có bất cứ ai cảm thấy bị phiền vì điều đó.

Vấn đề ở đây không phải là bạn nói gì mà là bạn nói như thế nào.

Lấy ví dụ từ bản thân tôi. Về phía mình tôi luôn cố gắng bày tỏ rõ ràng, mạch lạc quan điểm

cá nhân theo một cách thân thiện. Do đó, đa phần mọi người thường nhận xét là tôi cười quá

nhiều nhưng vẫn quyết đoán. Vì vậy, không nhất thiết cá tính là phải cố gắng gồng mình để tỏ

ra mạnh mẽ. Hãy dẫn dắt câu chuyện bằng sự duyên dáng, nếu đó là điều bạn thực sự muốn.

* Vậy thì lời khuyên của bà dành cho những ai e ngại việc có thể gây ra sai lầm khi bộc lộ

bản thân là gì?

Vào khoảng thời gian mới bắt đầu sự nghiệp, tôi đang ở trong phòng của giám đốc thì nhân

viên kế hoạch truyền thông bước vào. Cô ấy đang trong tâm trạng vô cùng hoảng loạn vì sắp

phải trình bày kế hoạch trước một khách hàng lớn mà máy tính lại đột nhiên bị hư. Trong tâm

trạng rối bời, cô ấy cứ đi qua đi lại khắp phòng. Giám đốc của tôi khi đó đã đến trước mặt cô

ấy, ghì chặt và lắc mạnh vai cô ấy, nói: “Karen, cô nghĩ là người ta sẽ làm gì cô? Đừng có trẻ

con như vậy!”.

Thực tế, bất kể tình huống như thế nào xảy ra, nếu bạn chứng minh được giá trị của mình với

công ty thì người ta sẽ không sa thải bạn. Nếu ai đó nghĩ rằng ý tưởng của bạn không có gì

đặc sắc. Thì đã sao? Bạn sẽ tự trách bản thân mình trong nhiều tuần sau đó nhưng họ thì quên

ngay chỉ sau 5 phút. Vì vậy hãy mạnh dạn nắm lấy cơ hội. Hãy nói lên suy nghĩ của mình.

Không có gì quá tệ hại đến mức không cứu vãn được ở ngoài kia cả.

* Ai là người theo bà có thương hiệu cá nhân mạnh mẽ nhất?

David Ogilvy, người sáng lập ra công ty truyền thông của chúng tôi, ông là một trong những

người bán hàng giỏi nhất thế giới. David có cách thể hiện cá tính bản thân rất riêng, như mặc

váy đi làm, yêu cầu 5 hũ mứt nhỏ loại dùng bữa sáng ở khách sạn và một cái muỗng trong khi

dùng bữa tối với khách hàng chẳng hạn.

David từng nói “nếu bạn không đủ thông minh thì ít nhất cũng phải trở nên đáng nhớ”. Và

tin tôi đi, nếu bạn gặp David một lần, bạn sẽ không thể nào quên ông ta được.

* Thương hiệu cá nhân có thay đổi nếu một cá nhân được thăng tiến lên chức vụ cao hơn

không?

Đây tiếp tục là một ngộ nhận phổ biến khác rằng khi được thăng chức lên vị trí lãnh đạo, bạn

cần hành xử khác đi: bạn cần phải nghiêm túc, lý trí và tỉnh táo hơn. Nhưng những điều này

chẳng hỗ trợ gì nhiều cho bạn cả. Thương hiệu cá nhân tồn tại trong chính trái tim và nhận

Page 10: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

thức của những người tiếp xúc với bạn. Nếu bạn cố gắng để thay đổi chúng đi, tức là bạn đang

đẩy mọi người ra xa.

Sau 40 làm việc, tôi vẫn cố gắng giữ lấy tất cả những tính cách riêng đã giúp tôi gắn kết với

cả khách hàng lẫn nhân viên của mình.

* Vậy cuối cùng, những nhà lãnh đạo có tham vọng trở nên đáng nhớ trong tổ chức của mình

nên làm gì?

Chọn từ ngữ cẩn thận và nói những gì bạn thực sự hiểu rõ. Khi muốn mọi nhân viên tôn trọng

khách hàng, David đã nói “người tiêu dùng không phải là một người khờ khạo. Họ là người

bạn đời của bạn”.

Mỗi nhiệm kỳ của tôi tại Ogilvy, những copywriter trẻ luôn khát khao cải tổ những nguyên

tắc của công ty, nhưng ngay sau đó chúng tôi đã đều trở lại với những nguyên tắc cũ. Khi bạn

đang dẫn dắt một đội ngũ tiến lên phía trước thì đừng bao giờ để mất tiếng nói của mình.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

5. Chuyên gia nói về xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn thành công

trong cuộc sống và tăng giá trị bản thân.

Thạc sĩ Bùi Quang Vĩnh, chuyên gia giảng dạy về kỹ năng mềm, chia sẻ các ý kiến cùng cách

thức xây dựng thương hiệu cá nhân như sau:

Thương hiệu cá nhân hay còn gọi là nhân hiệu

Một sản phẩm hay một công ty cần có “thương hiệu” thì con người càng cần có “thương hiệu”

để tăng giá trị bản thân. Thương hiệu cá nhân theo chữ Hán là “Nhân hiệu”: “Nhân” là Người;

“Hiệu” là dấu hiệu nhận biết, phân biệt. “Nhân hiệu” là giá trị của một cá nhân nhờ vào các

nguồn lực sẵn có: Học vấn, thành tích trong kinh tế, xã hội... xây dựng nên. Nhân hiệu giúp

cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội.

Hiện DN khi tuyển dụng luôn đánh giá cao giá trị bản thân của ứng viên. Họ thường chú ý

những ứng viên có những điểm khác biệt về cá nhân. Nhờ vào “Nhân hiệu”, bạn có nhiều cơ

hội phát triển sự nghiệp và mở rộng lĩnh vực hoạt động. Song, điều này chỉ xảy ra đối với

những “Nhân hiệu” được xây dựng trên nền móng vững chắc.

Trong thực tế cuộc sống, người có “Nhân hiệu” có thể tác động và ảnh hưởng lớn đến hoạt

động của DN. Điều này dễ được nhìn thấy nhất ở giới làm nghệ thuật và thể thao: hoa hậu,

người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ, cầu thủ bóng đá…! Nhờ “Nhân hiệu”, họ có thể kiếm được rất

nhiều tiền, có nhiều người hâm mộ, nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và mở rộng lĩnh vực

hoạt động. Nhờ sự nổi tiếng, họ được xã hội chú ý, DN mời chào tham gia các chương trình

Page 11: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Họ có thể đứng ra quyên góp tiền làm từ thiện cho trẻ em

nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương và các chương trình từ thiện khác…

Nhìn chung có được “Nhân hiệu” sẽ giúp bạn làm được các việc có ý nghĩa cho bản thân và

cho xã hội. Nhiều “Nhân hiệu” đã và đang trường tồn với thời gian, ví dụ như tên tuổi: nhà

văn Nguyễn Du, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra đối với những

“Nhân hiệu” được xây dựng dựa trên nền móng vững chắc. Bản thân họ phải có tố chất, tài

năng thực thụ, có trình độ học vấn, có quá trình trải nghiệm, rèn luyện và học hỏi…

“Thực tế cũng đã có những “Nhân hiệu” bong bóng được xây dựng dựa trên các vụ tai tiếng

(scandal), công nghệ lăng xê…nhưng các “Nhân hiệu” này thường “bỗng dưng nổi tiếng” và

“bỗng dưng vụt tắt”.

Hãy thể hiện chính mình

“Vấn đề then chốt trong xây dựng “Nhân hiệu” là hãy thể hiện chính mình thay vì để người

khác làm việc đó. Bạn phải có khả năng ảnh hưởng đến mọi người để họ chấp nhận bạn là ai

theo cách mà bạn mong muốn, dựa trên những điểm mạnh, những giá trị, những mục tiêu và

những cá tính riêng của bạn. Như vậy, bạn phải biết “Nhân hiệu” của bạn phản ánh cái gì?

“Nhân hiệu” của bạn muốn phản ánh cái gì? Và bạn sẽ làm gì để nâng cao “Nhân hiệu” đó?

Bạn hãy thể hiện chính mình và những gì mình đại diện trước những người mà mình cần phải

tiếp xúc: những nhóm công chúng mục tiêu, những người hàng xóm, gia đình, bạn học, thậm

chí cả với những người đi đường. Hãy làm như thế liên tục và thật tự tin, thoải mái. Như vậy

là bạn đang thực hiện tốt công việc xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.

Để có được “Nhân hiệu”, bạn sẽ phải đối mặt với một số rủi ro. Mọi sự thay đổi dễ dẫn đến

nguy cơ lạc lối nếu bạn không biết cái gì phù hợp với mình, hay bị áp lực từ sự kỳ vọng của

mọi người. Khi bạn là người của công chúng, mọi hành động, mọi việc làm của bạn đều được

giám sát rất chặt chẽ. Điều này khiến bạn phải luôn luôn giữ hình ảnh của mình tươi, sạch. Là

người của công chúng, bạn phải thay đổi hoặc phải từ bỏ một số thói quen, niềm vui. Từ bỏ

các thói quen, niềm vui không dễ, phải tập dần dần và bạn phải luôn nhắc nhở mình trước khi

làm điều gì đó…

Bạn cũng sẽ bị quan sát kỹ hơn, bởi nhiều người hơn. Đặc biệt cuộc sống riêng tư của bạn có

thể bị xáo trộn, thậm chí bị xâm hại. Ngoài ra, bạn phải chịu áp lực từ chính bản thân mình, tự

bạn phải đề ra những kế hoạch thực hiện sao cho có kết quả tốt nhất. Và bạn còn bị áp đặt một

số cách hành xử theo công chúng, chẳng hạn đa số công chúng muốn bạn thể hiện theo ý thích

của họ, nếu không đáp ứng, bạn có thể sẽ bị mất đi sự ái mộ họ dành cho bạn, dù cách hành

xử đó bạn có thể không thích.

Ngoài ra, bạn phải chịu áp lực để giữ vị trí/ giá trị “Nhân hiệu”. Có thể bạn còn có cả kẻ thù,

đối nghịch từ những người thua cuộc… Nhìn chung, để có được nhân hiệu, bạn sẽ phải đối

mặt với mọi sự thay đổi cùng những cạm bẫy và thách thức.

Page 12: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân

Vươn đến mục tiêu với niềm tin mãnh liệt http://lethanhtrong.com

Lê Thanh Trông E-mail: [email protected]

“Truyền thông hữu ý và vô ý” - Diễn giả Quách Tuấn Khanh:

Giá trị một sản phẩm, dịch vụ chỉ đến được với đại chúng bằng con đường truyền thông hữu

ý. Song, giá trị bản thân của mỗi con người lại được thể hiện dưới nhiều phương cách khác

nhau, hoặc hữu ý, hoặc vô ý. Vô ý là vì đôi lúc, bạn chẳng cần lên chiến lược, mục tiêu để

giúp định vị hình ảnh bản thân, song chính sự xuất hiện của bạn trong những mối quan hệ,

trong những cách giao tiếp lại là cách bạn để người ta đánh giá về giá trị của bản thân bạn, dù

những đánh giá ấy có thể sai. Do đó, nếu bạn không ý thức xây dựng cho mình một hình ảnh

cá nhân, thì giá trị của bạn sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá bên ngoài của thiên hạ. Bởi vì những

gì người ta nghĩ, nói và đối xử với bạn tùy thuộc vào cách thức bạn tạo cho mình một giá trị

để định vị. Thế nên, tiến trình tạo lập hình ảnh, giá trị, hay thương hiệu cá nhân là một tiến

trình đòi hỏi bạn phải ra công xây dựng một cách có ý thức.

Đây là một quá trình đòi hỏi sự nhận thức đúng, sự nỗ lực và tập luyện nghiêm túc. Đó là

chưa kể đến việc nếu người khác đã có cái nhìn méo mó hay sai lệch về mình, hay quá khứ

của mình là một hình ảnh chưa đẹp do mình chưa có ý thức phải xây dựng hình ảnh cá nhân,

thì việc xây dựng lại một hình ảnh mới để thay thế hình ảnh cũ ấy lại càng đòi hỏi phải kiên

trì và phấn đấu nhiều hơn nữa. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch, chiến lược và

mục tiêu cụ thể.

Một thương hiệu cá nhân thành công là khi nhắc đến tên bạn, người ta sẽ nghĩ ngay đến

những nét tính cách, những giá trị đặc thù mà bạn đã tạo lập cho chính mình. Và điều quan

trọng của một thương hiệu cá nhân thành công không có nghĩa là bạn phải quảng bá tên tuổi

của mình càng rộng càng tốt, mà là để những ai biết đến bạn đều dành cho bạn một thái độ

trân trọng và đánh giá đúng những giá trị mà bạn thể hiện.

7 cách xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân

Hãy là chuyên gia trong lĩnh vực của mình

Hãy giúp đỡ mọi người bằng chuyên môn ấy

Tham dự vào cộng đồng trong lĩnh vực của bạn

Kết nối với mọi người liên quan

Đừng ngại chia sẻ những khía cạnh cá nhân

Lập và thực hiện kế hoạch khuyếch trương thương hiệu cụ thể, chi tiết

Luôn là chính mình

Xem các chuyên đề khác tại Lê Thanh Trông Blog

- Thói quen

- Khởi nghiệp

- Thành công

- Làm giàu

- Kỹ năng

- Sách hay