7
“ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô Tiến sĩ Đỗ Hữu Đức Để hạn chế tại nạn giao thông, ở nhiều nước trên thế giới đã có quy định bắt buộc xe tải, xe chở khách kinh doanh vận tải phải trang bị “Thiết bị giám sát hành trình của xe” (dưới đây gọi tắt là Thiết bị giám sát). Tại Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008, việc trang bị thiết bị này đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải ở Việt Nam cũng đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, các cơ quan chức năng có liên quan đang triển khai việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và lộ trình lắp đặt Thiết bị giám sát. Tuy nhiên, việc hiểu về khái niệm thiết bị này vẫn còn rất khác nhau, chưa thống nhất. Vẫn có ý kiến cho rằng các thiết bị đang được một số doanh nghiệp vận tải lắp thí điểm trên một số xe với mục đích chủ yếu là xác định vị trí xe đang hoạt động, kiểm soát việc chạy đúng, luồng đúng tuyến hay việc bỏ bến, bỏ khách đối với xe buýt... là “Thiết bị giám sát” được quy định trong luật. Bài viết này xin cung cấp cho các cơ quản quản lý và bạn đọc một số thông tin liên quan tới loại thiết giám sát đang được sử dụng tại một số nước. Thiết bị giám sát có tên quốc tế là “Tachograph”. Từ này được hình thành 2 từ gốc tiếng Hy lạp là “Ta- chos” – Tốc độ và “Graphein” – viết, ghi chép. Thiết bị giám sát có chức năng ghi và lữu trữ các thông tin liên quan tới việc vận hành xe trong một khoảng thời gian nào đó như: ai là người điều khiển xe, thời gian xe chạy, thời gian xe dừng, tốc độ xe, số km vận hành... Với các thông tin lưu trữ này, người ta có thể biết được người lái xe có thực hiện việc chạy đúng tốc độ cho phép hay không; có dừng, nghỉ theo quy định hay không và khi cần thiết, chúng còn được sử dụng cho việc phân tích nguyên nhân tai nạn. Ngoài ra, Thiết bị này còn phải được thiết kế, lắp đặt sao cho lực lượng thanh, kiểm tra (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông...) cũng có thể tiếp cận, truy xuất dữ liệu có trong thiết bị khi cần thiết. Trong một số tài liệu và ngôn ngữ hàng ngày, Thiết bị giám sát vừa trình bày còn được gọi là “Hộp đen”. Lịch sử phát triển Thiết bị giám sát đầu tiên là thiết bị được lắp và sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt vào năm 1835. Thiết bị này được hình thành từ ý tưởng của Max Maria von Weber. Đến năm 1902, một kỹ sư người Đức là Otto Schulze đã đăng ký bằng sáng chế cho loại thiết bị ghi tốc độ dựa trên hiệu ứng của dòng điện Phu-cô. Loại thiết bị này được sử dụng trên các xe của hãng ô tô E. Seignol ở Frankfurt/Main năm 1908. Sự phát triển có tính đột phá phải kể tới loại thiết bị của hãng Kienzle do kỹ sư Paul Riegger thiết kế vào thập niên 20 của thế kỷ trước. Đây chính là thiết bị khởi tổ của loại thiết bị theo dõi hành trình có kết cấu như một chiếc đồng hồ “Autorex –Uhr” được lắp trên các xe ô tô sau này. Thiết bị Kienzle cho phép ghi lại hành trình vận hành xe dưới dạng đồ thị Quãng đường - Thời gian. Ở Đức, việc bắt buộc các xe kinh doanh vận tải có khối lượng toàn bộ trên 7,5 tấn phải trang bị “Thiết bị giám sát” đã được quy định trong Luật An toàn Giao thông công bố ngày 19-12-1952. Hiện nay, việc trang bị Thiết bị giám sát đã được quy định bắt buộc cho tất cả các loại xe tải có khối lượng toàn bộ từ 3,5 tấn và xe khách trên 9 chỗ ngồi kinh doanh vận tải. Từ năm 1985, theo Quy định EEC 3821/85 thì việc trang bị Thiết bị giám sát đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên thuộc Liên hiệp châu Âu (EU). Tuy nhiên, cũng theo quy định trên, một số loại xe dưới đây không bắt buộc phải trang bị Thiết bị giám sát: - Xe chở khách theo tuyến có chiều dài tuyến không lớn hơn 50 km; - Xe có vận tốc lớn nhất không lớn hơn 40 km/h; - Xe vận chuyển vì mục đích nhân đạo, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe cứu hỏa; - Xe phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng; - Xe chạy thử phục vụ nghiên cứu, phát triển mẫu xe mới.

“ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

  • Upload
    lydat

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

“ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

Tiến sĩ Đỗ Hữu Đức

Để hạn chế tại nạn giao thông, ở nhiều nước trên thế giới đã có quy định bắt buộc xe tải, xe chở khách kinh doanh vận tải phải trang bị “Thiết bị giám sát hành trình của xe” (dưới đây gọi tắt là Thiết bị giám sát). Tại Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008, việc trang bị thiết bị này đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải ở Việt Nam cũng đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, các cơ quan chức năng có liên quan đang triển khai việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và lộ trình lắp đặt Thiết bị giám sát. Tuy nhiên, việc hiểu về khái niệm thiết bị này vẫn còn rất khác nhau, chưa thống nhất. Vẫn có ý kiến cho rằng các thiết bị đang được một số doanh nghiệp vận tải lắp thí điểm trên một số xe với mục đích chủ yếu là xác định vị trí xe đang hoạt động, kiểm soát việc chạy đúng, luồng đúng tuyến hay việc bỏ bến, bỏ khách đối với xe buýt... là “Thiết bị giám sát” được quy định trong luật. Bài viết này xin cung cấp cho các cơ quản quản lý và bạn đọc một số thông tin liên quan tới loại thiết giám sát đang được sử dụng tại một số nước.

Thiết bị giám sát có tên quốc tế là “Tachograph”. Từ này được hình thành 2 từ gốc tiếng Hy lạp là “Ta-chos” – Tốc độ và “Graphein” – viết, ghi chép. Thiết bị giám sát có chức năng ghi và lữu trữ các thông tin liên quan tới việc vận hành xe trong một khoảng thời gian nào đó như: ai là người điều khiển xe, thời gian xe chạy, thời gian xe dừng, tốc độ xe, số km vận hành... Với các thông tin lưu trữ này, người ta có thể biết được người lái xe có thực hiện việc chạy đúng tốc độ cho phép hay không; có dừng, nghỉ theo quy định hay không và khi cần thiết, chúng còn được sử dụng cho việc phân tích nguyên nhân tai nạn. Ngoài ra, Thiết bị này còn phải được thiết kế, lắp đặt sao cho lực lượng thanh, kiểm tra (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông...) cũng có thể tiếp cận, truy xuất dữ liệu có trong thiết bị khi cần thiết. Trong một số tài liệu và ngôn ngữ hàng ngày, Thiết bị giám sát vừa trình bày còn được gọi là “Hộp đen”.

Lịch sử phát triển

Thiết bị giám sát đầu tiên là thiết bị được lắp và sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt vào năm 1835. Thiết bị này được hình thành từ ý tưởng của Max Maria von Weber. Đến năm 1902, một kỹ sư người Đức là Otto Schulze đã đăng ký bằng sáng chế cho loại thiết bị ghi tốc độ dựa trên hiệu ứng của dòng điện Phu-cô. Loại thiết bị này được sử dụng trên các xe của hãng ô tô E. Seignol ở Frankfurt/Main năm 1908. Sự phát triển có tính đột phá phải kể tới loại thiết bị của hãng Kienzle do kỹ sư Paul Riegger thiết kế vào thập niên 20 của thế kỷ trước. Đây chính là thiết bị khởi tổ của loại thiết bị theo dõi hành trình có kết cấu như một chiếc đồng hồ “Autorex –Uhr” được lắp trên các xe ô tô sau này. Thiết bị Kienzle cho phép ghi lại hành trình vận hành xe dưới dạng đồ thị Quãng đường - Thời gian. Ở Đức, việc bắt buộc các xe kinh doanh vận tải có khối lượng toàn bộ trên 7,5 tấn phải trang bị “Thiết bị giám sát” đã được quy định trong Luật An toàn Giao thông công bố ngày 19-12-1952. Hiện nay, việc trang bị Thiết bị giám sát đã được quy định bắt buộc cho tất cả các loại xe tải có khối lượng toàn bộ từ 3,5 tấn và xe khách trên 9 chỗ ngồi kinh doanh vận tải. Từ năm 1985, theo Quy định EEC 3821/85 thì việc trang bị Thiết bị giám sát đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên thuộc Liên hiệp châu Âu (EU). Tuy nhiên, cũng theo quy định trên, một số loại xe dưới đây không bắt buộc phải trang bị Thiết bị giám sát: - Xe chở khách theo tuyến có chiều dài tuyến không lớn hơn 50 km; - Xe có vận tốc lớn nhất không lớn hơn 40 km/h; - Xe vận chuyển vì mục đích nhân đạo, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe cứu hỏa; - Xe phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng; - Xe chạy thử phục vụ nghiên cứu, phát triển mẫu xe mới.

Page 2: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

Các loại thiết bị giám sátThiết bị giám sát có 2 loại chính là thiết bị giám sát cơ khí và thiết bị giám sát điện tử.

Thiết bị giám sát cơ khíThiết bị giám sát cơ khí có kết cấu giống như một chiếc đồng hồ (hình 1). Bộ phận chính của loại thiết bị này gồm một tấm giấy hình tròn (đĩa giấy) có thể quay theo trục đồng hồ thời gian, một đầu ghi có khả năng dịch chuyển trong phạm vi đĩa giấy; Độ dịch chuyển của đầu ghi tùy thuộc vào tốc độ chạy xe. Khi đĩa giấy quay hết một vòng thì tương đương vời một khoảng thời gian là 24 giờ. Việc kiểm chuẩn và niêm phong đối với thiết bị này được thực hiện 2 năm một lần. Ngoài ra, khi có sự thay đổi về cỡ lốp hoặc tiến hành sửa chữa các bộ phận khác có liên quan tới thông số đầu vào của thiết bị thì đều phải kiểm chuẩn lại.

Nhược điểm cơ bản của loại thiết bị này dễ bị làm sai lệch các thông tin hiển thị so với thực tế. Một số cách thức làm sai lệch kết quả ghi hay được lái xe áp dụng như: làm cong thanh gắn đầu ghi hoặc đặt một vật mềm cản trở khả năng dịch chuyển của đầu ghi nhằm giảm bớt tốc độ ghi trên giấy; làm sai lệch điện áp cấp cho đồng hồ để thay đổi về thời gian; tráo đổi đĩa giấy khác... Ngoài ra, việc lưu trữ, tra cứu dữ liệu chạy xe khi cần thiết cũng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.

Thiết bị giám sát điện tửNgày nay, trên hầu hết các xe lưu hành ở châu Âu đều lắp Thiết bị giám sát điện tử (hình 2). Với loại thiết bị này, về cơ bản đã loại trừ được các nhược điểm nêu ở trên của loại Thiết bị giám sát cơ khí. Ngoài ra, để chống việc làm sai lệch thông số hiện thị bằng các thiết bị tạo xung tự chế (như với xe Taxi ở Việt Nam) người ta đã mã hóa tín hiệu xung lấy từ hộp số. Theo Quy định EEC 561/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2006 thì tất cả các xe thuộc đối tượng phải trang bị Thiết bị giám sát, khi đăng ký lưu hành mới đều phải lắp loại Thiết bị giám sát điện tử; Loại thiết bị này phải có khả năng lưu trữ được thông tin của tối thiểu 365 ngày và cho phép kết xuất dữ liệu theo yêu cầu quản lý. Các thông tin chính được lưu trữ trong Thiết bị giám sát gồm: Ngày sản xuất của thiết bị và của đầu cảm biến tốc độ; Số khung/số nhận dạng (VIN) của xe ô tô; Các bộ phận an toàn; Các sự cố đặc biệt như: quá số vòng quay, các lần làm sửa đổi số liệu; Thống kê các lỗi trong thiết bị hoặc trong thẻ truy cập cấp cho lái xe; Nhận dạng người lái và việc vận hành xe của người lái (thời gian lái, nghỉ, dừng...); Tốc độ chạy xe; Quãng đường chạy xe; Thông tin về cơ sở sửa chữa và các lần hiệu chỉnh thiết bị; Thông tin về các lần bị kiểm tra, kết xuất dữ liệu. Một số yêu cầu chính về kỹ thuật đối với Thiết bị giám sát như: - Có thể chỉnh đặt được giờ theo giờ gốc quốc tế;

Hình 1. Thiết bị giám sát cơ khí

Page 3: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

- Việc tự chỉnh lại thời gian chỉ cho phép tối đa là 1 phút/mỗi tuần. Trường hợp cần điều chính lớn hơn mức trên thì phải đưa tới Cơ sở hiệu chỉnh được Cơ quan có thẩm quyền đánh giá công nhận; - Độ sai lệch cho phép của thiết bị khi kiểm tra trên băng thử như sau: + Quãng đường hiển thị so với quãng đường thử thực tế không lớn hơn 1% nhưng không được vượt quá 1 km; + Tốc độ hiển thị so với tốc độ thực tế không lớn hơn 3 km/h; + Thời gian hiển thị so với thời gian thực tế không lớn hơn 2 phút/ngày nhưng không quá 10 phút cho 7 ngày (1 tuần). - Độ sai lệch cho phép của thiết bị sau khi đã được lắp lên xe như sau: + Quãng đường hiển thị so với quãng đường thử thực tế không lớn hơn 2% nhưng không được vượt quá 1 km; + Tốc độ hiển thị so với tốc độ thực tế không lớn hơn 4 km/h; + Thời gian hiển thị so với thời gian thực tế không lớn hơn 2 phút / ngày nhưng không quá 10 phút cho 7 ngày (1 tuần). - Độ sai lệch cho phép của thiết bị khi xe đưa vào khai thác sử dụng như sau: + Quãng đường hiển thị so với quãng đường thử thực tế không lớn hơn 4 % nhưng không được vượt quá 1 km; + Tốc độ hiển thị so với tốc độ thực tế không lớn hơn 6 km/h; + Thời gian hiển thị so với thời gian thực tế không lớn hơn 2 phút / ngày nhưng không quá 10 phút cho 7 ngày (1 tuần).

Ngoài các yêu cầu được quy định trong các văn bản pháp quy, các thiết bị giám sát điện tử thường có thêm một số tính năng phụ trợ như: cảnh báo thời gian lái cho phép (ví dụ không quá 4 giờ), cảnh báo tốc độ (ví dụ không quá 80 km/h), có sẵn cổng dự phòng dùng cho việc kết nối với các thiết bị theo dõi, giám sát khác theo yêu cầu quản lý riêng của từng doanh nghiệp vận tải...

Quản lý Thiết bị giám sát và Thẻ truy cập

Do Thiết bị giám sát đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi xe lưu hành và liên quan tới nhiều tổ chức cá nhân nên ở các nước thuộc EU việc quản lý thiết bị này được thực hiện rất chặt chẽ, đồng bộ. Tất cả các loại Thiết bị giám sát khi đưa vào lắp trên xe đều phải được Cơ quan đăng kiểm kiểm tra, chứng

Hình2. Thiết bị giám sát điện tử

Page 4: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

nhận, cấp mã số đăng ký kỹ thuật. Các nội dung kiểm tra cụ thể là: - Kiểm tra, chứng nhận cho kiểu loại Thiết bị (khi chưa lắp lên xe) ; - Kiểm tra sự tương thích giữa xe, đầu cảm biến đo quãng đường và thiết bị khi lắp đặt lên xe; - Kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật của Thiết bị giám sát lắp trên xe (thường được thực hiện luôn khi xe vào kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) Nhiều loại xe sản xuất lắp ráp mới đã được nhà sản xuất xe lắp sẵn Thiết bị giám sát theo thiết kế được Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra, chứng nhận để cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Bên cạnh việc quản lý kỹ thuật đối với Thiết bị giám sát, Cơ quan đăng kiểm còn có nhiệm vụ tổ chức việc cấp phát và quản lý các loại thẻ truy cập Thiết bị giám sát. Cách quản lý thẻ có một số nét tương tự như thẻ ATM đang được sử dụng rộng rãi trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Thẻ truy cập Thiết bị giám sát là loại thẻ nhựa gắn chíp điện tử. Thẻ có 4 loại để cấp cho 4 đối tượng khác nhau liên quan trực tiếp tới việc sử dụng, quản lý thiết bị. Mỗi đối tượng sử dụng thẻ chỉ được phép truy cập trong phạm vi phân cấp nhất định. Cụ thể như sau:

- Thẻ cấp cho người lái (hình 3. a) Mục đích là để theo dõi việc vận hành xe, thời gian chạy, dừng, nghỉ của lái xe. Mỗi người lái được chỉ được cấp 1 thẻ có mã số và thông tin riêng về người được cấp thẻ. Khi vận hành xe, người lái nhất thiết phải cắm thẻ của mình vào ổ đọc thẻ của Thiết bị giám sát. Phí cấp thẻ lần đầu từ 32 đến 42 Euro và có thời hạn là 5 năm. Khi gia hạn thẻ không phải trả phí, nhưng nếu cấp lại do hư hỏng, mất (kể cả mất cắp) hoặc thẻ bị quá hạn ghi trên thẻ thì vẫn phải trả phí. Việc nộp đơn yêu cầu gia hạn thẻ phải được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 15 ngày trước khi thẻ hết hạn sử dụng.

- Thẻ cấp cho cơ sở sửa chữa thiết ị (hình 3. b) : Thẻ này được sử dụng khi kiểm tra, sửa chữa, hiệu chỉnh Thiết bị giám sát. Ngoài ra, thẻ cũng có thể sử dụng để kết xuất dữ liệu có trong thiết bị khi cần thiết. Trên thẻ có ghi một số thông tin như: Tên và địa chỉ của cơ sở sửa chữa, tên của kỹ thuật viên, thời hạn sử dụng thẻ, số thẻ, người cấp thẻ. Tuy trên thẻ có ghi tên của kỹ thuật viên nhưng thẻ lại thuộc quyền sở hữu của cơ sở sửa chữa thiết bị được cơ quan Đăng kiểm đánh giá, công nhận. Kỹ thuật viên có tên trên thẻ phải là người được đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ về việc sửa chữa, hiệu chỉnh Thiết bị giám sát. Số lượng thẻ tối đa có thể cấp cho một cơ sở sửa chữa phụ thuộc vào số kỹ thuật viên thỏa mãn tiêu chuẩn làm việc tại cơ sở. Phí cấp thẻ từ 31 đến 52 Euro và thời hạn sử dụng của thẻ là 1 năm. Khi gia hạn thẻ không phải trả phí nhưng nếu cấp lại do hư hỏng, mất (kể cả mất cắp) hoặc thẻ bị quá hạn ghi trên thẻ thì vẫn phải trả phí.

- Thẻ cấp cho doanh nghiệp (hình 3. c) : Thẻ này được sử dụng cho việc in ấn, kết xuất dữ liệu có trong Thiết bị giám sát để lưu trữ, bảo quản. Thẻ được cấp cho doanh nghiệp có xe hoặc chịu trách nhiệm về pháp luật đối với việc khai thác sử dụng các xe có lắp Thiết bị giám sát. Số lượng thẻ cấp cho doanh nghiệp phụ thuộc vào mô hình tổ chức và quy mô của doanh nghiệp. Phí cấp thẻ từ 30 đến 52 Euro và thời hạn sử dụng của thẻ là 5 năm. Khi gia hạn thẻ không phải trả phí nhưng nếu cấp lại do hư hỏng, mất (kể cả mất cắp) hoặc thẻ bị quá hạn ghi trên thẻ thì vẫn phải trả phí.

- Thẻ cấp cho kiểm soát viên (hình 3. d) : Thẻ này phục vụ cho thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định có liên quan tới việc chạy xe cũng như sử dụng Thiết bị giám sát. Thẻ này không bị hạn chế về mức độ truy cập, kết xuất dữ liệu có trong Thiết bị giám sát. Đối tượng được cấp loại thẻ này chủ yếu là cảnh sát giao thông và một số người có thẩm quyền thuộc cơ quan đăng kiểm, thanh tra viên... Việc cấp các loại thẻ trên thường được thực hiện bởi Hệ thống mạng lưới Đăng kiểm sẵn có tại các địa phương. Khi có nhu cầu cấp một trong số 4 loại thẻ nêu trên, đối tượng xin cấp nộp đơn đề nghị kèm theo

Page 5: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

hồ sơ tài liệu có liên quan cho Cơ quan Đăng kiểm. Để tiết kiệm thời gian, người xin cấp thẻ cũng có thể đăng ký qua mạng. Việc xem xét hố sơ và cấp thẻ được thực hiện trong phạm vi 1 tuần kể từ khi nhận được đề nghị.

Việc truy cập, kết nối giữa Thẻ và Thiết bị giám sát chỉ có thể thực hiện được nếu: Thẻ đó do Cơ quan Đăng kiểm cấp và Thiết bị giám sát lắp trên xe là Thiết bị đã được Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra, cấp mã số quản lý kỹ thuật. Để việc thực thi được nghiêm thì các hành vi như: cho mượn thẻ, cố tình làm sai lệch dữ liệu đều bị phạt rất nặng. Đức là nước có nền công nghiệp ô tô phát triển, có số dân tương tự như Việt Nam (82,6 triệu) và theo số liệu thống kê đến 25-3-2009, ở đây, người ta đã cấp ra tổng số 1.361.714 Thẻ truy cập Thiết bị giám sát các loại, gồm 1.176.997 Thẻ cấp cho lái xe, 142.443 Thẻ cấp cho Doanh nghiệp, 31.331 Thẻ cấp cho cơ sở sửa chữa và 10.943 Thẻ cấp cho kiểm soát viên; đã đánh giá và công nhận 2.548 cơ sở sửa chữa, hiệu chỉnh Thiết bị giám sát. Số thẻ truy cập được các nước thuộc EU cấp ra như sau: 3.830.241 Thẻ cấp cho lái xe; 470.406 Thẻ cấp cho Doanh nghiệp, 63.764 Thẻ cấp cho cơ sở sửa chữa và 43.411 Thẻ cấp cho kiểm soát viên.

Quản lý dữ liệu Theo Quy định 3821/85 và 6561/2006 của Ủy ban kinh tế châu Âu, doanh nghiệp có xe hoặc chịu trách nhiệm về pháp luật đối với việc khai thác sử dụng các xe phải có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các dữ liệu có trong Thiết bị giám sát và cung cấp các dự liệu này khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhà nước. Việc kết xuất, lưu trữ bảo quản dữ liệu của doanh nghiệp như sau: - Sau mỗi khoảng thời gian không quá 28 ngày phải thực hiện việc kết xuất đối với dữ liệu trong Thẻ cấp cho lái xe. - Sau mỗi khoảng thời gian không quá 3 tháng phải thực hiện việc kết xuất đối với dữ liệu có trong Thiết bị giám sát lắp đặt trên xe; - Các dữ liệu kết xuất từ Thiết bị giám sát và Thẻ cấp cho lái xe phải được lưu trữ tại Doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 1 năm. - Đối với các đĩa giấy sử dụng trên các Thiết bị giám sát cơ khí lắp đặt trước đây phải lưu trữ trong

a. Mặt trước Thẻ cấp cho lái xe

b. Mặt sau Thẻ cấp cho cơ sở sửa chữa thiết bị

c. Mặt sau Thẻ cấp cho doanh nghiệp vận tải

d. Mặt sau Thẻ cấp cho kiểm soát viên

Page 6: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

thời hạn tối thiểu là 1 năm; Riêng đối với các đối tượng lái xe chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của Luật Lao động là 2 năm. Doanh nghiệp có thể bị ra tòa nếu vi phạm một trong số các điều khoản nêu trên; ngoài ra, cũng phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các vi phạm của lái xe do mình thuê, mướn, quản lý. Trách nhiệm lưu trữ dữ liệu đối với cơ sở sửa chữa hiệu chỉnh Thiết bị giám sát cũng được quy định cụ thể. Khi thay thế, sửa chữa Thiết bị giám sát thì cơ sở sửa chữa phải có trách nhiệm kết xuất và lưu trữ dữ liệu có trong Thiết bị trong thời hạn tối thiểu là 2 năm và cung cấp các dữ liệu này khi có yêu cầu của Doanh nghiệp vận tải (chủ xe) hoặc cơ quan có thẩm quyền. Nhận xét và đề xuất Việc quy định bắt buộc trang bị Thiết bị theo dõi hành trình trên các loại xe ô tô tải và khách ở các nước châu Âu đã có từ hơn 50 năm. Do có nhiều tính năng ưu việt nên Thiết bị giám sát điện tử đang được sử dụng rộng rãi và từ năm 2006 đã trở thành thiết bị bắt buộc trên các xe lưu hành mới tại các nước thuộc EU. Tại đây, người ta đã xây dựng một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất; các thiết bị theo dõi hành trình sử dụng trên xe đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tính năng kỹ thuật ngay từ khâu đầu vào cũng như trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Các nhà sản xuất xe ô tô đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lắp đặt thiết bị lên xe. Đối với Việt Nam, việc trang bị Thiết bị theo dõi hành trình trên ô tô nhằm mục đích kiểm soát về an toàn là một vấn đề mới. Chúng ta chưa có khả năng tự sản xuất ra thiết bị nên nguồn thiết bị lắp đặt trong thời gian tới vẫn phải là nguồn nhập khẩu. Đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản về mô hình quản lý cụ thể cũng như chưa đưa ra các nội dung công việc cần thực hiện để triển khai việc lắp đặt Thiết bị giám sát. Để việc trang bị Thiết bị giám sát đem lại hiệu quả thiết thực, đúng với mục tiêu đề ra, xin đề xuất một số việc cần làm sau đây: 1- Xây dựng và ban hành văn bản quy định về việc quản lý Thiết bị giám sát và cơ sở dữ liệu. Trong đó cần quy định cụ thể cách thức quản lý, nhiệm vụ và trách nhiệm của các Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 2- Xây dựng và ban hành quy định thống nhất về yêu cầu kỹ thuật đối với Thiết bị giám sát để làm cơ sở cho việc kiểm tra, chứng nhận cũng như mua sắm, lắp đặt thiết bị; Ngoài ra, để hạn chế việc doanh nghiệp phải trang bị, nâng cấp Thiết bị nhiều lần và nhập khẩu công nghệ cũ, nên chọn Thiết bị giám sát điện tử là loại thiết bị cần phải lắp trên xe. 3- Xây dựng lộ trình lắp đặt thiết bị có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. Lộ trình này không nên chỉ dựa vào ý chí, mong muốn của cơ quan quản lý mà cần phải căn cứ vào số lượng, nội dung các công việc cần triển khai, vào khả năng, điều kiện cụ thể của Việt Nam và một điều rất quan trọng đó là sự đồng thuận của các doanh nghiệp vận tải, nhà sản xuất xe và các tổ chức cá nhân khác có liên quan. Điều này vô cùng quan trọng vì kinh nghiệm cho thấy, nếu lộ trình đưa ra không phù hợp, chúng ta sẽ phải đối đầu với những vấn đề vô cùng phức tạp, những phản ứng không đáng có của xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả của một chủ trương đúng; và đôi khi, do lộ trình không phù hợp, doanh nghiệp vận tải trong nước còn trở thành nạn nhân của việc “làm giá” thiết bị mà người hưởng lợi là các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài. Vì vậy, Lộ trình cần lựa chọn sao cho: - Có đủ thời gian để xây dựng được một quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đảm báo tính khả thi khi áp dụng. - Có đủ thời gian để các doanh nghiệp vận tải căn cứ vào tiêu chuẩn thiết bị đã được ban hành: tổ chức đấu thầu mua sắm (đối với doanh nghiệp nhà nước, việc này cũng cần nhiều thời gian); làm việc với nhà sản xuất xe yêu cầu phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật trong việc lắp đặt thiết bị; triển khai việc lắp đặt thiết bị lên xe; thiết lập hệ thống kết xuất, quản lý dữ liệu. - Có đủ thời gian để Cơ quan quản lý thiết lập mạng lưới quản lý, đào tạo nhân lực, tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị kiểm tra, tổ chức triển khai việc cấp thẻ truy cập thiết bị... - Có lộ trình khác nhau cho các đối tượng xe khác nhau, ví dụ: thời hạn áp dụng cho xe đăng ký mới ngắn hơn so với xe đang lưu hành, hay xe vận chuyển theo tuyến đường dài áp dụng trước xe vận chuyển tuyến ngắn.

Page 7: “ Hộp đen “ - Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

Tài liệu tham khảo/1/ Council Regulation (EEC) No 3821/85 of 20 December 1985 on recording equipment in road transport/2/ Regulation (EC) No 561/2006 of the European Parliament and of the Council of 15 March 2006 on the harmonisation of certain social legislation relating to road transport and amending Council Regulations (EEC) No 3821/85 and (EC) No 2135/98 and repealing Council Regulation (EEC) No 3820/85 (Text with EEA relevance) - Declaration /3/ http: //de. wikipedia. org/wiki/Tachograph

Xử lý dữ liệu kết xuất từ thiết bị giám sát

Thiết bị giám sát cơ khi lắp trên xe tải vào những năm 60 của thế kỷ trước