14
Bài phân tích các vấn đề BÀI 21. DI TRUYỀN Y HỌC ---------- CẤU TRÚC LOGIC CỦA BÀI Khái niệm di truyền y học Di truyền y học là một bộ phân của Di truyền học người chuyên nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở người và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị. Nhiệm vụ của di truyền y học - Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế, chuẩn đoán để phòng ngừa và cách điều trị một sô bệnh di truyền. - Dự đoán được khả năng mắc các tật, bệnh di truyền. - Tư vấn hôn nhân. - Hiểu được nguyên nhân gây ĐB để có cách phòng ngừa. Phân loại - Gồm 2 nhóm: bệnh di truyền phân tử và các hội chứng di truyền liên quan đến các đột biến NST. - Tiêu chí phân loại: xét trên cấp độ nghiên cứu là cấp độ phân tử hay cấp độ nhiễm sắc thể. I. Bệnh di truyền phân tử 1. Khái niệm

Bai phan tich 21

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai phan tich 21

Bài phân tích các vấn đề

BÀI 21. DI TRUYỀN Y HỌC

----------

CẤU TRÚC LOGIC CỦA BÀI

Khái niệm di truyền y học

Di truyền y học là một bộ phân của Di truyền học người chuyên nghiên cứu

phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở người và đề xuất các

biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị.

Nhiệm vụ của di truyền y học

- Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế, chuẩn đoán để phòng ngừa và cách điều trị

một sô bệnh di truyền.

- Dự đoán được khả năng mắc các tật, bệnh di truyền.

- Tư vấn hôn nhân.

- Hiểu được nguyên nhân gây ĐB để có cách phòng ngừa.

Phân loại

- Gồm 2 nhóm: bệnh di truyền phân tử và các hội chứng di truyền liên quan

đến các đột biến NST.

- Tiêu chí phân loại: xét trên cấp độ nghiên cứu là cấp độ phân tử hay cấp độ

nhiễm sắc thể.

I. Bệnh di truyền phân tử

1. Khái niệm

- KN: Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế

gây bệnh ở cấp độ phân tử. Bệnh không thể chữa được.

- Ví dụ: Một số bệnh về hêmôglôbin, về các yếu tố đông máu, các prôtêin

huyết thanh, các hoomôn…

- Nguyên nhân: Phần lớn bệnh kiểu này là do đột biến gen gây nên.

Page 2: Bai phan tich 21

- Cơ chế: alen bị đột biến có thể không hoàn toàn tổng hợp được prôtêin, tăng

hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng

dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hóa của tế bào và cơ thể.

2. Bệnh phêninkêtô niệu

- Cơ chế: gen mã hóa cho enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa axit amin

phêninalanin thành tirozin trong cơ thể bị đột biến. Do bị đột biến nên không

tạo được enzim có chức năng nên phêninalanin không được chuyển hóa

thành tirozin và axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu

độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ.

- Cách chữa trị: Bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng với thức ăn chứa

phêninalanin ở một lượng hợp lí ngay khi phát hiện bênh, đặc biệt là ở trẻ

em.

- Chú ý: Một số thức ăn có chứa phêninalanin là thịt, cá, trứng, khoai tây, ngũ

cốc, vừng… tuy nhiên, đây là axit amin không thay thế nên không thể loại

hoàn toàn axit amin này khỏi khẩu phần ăn.

II. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST

1. Khái niệm hội chứng bệnh

Các đột biến cấu trúc hay số lượng nhiễm sắc thể thường liên quan đến rất

nhiều gen và gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh

nên thường được gọi là hội chứng bệnh.

2. Hội chứng Đao

- KN: Đây là hội chứng bệnh do thừa một NST số 21 trong tế bào. Người

bệnh có tới 3 NST số 21.

- Cơ chế: Do rối loạn trong giảm phân, cặp NST số 21 không phân li, tạo ra

giao tử có 2 NST số 21. Trong thụ tinh, giao tử này kết hợp với giao tử bình

thường tạo hợp tử có 2 NST số 21, gây hội chứng bệnh.

- Nguyên nhân: tuổi mẹ cao. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc bệnh

Đao càng lớn.

Page 3: Bai phan tich 21

- Biểu hiện bệnh: thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè

ra, dị tật tim và ống tiêu hóa,…khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu

tiên.

- Phòng bệnh: không nên sinh còn quá muộn, khi mang thai thì nên khám

định kì để phát hiện sớm trường hợp này nếu có, để được tư vấn và tìm có

cách giải quyết phù hợp.

III. Bệnh ung thư

1. Khái niệm

- KN: ung thư là loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát

được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các

cơ quan trong cơ thể.

- Phân biệt u ác và u lành

U ác: là khối u có khả năng chèn ép các cơ quan khác, các tế bào của nó

có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu, mạch bạch huyết

và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau (di căn).

U lành: là khối u không chèn ép cơ quan khác, không có khả năng di căn

hoặc khối u chưa tạo ra yếu tố gây hại cơ thể.

2. Nguyên nhân và cơ chế

- Nguyên nhân: Do đột biến gen, đột biến NST. Khi con người tiếp xúc với

các tia phóng xạ, các hóa chất gây đột biến, các virut gây ung thư…thì các tế

bào có thể bị các đột biến khác nhau.

- Cơ chế: Nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào 2 nhóm gen kiểm soát chu

kì tế bào mà sự biến đổi của chúng sẽ dẫn đến ung thư:

Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng

+ Cơ thể điều khiển các gen này hoạt động tạo ra lượng sản phẩm vừa đủ đáp

ứng lại nhu cầu phân chia tế bào bình thường. Khi bị đột biến, gen hoạt động

mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến

khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được.

Page 4: Bai phan tich 21

+ Đột biến từ gen này (gen tiền ung thư) thành gen ung thư thường là đột

biến trội.

+ Nhưng gen ung thư loại này xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng nên không di

truyền được.

Nhóm gen ức chế khối u

+ Khi gen bị đột biến sẽ mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung

thư xuất hiện tạo nên các khối u.

+ Loại đột biến này thường là đột biến lặn.

- Cả hai loại gen trên hoạt động hài hòa với nhau, song đột biến xảy ra trong

những gen này có thể phá hủy cơ chế điều hòa quá trình phân bào dẫn đến

ung thư.

- Hiện nay bệnh ung thư chưa có thuốc đặc trị, người ta dùng tia phóng xạ

hoặc hóa chất để diệt các tế bào khối u nhưng tác dụng phụ rất nặng nề.

3. Phòng ngừa bệnh ung thư

- Tập thể dụng 30p/ ngày.

- Phơi nắng buổi sáng.

- Ăn nhiều chuối, nghệ, sốt cà chua, rau xanh, tỏi.

- Không nên uống nước nóng, ăn quá nhiều thịt đỏ, không hút thuốc lá, giảm

lượng đường khi ăn, giảm ăn đồ nướng ở nhiệt độ cao.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Bệnh ung thư vú

- Khối u xuất hiện ở vú.

- Khối u phát triển lớn lên.

- Khối u lớn lên thêm và có hiện tượng di căn: các tế bào đi vào mạch máu,

mạch bạch huyết và di chuyển khắp cơ thể, có thể bám vào bất cứ chỗ nào

trên đương đi.

- Khi đến một vị trí xác định, tế bào bám lại, phát triển thành khối u tạo khối u

ác tính.

TRỌNG TÂM CỦA BÀI

Page 5: Bai phan tich 21

- Bệnh phêninkêtô niệu

- Hội chứng Đao

- Bệnh ung thư

Bài này liên quan trực tiếp đến con người nên cần đặt trọng tâm vào các mảng kiến

thức này nhằm giúp học sinh có nhận thức cơ bản về các căn bệnh nguy hiểm này.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC THÀNH PHẦN KIẾN THỨC

Khái niệm di truyền y học

Phương pháp sgk – hỏi đáp

- Di truyền y học là gì?

- Hãy nêu các nhiệm vụ của di truyền học.

- Có mấy nhóm bệnh di truyền? Dựa trên cơ sở nào để phân loại?

I. Bệnh di truyền phân tử

1. Khái niệm

Phương pháp sgk- hỏi đáp

- Thế nào là bệnh di truyền phân tử? Cho ví dụ?

- Nguyên nhân và cơ chế của bệnh di truyền phân tử?

Hiện nay, nhiều bệnh di truyền đã được biết khá rõ về mặt cơ chế phân tử. Nhưng

trong phạm vi bài học hôm nay chúng ta chỉ xem xét chi tiết về bệnh phêninkêto

niệu.

(?) Dựa vào sơ đồ sau hãy mô tả quá trình chuyển hóa pheninalanin ở người

bình thường?

Page 6: Bai phan tich 21

- Nếu gen bị ĐB không thể tạo ra enzim chuyển hóa phêninalanin thì chuyện

gì xảy ra?

Cách chữa trị

- Hiện nay, đã có phương pháp chữa trị bệnh chưa? Hãy trình bày phương

pháp đó?

- Tại sao không nên loại bỏ axit amin này ra khỏi khẩu phần ăn?

- Phenylalanine là aa có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, tác động

trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ, làm tăng lượng chất dẫn truyền xung

động thần kinh, tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời giúp tạo ra

vitamin D. Tuy nhiên, nếu dùng phenylalanine nhiều có thể dẫn đến độc hại,

nên cần dùng hợp lí.

- Phenylalanine có trong thịt, cá, trứng, sữa, hạnh nhân, bơ, lạc, các hạt vừng.

Cho biết bệnh phêninketo niệu do đột biến gen lặn gây ra. Nếu bố mẹ đều có

kiểu gen dị hợp tử thì khả năng sinh con bị mắc bệnh là bao nhiêu? Có cách nào

để không sinh con bị bệnh hay không?

II. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST

1. Khái niệm hội chứng bệnh

Phương pháp sgk – hỏi đáp

Chúng ta đã biết đến căn bệnh thế kỉ với cái tên “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc

phải”. Dựa vào hiểu biết của các em hãy giải thích:

Page 7: Bai phan tich 21

(?) Tại sao đó được gọi là hội chứng bệnh?

(?) Hội chứng bệnh là gì? Cho 1 số VD?

2. Hội chứng Đao

Phương pháp sgk – trực quan - hỏi đáp

(?) Quan sát hình 21.1, cho biết hội chứng Đao là gì?

(?) Hãy trình bày cơ chế xuất hiện hội chứng Đao.

(?) Nếu đứa con đầu tiên mắc hội chứng Đao thì đứa con tiếp theo có mắc bệnh

nữa không?

(?) Quan sát hình H21.1 và mô tả các đặc điểm đặc trưng của người mắc hội

chứng Đao?

(?) Nghiên cứu SGK và cho biết nguyên nhân gây hội chứng Đao?

(?) Quan sát sơ đồ sau và nhận xét.

- Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn.

Page 8: Bai phan tich 21

- Những người mẹ (< 20 tuổi) sinh con bị Đao nhiều hơn so với phụ nữ từ 20 -

29 tuổi.

- Mặt khác, tuổi bố cao cũng ảnh hưởng tới tần số sinh con bị Đao.

III. Bệnh ung thư

1. Khái niệm

Phương pháp sgk – hỏi đáp

(?) Ung thư là gì?

(?) Khi nào khối u được gọi là ác tính?

(?) Khi nào khối u được gọi là lành tính?

2. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh ung thư

Phương pháp sgk – hỏi đáp

(?) Nguyên nhân nào gây bệnh ung thư?

(?) Những nhóm gen nào kiểm soát chu kì tế bào mà sự biến đổi của chúng sẽ

dẫn đến ung thư?

(?) Hãy nêu phương thức hoạt động và cơ chế gây bệnh của 2 nhóm gen trên.

Hai nhóm gen có mối quan hệ như thế nào?

(?) Hãy nêu một số phương pháp điều trị ung thư?

(?) Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ung thư

(?) Hãy kể tên một số bệnh ung thư?

(?) Quan sát hình 21.2, mô tả quá trình hình thành ung thư vú ở người?

KĨ NĂNG RÈN LUYỆN QUA BÀI

- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

- Kĩ năng phân tích và rút ra kiến thức từ trực quan.

- Kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề.

BÀI TẬP GIÁO VIÊN ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Sưu tầm hình ảnh hỗ trợ bài dạy.

Page 9: Bai phan tich 21

- Đặt ra một số tình huống để học sinh phỏng đoán khả năng mắc bệnh di

truyền.

- Một số vấn đề thực tế về chuẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền, ung thư.

- Sơ đồ mô tả cơ chế gây bệnh Phêninketo niệu.

- Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa tuổi mẹ và khả năng sinh con bị bệnh

Đao.

HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CÙNG ĐỊNH NGHĨA

- Di truyền y học: Di truyền y học là một bộ phân của Di truyền học người

chuyên nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở

người và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền

ở người

- Bệnh di truyền phân tử: Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được

nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở cấp độ phân tử. Bệnh không thể chữa được.

- Hội chứng liên quan đến đột biến NST: Các đột biến cấu trúc hay số lượng

nhiễm sắc thể thường liên quan đến rất nhiều gen và gây ra hàng loạt tổn

thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường được gọi là hội chứng

bệnh.

- Hội chứng Đao: đây là hội chứng bệnh do thừa một NST số 21 trong tế bào.

Người bệnh có tới 3 NST số 21.

- Bệnh ung thư: ung thư là loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không

kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u

chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1. Hình 21.1 (sgk)

Page 10: Bai phan tich 21

Các kiến thức được phản ánh qua hình:

- Bộ nhiễm sắc thể người với 23 cặp và hình thái đặc trưng của các cặp.

- Bộ nhiễm sắc thể của nam.

- Cặp NST số 21 bị đột biến lệch bội ( có 3 NST số 21).

- Cơ chế xuất hiện của hội chứng Đao: Do rối loạn trong giảm phân, cặp NST

số 21 không phân li, tạo ra giao tử có 2 NST số 21. Trong thụ tinh, giao tử này kết

hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử có 2 NST số 21, gây hội chứng bệnh.

- Kiểu hình của bệnh nhân bị Đao.

2. Hình 21.2

Kiến thức phản ánh qua hình:

Tiến trình phát triển khổi u ở vú gây bệnh ung thư vú:

1. Khối u xuất hiện ở vú.

2. Khối u phát triển lớn lên.

Page 11: Bai phan tich 21

3. Khối u lớn lên thêm và có hiện tượng di căn: các tế bào đi vào mạch máu,

mạch bạch huyết và di chuyển khắp cơ thể, có thể bám vào bất cứ chỗ nào trên

đương đi.

4. Khi đến một vị trí xác định, tế bào bám lại, phát triển thành khối u tạo khối

u ác tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO