21
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA K12 2017 - 2018 TỔ HÓA SINH CN TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT TÂN PHÚ ĐỒNG NAI ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Câu 1: Câu nào sau đây không đúng? A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e). B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7. C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim. D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau. Câu 2: Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe 2+ /Fe; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag;Cu 2+ /Cu. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào? A. Fe 2+ /Fe; ;Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag B. Fe 3+ /Fe 2+ ; Fe 2+ /Fe; Ag + /Ag; Cu 2+ /Cu C. Ag + /Ag; Fe 3+ /Fe 2+ ; Cu 2+ /Cu; Fe 2+ /Fe D. Cu 2+ /Cu; Fe 2+ /Fe; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag Câu 3: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây? A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. Câu 4: Mạng tinh thể kim loại gồm có A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do. C. nguyên tử kim loại và cácelectron độc thân . D. ion kim loại và electron độc thân Câu 5: Những tính chất vật lí chung quan trọng của kim loại là: tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện và ánh kim. Nguyên nhân những tính chất vật lí chung đó là A. trong kim loại có nhiều electron độc thân . B. trong kim loại có các ion dương chuyển động tự do. C. trong kim loại có nhiều electron chuyển động tự do. D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại. Câu 6: Dãy kim loại nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử? A. Al, Mg, Ca, K B. K, Ca, Mg, Al C. Al, Mg, K, Ca D.Ca, K, Mg, Al Câu 7: Tính chất hoá học chung của kim loại là A. tính khử B. tính dễ nhận electron C. tính dễ bị khử D. tính dễ tạo liên kết kim loại Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng? A.Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc liên kết cộng hóa trị . B.Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim. C. Hợp kim có tính chất hoá học khác với tính chất hóa học của kim loại tạo ra chúng . D.Hợp kim có tính chất vật lí và tính cơ học khác nhiều so với kim loại tạo ra chúng Câu 9: Cho hợp kim Zn-Mg-Ag vào CuCl 2 . Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại A.Zn, Mg, Cu B.Zn, Mg, Ag C.Mg, Ag, Cu D. Zn, Ag, Cu Câu 10: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?

DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA K12 2017 - 2018TỔ HÓA SINH CN TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT TÂN PHÚ ĐỒNG NAI

ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e).B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7.C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim.D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau.Câu 2: Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag;Cu2+/Cu. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?A. Fe2+/Fe; ;Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag B. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/CuC. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe D. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/AgCâu 3: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kimC. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.Câu 4: Mạng tinh thể kim loại gồm cóA. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.C. nguyên tử kim loại và cácelectron độc thân . D. ion kim loại và electron độc thânCâu 5: Những tính chất vật lí chung quan trọng của kim loại là: tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện và ánh kim. Nguyên nhân những tính chất vật lí chung đó làA. trong kim loại có nhiều electron độc thân . B. trong kim loại có các ion dương chuyển động tự do.C. trong kim loại có nhiều electron chuyển động tự do. D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại.Câu 6: Dãy kim loại nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử?A. Al, Mg, Ca, K B. K, Ca, Mg, Al C. Al, Mg, K, Ca D.Ca, K, Mg, AlCâu 7: Tính chất hoá học chung của kim loại làA. tính khử B. tính dễ nhận electron C. tính dễ bị khử D. tính dễ tạo liên kết kim loạiCâu 8: Điều khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng?A.Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc liên kết cộng hóa trị .B.Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.C. Hợp kim có tính chất hoá học khác với tính chất hóa học của kim loại tạo ra chúng .D.Hợp kim có tính chất vật lí và tính cơ học khác nhiều so với kim loại tạo ra chúngCâu 9: Cho hợp kim Zn-Mg-Ag vào CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại làA.Zn, Mg, Cu B.Zn, Mg, Ag C.Mg, Ag, Cu D. Zn, Ag, CuCâu 10: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?A. Ăn mòn kim loại là sự hủy hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí ẩm.C.Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hóa thành ion kim loại của nó.D. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.Câu 11: Trường hợp nào sau đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa?A.Thép bị gỉ trong không khí ẩm. B.Na cháy trong không khíC.Zn tan trong H2SO4 loãng D. Zn bị phá hủy trong khí Clo Câu 12: Đặt một vật bằng hợp kim Zn-Cu trong không khí ẩm. Quá trình xảy ra ở cực âm làA. Zn → Zn2+ + 2e B. Cu → Cu2+ – 2eC. 2H+ + 2e → H2 D.2H2O + 2e → 2OH- + H2

Câu 13: Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những là Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?A. Dùng hợp kim chống gỉ B. Phương pháp bao phủ bề mặtC. Phương pháp biến đổi hóa học lớp bề mặt D.Phương pháp điện hóaCâu 14: Từ MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cáchA. Điện phân MgCl2. B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …

Page 2: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

C. Cô cạn rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong .Câu 15: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối cloruaA. Fe B. Ag C. Cu D. ZnCâu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?A. Cho kim loại Zn vào HCl. B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.C. Đốt dây Fe trong khí O2. D. Cho kim loại Cu vào HNO3 loãng.Câu 17: Có phản ứng hoá học: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu. Phương trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hoá của phản ứng hóa học trên?A. Mg2+ + 2e → Mg B. Mg → Mg2+ + 2e C. Cu2+ + 2e → Cu D. Cu → Cu2+ + 2eCâu 18: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Fe vào CuSO4 một thời gianA. Bề mặt thanh kim loại có màu đỏ B. bị nhạt màuC. có màu vàng nâu D.Khối lượng thanh kim loại tăngCâu 19: Những kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?A. K, Na, Mg, Ag B. Li, Ca, Ba, Cu C. Fe, Pb, Zn, Hg D. K, Na, Ba, CaCâu 20: Có FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất làA. cho một lá đồng vào B. cho một lá sắt vào C. cho một lá nhôm vào D.cho một lá bạc vào Câu 21: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau?A. Điện phân muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn. B.Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.C. Dùng kim loại K cho tác dụng với muối clorua tương ứng.D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.Câu 22: Trong quá trình điện phân ở catot xảy raA. quá trình khử B. cả quá trình oxi hoá và quá trình khửC. quá trình oxi hoá D. quá trình oxi hoá kim loạiCâu 23: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồmA. Al2O3, FeO, CuO, Mg B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C.Al, Fe, Cu, Mg D. Al, Fe, Cu, MgOCâu 24: Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân ddNaCl và điện phân NaCl nóng chảy?A. Ở cực âm, điện phân dd NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+; ở cực dương đều có quá trình oxi hoá ion Cl-.B. Ở cực âm đều là quá trình khử ion Na+; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.C. Ở cực âm, điện phân NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.D. Ở cực âm đều là quá trình khử nước; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.Câu 25: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: nhúng thanh Fe vào FeCl3. Thí nghiệm 2: nhúng thanh Fe vào dd CuSO4. Thí nghiệm 3: nhúng thanh Cu vào dd FeCl3. Thí nghiệm 4: cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dd HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa làA.3 B.1 C.2 D.4Câu 26: Điều khẳng định nào sau đây KHÔNG đúng?A. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá.B. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ.D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tận bên trong, để ngoài không khí ẩm thì thiếc sẽ ăn mòn điện hoá.Câu 27: Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa làA. đều xảy quá trình oxy hóa - khử. B. đều có sự trao đổi electron nên phát sinh dòng điện.C. đều bị oxi hóa bởi không khí . D. đều chỉ xảy ra với kim loại nguyên chất.Câu 28: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dd chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại

Page 3: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

A. Cu, Fe B. Pb, Fe C. Ag, Pb D. Zn, CuCâu 29: Nhúng một lá sắt vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g. Khối lượng đồng bám vào lá sắt làA. 0,2gam B. 1,6gam C. 3,2gam D. 6,4gamCâu 30: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại A, B, C trong dd HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m làA. 9,27. B. 5,72. C. 6,85. D. 6,48. Câu 31: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước thu được m gam dd và một lượng khí thoát ra. Giá trị m là A. 198g B. 200,2g C. 200g D. 203,6gCâu 32: Hoà tan hoàn toàn 7,5g hỗn hợp Mg và Al trong dd H2SO4 loãng (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng làA. 76,1g B.14,1g C. 67,1g D. 41,1gCâu 33: Ngâm một lá Fe trong dd CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6g. Khối lượng Cu bám trên là Fe là bao nhiêu gam?A.12,8g B.8,2g C.6,4g D.9,6gCâu 34: Điện phân 400 ml dd gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M với điện cực trơ và màng ngăn xốp. Cường độ dòng điện là 1,93 A. Coi thể tích dd không thay đổi trong quá trình điện phân. Chỉ số pH của dd phụ thuộc thời gian điện phân (t) được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x trong hình vẽ làA. 3600. B. 1200. C. 3000. C. 1800.Câu 35: Một hợp kim tạo bởi Cu và Al có cấu tạo tinh thể hợp chất hóa học và có chứa 12,3% khối lượng nhôm. Công thức hóa học của hợp kim làA.Cu3Al B.CuAl3 C.Cu2Al3 D.Cu3Al2

Câu 36: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dd chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m làA. 6,40. B. 16,53. C. 12,00. D. 12,80.Câu 37: Cho 5,6 gam Fe tan hết trong dd HNO3 thu được 21,1 gam muối và V lít NO2 (đktc). Giá trị của V làA. 3,36 lít B.4,48 lít C.5,6 lít D. 6,72 lítCâu 38: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dd chứa 2 mol Cu2+và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? A. 1,8. B. 1,5. C. 1,2. D. 2,0.Câu 39: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dd CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%.Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dd gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

Page 4: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

A. 0,25. B. 0,30. C. 0,15. D. 0,20.KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - HỢP CHẤT

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA làA. 3. B. 2. C. 4. D. 1.Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA làA. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.Câu 2: Chất phản ứng được với NaOH tạo kết tủa làA. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.Câu 3: làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. NaNO3. Câu 4: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi Na2CO3 tác dụng với A. KCl. B. KOH. C. NaNO3. D. CaCl2. Câu 5: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trongA. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.Câu 6: Cho phản ứng của oxi với Na:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.Na cháy trong oxi khi nung nóng.

B.Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh.

C.Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng

D.Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình.

Câu 7: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA làA. 3. B. 2. C. 4. D. 1.Câu 8: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn làA. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba.Câu 9: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ionA. Cu2+, Fe3+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Ca2+, Mg2+.Câu 10: Kim loại Al không phản ứng với A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.Câu 11: Chất không có tính chất lưỡng tính làA. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3.Câu 12: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân làA. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O. C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O.Câu 13: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khíA. NH3, O2, N2, CH4, H2 B. N2, Cl2, O2, CO2, H2

C. NH3, SO2, CO, Cl2 D. N2, NO2, CO2, CH4, H2

Câu 14: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 15: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân NaCl trong nướcC. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảyCâu 16: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dd Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau:

Na

NướcOxi

Page 5: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Giá trị của a và x trong đồ thị trên lần lượt làA. 2 và 4. B. 1,8 và 3,6. C. 1,6 và 3,2. D. 1,7 và 3,4.Câu 17: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi :A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit.Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chấtA. KOH B. NaOH C. K2CO3 D. HClCâu 19: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra có môi trường kiềm làA. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.Câu 20:Thạch cao nào dùng để đúc tượng làA.Thạch cao sống B. Thạch cao nung C. Thạch cao khan D. Thạch cao tự nhiênCâu 21: Canxi có trong thành phần của các khoáng chất : Canxit, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là:A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2 B.CaCO3, CaSO4.2H2O, CaF2

C.CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2 D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4

Câu 22: Phản ứng nào sau đây chứng minh nguồn gốc tạo thành thạch nhũ trong hang động.A. Ca(OH)2 + CO2 → Ca(HCO3)2 B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2OC. CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2 D. Ca(OH)2 + CO2 →CaCO3

Câu 23: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 làA. nhiệt phân CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+ trong CaCl2.C. điện phân CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy.Câu 24: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu làA. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4.C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.Câu 25: Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng ( dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+ ): (1) M2+ + 2HCO3

- → MCO3 + CO2 + H2O ; (2) M2+ + HCO3- + OH- → MCO3 + H2O

(3) M2+ + CO32- → MCO3 ; (4) 3M2+ + 2PO4

3- → M3(PO4)2

Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời ? A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. (1) ,(2) , (3) , và (4) Câu 26: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất làA. NaOH. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Al(OH)3.Câu 27: Cặp chất không xảy ra phản ứng làA. Na2O và H2O. B. NaNO3 và MgCl2. C. AgNO3 và KCl. D. NaOH và Al2O3.Câu 28: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Be. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào chứa 8 gam NaOH, thu được X. Khối lượng muối tan có trong X là A. 10,6 gam. B. 5,3 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9 gam.Câu 30: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là:A. Rb. B. Li. C. Na. D. K.Câu 31: Để tác dụng hết với dd chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dd AgNO3 1M cần dùng:

Page 6: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

A. 40 ml. B. 20 ml. C. 10 ml. D. 30 ml.Câu 32: Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một là A.NH4

+, Ba2+, NO3-, PO4

3- B.Ca2+, K+, Cl-, CO32- C. Na+, Mg2+, CH3COO-, SO4

2- D.Ag+, Na+, NO3-, Br-

Câu 33: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba A làA. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 600 ml.Câu 34: Nồng độ phần trăm của thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O làA. 5,00% B. 6,00% C. 4,99%. D. 4,00%Câu 35: Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200ml A và 1,12 lít H2 (đktc). Tìm pH của dd A?A. 12 B. 11,2 C. 13,1 D. 13,7Câu 36: Thêm từ từ từng giọt chứa 0,07 mol HCl vào chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được làA. 0,784 lít B. 0,560 lít C. 0,224 lít D. 1,344 lítCâu 37: Cho 10 gam một kloại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó làA. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr.Câu 38: Hòa tan hết 5 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Cô cạn sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặngA. 7,8 g B. 5,825 g C. 11,1 g D. 8,9 gCâu 39: Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300 ml Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 44,8 ml hoặc 89,6 ml B. 224 ml C. 44,8 ml hoặc 224 ml D. 44,8 mlCâu 40: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa và X, đun nóng lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V làA. 7,84 lit B. 11,2 lit C. 6,72 lit D. 5,6 lit.Câu 41 : Khi nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào dd hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2 , kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 1.

NHÔM VÀ HỢP CHẤT Câu 1: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tố X là :A. Ca B. Al C. Na D. FeCâu 2: Cho biết số thứ tự của Al trong hệ thống tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng?A. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. B. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIB.C. Ion nhôm có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 2s2 D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 3s2.Câu 3: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với CuO nung nóng.C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóngCâu 4: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với ddA. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.

Câu 5: Al2O3 phản ứng được với cả hai dd:A. KCl, NaNO3. B. Na2SO4, KOH. C. NaCl, H2SO4. D. NaOH, HCl.

Câu 6: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

Page 7: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

A. Fe và Al. B. Al và Cr. C. Fe và Cr. D. Mn và Cr.Câu 7: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dd HCl, vừa phản ứng với dd NaOH? A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. BaCO3. D. CaCO3. Câu 8: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?A. Cho dư dd HCl vào dd natri aluminat. B. Thổi khí CO2 vào dd natri aluminat.C. Cho dư dd NaOH vào dd AlCl3. D. Cho Al2O3 tác dụng với nướcCâu 9: Cho 2 miếng Nhôm kim loại vào 2 cốc đựng dd loãng HNO3 có nồng độ khác nhau,thấy:Cốc 1:có khí X không màu,hóa nâu trong không khí thoát ra.Cốc 2:có khí Y không màu,không mùi,không cháy nhẹ hơn không khí bay ra. Vậy khí X,Y lần lượt là các khí nào trong các khí sau? A. NO2 và NO. B. NO và N2O. C.NO2 và N2. D. NO và N2

Câu 10: Cryolit (Na3AlF6) được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 để sản xuất nhôm nhằm mục đích nào sau đây : A. Nhận được nhôm nguyên chất . B. Cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp hơn C. Tăng độ tan Al2O3 D. Phản ứng với oxi trong Al2O3

Câu 11: Cho hỗn hợp kim loại gồm 5,4g Al và 2,3g Na tác dụng với nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn còn lại làA. 2,70 gam. B. 2,30 gam. C. 4,05 gam. D. 5,00 gam.Câu 12: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.Câu 13: Cho phương trình hoá học: a Al + b HNO3 c Al(NO3)3 + d N2O + e NO + g H2O . (Biết tỉ lệ thể tích N2O: NO = 1 : 3). Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử làA. 9. B. 17. C. 15. D. 66.

Câu 14: Cho dd NH3 dư vào dd chứa 3 muối AlCl3, ZnCl2, CuSO4 thu được kết tủa X. Nung kết tủa X được chất rắn Y, sau đó dẫn khí H2 dư đi qua Y nung nóng thì chất rắn thu được gồmA. Zn và Al2O3. B. Al2O3. C. Al2O3 và Cu. D. Al và Cu.Câu 15: Cho dd chất X vào dd chất Z đến dư thấy có kết tủa keo trắng, sau đó tan. Cho dd chất Y vào dd chất Z đến dư thấy tạo thành kết tủa keo trắng không tan. Cho dd chất X vào dd chất Y không có phản ứng xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là:A. AlCl3, NaAlO2, NaOH. B. Na2CO3, NaAlO2, AlCl3. C. HCl, AlCl3, NaAlO2. D. NaAlO2, AlCl3, HCl.Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dd HCl. (b) Cho Al vào dd AgNO3. (c) Cho Al vào H2O. ( d) Al2O3 + dd NaOH . (e) Cho dd Al(NO3)3 vào dd NH3, (f) dd NaAlO2 + NaOH . Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là :A. 3 B. 2 C. 4 D. 5Câu 17: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác ? A. Dẫn nhiệt và điện tốt , tốt hơn các kim loại Fe và Cu B. Là kim loại nhẹ C. Màu trắng bạc D. Mềm dễ kéo sợi và dễ dát mỏng Câu 18: Chất không có tính chất lưỡng tính làA. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3.Câu 19. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit nào dưới đây?A. K2O. B. MgO. C. BaO. D. Fe2O3.Câu 20: Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dd NaOH là:A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.Câu 21: Có các phát biểu sau :(a) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 ;(b) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5(c) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo ; (d) Phen chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O . Các phát biểu đúng làA. (1) B. (2) C. (3) D. (4)Câu 22: Chỉ dùng dd NaOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.Câu 23: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư. Sau khi pứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

Page 8: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.Câu 24: Cho 200ml dd NaOH CM vào 200ml dd AlCl3 1M. Sau phản ứng thu đựơc 7,8 gam kết tủa Al(OH)3. CM = ? A. 0,5M B. 1,5M C. 3,5M D. 1,5M &3,5MCâu 25: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dd HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 1,26 lít. D. 4,48 lít. Câu 26: Cho 700 ml dd KOH 0,1M vào 100 ml dd AlCl3 0,2M .Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tạo ra làA. 0,78g B. 1,56g C. 0,97g D. 0,68gCâu 27: Trong phen chua có chứa muối nào của nhôm ?A. AlCl3 B. Al(NO3)3 C. Al2(SO4)3 D. Al2(CO3)3

Câu 28: Nhôm có thể khử được dãy ion kim loại nào dưới đây?A. Na+, Cu2+, Mg2+. B. Cu2+, Fe2+, Mg2+. C. Cu2+, Fe2+, Ba2+. D. Cu2+, Fe2+

Câu 29: Xác định công thức lần lượt của X,Y trong chuỗi phản ứng sau:

Al X Y X

A. Al2O3, NaAlO2. B. NaAlO2, Al(OH)3 C. Al(OH)3, NaAlO2 D. NaAlO2, AlCl3

Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit?A. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3. B. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.C. Al2O3 tan được trong dd NH3. D. Al2O3 là oxit không tạo muối.Câu 31: Khi nêu những tính chất giống nhau giữa Al2O3 và Al(OH)3, ý nào sai?A. đều là hợp chất lưỡng tính B. đều bền với nhiệt C. Cu2+, Fe2+. D. Cu2+, Mg2+.Câu 32: Nhỏ từ từ dd KOH vào dd AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x trong đồ thị trên làA. 2,4. B. 3,2. C. 3,0. D. 3,6.

Câu 33: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m làA. 34,10. B. 31,97. C. 32,58. D. 33,39.Câu 34: Chia m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vào nước dư, thu được 1,02 gam chất rắn. Phần hai hòa tan hết trong dd HCl 1M thấy có tối đa 140ml dd HCl phản ứng. Giá trị của m làA. 6,42. B. 2,66. C. 3,21. D. 5,32.Câu 35: Khi nhỏ từ từ đến dư dd NaOH vào dd hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là A. 4 : 3. B. 2 : 3 . C. 1 : 1. D. 2 : 1.

Page 9: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 36: Hoà tan m gam Al trong dd HNO3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lít hỗn hợp Y (ở đktc) gồm N2 và N2O. Tỉ khối của Y so với hiđro là 18. Cho dd X tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,672 lít khí (ở đktc) làm xanh quỳ tím ẩm. Giá trị của m là A. 4,86. B. 6,75. C. 8,10. D. 7,02.Câu 37: Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm gam Al và Na2O vào H2O (dư), sau phản ứng còn lại 2,7 gam chất rắn không tan. Thành phần % số mol của Al trong hỗn hợp ban đầu làA. 81,11% B. 50%. C. 75%. D. 56,64%.Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dd HNO3 loãng dư, thu được dd X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2 , N2O, NO và NO2 . Trong đó số mol N2 bằng số mol NO2 . Biết tỷ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã phản ứng là: A. 1,140 mol B. 1,275 mol C. 1,080 mol D. 1,215 mol Câu 39: Nung nóng 7 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí O2, sau một thời gian thu được 9,4 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào 500 ml dd HNO3 vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO (sản phầm khử duy nhất, đktc). Nồng độ M của dd HNO3 đã dùng là: A. 1,4M B. 1,8M C. 1,2M D. 1,6M

Câu 40: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH (dư) thu được dd Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dd Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m làA. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0.

SẮT VÀ HỢP CHẤT Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

Page 10: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d³Câu 2: Quặng sắt nào sau đây có hàm lượng sắt lớn nhất?A. Hematit. B. Manhetit. C. Xiđerit. D. Pirit sắt.Câu 3: Phân biệt các mẫu hợp kim Al–Fe, Al–Cu, Cu–Fe bằng phương pháp hóa học thì cần dùngA. NaOH và HCl. B. KOH và H2SO4 loãng.C. KOH và HNO3 đặc, nguội. D. Cả A, B, C đều đúng.Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau.A. Fe có thể tan trong FeCl3. B. Ag có thể tan trong FeCl3.C. Cu có thể tan trong FeCl3. D. Trong , AgNO3 phản ứng với FeCl2

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản muối sắt (II), người ta thường cho vào đóA. HCl. B. Thanh Fe. C. H2SO4. D. AgNO3.Câu 6: Để khử ion Fe3+ trong thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dưA. Kim loại Mg. B. Kim loại Cu. C. Kim loại Ba. D. Kim loại Ag.Câu 7: Cho các cặp kim loại tiếp xúc trực tiếp gồm: Fe và Pb; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước làA. 4. B. 1. C. 2. D. 3.Câu 8:Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa khử làA. 5. B. 8. C. 6. D. 7.Câu 9: Có 2 lá sắt khối lượng bằng nhau. Lá 1 cho tác dụng với HCl dư thu được m1 g muối khan. Lá 2 đốt trong khí clo dư thu được m2 g muối. Mối liên hệ giữa m1 và m2 làA. m1 = m2. B. m1 > m2. C. m2 > m1. D. Không xđ được.Câu 10: Để loại tạp chất CuSO4 khỏi FeSO4 ta làm như sau :A. Ngâm lá đồng vào . B. Cho AgNO3 vào . C. Ngâm lá kẽm vào . D. Ngâm lá sắt vào Dùng cho câu 11 và câu 12: Có các chất Cl2, S, H2SO4 loãng, HNO3 , H2SO4 đặc, CuSO4, Khi tác dụng với Fe.Câu 11: Fe bị oxi hoá đến Fe2+ A. S, Cl2, CuSO4. B. H2SO4 loãng, HNO3.C. CuSO4, H2SO4 loãng, HNO3. D. S, CuSO4, H2SO4 loãng.Câu 12: Fe bị oxi hoá đến Fe3+.A. Cl2, H2SO4, HNO3. B. Cl2, HNO3, H2SO4 đặc nóng. C. Cl2, S. D. HNO3, H2SO4 đặc nóng.Câu 13: Hoà tan oxit sắt từ vào H2SO4 loãng dư thu được X. Tìm phát biểu sai.A. X làm mất màu thuốc tím. B. X không thể hòa tan Cu.C. Cho NaOH dư vào dd X thu được kết tủa để lâu ngoài không khí kết tủa có khối lượng tăng lên.D. X tác dụng được với Ag2SO4.Câu 14: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn Fe3O4 và Fe2O3,, ta có thể dùng hóa chất nào dưới đây ? A. NaOH. B. FeCl3. C. HNO3. D. HCl.Câu 15: Có các phương trình hoá học : (1)FeS + 2HCl FeCl2 + H2S. (2) Fe + 2 HCl FeCl2 + H2. (3). 2FeCl3 + Fe 3 FeCl2.(4). 2 Fe + 3Cl2 2 FeCl3.Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử ?A. (1). B. (1), (2),(3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).Câu 16: Gang và thép là hợp kim của Fe . Tìm phát biểu đúng.A. Gang là hợp kim Fe – C ( 5 đến 10%). B. Thép là hợp kim Fe –C ( 2 5%).C. Nguyên tắc sản suất gang là khử Fe trong oxit bằng CO, H2 hay Al ở nhiệt độ cao.D. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hoá các tạp chất trong gang. (C, Si, Mn, S, P) thành oxit nhằm giảm hàm lượng của chúng.Câu 17: Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4g chất rắn X. Thể tích HCl 2M vừa đủ phản ứng với chất rắn X làA. 400ml. B. 300ml. C. 200ml. D. 100ml.

Page 11: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 18: Cho Fe tác dụng với H2SO4 loãng, sau đó cô cạn sau phản ứng được 55,6g tinh thể FeSO4.7H2O. Thể tích hiđro (đktc) được giải phóng làA. 8,16 lít. B. 7,33 lít. C. 4,48 lít. D. 10,36 lít.Câu 19: Hòa tan hết 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng lượng vừa đủ H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí (đktc) và chứa m gam muối. Giá trị của m làA. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.Câu 20: Ngâm một đinh sắt nặng 4g trong CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,286g. Khối lượng sắt tham gia phản ứng làA. 0,286g. B. 0,252g. C. 2,002g. D. 2,200g.Câu 21: Oxi hóa hoàn toàn 0,728g bột Fe thu được 1,016g hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hòa tan X bằng dung lịch HNO3 loãng, dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (đktc) làA. 0,336 lít. B. 33,6 ml. C. 0,896 lít. D. 22,4 ml.Câu 22: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m làA. 2,52. B. 2,22. C. 2,62. D. 2,32.Câu 23: Khi nhỏ từ từ đến dư dd NaOH vào dd hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):

Tỉ lệ a : b là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 3. Câu 24: Để m gam phôi sắt X ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp Y có khối lượng 12g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho Y tác dụng hoàn toàn với axit H2SO4 đặc nóng dư thấy thoát ra 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m làA. 5,04g. B. 8,16g. C. 7,20g. D. 10,08g.Câu 25: Chất rắn X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan X bằng HCl dư, thu được Y. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m làA. 40 B. 32 C. 48 D. 64Câu 26: Đốt nóng hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 không có không khí. Những chất sau phản ứng, nếu cho tác dụng với NaOH dư sẽ thu được 6,72 lít khí (đktc), nếu cho tác dụng với HCl dư sẽ thu được 26,88 lít khí (đktc). Khối lượng Al và Fe3O4 trong X lần lượt làA. 27,0g và 46,4g. B. 27,0g và 69,6g. C. 9,0g và 69,6g. D. 16,0g và 42,0g.Câu 27: Người ta dùng 200 tấn quặng hematit chứa 30% Fe2O3 để có thể sản xuất được m tấn gang có hàm lượng sắt 80%. Biết hiệu suất của quá trình 96%. Giá trị của m làA. 50,4. B. 25,2. C. 35,0. C. 54,69.Câu 28: Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được giảm 4,8g. Thể tích khí CO phản ứng (đktc) làA. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít.

Page 12: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 29: Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam bột một oxit sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1,0 lít Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Mặt khác hòa tan toàn bộ m gam bột oxit sắt bằng HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25g muối khan. Giá trị của m làA. 8,00g. B. 15,1g. C. 16,00g. D. 11,6g.Câu 30: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,2 mol FeS2 và 0,3 mol FeS bằng lượng dư axit HNO3 đặc thu được V lít (đktc) khí X duy nhất. Giá trị của V làA. 56,00 lít. B. 127,68 lít. C. 63,84 lít. D. 12,768 lít.

Page 13: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 31: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa bốn ion( không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp T gồm ba khí, trong đó có hai khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị gần đúng của m là

A. 37,95. B. 39,39. C. 39,71. D. 39,84 .CROM VÀ HỢP CHẤT

Câu 1. Cấu hình electron không đúng làA. Cr (Z = 24): [Ar] 3d5 4s1. B. Cr (Z = 24): [Ar] 3d4 4s².C. Cr2+: [Ar] 3d4. D. Cr3+: [Ar] 3d³.Câu 2. Các số oxi hóa đặc trưng của crom làA. +2, +4 và +6. B. +2, +3 và +6. C. +1, +3 và +6. D. +3, +4 và +6.Câu 3. Ứng dụng không hợp lí của crom làA. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng để cắt thủy tinh. B. Crom dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.C. Crom là kim loại nhẹ, được sử dụng tạo các hợp kim của ngành hàng không.D. Điều kiện thường, crom tạo lớp màng oxit mịn, bền được dùng để mạ bảo vệ thép.Câu 4. Ở nhiệt độ thường, crom có cấu trúc mạng tinh thể làA. lập phương tâm diện. B. lập phương. C. lập phương tâm khối. D. lục phương.Câu 5. Nhận xét không đúng làA. Hợp chất Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; Cr(VI) có tính oxi hóa.B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tínhC. Ion Cr2O7

2– thường tồn tại trường kiềm và làm cho có màu da cam. D. CrO3 có thể bị nhiệt phân.Câu 6. Trong các axit: (1) HNO3; (2) H2SO4; (3) HCl; (4) H2CrO4; (5) HBr; (6) HI thì axit có tính khử mạnh nhất làA. 1 B. 2 C. 4 D. 6Câu 7. Chất rắn X màu lục, tan trong HCl được A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X làA. Cr2O3. B. CrO C. Cr2O D. CrCâu 8. Chọn phát biểu không hợp lý.A. Khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh thu được Cr2O3. B. Pứ của muối Cr2+ với kiềm dư tạo ra Cr(OH)2.C. Phản ứng của muối Cr3+ với kiềm dư tạo ra Cr(OH)3. D. Cho CrCl3 t/d với KOH và khí clo tạo ra K2Cr2O7.Câu 9. Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp một ít nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được X. Thêm vài giọt KOH vào X, thu được Y. Màu của X và Y lần lượt làA. da cam và vàng chanh B. vàng chanh và da camC. nâu đỏ và vàng chanh D. vàng chanh và nâu đỏCâu 10. FeSO4 làm mất màu nào sau đây?A. KMnO4 trong môi trường H2SO4. B. K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.C. Nước brom. D. Cả A, B, C đều đúng.Câu 11. Crom không phản ứng với chất nào sau đây?A. H2SO4 đặc, nóng B. NaOH đặc, nóng C. HNO3 đặc, nóng D. HClCâu 12. Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?A. Zn2+. B. Al3+. C. Cr3+. D. Fe3+.Câu 13. Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO, Cr2O3, Cr(OH)3 lần lượt tác dụng với HCl, NaOH trong điều kiện thích hợp.A. 5 B. 6 C. 4 D. 3Câu 14. Phản ứng nào sau đây không đúng?A. 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+. B. 2CrO2

– + 3Br2 + 8OH– → 2CrO42– + 6Br– + 4H2O

C. 2Cr3+ + 3Fe → 2Cr + 3Fe2+. D. 2Cr3+ + 3Cl2 + 16OH– → 2CrO42– + 6Cl– + 8H2O

Câu 15. Phản ứng nào sau đây không đúng?A. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2↑ + 3H2O. B. 4CrO3 + 3C → 2Cr2O3 + 3CO2↑.C. 4CrO3 + C2H5OH → 2Cr2O3 + 2CO2↑ + 3H2O. D. CrO3 + 6HCl → CrCl2 + 2Cl2↑ + 3H2O.

Page 14: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 16. Tổng các hệ số nguyên nhỏ nhất khi cân bằng phản ứng: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → X + Y + Z + T làA. 20 B. 22 C. 24 D. 26Câu 17. Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi cân bằng với các số nguyên tối giản thì hệ số của NaCrO2 làA. 1 B. 2 C. 3 D. 4Câu 18. Khi cho BaCl2 vào K2Cr2O7 màu da cam thìA. Không có hiện tượng. B. Có khí bay ra.C. Có kết tủa màu vàng. D. Có kết tủa và có khí bay ra.Câu 19. Cho 0,36 mol KI tác dụng hết với K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất có số mol làA. 0,36 B. 0,18 C. 0,12 D. 0,24Câu 20. Cho phương trình: (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O. Khi phân hủy 48 gam muối thấy còn 30 gam chất rắn và tạp chất trơ. Phần trăm tạp chất có trong muối làA. 8,5%. B. 6,5%. C. 7,5%. D. 5,5%.Câu 21. Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 có mặt KOH, số mol tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng làA. 0,015 và 0,04. B. 0,015 và 0,08. C. 0,03 và 0,08. D. 0,03 và 0,04.Câu 22. Cho 13,5 gam hỗn hợp Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư H2SO4 loãng nóng trong điều kiện không có không khí, thu được X và 7,84 lít khí hidro (ở đktc). Cô cạn X trong điều kiện không có không khí thu được m gam muối khan. Giá trị của m làA. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1.Câu 23. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V làA. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.Câu 24. Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X làA. 50,67%. B. 20,33%. C. 66,67%. D. 36,71%.Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi dư thu được 4,56 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy làA. 0,78g B. 3,12g C. 1,74g D. 1,19gCâu 26. Thổi khí NH3 dư qua 10 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn màu vàng có khối lượng làA. 0,52g B. 0,68g C. 7,60g D. 1,52gCâu 27. Số mol HCl và K2Cr2O7 tương ứng cần sử dụng đề điều chế 672ml khí Cl2 (đktc) làA. 0,06 và 0,03 B. 0,14 và 0,01 C. 0,42 và 0,03 D. 0,16 và 0,01Câu 28. Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng HCl dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim làA. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% CrC. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% CrCâu 29. Cho 10,8 g hỗn hợp Cr và Fe tác dụng hoàn toàn với HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Tổng khối lượng muối thu được làA. 18,7g. B. 25,0g. C. 19,7g. D. 16,7g.Câu 30. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V làA. 3,36l. B. 7,84l. C. 4,48l. D. 10,08l.Câu 31. Để phân biệt các riêng biệt: CrCl2, CuCl2, NH4Cl, CrCl3 và (NH4)2SO4 chỉ cần dùng một thuốc thử là A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. BaCl2. D. AgNO3.

PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ Câu 1: Chỉ dùng dd KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.

Page 15: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 2: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử làA. dd Ba(OH)2. B. CaO. C. dd NaOH. D. nước brom.Câu 3: Có 5 dd riêng rẽ, mỗi dd chứa một cation sau đây: NH4

+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dd NaOH cho lần lượt vào từng dd trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dd?A. 2 dd.            B. 3 dd. C. 1 dd.    D. 5 dd.Câu 4: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd chứa cation sau (nồng độ mỗi dd khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dd thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dd?A. 2 dd.     B. 3 dd. C. 1 dd.       D. 5 dd.Câu 5: Có 5 dd hoá chất không nhãn, mỗi dd nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dd thuốc thử là dd H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dd thì có thể phân biệt tối đa mấy dd?A. 1 dd. B. 2 dd. C. 3 dd. D. 5 dd.Câu 6: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dd nào sau đây là tốt nhất?A. Dd NaOH dư. B. Dd NaHCO3 bão hoà dư. C. Dd Na2CO3 dư. D. Dd AgNO3 dư.Câu 7: Có các lọ dd hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng dd không màu của các muối sau: Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dd H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dd thì có thể được các ddA. Na2CO3, Na2S, Na2SO3. B. Na2CO3, Na2S.C. Na3PO4, Na2CO3, Na2S. D. Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3.Câu 8: Để phân biệt dd Cr2(SO4)3 và dd FeCl2 người ta dùng lượng dư dd A. K2SO4. B. KNO3. C. NaNO3. D. NaOH. Câu 9: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đaA. 2 chất.     B. 3 chất. C. 1 chất.       D. 4 chất.Câu 10: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:(a) bông khô.(b) bông có tẩm nước.(c) bông có tẩm nước vôi.(d) bông có tẩm giấm ăn.Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất làA. (d) B. (c) C. (a) D. (b)

HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNGCâu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại làA. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn.Câu 2: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?A. Khí cacbonic. B. Khí clo. C. Khí hidroclorua. D. Khí cacbon oxit.Câu 3: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit làA. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dd nào sau đây?A. Dd HCl. B. Dd NH3. C. Dd H2SO4. D. Dd NaCl.Câu 6: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dd Pb(NO3)2 thấy dd xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây? A. Cl2. B. H2S. C. SO2. D. NO2.Câu 7: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người làA. penixilin, paradol, cocain. B. heroin, seduxen, erythromixinC. cocain, seduxen, cafein. D. ampixilin, erythromixin, cafein.Câu 8: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó? A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NH3.

Page 16: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít

Câu 9: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau :(a) Do hoạt động của núi lửa;(b) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt ;(c) Do khí thải từ các phương tiện giao thông ;(d) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp cây xanh ;(e) Do nồng độ cao của các ion kim loại : Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước . Số nhận định đúng là :A. 3 B. 2 C. 4 D. 5Câu 10: Cho các phát biểu sau: ( a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh . (b) Khi thoát vào khí quyển , freon phá hủy tần ozon ; ( c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính ; ( d) Trong khí quyển , nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit . Trong các phát biểu trên , số phát biểu đúng là:A.2 B. 3 C. 4 D. 1Câu 11: Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây:A. Ung thư phổi. B. Ung thư máu. C. Ung thư vòm họng. D. Ung thư gan.

ĐỀ NGHỊ THẦY CÔ XEM ĐÂY LÀ TÀI LIỆU CHUNG CỦA TỔ CHỈ DÙNG CHO TIẾT ÔN TẬPĐỂ SANG NĂM CHỈ THÊM VÀO VÀ CHỈNH LẠI , SOẠN MỚI KHỔ LẮM !!!

Page 17: DE CUONG KY II KHOI 12thptdoanket-tanphu.edu.vn/files/thanhvien_upload/39/khoi... · Web viewA. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít