78
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ (KHÁCH SẠN GOLF CẦN THƠ) Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HỒNG DIỄM TÔ AN THỤY THÙY TRINH MSSV: 4053657 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 Cần Thơ – 2009 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH CẦN THƠ

(KHÁCH SẠN GOLF CẦN THƠ)

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN HỒNG DIỄM TÔ AN THỤY THÙY TRINH

MSSV: 4053657

Lớp: Kế toán tổng hợp K31

Cần Thơ – 2009

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ........................................................................1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ...............................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................1

1.2.1 Mục tiêu chung .....................................................................................1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2

1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.1 Không gian ...........................................................................................2

1.3.2 Thời gian ..............................................................................................2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận .........................................................................................3

2.1.1 Bản chất và vai trò của tài chính công ty .............................................3

2.1.2 Khái niệm và nội dung của phân tích tài chính ....................................4

2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính ...................................................................5

2.1.4 Phân tích các báo cáo tài chính ............................................................8

2.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................16

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 Giới thiệu sơ lược về Khách sạn Golf Cần Thơ ...........................................17

3.2 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................17

3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty .............................................................18

3.3.1 Chức năng ............................................................................................18

3.3.2 Nhiệm vụ ..............................................................................................19

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

3.4 Cơ cấu tổ chức của công ty ...........................................................................19

3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua ....................20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHI NHÁNH CÔNG

TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 Phân tích chung tình hình tài chính của công ty ...........................................22

4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán .............................................................22

4.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................31

4.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ....................................................37

4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong công ty ...............................................41

4.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ...........................41

4.2.2 Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ...51

4.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời ............................53

4.3 Phân tích tài chính bằng phương trình Dupont .............................................57

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty ......................................61

5.1.1 Những mặt công ty đã đạt được ...........................................................61

5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân tại công ty ...........................................61

5.2 Giải pháp .......................................................................................................62

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận .........................................................................................................65

6.2 Kiến nghị .......................................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................67

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

PHỤ LỤC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

A. Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414

I. Tiền 523.644 188.675 505.879

II. Khoản đầu tư TC ngắn hạn - - -

III. Các khoản phải thu 5.958.464 8.859.772 8.145.864

1. Phải thu khách hàng 1.526.418 1.316.092 1.491.722

2. Trả trước cho người bán - 20.728 101.126

3. Phải thu nội bộ 4.425.746 7.522.952 6.552.012

5. Các khoản phải thu khác 6.300 - 1.004

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - - -

IV. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493

V. Tài sản ngắn hạn khác 25.325 12.936 231.178

1. Chi phí trả trước ngắn hạn - - 188.691

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - 2.247

4. Tài sản ngắn hạn khác 25.325 12.936 40.240

B. Tài sản dài hạn 83.204.756 80.986.964 81.377.181

I. Khoản phải thu dài hạn - - -

II. TSCĐ 81.434.810 79.509.291 77.579.020

1. Tài sản cố định hữu hình 42.638.001 40.750.729 38.858.705

3. Tài sản cố định vô hình 38.796.809 38.758.562 38.720.315

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - -

III. Bất động sản đầu tư - - -

IV. Khoản đầu tư TC dài hạn - - -

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

V. Tài sản dài hạn khác 1.769.946 1.477.673 3.798.161

1. Chi phí trả trước dài hạn 1.769.946 1.477.673 3.798.161

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 89.911.002 90.285.116 90.540.595

A. NỢ PHẢI TRẢ 449.102 823.216 1.078.695

I. Nợ vay ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

1. Vay và nợ ngắn hạn - - -

2. Phải trả người bán - 74.435 319.401

3. Người mua trả tiền trước 34.246 72.198 152.276

4. Thuế và khoản phải trả NN 168.585 197.343 115.098

5. Phải trả người lao động 24.087 254.700 308.611

6. CP phải trả - - -

9. Khoản phải thu, phải nộp khác 35.894 18.250 82.197

II. Nợ dài hạn 186.290 206.290 101.112

3. Phải trả dàn hạn khác 186.290 206.290 101.112

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 89.461.900 89.461.900 89.461.900

I. Vốn chủ sở hữu 89.461.900 89.461.900 89.461.900

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 89.461.900 89.461.900 89.461.900

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 89.911.002 90.285.116 90.540.595

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

… Ngày … tháng … năm …

Giáo viên hướng dẫn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------

… Ngày … tháng … năm …

Xác nhận của cơ quan

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1:Bảng khái quát kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm .......................... 20

Bảng 2:Bảng phân tích tổng quát tình hình sử dụng vốn tại công ty ...................... 22

Bảng 3:Bảng phân tích biến động của từng khoản mục tài sản ngắn hạn .............. 24

Bảng 4:Bảng phân tích biến động của từng khoản mục tài sản dài hạn ................. 28

Bảng 5:Bảng phân tích biến động của từng khoản mục nguồn vốn ....................... 30

Bảng 6:Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 - 2008 ........... 33

Bảng 7:Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2006 – 2008................ 38

Bảng 8:Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu từ năm 2006 – 2008 ............... 42

Bảng 9: Bảng phân tích tình hình công nợ phải trả từ năm 2006 – 2008 ............... 44

Bảng 10: Bảng phân tích mối quan hệ giữa khoản phải thu với khoản phải trả ..... 45

Bảng 11: Bảng vòng quay các khoản phải thu ........................................................ 46

Bảng 12: Bảng kỳ thu tiền bình quân ...................................................................... 46

Bảng 13: Bảng phân tích khả năng thanh toán........................................................ 47

Bảng 14: Bảng hệ số thanh toán tổng quát.............................................................. 48

Bảng 15: Bảng hệ số thanh toán hiện hành ............................................................. 49

Bảng 16: Bảng hệ số thanh toán nhanh ................................................................... 50

Bảng 17: Bảng hệ số thanh toán bằng tiền .............................................................. 50

Bảng 18: Bảng phân tích vốn lưu động thường xuyên ........................................... 51

Bảng 19: Bảng phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên .............................. 52

Bảng 20: Bảng phân tích biến động vốn bằng tiền ................................................. 53

Bảng 21: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ........................................................ 54

Bảng 22: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận ............................................................................ 56

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS Giáo sư

TS Tiến sĩ

ThS Thạc sĩ

TSCĐ Tài sản cố định

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

LN Lợi nhuận

SXKD Sản xuất kinh doanh

TS Tài sản

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSDH Tài sản dài hạn

HĐ Hoạt động

TC Tài chính

NN Nhà nước

CP Chi phí

QĐUBT Quyết định Ủy ban tỉnh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt bốn năm học đại học, em đã tích lũy cho bản thân vốn kiến thức cơ

bản chuyên ngành kế toán của mình. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô

Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Cần Thơ đã tận tình

giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng em. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn

cô Nguyễn Hồng Diễm đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cô, chú, anh, chị đang

làm việc tại chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Golf Cần Thơ (Khách sạn Golf Cần

Thơ), đặc biệt là các anh, chị trong phòng Kế toán – hành chính đã tạo điều kiện cho

em hoàn thành luận văn của mình.

Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Tô An Thụy Thùy Trinh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài

nghiên cứu khoa học nào trong cùng một thời điểm, tại cùng một công ty thực tập.

Sinh viên thực hiện

Tô An Thụy Thùy Trinh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.

Trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay đã tạo nhiều cơ hội và điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải

đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bản

thân để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Đối với

các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, để tăng khả năng vốn huy động, mở rộng sản

xuất, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác phải có tình hình tài chính thật vững

mạnh và thật minh bạch. Nói đến tài chính doanh nghiệp, chúng ta không thể không

nói về vai trò của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, thường xuyên phân tích tình

hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ thực trạng tài chính, xác định

đúng đắn những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để dựa vào đó đề ra những

chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện, tình hình của doanh nghiệp mình.

Đồng thời, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh

nghiệp, từ đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định và tăng cường tài chính của doanh

nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, em chọn đề

tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Du lịch Gofl Việt Nam Chi

nhánh Cần Thơ (Khách sạn Gofl Cần Thơ)”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

1.2.1 Mục tiêu chung.

Qua việc phân tích tình hình tài chính của Chi nhánh Công ty cổ phần Du lịch

Golf Việt Nam tại Cần Thơ, chúng ta thấy được thực trạng hiện có tại công ty sau

khi cổ phần hóa, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại, góp

phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Chi nhánh Công ty cổ phần Du

lịch Golf Việt Nam tại Cần Thơ (Khách sạn Golf Cần Thơ) thông qua số

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 2

liệu trên các báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ.

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.

- Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.

Từ đó, đánh giá tình hình tài chính của công ty, tìm ra những mặt đạt được,

hạn chế của công ty nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể giúp công ty phát huy mặt

mạnh, hạn chế mặt yếu kém để không ngừng phát triển.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

1.3.1 Không gian.

Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam tại Cần Thơ (Khách sạn

Golf Cần Thơ).

1.3.2 Thời gian.

Từ năm 2006 đến năm 2008.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.

Từ các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tôi sẽ tiến hành tổng hợp,

phân tích, so sánh các số liệu đã thu thập để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 3

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.

2.1.1 Bản chất và vai trò của tài chính công ty.

2.1.1.1 Bản chất.

Tài chính là tất cả mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh

trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong quá

trình tái sản xuất của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việc

hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước.

2.1.1.2 Vai trò.

Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò:

Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh

doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.

Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải

thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và

sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả trong quá trình

sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống

còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh theo cơ chế thị trường như hiện

nay.

Vai trò đòn bẫy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh.

Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối.

Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng, trước tiên bù

đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết

bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu tiếp tục chu kỳ sản

xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng để

hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc chi trả lợi

tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 4

phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn

liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở

hữu doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối

của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp

trở thành đòn bẫy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế làm

tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng

quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội.

Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành

thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu

đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc

trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính, chỉ tiêu đặc trưng về khả năng

sinh lời… Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn

cứ quan trọng để kịp thời đề ra các giải pháp tối ưu nhằm lành mạnh hóa tình hình

tài chính của doanh nghiệp – kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2 Khái niệm và nội dung của phân tích tài chính.

2.1.2.1 Khái niệm.

Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều

hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời

đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị

những biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh và khắc phục các yếu điểm.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là nghệ thuật xử lý các số liệu có trong các

báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định.

2.1.2.2 Nội dung.

Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình thu, chi trong

doanh nghiệp.

- Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền ra, vào trong doanh nghiệp.

- Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động.

- Kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 5

- Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp.

2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính.

2.1.3.1 Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo

cáo lưu chuyển tiền tệ là những phần chủ yếu, quan trọng của các báo cáo hàng năm

và cũng là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài

chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp

và nguồn vốn hình thành nên những tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm

nhất định. Báo cáo hàng năm của một doanh nghiệp trình bày sự cân đối tài sản ở tại

thời điểm kết thúc năm tài chính, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Tại thời

điểm này, các hoạt động của doanh nghiệp được coi như tạm thời dừng lại. Bảng cân

đối kế toán của doanh nghiệp không chỉ bao gồm hầu hết những năm đ ã qua, mà còn

bao gồm những năm trước đó nữa. Điều này cho phép ta so sánh phương thức thu

chi trong những năm đã qua.

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản

hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại

trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:

A. Tài sản ngắn hạn: Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và

các khoản đầu tư ngắn hạn đến thời điểm báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản

đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất,

kinh doanh, chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán.

B. Tài sản dài hạn: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị

còn lại của tài sản như tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí

xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của doanh nghiệp

tại thời điểm báo cáo.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 6

- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh

nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý

của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn

vốn được chia ra như sau:

A. Nợ phải trả: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải

trả tại thời điểm báo cáo, gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

B. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ

nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các quỹ của doanh nghiệp, bao gồm

nguồn vốn kinh doanh, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ khen thưởng…

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh

nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình

thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp việc hình thành và sử

dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp . Dựa vào báo cáo lưu chuyển

tiền tệ của doanh nghiệp ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động

tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán

được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp

bởi ba dòng ngân lưu từ ba hoạt động của doanh nghiệp:

+ Hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên

quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu từ bán hàng,

tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền như: tiền trả cho

người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), các khoản

phải trả cho công nhân viên bao gồm tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội…, các chi

phí khác bằng tiền như: chi phí văn phòng phẩm, công tác phí…

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 7

+ Hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực

tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, gồm các khoản thu do bán, thanh lý tài

sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác.

+ Hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên ra đến

hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn

kinh doanh của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn

liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ vay…

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính

của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động

sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các

báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của

doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp

dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn, phân

tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định

trong thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày

thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những điều cần diễn giải trong bảng thuyết minh các báo cáo tài chính thường

là:

+ Đặc điểm của doanh nghiệp: giới thiệu, tóm tắt doanh nghiệp.

+ Tình hình khách quan trong kỳ kinh doanh đã tác động đến hoạt động của

doanh nghiệp.

+ Hình thức kế toán đã và đang áp dụng.

+ Phương thức phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỉ giá hối đ ối được dung để

hạch toán trong kỳ.

+ Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu.

+ Tình hình thu nhập của nhân viên.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 8

+ Tình hình khác.

2.1.3.2 Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính.

Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt

động doanh nghiệp gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài

chính. Nếu một hoạt động nào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến các hoạt động

còn lại, chẳng hạn như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng

trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia tăng nguồn vốn và làm thay đổi cấu trúc vốn:

+ Lợi nhuận (hoặc lỗ) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng

(hoặc giảm) nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

+ Tổng dòng tiền tệ ròng từ ba hoạt động trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải

thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.

2.1.4 Phân tích các báo cáo tài chính.

2.1.4.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn.

- Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xem xét mối quan hệ giữa

tài sản và nguồn vốn để đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng

vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ vào số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài

sản với tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà

đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác

nhau của doanh nghiệp. Ngoài ra, ta cần phân tích thêm mối quan hệ giữa các

khoản, mục trên bảng cân đối kế toán để thấy rõ hơn tình hình tài chính của doanh

nghiệp.

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ

- Phân tích kết cấu tài sản.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể

hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn

lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư vào chiều sâu, đầu tư mua sắm trang

thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỉ suất đầu tư. Tỉ suất này phản ánh tình

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 9

hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát

triển lâu dài của doanh nghiệp.

Tỉ suất đầu tư được xác định bằng công thức:

Tỉ suất này tăng là tốt vì nó cho thấy rằng năng lực sản xuất có xu hướng tăng

nếu các tình hình khác không đổi, vẫn phát triển bình thường.

- Phân tích kết cấu nguồn vốn.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài

chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ trong kinh doanh hay ngững khó khăn mà

doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỉ suất tự tài

trợ, tỉ suất này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ

tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt.

Vốn chủ sở hữu

2.1.4.2 Phân tích các tỉ số tài chính.

- Phân tích tình hình công nợ:

+ Hệ số khái quát: Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến các

khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được quan tâm

của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay.

Tổng các khoản phải thu

+ Vòng luân chuyển các khoản phải thu: Vòng luân chuyển các khoản phải

thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp,

Tỉ suất đầu tư = Giá trị TSCĐ + Đầu tư dài hạn

Tổng tài sản x 100%

Tỉ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn

x 100%

Hệ số khái quát = Tổng các khoản phải trả

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 10

được xác định bằng mối quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bán hàng và số dư bình quân

các khoản phải thu.

Doanh thu thuần

+ Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một

vòng luân chuyển các khoản nợ cần phải thu, nghĩa là để thu được các khoản nợ cần

một khoản thời gian là bao lâu. Nó được xác định bằng tỷ số giữa thời gian của kỳ

phân tích (thường là 360 ngày) và vòng quay các khoản phải thu. Công thức tính :

- Phân tích khả năng thanh toán:

+ Hệ số thanh toán vốn lưu động : Hệ số thanh toán vốn lưu động thấp chứng

tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp, tuy nhiên quá cao lại biểu hiện tình

trạng ứ đọng vốn, kém hiệu quả.

+ Tỉ số thanh toán hiện hành (C/R): Là mức độ trang trải của tài sản lưu

động đối với nợ ngắn hạn mà không cần đến một khoản vay mượn nào thêm. Tỉ số

này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hay nói

cách khác là hiện trạng tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại – thường là

một niên độ.

Tài sản lưu động

Tỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và là dấu hiệu báo trước

những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Ngược lại, nếu tỉ số này cao có nghĩa là

Vòng luân chuyển các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu

(vòng)

Nợ ngắn hạn

C/R =

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Thời gian của kỳ phân tích

Vòng quay các khoản phải thu =

Hệ số thanh toán vốn ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tài sản lưu động =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 11

doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu quá cao sẽ làm

giảm hiệu quả hoạt động, vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động

so với nhu cầu của doanh nghiệp, phần dư thừa này không tạo thêm doanh thu. Tỉ số

thanh toán hiện hành được chấp nhận là xấp xỉ 2:1.

+ Tỉ số thanh toán nhanh (Q/R): Tỉ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh

của tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền trước các khoản nợ

ngắn hạn. Các tài sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền bao gồm

tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và các khoản ứng trước.

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Tỉ số càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Thông thường tỉ

số này 1:1 được xem là thích hợp.

+ Tỉ số thanh toán bằng tiền: Khả năng thanh toán bằng tiền mặt là so sánh

mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh

khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ ra sao nếu doanh nghiệp không sử dụng

khoản phải thu và hàng tồn kho. Nó là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,

không dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa, sản phẩm và các khoản phải thu của doanh

nghiệp khi chưa thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Vốn bằng tiền

Tỉ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, tỉ

số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của tài sản lưu động tập trung quá

nhiều vào vốn bằng tiền có thể không hiệu quả. Thông thường tỉ số này được chấp

nhận là 0,5:1.

Nợ ngắn hạn

Q/R =

Nợ ngắn hạn

Tỉ số thanh toán bằng tiền =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 12

- Phân tích hiệu quả sử dụng:

+ Tỉ số luân chuyển tài sản cố định: Tỉ số này đánh giá hiệu quả sử dụng tài

sản cố định, được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và tài sản cố định

trong kỳ. Nó thể hiện một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu thuần

Tỉ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp đã tạo ra mức

doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.

+ Tỉ số luân chuyển tổng tài sản: Tỉ số này cho biết một đồng tài sản có tham

gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu thuần

+ Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ vốn lưu động quay

được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Doanh thu thuần

+ Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho:

Hàng tồn kho lớn hay nhỏ tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian hoạt

động trong năm. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần có một mức tồn kho hợp lý. Hàng tồn

kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao.

Giá vốn hàng bán

Tài sản cố định

Tỉ số luân chuyển tài sản cố định =

Tổng tài sản

Tỉ số luân chuyển tài sản =

Vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = (vòng)

Hàng tồn kho

Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 13

- Phân tích tỉ số lợi nhuận:

+ Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong một

đồng doanh thu thì lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm.

Lợi nhuận ròng

+ Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho thấy khả năng

sinh lời của một đồng vốn bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng

+ Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản

có tham gia sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận ròng

2.1.4.2 Phân tích tài chính bằng phương trình Dupont.

Phương pháp phân tích ROE (lợi nhuận/vốn tự có) dựa vào mối quan hệ với

ROA (lợi nhuận/tổng tài sản) để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được

công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont. Cụ thể:

ROE = ROA x Đòn bẫy kinh tế

Trong đó, đòn bẫy kinh tế (đòn bẫy tài chính) hay còn gọi là đòn cân nợ là chỉ

tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Tổng tài sản

Doanh thu thuần ROS =

Vốn chủ sở hữu ROE =

Tổng tài sản ROA =

Vốn chủ sở hữu Đòn bẫy tài chính =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 14

Như vậy, phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau:

Tác dụng của phương trình:

+ Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử

dụng tài sản.

+ Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời

của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh

lệch).

+ Đề ra các quyết định phù hợp hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác

nhau của từng nhân tố khác nhau để tăng suất sinh lời.

Vốn chủ sở hữu

Lãi ròng

Doanh thu

Doanh thu

Tổng tài sản ROE = x x

Tổng tài sản

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 15

Sơ đồ Dupont:

Chi phí Nợ phải

thu Vốn bằng

tiền

Khấu hao Tài sản ngắn

hạn khác Hàng tồn kho

x

Tài sản có : :

Lợi nhuận/Tài sản có x Tài sản có/Vốn tự có

Luân chuyển tài sản có

Doanh thu thuần

Lợi nhuận/Vốn tự có

Thu nhập/Doanh thu

Tổng doanh thu

Lãi suất

Thuế

- Tổng chi phí Tài sản dài hạn + Tài sản lưu động

Lợi nhuận ròng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

Tất cả số liệu được thu thập từ phòng kế toán – tài chính của công ty.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

- Tổng hợp, phân loại số liệu theo các tiêu thức đánh giá.

- Sử dụng các phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp

cân đối, phương pháp tỉ lệ.

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối được sử dụng để so sánh số liệu

năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không

và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp

so sánh bằng số tương đối dùng để làm rõ tình hình biến động của mức

độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian 3 năm từ năm 2006 đến năm

2008. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh

tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện

pháp khắc phục.

+ Phương pháp cân đối được sử dụng nhằm xem xét tính cân đối giữa các

khoản mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, tính cân đối

giữa các chỉ tiêu tài chính qua các năm của công ty.

+ Phương pháp tỉ lệ được dùng để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính

của công ty qua các năm trên cơ sở so sánh các tỉ lệ của công ty với giá

trị các tỉ lệ tham chiếu. Các tỉ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỉ

lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động

của công ty. Đó là các nhóm tỉ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỉ lệ về

năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỉ lệ về khả năng sinh lời.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 17

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH GOLF

VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(KHÁCH SẠN GOLF CẦN THƠ).

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KHÁCH SẠN GOLF CẦN THƠ.

Khách sạn Golf Cần Thơ, tiêu chuẩn 4 sao (chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch

Golf Việt Nam) ở số 2, Đường Hai Bà Trưng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều,

Thành phố Cần Thơ là một trong những khách sạn lớn nhất Cần Thơ nói riêng và

khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay

Bến Ninh Kiều, bên bờ sông Hậu – một trong 9 cửa sông của dòng Mê Kông – Golf

Cần Thơ là một khách sạn vừa lộng lẫy vừa tráng lệ của Tây Đô với hơn 100 phòng

ngủ sang trọng và tiện nghi với những ban công nhìn ra dòng sông Hậu, với quang

cảnh sông nước mênh mông, trong mắt bạn thiên nhiên trải dài như vô tận xa tít tận

cuối chân trời.

Thương hiệu Golf là một thương hiệu có uy tín với khách du lịch trong giai

đoạn vừa qua, các khách sạn Golf đã được các danh hiệu tiêu biểu.

+ Cup Topten do tổng cục du lịch trao tặng, công nhận là một trong 10 khách

sạn hàng đầu của Việt Nam (2001).

+ Khách sạn Golf là “ Thành viên của hội du lịch Châu Âu”, được kiểm tra

theo sự quản lý quốc tế, đã được tổ chức quốc tế công nhận là “ Hội viên loại 1”

(2003).

+ Cup Topten do tổng cục du lịch và Hiệp hội du lịch trao tặng công nhận là

một trong mười khách sạn hàng đầu của Việt Nam (2004)

+ “ Thương hiệu Việt yêu thích” do báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn (2005).

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

Tên gọi và trụ sở chính của công ty:

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam.

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Golf Tourism foint stock company.

- Tên giao dịch viết tắt: VN Golf Tourism.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 18

- Địa chỉ: 43A đường 30/4, phường 9, Thành phố Vũng Tàu.

- Website: http://www.golfhotel.vnn.vn

Tiền thân của công ty là công ty Xây dựng và Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

trước đây là Xí nghiệp Dịch vụ Xây lắp Côn Đảo cũ. Ngày 22/06/1995, xí nghiệp

được thành lập lại theo quy định số 338/QĐUBT của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu về việc thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước Công ty Đầu tư và Phát triển

Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sau đó, Công ty đã được đổi tên thành Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo quyết định số 469/QĐUBT ngày 16/08/1996 của Ủy Ban

Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chi nhánh Công ty Xây dựng và Đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại Cần Thơ

được thành lập theo quyết định số 297/QĐUBT ngày 09/07/1997 của Ủy Ban Nhân

Dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chi nhánh Cần Thơ chính thức hoạt động vào ngày 31/12/2001, hoạt động chủ

yếu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn và hiện đang quản lý khách sạn

Golf Cần Thơ.

Thực hiện chủ trương của Nhà Nước và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng

Tàu, công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tiến hành cổ phần chi nhánh Cần Thơ,

thành lập một công ty cổ phần chuyên về lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch,

đó là Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam.

3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.

3.3.1 Chức năng.

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hiện có là khách sạn, du lịch, và mở rộng

thêm các hoạt động kinh doanh mới.

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

- Kinh doanh lữ hành nội địa.

- Kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

- Vận tải hành khách (cả vận chuyển du lịch).

- Mua, bán rượu, bia và thuốc lá.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 19

- Vũ trường, phòng trà, massage, karaoke.

- Dịch vụ thẩm mỹ.

- Đại lý thu đổi ngoại tệ.

3.3.2 Nhiệm vụ.

Công ty phải thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ định hướng được giao (trên cơ

sở công ty tự xây dựng và thông qua cấp có thẩm quyền) về kim ngạch, lợi nhuận,

các khoản nộp ngân sách.

Ngoài ra công ty còn có những nhiệm vụ khác:

Quản lý sử dụng tài sản, nguồn vốn được giao có hiệu quả. Tài sản công ty

gồm tài sản cố định, tài sản lưu động phải được sử dụng đúng mục đích, hạch toán

chính xác và phải quyết toán hàng năm.

Quản lý các hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng kế hoạch.

Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn căn cứ vào

định hướng của cơ quan chủ quản, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của

Nhà nước và của Tỉnh trong từng giai đoạn.

Về công tác tài chính, công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

theo đúng pháp luật. Tạo hiệu quả kinh tế nhằm phát triển công ty ngày càng vững

mạnh.

Tạo công ăn việc làm ổn định góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước

(góp phần phát triển sản xuất ở địa phương, tạo cơ sở sản xuất để thu hút lao động

phổ thông và các dịch vụ khác cùng phát triển).

3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.

Bộ máy tổ chức Khách sạn Golf Cần Thơ hiện nay gồm có: tổng cán bộ công

nhân viên là 113 người. Trong đó:

- Ban Giám đốc chi nhánh kiêm Ban Giám đốc khách sạn.

- 3 Ban chức năng: Ban Kinh doanh, Ban Kế toán, Ban Hành chánh nhân sự.

- 8 Tổ, bộ phận: bộ phận phòng, lễ tân, bộ phận ẩm thực (bao gồm 4 bộ phận:

bếp, nhà hàng Golf, Windy cafe, dịch vụ), tổ kỹ thuật, tổ bảo vệ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 20

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM

VỪA QUA (TỪ NĂM 2006 – 2008).

Bảng 1: BẢNG KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 5.318.148 22.810.128 24.181.341

2. Giá vốn hàng bán 3.224.570 13.360.406 12.449.416

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 2.093.578 9.449.722 11.731.925

4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 3.135 14.352 13.117

5. Chi phí tài chính 1.082 574 6.104

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 168.913 568.343 1.777.217

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 1.926.718 8.895.157 9.961.721

8. Thu nhập khác 79.681 103.300 28.062

9. Chi phí khác 806 84.968 -

10. Lợi nhuận khác 78.875 18.332 28.062

11. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.005.593 8.913.489 9.989.783

12. Chi phí thuế TNDN - - -

13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.005.593 8.913.489 9.989.783 (Nguồn: Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán của công ty).

Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt lớn của công ty vì đây là năm tiến hành cổ

phần hóa công ty. Khi công ty tiến hành cổ phần đến nay, bên cạnh những thời cơ,

thuận lợi cũng có không ít khó khăn, năm 2008 – năm khủng hoảng chung của nền

kinh tế toàn cầu – trong xu thế hội nhập và phát triển Việt Nam cũng chịu ảnh

hưởng, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp cả thuận lợi lẫn khó

khăn nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm đều tăng dần và tăng cao nhất

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 21

vào năm 2007. Vì công ty tiến hành cổ phần hóa, được miễn thuế TNDN trong vòng

3 năm từ năm 2006 – 2008 nên khoản thuế TNDN đều bằng không qua 3 năm. Do

đó lợi nhuận trước thuế và sau thuế từ năm 2006 – 2008 là bằng nhau, các khoản

thuế phải nộp Nhà nước của công ty chỉ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị

gia tăng và thuế môn bài. Lợi nhuận đều tăng dần qua 3 năm cho thấy tình hình hoạt

động của công ty phát triển tốt, công ty đã xây dựng được thương hiệu và uy tín cho

du khách trong và ngoài nước qua sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp

của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, công ty đã tạo được niềm tin cho đội

ngũ cán bộ công nhân viên và người bên ngoài khách sạn khi tham gia đầu tư góp

vốn.

Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, chúng ta sẽ đi vào phân tích

các báo cáo tài chính cùng các chỉ tiêu tài chính của công ty trong chương tiếp theo.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 22

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH GOLF VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(KHÁCH SẠN GOLF CẦN THƠ).

4.1 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG

QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.

Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán các

năm 2006, 2007, 2008, ta sẽ thấy được sự biến động tài sản ngắn hạn (vốn bằng tiền,

các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác), tài sản dài hạn (tài

sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình). Từ đó, đánh giá khái quát tình hình

tài sản tại công ty.

4.1.1.1 Phân tích biến động của từng khoản mục tài sản.

* Đánh giá khái quát tình hình tài sản của công ty:

Bảng 2: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

TẠI CÔNG TY

ĐVT: 1.000đ

Chỉ

tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

TSNH 6.706.246 9.298.152 9.163.414 2.591.906 38,65 (134.738) -1,45

TSDH 83.204.756 80.986.964 81.377.181 (2.217.792) -2,67 390.217 0,48

TS 89.911.002 90.285.116 90.540.595 374.114 0,42 255.479 0,28

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Dựa vào số liệu trong bảng 1, ta thấy tổng tài sản tăng dần qua 3 năm, năm

2007 tăng 374.114 ngàn đồng so với năm 2006, tỉ lệ tăng 0,42%; năm 2008 tăng

255.479 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 0,28% so với năm 2007. Điều này cho ta thấy rằng,

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 23

tình hình tài chính của công ty khả quan, quy mô vốn của công ty càng được mở

rộng qua các năm.

Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, ta sẽ đi phân tích từng khoản

mục trong tổng tài sản.

* Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn:

Nhìn vào bảng 2, ta thấy năm 2007 tình hình kinh doanh của công ty có bước

chuyển biến lớn nên tài sản ngắn hạn tăng 2.591.906 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 38,65% so

với năm 2006, với giá trị tài sản lưu động lớn như vậy có thể giúp công ty điều

chuyển vốn kịp thời khi cần thiết hoặc có thể dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho công

ty. Sang năm 2008, tài sản ngắn hạn giảm 134.738 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 1,45% so

với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã có phần giảm

sút so với năm 2007.

Để đánh giá chính xác tình hình tài sản lưu động của công ty, ta sẽ đi phân tích

sự biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn.

- Biến động khoản mục vốn bằng tiền:

Tiền mặt tại quỹ năm 2007 giảm 334.969 ngàn đồng so với năm 2006, tỉ lệ

giảm 63,97% nguyên nhân làm cho lượng tiền mặt tại quỹ năm 2007 giảm là do

trong năm, công ty đã sử dụng tiền mặt chi ra cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn

lượng tiền mặt thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đồng thời lượng tiền mặt

đầu kỳ năm 2006 là 1.146.565 ngàn đồng, trong khi lượng tiền mặt đầu kỳ năm 2007

là 523.644 ngàn đồng, tức giảm 622.921 ngàn đồng so với năm 2006. Sang năm

2008, tiền mặt tại quỹ tăng 317.204 ngàn đồng, tăng gấp 1,68 lần so với năm 2007.

Nguyên nhân là vì công ty đã sử dụng tiền mặt chi ra cho hoạt động kinh doanh ít

hơn lượng tiền mặt thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Rút kinh nghiệm năm

2007, công ty đã dự trữ tiền mặt để có đủ tiền trang trải chi phí cho đầu năm sau.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 24

Bảng 3: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC TÀI SẢN NGẮN HẠN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

A. Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414 2.591.906 38,65 (134.738) -1,45

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 523.644 188.675 505.879 (334.969) -63,97 317.204 168,12

1. Tiền mặt tại quỹ 523.644 188.675 505.879 (334.969) -63,97 317.204 168,12

III. Các khoản phải thu 5.958.464 8.859.772 8.145.864 2.901.308 48,69 (713.908) -8,06

1. Phải thu khách hàng 1.526.418 1.316.092 1.491.722 (210.326) -13,78 175.630 13,34

2. Trả trước cho người bán - 20.728 101.126 20.728 - 80.398 387,87

3. Phải thu nội bộ 4.425.746 7.522.952 6.552.012 3.097.206 69.98 (970.940) -12,91

5. Các khoản phải thu khác 6.300 - 1.004 (6.300) -100,00 1.004 -

IV. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493 37.956 19,09 43.724 18,47

1. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493 37.956 19,09 43.724 18,47

V. Tài sản ngắn hạn khác 25.325 12.936 231.178 (12.389) -48,92 218.242 1687,09

1. Chi phí trả trước ngắn hạn - - 188.691 - - 188.691 -

3. Thuế và các phải thu từ Nhà nước - - 2.247 - - 2.247 -

4. Tài sản ngắn hạn khác 25.325 12.936 40.240 (12.389) -48,92 27.304 211,07

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 25

- Biến động khoản phải thu:

Tổng các khoản phải thu năm 2007 tăng 2.901.308 ngàn đồng, tỉ lệ tăng

48,69% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng các khoản phải thu giảm 713.908

ngàn đồng, tỉ lệ giảm 8,06% so với năm 2007. Để làm rõ hơn, ta sẽ đi phân tích từng

khoản phải thu.

Khoản phải thu khách hàng năm 2007 so với năm 2006 đã giảm, cụ thể là

210.326 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 13,78%, điều này cho thấy rằng, công ty đã có biện

pháp thu hồi nợ hợp lý hơn. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải phát huy hơn nữa, đề

ra biện pháp thu hồi nhanh khoản nợ này để không bị khách hàng chiếm dụng vốn

nữa. Sang năm 2008, công ty chú trọng việc thu hút thêm khách hàng nên đã có

chính sách thu tiền thoáng hơn so với năm 2007, chấp nhận để khách hàng chiếm

dụng vốn nhằm tăng doanh thu, nhưng bên cạnh đó, công ty vẫn có biện pháp thu

hồi nợ tốt nên khoản phải thu khách hàng có tăng nhưng cũng chỉ tăng nhẹ. Cụ thể,

năm 2008 tăng 175.630 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 13,34% so với năm 2007.

Đối với khoản trả trước cho người bán, năm 2006 khoản mục này bằng 0, năm

2007 tăng 20.728 ngàn đồng, do trong năm công ty có sửa chữa tài sản cố định và

một số thiết bị máy móc. Năm 2008, khoản trả trước cho người bán tăng 80.398

ngàn đồng, tăng gấp 3,88 lần so với năm 2007, nguyên nhân là do trong năm công ty

đã tiến hành sửa chữa đại sảnh tại khách sạn.

Ngược lại với khoản phải thu khách hàng, khoản phải thu khác năm 2007 bằng

0, tức đã giảm 6.300 ngàn đồng so với năm 2006, góp phần gia tăng lượng tiền vốn

cho công ty. Nhưng đến năm 2008, khoản phải thu khác tăng 1.004 ngàn đồng, trong

năm công ty có thêm một khoản vốn bị chiếm dụng, cần phải có biện pháp thu hồi

nhanh khoản nợ này.

- Biến động hàng tồn kho:

Khoản mục hàng tồn kho năm 2007 là 236.769 ngàn đồng, tăng so với năm

2006, cụ thể tăng 37.956 ngàn đồng, tăng 19,09%. Vì năm 2007, công ty mua một

số vật dụng dùng cho bộ phận phòng và dự đoán giá cả tăng, đã mua vào khá nhiều

công cụ dụng cụ, vật dụng để tồn trữ cho năm sau sử dụng. Sang năm 2008, lượng

hàng tồn kho tiếp tục tăng, cụ thể tăng 43.724 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 26

nhân là do trong năm 2008 – năm du lịch quốc gia, công ty thu hút được nhiều

khách hàng đặc biệt là du khách nước ngoài nên nhu cầu về công cụ dụng cụ dùng

cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn so với năm 2007, đồng thời giá cả hầu

hết các mặt hàng trong năm 2008 đều tăng, công ty dự đoán giá cả sẽ tiếp tục tăng

vào các năm tiếp theo nên đã mua vào khá nhiều công cụ dụng cụ để tồn trữ nhằm

tiết kiệm chi phí cho năm tiếp theo.

- Biến động tài sản ngắn hạn khác:

Khoản mục tài sản ngắn hạn khác năm 2007 giảm 12.389 ngàn đồng, tỉ lệ giảm

48,92% so với năm 2006, nguyên nhân giảm là do trong năm 2007, khoản ứng trước

cho công nhân viên đã được quyết toán với số tiền là 12.389 ngàn đồng. Năm 2008,

khoản mục tài sản ngắn hạn tăng 218.242 ngàn đồng, tăng gấp 16,87 lần so với năm

2007. Vì năm 2008, khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn – khoản chi phí tạm treo

để phân bổ công cụ dụng cụ dùng cho các bộ phận văn phòng, bộ phận phòng, bếp,

nhà hàng… - tăng 188.691 ngàn đồng do trong năm số công cụ này chỉ mới tiến

hành phân bổ lần đầu, chưa đưa vào sử dụng hết. Đầu năm tài chính, công ty đã nộp

thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đầu vào, theo kế hoạch đến cuối năm tiến

hành so sánh giữa số thuế tiêu thu đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp và

số thuế đã nộp để tiến hành nộp tiếp hoặc hoàn nhập, năm 2008 số thuế được hoàn

nhập lại là 2.247 ngàn đồng, góp phần làm tổng tài sản ngắn hạn khác năm 2008

tăng so với năm 2007. Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 tăng 27.304 ngàn đồng so

với năm 2007 là do khoản tạm ứng cho công nhân viên 40.240 ngàn đồng chưa được

quyết toán nên được đưa vào khoản mục tài sản ngắn hạn khác.

* Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn năm 2007 giảm 2.217.792 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 2,67% so với

năm 2006. Sang năm 2008, tài sản dài hạn tăng 390.217 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 0,48%

là do tác động của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

- Biến động của khoản mục tài sản cố định:

Tài sản cố định năm 2007 giảm 1.925.519 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 2,36% so với

năm 2006, chủ yếu là vì trong năm công ty có mua sắm thêm trang thiết bị nhằm

đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng nên làm nguyên giá tài sản cố

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 27

định hữu hình tăng 297.819 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 0,58%. Đồng thời, giá trị hao mòn

của tài sản cố định hữu hình năm 2007 cũng tăng so với năm 2006, tăng mạnh hơn

so với nguyên giá, cụ thể giá trị hao mòn tăng 2.003.091 ngàn đồng, tức tăng

21,94% nên làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình của công ty năm 2007 giảm

1.887.272 ngàn đồng so với năm 2006. Năm 2008, nguyên giá của tài sản cố định

hữu hình giảm 527.093 ngàn đồng, tức giảm 1,01% so với năm 2007. Bên cạnh đó,

giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình cũng tiếp tục tăng 1.546.931 ngàn đồng,

nhưng tốc độ tăng đã giảm, chỉ còn 13,90% so với năm 2007 là vì công ty đã tiến

hành thanh lý một số tài sản cố định hữu hình trong năm 2008 nên làm cho giá trị tài

sản cố định hữu hình tiếp tục giảm 1.892.024 ngàn đồng so với năm 2007.

Giá trị tài sản cố định vô hình giảm đều qua 3 năm, là do nguyên giá tài sản cố

định vô hình qua 3 năm không đổi trong khi giá trị hao mòn lại tăng đều, cụ thể là

mỗi năm tăng 38.247 ngàn đồng.

- Biến động của khoản mục tài sản dài hạn khác:

Tài sản dài hạn khác năm 2007 giảm so với năm 2006 là vì trong năm 2007 chi phí

trả trước dài hạn – các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán, cần kết chuyển chi phí này

vào chi phí sản xuất kinh doanh của các niên độ kế toán sau - giảm 292.273 ngàn

đồng, tức giảm 16,51%. Năm 2008, tài sản dài hạn khác đột nhiên tăng 2.320.488

ngàn đồng, tức tăng gấp 1,57 lần so với năm 2007.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 28

Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC TÀI SẢN DÀI HẠN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

B. Tài sản dài hạn 83.204.756 80.986.964 81.377.181 (2.217.792) -2,67 390.217 0,48

II. Tài sản cố định 81.434.810 79.509.291 77.579.020 (1.925.519) -2,36 (1.930.271) -2,43

1. Tài sản cố định hữu hình 42.638.001 40.750.729 38.858.705 (1.887.272) -4,43 (1.892.024) -4,64

- Nguyên giá 51.766.564 52.064.383 51.537.290 297.819 0,58 (527.093) -1,01

- Giá trị hao mòn luỹ kế (9.128.563) (11.131.654) (12.678.585) (2.003.091) 21,94 (1.546.931) 13,90

3. Tài sản cố định vô hình 38.796.809 38.758.562 38.720.315 (38.247) -0,10 (38,247) -0,10

- Nguyên giá 38.892.426 38.892.426 38.892.426 - 0,00 - 0,00

- Giá trị hao mòn luỹ kế 95.617 133.864 172.111 (38.247) 40,00 (38.247) 28,57

V. Tài sản dài hạn khác 1.769.946 1.477.673 3.798.161 (292.273) -16,51 2.320.488 157,04

1. Chi phí trả trước dài hạn 1.769.946 1.477.673 3.798.161 (292.273) -16,51 2.320.488 157,04 (Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 29

4.1.1.2 Phân tích biến động của từng khoản mục nguồn vốn.

Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán năm

2006, 2007, 2008, ta sẽ thấy được sự biến động nguồn vốn (nợ phải trả, vốn chủ sở

hữu, các quỹ tại công ty). Từ đó, đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn tại công ty.

Năm 2007, tổng giá trị nguồn vốn là 90.285.117 ngàn đồng, tăng 374.114 ngàn

đồng, tức tăng 0,42% so với năm 2006. Năm 2008, tổng giá trị nguồn vốn là

90.540.596 ngàn đồng, tăng 255.479 ngàn đồng, tức tăng 0,28% so với năm 2007.

Nguyên nhân là do khoản nợ phải trả tăng vì vốn chủ sở hữu vẫn không đổi qua 3

năm.

- Biến động của khoản mục phải trả người bán:

Năm 2007, công ty chiếm dụng một khoản tiền của người bán với số tiền là

74.435 ngàn đồng trong khi năm 2006 thì khoản mục này bằng 0. Năm 2008, công

ty đã chiếm dụng một khoản tiền lớn của người bán với số tiền là 319.401 ngàn

đồng, tức tăng 244.966 ngàn đồng, tăng gấp 3,29 lần so với năm 2007. Nhìn chung,

khoản nợ người bán vẫn còn nhiều nhưng công ty luôn đặt hàng với số lượng lớn

nên việc thanh toán tiền mua hàng thường là theo hình thức nợ gối đầu, khó mà có

thể trả hết nợ trong một lúc được. Chứng tỏ rằng công ty có uy tín với người bán nên

được ưu đãi về thời hạn thanh toán tiền mua hàng.

- Biến động của khoản mục người mua trả tiền trước:

Khoản mục này liên tục tăng qua 3 năm. Nếu năm 2007 tăng 37.952 ngàn

đồng, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2006 thì năm 2008 tiếp tục tăng thêm 80.078 ngàn

đồng, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là vì hàng năm công ty luôn

nhận được khoản trả trước (tiền cộc) trong hợp đồng thuê khách sạn, tổ chức chương

trình tham quan, vui chơi… cho đoàn khách du lịch, hợp đồng thuê phòng họp, tổ

chức chương trình, hội nghị… của các công ty khác. Như vậy, công ty có thêm một

khoản vốn chiếm dụng từ khách hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 30

Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC NGUỒN VỐN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

A. Nợ phải trả 449.102 823.216 1.078.695 374.114 83,30 255.479 31,03

I. Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583 354.114 134,74 360.657 58,46

2. Phải trả người bán - 74.435 319.401 74.435 - 244.966 329,10

3. Người mua trả tiền trước 34.246 72.198 152.276 37.952 110,82 80.078 110,91

4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 168.585 197.343 115.098 28.758 17,06 (82.245) -41,68

5. Phải trả công nhân viên 24.087 254.700 308.611 230.613 957,42 53.911 21,17

9. Các khoản phải trả, phải nộp

khác 35.894 18.250 82.197 (17.644) -49,16 63.947 350,40

II. Nợ dài hạn 186.290 206.290 101.112 20.000 10,74 (105.178) -50,99

3. Phải trả dài hạn khác 186.290 206.290 101.112 20.000 10,74 (105.178) -50,99

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 89.461.900 89.461.900 89.461.900 - 0,00 - 0,00

I. Vốn chủ sở hữu 89.461.900 89.461.900 89.461.900 - 0,00 0,00 0,00

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 89.461.900 89.461.900 89.461.900 - 0,00 0,00 0,00 (Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 31

- Biến động của khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chỉ bao gồm các khoản thuế giá trị gia

tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môn bài. Vì công ty tiến hành cổ phần hóa vào

năm 2006 nên được miễn thuế TNDN trong vòng 3 năm. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước năm 2007 tăng 28.758 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 17,06% so với năm 2006

cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn, sang năm 2008, khoản

mục này giảm 206.290 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 41,68% so với năm 2007, là do trong

năm 2008 khoản thuế và các khoản phải thu từ Nhà nước tăng, ta thấy tình hình hoạt

động của công ty trong năm 2008 vẫn tốt.

- Biến động của khoản mục phải trả công nhân viên:

Khoản mục phải trả công nhân viên năm 2007 tăng 230.613 ngàn đồng, tăng

gấp 9 lần so với năm 2006, do trong năm 2006 công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều

buộc phải nợ công nhân viên, sang năm 2007 công ty thực hiện việc trả lương cho

công nhân viên vào đầu tháng nên vào thời điểm cuối năm lập báo cáo tài chính,

khoản phải trả công nhân viên của công ty tương đương với số tiền lương một tháng.

Sang năm 2008, số lượng công nhân viên trong công ty tăng và công ty cũng tăng

mức lương bình quân nhằm nâng cao đời sống cho công nhân viên làm cho khoản

mục này tăng 53.911 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 21,17% so với năm 2007.

- Biến động của khoản mục phải trả, phải nộp khác:

Năm 2007, khoản mục này giảm 17.644 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 49,16% so với

năm 2006; năm 2008 tăng 63.947 ngàn đồng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2007.

Nguyên nhân khoản mục này tăng nhanh vào năm 2008 vì trong năm công ty tăng

mức lương bình quân cho công nhân viên nên làm cho tổng số tiền của các khoản

trích theo lương cũng tăng theo.

- Biến động của khoản mục phải trả dài hạn khác:

Năm 2007, công ty nhận được số tiền do khách hàng ứng trước trong những

hợp đồng cho thuê khách sạn lâu dài làm cho khoản phải trả dài hạn khác là 206.290

ngàn đồng tăng 20.000 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 10,74% so với năm 2006; sang năm

2008 khoản phải trả dài hạn khác là 101.112 ngàn đồng, giảm 105.178 ngàn đồng,

tức giảm 50,99% so với năm 2007.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 32

4.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phân tích báo cáo thu nhập với mục đích kết báo cáo quả hoạt động sản xuất

kinh doanh trong năm của công ty thông qua đối chiếu các số liệu trên báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008, dựa vào đó ta sẽ phân tích, so

sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh

thu trong kỳ của công ty, chi phí nào thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí

của công ty, mức độ kiểm soát chi phí của công ty, dự đoán xu hướng phát triển của

công ty trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được trong ba năm vừa

qua.

Dựa vào bảng phân tích 5, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm

đều dương và cao hơn so với năm trước. Năm 2007 tăng 6.907.896 ngàn đồng so với

năm 2006, tăng gấp 3,44 lần; năm 2008 tăng 1.076.294 ngàn đồng so với năm 2007,

tỉ lệ tăng 12,07%, thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để hiểu rõ nguyên

nhân dẫn đến lợi nhuận kinh doanh tăng, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong

bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 33

Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 5.333.693 22.832.382 24.192.907 17.498.689 328,08 1.360.525 5,96

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 15.545 22.254 11.566 6.709 43,16 (10.688) -48,03

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 5.318.148 22.810.128 24.181.341 17.491.980 328,91 1.371.213 6,01

4. Giá vốn hàng bán 3.224.570 13.360.406 12.449.416 10.135.836 314,33 (910.990) -6,82

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 2.093.578 9.449.722 11.731.925 7.356.144 351,37 2.282.203 24,15

6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.135 14.352 13.117 11.217 357,80 (1.235) -8,61

7. Chi phí tài chính 1.082 574 6.104 (508) -46,95 5.530 963,41

Trong đó: chi phí lãi vay - - - - - - -

8. Chi phí bán hàng - - - - - - -

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 168.913 568.343 1.777.217 399.430 236,47 1.208.874 212,70

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 1.926.718 8.895.157 9.961.721 6.968.439 361,67 1.066.564 11,99

11. Thu nhập khác 79.681 103.300 28.062 23.619 29,64 (75.238) -72,83

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 34

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

12. Chi phí khác 806 84.968 - 84.162 10441,9 (84.968) -100,00

13. Lợi nhuận khác 78.875 18.332 28.062 (60.543) -76,76 9.730 53,07

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.005.593 8.913.489 9.989.783 6.907.896 344,43 1.076.294 12,07

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - - - -

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - -

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.005.593 8.913.489 9.989.783 6.907.896 344,43 1.076.294 12,07

(Nguồn: Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán của công ty).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 35

- Phân tích biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2006 – 2008 đều tăng nhưng

tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 gấp 3,28 lần tăng nhanh hơn tốc

độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 5,96%. Năm 2007, tổng doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ là 22.832.382 ngàn đồng, tăng 17.498.689 ngàn đồng

so với năm 2006, ta có thể kết luận rằng trong năm 2007 khách sạn đã cung cấp một

số lượng lớn sản phẩm dịch vụ. Điều này chứng tỏ các dịch vụ tại khách sạn ngày

càng thỏa mãn nhu cầu khách hàng qua sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên

nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Đến năm 2008 – năm du lịch quốc gia - nhưng tổng doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ là 24.192.907 ngàn đồng, tăng 1.360.525 ngàn đồng, tăng không

đáng kể so với năm 2007 do khách hàng của khách sạn đa số là khách cũ năm 2007

nên số lượng đơn đặt phòng không dao động nhiều. Mặc dù vậy chúng ta vẫn thấy

được tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn qua các năm là tốt, khách sạn đã

xây dựng được thương hiệu và uy tín cho du khách trong và ngoài nước.

- Phân tích biến động của các khoản giảm trừ doanh thu:

Năm 2007, do khoản giảm trừ doanh thu tăng 6.709 ngàn đồng, tăng 43,16%

so với năm 2006 làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so

với doanh thu ban đầu ghi nhận, do trong năm khách sạn muốn thu hút thêm khách

hàng nên đã đưa ra nhiều dịch vụ mới, giảm giá một số dịch vụ đối với những khách

hàng quen thuộc, có mối quan hệ lâu năm với khách sạn, gởi những ấn phẩm kèm

theo… Đồng thời, với một số lượng lớn khách hàng như thế thì không tránh khỏi sự

bất cẩn, thiếu sót trong công việc của một số nhân viên mới trong khách sạn. Năm

2008, khoản giảm trừ này là 11.566 ngàn đồng, giảm 10.688 ngàn đồng, tức giảm

48,03% so với năm 2007, điều này cho thấy khách sạn có chú ý hơn trong việc kiểm

soát các khoản làm giảm trừ doanh thu.

- Phân tích biến động của giá vốn hàng bán:

Chi phí hàng bán thường chiếm tỉ trọng từ 50% đến 60% tổng doanh thu thuần

về bán hàng và cung cấp dịch vụ, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được

khách sạn phải bỏ ra khoảng 50 đến 60 đồng giá vốn hàng bán, chi phí này có thể

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 36

chấp nhận được. Năm 2007, chi phí hàng bán tăng nhanh nhất, tăng 10.135.836 ngàn

đồng, tăng gấp 3,14 lần so với năm 2006. Năm 2008, chi phí hàng bán giảm nhưng

không đáng kể, giảm 910.990 ngàn đồng, giảm 6,82% so với năm 2007. Chi phí

hàng bán tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng khách hàng của khách sạn.

Nhìn chung, tốc độ tăng của chi phí hàng bán không tăng nhanh hơn tốc độ

tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ khá cao. Lợi

nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 là 9.449.722 ngàn đồng, tăng

7.356.144 ngàn đồng, tăng gấp 3,51 lần so với năm 2006, sang năm 2008 là

11.731.925 ngàn đồng, tăng 2.282.203 ngàn đồng, tăng 24,15% so với năm 2007.

- Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm, tăng nhanh nhất vào năm

2008. Năm 2007, chi phí này là 568.343 ngàn đồng, tăng 399.430 ngàn đồng so với

năm 2006, sang năm 2008 chi phí này là 1.777.217 ngàn đồng, tăng 1.208.874 ngàn

đồng so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp

tăng là do chi phí tiếp khách, chi phí mua sắm máy tính, máy lạnh, bàn ghế… trang

bị cho các phòng, ban chức năng trong năm tăng cao.

- Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:

Do những khoản thu vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính

lớn hơn những khoản chi ra trong năm nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

qua các năm đều lớn hơn không và tăng dần qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận

thuần từ hoạt động kinh doanh là 8.895.157 ngàn đồng, tăng 6.968.439 ngàn đồng,

tăng gấp 3,61 lần so với năm 2006. Năm 2008 là 9.961.721 ngàn đồng, tăng

1.066.564 ngàn đồng, tăng 11,99% so với năm 2007. Điều này cho thấy khách sạn

đã kiểm soát được chi phí khá tốt qua các năm, cần phát huy hơn nữa nhằm tối đa

hóa lợi nhuận cho khách sạn.

- Phân tích lợi nhuận khác:

Do thu nhập khác lớn hơn chi phí khác trong năm nên làm cho lợi nhuận khác

qua các năm đều lớn hơn không, nguyên nhân chủ yếu do khoản thu nhập từ bán phế

liệu, thu do khách hàng bồi thường tiền vi phạm hợp đồng và một số khoản thu

khác, góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế của khách sạn. Lợi nhuận khác năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 37

2007 là 18.332 ngàn đồng, giảm 60.543 ngàn đồng, giảm 76,76% so với năm 2006;

sang năm 2008, lợi nhuận khác là 28.062 ngàn đồng, tăng 9.730 ngàn đồng, tăng

53,07% so với năm 2007.

- Phân tích lợi nhuận trước thuế:

Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của khách sạn đều dương và

tăng dần qua các năm, tăng nhanh nhất vào năm 2007. Năm 2007 lợi nhuận trước

thuế là 8.913.489 ngàn đồng, tăng 6.907.896 ngàn đồng, tăng gấp 3,44 lần so với

năm 2006; năm 2008 lợi nhuận trước thuế là 9.989.783 ngàn đồng, tăng 1.076.294

ngàn đồng, tăng 12,07% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của

khách sạn khá ổn định, tạo được niềm tin cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và

người bên ngoài khách sạn khi tham gia đầu tư góp vốn.

Trước đây, khoản thuế TNDN của chi nhánh là do tổng công ty nộp vì định kỳ

các chi nhánh phải nộp các báo cáo tài chính về tổng công ty hạch toán nên tại các

chi nhánh của công ty không nộp thuế. Vì công ty tiến hành cổ phần hóa, được miễn

thuế TNDN trong vòng 3 năm từ năm 2006 – 2008 nên khoản thuế TNDN đều bằng

không qua 3 năm. Do đó lợi nhuận trước thuế và sau thuế từ năm 2006 – 2008 là

bằng nhau, các khoản thuế phải nộp Nhà nước của công ty chỉ bao gồm thuế tiêu thụ

đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài.

4.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ biết được công ty tạo ra tiền bằng cách

nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và công ty đã sử dụng tiền vào

các mục đích gì, có hợp lý hay không. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của

công ty, ta sẽ phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong ba năm vừa qua

(do khoản mục lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính qua 3 năm đều bằng 0 nên ta

chỉ phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh và phân tích chuyển từ hoạt

động đầu tư).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 38

Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

I. Lưu chuyển tiền từ HĐ kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ

và doanh thu khác 8.813.041 8.599.897 8.048.307 (213.144) -2,42 (551.590) -6,41

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng

hóa và dịch vụ (3.268.382) (937.525) (2.952.236) 2.330.857 -71,32 (2.014.711) 214,90

3. Tiền chi trả cho người lao động (898.264) (2.926.389) (3.241.415) (2.028.125) 225,78 (315.026) 10,76

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 3.530.012 18.686.832 18.497.845 15.156.820 429,37 (188.987) -1,01

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (8.799.328) (23.729.386) (20.031.645) (14.930.058) 169,67 3.697.741 -15,58

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ kinh

doanh (622.921) (306.571) 320.856 316.350 50,78 627.427 204,66

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố

định và tài sản dài hạn khác - (39.969) (10.375) (39.969) - 29.594 74,04

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận - 11.571 6.723 11.571 - (4.848) -41,90

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ đầu tư - (28.398) (3.652) (28.398) - 24.746 87,14

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 39

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % III. Lưu chuyển tiền từ HĐ tài chính - - - - - - -

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài chính - - - - - - -

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (622. 921) (334.969) 317.204 287.952 46,23 652.173 194,70

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1.146.565 523.644 188.675 (622.921) -54,33 (334.969) -63,97

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy

đổi ngoại tệ - - - - - - -

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 523.644 188.675 505.879 (334.969) -63,97 317.204 168,12

(Nguồn: Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán của công ty).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 40

- Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

Nhìn chung, qua 3 năm lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Năm

2006, 2007 lượng tiền này là số âm do khoản chi cho hoạt động kinh doanh luôn lớn

hơn tổng số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh thể hiện số tiền dùng để chi trả

cho chi phí trong kỳ chưa hợp lý lắm, khách sạn cần phải chú trọng vào việc kiểm

soát chi phí để từ đó giảm đi những chi phí bất hợp lý, góp phần làm tăng doanh thu

khách sạn. Năm 2007, lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 316.350 ngàn

đồng, tăng 50,78% so với năm 2006 do khoản tăng từ tiền thu bán hàng và các

khoản phải thu khác từ hoạt động kinh doanh (thu từ bộ phận massage, bộ phận

karaoke, vũ trường, thu từ bán phế liệu và các khoản thu khác), trong năm khách sạn

đã sử dụng hết hàng tồn kho đầu kỳ, góp phần làm giảm chi phí nguyên vật liệu,

giảm lượng tiền phải trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Sang năm 2008,

lượng tiền thuần thu về từ hoạt động kinh doanh là số dương, trong năm lượng tiền

này tăng 627.427 ngàn đồng, tăng gấp 2,04 lần so với năm 2007. Điều này chứng tỏ

hoạt động kinh doanh của khách sạn bước tiến triển hơn, do khách sạn đã có biện

pháp kiểm soát được chi phí tốt hơn đã giảm được đáng kể một số chi phí không hợp

lý.

- Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2006 bằng 0, năm 2007 và

2008 thì lượng tiền này lại âm bởi vì khoản tiền thu về luôn nhỏ hơn khoản tiền chi

ra. Lượng tiền thu về từ hoạt động đầu tư chủ yếu do nguồn thu từ lãi tiền gửi đem

lại. Năm 2007, số tiền thu được chỉ có 11.571 ngàn đồng trong khi số tiền chi ra để

mua sắm tài sản cố định là 39.969 ngàn đồng, sang năm 2008, khách sạn đã chi

thêm số tiền là 10.375 ngàn đồng để mua thêm tài sản cố định, trong năm số tiền thu

về là 6.723 ngàn đồng, giảm 4.848 ngàn đồng, tức giảm 41,9% so với năm 2007. Để

thu hút thêm khách hàng, khách sạn đã chú ý đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp

khối phòng ngủ nhằm tạo cho khách hàng sự thoải mái, tiện nghi khi nghỉ ngơi tại

khách sạn.

Nếu như năm 2006 và 2007 lượng tiền thuần trong kỳ âm do tiền thu được

không đủ bù đắp khoản chi thì năm 2008, tình hình kinh doanh của khách sạn tiến

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 41

triển tốt, lượng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh thừa khả năng bù đắp khoản

thiếu hụt từ hoạt động đầu tư. Như vậy, hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra

tiền chủ yếu của khách sạn, cho thấy hiệu quả hoạt động của đơn vị ngày càng cao.

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ năm 2006 là 523.644 ngàn đồng, sang năm

2007 giảm xuống còn 188.675 ngàn đồng, năm 2008 là 505.879 ngàn đồng chủ yếu

là tiền kiếm được từ hoạt động kinh doanh thể hiện tiềm năng tài chính của công ty

khá tốt.

4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY.

4.2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.

4.2.1.1 Phân tích tình hình công nợ của công ty.

Phân tích tình hình công nợ của công ty thông qua việc phân tích, xem xét mức

độ biến động của các khoản phải thu, các khoản nợ phải trả để tìm ra nguyên nhân

của các khoản nợ chưa đòi được và các khoản phải trả mà chưa trả được (nếu có).

- Tình hình công nợ phải thu:

Qua bảng phân tích tình hình công nợ phải thu dưới đây, ta thấy công nợ phải

thu của công ty biến động liên tục qua các năm. Công nợ phải thu năm 2007 là

8.859.772 ngàn đồng, mặc dù trong năm khoản phải thu khách hàng và khoản phải

thu khác có giảm nhưng do khoản trả trước cho người bán tăng và đặc biệt khoản

phải thu nội bộ tăng rất nhanh, cụ thể tăng 3.097.206 ngàn đồng, tức tăng 69,98% so

với năm 2006 nên làm cho tổng các khoản phải thu năm 2007 tăng 2.901.308 ngàn

đồng, tức tăng 48,69% so với năm 2006. Đến năm 2008, công nợ phải thu là

8.145.864 ngàn đồng, do khoản tăng lên của phải thu khách hàng và phải trả trước

cho người bán lớn hơn khoản giảm đi của phải thu nội bộ và các khoản phải thu

khác nên đã làm cho công nợ phải thu của năm 2008 giảm 713.908 ngàn đồng, tức

giảm 8,06% so với năm 2007.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 42

Bảng 8: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

Phải thu của khách hàng 1.526.418 1.316.092 1.491.722 (210.326) -13,78 175.630 13,34

Trả trước cho người bán - 20.728 101.126 20.728 - 80.398 387,87

Phải thu nội bộ 4.425.746 7.522.952 6.552.012 3.097.206 69,98 (970.940) -12,91

Các khoản phải thu khác 6.300 - 1.004 (6.300) -100,00 1.004 -

Tổng các khoản phải thu 5.958.464 8.859.772 8.145.864 2.901.308 48,69 (713.908) -8,06

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 43

Như vậy, ta thấy trong năm 2006, vốn của công ty đã bị khách hàng chiếm

dụng khá nhiều, sang năm 2007 tình hình được cải thiện chút ít lại bị người bán

chiếm dụng với số vốn 20.728 ngàn đồng. Bước qua năm 2008, khoản vốn bị khách

hàng chiếm dụng và người bán chiếm dụng lại tăng thêm. Đây là dấu hiệu không tốt,

xét về lâu dài, công ty phải trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi sẽ làm

giảm lợi nhuận của công ty, vì thế công ty cần cải thiện công tác thu hồi nợ để giảm

rủi ro trong kinh doanh.

- Tình hình công nợ phải trả:

Nhìn vào bảng phân tích bên dưới, ta thấy công nợ phải trả của công ty đều

tăng dần qua 3 năm. Năm 2007 công nợ phải trả là 823.216 ngàn đồng, tuy trong

năm khoản phải trả, phải nộp khác có giảm nhưng giảm không nhiều trong khi các

khoản mục trong nợ phải trả như: phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế

và các khoản phải nộp Nhà nước (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia

tăng và thuế môn bài), phải trả công nhân viên, phải trả dài hạn khác đều tăng, tăng

rất nhanh nên làm cho công nợ phải trả năm 2007 tăng 374.114 ngàn đồng, tức tăng

83,30% so với năm 2006. Đến năm 2008 công nợ phải trả là 1.078.695 ngàn đồng,

tăng 255.479 ngàn đồng, tức tăng 31,03% so với năm 2007. Mặc dù trong năm

khoản thuế phải nộp Nhà nước (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng

và thuế môn bài) và phải trả dài hạn khác có giảm nhưng giảm không nhiều trong

khi các khoản mục khác trong nợ phải trả lại tăng rất nhanh, nhất là khoản phải trả

người bán, tăng 244.966 ngàn đồng, tăng 3,29 lần so với năm 2007.

Như vậy, ta thấy công ty đã để bị chiếm dụng vốn khá nhiều nên phải đi chiếm

dụng vốn của người khác.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 44

Bảng 9: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

1. Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583 354.114 134,74 360.657 58,46

Phải trả người bán - 74.435 319.401 74.435 - 244.966 329,10

Người mua trả tiền trước 34.246 72.198 152.276 37.952 110,82 80.078 110,91

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

(bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế

giá trị gia tăng và thuế môn bài) 168.585 197.343 115.098 28.758 17,06 (82.245) -41,68

Phải trả công nhân viên 24.087 254.700 308.611 230.613 957,42 53.911 21,17

Phải trả, phải nộp khác 35.894 18.250 82.197 (17.644) -49,16 63.947 350,40

2. Nợ dài hạn 186.290 206.290 101.112 20.000 10,74 (105.178) -50,99

Phải trả dài hạn khác 186.290 206.290 101.112 20.000 10,74 (105.178) -50,99

Tổng các khoản phải trả 449.102 823.216 1.078.695 374.114 83,30 255.479 31,03

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 45

- Mối quan hệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả:

Bảng 10: BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOẢN PHẢI THU

VỚI KHOẢN PHẢI TRẢ

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Các khoản phải thu (A) 5.958.464 8.859.772 8.145.864

Các khoản phải trả (B) 449.102 823.216 1.078.695

Hệ số khái quát về công nợ

(A/B) (lần) 13,27 10,76 7,55 (Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Từ bảng số liệu trên, ta thấy qua 3 năm hệ số khái quát về công nợ đều lớn hơn

1 và giảm dần qua các năm. Điều này nói lên cứ 1 đồng công ty đi chiếm dụng của

đơn vị khác thì có lần lượt 13,27 đồng; 10,76 đồng và 7,55 đồng vốn bị người khác

chiếm dụng. Vốn bị chiếm dụng giảm dần qua các năm nhưng số vốn bị chiếm dụng

vẫn còn quá lớn trong khi khoản vốn công ty đi chiếm dụng luôn nhỏ hơn số phải

thu, đây là dấu hiệu không tốt, bởi vì tình trạng này cứ kéo dài sẽ làm cho công ty

thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ để cải

thiện tình hình này.

- Vòng luân chuyển các khoản phải thu:

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải

thu thành tiền mặt. Qua bảng số liệu bên dưới, ta thấy số vòng thu hồi nợ tuy tăng

dần qua các năm, nhưng lại tăng không nhiều, số vòng thu hồi nợ vẫn còn quá nhỏ.

Cụ thể, năm 2006 là 0,89 vòng; năm 2007 là 2,57 vòng tăng 1,68 vòng vì trong năm

tổng các khoản phải thu tăng rất nhanh so với năm 2006; sang năm 2008 là 2,97

vòng tăng 0,4 vòng. Điều này cho thấy, tốc độ thu hồi nợ nhanh dần qua các năm,

công ty cần tiếp tụ tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 46

Bảng 11: BẢNG VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (A) 5.318.148 22.810.128 24.181.341

Số dư bình quân các

khoản phải thu (B) 5.958.464 8.859.772 8.145.864

Vòng quay các khoản

phải thu (A/B) (vòng) 0,89 2,57 2,97

- Kỳ thu tiền bình quân:

Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu nghĩa là để

thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Nhìn vào bảng số

liệu bên dưới, ta thấy kỳ thu tiền bình quân giảm dần qua 3 năm nhưng để thu hồi

được các khoản nợ vẫn phải mất một thời gian quá dài, cụ thể trong năm 2006 thời

gian trung bình để thu hồi một khoản nợ phải mất 404 ngày, năm 2007 là 140 ngày,

năm 2008 là 121 ngày. Nhìn chung tình hình thu nợ của công ty có bước tiến triển,

công ty cần tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa để giảm kỳ thu tiền bình quân.

Bảng 12: BẢNG KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thời gian của kỳ phân tích 360 360 360

Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) 0,89 2,57 2,97 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 404 140 121

4.2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty.

Phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua các chỉ số có liên quan:

hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ lưu động, hệ số thanh toán nhanh, hệ

số thanh toán bằng tiền. Từ đó, đánh giá được khả năng thanh toán của công ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 47

Bảng 13: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000đ

(Nguồn: Xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty).

Nhu cầu

thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Khả năng

thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1.Phải trả người bán - 74.435 319.401

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 523.644 188.675 505.879

2. Người mua trả

tiền trước 34.246 72.198 152.276 2. Các khoản phải thu 5.958.464 8.859.772 8.145.864

3. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 168.585 197.343 115.098 3. Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493

4. Phải trả công nhân

viên 24.087 254.700 308.611

4. Tài sản ngắn hạn

khác 25.325 12.936 231.178

5. Phải trả, phải nộp

khác 35.894 18.250 82.197

6. Phải trả dài hạn

khác 186.290 206.290 101.112

Tổng cộng 449.102 823.216 1.078.695 Tổng cộng 6.706.246 9.298.152 9.163.414

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 48

Nhìn vào bảng số liệu bên trên, ta thấy tổng tài sản lưu động và nợ phải trả của

công ty tăng dần qua các năm và tổng tài sản lưu động luôn thừa khả năng thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy tình hình kinh doanh của công ty qua các năm

có tiến triển. Tuy nhiên, các khoản phải thu và hàng tồn kho còn chiếm tỉ trọng khá

lớn trong tổng tài sản lưu động. Điều này không tốt lắm, đôi khi vốn bằng tiền của

công ty không đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong khi đó các khoản

phải thu, hàng tồn kho hay tài sản ngắn hạn khác có tính lỏng (thanh khoản) kém

hơn vốn bằng tiền, bởi vì công ty có thể gặp rủi ro trong khâu thu hồi nợ, hoặc đã

xuất dùng hết hàng tồn kho cho các bộ phận phòng, nhà hàng, bếp… nhưng vẫn

chưa thu được tiền cung cấp dịch vụ. Vì vậy, công ty xem xét lại công tác thu hồi nợ

để làm giảm bớt rủi ro bằng cách làm các khoản phải thu.

- Hệ số thanh toán tổng quát:

Hệ số thanh toán tổng quát cho biết cứ một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng

tài sản lưu động tài trợ, nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy hệ số thanh toán tổng

quát của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng

tỏ khả năng thanh toán của công ty là tốt.

Bảng 14: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN TỔNG QUÁT

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Khả năng thanh toán 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nhu cầu thanh toán 449.102 823.216 1.078.695

Hệ số thanh toán tổng quát

(lần) 14,93 11,29 8,49

Tuy nhiên, hệ số này chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán của công ty

do trong tổng số nợ cần thanh toán có những khoản nợ chưa đến hạn như nợ dài hạn

nên nhu cầu thanh toán không cấp bách bằng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, sử

dụng tài sản lưu động để tài trợ cho tất cả các khoản nợ phải trả thì khả năng thanh

toán của công ty được đánh giá không chính xác. Vì vậy, chúng ta cần phân tích

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 60: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 49

thêm những hệ số khác có liên quan đến khả năng thanh toán để biết rõ hơn về tình

hình tài chính của công ty.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động:

Hệ số thanh toán nợ lưu động hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số

này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp.

tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian

ngắn hạn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới

một năm. Vì vậy, dùng tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù

hợp.

Bảng 15: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Hệ số thanh toán hiện

hành (lần) 25,52 15,07 9,37

Nhìn vào bảng số liệu ở trên, ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty

năm 2006 là 25,52 lần; năm 2007 hệ số này là 15,07 lần giảm 10,45 lần so với năm

2006; sang năm 2008 hệ số này là 9,37 lần, giảm 5,7 lần so với năm 2007. Nhìn

chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều

lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của

công ty là rất cao.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là tất cả tài sản ngắn hạn có thể chuyển

nhanh thành tiền (không kể đến hàng tồn kho) được sử dụng để chi trả nợ ngắn hạn

bởi vì hàng tồn kho có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn do hai nguyên nhân hàng

tồn kho có khi bị ứ đọng không xuất dùng cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ

được, có khi xuất được hàng tồn kho cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ nhưng

chưa thu tiền ngay nên cũng không giải quyết được khoản vốn cần gấp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 61: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 50

Bảng 16: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản ngắn hạn 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Hệ số thanh toán nhanh

(lần) 24,76 14,69 9,09

Qua 3 năm, hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số

này đều lớn hơn 1 do lượng hàng tồn kho tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 hệ

số thanh toán nhanh là 24,76 lần; năm 2007 là 14,69 lần giảm 10,07 lần so với năm

2006; năm 2008 là 9,09 lần giảm 5,6 lần so với năm 2007. Nhìn chung, khả năng

thanh toán nhanh của công ty vẫn cao, cho thấy công ty chủ động trong việc chi trả

các khoản nợ, tránh được tình trạng căng thẳng khi nợ đến hạn thanh toán.

- Hệ số thanh toán bằng tiền.

Hệ số này so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn.

Đồng thời thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn và mang tính đột xuất

bằng tiền mặt.

Bảng 17: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn bằng tiền 523.644 188.675 505.879

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Hệ số thanh toán bằng tiền

(lần) 1,99 0,31 0,52

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty biến

động liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006, hệ số này là 1,99 lần; năm 2007 là 0,31

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 62: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 51

lần giảm 1,68 lần giảm mạnh so với năm 2006; sang năm 2008 là 0,52 lần tăng 0,21

lần so với năm 2007. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm, để thanh toán một

đồng nợ ngắn hạn thì công ty có lần lượt 1,99 đồng; 0,31 đồng và 0,52 đồng tiền

mặt. Hệ số này tốt nhất là 0,5:1 đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán

bình thường tại các doanh nghiệp, vì nếu hệ số này cao quá phản ánh tình hình vốn

bằng tiền quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. So với tiêu chuẩn được đặt ra

thì năm 2007, công ty không đủ tiền mặt để chi trả phân nửa các khoản nợ ngắn hạn.

Vì vậy, công ty cần phải xem lại mức dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ đến hạn.

4.2.2 Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta sử

dụng chỉ tiêu vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích.

4.2.2.1 Xét vốn lưu động thường xuyên.

Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn.

Hoặc Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ lưu động.

Bảng 18: BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản lưu động 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Nợ lưu động 262.812 616.926 977.583

Vốn lưu động thường xuyên 6.443.433 8.681.226 8.185.831

Qua 3 năm, ta thấy tài sản lưu động luôn lớn hơn và lớn hơn rất nhiều so với nợ

lưu động, biểu hiện là vốn lưu động thường xuyên luôn luôn dương và biến động

liên tục qua các năm với số tiền là 6.443.433 ngàn đồng năm 2006, 8.681.226 ngàn

đồng năm 2007 và 8.185.831 ngàn đồng năm 2008. Điều này cho thấy, công ty thừa

khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và phần vốn dư công ty dùng cho sử dụng

dài hạn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 63: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 52

Tuy nhiên, phân tích vốn lưu động bản thân nó chưa thể hiện đầy đủ nếu

muốn biết mức độ đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, nguồn tài trợ này cần

được đối chiếu với nhu cầu tài trợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty, đó

là nhu cầu vốn lưu động. Chúng ta sẽ đi phân tích nhu cầu vốn lưu động.

4.2.2.2 Xét nhu cầu vốn lưu động.

Nhu cầu vốn lưu động = (Tài sản ngắn hạn – Vốn bằng tiền) – Nợ ngắn hạn.

Bảng 19: PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản lưu động 6.706.246 9.298.152 9.163.414

Vốn bằng tiền 523.644 188.675 505.879

Nợ ngắn hạn 262.812 616.926 977.583

Nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên 5.919.790 8.492.551 7.679.952

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương qua các năm, có nghĩa là nguồn

vốn tạm thời huy động được không đủ tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của công ty.

Công ty cần thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.

4.2.2.3 Xét tình hình thay đổi vốn bằng tiền.

Ngoài phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta

cần phải so sánh sự biến động tương ứng của vốn lưu động thường xuyên với nhu

cầu vốn lưu động để xem xét tình hình thay đổi của vốn bằng tiền nhằm đánh giá

chính xác mức độ đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh của công ty.

Vốn bằng tiền luôn dương và biến động liên tục qua các năm, cụ thể là

523.643 ngàn đồng năm 2006, 188.675 ngàn đồng năm 2007 cho thấy khả năn thanh

toán bằng tiền của công ty giảm so với năm 2006; năm 2008 vốn bằng tiền là

505.879 ngàn đồng cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty tăng so với

năm 2007. Nhìn chung, nhu cầu vốn lưu động luôn nhỏ hơn vốn lưu động thường

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 64: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 53

xuyên qua các năm, chứng tỏ mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của

công ty khá tốt.

Bảng 20: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn lưu động thường xuyên 6.443.433 8.681.226 8.185.831

Nhu cầu vốn lưu động 5.919.790 8.492.551 7.679.952 Vốn bằng tiền 523.643 188.675 505.879

4.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.

4.2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty.

Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các chỉ

tiêu có liên quan: hiệu quả sử dụng tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, tỉ số luân

chuyển hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định biết được 1 đồng tài sản hoặc

1 đồng vốn lưu động hoặc 1 đồntg tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất sẽ

tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Từ đó, đánh giá được hiệu quả kinh

doanh của công ty.

- Vòng quay hàng tồn kho:

Nhình chung, số vòng quay hàng tồn kho qua các năm là khá cao. Năm 2006 là

16,22 vòng; năm 2007 là 56,43 vòng, tăng rất nhanh, cụ thể tăng 40,21 vòng so với

năm 2006; sang năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho là 44,38 vòng, đã giảm 12,05

vòng so với năm 2007. Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh số lần luân

chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Số vòng quay càng cao thì chu kỳ kinh

doanh càng rút ngắn, lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho thu hồi càng nhanh. Điều này

phản ánh công ty tổ chức và quản lý dự trữ tốt, tổ chức hoạt động kinh doanh có

hiệu quả.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 65: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 54

Bảng 21: BẢNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá vốn hàng bán 3.224.570 13.360.406 12.449.416

Hàng tồn kho 198.813 236.769 280.493

Doanh thu thuần 5.318.148 22.810.128 24.181.341

Tài sản cố định 81.434.810 79.509.291 77.579.020

Tổng tài sản 89.911.002 90.285.116 90.540.595

Vốn lưu động 6.443.433 8.681.226 8.185.831

Vòng quay hàng tồn kho

(vòng) 16,22 56,43 44,38

Tỉ số luân chuyển TSCĐ (lần) 0,065 0,287 0,312

Tỉ số luân chuyển tài sản (lần) 0,059 0,253 0,267

Vòng quay vốn lưu động

(vòng) 0,83 2,63 2,95

- Tỉ số luân chuyển tài sản cố định:

Tỉ số luân chuyển tài sản cố định tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn chưa

cao. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động

kinh doanh thu được lần lượt qua các năm là 0,07 đồng; 0,29 đồng và 0,31 đồng

doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng và giá trị tài sản cố định

giảm dần qua các năm. Tuy giá trị tài sản cố định giảm nhưng thực tế công ty vẫn sử

dụng máy móc, trang thiết bị cũ nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động bình thường

vì trang thiết bị mới còn ít. Qua đó, ta thấy được sự cần thiết việc đầu tư, đổi mới

trang thiết bị nhằm tăng năng suất hoạt động phục vụ của công ty, tạo thêm thu nhập

và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị tại công ty.

- Tỉ số luân chuyển tài sản:

Tỉ số luân chuyển tài sản tăng dần qua các năm cho thấy tổng tài sản tham gia

vào quá trình sản xuất ngày càng hiệu quả nhưng vì mỗi năm công ty đều mua vào

một lượng lớn hàng tồn kho để dự trữ và các khoản phải thu chiếm tỉ trọng khá lớn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 66: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 55

trong tài sản lưu động nên hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Với 1 đồng tài sản có tham

gia vào quá trình hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra được lần lượt 0,06 đồng; 0,25

đồng và 0,27 đồng doanh thu thuần qua các năm. Vì vậy, công ty cần xem xét lại

việc tồn trữ công cụ dụng cụ và công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

tài sản hơn nữa.

- Vòng quay vốn lưu động:

Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng

quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy vòng

quay vốn lưu động tăng dần qua 3 năm. Với 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá

trình kinh doanh sẽ tạo ra được lần lượt 0,83 đồng; 2,63 đồng và 2,95 đồng doanh

thu thuần. Nguyên nhân dẫn đến năm 2006 tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm

là do tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền, lượng tiền mặt đầu năm 2006 là 1.146.565

ngàn đồng. Nhưng nhìn chung lại, ta thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả

hơn.

4.2.3.2 Phân tích khả năng sinh lời của công ty.

Lợi nhuận là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh

doanh của công ty. Phân tích khả năng sinh lời của công ty thông qua việc phân tích

các chỉ tiêu: mức lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tổng tài sản có, lợi nhuận

trên vốn tự có. Từ đó, đánh giá được khả năng sinh lời của công ty qua các năm hoạt

động vừa qua là cao hay thấp.

- Mức lợi nhuận trên doanh thu:

Lợi nhuận trên doanh thu tăng qua 3 năm, năm 2007 tăng 1,37% so với năm

2006; năm 2008 tăng 2,23% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng

của lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Đặc biệt

năm 2008 mức lợi nhuận trên doanh thu là 41,31% với ý nghĩa trong 100 đồng

doanh thu thì lợi nhuận ròng có được là 41,31 đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động

kinh doanh của công ty ngày càng phát triển tốt, doanh thu không ngừng gia tăng

qua các năm, tạo ra mức lợi nhuận trên doanh thu ngày càng tăng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 67: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 56

Bảng 22: BẢNG CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN

ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận ròng 2.005.593 8.913.489 9.989.783

Doanh thu thuần 5.318.148 22.810.128 24.181.341

Tổng tài sản 89.911.002 90.285.116 90.540.595

Vốn chủ sở hữu 89.461.900 89.461.900 89.461.900 Lợi nhuận trên doanh

thu (ROS) (%) 37,71 39,08 41,31

Lợi nhuận trên tổng tài

sản (ROA) (%) 2,23 9,87 11,03

Lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu (ROE) (%) 2,24 9,96 11,17

- Lợi nhuận trên tổng tài sản:

Do hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng qua 3 năm nên khả năng sinh lời của tài

sản tại công ty cũng tăng theo. Với 100 đồng tài sản có tham gia vào quá trình hoạt

động kinh doanh sẽ tạo ra lần lượt 2,23 đồng; 9,87 đồng và 11,03 đồng vào các năm

2006, 2007 và 2008. Tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của

tổng tài sản, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng cao.

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này rất được quan tâm nhất là các nhà đầu tư, tỉ số này nói lên khả

năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Dựa vào bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận trên vốn

chủ sở hữu tăng dần qua các năm, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá

trình hoạt động kinh doanh thì tạo ra lần lượt 2,24 đồng; 9,96 đồng và 11,17 đồng.

Tỉ số này tăng là do vốn chủ sở hữu không đổi và lợi nhuận sau thuế tăng dần qua

các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ngày càng cao.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 68: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 57

4.3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT.

Sơ đồ Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn tự có, mối quan hệ

giữa tỉ số luân chuyển của tài sản có và hệ số vốn tự có có tác động đến vốn tự có

như thế nào.

ROA = Mức lợi nhuận trên doanh thu x Tỉ số luân chuyển TSCĐ

Năm 2006:

2.005.593 2.005.593 5.318.148 = x 89.911.002 5.318.148 89.911.002 (2,23%) = (37,71%) x 0,059 Năm 2007: 8.913.489 8.913.489 22.810.128 = x 90.285.116 22.810.128 90.285.116 (9,87%) = (39,08%) x 0,253 Năm 2008: 9.989.783 9.989.783 24.181.341 = x 90.540.595 24.181.341 90.540.595 (11,03%) = (41,31%) x 0,267

Ta thấy, mức lợi nhuận trên tổng tài sản tăng dần qua các năm nguyên nhân à

do mức lợi nhuận trên doanh thu tăng dần qua các năm và hiệu suất sử dụng tài sản

ngày càng hiệu quả hơn. Lợi nhuận ròng chịu tác động bởi hai nhân tố doanh thu và

tổng chi phí. Do tốc độ tăng của tổng doanh thu luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của

tổng chi phí qua các năm nên làm cho mức lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng dần.

Vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn của công ty để hình thành

nên tài sản. Cho nên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) lệ thuộc vào suất sinh

lời của tổng tài sản (ROA). Ý tưởng trên được thể hiện:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 69: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 58

ROE = ROA x Đòn bẫy kinh tế

Trong đó, đòn bẫy kinh tế (đòn bẫy tài chính) hay còn gọi là đòn cân nợ là chỉ

tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Tổng tài sản

Như vậy, phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau:

Năm 2006: 2.005.593 2.005.593 5.318.148 89.911.002 = x x 89.461.900 5.318.148 89.911.002 89.461.900 (2,24%) = (37,71%) x 0,059 x 1,005 Năm 2007: 8.913.489 8.913.489 22.810.128 90.285.116 = x x 89.461.900 22.810.128 90.285.116 89.461.900 (9,96%) = (39,08%) x 0,253 x 1,009 Năm 2008: 9.989.783 9.989.783 24.181.341 90.540.595 = x x 89.461.900 24.181.341 90.540.595 89.461.900 (11,17%) = (41,31%) x 0,267 x 1,012

Ta có thể minh hoạ qua sơ đồ phân tích Dupont của 3 năm 2006, 2007 và 2008

như sau:

Vốn chủ sở hữu Đòn bẫy tài chính =

Vốn chủ sở hữu

Lãi ròng

Doanh thu

Doanh thu

Tổng tài sản ROE = x x

Tổng tài sản

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 70: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 59

ROE Năm 2006: 2,24 % Năm 2007: 9,96% Năm 2008: 11,17 %

ROA Năm 2006: 2,23 % Năm 2007: 9,87 % Năm 2008: 11,03 %

NỢ / TÀI SẢN Năm 2006: 0,0005 Năm 2007: 0,0009 Năm 2008: 0,0119

Tỉ suất sinh lợi/ doanh thu Năm 2006: 37,71 % Năm 2007: 39,08% Năm 2008: 41,31%

Vòng quay tổng tài sản Năm 2006: 0,059 Năm 2007: 0,253 Năm 2008: 0,267

Lãi ròng 2006: 2.005.593.000 2007: 8.913.489.000 2008: 9.989.783.000 24240224,89024,890,493,62224,890,493,62224,890,493,62224,890,493,62224,890,493,62224,890,493,622

Doanh thu 2006: 5.318.148.000 2007: 22.810.128.000 2008: 24.181.341.000

Tổng tài sản 2006: 89.911.002.000 2007: 90.285.116.000 2008: 90.540.595.000

Chia Chia

Chia

Nhân

Doanh thu 2006: 5.318.148.000 2007: 22.810.128.000 2008: 24.181.341.000

Tổng chi phí 2006: 3.396.091.000 2007: 14.014.291.000 2008: 14.232.737.000

Tài sản ngắn hạn 2006: 6.706.246.000 2007: 9.298.152.000 2008: 9.163.414.000

Tài sản dài hạn 2006: 83.204.756.000 2007: 80.986.964.000 2008: 81.377.181.000

Giá vốn hàng bán

2006: 3.224.570.000 2007: 13.360.406.000 2008: 12.449.416.000

Tiền & đầu tư ngắn hạn 2006: 523.644.000 2007: 188.675.000 2008: 505.879.000

Khoản phải thu

2006: 5.958.464.000 2007: 8.859.772.000 2008: 8.145.864.000

Hàng tồn kho

2006: 198.813.000 2007: 236.769.000 2008: 280.493.000

Tài sản ngắn hạn khác 2006: 25.325.000 2007: 12.936.000 2008: 231.178.000

Doanh thu

Trừ

Chi phí quản lý 2006: 168.913.000 2007: 568.343.000 2008: 1.777.217.000

Chi phí khác 2006: 806.000 2007: 84.968.000 2008: 0

Chi phí tài chính 2006: 1.802.000 2007: 574.000 2008: 6.104.000

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 71: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 60

Bên trái sơ đồ trình bày suất sinh lời trên doanh thu và các nhân tố tác động

đến lợi nhuận. Bên phải sơ đồ trình bày số vòng quay của toàn bộ vốn bao gồm vốn

lưu động và vốn cố định. Qua phân tích ở trên, ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản có

tăng qua các năm chứng tỏ đồng vốn của công ty sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên

hiệu suất này vẫn chưa được cao lắm, muốn gia tăng vòng quay vốn công ty cần

nhanh chóng giải quyết lượng hàng tồn kho và tích cực thực hiện công tác thu hồi nợ

làm giảm các khoản phải thu nhằm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 72: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 61

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.

5.1.1 Những mặt công ty đã đạt được.

- Qua 7 năm hoạt động, khách sạn đã được xây dựng được thương hiệu và uy

tín cho du khách trong và ngoài nước qua sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên

nghiệp của đội ngũ Cán bộ công nhân viên.

- Công ty tồn tại nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn và

di lịch nên có mối quan hệ kinh tế rộng rãi, thu hút ngày càng nhiều du khách trong

và ngoài nước.

- Quy mô công ty lớn tạo được vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh tốt

trên thị trường.

- Công ty có khả năng đáp ứng cao nhu cầu của khách hàng với những dịch

vụ ngày càng phong phú và đa dạng.

- Công ty đã tạo được uy tín với các nhà cung cấp nên được các nhà cung cấp

ưu đãi về thời hạn thanh toán tiền mua hàng, đồng thời cung cấp hàng hóa đền tận

nơi cho công ty, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

- Mức độ độc lập về tài chính của công ty rất tốt, công ty không đi vay mượn

bên ngoài.

- Khả năng sinh lợi tăng là dấu hiệu tốt về sự tăng trưởng quy mô của công ty

ngày càng được mở rộng.

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngày càng tăng, khả năng thanh toán của công ty

cũng tăng cho thấy quá trình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.

5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân tại công ty.

- Tình trạng ứ đọng của vốn bằng tiền năm 2006 cho thấy hiệu quả sử dụng

tiền vào hoạt động kinh doanh chưa cao, sang năm 2007 công ty dự trữ tiền mặt ít

hơn nhiều so với năm 2006 nên không đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều

này cho thấy công ty dự trữ lượng tiền mặt chưa hợp lý lắm.

- Vốn bị chiếm dụng khá lớn nên dễ dẫn đến rủi ro thanh toán.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 73: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 62

- Hàng tồn kho bị tồn đọng khá lớn, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu

động, tăng chi phí tồn trữ, bảo quản.

- Sản phẩm du lịch tại Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói

chung chưa tạo nét đặc sắc riêng để có thể thu hút khách du lịch. Các sản phẩm du

lịch tại các địa phương đều trùng lắp với nhau nên tự tạo ra sự cạnh tranh nội bộ các

tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Cơ sở xuống cấp chưa được tái đầu tư và nâng cấp đồng bộ để phù hợp với

chất lượng và đẳng cấp bốn sao.

- Một số cán bộ công nhân viên của chi nhánh Cần Thơ chưa áp dụng đúng

theo quy trình phục vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu chưa nhanh nhạy

nắm bắt sự thay đổi của thị trường.

- Chi phí hoạt động kinh doanh đều tăng qua các năm. Công ty chưa đạt được

mục tiêu đề ra là tối thiểu hóa chi phí phát sinh trong kỳ.

5.2 GIẢI PHÁP.

- Công ty nên xem xét, lập kế hoạch dự trữ lượng tiền mặt tối thiểu vào cuối

mỗi quý căn cứ vào nhu cầu thanh toán gấp như: phải trả người bán, phải trả người

lao động để dự trữ lượng tiền mặt đủ để trang trải chi phí cho quý mới, phần dư ra

nên gửi vào ngân hàng nhằm tạo thêm thu nhập cho công ty, đảm bảo việc kiểm soát

tiền của công ty được dễ dàng và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền

tại công ty như năm 2006.

- Công ty cần tăng khả năng thu hồi nợ vì tăng cường thu hồi nợ và giải quyết

tốt tình trạng ứ đọng hàng tồn kho là biện pháp tốt nhất để tăng khả năng thanh toán

của công ty, bằng cách:

+ Xác định nhóm khách hàng chủ lực, nhóm khách hàng tiềm năng của công

ty. Đối với nhóm khách hàng này công ty có thể cho nợ nhưng đối với những hợp

đồng có giá trị lớn công ty nên yêu cầu thanh toán trước 50% tiền bán hàng và cung

cấp dịch vụ để đảm bảo vốn lưu động trong kỳ. Đối với khách hàng vãng lai nên

thanh toán trước từ 80% tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 74: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 63

+ Công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu đối với những khách hàng thanh

toán trước thời hạn tín dụng với hình thức % chiết khấu giảm dần theo thời hạn

thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm.

+ Kế toán công nợ thường xuyên theo dõi, đối chiếu tình hình công nợ, tiến

hành lập danh sách những khoản nợ đến hạn cần phải thu để lên kế hoạch thu hồi

nợ. Đồng thời trích % hoa hồng thưởng cho nhân viên thu hồi được nợ sớm.

- Cần theo dõi thường xuyên thông tin giá cả các công cụ dụng cụ xuất dung

cho các bộ phận nhà hàng, bộ phận phòng, bếp… để tính toán số lượng hàng mua

vào tránh tình trạng giá đầu vào tăng cao, mua vào số lượng quá lớn làm tăng chi phí

tồn trữ, bảo quản đồng thời làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

- Cập nhật, so sánh giá cả giữa các nhà cung ứng công cụ dụng cụng, nguyên

vật liệu như: rau, củ, quả… để lựa chọn nhà cung cấp chất lượng tốt và giá cả phải

chăng nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ.

- Công ty nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng cách tiến hành

thanh lý, nhượng bán các trang thiết bị cũ không còn phù hợp với nhu cầu khách

hàng nữa. Tiến hành khấu hao nhanh các tài sản cố định dễ lỗi thời như máy vi tính,

chương trình phần mềm hiện đang sử dụng tại công ty. Thường xuyên lau chùi, sửa

chữa, nâng cấp các trang thiết bị cũ hiện còn sử dụng tại công ty, mua sắm thêm

trang thiết bị mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

- Cần theo dõi, hạch toán riêng biệt chi phí, doanh thu của từng bộ phận trong

khách sạn để dễ dàng kiểm soát chi phí, cắt giảm những chi phí bất hợp lý phat sinh

trong kỳ, đồng thời biết được doanh thu, lợi nhuận của từng bộ phận và nguyên nhân

tác động, ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó công ty biết được nên chú trọng đầu tư vào

hoạt động kinh doanh của bộ phận nào nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

- Nguồn nhân lực được xác định là vốn quý, là chìa khóa của sự thành công

của khách sạn và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành du lịch và sẵn

sàng hội nhập du lịch quốc tế, công ty sẽ cử cán bộ, công nhân viên tham gia nhiều

khóa đào tạo dưới nhiều hình thức gồm:

+ Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tại chỗ, ngoại ngữ giao tiếp cho cán bộ công

nhân viên khách sạn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 75: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 64

+ Tổ chức cho các trưởng phó bộ phận học tập về quy trình tổ chức của khách

sạn theo tiêu chuẩn 4 sao trong vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

đầu nghành theo mô hình tổ chức của bộ phận đó.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 76: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 65

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN.

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh Công ty Cổ phần Du

lịch Golf Cần Thơ (Khách sạn Golf Cần Thơ), ta thấy được tình hình tài chính của

công ty ngày càng phát triển tốt và vững mạnh. Khách sạn Golf Cần Thơ là một

trong những khách sạn lớn nhất Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng Bằng Sông

Cữu Long nói chung, đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng –

khách sạn và du lịch nên thiết lập được mối quan hệ rộng rãi, xây dựng được thương

hiệu và uy tín cho du khách trong và ngoài nước. Với sự phấn đấu không ngừng của

toàn thể cán bộ công nhân viên, doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các

năm, đảm bảo được các khoản thu luôn lớn hơn khoản chi nên lợi nhuận sau thuế

luôn luôn dương, nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên tại công

ty. Công ty qua quá trình hoạt động kinh doanh đã khẳng định được vị trí của mình

trên thương trường, đảm bảo được khả năng thanh toán, khả năng cạnh tranh, hoạt

động kinh doanh ngày càng phát triển. Bên cạnh những mặt mạnh, công ty cũng có

những mặt hạn chế như tình trạng hàng tồn kho bị ứ đọng khá lớn, vốn bị chiếm

dụng khá lớn dễ dẫn đến rủi ro thanh toán, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tuy

có tăng dần nhưng vẫn còn thấp. Vì vậy, công ty cần chú ý đến việc tìm giải pháp

khắc phục những hạn chế trên để công ty hoạt động hiệu quả hơn trong những năm

tiếp theo.

6.2 KIẾN NGHỊ.

- Hiện nay, công ty đang chú trọng vào đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm đáp

ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Vì vậy, kiến nghị ban lãnh đạo công ty xem xét và

phê duyệt kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, kế hoạch sửa chữa nâng cấp bếp và

khối phòng ngủ.

- Công ty cần tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài

nước với nhiều hình thức phong phú như gởi ấn phẩm, tài liệu giới thiệu, quảng bá

tại các hội chợ trong và ngoài nước.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 77: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 66

- Cần đẩy mạnh các hoạt động của ban kinh doanh: thay đổi phương thức tiếp

thị chào bán các sản phẩm của khách sạn đến các khách hàng mới, khách hàng tiềm

năng, chủ động tiếp cận khách hàng chào bán với phương thức phù hợp, đồng thời

cải tiến phương pháp quản lý, phát triển các chương sự kiện, chính sách chăm sóc

khách hàng.

- Thực hiện chính sách giá cả một cách linh động đối với từng loại đối tượng

khách hàng, quảng cáo để quảng bá hình ảnh của khách sạn. Áp dụng giá cả ưu đãi

cho khách hàng quen, khách hàng thân thiết, khách hàng ở dài hạn và khách hàng đi

theo đoàn với số lượng đông. Liên kết với các công ty du lịch, lữ hành khác để tiếp

cận khách hàng. Liên kết và trả hoa hồng cho các hãng taxi có đưa khách hàng đến

khách sạn.

- Nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm của khách sạn để phục vụ khách ngày

càng tốt hơn đồng thời nghiên cứu và tìm sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cả ở con người lẫn cơ sở vật chất, làm mới các

hình thức và nội dung tổ chức các chương trình sự kiện vào các ngày lễ trong năm:

30/4, 1/5, Trung thu, Noel, Giao thừa… Nhằm đưa thương hiệu công ty VINA Golf

đến với khách hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 78: luan van tot nghiep ke toan (55).pdf

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

Trang 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Nhị , “Kế toán tài chính”.

2. ThS Vũ Quang Kết, TS Nguyễn Văn Tấn, “Giáo trình quản trị tài chính”.

3. Nguyễn Tấn Bình ,“Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, 2004.

4. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hảo, “Tài chính doanh nghiệp”, 2004.

5. ThS Bùi Văn Trịnh, “Phân tích hoạt động kinh doanh”.

6. GS TS Võ Thanh Thu, ThS Ngô Thị Hải Xuân, “Kinh tế & phân tích hoạt động

kinh doanh thương mại”, 2006.

7. ThS Vũ Quang Kết – TS Nguyễn Văn Tấn, “Giáo trình quản trị tài chính”, cung

cấp những kiến thức cơ bản có hệ thống và hiện đại về quản trị tài chính doanh

nghiệp.

8. GS TS Võ Thanh Thu – ThS Ngô Thị Hải Xuân, “Kinh tế & phân tích hoạt động

kinh doanh thương mại”, (2006), phương pháp phân tích thống kê, chủ yếu là

phương pháp so sánh. Giúp đưa ra các nhận xét về tình hình lợi nhuận từ các hoạt

động của công ty mang lại, sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận, tình hình tăng

giảm của các khoản mục trong báo cáo tài chính.

9. ThS Bùi Văn Trịnh, “Phân tích hoạt động kinh doanh”, cung cấp những kiến thức

cơ bản về việc phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính doanh nghiệp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net