146
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH SONG PHÚ-HUYỆN TAM BÌNH Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THUÝ AN PHÙNG THỊ BÍCH THUỲ MSSV: 4053644 Lớp: Kế toán tổng hợp Khoá :31 Cần Thơ- 2008 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH SONG PHÚ-HUYỆN TAM BÌNH

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THUÝ AN PHÙNG THỊ BÍCH THUỲ

MSSV: 4053644

Lớp: Kế toán tổng hợp

Khoá :31

Cần Thơ- 2008

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An i SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài do chính tôi thực hiện, các số liệu trong bài

và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Đề tài không trùng với bất kì đề tài

nghiên cứu khoa học nào.

Vĩnh Long, ngày tháng năm 2008

Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Bích Thùy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An ii SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học ở Trường đại học Cần Thơ, em đã được sự chỉ bảo

và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế-

Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức xã hội và kiến thức

chuyên môn vô cùng quý giá. Sau thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Song

Phú-Tam Bình-Vĩnh Long, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành

đề tài tốt nghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng những

kiến thức đã học vào thực tế tại ngân hàng, giúp em có thêm những hiểu biết về

cách làm việc bên ngoài xã hội, em tin rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở

nên vững vàng và tự tin hơn khi bước vào đời.

Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học Cần

Thơ và quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thúy An đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt

nghiệp này.

Qua đây em kính gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị trong

NHNo&PTNT Song Phú–Tam Bình, đặc biệt là chú Tuấn Anh- trưởng phòng tín

dụng và chú Phong-trưởng phòng kế toán và các anh chị phòng tín dụng đã tận

tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng, em kính gửi lời cảm ơn đến gia đình là chỗ dựa tinh thần luôn

giúp em vượt qua những lúc khó khăn nhất.

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận

văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp

của quý thầy cô và Ban lãnh đạo ngân hàng giúp em khắc phục được những thiếu

sót và khuyết điểm.

Một lần nữa, em xin gửi đến quý thầy cô, các cô chú trong NHNo&PTNT

Song Phú lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Trân trọng!

Vĩnh Long, ngày tháng năm 2008

Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Bích Thùy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An iii SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An iv SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ tên giáo viên hướng dẫn: -------------------------------------------------------

Học vị: ---------------------------------------------------------------------------------

Chuyên ngành: -----------------------------------------------------------------------

Cơ quan công tác: --------------------------------------------------------------------

Tên học viên: -------------------------------------------------------------------------

Mã số sinh viên: ----------------------------------------------------------------------

Chuyên ngành: -----------------------------------------------------------------------

Tên đề tài: -----------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: --------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

2. Về hình thức: --------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:. -------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: -------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…): -------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

6. Các nhận xét khác: ------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung đề tài và các

yêu cầu chỉnh sửa): ------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2008

GIÁO VIÊN NHẬN XÉT

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An v SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

MỤC LỤC --------------------------------

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3

1.4.1 Không gian .................................................................................................. 3

1.4.2 Thời gian ..................................................................................................... 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.. ..................................................................................................................... 5

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ................................................................. 5

2.1.1 Khái niệm về tín dụng .................................................................................. 5

2.1.2 Các hình thức tín dụng ................................................................................. 5

2.1.3 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế ......................................................... 7

2.1.4 Phân loại tín dụng ........................................................................................ 8

2.1.5 Một số qui định về hoạt động tín dụng ........................................................ 9

2.1.6 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng ........................................... 19

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 22

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 22

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 23

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT SONG PHÚ- HUYỆN TAM

BÌNH ......................................................................................................... 25

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT SONG

PHÚ- HUYỆN TAM BÌNH ................................................................................ 25

3.1.1 Sự hình thành và phát triển ....................................................................... 25

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành ........................................................ 26

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An vi SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng ban ........................................... 26

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

NHNo&PTNT SONG PHÚ TRONG 3 NĂM 2005-2007 ................................ 28

3.2.1. Các lĩnh vực hoạt động ........................................................................... 28

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 29

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT

ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH SONG PHÚ ................................. 34

3.3.1 Thuận lợi .................................................................................................. 34

3.3.2 Khó khăn .................................................................................................. 35

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI

NHNo&PTNT CHI NHÁNH SONG PHÚ- HUYỆN TAM BÌNH .......... 37

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI

NHÁNH SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005-2007 ................................................. 37

4.1.1 Nguồn vốn................................................................................................. 37

4.1.2. Tình hình huy động vốn .......................................................................... 40

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

NHNo&PTNT SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005-2007 ........................................ 44

4.2.1 Doanh số cho vay ................................................................................... 45

4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................... 47

4.2.3 Dư nợ ..................................................................................................... 48

4.2.4 Nợ quá hạn ............................................................................................ 49

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT

SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005-2007 ........................................................... 51

4.3.1. Doanh số cho vay ngắn hạn ..................................................................... 53

4.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn ........................................................................ 63

4.3.3 Dư nợ ngắn hạn ......................................................................................... 71

4.3.4 Nợ quá hạn ngắn hạn ............................................................................... 79

4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA

NHNo&PTNT SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005-2007 ........................................ 89

4.4.1. Vòng quay vốn tín dụng ....................................................................... 89

4.4.2. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay ....................................... 90

4.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ ......................................................................... 90

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An vii SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

4.4.4 Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ....................................................... 91

4.4.5 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ....................................................... 92

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN

DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH SONG PHÚ ........... 93

5.1 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÍN DỤNG ............................................................... 93

5.1.1 Giải pháp tăng trưởng tín dụng ................................................................. 93

5.1.2 Tìm kiếm khách hàng .............................................................................. 94

5.1.3 Nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cho cán bộ nhất là

đội ngũ trẻ ............................................................................................................ 95 63

5.2 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN .................................................... 96

5.3 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ............... 99

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 100

6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 100

6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 101

6.2.1 Đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan ..................................... 101

6.2.2 Đối với ngân hàng ................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 103

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An viii SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

DANH MỤC BẢNG

--------------------------------

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2005-2007 .... 30

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm 2005-2007 .................. 38

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng năm 2005-2007 ...................... 41

Bảng 4: Tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2005-2007 .................. 45

Bảng 5: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm 2005-2007 ............ 52

Bảng 6: Tình hình doanh số cho vay theo địa bàn qua 3 năm 2005-2007 ........ 54

Bảng 7: Tình hình doanh số cho vay theo đối tượng sử dụng vốn qua 3 năm

2005-2007 ............................................................................................. 56

Bảng 8: Tình hình doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm

2005-2007 ............................................................................................ 59

Bảng 9: Tình hình thu nợ theo theo địa bàn qua 3 năm 2005-2007 ................. 64

Bảng 10: Tình hình thu nợ theo đối tượng sử dụng vốn qua 3 năm 2005-2007.. 66

Bảng 11: Tình hình thu nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2005-2007 . 68

Bảng 12: Tình hình dư nợ theo địa bàn qua 3 năm 2005-2007 .......................... 74

Bảng 13: Tình hình dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn qua 3 năm 2005-2007 .. 75

Bảng 14: Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2005-2007 .. 77

Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn theo địa bàn qua 3 năm 2005-2007 .................. 80

Bảng 16: Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng sử dụng vốn qua 3 năm

2005-2007 .......................................................................................... 83

Bảng 17: Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm

2005-2007 .......................................................................................... 86

Bảng 18: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .......................................... 89

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An ix SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

DANH MỤC HÌNH

--------------------------------

Hình 1: Quy trình cho vay .................................................................................... 18

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 26

Hình 3:Đồ thị kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2005-2007 ................... 30

Hình 4: Đồ thị tình hình huy động vốn qua 3 năm 2005-2007 ............................. 41

Hình 5: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thời hạn từ 2005-2007 .............. 46

Hình 6: Đồ thị tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn từ 2005-2007 ................ 48

Hình 7: Đồ thị tình hình dư nợ theo thời hạn từ 2005-2007 ................................. 49

Hình 8: Đồ thị tình hình nợ quá hạn theo thời hạn từ 2005-2007 ........................ 50

Hình 9: Đồ thị tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn từ 2005-2007 .................. 52

Hình 10: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo địa bàn .................................... 56

Hình 11: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo đối tượng sử dụng vốn ............ 58

Hình 12: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn ............ 62

Hình 13: Đồ thị tình hình thu nợ theo địa bàn ...................................................... 65

Hình 14: Đồ thị tình hình thu nợ theo đối tượng sử dụng vốn ............................. 67

Hình 15: Đồ thị tình hình thu nợ theo mục đích ................................................... 71

Hình 16: Đồ thị tình hình dư nợ theo địa bàn ....................................................... 74

Hình 17: Đồ thị tình hình dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn ............................. 76

Hình 18: Đồ thị tình hình dư nợ theo mục đích ................................................... 79

Hình 19: Đồ thị tình hình nợ quá hạn theo địa bàn ............................................. 82

Hình 20: Đồ thị tình hình nợ quá hạn theo đối tượng sử dụng vốn ..................... 84

Hình 21: Đồ thị tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn ....................... 87

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHD: Nguyễn Thúy An x SVTH: Phùng Thị Bích Thùy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHO : Ngân hàng nông nghiệp

NHO &PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

DN: Doanh nghiệp

KD TMDV: Kinh doanh thương mại dịch vụ

KTTH: Kinh tế tổng hợp

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 1 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có trên 70% dân số sống tập trung ở

khu vực nông thôn. Có thể nói rằng, nông nghiệp nước ta là mặt trận hàng đầu,

có tầm quan trọng chiến lược. Việc ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao cuộc

sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát

triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp nông

thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt

là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam

trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để thực hiện việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngoài việc phải có

chủ trương, chính sách, đường lối đúng đắn cần phải có nguồn vốn để đầu tư sản

xuất kinh doanh cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Đơn vị có thể đáp ứng được

nhu cầu vốn này không ai khác hơn đó chính là ngân hàng, đặc biệt là hệ thống

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại hàng đầu

Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giữ vai trò chủ đạo và

chủ lực trong đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn.

Ngành ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có

những chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tối

đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất. Việc tạo lập

nguồn vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh

doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh của người đi vay nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

nói chung.

Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là vùng đất giàu tiềm năng phát triển

kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp.Trên địa bàn, đất nông nghiệp chiếm phần

lớn diện tích, chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 2 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

là ngành thường gặp rủi ro do thiên tai, lũ lụt, giá cả nông sản biến động, dịch

bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Để tiếp tục sản xuất kinh doanh người nông dân

cần phải có nguồn vốn kịp thời hỗ trợ. Chính vì thế, ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn đã đóng vai trò quan trọng hỗ trợ vốn cho nông nghiệp,

nông thôn Việt Nam nói chung, xã Song Phú, huyện Tam Bình nói riêng.

Đầu tư tín dụng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của hệ

thống ngân hàng nông nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh,

sự tồn tại của ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ

trọng lớn trong lĩnh vực đầu tư vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn.Bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những bất cập cần đổi mới.

Do vậy muốn nâng cao hơn nữa vị thế của mình trên thị trường thì ngân hàng

nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Song Phú phải bắt đầu bằng việc

cải tiến tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Vì vậy, tôi xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Song Phú-huyện

Tam Bình-tỉnh Vĩnh Long” để làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua việc phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Song Phú (huyện Tam Bình)

qua 3 năm 2005, 2006, 2007 để thấy rõ thực trạng tín dụng và đưa ra một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng, phục vụ khách hàng

ngày càng tốt hơn.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đáp ứng mục tiêu chung đã đề ra, ta cần thực hiện tốt các mục tiêu cụ

thể sau:

- Phân tích khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm

2005, 2006, 2007 để đánh giá khả năng thu hút vốn nhằm đề ra các giải pháp cải

thiện tình hình huy động vốn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 3 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

- Phân tích tình hình sử dụng vốn ngắn hạn thông qua phân tích doanh số

cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn từ năm 2005-2007 để rút ra những

mặt đạt được và chưa đạt được, cũng như tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng.

- Phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

của chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 có sự

biến động như thế nào?

- Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua như thế

nào? Đạt hiệu quả cao hay thấp?

- Công tác tín dụng đối với địa bàn nào và thành phần nào là hiệu quả nhất?

Vì sao đạt được hiệu quả như thế?

- Để đánh giá hiệu quả tín dụng cần phân tích các chỉ tiêu nào?

- Phân tích hoạt động tín dụng bao gồm phân tích các nội dung nào?

- Ngân hàng cần thực hiện những biện pháp cụ thế nào để tiếp tục duy trì và

phát huy tính hiệu quả trong công tác tín dụng của mình trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.43.1 Không gian

Số liệu được thu thập trong đề tài và sử dụng cho phân tích là số liệu của

chi nhánh NHN0&PTNT Song Phú (huyện Tam Bình).

1.43.2 Thời gian

Số liệu sử dụng cho luận văn là số liệu từ năm 2005-2007.

1.43.3 Đối tượng nghiên cứu

NHNo&PTNT chi nhánh Song Phú (huyện Tam Bình ) có nhiều loại hình

hoạt động nhưng chủ yếu là hoạt động tín dụng ngắn hạn vì vậy tôi đã chọn đối

tượng nghiên cứu cho luận văn này là hoạt động tín dụng ngắn hạn.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu, tôi đã tham khảo luận văn của

Nguyễn Thuỳ Dung viết về đề tài “Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 4 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây”. Trong đề tài này, Thuỳ

Dung đã nghiên cứu các khái niệm về ngân hàng thương mại, về tín dụng ngân

hàng và chức năng của chúng, cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, phân tích

hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây thông qua 4 chỉ tiêu

là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, và phân tích hiệu quả

hoạt động qua các chỉ tiêu tài chính. Qua việc phân tích đã đưa ra các giải pháp

nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Gò Công Tây.

Sau khi tham khảo luận văn trên, để làm tốt hơn đề tài của mình, tôi đã

nghiên cứu một số lý luận cơ bản về tín dụng; phân tích hiệu quả hoạt động tín

dụng ngắn hạn của ngân hàng dựa trên báo cáo tài chính thông qua doanh số cho

vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn; dựa trên các chỉ tiêu tài chính như vòng

quay vốn tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động, tỷ lệ doanh số thu nợ trên

doanh số cho vay, nợ quá hạn trên dư nợ. Thêm vào đó, tôi đã phân tích tình hình

huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, tình hình thu nhập, chi phí, lợi

nhuận, phân tích các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ

quá hạn một cách cụ thể hơn như: theo từng địa bàn (cụ thể ở đây là theo từng

xã), theo đối tượng sử dụng vốn và theo mục đích sử dụng vốn để làm cho đề tài

nghiên cứu của mình có điểm mới hơn đề tài tôi đã tham khảo. Căn cứ vào tình

hình thực tế đạt đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín

dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú - Tam Bình.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 5 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG

2.1.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái

kinh tế xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:

- Định nghĩa 1: tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái

tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và

lãi sau một thời gian nhất định.

- Định nghĩa 2: tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử

dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.

- Định nghĩa 3: tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên

(trái chủ-người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh

toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái-người đi vay)

Như vậy, tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội

dung cơ bản của những qui định này là thống nhất: đều phản ánh một bên là

người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc

bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành.

2.1.2 Các hình thức tín dụng

2.1.2.1 Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ mua bán chịu hàng hóa lẫn nhau giữa các

doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 6 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa. Vốn cho vay chưa chuyển

hàng hóa thành tiền mà còn tồn tại dưới dạng hàng hóa, đang còn là một bộ phận

của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền. Chủ thể trong quan hệ tín dụng

này là các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông

hàng hóa.

2.1.2.2 Tín dụng Nhà nước

Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay. Mục

đích đi vay của Nhà nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách

Là quan hệ tín dụng bằng tiền là chủ yếu hoặc bằng hiện vật là thứ yếu,

giữa một bên là chính phủ, một bên là dân cư dưới các hình thức phát hành các

giấy tờ có giá (công trái, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ đầu tư) ký kết hiệp định

vay mượn đối với các chính phủ và tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới theo

nguyên tắc hoàn trả, có thời hạn và có lãi.Tín dụng Nhà nước là một hoạt động

thuộc lĩnh vực tài chính tiền tệ, gắn liền với hoạt động của ngân sách Nhà nước,

bằng hoạt động của ngân sách Nhà nước có số vốn đó được sử dụng cho mục

đích đầu tư phát triển theo yêu cầu chung của Nhà nước.

2.1.2.3 Tín dụng ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các

doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu,

chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế.

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian trong nền kinh tế, quan hệ

tín dụng ngân hàng được thể hiện ở hai khâu huy động vốn và cho vay. Ngân

hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Ngân hàng huy động về quỹ của

mình các nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng trong nền kinh tế quốc dân để

hình thành nguồn vốn cho vay và tổ chức cho vay lại đối với pháp nhân và thể

nhân có nhu cầu về vốn, đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu

dùng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 7 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

Huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng dưới hình thức tiền tệ bao

gồm tiền mặt và tiền chuyển khoản, trong đó chủ yếu là tiền chuyển khoản.

Vốn tín dụng là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình tái sản

xuất xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường phát triển. Tín dụng ngân hàng

không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hoá; trang trãi chi

phí sản xuất; thanh toán nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ

bản, cơ sở hạ tầng, cải tiến và đổi mới trang thiết bị.

2.1.2.4 Tín dụng quốc tế

Ngoài các hình thức tín dụng nói trên, còn có loại hình tín dụng quốc tế.

Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức tài chính tiền tệ

được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp nhau để phát

triển kinh tế xã hội của một nước.

2.1.3 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:

+ Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên

tục đồng thời góp phần đầu phát triển kinh tế.

Việc phân phối tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, tạo

điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết

kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp

ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.

Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình

thành vốn lưu động và vốn cố định của các doanh nghiệp.Vì vậy, tín dụng đã góp

phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật, đẩy

nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

+ Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng,

trên cơ sở đó vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác, quá trtình đầu tư tín dụng được

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 8 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh

doanh hiệu quả.

+ Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tếé kém phát

triển và ngành mũi nhọn.

Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu,

dầu khí…nhà nước đã tập tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, tạo cơ sở

lôi cuốn các ngành khác.

+ Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh

tế của các doanh nghiệp nhà nước

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi

tức, nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng có hiệu quả. Bằng cách

tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước khi sử dụng vốn tín dụng

phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất,

tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.

+ Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước

ngoài.

Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những

phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.

2.1.4 Phân loại tín dụng

2.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

a) Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn đến một năm

Tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu thông, vốn thanh

toán của các tổ chức kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

b) Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm

Tín dụng trung hạn bổ sung vốn cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải

tiến đổi mới kỹ thuật, công nghệ, đầu tư những công trình phục vụ sản xuất có

quy mô vừa và nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh.

c) Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm

Tín dụng dài hạn cung cấp vốn cho các công trình xây dựng cơ bản, cải

tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 9 SVTH: Phùng Thị Bích

Thùy

2.1.1.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

a) Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành

vốn lưu động của doanh nghiệp. Loại tín dụng này được thực hiện chủ yếu bằng

hai hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và chứng khoán

chứng từ có giá.

b) Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn

cố định của doanh nghiệp. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho

vay trung và dài hạn.

2.1.4.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

a) Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá : Là loại tín dụng cung cấp cho

các nhà doanh nghiệp để tiến hành sản xuất và kinh doanh.

b) Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng.

2.1.4.4 Căn cứ vào tính chất của đảm bảo tín dụng

a) Tín dụng có bảo đảm: các khoản vốn tín dụng cho vay có vật tư, hàng

hoá, tài sản tương đương đảm bảo (dưới các hình thức cầm cố, thế chấp và bảo

lãnh).

b) Tín dụng không có bảo đảm: các khoản tín dụng phát ra chỉ dựa vào uy

tín, tín nhiệm của tổ chức tín dụng đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế mà không

có tài sản đảm bảo.

2.1.5 Một số quy định về hoạt động tín dụng

2.1.5.1 Nguyên tắc cho vay

Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các ngân

hàng đều quán triệt các nguyên tắc tín dụng. Các nguyên tắc tín dụng được hình

thành bắt nguồn từ bản chất của tín dụng, được khẳng định trong thực tiễn hoạt

động của các ngân hàng và được pháp lý hóa.

Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng phải dựa trên các nguyên tắc này

để xem xét, xây dựng, thực hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến tiền vay,

khách hàng vay vốn phải tuân thủ và bị ràng buộc bởi các yêu cầu đặt ra theo xu

hướng mà các nguyên tắc này đòi hỏi.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 10 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Hoạt động của tín dụng ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên

hợp đồng tín dụng.

Theo nguyên tắc này tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu

bên vay đã trình bày với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp thuận. Đó là

các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất của bên vay.

Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng

đúng mục đích đã thoả thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất

tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc

này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay

đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay về

phương diện này.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay

của ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách

hàng là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay. Thiếu yêu cầu này không thể nói đến

sự tồn tại và phát triển của các quan hệ vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền

vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn. Việc thoả

thuận và sự cụ thể hoá nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vay

được sử dụng làm cơ sở để ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạt

động của các khách hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay

của ngân hàng.

Các bên hữu quan luôn luôn cố gắng xác định hiệu quả sử dụng tiền vay

của ngân hàng. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử

dụng vốn nói riêng của khách hàng với hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân

hàng là tất yếu nhưng có tính độc lập tương đối. Căn cứ vào tình trạng các vấn đề

đã nêu, ngân hàng sẽ quyết định mức độ quan hệ hiện tại và định hướng chiến

lược cho quan hệ trong tương lai đối với khách hàng. Điều này lý giải tại sao các

khách hàng thành đạt ở các ngành kinh tế mũi nhọn luôn luôn nhận được sự ủng

hộ từ phía các ngân hàng và các nhà tài trợ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 11 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng

hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín

dụng là giao dịch cung cầu về vốn.Tín dụng chỉ là giao dịch chuyển quyền sử

dụng vốn trong một thời gian nhất định.Trong khoảng thời gian cam kết giao

dịch, ngân hàng và bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc)

với một khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.

Việc phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn

của tín dụng. Tiền vay phải được đảm bảo không bị giảm giá, tiền vay phải đảm

bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lợi. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm

bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng

được phát triển theo xu thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc

ngân hàng không thể an toàn đối với khách hàng làm ăn yếu kém, không trả được

nợ, gây khó khăn cho các khách hàng khác.

Những sự sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ trả

nợ, thời hạn trả nợ đều phản ánh sự không bình thường trong hoạt động của bên

vay ở các mức độ khác nhau. Nếu sự bất ổn đó không là quá mức mức thì các

bên có thể phối hợp điều chỉnh được. Nhưng nếu sự bất ổn đó ở mức độ trầm

trọng (bên vay bị phá sản) thì việc xử lý những tình huống xảy ra phức tạp hơn

nhiều. Điều này có liên quan đến uy tín và sự tồn tại của ngân hàng.

2.1.5.2 Điều kiện cho vay

Là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ, xem xét,

quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm

cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay.

Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ

bản sau:

- Có năng lực pháp lý dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật

Đối với khách hàng là cá nhân và pháp nhân Việt Nam:

+ Pháp nhân phải có pháp luật dân sự.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 12 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật

hành vi dân sự.

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực

hành vi dân sự.

+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực

pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Đối với khách hàng là cá nhân và pháp nhân nước ngoài: phải có

năng lực pháp luật và năng hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà

pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước

ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các

văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia qui định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có

hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp

với quy định của pháp luật.

- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và

hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Các điều kiện cho vay có thể được ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc

điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc

vào môi trường kinh doanh...

2.1.5.3 Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu

thành tài sản cố định, tài sản lao động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất

kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định bao gồm:.

NHNO&PTNT chi nhánh Song Phú tiến hành cho khách hàng vay vốn đối

với các đối tượng chủ yếu sau:

- Giá trị vật tư, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực

hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 13 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Các chi phí phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn, thuốc phòng và chữa

bệnh và các chi phí lao vụ khác.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở

nông thôn, các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa

bàn giao và tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để

đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.

- Cho vay cán bộ công nhân viên để thực hiện phương án mua đồ dùng

sinh hoạt, mức cho vay tối đa là 30 triệu và thời hạn 5 năm.

Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

- Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu)

- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác

- Số tiền để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.

Doanh nghiệp có thể vay cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùng một thời

điểm, ở một hay nhiều ngân hàng khác nhau. Trong một số trường hợp, một1 đối

tượng của một1 bên vay có thể được nhiều ngân hàng cùng cho vay. Người ta gọi

hoạt động này là đồng tài trợ hay là cho vay hợp vốn.

2.1.5.4 Phương thức cho vay

Theo quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng được

phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:

Cho vay từng lần:

Đối với phương thức cho vay này, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập

hồ sơ vay vốn cho từng lần vay, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm thì trả hết

nợ, khi có nhu cầu vay vốn thì làm thủ tục vay từ đầu.

Phương thức cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo

từng thương vụ hay vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng

phải ký kết lại hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức:

Khi khách hàng vay vốn, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh

trong năm và các điều kiện vay vốn khác của ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 14 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

thuận một mức dư nợ cao nhất trong năm để đáp ứng nhu cầu của tất cả các

phương án xin vay, mức dư nợ này được gọi là hạn mức tín dụng. Khi đó người

vay chỉ lập 1 bộ hồ sơ xin vay và được sử dụng cho nhiều lần xin vay.

Hạn mức tín dụng được xem như là một cam kết của ngân hàng về mức

dư nợ khách hàng sử dụng và khách hàng được quyết định về thời điểm nhận

tiền, thời điểm trả nợ trong phạm vi hạn mức và thời gian hiệu lực của hạn mức.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất có quan

hệ thường xuyên và có tính truyền thống.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng ngân hàng sẽ

cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình

thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì ngân hàng phải bớt các món vay của các khách

hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức

phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín

dụng và số thực vay.

Cho vay theo dự án

Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩẫm định

dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng

bổ sung phương thức cho vay theo dựụ án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các

phương án phục vụ đời sống.

Với phương thức này, khách hàng phải lập dự án cụ thể trước khi vay vốn

ngân hàng.

Cho vay trả góp:

Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi

vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong

thời hạn cho vay.

Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay

trong một phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và

rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của các tổ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 15 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng

và khách hàng phải tuân theo các quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước

Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận

cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù

hợp với các quin định của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt

động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Cho vay hợp vốn

Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc

phương án vay vốn của khách hàng; trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu

mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực

hiện theo qui định của qui chế cho vay và qui chế đồng tài trợ của các tổ chức tín

dụng do thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành.

* NHNo&PTNT chi nhánh Song Phú thực hiện cho vay trong dân cư với

phương thức chủ yếu sau: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.

2.1.5.5 Mức cho vay

Mức cho vay là mức tiền ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với

phương thức cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với phương thức cho

vay theo hạn mức tín dụng.

Căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay là:

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng

- Tỷ lệ cho vay tối đa với giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy

định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước

- Khả năng nguồn vốn của ngân hàng

- Khả năng trả nợ của khách hàng

- Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng

Mức cho vay vốn của chi nhánh có thể cung cấp cho hộ sản xuất với nhu

cầu về vốn thiếu của hộ sản xuất và căn cứ trên phương án sản xuất kinh doanh

cụ thể:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 16 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của phương án - vốn tự có

2.1.5.6 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng

vốn vay.Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu

tiên đến khi thu hồi hết nợ.

Thời hạn cho vay được các bên thỏa thuận phù hợp với khả năng của

mình. Khả năng cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào qui mô hoạt động định

hướng, cơ cấu và chất lượng kinh doanh của họ. Nhu cầu về thời gian sử dụng

khoản vay của bên vay tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, chu kì luân

chuyển vốn của đối tượng vay vốn và khả năng quản lý tài chính của từng doanh

nghiệp. Những xử lý điều chỉnh không hợp lý của ngân hàng về thời hạn cho vay

thường kéo theo rủi ro về thanh toán và lãi suất của ngân hàng.

Thông thường các ngân hàng qui định các loại tín dụng theo thời hạn như

sau:

- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng

đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.

Thời hạn cho vay có thể coi là thời hạn của một hợp đồng tín dụng. Trong

thực tế, mỗi hợp đồng tín dụng tiền vay có thể được giải ngân một hoặc nhiều lần

và cũng có thể được hoàn trả một hoặc nhiều lần. Đặc biệt là các khoản tín dụng

trung và dài hạn, tiến độ giải ngân và tiến độ trả nợ được thiết lập theo một trình

tự riêng. Do đó, người ta còn chia thời hạn cho vay ra thời gian rút tiền vay và

thời gian trả nợ như các bộ phận cấu thành của nó.

Các lại thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay chung:

Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn nhận tiền vay hay thời hạn giải ngân,

thời hạn ưu đãi và thời hạn trả nợ hay thời hạn thu hồi nợ.

Thời hạn giải ngân:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 17 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Thời hạn này có sự phân biệt đáng kể đối với các khoản vay trung và dài

hạn. Thời hạn này bên vay vốn chưa tiến hành sản xuất kinh doanh, chưa có

nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Do vậy trong thời gian này bên vay thường

chỉ trả lãi, chưa trả gốc.

Thời hạn ưu đãi: (nếu có):

Thời hạn này được tính từ khi rút xong vốn đến khi bắt đầu trả nợ.

Thời hạn trả nợ:

Là khoảng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu trả món nợ đầu tiên đến khi

trả hết nợ cho ngân hàng. Thời hạn trả nợ được chia ra các kì hạn trả nợ, kì hạn

trả nợ dài hay ngắn được quy định tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên

tương ứng với mức trả nợ.

Thời hạn trung bình của một khoản vay:

Là khoảng thời gian mà toàn bộ số tiền vay thực tế được sử dụng.

Thời hạn trung bình của một món vay bao gồm:

- Thời hạn trung bình của thời kỳ rút vốn (giải ngân)

- Thời kì ưu đãi (nếu có)

- Thời hạn trung bình của thời kì trả nợ

2.1.5.7 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được trong kì so với số vốn

cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm,

quý, tháng.

Về bản chất, lợi tức là một phần lợi nhuận được sáng tạo ra trong quá trình

sản xuất vật chất mà người đi vay phải trả cho người cho vay theo mức đã sử

Thời hạn trung bình

của từng thời kì

Tổng dư nợ bình quân

từng kì Số đdơn vị thời

gian gian lựa chọn Tổng số tiền vay = x

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman,13 pt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 18 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

dụng vào quá trình sản xuất. lợi tức là một phần của lợi nhuận được biểu hiện

bên ngoài như “giá cả” của tiền tệ.

Tiền lãi mà bên vay phải trả được tính trên số tiền vay theo lãi suất và tính

trên số dư hàng ngày của tiền vay trên cơ sở 1 năm.

Lãi suất là cơ sở để tính giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời gian

nhất định (kì cho vay), bao gồm số tiền cho vay gốc và lợi tức (phụ thuộc vào

mức lãi suất).

Mức lãi suất cho vay do NHNo-nơi cho vay- cùng khách hàng thỏa thuận

phù hợp với qui định của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Cơ sở để tính lãi suất cho vay: Lợi nhuận bình quân > lãi suất cho vay >

lãi suất tiền gửi > tỷ lệ lạm phát.

Do đó, lãi suất cho vay ngắn hạn được phân theo hàng tháng, 3 tháng, 6

tháng hoặc thu lãi 1 lần cả vốn và lãi khi đến hạn.

Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + chi phí + thuế + lợi nhuận

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn

định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt

quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc

điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

2.1.5.8 Qui trình cho vay

(1)

Khaùch haøng

Caùn boä tín duïng

Tröôûng phoøng tín duïng Giaùm ñoác

Phoøng keá toaùn

Kho quyõ

(4)

(5)

(6)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 19 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

(2)

(3)

Hình 1: Quy trình cho vay

(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu

vay vốn, có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và

tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định.

(2) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ

của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem

xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường

hợp kiêm làm cán bộ tín dụng , ghi ý kiến và báo cáo thẩm định (nếu

có) và trình giám đốc quyết định.

(3) Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm

định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không

cho vay.

- Nếu cho vay thì ngân hàng cùng với khách hàng lập hợp đồng tín

dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm

bằng tài sản).

- Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết

(4,5,6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển

cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ

quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).

2.1.5.9 Hồ sơ thủ tục cho vay

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gởi cho tổ chức tín dụng đầy đủ các

loại giấy tờ. Hồ sơ tín dụng bao gồm:

* Hồ sơ do khách hàng lập:

- Hai giấy đề nghị vay vốn

- Phương án sản xuất kinh doanh, trả nợ.

* Hồ sơ do ngân hàng lập:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 20 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, biên bản xác định giá trị tài sản

đảm bảo.

- Các loại thông báo: thông báo gia hạn nợ, giấy báo nợ đến hạn, giấy

báo chuyển nợ quá hạn.

* Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng lập

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Biên bản kiểm tra, sử dụng vốn vay

2.1.6 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng

2.1.6.1 Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là tổng các mức cho vay trong hợp đồng tín dụng của

ngân hàng với khách hàng.

2.1.6.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tổng số tiền thực tế mà ngân hàng thu được từ nợ vay

của khách hàng.

2.1.6.3 Dư nợ

Dư nợ là số tiền ngân hàng cho khách hàng vay đến một thời điểm nào đó.

2.1.6.4 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là tình trạng nợ vượt quá thời hạn trong hợp đồng tín dụng qui

định mà ngân hàng chưa thu hoặc không thể thu hồi được.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ_NHNN thì nợ được chia thành 5 nhóm và

nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu.

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu

hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có

khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng

thời hạn còn lại.

doanh số cho vay trong kì

doanh số thu nợ trong kì – + Dư nợ cuối kỳ dư nợ

đầu năm =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 21 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều 6

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là

doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá về khả năng trả

nợ gốc và lãi đúng kì hạn được điều chỉnh lần đầu);;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều 6

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,

trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo

qui định;

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả

lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (khoản 2 điều 6

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 22 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn

trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị

quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều 6

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN).

2.1.6.5 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,

phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín

dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên

tục đạt hiệu quả cao.

2.1.6.6 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần,%)

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó

giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn

huy động.

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ

tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì

cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp; ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ

thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng Dư nợ bình quân

Dư nợ đầu năm Dư nợ cuối năm Dư nợ bình quân

=

+

2

=

vốn huy động

Tỷ lệ dư nợ trên

vốn huy động

dư nợ = 100 % x

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 23 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

2.1.6.7 Hệ số thu nợ (%)

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn ngân hàng cho vay.

Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt, rủi ro

tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng gặp

rủi ro.

2.1.6.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng hay nói khác hơn chỉ

tiêu này phản ảnh mức rủi ro của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp

cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động tín dụng như: bảng cân đối kế

toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của

NHNo&PTNT chi nhánh Song Phú qua 3 năm 2005, 2006, 2007.

- Thu thập số liệu từ hồ sơ lưu trữ của phòng kế toán, phòng tín dụng.

- Thu thập thông tin từ báo, tạp chí, Internet, những tư liệu tín dụng tại

ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ = 100 % x

Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Tổng doanh số cho vay = 100 % x

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 24 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.23.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau

nhưng có liên hệ và cho thấy được chính xác con số chênh lệch tăng hay giảm

của các chỉ tiêu so sánh.

Số tuyệt đối: y = y1 – y0

Trong đó: yo: chỉ tiêu năm trước

y1: chỉ tiêu năm sau

y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế .

Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm tính

trước của các chỉ tiêu xem xét có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của

các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.

2.2.23.1 Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị

số của kì phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế:

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các

chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh mức độ tăng trưởng của chỉ tiêu

giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên

nhân và biện pháp khắc phục. Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta có

các loại số tương đối sau:

Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng

một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ,

y1 – y0

y0

x 100% y =

số tương đối

động thái

y1

y0 x 100 =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 25 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo

cáo) và mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so

sánh).

Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọmg của từng bộ phận cấu

thành nên một tổng thể. Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng

thể bằng 100%.

Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỷ lệ giữa các bộ phận trong tổng

thể với nhau.

Là một chỉ tiêu biểu hiện bằng số lần, phần trăm (%) giữa các kì phân tích

(ở đây là giữa các năm) của các chỉ tiêu so sánh để thể hiện tỷ lệ của số chênh

lệch tuyệt đối nhằm nói lên tốc độ tăng trưởng.

số tương đối

kết cấu

số tuyệt đối từng bộ phận

số tuyệt đối của tổng thể x 100 =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 26 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT SONG PHÚ-

HUYỆN TAM BÌNH

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH

NHNO&PTNT SONG PHÚ- HUYỆN TAM BÌNH

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Song

Phú (huyện Tam Bình)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 27 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định 400/CP ngày

14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ). Điều 1 của quyết

định chỉ rõ “Nay chuyển ngân hàng chuyên doanh phát triển Việt Nam theo nghị

định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng thành lập ngân hàng

thương mại quốc doanh lấy tên là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam gọi tắc là

ngân hàng nông nghiệp”.

NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã

tín dụng và công ty tài chính ngày 23/05/1990 và điều lệ ngân hàng nông nghiệp

do thống đốc ngân hàng phê duyệt. NHNo&PTNT do Hội đồng quản trị và Tổng

giám đốc điều hành, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng chủ yếu là kinh

doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước

và ngoài nước, đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội, ủy thác đầu tư cho

chính phủ, các chủ đầu tư trong và ngoài nước, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế

nông nghiệp phát triển nông thôn.

NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo quyết định 30/QĐ-NH

do Thống đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam phê chuẩn thành lập, là đơn vị

thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNo&PTNT huyện Tam Bình là một ngân hàng cấp huyện chịu sự điều

hành của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trên

lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay. Ngoài ra, NHNo&PTNT

Tam Bình còn thực hiện các dịch vụ mua ngoại tệ, chi trả kiều hối cho

NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long ủy thác…Ngân hàng còn thực hiện các chỉ tiêu

kinh tế xã hội của nhà nước.

Chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú, huyện Tam Bình được thành lập theo

quyết định số 134/DNNN ngày 19/05/1995 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT

tỉnh Vĩnh Long, chịu sự điều hành của NHNo&PTNT huyện Tam Bình và chịu

trách nhiệm trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay thuộc 4

xã: Phú Thịnh, Song Phú, Tân Phú, Long Phú của huyện Tam Bình. Chi nhánh

NHNo&PTNT Song Phú ra đời do nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 28 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

trong việc tìm nguồn vốn để tăng sản xuất kinh doanh cũng như thuận tiện cho

khách hàng tìm đến ngân hàng.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng ban

3.1.3.1 Ban giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc.

+ Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành nghiệp vụ

kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình và là người chịu trách nhiệm về

quyết định cho vay và thực hiện các công tác sau:

- Xem xét nội dung thẫm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định

cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do

ngân hàng và khách hàng lập.

- Điều hành các hoạt động của ngân hàng vì mục tiêu hiệu quả trên góc

độ của huyện và tỉnh. Giám đốc còn là người hoạch định chiến lược kinh doanh,

đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của ngân hàng.

+ Phó Giám đốc: Thay mặt giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các

hoạt động của ngân hàng.

3.1.3.2 Phòng tín dụng: Gồm 4 cán bộ trong đó có 1 người là trưởng phòng

tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một xã khác nhau.

Trưởng-phó phòng tín dụng:

- Phân công cán bộ phụ trách địa bàn

Ban Giám đốc

Phòng Tín Dụng

Phòng Kế Toán

Tổ Thẫm Định

Phòng Phòng Kế

Toán Tài Vụ- Ngân

Quỹ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 29 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Chủ động xây dựng các phương án cho vay phù hợp các chương trình

phát triển kinh tế của địa phương; tập hợp hồ sơ kinh tế các địa bàn, xác định thị

phần vốn vay và thị phần đầu tư; xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp mục

tiêu kinh doanh từng thời kỳ.

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và kiểm soát nội dung

thẩm định của cán bộ tín dụng.

- Tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm

định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng về việc điều chỉnh,

gia hạn nợ.

- Tiến hành tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến và trình Giám đốc

quyết định.

Cán bộ tín dụng

- Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm

đầu mối với khách hàng.

- Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định

mức kinh tế- kỹ thuật có liên quan đến khách hàng, lập hồ sơ khách hàng được

phân công; xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng;

mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ.

- Giải thích, hướng dẫn khách hàng các qui định về cho vay và hướng dẫn

dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

- Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập báo cáo thẩm định,

cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho

vay sau khi có quyết định của Giám đốc hoặc người ủy quyền.

- Thực hiện kiểm tra trước, trong khi cho vay, sau khi cho vay.

- Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ

gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.

- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý vi

phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hoặc người ủy quyền.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 30 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Lưu giữ hồ sơ theo qui định.

3.1.3.3 Tổ thẫm định: Hướng dẫn thực hiện cơ chế, quy chế, quy trình và

nghiệp vụ đến cán bộ làm công tác thẫm định.

- Thẩm định các dự án vay vốn, bảo lãnh vượt quyền phán quyết cho vay của

trưởng phòng giao dịch hoặc những món cho vay do Giám đốc Ngân hàng nông

nghiệp tỉnh, Ngân hàng nông nghiệp huyện, thị xã qui định, chỉ thị.

- Nắm định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngân hàng, các bộ ngành,địa

phương và định hướng phát triển đối với các doanh nghiệp, các ngành hàng, các

định mức kĩ thuật liên quan đến đầu tư. Thu thập, phân tích các thông tin kinh tế,

thông tin khách hàng, thông tin thị trường…có liên quan đến dự án cần thẩm

định để bảo đảm cho việc thẩm định có hiệu quả đúng hướng.

- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẫm định,

phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Thẩm định các khoản vay do Giám đốc ngân hàng huyện, thị xã qui định, chỉ

thị theo quyền của Giám đốc ngân hàng tỉnh và thẩm định các món vay vượt

quyền phán quyết của trưởng phòng giao dịch ngân hàng huyện và thị xã.

- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc ngân hàng

nông nghiêp huyện, thị xã; đồng thời lập hồ sơ trình giám đốc ngân hàng nông

nghiệp chi nhánh tỉnh để xem xét phê duyệt.

- Thẩm định khoản vay do Giám đốc ngân hàng tỉnh qui định hoặc do Giám

đốc ngân hàng huyện, thị xã qui định trong mức phán quyết cho vay của ngân

hàng nông nghiệp huyện, thị xã.

- Tổ chức kiểm tra công tác thẫm định của ngân hàng nông nghiệp huyện, thị

xã.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo qui định.

- Thực hiện các công việc khác do ban giám đốc ngân hàng huyện, thị xã giao.

3.1.3.34 Phòng kế toán và ngân quỹ

Phòng kế toán là nơi khách hàng làm thủ tục gởi tiền, thủ tục thu chi, nhận

và gửi giấy báo liên hàng cho các ngân hàng khác, hạch toán kinh doanh để đảm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 31 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tạo điều kiện cho công tác kinh doanh phát

triển tốt, củng cố và nâng cao uy tín phục vụ đối với khách hàng gồm:

Phòng huy động vốn có trách nhiệm:

- Nhận tiền gởi của khách hàng

- Chi trả lãi tiền gởi

- Nhận cầm đồ: ngân phiếu, sổ tiết kiệm của khách hàng

Phòng kế toán cho vay có nhiệm vụ:

- Kiểm tra hồ sơ cho vay theo danh mục qui định

- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay

- Làm thủ tục phát tiền vay theo lệnh của Giám đốc

- Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn.

- Lưu giữ hồ sơ theo qui định

3.1.3.4 Phòng ngân quỹ

Tổ Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ:

- Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các qui định, qui chế nghiệp vụ

thu, chi, vận chuyển tiền.

- Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng thư,

giấy tờ có giá, quản lý kho, bảo quản thế chấp.

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI

NHÁNH NHNo&PTNT SONG PHÚ TRONG 3 NĂM 2005-2007

3.2.1 Các lĩnh vực hoạt động

- Chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú hiện đang có các nghiệp vụ sau:

- Huy động tiết kiệm tiền Việt Nam và ngoại tệ

- Huy động kì phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ

- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức cá

nhân trong và ngoài nước.

- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu,

dịch vụ ngân hàng và chi trả kiều hối.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 32 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán cho các pháp nhân, thể nhân trong

và ngoài nước.

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

NHNo&PTNT là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó

cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động có hiệu quả

trước hết phải biết sử dụng nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó

thật hiệu quả, nó luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố

tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là chỉ tiêu

chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nó

là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Mục tiêu hàng đầu của ngân hàng

là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất trong suốt quá trình

hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải

quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa

dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận

tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung

nguồn vốn tự có. Vì vậy trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc

và sự phấn đấu nhiệt tình của cán bộ công nhân viên của chi nhánh

NHNo&PTNT Song Phú đạt kết quả đáng kể như sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 33 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NGÂN HÀNGCHI NHÁNH TỪ 2005-2007

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền %

1. Thu nhập 6.461 7.111 8.402 650 10,06 1.291 18,15

+ Thu lãi 6.235 6.776 7.768 541 8,68 992 14,64

+ Thu ngoài

lãi

226 335 634 109 48,23 299 89,25

2. Chi phí 292 382 631 90 30,82 249 65,18

Trả lãi tiền

gửi

287 375 623 88 30,66 248 66,13

Trả khác 5 7 8 2 40 1 14,29

Lợi nhuận 6.169 6.729 7.771 560 9,08 1.042 15,48

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 34 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2005-2007

0

20004000

60008000

10000

2005 2006 2007

Thu nhập

Chi phí

Lợi nhuận

Hình 3: Đồ thị thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007

Tổng thu nhập:

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập qua 3 năm đều tăng lên cả về

số tuyệt đối lẫn số tương đối:

- Năm 2006 tổng thu nhập là 7.111 triệu đồng, tăng 650 triệu đồng, với tốc

độ tăng là 10,06% so với năm 2005. Thu nhập tăng do thu lãi cho vay và thu từ

các khoản thu ngoài lãi đều tăng, cụ thể như: thu lãi cho vay tăng 541 triệu đồng,

tương ứng với tỷ lệ 8,68%; các khoản thu ngoài lãi tăng tăng 109 triệu đồng, hay

tăng 48,23% so với năm 2005.

- Năm 2007 tổng thu nhập là 8.402 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là

1.291 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 18,15% so với cùng kì năm 2006.

Trong đó tăng do thu lãi cho vay là 992 triệu đồng, tương ứng tăng 14,64%; tăng

do các khoản thu khác là 299 triệu đồng, tương ứng tăng 89,25%.

Thu nhập tăng do tận dụng mọi biện pháp để hạn chế việc thu nợ kéo dài

như: điều chỉnh kì hạn thu nợ và trả nợ, chẳng hạn trước kia khách hàng trả lãi

theo năm nhưng hiện nay yêu cầu khách hàng trả nợ theo quí và thu phí dịch vụ

chuyển tiền nhanh, chuyển tiền qua thẻ ATM; tận dụng sự phát triển của nền kinh

tế địa phương như một số hộ làm ăn có hiệu quả nên họ cần vay vốn với số lượng

lớn và chủ động trả nợ gốc và lãi trước thời hạn vay. Hơn nữa, cán bộ tín dụng đã

chủ động gửi giấy báo nợ đến khách hàng trước khi khách hàng thu hoạch mùa

Năm

Triệu đồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 35 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

vụ để khách hàng chủ động tìm nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời

cán bộ tín dụng cũng trực tiếp xuống tận nơi để thu nợ gốc và lãi.

Kết quả trên cho thấy nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu lãi cho vay.

Thu lãi luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập của ngân hàng trong 3

năm 2005-2007 (năm 2005 chiếm 96,5%; năm 2006 chiếm 95,3%; năm 2007

chiếm 92,45%) thể hiện nguồn thu chính của ngân hàng là thu lãi cho vay. Điều

này là hoàn toàn hợp lý, bởi đối với hệ thống ngân hàng nông nghiệp đặc biệt là

chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú thì nghiệp vụ chính là huy động vốn và cấp

tín dụng, còn các dịch vụ khác vẫn chưa có điều kiện phát triển. Lãi từ cho vay

thu được càng nhiều chứng tỏ ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức cho vay,

cho vay đủ mọi thành phần kinh tế, qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng

ngày càng được mở rộng, qui trình tín dụng ngày càng thông thoáng, đã tạo điều

kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt

động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có kết quả tốt.

Các khoản thu ngoài lãi: thu ngoài lãi chủ yếu là thu từ dịch vụ thanh toán,

thu bất thường và các khoản thu khác… Nhìn chung các khoản thu này chiếm tỷ

trọng không đáng kể (năm 2005 chiếm 3,50%; năm 2006 chiếm 4,71%; năm

2007 chiếm 7,55%) trong tổng doanh thu và đều tăng qua 3 năm cả về số tuyệt

đối lẫn số tương đối. Thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng thấp là phù hợp bởi vì trong

những năm qua nghiệp vụ chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay, còn

các hoạt động khác như: dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ…vẫn chưa có điều kiện

phát triển.

Mặc dù khoản thu này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu nhưng có

sự gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối qua 3 năm là do mạng lưới các dịch

vụ thanh toán ngày càng nhiều, uy tín của chi nhánh càng được nâng cao, (năm

2006 tăng 109 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 tăng 299 triệu đồng so với

năm 2006) điều đó thể hiện ngân hàng đã có nhiều nổ lực trong thời gian qua.

Chi phí:

Bên cạnh thu nhập của ngân hàng tăng lên thì chi phí hoạt động của ngân

hàng cũng tăng qua 3 năm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 36 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Năm 2006 tổng chi phí là 382 triệu đồng, tăng 90 triệu đồng với tốc độ

tăng 30,82% so với năm 2005.

+ Trong đó: chi phí trả lãi tiền gửi tăng lên đáng kể, tăng 88 triệu đồng,

tương ứng với tỷ lệ tăng 30,66%); chi phí khác tăng 2 triệu đồng, tương ứng với

tỷ lệ tăng 40%.

- Năm 2007 tổng chi phí là 631 triệu đồng tăng 249 triệu đồng, tương ứng

với tốc độ tăng 65,18 % so với năm 2006.

+ Trong đó: chi phí trả lãi tiền gửi tăng 248 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ

tăng 66,13%; chi phí khác tăng 1 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,29%.

Chi phí tăng là do vốn huy động qua các năm đều tăng, do đó ngân hàng

phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Mặc khác do ngân hàng mở rộng mạng lưới

dịch vụ, mở rộng hoạt động tín dụng như chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại

hối cũng làm tăng thêm chi phí. Bên cạnh đó, ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh

gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn, cùng với mục tiêu là huy động tối

đa lượng tiền gửi của khách hàng vì thế ngân hàng phải tăng cường đầu tư vào

các khoản về chi phí quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ…

Như vậy, chi phí chủ yếu của ngân hàng là chi trả lãi tiền gửi cho khách

hàng. Chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí

Năm 2005 tổng chi phí là 292 triệu đồng, trong đó chi phí trả lãi là 287

triệu đồng, chiếm 98,29%.

Năm 2006 chi phí trả lãi là 375 triệu đồng chiếm 98,17%.

Năm 2007 chiếm 98,73% với số tiền là 623 triệu đồng.

Chi phí trả lãi tiền gửi của ngân hàng luôn chiếm trên 98%, năm sau luôn

cao hơn năm trước và tăng một cách đáng kể chứng tỏ công tác huy động vốn

của ngân hàng thực hiện tốt.

Lợi nhuận:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu mà tất cả các tổ chức kinh tế

trong và ngoài nước hướng đến, để đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển

của mình, chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú cũng không ngoại lệ. Lợi nhuận

như một đòn bẩy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 37 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

mọi thành phần kinh tế cũng như mọi tổ chức kinh tế khác hoạt động nhằm đem

lại hiệu quả cho mình, thông qua đó cũng tạo cho sự phát triển của mọi thành

phần kinh tế khác.

Từ năm 2005-2007 thu nhập và chi phí đều tăng lên nhưng do thu nhập

tăng nhiều hơn chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm:

Năm 2006 lợi nhuận là 6.729 triệu đồng, tăng 560 triệu đồng hay tăng

9,08% so với năm 2005.

Năm 2007 lợi nhuận là 7.771 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 1042 triệu

đồng hay tăng về số tương đối là 16,89% so với năm 2006.

Qua những con số này cho thấy ngân hàng trong 3 năm 2005-2007 đã kinh

doanh ngày càng hiệu quả hơn, biết vận dụng tốt những thuận lợi để vượt qua

những khó khăn, đã xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp, phấn đấu

hoàn thành tốt những phương hướng và mục tiêu đề ra. Đó chính là nhờ sự lãnh

đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự phấn đấu quyết tâm của nhân viên trong

công việc.

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT

ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT SONG PHÚ

3.3.1 Thuận lợi

- Chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú đặt tại xã Song Phú, nằm dọc quốc

lộ 1A tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.

Song Phú là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và ngành nghề truyền

thống đang từng bước phát triển tốt, đây là đối tượng phục vụ chủ yếu của ngân

hàng nông nghiệp và chiếm phần lớn thị phần tín dụng trên địa bàn.

- Ngân hàng hoạt động ở ở địa bàn tương đối lâu, lượng khách hàng

truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy giữa ngân hàng và khách

hàng cao, thêm vào đó cán bộ tín dụng của ngân hàng có nhiều năm bám trụ ở

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 38 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

địa bàn, trãi qua nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

được nâng cao, yêu ngành nghề, sống gắn bó với khách hàng.

- Có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, phục vụ vui vẻ, tận tình với

khách hàng, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ

quan.

- Kinh tế xã hội, an ninh trật tự ở địa phương ổn định, đời sống nhân dân

ngày càng được nâng cao, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

các loại hình sản xuất kinh doanh ngày càng được phát triển.

- NHNo&PTNT Song Phú ngày càng có sự tin tưởng và tín nhiệm của các

tầng lớp dân cư, từng bước tạo vị thế trên địa bàn. Ngân hàng có tiềm năng huy

động vốn nhiều hơn do dân cư trên địa bàn có thu nhập ngày càng cao.

- Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả cán bộ công nhân viên

đều hăng hái nhiệt tình hưởng ứng; từ đó các nhiệm vụ công tác và chỉ tiêu kế

hoạch đơn vị đều hoàn thành tốt.

- Hoạt động chi bộ và công đoàn hoạt động tốt, từ đó góp phần giáo dục,

động viên về chính trị, tư tưởng kịp thời đến từng cán bộ công nhân viên.

- Mạng lưới bên trong được nối liền tạo điều kiện thu thập và xử lý thông

tin kịp thời.

- Các chế độ qui định của ngành đều thực hiện tốt.

- Cơ chế chính sách đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nông

nghiệp có sự thông thoáng hơn, ngân hàng luôn có sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời

của ngân hàng nông nghiệp huyện, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp và

các ngành có liên quan, nhất là sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể chính

quyền địa phương trong công tác huy động vốn, nhanh chóng thúc đẩy kinh tế

địa phương.

Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của ngân

hàng, giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.

3.3.2 Khó khăn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 39 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Tuy có nhiều thuận lợi, song trong hoạt động không thể tránh khỏi những

khó khăn xảy ra làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng và hiện đang là

vấn đề mà lãnh đạo cần quan tâm đó là:

- Sự cạnh tranh của nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn, làm ảnh rất lớn

đến thị phần và việc thực hiện các chương trình mục tiêu, kế hoạch của ngân

hàng.

- Tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng nhất là cán bộ phụ trách địa

bàn xa, phức tạp, làm hạn chế hiệu quả tín dụng.

- Do địa bàn hoạt động chủ yếu là nông thôn, việc đầu tư vốn của ngân

hàng còn chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa màng. Những năm nào trúng mùa được

giá thì ngân hàng thu được lãi và gốc dễ dàng, nếu thất mùa thì công tác gặp

nhiều khó khăn. Giá cả không ổn định cũng như sự bất ổn của thị trường nông-

thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng…chưa được cải thiện làm hạn chế

việc đầu tư chuển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ảnh

hưởng đến lớn thu nhập, khả năng tích lũy, vay vốn, trả nợ và đầu tư sản xuất

kinh doanh, trả nợ và đầu tư của đại bộ phận người dân, kéo theo đầu tư mở rộng

tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Việc kiểm tra sử dụng các món vay chưa toàn diện đôn đốc và xử lý nợ

chưa triệt để. Mặc dù khó khăn nhưng với kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm

hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn lại vươn lên tìm được chỗ đứng

vững chắc trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng trong nông thôn, chiếm gần 80% thị

phần tại địa bàn.

- Vấn đề quản lý vĩ mô của nhà nước nhiều văn bản, luật, dưới luật ra đời

rồi sửa đổi thường xuyên nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập không phù

hợp chưa nhất quán được với nhau, nổi bật hơn hết là vấn đề xử lý tài sản thế

chấp, cầm cố, giải quyết các khoản nợ đóng băng.

.

Những thuận lợi và khó khăn trên sẽ đối mặt trong thời gian tới. Do đó để

có thể đứng vững trước những khó khăn này, ngân hàng cần phải phát huy những

mặt thuận lợi, đề ra các phương hướng, kế hoạch khả thi để ngân hàng thẳng tiến.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 40 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 41 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 42 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 43 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI

NHÁNH NHNoO &PTNT SONG PHÚ- HUYỆN TAM BÌNH

Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của nó

phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và quá trình sản xuất kinh doanh của

các đơn vị kinh tế trong khu vực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả sẽ là nguồn cung

cấp vốn dồi dào cho ngân hàng và đây cũng là đầu ra để ngân hàng sử dụng vốn

huy động của mình một cách có hiệu quả. 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI

NHÁNH SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005- 2007

4.1.1 Nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói

chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu

quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết

tự chăm lo về nguồn vốn.

Nguồn vốn hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú được hình

thành từ 2 nguồn chính: vốn điều chuyển và vốn huy động. Nguồn vốn điều

chuyển là vốn được chuyển từ Hội sở chính xuống chi nhánh nhằm đáp ứng nhu

cầu vay vốn của khách hàng. Vốn huy động tại chỗ của ngân hàng bao gồm tiền

gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư…

Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là

huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu

quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Hơn nữa, nguồn

vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến động về

nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của chi nhánh, nếu không có sự

hỗ trợ bên ngoài, chi nhánh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn

đến gây mất lòng tin nơi khách hàng và đưa các ngân hàng đến bờ vực thẳm của

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 44 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống hoặc chi nhánh phải

tìm biện pháp vay bên ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến

hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với sự có mặt của ngân hàng Trung Ương,

trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, chi nhánh luôn nhận đ ược sự hỗ trợ của

ngân hàng Trung Ương với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh

toán cho toàn hệ thống, giữ vững uy tín trước khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy,

nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Trung Ương đến các ngân hàng chi nhánh

là rất cần thiết, nó góp phần giúp cho hoạt động của chi nhánh ngày càng ổn định

và phát triển.

Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguồn vốn huy

động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng vì nó đóng vai trò to lớn,

quyết định sự chủ động trong việc đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì

vậy, ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn

nhàn rỗi trong dân, nhằm đầu tư có hiệu quả góp phần phát triển mọi thành phần

kinh tế trong nền kinh tế.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 45 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

BảngẢNG 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NĂMTỪ 2005

- 2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2005 2006 2007 2006/ so với

2005

2007/ so với

2006

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tốc

độ

tăng,

giảm

(%)

Số

tiền

Tốc độ

tăng,

giảm

(%)

Vốn huy

động 5.744

15,17

9,54 5.934

13,66

9,68 13.327

19,08

22,28 190 3,31 7.393 124,59

Vốn điều

chuyển

54.4763

2.113

90,46

84,83

37.5055

5.381

90,32

86,34

546.54

1786

80,92

77,72

5.392

905

16,79

1,66

8.971.

137

2,0523

,91

Tổng

nguồn

vốn

60.2203

7.857 100

6413.43

9315 100

659.84

053 100

5.582

1.095

1,824,

74

8.530

16.36

4

13,917

,67

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

)

Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng qua

các năm. Cụ thể: năm 2006 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2005 là 14,8274%,

số tuyệt đối là 5.582 1.095 triệu đồng., nNăm 2007 tăng so với năm 2006 là

137,9167%, số tuyệt đối là 8.530 16.364 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động

của chi nhánh ngày càng tăng trưởng, khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng

nhiều, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi ngân

hàng phải gia tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động (bao gồm tiền gửi tiết kiệm từ dân cư,

tiền gửi thanh toán của của các doanh nghiệp…) của chi nhánh tăng đều qua các

Năm

Triệu đồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 46 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

năm, năm 2006 tăng 190 triệu đồng hay tăng 3,31% so với năm 2005 và năm

2007 tăng so với năm 2006 là 124,59%, số tuyệt đối là 7.393 triệu đồng đã cho

thấy chi nhánh ngày càng chủ động hơn trong nguồn vốn cho vay, lượng vốn

ngày càng được đảm bảo hỗ trợ kịp thời vốn cho khách hàng, tạo dựng được vị

thế trên địa bàn.

Bên cạnh nguồn vốn huy động, chi nhánh vẫn cần nguồn vốn điều chuyển

từ Trung Ương để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi nhánh

trong những điều kiện cấp thiết. Qua bảng số liệu trên cho thấy, lượng vốn điều

chuyển của chi nhánh qua tăng qua 3 năm. Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao, nên

vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, ngân hàng còn phải phụ thuộc rất

nhiều vào vốn điều hòa của ngân hàng tỉnh. Do đó, nguồn vốn điều hoà luôn tăng

qua các năm cụ thể như sau: Năm 2006 tăng lên 55.381 triệu đồng, tăng 905 triệu

đồng so với năm 2005, nguồn vốn điều chuyển càng tăng thì khả năng đáp ứng

nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế

xã hội. Đặc biệt là năm 2007 nguồn vốn điều chuyển lại tăng 1.137 triệu đồng so

với năm 2006. Vốn điều chuyển tăng qua qua 3 năm chứng tỏ khả năng cho vay

của ngân hàng tăng qua các năm, mặt khác điều đó cũng nói lên khả năng thu hút

vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm rất khả quan.

Điều đó đã nói lên công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh đủ mạnh và ngày

càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín

đối với khách hàng.

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng thì nguồn vốn giữ vai trò rất

quan trọng. Thiếu vốn ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để đáp ứng

kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều đó làm cho mục tiêu tăng trưởng

dư nợ cũng như nâng cao kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng không đạt

được.

NN

Tổng

Chú

ăm

ăm 2005

Năm 2005

thíc

nguồn vốn

Vốn huy động

Vốn điều chuyển

Triệu ồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 47 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Đối với ngân hàng quốc doanh đặc biệt là hệ thống NHNo thì vốn huy

động tại chỗ giữ vai trò khá quan trọng trong tổng nguồn vốn. Khả năng huy

động vốn cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng, khả năng huy động vốn

tại chỗ thấp sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc làm cho lợi nhuận của

ngân hàng không tăng cao vì lãi suất huy động vốn tại chỗ bao giờ cũng thấp h ơn

lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng cấp trên.

Mặc dù tình hình kinh tế xã hội những năm qua có nhiều diễn biến phức

tạp nhưng với chiến lược, chính sách đã được xây dựng trong hoạt động kinh

doanh thì chi nhánh Song Phú đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác

huy động vốn.

Với phương châm của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, hoạt động huy

động vốn và tín dụng được xem là 2 hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Thông

qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng tạo được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt

động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời thực hiện chức năng trung gian thu

hút mọi khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm và

kiếm lời, chính nguồn vốn này cũng hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển.

Để hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển mạnh, ngân hàng đã có

những biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn và mở rộng đầu tư bằng những chính

sách huy động vốn hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… Bên

cạnh đó, các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau với các mức lãi suất khác nhau tạo

nên mức lãi suất bình quân đầu vào có tính cạnh tranh cao. Chi nhánh đã không

ngừng theo dõi sự biến động lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh lãi suất

huy động phù hợp, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, triển khai thực hiện các hình thức huy

động vốn đa dạng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tài khoản…Bên cạnh đó, chất

lượng phục vụ không ngừng được nâng lên góp phần thu hút khách hàng mới,

đồng thời giữ chân được khách hàng cũ..

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 48 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

.

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền số tiền số tiền số tiền % số

tiền %

1.Tiền gửi dân cư 5.483 5.770 12.915 287 5,23 7.145 123,83

Không kỳ hạn 579 518 267 -61 10,54 -251 48,46

Có kỳ hạn<12T 3.244 3.353 9.426 109 3,36 6.073 181,12

Có kỳ hạn>12T 1.660 1.899 3.222 239 14,40 1.323 69,67

2.Tiền gửi các

TCKT

261 164 412 -97 37,16 248 151,22

- Không kỳ hạn 261 164 412 -97 37,16 248 151,22

Tổng số vốn huy

động

5.744 5.934 13.327 190 3,31 7.393 124,59

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 60: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 49 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

2005 2006 2007

Triệu

đồng

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh

trong 3 năm qua đã đạt được những kết quả khả quan nhất định, tổng vốn huy

động tăng cao với tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Năm 2006, tổng số vốn huy động là 5.934 triệu đồng, tăng 190 triệu với tốc

độ tăng là 3,31% so với năm 2005.

Năm 2007, kết quả huy động vốn tăng đáng kể, tổng số vốn huy động

cuối năm là 13.327 triệu đồng, tăng 7.393 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là

124,59 %.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc

Nngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua nNgân hàng đã

điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc

đa dạng hoá các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền

vào nNgân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng,

gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn,... Bên cạnh do cuộc sống người dân

trong địa bànhuyện được khá hơn do được nNgân hàng cho vay vốn và sự hướng

dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp,

đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Và cũng nhờ qua quảng bá,

quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên nNgân hàng đối với

khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn qua 3 năm 2005-2007

Năm

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi của các TCKT Tổng số vốn huy động

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 61: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 50 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà nNgân hàng

đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn.

Điều đó cho thấy chi nhánh đã có những chính sách linh hoạt trong công

tác huy động vốn, nắm bắt được xu thế chung của tỉnh nhà nên đã khai thác và

phát triển có hiệu quả, thu hút được nguồn vốn lớn và ổn định trong địa bàn.

Tiền gửi dân cư

Qua số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ dân cư.

Năm 2006, tiền gửi từ dân cư tăng 287 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ

tăng là 5,23% so với năm 2005.

Cụ thể: tiền gửi không kỳ hạn giảm 61 triệu, hay giảm 10,54%; tiền gửi

có kỳ hạn tăng 348 triệu hay tăng về số tương đối là 7,10%.

Năm 2007, tiền gửi từ dân cư tăng 7.145 triệu đồng, với tốc độ tăng là

123,83% so với năm 2006.

Cụ thể: tiền gửi không kỳ hạn giảm 251 triệu, hay giảm 48,46%; tiền

gửi có kỳ hạn tăng 7396 triệu hay tăng về số tương đối là 140,82%.

Tiền gửi từ dân cư tăng chủ yếu là do lượng tiền gửi có kì hạn tăng đáng

kể. Người dân đã chuyển từ tiền gửi không kì hạn sang tiền gửi có kì hạn để

hưởng mức lãi suất cao hơn.

Loại tiền gửi này tăng qua 3 năm là nhờ vào việc nNgân hàng có các

chính sách huy động tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang rất được khách

hàng ưa chuộng vì đây là hình thức huy động vốn linh hoạt. Người gửi tiền có thể

rút vốn bất cứ lúc nào trong thời gian gửi và được hưởng tiền lãi theo từng thời kì

ứng với thời gian gửi tại ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn thu hút khách hàng

gửi tiền tiết kiệm trúng thưởng vàng “3 chữ A” với giải đặc biệt rất hấp dẫn trúng

100 cây vàng, bên cạnh đó lãi suất hợp lý, có chương trình khuyến khích người

dân gửi tiền vào ngân hàng và đội ngũ nhân viên ngân hàng có những giải thích

để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng, kết hợp với

Chú thích

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 62: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 51 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến ngân hàng để gửi tiền đã làm cho

nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể.

Ở vùng nông thôn hiện nay, có rất nhiều hộ dân làm ăn khá giả, trở nên

khá giàu, lượng tiền nhàn rỗi ở vùng nông thôn khá lớn. Ngân hàng Song Phú đã

tạo được niềm tin đối với khách hàng qua hoạt động của mình, có các bảng lãi

suất treo ở cổng, người dân qua lại dễ nhìn thấy cùng với sự hướng dẫn cận kẽ

của cán bộ ngân hàng nên việc huy động tiền gửi của người dân là rất thuận lợi.

Tuy nhiên, cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm

quen với việc gửi tiền vào ngân hàng, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và

họ thường cất giữ tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm hơn

nữa nguồn vốn huy động từ nông thôn, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà

ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Năm 2006, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 97 triệu đồng với tốc độ

giảm 37,16% so với năm 2005.

Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 248 triệu đồng với tốc độ

tăng 151,22% so với 2006.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ có tiền gửi không kỳ hạn vì các doanh

nghiệp gửi tiền chủ yếu là để thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình.

Hoạt động trên một địa bàn mà hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

nên việc thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, ngân hàng còn

chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác hoạt động trên cùng địa

bàn nên khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ

Với kết quả đạt được ở trên là do ngoài những chính sách lãi suất huy

động cạnh tranh, chính sách khuyến mãi của chi nhánh còn có sự đóng góp đáng

kể của cán bộ công nhân viên. Đó là cung cách phục vụ tận tình, nhanh chóng và

chính xác nên không những khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái mà còn tạo

được lòng tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận được nhiều

tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên số lượng khách hàng đến với ngân hàng

ngày càng nhiều hơn..

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 63: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 52 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT SONG PHÚ QUA 3 NĂM

2005- 20072007

Để có thể tồn tại và phát triển bền vững ngoài việc phải tạo ra nguồn vốn

vững mạnh, ngân hàng còn chú trọng đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Để biết rõ

hơn về công tác sử dụng vốn của NHNo&PTNT Song Phú, ta đi sâu vào phân

tích tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2005-2007).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 64: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 53 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bảng 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT SONG PHÚ QUA

3 NĂM (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Chênh lệch

2006 so với 2005 2007 so với 2006

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho

vay 70.677 74.124 92.627 3.447 4,88 18.503 24,96

Ngắn hạn 61.336 67.183 80.883 5.847 9,53 13.700 20,39

Trung và dài hạn 9.341 6.941 11.744 -2.400 -25,69 4.803 69,20

2. Doanh số thu nợ 69.929 69.383 86.526 -546 -0,78 17.143 24,71

Ngắn hạn 57.898 61.602 75.593 3.704 6,40 13.991 22,71

Trung và dài hạn 12.031 7.781 10.933 -4.250 -35,32 3.152 40,51

3. Dư nợ 49.780 54.520 60.621 4.740 9,52 6.101 11,19

Ngắn hạn 37.859 43.440 48.730 5.581 14,74 5.290 12,18

Trung và dài hạn 11.921 11.080 11.891 -841 -7,05 811 7,32

4. Nợ quá hạn 605 500 732 -105 -17,35 232 46,40

Ngắn hạn 259 146 396 -113 -43,63 250 171,23

Trung và dài hạn 346 354 336 8 2,31 -18 -5,08

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

4.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng ngắn hạn Doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, nó là chỉ tiêu ảnh

hưởng tích cực đến quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, muốn

đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì bên cạnh việc tăng doanh số cho vay

còn phải tăng chất lượng của món vay.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 65: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 54 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Doanh số cho vay qua 3 năm liên tục tăng, nguyên nhân chủ yếu là do

doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm, còn doanh số cho vay trung và dài

hạn giảm nhưng tốc độ tăng lớn hơn tốc độ giảm.

Tỷ trọng về doanh số cho vay theo thời hạn được thể hiện qua hình sau:

0

20000

40000

60000

80000

100000

2005 2006 2007

Doanh số cho vay qua 3 năm liên tục tăng, nguyên nhân chủ yếu là do

doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm, còn doanh số cho vay trung và dài

hạn giảm nhưng tốc độ tăng lớn hơn tốc độ giảm.

Doanh số cho vay năm 2005 là 70.677 triệu đồng. Trong đó doanh số cho

vay ngắn hạn là 61.336 triệu đồng, doanh số cho vay trung và dài hạn là 9.341

triệu đồng.

Năm 205

Năm 206 Năm 2007

Hình 5: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm

2005-2007

Chú thích

Năm

Triệu đồng

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tổng doanh số cho vay

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 66: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 55 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2006 doanh số cho vay là lên 74.124 triệu đồng, tăng 3.447 triệu

đồng, với tốc độ tăng là 4,88% so với năm 2005.

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 67.183 triệu đồng, tăng thêm

5.847 triệu đồng hay tăng 9,53% so với năm 2005. Doanh số cho vay trung và

dài hạn là 6.941 triệu đồng, giảm 2.400 triệu đồng hay giảm về số tương đối là

25,69%.

Năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 92.627 triệu đồng, tăng 18.503

triệu đồng, với tốc độ tăng là 24,96% so với năm 2006.

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 13.700 triệu đồng hay tăng

20,39% so với năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 4.803 triệu

đồng hay giảm 69,20%.

Qua phân tích ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm

tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, cụ thể doanh số cho vay

ngắn hạn năm 2005 chiếm 86,78%;, năm 2006 tỷ trọng này được nâng lên rất cao

là 90,63%;, năm 2007 chiếm 87,32% trong tổng doanh số cho vay. Việc đầu tư

cho vay ngắn hạn nhiều sẽ ít rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngân hàng.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Với phương châm “an toàn và hiệu quả” NHNo&PTNT Song Phú đã thực

hiện tốt công tác thu nợ của mình. Qua 3 năm tình hình thu nợ của ngân hàng đã

đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Doanh số thu nợ năm 2005 là 69.929 triệu đồng, trong đó doanh số thu

nợ ngắn hạn là 57.898 là triệu đồng, với tỷ trọng 82,80%,; doanh số thu nợ trung

và dài hạn là 12.031 triệu đồng.

Năm 2006 doanh số thu nợ giảm xuống còn 69.383 triệu đồng, giảm 546

triệu đồng, với tốc độ giảm là 0,63 % so với năm 2005. Nguyên nhân doanh số

thu nợ giảm là do doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm lớn hơn sự tăng lên của

doanh số thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2006

chiếm tỷ trọng 88,78%; tăng 3.704 triệu đồng hay tăng 6,40 % so với năm 2005,

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 67: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 56 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm 4.250 triệu đồng hay giảm 35,32% so với

năm 2005.

Năm 2006 do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh trên gia cầm và gia súc đã

làm cho năng suất giảm xuống, bên cạnh đó vật giá tăng mạnh như vật liệu xây

dựng, phân bón… dẫn đến chi phí để xây dựng, sửa chữa nhà tăng lên ngoài kế

hoạch trả nợ của khách hàng đã ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng, là

nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ năm 2006 giảm xuống.

Năm 2007, doanh số thu nợ tăng 17.143 triệu đồng, tăng về số tương đối

là 24,71%. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn có tỷ trọng là 87,36%; tăng

13.991 triệu đồng, hay tăng 22,71%., Ddoanh số thu nợ trung và dài hạn tăng

3.152 triệu đồng, với tốc độ tăng là 40,51% .

Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng mạnh, đồng thời để đạt

được kết quả cao như vậy là nhờ sự thường xuyên đôn đốc nhắc nhở của các cán

bộ tín dụng đối với khách hàng vay tiền, và kết quả đạt được như vậy là do cán

bộ tín dụng đã làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, không vì số lượng mà

luôn quan tâm đến chất lượng, xem chất lượng món vay là điều quan trọng hàng

đầu trong việc quyết định cho vay. Vì thế, người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả

nên thanh toán nợ sớm và đúng hạn cho ngân hàng.

Tóm lại, ta thấy doanh số thu nợ biến động theo tình hình kinh tế xã hội,

đặc biệt là điều kiện tự nhiên vì phần lớn khách hàng của ngân hàng là nông dân.

Nguồn vốn đi vay được sử dụng chủ yếu để sản xuất nông nghiệp.

Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số

thu nợ của ngân hàng vì thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho

ngân hàng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng

khác nhau. Ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, tích

cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời khi đến hạn, đặc biệt là các món nợ

trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Formatted: Indent: First line: 0 cm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 68: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 57 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Tỷ trọng về doanh số thu nợ theo thời hạn được thể hiện qua hình sau:

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

90000

100000

2005 2006 2007

Tổng doanh số thunợNgắn hạn

Trung và dài hạn

4.2.3 Dư nợ

Năm 2005 tổng dư nợ của ngân hàng là 49.780 triệu đồng, trong đó dư nợ

ngắn hạn là 37.859 triệu đồng (chiếm 76,05% tổng dư nợ trong năm), dư nợ

trung và dài hạn là 11.921 triệu đồng.

Đến năm 2006 tổng dư nợ tăng lên 54.502 triệu đồng, tăng 4.740 triệu

đồng, tức tăng 9,52 % so với năm 2005. Mặc dù, năm 2006 dư nợ trung và dài

Năm 2005

Năm 2006 Năm 2007

Chú thích Doanh số thu nợ

ngắn hạn Doanh số thu nợ trungvà dài hạn

Triệu đồng

Ch thích

Năm

Hình 6: Biểu đồ doanh số thu nợ qua ba năm 2005-2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 69: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 58 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

hạn giảm nhưng nhu cầu về vốn đối với các khoản vay ngắn hạn tăng nhiều nên

đã làm cho tổng dư nợ tăng lên. Cụ thể dư nợ ngắn hạn tăng 5.581 triệu đồng hay

tăng 14,74 % , doanh số dư nợ trung và dài hạn giảm 7,05 % với số tiền giảm là

841 triệu đồng so với năm 2005. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 chiếm 78,95% tổng

dư nợ.

Năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng lên và đạt 60.621 triệu đồng, tăng 6.101 triệu

đồng, với tốc độ tăng là 19,95 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do dư nợ

ngắn hạn tăng mạnh, tăng 5.290 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ trung và dài hạn chỉ

chiếm 19,61% tổng dư nợ.

Tình hình về dư nợ theo thời hạn qua 3 năm 2005-2007 được thể hiện qua

hình sau:

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

2005 2006 2007

Tổng dư nợ

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

4.2.4 Nợ quá hạn

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

C thích Dư nợngắn hạn

Dư nợ trung và dài hạn

Năm 2006

Triệu đồng

Hình 7: Biểu đồ thể hiện dư nợ qua ba năm 2005-2007

Chú thích

Triệu đồng

Năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 70: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 59 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu đánh hiệu quả của công tác tín dụng, nợ quá hạn

càng cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng càng thấp.

Để thấy được sự biến động của nợ quá hạn theo thời hạn ta tiến hành quan

sát hình sau:

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2005 2006 2007

Tổng nợ quá hạnNgắn hạnTrung và dài hạn

Chú hích Nợ quá hạn ngắn hạn

Nợ quá hạn trung và dài hạn

Hình 8: Biểu đồ nợ quá hạn theo thời hạn qua ba năm

2005-2007

Chú thích

Triệu đồng

Năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 71: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 60 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Trong ba năm qua tình hình nợ quá hạn của ngân hàng diễn ra như sau:

Năm 2005 nợ quá hạn là 605 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là

259 triệu đồng, trung và dài hạn là 346 triệu đồng.

Năm 2006 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 500 triệu đồng, giảm 105 triệu

đồng hay đã giảm được về tỷ lệ là 17,35 % so với năm 2005. Nợ quá hạn giảm là

do hầu hết các phương án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn của người đi vay

đều làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt là nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm gần 43,63% so

với năm 2005. Đồng thời, nhờ sự giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng đối với

các khoản vay trung và dài hạn nên nợ quá hạn tăng không đáng kể là 2,31%

Nhưng đến năm 2007 nợ quá hạn lại tăng lên 732 triệu đồng, tăng 232 triệu

đồng hay tăng 46,40% so với năm 2006. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn tăng 250

triệu đồng hay tăng về tỷ lệ là 171,23%; nợ quá hạn trung và dài hạn giảm 18

triệu đồng hay 5,08 % so với năm 2006.

Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong 2 năm 2005 và năm 2006 diễn biến

theo hướng thấp hơn so với tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn. Điều này cho

thấy việc đầu tư vào ngắn hạn ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư vốn cho vay trung

và dài hạn. Năm 2007 do thời tiết diễn biến phức tạp làm cho lúa bị mất mùa,

đồng thời bệnh rầy nâu và lùn xoắn lá lại quay trở lại và tác động trên diện rộng.

Bà con nông dân không có vốn kịp thời dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột

biến.

Tóm lại, nợ quá hạn trung và dài hạn còn khá cao, trong khi doanh số dư nợ

trung và dài hạn rất ít, nợ quá hạn ngắn hạn trong 2 năm 2005 và 2006 đã giảm

xuống thấp hơn nợ quá hạn trung và dài hạn. Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ

hơn các khoản cho vay trung và dài hạn để kịp thời thu hồi nợ đến hạn, giảm tỷ lệ

nợ quá hạn xuống mức thấp thất.

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng, ta thấy hoạt động tín

dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động tín dụng của ngân

hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm luôn chiếm trên 86%; doanh số thu

nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 82%; dư nợ ngắn hạn qua 3 năm luôn trên 76%.

Chính vì thế hoạt động tín dụng ngắn hạn đóng vai trò hết sức quan trọng, là

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 72: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 61 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Do đó, thông qua hoạt động tín dụng

ngắn hạn ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 4: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: PhòngTín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

4.2.2 Khái quát hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Bảng 5: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: PhòngTín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA

NHNo&PTNT SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005-2007

Trong thời gian qua NHNo&PTNT Song Phú đã đáp ứng một lượng lớn về

vốn tín dụng ngắn hạn cho khách hàng nhiều hình thức cho vay khác nhau. Giúp

cho việc sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân có được kết quả khả quan, đáp

ứng vốn kịp thời cho việc tái sản xuất, quá trình thanh toán giữa các doanh

nghiệp diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, qua đó đã góp phần phát triển kinh tế địa

phương.

Formatted: Justified

Formatted: Justified

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 73: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 62 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Để thấy rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ta sẽ tìm hiểu

thông qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 5: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền Số tiền

Doanh số cho vay 61.336 67.183 80.883

Doanh số thu nợ 57.898 61.602 75.593

Dư nợ 37.859 43.440 48.730

Nợ quá hạn 259 146 396

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Formatted Table

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 74: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 63 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm được thể

hiện qua hình sau:

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

90000

2005 2006 2007

Doanh số cho vayDoanh số thu nợDư nợ

4.3.1 Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Song Phú,

vì vậy việc mở rộng doanh số cho vay ngắn hạn luôn được ngân hàng đặc biệt

quan tâm.

4.3.1 Doanh số cho vay

Nghiệp vụ cho vay là một trong những hoạt động quan trọng của các

nNgân hàng thương mại.Trong tổng các nguồn thu của ngân hàng thì thu từ cho

vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cho nên, ngân hàng hoạt động tốt, thưc hiện

cho vay có hiệu quả sẽ tạo nguồn thu ngày càng tăng .

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền

mặt và chuyển khoản trong khoảng thời gian nhất định, sự tăng lên hoặc giảm

Triệu đồng

Năm

Hình 9: Biểu đồ hoạt động tín dụng ngắn hạn qua

ba năm 2005-2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 75: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 64 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

xuống của doanh số cho vay cũng đánh giá được tình hình hoạt động của mỗi

ngân hàng. Do bản chất là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động

được trong mỗi năm ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để sử dụng nguồn vốn

đó có hiệu quả để tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên

qua các năm. Đạt được kết quả như vậy là do Ban lãnh đạo cùng toàn thể công

nhân viên trong ngân hàng đã nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng

thời kết hợp với những biện pháp như mở rộng qui mô tín dụng, cải thiện thủ tục

xin vay vốn …, điều đó cho thấy sự tăng lên và ngày một lớn mạnh về qui mô tín

dụng tại ngân hàng, tạo nên một bước đột phá về sự gia tăng vượt bậc của doanh

số cho vay.u

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo địa bàn

Khi phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng ta cần phân tích hoạt động

cho vay theo địa bàn từng xã. Từ đó mới biết được qui mô của từng xã trong

huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn một cách hợp lý nhất.

Địa bàn của từng xã có những đặc điểm kinh tế khác nhau vì vậy nhu cầu về

vốn cũng khác nhau, do đó ngân hàng đã chia doanh số cho vay theo từng địa bàn

khác nhau được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Formatted: Indent: First line: 0 cm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 76: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 65 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

Địa

bàn

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền % số tiền % số

tiền % số tiền %

Song

Phú 14.162 23,09 15.079 22,45 17.935 22,17 917 6,48 2.856 18,94

Long

Phú 16.124 26,29 18.518 27,56 22.264 27,53 2.394 14,85 3.746 20,23

Tân

Phú 14.044 22,90 14.370 21,39 16.781 20,75 326 2,32 2.411 16,78

Formatted: Font: Bold

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 77: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 66 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Phú

Thịnh 17.006 27,72 19.216 28,60 23.903 29,55 2.210 12,99 4.687 24,39

Tổng

cộng 61.336 100 67.183 100 80.883 100 5.847 9,53 13.700 20,39

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo địa bàn 4 xã có tỷ

trọng tương đối như nhau. Doanh số cho vay của 4 xã đều tăng qua ba năm. Qua

3 năm, doanh số cho vay của xã Phú Thịnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, xã Tân

Phú có tỷ trọng doanh số cho vay thấp nhất.

Xã Phú Thịnh: Lluôn dẫn đầu về tỷ trọng doanh số cho vay qua các năm

trong bốn xã. Doanh số cho vay của năm 2006 đạt tỷ trọng 28,60%; tăng 2.210

triệu đồng; tăng về số tương đối là 12,99% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số

cho vay tăng 4.687 triệu đồng; với tốc độ tăng 24,39% so với năm 2006; chiếm

29,55% tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

Dân cưNgười dân ở xã Phú Thịnh sống chủ yếu bằng nghề mua bán kinh

doanh và nuôi cá giống nên nhu cầu vốn cao trong tổng doanh số cho vay toàn

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 78: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 67 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

địa bàn. Nguồn vốn vay chủ yếu phục vụ cho việc mua bán hàng hóa và đầu tư

cho cá giống phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

Doanh số cho vay năm 2005 là 17.006 triệu đồng, năm 2006 là 19.216 triệu

đồng. Năm 2007 là 23.903 triệu đồng. Doanh số cho vay tăng liên tục cho thấy

trong những năm gần đây người dân có xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất kinh

doanh, điều này cho thấy kinh tế xã hội của địa phương có bước phát triển khá

mạnh đó cũng là do ngân hàng hỗ trợ vốn cho các thương gia kinh doanh nhằm

phát triển kinh tế xã hội.

Xã Song Phú: năm 2006 doanh số cho vay là 15.079 triệu đồng, đạt tỷ

trọng 22,45%; tăng 917 triệu đồng, tăng về số tương đối là 6,48% so với năm

2005. Năm 2007 tăng 2.856 triệu đồng với tốc độ tăng 18,94% so với năm 2006.

một số nông dân đã chuyển sang cải tạo vườn, trồng cây ăn trái,…và nguồn vốn

còn phục vụ cho việc mua máy móc để sản xuất nông nghiệp.

Xã Long Phú: có tỷ trọng doanh số cho vay được xếp thứ hai sau xã

Phú Thịnh qua 3 năm.

Năm 2005 doanh số cho vay đạt tỷ trọng 26,29%. Năm 2006 doanh số cho

vay đạt tỷ trọng 27,56% với số tiền cho vay 18.518 triệu đồng; tăng 2.394 triệu

đồng, với tỷ lệ tăng là 14,85% so với năm 2005. Năm 2007 tăng với tốc độ

20,23% với số tiền tăng lên 3.746 triệu đồng so với năm 2006.

Doanh số cho vay của xã tăng lên hàng năm là do nông dân trong xã đã

mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong những năm gần đây vì dịch bệnh

rầy nâu trên cây lúa nên nguồn vốn của người dân còn đầu tư cho lĩnh vực nuôi

cá đồng như: cá lốc, cá rô nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương,

Nguyên nhân doanh số cho vay của xã tăng liên tục là vì bên cạnh sản xuất nông

nghiệp thì bà con nông dân đã mở rộng thêm chăn nuôi heo thịt nhưng với số

lượng mang tính chất gia đình.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 79: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 68 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Xã Song Phú: năm 2006 doanh số cho vay là 15.079 triệu đồng, đạt tỷ

trọng 22,45%; tăng 917 triệu đồng, tăng về số tương đối là 6,48% so với năm

2005. Năm 2007 tăng 2.856 triệu đồng với tốc độ tăng 18,94% so với năm 2006..

Nguyên nhân doanh số tăng hàng năm là do bà con nông dân có xu hướng

cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Vài năm gần đây phong trào chăn nuôi bò

thịt phát triển mạnh nên nhu cầu về vốn cũng tăng cao

.

Xã Tân Phú: Đây là xã có doanh số cho vay thấp nhất vì mang tính đặc

thù của xã trồng nông nghiệp. Nguồn vốn của người nông dân chủ yếu phục vụ

cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi heo.

Năm 2006 cho vay với số tiền là 14.370 triệu đồng, đạt tỷ trọng 21,39%;

tăng 326 triệu đồng hay tăng 2,32% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 2.411 triệu

đồng với tốc độ tăng 16,78% so với năm 2006. Năm 2004 là 5.238 triệu đồng

chiếm 4,03% doanh số cho vay của toàn huyện Năm 2005 là 8.491 triệu đồng

tăng 3.253 triệu đồng hay tăng 62,10% so với năm 2004. Năm 2006 là 9.157

triệu đồng, tăng 666 triệu đồng, tương ứng tăng 7,84% so với năm 2005.. Vì vậy,

trong những năm sắp tới ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đầu tư vào các xã có

doanh số vay thấp nhằm mở rộng thêm địa bàn hoạt động và thu hút nhiều người

đến vay tiền hơn.

Năm 2005, tỷ trọng doanh số cho vay của xã Song Phú là 23,09%; xã

Long Phú là 26,29%; xã Tân Phú là 22,90%; xã Phú Thịnh là 27,72%.

Năm 2006, doanh số cho vay của xã Song Phú là 22,45%; xã Long Phú là

27,56%; xã Tân Phú là 21,39%; xã Phú Thịnh là 28,60%.

Năm 2007, xã Song Phú có tỷ trọng doanh số cho vay là 22,17%; xã Long

Phú là 26,29%; xã Tân Phú là 22,90%; xã Phú Thịnh là 29,

Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn được thể hiện cụ thể qua hình

sau: Triệu đồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 80: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 69 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

2005 2006 2007

4.3.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng sử dụng vốn

Trong các thành phần kinh tế tham gia hoạt động cho vay của ngân hàng

có thành phần kinh tế cá thể, hộ sản xuất cơ sở kinh doanh và cho vay doanh

nghiệp được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Đối

tượng

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền % số tiền % số

tiền % số tiền %

DN 3.860 6,29 3.920 5,83 1.640 2,03 60 1,55 -2.280 -58,16

Hộ

SX,

nnhân

57.476 93,71 63.263 94,17 79.243 97,97 5.787 10,07 15.980 25,26

Tổng

cộng 61.336 100 67.183 100 80.883 100 5.847 9,53 13.700 20,39

Năm 2005

Hình 10: Đồ thị doanh số cho vay theo địa bàn qua

ba năm 2005-2007

Năm 207

Chú thích:

Năm

Song Phú

Long Phú

Phú Thịnh

Tân Phú

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 81: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 70 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

a. Cho vay cá thể, hộ sản xuất:

Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất. Mà

thành phần cho vay chủ yếu là nông dân, vì theo ngân hàng nông dân là khách

hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và uy tín của ngân hàng. Như theo

lời phát biểu của Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam: “Thực tế hoạt động tín

dụng trên thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là

khách hàng vay trả sòng phẳng; người dân không chỉ là khách hàng mà còn là

người bạn đồng hành có uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam”. Do vậy trong quá

trình hoạt động của mình ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế

này.

Những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng đối với cá thể, hộ sản

xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế.

Năm 2006 doanh số cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân là 63.263 triệu

đồng, tăng 5.787 triệu đồng, với tốc độ tăng là 10,07 % so với năm 2005. Tận

dụng mọi tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập n ên nhu cầu

về vốn để cải tạo vườn tạp trồng các loại cây có múi của các hộ nông dân tăng,

đồng thời nhu cầu về vốn của những hộ buôn bán nhỏ cũng tăng lên làm cho

doanh số cho vay tăng lên rất nhiều.

Sang năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng mạnh 79.243 triệu đồng,

chiếm 97,97% tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 15.980 triệu đồng hay tăng

25,26% so với năm 2006. Nguyên nhân là do gần đây các hộ sản xuất kinh doanh

mà đặc biệt là các hộ nông dân, bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp người dân

còn được sự quan tâm của chính quyền địa phương, họ được hướng dẫn, khuyến

khích phong trào nuôi bò và mở rộng diện tích trồng cây có múi, đồng thời thực

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 82: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 71 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

hiện qui trình xen canh tăng vụ 2 lúa-1 màu do đó nhu cầu về vốn của người dân

tăng lên.

b. Cho vay doanh nghiệp:

Năm 2006 doanh số cho vay là 3.920 triệu đồng, tăng 60 triệu đồng,

với tốc độ tăng 1,55% so với năm 2005. Trong năm 2006 ngân hàng đã thu hút

thêm được các khách hàng mới, đồng thời vẫn giữa mối quan hệ tốt đối với

những doanh nghiệp là khách hàng truyền thống nên doanh số cho vay đã tăng

lên.

Đến năm 2007 doanh số cho vay giảm còn 1.640 triệu đồng, giảm

2.280 triệu đồng hay 58,16% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do các ngân

hàng cổ phần trên địa bàn đã đưa ra mức lãi suất hấp dẫn dành riêng cho các

doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng là doanh nghiệp.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 83: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 72 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Để thấy được tốc độ tăng giảm về tình hình cho vay của các đối tượng sử

dụng vốn qua ba năm ta lần lượt xem xét hình sau:

Doanh số cho vay theo đối tượng sử dụng vốn

0

20000

40000

60000

80000

100000

2005 2006 2007

DNHộ SX,cá nhân

4.3.1.3 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Ngân hàng đã nắm sát tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu

vốn của bà con nông dân. Đồng thời do có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh

nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành địa phương, ngân hàng đã xác

Doanh số cho vay hộ sản xuât, cá nhân

Tổng doanh số cho vay

Doanh số cho vay DNTN

Chú thích:

Chú thích:

Triệu đồng

Hình 11: Đồ thị doanh số cho vay theo đối tượng sử dụng

vốn qua 3 năm 2005-2007

Triệu đồng

Chú thích:

Doanh số cho vay hộ sản xuât, cá nhân

Tổng doanh số cho vay

Doah số cho vay DNTN

Triệu đồng

Năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 84: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 73 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong địa bàn và có kế hoạch về cơ

cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm

mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh

tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng

với định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, tỉnh Vĩnh

Long, của huyện Tam Bình và tình hình thực tế của địa phương. Chi nhánh

NHNo&PTNT Song Phú đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tận các xã vùng sâu

vùng xa chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng, cơ cấu đầu tư được từng

bước xác định trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền %

1.KDTMDV 17.762 20.743 25.682 2.981 16,78 4.939 23,81

2.Nông nghiệp 40.295 45.022 52.569 4.727 11,73 7.547 16,76

Chăn nuôi 1.433 1.960 3.069 527 36,77 1.109 56,58

KTTH 38.862 43.062 49.500 4.200 10,81 6.438 14,95

3.Cho vay khác 3.279 1.418 2.632 - 1.861 - 56,75 1.214 85,61

Tổng cộng 61.336 67.183 80.883 5.847 9,53 13.700 20,39

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú))

Để thấy được nguyên nhân tăng giảm về tình hình doanh số cho vay ta

lần lượt phân tích các đối tượng sau:

a. Cho vay nông nghiệp

Chú thích:

Nông nghiệp

Cho vay khác

KD TMDV

Tổng doanh số cho vay

Triệu đồng

Năm

Hình 12: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2005-2007

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 85: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 74 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước là “đa dạng hoá các hình thức

sản xuất nông nghiệp và kết hợp các hình thức đó lại với nhau nhằm đạt kết quả

cao nhất” đã đạt kết quả rất cao. Thấy được lợi ích của việc vay vốn ngân hàng

để thực hiện mở rộng sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu vốn của người dân ngày

càng cao làm cho doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp của ngân hàng

tăng lên.

Doanh số cho vay năm 2005 là 40.295 triệu đồng. Năm 2006 doanh số

cho vay tăng lên 45.022 triệu đồng, tăng 4.727 triệu đồng, với tốc độ tăng là

11,73% so với năm 2005.

Đến năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 52.569 triệu đồng, tăng về

lượng là 7.547 triệu đồng tức 16,76% so với năm 2006, doanh số cho vay tăng là

do nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi và kinh tế tổng hợp tăng.

Các đối tượng cho vay ngắn hạn trong nông nghiệp chủ yếu là cho vay

trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế tổng hợp.

Chăn nuôi:

Đây là đối tượng được ngân hàng quan tâm, theo chỉ đạo phát triển đàn vật

nuôi trong địa bàn 4 xã. Cho vay chăn nuôi ngắn hạn được chi phối cho con

giống, thức ăn và thuốc trị bệnh cho các loài vật nuôi như: heo, gia cầm, cá, bò…

Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2005 là 1.433 triệu đồng chiếm

3,56% trong tổng doanh số cho vay nông nghiệp.

Năm 2006 doanh số cho vay chăn nuôi tăng lên 1.960 triệu đồng,

chiếm 4,35% doanh số cho vay nông nghiệp, tăng 525 triệu đồng hay 36,59% so

với năm 2005. Nguyên nhân tăng là trong những năm gần đây người dân được

các cán bộ nông nghiệp thường xuyên mở các lớp tập huấn về phương pháp chăn

nuôi và cung cấp con giống cao sản nên nhu cầu vay vốn để chăn nuôi của người

dân đã tăng lên. Đồng thời, việc mở rộng đầu tư vào chăn nuôi còn giúp người

dân tận dụng được thời gian nhàn rỗi, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và

góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi ở địa phương, xóa bỏ dần thế độc

canh cây lúa.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 86: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 75 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Đến năm 2007, doanh số cho vay trong chăn nuôi tiếp tục tăng cao, đạt

3.069 triệu đồng, với số tiền tăng là 1.109 triệu đồng, hay tăng 56,58 % so với

năm 2006. Nguyên nhân là do người dân được sự hỗ trợ của chính quyền, các cán

bộ nông nghiệp ở địa phương nên họ đã mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi.

Kinh tế tổng hợp:

Hiện nay đang tồn tại các loại hình kinh tế tổng hợp là VAC, VACR, VR.

Các mô hình này được NHNo&PTNT Song Phú khuyến khích đầu tư và đã thu

hút được đa số người dân, mặc dù chỉ mới được áp dụng gần đây nhưng doanh số

cho vay kinh tế tổng hợp luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 94%) trong tổng doanh số

cho vay nông nghiệp, hình thức này giúp cho việc sử dụng vốn được linh hoạt

hơn, hơn nữa đầu tư tổng hợp sẽ giúp người dân phân tán rủi ro trong sản xuất,

dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng giảm xuống.

Năm 2006 doanh số cho vay đạt ở mức cao 43.062 triệu đồng, tăng 4.200

triệu đồng, với tốc độ tăng là 10,81% so với năm 2005. Xuất phát từ những ưu

điểm trên nên ngày càng có nhiều người dân chọn mô hình kinh tế tổng hợp, đây

là nguyên nhân chính của việc tăng doanh số cho vay trong lĩnh vực này.

Năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 49.500 triệu đồng, tăng 6.438

triệu đồng tức 14,95% so với năm 2006. Doanh số cho vay trong lĩnh vực này

tăng là để phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, tăng

dần cơ cấu nông nghiệp trong cơ cấu ngành.

b. Cho vay kinh doanh thương mại - dịch vụ:

Để phù hợp với xu hướng đa dạng hoá, ngoài việc phục vụ cho nông

nghiệp là chính thì NHNo&PTNT Song Phú cũng rất quan tâm đến lĩnh vực cho

vay thương mại và dịch vụ. Vì đây là cơ sở cho quá trình đô thị hoá của địa

phương, chính vì vậy mà doanh số cho vay trong ba năm qua có chiều hướng

tăng lên.

Năm 2006 doanh số cho vay là 20.743 triệu đồng, tăng về lượng là 2.981

triệu đồng hay về tỷ lệ tăng 16,78% so với năm 2005.

Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 87: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 76 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 25.682 triệu đồng, tăng

4.939 triệu đồng, với tốc độ tăng là 23,81% so với năm 2006.

Tỷ trọng doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng tăng lên qua các năm,

cụ thể năm 2005 doanh số cho vay chiếm 28,96%, năm 2006 tăng lên 30,88% và

sang năm 2007 tỷ trọng này được nâng lên 31,75%. Điều đó cho thấy ngân hàng

đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư đối với lĩnh vực này.

b. Cho vay các mục đích sử dụng vốn khác:

Ngoài nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ

NHNo&PTNT Song Phú còn cho vay một số mục đích sử dụng vốn khác như:

cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay hợp tác lao động nước ngoài... Tuy lợi

nhuận thu được từ các khoản cho vay này rất thấp nhưng ngược lại đầu tư vào

hoạt động này ít mang lại rủi ro cho ngân hàng.

Năm 2006 doanh số cho vay là 1.418 triệu đồng, giảm 1.861 triệu đồng hay

giảm 56,75% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2006 không

có phát sinh cho vay chứng từ có giá.`

Năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 2.632 triệu đồng, tăng 1.214 triệu

đồng hay 85,61% so với năm 2006. Xu hướng đi lao động nước ngoài trong

những năm gần đây gia tăng đáng kể, do đó mà doanh số cho vay để đi hợp tác

lao động nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao và trong năm 2007 có phát

sinh nhiều món cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Đồng thời, ngân hàng Trung

Ương có chính sách cho cán bộ công nhân viên vay để làm kinh tế gia đình cải

thiện đời sống vật chất cho cán bộ nhà nước cùng với việc khuyến khích làm

kinh tế phụ đối với các hộ dân ở các cấp chính quyền địa phương.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện

cụ thể qua hình sau:

Triệu đồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 88: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 77 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

2005 2006 2007

KD TMDVNông nghiệpCho vay khác

Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Song Phú qua 3

năm có sự tăng lên rõ rệt. Ngân hàng thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình

trong việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, mạng lưới ngân

hàng ngày càng lớn mạnh rộng khắp đến bà con nông dân. Doanh số cho vay

ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay ngắn hạn, còn cho vay kinh

doanh thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng

đã dần mở rộng cho vay thương mại-dịch vụ. Việc mở rộng này rất phù hợp với

xu thế phát triển kinh tế của huyện nhà. Trong hướng tới ngân hàng sẽ tăng

doanh số cho vay của các ngành và dần tăng tỷ trọng các ngành thương mại-dịch

vụ và các ngành nghề khác trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Để việc cho vay đem lại hiệu quả cao ngân hàng nên chú trọng hơn nữa

đến việc phân loại và phân tích tình hình kinh tế cũng như thiện chí trả nợ của

các khách hàng có quan hệ với ngân hàng để mở rộng đầu tư, cần giữ chân những

khách hàng truyền thống có mối quan hệ tốt từ trước đến nay với ngân hàng.

4.3.2 Doanh số thu nợ

Song song với việc tăng doanh số cho vay, chi nhánh NHNo&PTNT Song

Phú không ngừng chú trọng đến công tác thu nợ bởi vì công tác thu hồi nợ rất

Năm

Hình 12: Đồ thịBiểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử

dụng vốn qua 3 năm 2005-2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 89: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 78 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

quan trọng, nếu thu hồi nợ có hiệu quả sẽ làm giảm nợ quá hạn, hạn chế rủi ro

cho ngân hàng.

4.3.2.1 Doanh số thu nợ Ttheo địa bàn

Qua bảng 9 cho thấy công tác thu hồi nợ theo địa bàn của ngân hàng ngày

càng có hiệu quả, thể hiện ở doanh số thu hồi nợ tăng dần qua các năm.

Năm 2005 doanh số thu hồi nợ chỉ có 57.898 triệu đồng.

Năm 2006 thu được 61.602 triệu đồng, tăng 3.704 triệu đồng, tương ứng

tăng 6,40% so với năm 2005.

Năm 2007 doanh số thu nợ là 75.593 triệu đồng, tăng 13.991 triệu đồng hay

tăng 22,70% so với năm 2006.

Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự nổ lực thu hồi nợ của chi nhánh mà

trực tiếp là các cán bộ tín dụng phụ trách ở các xã, điều này cũng nói lên việc vay

vốn phục vụ cho sản xuất của nông dân ngày một tốt hơn thể hiện qua khả năng

trả nợ cho ngân hàng.

Nhìn chung, ngân hàng cho vay tăng qua các năm thì bên cạnh đó công tác

thu hồi nợ của ngân hàng cũng tăng lên, đều này còn nói lên tính hiệu quả trong

sản xuất nông nghiệp và tính hiệu quả của công tác tín dụng của chi nhánh Song

Phú. Trong những năm qua ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho người nông

dân sản xuất.

Formatted: Font: 13 pt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 90: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 79 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỊA BÀN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền % số tiền % số

tiền % số tiền %

Song

Phú 14.060 24,28 14.725 23,90 15.780 20,87 665 4,73 1.055 7,16

Long

Phú 14.486 25,02 16.205 26,31 20.709 27,40 1.719 11,87 4.504 27,79

Tân

Phú 13.169 22,75 13.884 22,54 17.050 22,56 715 5,43 3.166 22,80

Phú

Thịnh 16.183 27,95 16.788 27,25 22.054 29,17 605 3,74 5.266 31,37

Tổng

cộng 57.898 100 61.602 100 75.593 100 3.704 6,40 13.991 22,70

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 91: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 80 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác thu hồi nợ theo địa bàn của ngân

hàng ngày càng có hiệu quả, thể hiện ở doanh số thu hồi nợ tăng dần qua các

năm.

và tính hiệu quả của công tác tín dụng của chi nhánh Song Phú Xã Phú

Thịnh: luôn đạt doanh số thu nợ cao nhất trong 4 xã qua ba năm. Năm 2005

chiếm 27,95% ; năm 2006 chiếm 27,25% và tỷ trọng này đựơc nâng lên trong

năm 2007 là 29,17% tổng doanh số thu nợ. Đây cũng là do doanh số cho vay của

xã Phú Thịnh luôn dẫn đầu qua 3 năm và việc sản xuất kinh doanh của người dân

trong địa bàn xã ngày càng có hiệu quả.

Ba xã Song Phú, Long Phú, Tân Phú có tỷ trọng doanh số thu nợ không

chênh lệch nhiều và ít dao động qua các năm.

Xã Tân Phú: nNăm 2005 đạt doanh số thu nợ là 13.169 triệu đồng với tỷ

trọng là 22,75% thấp nhất trong 4 xã. Năm 2006, doanh số thu nợ tăng 715 triệu

đồng tương ứng tăng 5,43%; chiếm tỷ trọng 22,54% trong tổng doanh số cho vay

của ngân hàng, xếp hàng thứ tư. Điều này là hợp lý bởi vì doanh số cho vay năm

2005 và 2006 của xã Tân Phú cũng có tỷ trọng thấp nhất trong khu vực.

Sang năm 2007 tỷ trọng doanh số thu nợ tăng lên hơn cả Song Phú, đạt

22,56%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự đôn đốc người dân trả nợ của cán

bộ tín dụng phụ trách ở xã Tân Phú và nhờ vào giá heo thịt năm 2007 tăng mạnh,

người dân có lãi nhiều nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng thuận lợi.

Xã Long Phú: Tỷ trọng doanh số thu nợ của xã Long Phú luôn giữ

vị trí thứ hai đứng thứ hai qua 3 năm. Năm 2005 đạt tỷ trọng là 25,02 % với số

tiền thu được 14.486 triệu đồng. Năm 2006 thu được 16.205 triệu đồng,, có tỷ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 92: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 81 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

trọng là 26,31% tăng 1.719 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007, doanh số thu

nợ tăng 4.504 triệu đồng so với năm 2006.

Xã Song Phú: Trong 2 năm 2005 và 2006 doanh số thu nợ đứng thứ ba

sau Phú Thịnh và Long Phú. Năm 2005 chiếm 24,28% ; năm 2006 chiếm 23,90%

tỷ trọng này trong năm 2007 giảm còn 20,87% tổng doanh số thu nợ. Nguyên

nhân là do năm 2007 có tin cho rằng giống bưởi chùm ở Mỹ gây ung thư nên đã

gây ra tâm lý cho người dân hoang mang, lo sợ khi ăn bưởi nên giá bưởi năm

2007 giảm nhanh chóng và việc tiêu thụ hết sức khó khăn, thậm chí không có

thương lái đi mua. Do vậy mà công tác thu hồi nợ trong năm 2007 ở xã Song Phú

gặp nhiều khó khăn.

và xã Song Phú đứng thứ ba có tỷ trọng 24,28% với số tiền là14.060 triệu đồng .

Sang năm 2006, tình hình cũng diễn ra như năm 2005.

Đến năm 2007, doanh số thu nợ của xã Tân Phú đứng thứ ba sau Phú Thịnh và

Long Phú. Xã Song Phú rơi xuống thứ tư.

Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn được thể hiện cụ thể qua hình sau:

24,28%

25,02%22,75%

27,95% 23,90%

26,31%22,54%

27,25%

Năm 2005 Năm 2006

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 93: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 82 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

20,87%

27,40%22,56%

29,17% Song Phú

Long Phú

Tân Phú

Phú Thịnh

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỊA BÀN

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: PhòngTín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng sử dụng vốn

Doanh số cho vay tại ngân hàng qua 3 năm có sự tăng

trưởng khá tốt. Trong đó doanh số cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân có sự

tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ

cũng tăng theo.

Để thấy được tình hình thu nợ ngắn hạn theo đối tượng sử dụng vốn có hiệu

quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu sau:

Hình 13: Đồ thị doanh số thu nợ theo địa bàn

qua 3 năm 2005-2007

Năm 2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 94: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 83 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Đối

tượng

Năm Chênh lệch

200520

05 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền số tiền số tiền số tiền % số tiền %

DN 4.670 3.010 2.450 -1.660 -35,55 -560 -18,16

Hộ SX,

cá nhân 53.288 58.592 73.143 5.304 9,95 14.551 24,83

Tổng

cộng 57.898 61.602 75.593 3.704 6,40 13.991 22,70

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

a. Doanh nghiệp :

Thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số thu nợ

của ngân hàng và liên tục giảm qua các năm.

Năm 2005 ngân hàng đã thu được 4.670 triệu đồng; chiếm 8,07% tổng

doanh số thu nợ.

Năm 2006 doanh số thu nợ là 3.010 triệu đồng giảm 1.660 triệu đồng hay

giảm 35,55%; chiếm 4,89% tổng doanh số thu nợ năm 2006.

Năm 2007 thu được 2.450 triệu đồng, giảm 560 triệu đồng tương ứng giảm

18,16%; chỉ chiếm 3,24% tổng doanh số thu nợ .

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 95: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 84 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Như đã nói trên, 4 xã thuộc địa bàn quản lý của ngân hàng chủ yếu làm

nông nghiệp nên doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân ít, điều đchoó dẫn đến

doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân thấp ít.

b. Hộ sản xuất, cá nhân

Doanh số thu nợ hộ sản xuất, cá nhân trung bình chiếm trên 91% tổng

doanh số thu nợ.

Năm 2005 là 53.288 triệu đồng chiếm 91,93% doanh số thu nợ của năm.

Sang năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên 58.592 triệu đồng, chiếm 95,11% tổng

doanh số thu nợ, tăng 5.304 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 9,95%.

Sự gia tăng này phù hợp với tốc độ tăng của doanh số cho vay đối với th ành phần

kinh tế này.

Sang năm 2007, do các hộ làm ăn có hiệu quả, thu nhập tương đối ổn định

nên đã trả nợ cho ngân hàng làm doanh số thu nợ tăng lên đến 73.143 triệu đồng,

chiếm 96,76% tổng doanh số thu nợ, tăng so với năm 2006 là 14.551 triệu đồng,

tỷ lệ tăng là 24,83%. Đối với thành phần này thuộc lĩnh vực trồng trọt thì trong

những năm gần đây do sự bất ổn định của thời tiết làm ảnh hưởng đến năng suất

lúa, dịch bệnh, giá cả bất ổn định,… ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

nông nghiệp. Do đó doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ công tác thẩm

định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm

khá tốt.

Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng sử dụng vốn được thể hiện

cụ thể qua hình sau: Triệu đồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 96: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 85 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

2005 2006 2007

DNHộ SX, cá nhânTổng cộng

0

20000

40000

60000

80000

2005 2006 2007

Năm

DNTNHộ SX, cá nhân

4.3.2.3 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua

các năm. Do đại đa số khách hàng của ngân hàng là hộ nông dân sản xuất nông

Hình 14: Đồ thị doanh số thu nợ theo đối tượng sử dụng vốn

qua 3 năm 2005-2007

Năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 97: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 86 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

nghiệp, có hợp đồng vay vốn theo mùa vụ nên việc thu nợ đối với đối tượng này

tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá lúa

trên thị trường.

Doanh số thu nợ biến động theo sự biến động của doanh số cho vay. Năm

2005 doanh số thu nợ ngắn hạn là 57.898 triệu đồng. Năm 2006 doanh số thu nợ

tăng lên, cụ thể doanh số thu nợ là 61.602 triệu đồng, tăng 3.704 triệu đồng với

tốc độ tăng là 6,40% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn

tăng nhanh đến 75.593 triệu đồng, tăng 13.991 triệu đồng hay tăng 22,71% so với

năm 2006. Sự tăng lên của doanh số thu nợ là do sự biến động của các đối tượng

sau:

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền %

1.KD TMDV 16.273 19.551 23.719 3.278 20,14 4.168 21,32

2.Nông nghiệp 37.763 40.820 49.124 3.057 8,10 8.304 20,34

Chăn nuôi 1.672 1.502 3.038 -170 -10,17 1.536 102,26

KTTH 36.091 39.318 46.086 3.227 8,94 6.768 17,21

3. Cho vay khác 3.862 1.231 2.750 -2,631 -68,13 1.519 123,40

3.Tổng cộng 57.898 61.602 75.593 3.704 6,40 13.991 22,71

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

a. Kinh doanh thương mại - dịch vụ

Trong ba năm qua công tác thu nợ của ngân hàng trong ngành này đạt hiệu

quả rất cao. Nhờ phương án sản xuất kinh doanh của các đối tượng kinh doanh

thương mại - dịch vụ đạt hiệu quả nên doanh số thu nợ không ngừng tăng lên. Cụ

thể doanh số thu nợ của năm 2005 là 16.273 triệu đồng. Doanh số thu nợ năm

2006 là 19.551 triệu đồng, tăng 3.278 triệu đồng, với tốc độ tăng 20,14% so với

năm 2005.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 98: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 87 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 23.719 triệu đồng, tăng

4.168 triệu đồng hay 21,32% so với năm 2006. Doanh số thu nợ trong ngành tăng

cho thấy khả năng phát triển của ngành ngày càng cao, ngân hàng cần tiếp tục mở

rộng cho vay trong lĩnh vực này để đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng.

b. Nông nghiệp

Năm 2006 doanh số thu nợ là 40.820 triệu đồng, tăng 3.057 triệu đồng, với

tốc độ tăng là 8,10% so với năm 2005.

Đến năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 49.124 triệu đồng, tăng

20,34% so với năm 2006 với số tiền tăng là 8.304 triệu đồng.

Để thấy được nguyên nhân tăng giảm của doanh số thu nợ trong nông

nghiệp ta phân tích sự biến động của các đối tượng sau:

+ Chăn nuôi:

Năm 2006 doanh số thu nợ là 1.502 triệu đồng, giảm 170 triệu đồng hay

10,17% so với năm 2005. Doanh số thu nợ giảm chủ yếu là do giá cả gia súc

giảm mạnh, trong khi chi phí chăn nuôi lại cao làm cho một số người chăn nuôi

bị lỗ vốn không có tiền trả nợ khi đến hạn

Đến năm 2007 doanh số thu nợ tăng lên đến 3.038 triệu đồng, tăng 1.536

triệu đồng hay tăng 102,26% so với năm 2006. Doanh số thu nợ tăng là do việc

đầu tư con giống tốt và phương pháp chăn nuôi đúng kỹ thuật đã đem lại hiệu

quả kinh tế cao, dẫn đến công tác thu nợ của ngân hàng được thuận lợi hơn.

+ Kinh tế tổng hợp:

Doanh số thu nợ năm 2006 là 39.318 triệu đồng, tăng 3.227 triệu đồng, với

tốc độ tăng là 8,94% so với năm 2005. Doanh số thu nợ tăng là do các mô hình

kinh tế tổng hợp đem lại hiệu quả cao nhờ sự phân phối vốn hợp lý giữa các hình

thức sản xuất trong mô hình này.

Năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng mạnh đến 46.086 triệu đồng, tăng

về lượng là 6.768 triệu đồng hay tăng 17,21% so với năm 2006. Nguyên nhân là

do việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và đã làm cho

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 99: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 88 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

nâng suất các loại cây trồng tăng lên. Nhất là các dự án trồng xen canh cây màu,

mà đặc biệt là việc trồng cây đậu bắp, nấm rơm đang được các doanh nghiệp bao

tiêu về giá đã đem lại thu nhập ổn định và lợi nhuận cao cho nông dân nên việc

trả nợ vay ngân hàng được tốt hơn, dẫn đến doanh số thu nợ trong năm này tăng

lên đáng kể.

c. Doanh số thu nợ các mục đích sử dụng vốn khác:

Cho vay các lĩnh vực này thì gần như ngân hàng chắc chắn thu được nợ nên

doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong thời gian qua luôn tăng lên.

Doanh số thu nợ các đối tượng này năm 2006 là 1.231 triệu đồng, giảm

2.631 triệu đồng, với tốc độ giảm là 68,13% so với năm 2005.

Năm 2007 doanh số thu nợ tăng lên 2.750 triệu đồng, tăng 1.519 triệu đồng,

tức tăng về tỷ lệ là 123,40% so với năm 2006.

Nhìn chung, thời gian qua doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng

tăng qua 3 năm. Qua phân tích ta thấy, doanh số thu nợ biến động tương ứng với

doanh số cho vay, điều này chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng được thực

hiện rất tốt. Mặt khác, doanh số thu nợ nông nghiệp còn phụ thuộc khá nhiều vào

sự biến động của thời tiết và các yếu tố khách quan khác như giá cả thị trường,

còn doanh số thu nợ ngắn hạn trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tương đối ổn

định hơn. Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định và tái thẩm định trước

khi tiến hành cho vay để thu nợ được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó ngân hàng có

thể kết hợp hình thức vừa cho vay vừa kêu gọi khách hàng gởi tiền tiết kiệm

.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 100: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 89 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ

thể qua hình sau::

Triệu đồng

Formatted: Tab stops: 1,27 cm, Left

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 101: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 90 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

2005 2006 2007

Năm

KD TMDVNông nghiệp Cho vay khác

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: PhòngTín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

4.3.3 Dư nợ ngắn hạn

Doanh số cho vay không phản ánh được bản chất đầu tư vốn thật sự mà

chỉ phản ánh khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì, doanh số cho

vay còn tùy thuộc vào vòng tốc độ vòng quay của vốn tín dụng, chẳng hạn như:

1 đồng vốn với tốc độ quay 4 vòng / năm thì doanh số cho vay trong năm sẽ là 4

đồng, trong khi đó số dư của ngân hàng trong năm là 1 đồng. Như vậy, số dư nợ

trên tài khoản của ngân hàng phản ánh đầy đủ chính xác lượng vốn đầu tư phát

triển kinh tế mà ngân hàng thực hiện tài trợ cho vùng tại thời điểm đang xét.

4.3.3.1 Dư nợ theo địa bàn

Qua bảng 12, trang 74 ta thấy: tổng dư nợ của ngân hàng tăng qua 3 năm mà chủ yếu là ảnh hưởng của một số xã như:

Xã Phú Thịnh: Dư nợ của xã Phú Thịnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất

trong 4 xã và luôn tăng qua các năm.

Hình 15: Đồ thị doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

qua 3 năm 2005-2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 102: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 91 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2005 dư nợ chiếm 30,03% tổng dư nợ trong năm với số tiền là

11.369 triệu đồng.

Năm 2006 dư nợ của xã là 13.797 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,76%; tăng

2.428 triệu đồng với tốc độ tăng 21,36% so với năm 2005.

Năm 2007 dư nợ tăng 13,40% với số tiền tăng là 1.849 triệu đồng so

với năm 2006; đạt tỷ trọng 32,11%. Nhiều hộ gia đình ở Phú Thịnh giàu lên

nhanh chóng nhờ kinh doanh cá giống nên họ mạnh dạn đầu tư vốn cho ngành

nghề này.Đồng thời, đây cũngPhú Thịnh là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất

kinh doanh và có nhiều nhà máy xay xát lúa nên làm theo lịch thời vụ, bên cạnh

đó do mở rộng mô hình kinh doanh nên nhu cầu vốn cao cũng như phân tích ở

phần đầu điều này làm cho doanh số dư nợ của xã tăng lên.

Xã Song Phú: Lluôn giữ vị trí thứ ba qua 3 năm. Năm 2005 chiếm

23,84% tổng dư nợ với số tiền là 9.027 triệu đồng.

Năm 2006, dư nợ là 9.381 triệu đồng, tăng 354 triệu đồng so với năm 2005,

chiếm 21,59%, tương ứng tăng với tốc độ 3,92%.

Năm 2007 dư nợ là 11.536 triệu đồng, tăng 2.155 triệu đồng; ứng với tốc

độ tăng 22,97% so với năm 2006; chiếm 21,60% tổng dư nợ trên địa bàn. Dư nợ

năm 2007 tăng cao vì doanh số cho vay trong năm 2007 tăng lên nhiều hơn

doanh số thu nợ trong năm. Doanh số cho vay năm 2007 tăng 2.856 triệu đồng,

doanh số thu nợ chỉ tăng 1.055 triệu đồng. Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn đối

với công tác thu nợ trên địa bàn xã.

Song Phú nằm cập quốc lộ 1A, là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh

doanh, đồng thời có nhiều nhà máy xay xát lúa nên làm theo lịch thời vụ, bên

cạnh đó do mở rộng mô hình kinh doanh nên nhu cầu vốn cao cũng như phân tích

ở phần đầu điều này làm cho doanh số dư nợ của xã tăng lên.

Xã Long Phú: Năm 2005 dư nợ là 9.930 triệu đồng, năm 2006 dư nợ của

xã là 12.243 triệu đồng, tăng lên 2.313 triệu đồng, tương ứng với 23,29% so với

năm 2005. Tỷ trọng dư nợ của Long Phú luôn chiếm trung bình trên 26%

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 103: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 92 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Đến năm 2007 là 13.798 triệu đồng, tăng 1.555 triệu đồng, với tốc độ tăng

12,70% so với năm 2006 tăng do người dân đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng

để cải đầu tư thêm vào chăn nuôi, vì vậy đã làm cho dư nợ liên tục tăng qua 3

năm.

Xã Tân Phú: Năm 2005 doanh số dư nợ là 7.533 triệu đồng, chiếm

19,90% tổng dư nợ của địa bàn.

Năm 2006 tăng 486 triệu đồng so với năm 2005; với tỷ trọng 18,47% dư nợ

của ngân hàng. Với đặc điểm là vùng chăn nuôi, chi phí dùng trong chăn nuôi lớn

vài năm gần đây giá con giống và thức ăn tăng vọt nên doanh số dư nợ tăng. Giá

heo gần đây luôn tăng nên người dân đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi.

Năm 2007 dư nợ giảm còn 7.750 triệu đồng; với tốc độ giảm là 8,61% so

với năm 2006. Nguyên nhân là do gần đây một số hộ nông dân của xã, bên cạnh

việc sản xuất nông nghiệp người dân còn được sự quan tâm của chính quyền xã,

được đào tạo các nghề thủ công nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thêm

thu nhập. Chính vì vậy một số hộ có thể tự trang trãi một phần vốn để sản xuất

nông nghiệp do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng đã giảm xuống.

Doanh số dư nợ theo địa bàn được thể hiện cụ thể qua hình sau:

0

5000

10000

15000

20000

2005 2006 2007

Năm

Song PhúLong PhúTân PhúPhú Thịnh

Triệu đồng

Hình 16: ĐBiểu đồ thị dư nợ theo địa bàn qua 3 năm 2005-2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 104: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 93 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng là do trong năm 2005 - 2006 trong chăn nuôi

xảy ra dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng ở heo, còn trong trồng trọt thì bị sâu

rầy, vàng lùn, một số nông dân hầu như mất trắng không thu hoạch được, nhu

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 105: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 94 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

cầu vốn thì ngày càng nhiều hơn trong sản xuất nhưng dư nợ cũng tăng liên tục

qua các năm gần đây, đây là xã có nhu cầu vốn chủ yếu cho sản xuất nông

nghiệp.

Bảng 12: DƯ NỢ THEO ĐỊA BÀN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền %

Song

Phú 9.027 23,84 9.381 21,59 11.536 23,67 354 3,92 2.155 22,97

Long

Phú 9.930 26,23 12.243 28,18 13.798 28,32 2.313 23,29 1.555 12,70

Tân

Phú 7.533 19,90 8.019 18,47 7.750 15,90 486 6,45 -269 3,35

Phú

Thịnh 11.369 30,03 13.797 31,76 15.646 32,11 2.428 21,36 1.849 13,40

Tổng

cộng 37.859 100 43.440 100 48.730 100 5.581 14,74 5.290 12,18

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Centered

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 106: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 95 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

4.3.3.2 Dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn

Bảng 13: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: PhòngTín dụng NHNo&PTNT Song Phú)a. Đối với cá nhân, hộ sản xuất

Năm 2006 doanh số dư nợ là 42.390 triệu đồng, tăng 5.893 triệu đồng hay

16,15% so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số dư nợ tăng cả về số tiền và tỷ

trọng, cụ thể doanh số dư nợ là 48.490 triệu đồng, tăng 6.100 triệu đồng với tốc

độ tăng là 14,39% so với năm 2006. Dư nợ tăng là do khu chợ Ba Càng (xã Song

Phú) được nâng cấp nên nhu cầu vay vốn để kinh doanh của một số hộ dân trong

trong địa bàn tăng.

b. Đối với doanh nghiệp

Năm 2005 doanh số dư nợ của đối tượng này là 1.362 triệu đồng.

Formatted: Tab stops: 1,69 cm, Left + Not at 1,59 cm

Formatted: Tab stops: 1,48 cm, Left + Not at 1,51 cm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 107: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 96 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2006 dư nợ giảm còn 1.050 triệu đồng, với mức giảm là 312 triệu

đồng và tốc độ giảm 22,91% so với năm 2005.

Đến năm 2007 doanh số dư nợ tiếp tục giảm còn 240 triệu đồng, giảm

810 triệu đồng hay giảm 77,14% so với năm 2006.

Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của ngân hàng phân theo thành phần kinh tế đã

thể hiện rõ sự chênh lệch giữa dư nợ ngắn hạn của cá nhân, hộ sản xuất so với

các doanh nghiệp tư nhân.

Dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn thể hiện qua bảng sau:

Bảng 13: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền % số tiền % số

tiền % số tiền %

DN 1.362 2,67 1.050 2,42 240 0,5 -312 -22,91 -810 -77,14

Hộ

SX, 36.497 97,33 42.390 97,58 48.490 99,50 5.893 16,15 6.100 14,39

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Centered

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 108: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 97 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

nhân

Tổng

cộng 37.859 100 43.440 100 48.730 100 5.581 14,74 5.290 12,18

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Formatted: Centered

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 109: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 98 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ của các thành phần kinh tế qua

từng năm, ta lần lượt xem xét các hình sau:

2,67%

97,33%

2,42%

97,58%

0,50%

99,50%

4.3.3.3 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Năm 2006 doanh số dư nợ là 43.440 triệu đồng, tăng về lượng là 5.582

triệu đồng, về tỷ lệ là 14,74% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ tiếp tục

tăng lên 48.730 triệu đồng, tăng 5.290 triệu đồng với tốc độ tăng là 12,18% so

với năm 2006.

Hình 17: Đồ thị dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn

qua 3 năm 2005-2007

Triệu đồng

DN

Hộ sản xuất, cá nhân

Chú thích:

Năm 2005 Năm 2006

Năm 2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 110: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 99 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bảng 14: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số tiền % số tiền %

1.KD TMDV 6.708 7.900 9.863 1.192 17,77 1.963 24,85

2.Nông nghiệp 31.106 35.308 38.753 4.202 13,51 3.445 9,76

Chăn nuôi 1.305 1.763 1.794 458 35,10 31 1,76

KTTH 29.801 33.545 36.959 3.744 12,56 3.414 10,18

3.Cho vay khác 45 232 114 187 415,55 -88 -37,93

Tổng cộng 37.859 43.440 48.730 5.582 14,74 5.290 12,18

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Sự tăng lên của doanh số dư nợ là do sự biến động của các đối tượng sau:

a. Kinh doanh thương mại-dịch vụ

Doanh số dư nợ kinh doanh thương mại-dịch vụ liên tục tăng qua từng

năm. Năm 2005 doanh số dư nợ ngắn hạn thương mại-dịch vụ là 6.708 triệu

đồng.

Năm 2006 doanh số dư nợ đã tăng lên 7.900 triệu đồng, tăng 1.192 triệu

đồng hay tăng 17,77% so với năm 2005.

Năm 2007 doanh số dư nợ ngắn hạn tiếp tục được tăng lên 9.863 triệu

đồng, tăng 1.963 triệu đồng, với tốc độ tăng là 24,85% so với năm 2006. Dư nợ

của ngành tăng cho thấy tình hình kinh doanh thương mại- dịch vụ trên địa bàn

có bước phát triển, các ngành nghề truyền thống, kinh doanh trong lĩnh vực dịch

Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,Tab stops: 1,59 cm, Left + Not at 8,5 cm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 111: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 100 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

vụ được đẩy mạnh đầu tư hơn trước. Vì thế, nhu cầu về vốn đối với các lĩnh vực

này tăng lên.

b. Ngành nông nghiệp:

Năm 2006 doanh số dư nợ là 31.106 triệu đồng, tăng 4.202 triệu đồng hay

tăng 13,51% so với năm 2005.

Đến năm 2007 doanh số dư nợ tiếp tục tăng lên đạt mức 38.753 triệu đồng,

tăng 3.445 triệu đồng với tốc độ tăng là 9,76% so với năm 2006.

Để thấy được nguyên nhân tăng lên của doanh số dư nợ trong các năm qua

ta đi sâu vào phân tích các đối tượng sau:

Chăn nuôi

Năm 2006 doanh số dư nợ là 1.763 triệu đồng, tăng 458 triệu đồng hay

35,10% so với năm 2005.

Đến năm 2007 doanh số dư nợ tiếp tục tăng 1.794 triệu đồng, tăng 31 triệu

đồng, tương đương với 1,76% so với năm 2005. Sự tăng trưởng này do những

năm qua doanh số cho vay tăng tương ứng.

Kinh tế tổng hợp

Năm 2005 dư nợ ngắn hạn kinh tế tổng hợp là 29.801 triệu đồng. Năm 2006

dư nợ tăng lên 33.545 triệu đồng, tăng 3.744 triệu đồng hay tăng 12,56% so với

năm 2005. Năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng lên 36.959 triệu đồng, tăng về lượng là

3.414 triệu đồng, với tốc độ tăng là 10,18% so với năm 2006. Nguyên nhân là do

mô hình kinh tế tổng hợp giúp cho người dân phân tán được rủi ro cao trong sản

xuất nông nghiệp nên mô hình này được ngân hàng khuyến khích cho vay và

được nông dân áp dụng nhiều. Chính vì thế doanh số dư nợ của đối tượng này đã

tăng lên qua các năm.

c. Đối với cho vay khác

Năm 2006 doanh số dư nợ là 232 triệu đồng, tăng 187 triệu đồng hay

415,55% so với năm 2005. Doanh số dư nợ tăng là do trong năm 2006 có nhiều

chương trình vay vốn của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ ở các xã vay vốn

Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,Tab stops: 1,59 cm, Left + Not at 8,5 cm

Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 112: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 101 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

để sản xuất hay buôn bán nhỏ, cho vay cán bộ công nhân viên để cải thiện đời

sống nên dư nợ đã tăng lên.

Tuy nhiên, sang năm 2007 doanh số dư nợ giảm còn 114 triệu đồng, giảm

88 triệu đồng hay 37,93% so với năm 2006. Nguyên nhân là do thu nhập của cán

bộ công nhân viên đã được cải thiện rất nhiều, lợi ích từ việc làm kinh tế phụ đạt

kết quả tốt, do đó họ thường trả nợ sớm cho ngân hàng, dẫn đến dư nợ giảm

xuống.

Nhìn chung, trong ba năm qua dư nợ của ngân hàng đã không ngừng

tăng lên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng khá tốt. Qua đó cho thấy ngân hàng

đã đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng cao cho các mục đích sử dụng vốn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn qua

các năm được thể hiện cụ thể qua hình sau:

Triệu đồng

Formatted: Body Text, Indent: First line: 1,01cm, Line spacing: single, Tab stops: 8,5 cm,Centered + Not at 0,42 cm + 0,5 cm + 1,25cm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 113: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 102 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

0

10000

20000

30000

40000

50000

2005 2006 2007

Năm

KD TMDVNông nghiệpCho vay khác

4.3.4 Nợ quá nợ ngắn hạn

Nợ quá hạn là vấn đề gây nhức nhối của bất cứ ngân hàng nào.Tìm kiếm

được khách hàng đã khó, công tác thu nợ lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Do có

nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên có nhiều trường hợp ngân hàng

không thu được nợ đúng hạn. Chính điều đó đã tạo nên nợ quá hạn tồn tại trong

hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng phản ánh

chất lượng tín dụng của ngân hàng.Tình hình nợ quá hạn là một trong những

nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhìn chung

trong ba năm nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng biến động theo chiều giảm rồi

sau đó lại tăng.

Để thấy được mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ta đi

sâu vào phân tích tình hình nợ quá hạn như sau:

4.3.4.1 Nợ quá nợ theo địa bàn

Hình 18: Đồ thị dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

qua 3 năm 2005-2007

Formatted: Tab stops: 0,85 cm, Left + Not at 1,27 cm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 114: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 103 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nợ quá hạn là số tiền mà khách hàng vay ngân hàng, khi đáo hạn khách

hàng chưa trả hết cho ngân hàng nhưng không làm thủ tục xin gia hạn hay điều

chỉnh kỳ hạn nợ.

Bảng 15: NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN QUA 3 NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số

tiền %

số

tiền %

số

tiền %

số

tiền % số tiền %

Song

Phú 18 6,95 39 26,71 114 28,79 21 116,67 75 192,31

Long

Phú 124 47,88 41 28,08 101 25,50

-83

-66,94 60 146,34

Tân

Phú 65 25,10 52 35,62 103 26,01 -13 -20 51 98,07

Phú

Thịnh 52 20,07 14 9,59 78 19,07 -38 -73,07 64 457,14

Tổng

cộng 259 100 146 100 396 100 -113 -43,63 250 171,23

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Centered

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 115: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 104 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, tình hình biến động của thị trường

ảnh hưởng đến đặc điểm kinh tế của từng xã khác nhau qua các năm nên tình

hình nợ quá hạn của các xã qua 3 năm cũng có sự biến động khác nhau.

Năm 2006 nợ quá hạn của 3 xã Long Phú, Tân Phú, Phú Thịnh đều giảm so

với năm 2005 đó là do sự năng động trong công tác thu nợ đến hạn của cán bộ tín

dụng các xã .

Song Phú: Tình hình nợ quá hạn tăng qua 3 năm. Năm 2005 là 18 triệu

đồng. Năm 2006 tăng thêm 21 triệu đồng, tăng về số tương đối là 116,67%.

Năm 2007 nợ quá hạn tăng lên đến 114 triệu đồng với tốc độ tăng 192,31%.

Nguyên nhân là vì khâu tiêu thụ bưởi năm roi gặp nhiều khó khăn do không có

thương lái đi mua. Đa phần người dân vay vốn ngân hàng để đầu tư vào nông

nghiệp, nguồn thu nhập chủ yếu của họ phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp.

Khi nông sản không tiêu thụ được thì người dân không thể trả nợ cho ngân hàng

khi món nợ đến hạn. Và do tâm lý của người dân, khi không có tiền trả nợ thì họ

không dám đến ngân hàng để xin gia hạn nợ. Họ cứ cho rằng khi đến ngân hàng

thì ngân hàng sẽ bắt họ phải trả nợ.

Long Phú: Nợ quá hạn của xã Long Phú năm 2006 đạt kết quả tốt hơn so

với năm 2005. Năm 2006 giảm được 83 triệu đồng hay giảm 66,94%. Đây là kết

quả đáng mừng.

Sang năm 2007 nợ quá hạn lại tăng lên, tăng 60 triệu đồng so với năm

2006 với tốc độ tăng 146,34%. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào

điều kiện tự nhiên, khi nợ đã đến hạn nhưng nông sản chưa thu hoạch kịp thời

hay bị rớt giá đều làm cho việc trả nợ khi đến hạn của bà con gặp khó khăn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 116: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 105 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Tân Phú: Năm 2006 giảm được 13 triệu hay giảm 20% so với năm 2005

đây cũng là nhờ sự cố gắng của cán bộ tín dụng xã Tân Phú trong việc đôn đốc

khách hàng trả nợ khi đến hạn, gửi giấy báo, gọi điện thoại báo đến hạn trả hay

đối với những khách hàng vay với số tiền lớn cán bộ tín dụng còn đến từng nhà

đôn đốc, nhắc nhở họ.

Năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 103 triệu đồng, tăng 51 triệu đồng so với

năm 2006. Nợ quá hạn tăng cao là do năm 2007 giá heo tăng mạnh nên người

dân không chịu bán heo để trả nợ mà cứ chờ cho giá tăng cao hơn. Vì thế đã dẫn

đến tình trạng nợ quá hạn tăng đến 98,07% so với năm 2006.

Phú Thịnh: Năm 2006 nợ quá hạn là 14 triệu đồng, giảm so với năm

2005 là 38 triệu đồng hay giảm 73,07%.

Năm 2007 nợ quá hạn tăng lên đột biến lên đến 78 triệu đồng, tăng 64

triệu đồng, tăng về số tương đối là 457,14%. Nợ quá hạn của Phú Thịnh năm

2007 tăng cao là do nợ quá hạn của cho vay hợp tác lao động nước ngoài tăng

cao.

Tân Phú:

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: trong thực tế khi vay vốn Ngân hàng,

khách hàng viết đơn vay vốn với mục đích này nhưng lại sử dụng vốn vay cho

mục đích khác. Chẳng hạn như khách hàng vay vốn để làm kinh tế tổng hợp

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 117: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 106 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

nhưng thực tế lại sử dụng vốn để sửa chữa nhà, và khi đến hạn trả nợ thì khách

hàng không có nguồn thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng.

Khách hàng làm ăn thua lỗ: trong sản xuất kinh doanh thì không tránh được làm

ăn thua lỗ, và khi khách hàng làm ăn không hiệu quả thì khả năng trả nợ cho

Ngân hàng bị giảm xuống

Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Trong trường hợp bên vay có khả năng tài

chính để trả nợ cho Ngân hàng nhưng lại cố tình không trả nợ.

Sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan

như thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường … Trong đó, bệnh vàng lùn trên cây lúa

thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân

Những lí do này khiến khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Nợ quá hạn ngắn hạn theo địa bàn được thể hiện cụ thể:

0

20

40

60

80

100

120

140

2005 2006 2007

Song PhúLong PhúTân Phú Phú Phú

Triệu đồng

Hình 19: Đồ thị thể hiện nợ quá hạn theo địa bàn qua

3 năm 2005-2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 118: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 107 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nhìn vào đồ thị ta thấy năm 2006 là năm khả quan nhất của ngân hàng trong 3

năm 2005-2007 về tình hình nợ quá hạn. Năm 2007 nợ quá hạn của các xã đều

tăng cao và không có sự chênh lệch nhiều. Cán bộ tín dụng của các xã cần quản

lý chặt hơn các món nợ khi đến hạn trong địa bàn quản lý của mình.

4.3.4.2 Nợ quá nợ theo đối tượng sử dụng vốn

Xét cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm thì đối tượng

hộ sản xuất, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao.

Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn của hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng

83,78% với số tiền 217 triệu đồng.

Năm 2006 nợ quá hạn của thành phần này giảm được 113 triệu đồng hay

giảm 52,07% so với năm 2005; chiếm 71,23% tổng nợ quá hạn của ngân hàng.

Nhưng đến năm 2007 con số này lại tăng vọt; tăng 267,73% với số tiền tăng

là 267 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của ngân hàng thường là những hộ

nông dân phân tán trên địa bàn rộng, các món vay thường có giá trị nhỏ, đồng

thời số lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc thẩm định và theo dõi quá trình sử

dụng vốn còn gặp nhiều khó khăn.

Nợ quá hạn của doanh nghiệp ngày càng giảm. Năm 2007 số tiền nợ quá

hạn là 25 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 6,31%; giảm được 17 triệu đồng với tốc độ

giảm 40,48% so với năm 2006. Điều này cho thấy công tác cho vay đối với

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 119: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 108 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả. Doanh nghiệp có thể chủ

động hơn trong việc trả nợ khi đến hạn, họ quan tâm nhiều hơn đến uy tín của

mình, một mặt tạo niềm tin đối với ngân hàng từ đó thuận lợi hơn khi doanh

nghiệp cần vốn để thanh toán tiền hàng, mặt khác họ cũng tạo uy tín của mình

đối với các đối tác kinh doanh khác. Ngân h àng nên tăng cường mở rộng cho vay

đối với đối tượng doanh nghiệp trong địa bàn hoạt động của mình.

Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

số

tiền %

số

tiền % số tiền %

số

tiền % số tiền %

DN 42 16,22 42 28,77 25 47,90 0 0 -17 -40,48

Hộ

SX,

nhân

217 83,78 104 71,23 371 52,10 -113 -52,07 267 256,73

Tổng

cộng 259 100 146 100 396 100 -113 -43,63 250 171,23

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Formatted: Font: 11 pt

Formatted Table

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 120: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 109 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Xét cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm thì đối

tượng hộ sản xuất, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao.

Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn của hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng

79,92% với số tiền 207 triệu đồng. Năm 2006 nợ quá hạn của thành phần này

giảm được 113 triệu đồng hay giảm 54,59%; chiếm 64,38% tổng nợ quá hạn của

ngân hàng.

Nhưng đến năm 2007 con số này lại tăng vọt; tăng 613,83% với số tiền tăng

là 577 triệu đồng. Do khách hàng chủ yếu của ngân hàng thường là những hộ

nông dân phân tán trên địa bàn rộng, các món vay thường có giá trị nhỏ, đồng

thời số lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc thẩm định và theo dõi quá trình sử

dụng vốn còn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, ngân hàng cũng cần chú ý đến nợ quá hạn của doanh nghiệp tư

nhân vì tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp tư nhân ngày càng có xu hướng tăng, cho

thấy đã bắt đầu phát sinh những rủi ro tiềm ẩn. Năm 2007 số tiền nợ quá hạn tăng

lên 565 triệu đồng với tốc độ tăng 1.086,54%. Bởi lẽ, khách hàng sản xuất kinh

doanh ở nhiều lĩnh vực, việc theo dõi phát hiện rủi ro là vô cùng khó khăn.

Tóm lại, ngân hàng cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm nợ quá hạn

của hộ sản xuất, các nhân xuống để hiệu quả của hoạt động tín dụng không

ngừng được nâng cao hơn nữa.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 121: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 110 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ thể

qua hình sau:

0100200300400500600700800

2005 2006 2007

Năm

DNTNHộ SX, cá nhân

Triệu đồng

Formatted: Font: Times New Roman

Formatted: Font: (Default) Times New Roman

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 122: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 111 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

050

100150200

250300

350400

2005 2006 2007

DNHộ SX, cá nhân

4.3.4.3 Nợ quá nợ theo mục đích sử dụng vốn

Để thấy được nguyên nhân tăng giảm của nợ quá hạn ta lần lượt phân tích

các đối tượng sau:

a. Đối với nông nghiệp:

Nợ quá hạn nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn của ngân

hàng. Năm 2005 nợ quá hạn chiếm 75,67% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của chi

nhánh.

Năm 2006 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 94 triệu đồng, chiếm 64,39%

tổng nợ quá hạn của ngân hàng, giảm 102 triệu đồng hay đã giảm 52,04% so với

năm 2005. Nợ quá hạn giảm là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ mức độ rủi ro đã

giảm xuống so với năm trước. Sở dĩ nợ quá hạn giảm là do nợ quá hạn của mô

hình kinh tế tổng hợp giảm đi rất nhiều (giảm về lượng là 96 triệu đồng, với tốc

Hình 20: Đồ thị nợ quá hạn theo đối tượng sử dụng

vốn qua 3 năm 2005-2007

Năm

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 123: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 112 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

độ giảm là 44,86%). Ngành chăn nuôi, nợ quá hạn tăng 10 triệu hay tăng 55,56%

so với năm 2005. Hơn nữa đạt được kết quả này là nhờ sự thường xuyên theo dõi

và đôn đốc bà con trả nợ đúng hạn của các cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, đến năm 2007 thì nợ quá hạn của cho vay ngành nông nghiệp

lại tăng lên 227 triệu đồng, chiếm 57,32% tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân

hàng, tăng 133 triệu đồng hay 141,49% so với năm 2006. Nguyên nhân là do thời

tiết không thuận lợi cho sản xuất và chăn nuôi, một số người bị thua lỗ dẫn đến

mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2007 nợ quá hạn của ngành nông

nghiệp tăng lên nhiều và nợ quá hạn của cho vay với mục đích sử dụng vốn khác

cũng tăng vọt nên tỷ trọng nợ quá hạn ngành nông nghiệp so về số tương đối thì

giảm nhưng nhìn về số tuyệt đối thì tăng lên rất nhiều.

Do tính linh hoạt của đối tượng cho vay này nên cho vay đối tượng này

tăng dẫn đến rủi ro cho vay cũng tăng lên. Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến

tận các xã vùng sâu vùng xa, việc kiểm soát khách hàng sử dụng vốn có đúng

mục đích hay không bị hạn chế nên một số khách hàng đã sử dụng vốn không

đúng mục đích đã thỏa thuận, dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Bên cạnh đó một số hộ chưa có phương pháp tốt trong sản xuất nên việc sử dụng

vốn không hiệu quả dẫn đến ngân hàng không thu được nợ.

b. Kinh doanh thương mại-dịch vụ

Kinh doanh thương mại dịch vụ trong năm 2005 nợ quá hạn là 63 triệu đồng

và năm 2006 là 52 triệu đồng, giảm được 11 triệu đồng. Trong thời gian qua các

đối tượng này làm ăn rất có hiệu quả vì vậy mà nợ quá hạn đã giảm.

Đến năm 2007, nợ quá hạn tăng lên 67 triệu đồng với số tiền tăng 15 triệu

đồng. Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng đặc biệt là trong năm 2007

một phần là do nông dân mất mùa nên không trả tiền thuốc, phân trong sản xuất

nông nghiệp nên các doanh nghiệp vật tư không thể trả tiền vay cho ngân hàng

được, bên cạnh đó do chương trình phát triển của địa phương nên ngân hàng đã

đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống ở địa phương vì đây

là ngành mới nên chưa đem lại hiệu quả.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 124: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 113 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Bên cạnh đó việc gia tăng nợ quá hạn ở ngành này là do việc cho vay vào

kinh doanh thương mại dịch vụ được mở rộng, trong khi đó việc kinh doanh

trong năm có những thuận lợi và khó khăn xảy ra bất thường mà chủ yếu là

những khó khăn xảy ra đối với những đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất không có

kinh nghiệm nên thường dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn

của ngân hàng tăng lên.

c. Nợ quá hạn các mục đích sử dụng vốn khác

Không có nợ quá hạn qua 2 năm 2005 và 2006. Cho vay các đối tượng khác

chủ yếu là cho vay hợp tác lao động nước ngoài …nên các đối tượng này có thu

nhập ổn định và tương đối tốt, vì vậy mà không dẫn đến nợ quá hạn.

Năm 2007 do các gia đình có người thân đi hợp tác lao động nước ngoài

chậm gửi tiền về nên họ không có tiền kịp thời để trả nợ ngân hàng khi đến hạn.

Nhìn chung, nợ quá hạn phát sinh phần lớn là trong lĩnh vực nông

nghiệp. Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ hơn các khoản cho vay trong nông

nghiệp, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ đối với các khoản nợ

tới hạn và đã quá hạn, hạn chế đến mức thấp nhất việc gia hạn nợ tràn lan, điều

chỉnh kỳ hạn nợ.

Bảng 17: NỢ QUÁ HẠN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 125: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 114 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

số tiền % số tiền %

1.KD TMDV 63 52 67 -11 -17,46 15 28,85

2.Nông

nghiệp 196 94 227 -102 -52,04 133 141,49

Chăn nuôi 18 28 43 10 55,56 15 53,57

KTTH 178 118 184 -96 -44,86 66 55,93

3.Cho vay

khác - - 102 - - 102 -

Tổng cộng 259 146 396 -113 -43,63 250 171,23 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ thể

qua hình sau:

Triệu đồng Formatted: Left

Formatted: Left, Tab stops: Not at 0,42 cm + 1,27 cm

Formatted: Left

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 126: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 115 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

0

50

100

150

200

250

2005 2006 2007

KD TMDVNông nghiệpCho vay khác

Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2005 là 259 triệu đồng, năm 2006 nợ quá hạn đã

giảm xuống còn 146 triệu đồng, giảm 133 triệu đồng hay 43,63% so với năm

2005. Nhưng đến năm 2007, nợ quá hạn tăng lên 396 triệu đồng, tăng 250 triệu

đồng hay 782,19% so với năm 2006.

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn

Nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do từ phía

khách hàng, từ phía ngân hàng hay do một nguyên nhân nào khác.

Nợ quá hạn là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác dụng xấu đến quá trình

hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị ứ

động, vòng quay tín dụng bị chậm lại. Vì vậy, ngân hàng cần có những giải pháp

tích cực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức mà nó không gây ảnh hưởng đến kết

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn tìm được những giải pháp tích

cực ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Ở chi nhánh Song

Phú nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do:

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: trong thực tế khi vay vốn ngân

hàng, khách hàng viết đơn vay vốn với mục đích này nhưng lại sử dụng vốn vay

cho mục đích khác. Chẳng hạn như khách hàng vay vốn để làm kinh tế tổng hợp

nhưng thực tế lại sử dụng vốn để sửa chữa nhà, và khi đến hạn trả nợ thì khách

hàng không có nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng.

Hình 21: Đồ thị thể hiện nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2005-2007

Năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 127: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 116 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Khách hàng làm ăn thua lỗ: trong sản xuất kinh doanh thì không tránh

được làm ăn thua lỗ và khi khách hàng làm ăn không hiệu quả thì khả năng trả nợ

cho ngân hàng bị giảm xuống

Khách hàng không có thiện chí trả nợ: Trong trường hợp bên vay có khả

năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng nhưng lại cố tình không trả nợ.

Sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân

khách quan như thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường … Trong đó, bệnh vàng lùn

trên cây lúa thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

Những lí do này khiến khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân

hàng.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 128: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 117 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA

NHNo&PTNT SONG PHÚ QUA 3 NĂM 2005-2007

Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2005 2006 2007

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 129: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 118 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Vốn huy động Triệu đồng 5.744 5.934 13.327

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 60.220 61.315 69.845

Doanh số cho vay Triệu đồng 61.336 67.183 80.883

Doanh số thu nợ Triệu đồng 57.898 61.602 75.593

Dư nợ Triệu đồng 37.859 43.440 48.730

Nợ quá hạn Triệu đồng 259 146 396

Dư nợ bình quân Triệu đồng 36.140 40.650 46.085

Vốn huy động / tổng

nguồn vốn

% 9,53 9,68 19,08

Dư nợ ngắn hạn/ vốn

huy động

Lần 6,59 7,32 3,66

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,60 1,52 1,64

Dư nợ /vốn huy động lần 6,59 7,32 3,66

Hệ số thu nợ % 94,40 91,69 93,46

Tỷ lệ nợ quá hạn trên

dư nợ % 0,68 0,34 0,81

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Song Phú)

4.4.1 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn

đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh

qua 3 năm không ổn định.

Năm 2005 vòng quay vốn là 1,60 vòng; năm 2006 giảm còn 1,52 vòng.

Đến năm 2007 nhờ thực hiện tốt công tác thu nợ tốt nên vòng quay vốn tín

dụng đã tăng lên 1,64 vòng; tăng 0,12 vòng so với năm 2006.

Năm 2006 số lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng đông

nhưng định kỳ hạn nợ cho vay lại kéo dài ra do sản xuất kinh doanh khó khăn và

lượng cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế, công việc lại quá tải dẫn đến việc thu hồi

nợ trở nên chậm trễ làm cho vòng quay vốn tín dụng của năm 2006 giảm đi.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 130: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 119 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Nhưng đến năm 2007 theo sự chỉ định của Trung Ương tăng tỷ trọng dư nợ cho

vay ngắn hạn đồng thời khách hàng trả nợ đúng hạn nên quá trình luân chuyển

vốn diễn ra nhanh hơn, vòng quay vốn cũng vì thế mà tăng lên.

4.4.2 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

4.4.23 Hệ số thu nợ (Tỷ lệ doanh số thu nợ /trên doanh số cho vay)

Chỉ số này phản ánh hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng,

nhìn chung trong 3 năm qua hệ số thu nợ diễn biến phức tạp.

Cụ thể, năm 2005 hệ số thu nợ là 94,40%.

Sang năm 2006, hệ số thu nợ giảm còn 91,69%. Hệ số thu nợ giảm là do

doanh số cho vay năm 2006 tăng nhiều hơn doanh số thu nợ trong năm. Doanh số

cho vay năm 2006 tăng 5.847 triệu đồng trong khi đó doanh số thu nợ chỉ tăng

3.704 triệu đồng so với năm 2005.

Đến năm 2007, hệ số thu nợ tăng lên 93,46%. Hệ số thu nợ tăng chứng tỏ

công tác thu nợ năm 2007 có hiệu quả cao. Hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng

năm 2007 có sự tăng lên, cho thấy hiệu quả thu nợ ngắn hạn của ngân hàng có sự

tiến triển theo chiều hướng tốt. Chứng tỏ năm 2007 ngân hàng hoạt động rất hiệu

quả từ khâu chọn lựa khách hàng đến xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn.

Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua tương đối tốt.

Tuy nhiên, ngân hàng cần tích cực tăng cường công tác thu nợ hơn nữa

nhằm hạn chế nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.

4.4.34 Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một

cách rõ rệt. Đối với các ngân hàng thương mại, tỉ lệ này không vượt quá 5% là

tốt. Điều này cho thấy sự thành công của chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn

và sự quyết tâm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng ngày càng tăng, còn nợ

quá hạn thì biến động giảm rồi sau đó tăng lên. Vì vậy chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn

hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn cũng biến động theo. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

năm 2005 là 0,68%; năm 2006 là 0,34%; giảm 0,34% so với năm 2005.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 131: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 120 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2007 là 0,81%; tăng 0,47% so với năm 2006. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ

quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với quy định của

NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Vĩnh Long. Nợ quá hạn ngắn hạn

trong 2 năm 2005 và 2006 phát sinh trong cho vay nông nghiệp và kinh doanh

thương mại dịch vụ, còn cho vay hợp tác lao động nước ngoài không phát sinh

nợ quá hạn.

Trong năm 2007 thì nợ quá hạn cho vay hợp tác lao động nước ngoài phát

sinh và với số tiền rất lớn, cao hơn cả cho vay kinh doanh thương mại dịch vụ.

Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn năm 2007 tăng cao là do điều kiện tự

nhiên thường xảy ra bão, lụt, sản xuất nông nghiệp thì bị dịch bệnh, giá lúa

không ổn định, nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, việc sản xuất kinh

doanh gặp nhiều khó khăn làm cho khách hàng không trả đúng thời hạn.

NHNo&PTNT Song Phú đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện các

giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất trong thời gian

tới. Qua đó cho thấy ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy

của nông dân trong việc cung cấp, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất, góp

phần phát triển kinh tế tại địa phương.

4.1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng

Vốn huy động / tổng nguồn vốn

4.4.4 Vốn huy động / dDư nợ cho vay ngắn hạn/ Vốn huy động

Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của

ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 132: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 121 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

Năm 2005 bình quân 6,59 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham

gia. Sang năm 2006, tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng đã giảm

xuống, bình quân 7,32 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia.

Năm 2007 tình hình huy động vốn của ngân hàng có tốt hơn so với năm

2006; bình quân 3,66 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia.

Ở đây tốc độ huy động vốn có tăng nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ,

là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn hàng năm tăng lên rất nhiều, trong khi đó khả

năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng còn hạn chế. Mặt khác ta thấy rằng

ngân hàng đã vận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay, chứng tỏ nguồn

vốn huy động của ngân hàng không bị đóng băng mà được vận dụng liên tục vào

quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Cho thấy ngân hàng đã tận dụng nguồn

vốn nhàn rỗi tại địa phương một cách có hiệu quả, tuy nhiên nguồn vốn huy động

vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng tại địa phương, vì vậy

ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

Do phải trả lãi suất cho vốn điều hòa cao làm tăng lãi suất đầu vào, làm

giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác có sự cạnh tranh của

các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để

thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị thu hẹp. Bên

cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, đời sống gặp khó khăn nên

không có tiền gửi vào ngân hàng, do đó công tác huy động vốn của ngân hàng

còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đầu tư

vốn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, với khối lượng đầu tư lớn như vậy đã

giúp cho các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân đủ vốn để sản xuất, khơi

dậy tiềm năng lao động sẵn có tại địa phương, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay

nặng lãi trên địa bàn.

4.4.5 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn:

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ vốn huy động /tổng nguồn vốn tăng đều

qua 3 năm. Năm 2005 là 5,93%; năm 2006 là 9,68% và năm 2007 là 19,08%. Tỉ

lệ này tăng qua 3 năm cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh rất khả

quan nhưng vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn cấp trên. Có được kết quả

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 133: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 122 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

đó là do ngân hàng tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường,

tăng cường các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao cơ sở vật chất

tạo sự thoải mái cho khách hàng… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách

hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH

SONG PHÚ (HUYỆN TAM BÌNH)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 134: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 123 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

4.1 VỀ THỊ TRƯỜNG, THỊ PHẦN

Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường, thị phần tín dụng, khách hàng

truyền thống, thu hút khách hàng mới nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn.

Tiếp tục thay đổi, nâng cao phong cách phục vụ, thái độ làm việc và giải

quyết công việc cho khách hàng đúng qui định, không để khách hàng chờ đợi lâu,

làm cho khách hàng khó chịu, nản chí…

Tiếp cận trực tiếp với khách hàng, làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ khách

hàng trong quá trình lập và xây dựng dự án phương án, tư vấn khách hàng về thủ

tục vay vốn, quan hệ với ngân hàng

54.1 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÍN DỤNG

54.1.1 Đa dạng hoá các phương thức cho vayGiải pháp tăng trưởng tín

dụng

- Đa dạng hóa các đối tượng, phương thức, hình thức và khách hàng cho

vay, về đối tượng đầu tư bao gồm tất cả các ngành nông nghiệp, thương mại-dịch

vụ, tiểu thủ công nghiệp. Về phương thức cho vay tiếp tục phát huy ưu thế của

phương thức hạn mức tín dụng đối với cho vay đối tượng là doanh nghiệp tư

nhân.

- Các hộ nông dân nghèo ở vùng sâu vẫn chưa tiếp cận nhiều dịch vụ của

ngân hàng, vì vậy ngân hàng cần mở rộng mạng lưới cho vay xuống từng địa

bàn.

- Cấp tín dụng bao gồm các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng, cho

thuê tài chính, chiết khấu và các nghiệp vụ khác. Tuy nhiên, hoạt động cho vay

hộ sản xuất, cá nhân vẫn chủ yếu là cho vay trực tiếp, các nghiệp vụ khác như

cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, nghiệp vụ cho thuê tài chính… của kinh tế hộ

vẫn chưa triển khai được. Điều đó cũng hạn chế việc đáp ứng nhu cầu vốn, hạn

chế việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Vì thế, ngân hàng nên

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 135: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 124 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

mở rộng nghiệp vụ cho thuê tài chính đối với khu vực nông thôn vì khu vực nông

thôn các hộ sản xuất nông nghiệp đang cần nhiều chủng loại máy móc, thiết bị

phục vụ cho nông nghiệp. Ngân hàng cần chú ý triển khai nghiệp vụ này.

- Chú ý mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa

bàn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nông

nghiệp.

- Áp dụng phương thức cho vay phù hợp với từng loại khách hàng, xây

dựng hạn mức tín dụng để doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

- Có chính sách khen thưởng, giao chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số

thu nợ, dư nợ, thu nợ quá hạn đến từng cán bộ tín dụng.

- Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm khi

xem xét cho vay. Đồng thời phải có phong cách tế nhị, hòa nhã với khách hàng

có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay,

nên tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng.

- Tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế từng địa bàn để xem xét, đánh giá

nhu cầu vốn trong tương lai, cũng như khả năng trả nợ của các món vay đã phát

sinh.

- Tiếp tục hoàn thiện các qui định nghiệp vụ cho vay như đơn giản hóa hồ

sơ thủ tục, giảm bớt các thông tin trùng lắp.

54.1.2 Tìm kiếm khách hànghàng

Thành lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị. Có thể

nói ngày nay hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch trương

hoạt động kinh doanh của mọi ngân hàng.

- Thực hiện tuyên truyền, quáng bá hình ảnh của chi nhánh ngân hàng nhiều

hơn nữa trên các phương tiện thông tin như: tên pano, áp phích, trên đài truyền

thanh... về những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng như lãi suất, các

phương thức cho vay, thủ tục khi vay, đặc biệt là hiệu quả khi vay của từng đối

tượng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 136: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 125 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Tổ chức tham gia vào các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, thể dục

thể thao trên địa bàn huyện và những vùng lân cận.

- Tổ chức tặng quà cho những khách hàng thường xuyên có mức dư nợ cao

trong những tết, lễ lớn...

Giữ chân khách hàng cũ:

+ Phân loại khách hàng và áp dụng lãi suất ưu đãi cho những khách hàng

xếp loại tốt. Chẳng hạn như đối với các khách hàng cũ có mức vay từ 30 triệu trở

lên nếu trả gốc và lãi đúng hạn thì xếp loại tốt và ưu tiên cho những lần vay tiếp

theo. Hạn chế cho vay những khách hàng thường xuyên để nợ quá hạn.

+ Rút ngắn thủ tục, hồ sơ vay vốn.

+ Nếu khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì chấp nhận cho vay

thêm nếu khách hàng có yêu cầu.

Thu hút thêm khách hàng mới:

+ Nên chủ động tìm đến với khách hàng, tìm hiểu và thăm dò thị hiếu của

khách hàng.

+ Nhanh chóng thẩm định hồ sơ vay của khách hàng mới.

+ Chấp nhận cho vay vốn đảm bảo bằng tín chấp nếu xét thấy khách hàng

có đủ điều kiện trả nợ hay phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn rất nhiều tiềm năng mà ngân

hàng cần khai thác bởi những năm gần đây chính quyền địa phương đang có

phương hướng đầu tư, nhờ thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

tiểu thủ công nghiệp nông thôn (đan lục bình).

Dự báo trong thời gian tới đây sẽ là một lĩnh vực phát triển nên ngay từ bây

giờ ngân hàng cần nhanh chóng có các chương trình ưu đãi để khách hàng vay

vốn.

54.1.3 Nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cho cán bộ

nhất là đội ngũ trẻ trình độ quản lý của cán bộ tín dụng

Dù đây không phải là giải pháp mới nhưng nó cũng không quá cũ bởi yếu

tố con người mới thực sự là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh và

trong hoạt động tín dụng thì điều này còn quan trọng hơn rất nhiều. Trong đó có

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 137: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 126 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

thể nói rằng cán bộ tín dụng là người có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng tín

dụng từ quá trình thẩm định đến thu nợ. Chỉ khi nắm vững chuyên môn và sự

hiểu biết nhất định về thị trường, giá cả, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn mình

phụ trách thì mới có thể đưa ra những quyết định tương đối an toàn cho món vay.

Tương đối ở đây là vì trong rủi ro tín dụng còn có tác động của các yếu tố khách

quan không thể lường trước được.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới, ngân hàng cần tiêu chuẩn

hóa đội ngũ cán bộ:

- Hình thức đào tạo: Đào tạo, đào tạo lại cần thông qua các hình thức tập

trung, tại chức…hoặc hội thảo, tập huấn, thi tay nghề, tham khảo, khảo sát cho

từng đối tượng cán bộ tham mưu, tác nghiệp để qua đó nâng cao tay nghề, bản

lĩnh, kinh nghiệm trong từng công tác cụ thể cho họ, hạn chế đến mức thấp nhất

những rủi ro ở mỗi lĩnh vực.

- Nội dung đào tạo:

+ Nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng.

+ Nâng cao khả năng sử dụng tin học để quản lý hồ sơ tín dụng giúp

ngân hàng quản lý và truy cập số liệu nhanh.

+ Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật như: Luật đất đai, Luật các

tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật dân sự…

+ Nâng cao kiến thức tổng quát về các ngành kinh tế kỹ thuật. Nắm

vững các đặc tính kỹ thuật, đặc điểm chu kì sinh trưởng, sinh sản của từng đối

tượng vật nuôi cây trồng; nắm được tình hình thị trường nông sản…đối với các

đối tượng này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng quyết định khối lượng tín dụng đầu tư

bao nhiêu và thời hạn đầu tư bao lâu được dễ dàng, chính xác hơn.

+ Năng lực tiếp xúc với khách hàng.

54.2 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền

kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.

Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc

tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 138: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 127 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

chẽ giữa ngân hàng và Nhà nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng

hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân

hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn

huy động của ngân hàng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn, là do ngân hàng

đóng trên địa bàn huyện, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên rất khó

cho đơn vị trong việc cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, cho nên việc sử

dụng vốn điều chuyển của chi nhánh là điều tất yếu.

Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của ngân

hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ

thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:

- Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức

tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm

gửi tiền vào ngân hàng.

- Áp dụng các hình thức hấp dẫn, đa dạng như: tiết kiệm dự thưởng, tiết

kiệm bậc thang, tiết kiệm trúng vàng, kì hạn càng lớn thì lãi suất càng lớn, khách

hàng gửi tiền càng nhiều thì lãi suất càng cao.

- Thực hiện đa dạng hoá hình thức thanh toán qua ngân hàng với tốc độ

nhanh và chi phí thấp như thanh toán chi trả tiền gửi và nhận tiền gửi. Ngoài các

loại tiền gửi truyền thống đã và đang thực hiện, cần khuyến khích mở rộng một

số hình thức khác như: thanh toán tiền lương qua ngân hàng, sử dụng dịch vụ

ATM… Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của chi nhánh, chi

nhánh huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiền gửi với

nhiều mức độ thời gian, lãi suất ưu đãi, hấp dẫn.

- Bên cạnh đó, đẩy mạnh các sản phẩm truyền thống hiện có trên cơ sở

nâng cao thêm tiện ích và chất lượng như: phục vụ thu nhận tiền tại doanh nghiệp

khi có yêu cầu, mở rộng thêm hình thức ký quỹ bảo lãnh để tạo điều kiện kinh

doanh cho doanh nghiệp và tăng huy động vốn tại chi nhánh. Đồng thời sử dụng

hạn mức thấu chi trên tài khoản để khuyến khích khách hàng là doanh nghiệp sử

dụng tài khoản tiền gửi ở ngân hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 139: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 128 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Thêm vào đó, chi nhánh cần có những chính sách thu hút nguồn vốn ngoại

tệ ở ngoài nước bằng cách triển khai rộng rãi công tác chi trả kiều hối và có biện

pháp hỗ trợ, tư vấn, giải thích cho người dân thực hiện các biện pháp chi trả qua

ngân hàng trong nước nhanh chóng, thuận lợi và tiện ích.

- Cải tiến quy trình luân chuyển chứng từ cho phù hợp, giảm bớt những thủ

tục trùng lắp, đơn giản hoá các thủ tục, quy trình để giảm bớt thời gian chờ đợi

của khách hàng.

- Ngân hàng cần chú trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, năng

động, thông thạo về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ với phong cách phục vụ lịch

sự, ân cần, niềm nở, nhã nhặn, trân trọng khách hàng để tạo cho khách hàng cảm

giác thoải mái và hài lòng về cung cách phục vụ của ngân hàng và tăng khả năng

cạnh tranh đối với các ngân hàng trên địa bàn. Phải có trình độ và tinh thần trách

nhiệm cao để giải thích cho khách hàng một cách tường tận và chính xác những

vấn đề mà họ quan tâm.

- Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu đời sống sinh hoạt

của người dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi

trả của người dân ngày càng thuận tiện. Người dân không phải cất giữ nhiều tiền

trong nhà mà vẫn có thể mua sắm vật dụng thông qua tài khoản cá nhân. Việc

mua sắm tiêu dùng và tích lũy là hai khoản thời gian hoàn toàn tách biệt. Vì vậy

ngân hàng cần có hình thức huy động mới phù hợp như gửi một nơi rút tiền nhiều

nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần. Bằng hình thức này

ngân hàng sẽ thu hút một lượng vốn nhàn rỗi từ người dân, nhất là cán bộ công

nhân viên chức. Mặt khác tạo sự thuận lợi cho người có tiền gửi, vừa tạo thêm

tích lũy cho người gửi, vừa tạo được nguồn vốn khá ổn định cho ngân hàng. Đa

dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm

bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,...

- Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông

thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều

hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ

bằng cách mua vàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 140: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 129 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người

dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của ngân

hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

- Mỗi khách hàng quan hệ với ngân hàng, ngân hàng nên tiếp xúc với khách

hàng cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt

có lợi nhuận sẽ giữ tiền của họ tại ngân hàng.

- Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống,

đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Cử cán bộ tín dụng đi thực tế, tìm

hiểu nhu cầu của khách hàng để vận động, giải thích từ đó thu hút những khách

hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thuộc của ngân hàng. Với việc làm

này, ngân hàng có thể thu hút 1 lượng lớn tiền gửi từ dân cư, đồng thời tạo thói

quen cho người dân sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Kết hợp với ban quản lý dự án nắm chắc thời gian, đối tượng những hộ

có thu nhập từ tiền đền bù đấát đai, hoa màu, cây ăn trái…có biệên pháp huy

động vốn.

- Giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ lãnh đạo cho đến cán bộ

nghiệp vụ để thu hút thêm khách hàng mới.

- Tăng cường công tác quãng bá, khuyến mãi tặng quà hấp dẫn cho khách

hàng tiền gửi, đặc biệt chú trọng tiền gửi trong dân cư đối với những hộ có thu

nhập cao từ việc bán sản phẩm nông nghiệp và tiếp cận nguồn vốn có lãi suất

thấp như: doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các hộ có

người đi hợp tác lao động nước ngoài tham gia mở tài khoản tiền gửi, đổi mới

phong cách giao dịch.

54.3 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨẪM ĐỊNH, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT

- Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản làm đảm bảo: thẩm định tài sản

làm đảm bảo có ảnh hưởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ

khi khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng nên thành lập tổ

thẩm định tài sản đảm bảo, tổ này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện thẩm

định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 141: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 130 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng. Tổ thẩm định phải có kiến thức

chuyên môn về thị trường, giá cả hàng hóa, am hiểu và nhạy bén với những tiến

bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường trong điều

kiện phức tạp của các tài sản đảm bảo như hiện nay.

- Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín

dụng mới trong đó có nội dung quan trọng là đánh giá và dự phòng khả năng xảy

ra rủi ro.

- Tăng cường hơn nữa lực lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao trình

độ, rèn luyện kĩ năng… giúp cho chi nhánh ngày càng minh bạch và kiểm soát

được hoạt động của mình.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện xuyên suốt công tác kiểm tra bất

kì, mọi người, mọi việc…để phát hiện sai sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo,

quá trình thực hiện nghiệp vụ để có biện pháp sủa chữa, khắc phục kịp thời nhằm

hạn chế tối đa rủi ro và tổn thất trong hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 6

Formatted: Left

Formatted: Left

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 142: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 131 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64.1 KẾT LUẬN Nhìn chung, trong ba năm qua tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Song

Phú đã đạt được những kết quả như sau:

- Nguồn vốn huy động có sự chuyển biến tích cực, các thể thức huy động

và lãi suất luôn được cải thiện. Số lượng và khối lượng khách hàng đến gửi tiền

năm 2006 và năm 2007 đã tăng lên rất nhiều so với năm 2005.

- Đi đôi với việc huy động vốn, công tác sử dụng vốn của ngân hàng trong

thời gian qua đạt hiệu rất cao thể hiện ở doanh số cho vay tăng qua các năm,

ngân hàng đã tận dụng triệt để nguồn vốn huy động được để cho vay.

- Chú trọng khai thác các sản phẩm dịch vụ hiện đại, lợi nhuận qua các

năm không ngừng tăng lên.

- Trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng

thương mại khác trên địa bàn nhưng thị trường khách hàng truyền thống luôn

được phát triển, dư nợ qua các năm không ngừng tăng lên.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để khống chế nợ quá hạn, thể hiện

qua chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức thấp hơn rất nhiều so với quy định

của NHNo Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, NHNo&PTNT huyện Tam

Bình (luôn dưới 3%).

- Đi đôi với những hiệu quả từ công tác cho vay thì công tác thu nợ của

ngân hàng cũng đạt được những kết quả cao, thể hiện qua hệ số thu nợ các năm

khá cao (luôn trên 91%).

Bên cạnh những mặt đã đạt được ngân hàng cũng còn tồn tại những mặt còn

thiếu sót như: Nợ quá hạn năm 2006 giảm xuống so với năm 2005 thì năm 2007

lại tăng vọt đáng kể.

Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục. Trong

thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục giữ vững những thành quả đã đạt được, phấn

đấu tìm ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại để hoạt động tín dụng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 143: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 132 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

ngắn hạn nói riêng và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung ngày càng đạt

hiệu quả tốt hơn, góp phần thiết thực vào việc nâng cao đời sống và giải quyết tốt

nhu cầu về vốn cho người dân trong địa bàn, đồng thời đạt được lợi nhuận ngày

càng cao.

64.2 KIẾN NGHỊ

64.2.1 Đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan

Đối với chính phủ

- Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá cả để đảm bảo sản xuất có lãi

cho hộ nông dân. Có như vậy thì người dân mới an tâm sản xuất và trả nợ cho

ngân hàng.

- Nhà nước tăng cường chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp. Thực

hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tiêu thụ hàng hoá để người dân an tâm sản

xuất, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.

- Các bộ ngành có liên quan cần tạo điệu kiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến

thuơng mại bằng cách xây dựng các chương trình nội dung thông tin trên các

phương tiện truyền thông về giá cả, tình hình kinh tế xã hội…để các doanh

nghiệp, hộ sản xuất…có điều kiện nắm bắt thị trường, yên tâm kinh doanh, sản

xuất có hiệu quả hơn .

Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng

trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ vay vốn của khách hàng,

cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động của ngân hàng được thuận

lợi hơn.

- Đối với những hộ cố tình kéo dài không trả nợ, mặc dù khả năng tài chính

có, Uỷ Ban Nhân Dân các xã cần có biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp

dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp ngân hàng thu hồi lại nợ.

- Uỷ Ban Nhân Dân các xã cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Formatted: Bullets and Numbering

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 144: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 133 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

-

64.2.2 Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Song Phú

- Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng để có thể đáp ứng đầy

đủ nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng.

- Duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp

tục mở rộng cho vay những khách hàng mới. Tư vấn cho họ về những mặt mà họ

chưa biết để công tác tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.

- Tăng cường kết hợp với các ban ngành, đoàn thể và các cơ quan hữu quan

để hỗ trợ ngân hàng khi cho vay và thu nợ.

- Tránh hiện tượng lợi dụng sự quen biết để cho vay không phù hợp, thẩm

định không kỹ, đây là những yếu tố dẫn đên srủi ro cho ngân hàng.

- Có thể chuyển đổi cán bộ tín dụng ở xã này qua xã khác để tránh hiện

tượng lợi dụng sự quen biết, nhằm hạn chế tiêu cực trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng.

- Cần nâng cao hơn nữa hoạt động dịch vụ để tăng thêm lợi nhuận.

- Phát triển hệ thống máy rút tiền tự động ATM giúp người dân có thói

quen giao dịch với ngân hàng.

- Ngân hàng nên khuyến khích người vay để sản xuất nông nghiệp, chăn

nuôi, … mua bảo hiểm nông nghiệp, hoặc một loại bảo hiểm khác phù hợp với

nội dung giải ngân trong hợp đồng tín dụng. Xem đây là điều kiện ưu tiên khi

giải ngân cho khách hàng.

- Khoán tín dụng đối với từng cán bộ tín dụng, nhằm làm cho cán bộ có

trách nhiệm hơn đối với các khoản cho vay mà mình phụ trách.

- Tăng cường thêm cán bộ tín dụng để giảm áp lực công việc đồng thời

nâng cao hiệu hoạt động tín dụng hơn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 145: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 134 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Dương Đăng Chinh (2005). Giáo trình lý thuyết tài chính,

Nhà xuất bản Hà Nội, Học viện tài chính.

2. Th.S Thái Văn Đại (2007). Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng

thương mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.

3. TS Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản

thống kê, trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

4. GS.TS Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản tài chính Hà Nội.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 146: luan van tot nghiep ke toan (50).pdf

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Song Phú

GVHDDH: Nguyễn Thúy An 135 SVTH: Phùng Thị

Bích Thùy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net