84
http://svnckh.com.vn 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MĐẦU CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VNGHIỆP VPHÒNG VRỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU 1. Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro 1.1. Đặc điểm của thị trƣờng dầu lửa 1.2. Rủi ro biến động giá xăng dầu 1.3. Tại sao phải phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu 2. Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu 2.1. Forwards 2.2. Futures 2.3. Options 2.4. Swaps 2.5. Các công cụ khác 3. Kinh nghiệm về phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu của Trung Quốc CHƢƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CPHÁI SINH VÀO PHÒNG VRỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 1. Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế 1.1. Nhu cầu dầu thế giới 1.2. Biến động giá xăng dầu thế giới 1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam 1.4. Biến động giá xăng dầu ở Việt Nam 2. Phân tích hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu tại Việt Nam 2.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam 2.2. Hiện trạng của việc phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam

Phong ve rui ro - 2008

  • Upload
    yrcftu

  • View
    239

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÒNG VỆ RỦI RO

BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU

1. Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro

1.1. Đặc điểm của thị trƣờng dầu lửa

1.2. Rủi ro biến động giá xăng dầu

1.3. Tại sao phải phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu

2. Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng

dầu

2.1. Forwards

2.2. Futures

2.3. Options

2.4. Swaps

2.5. Các công cụ khác

3. Kinh nghiệm về phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu của Trung Quốc

CHƢƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG

VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM

1. Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế

1.1. Nhu cầu dầu thế giới

1.2. Biến động giá xăng dầu thế giới

1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam

1.4. Biến động giá xăng dầu ở Việt Nam

2. Phân tích hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu tại Việt

Nam

2.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

2.2. Hiện trạng của việc phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt

Nam

Page 2: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 2

2.3. Đánh giá tình hình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt

Nam

2.4. Tồn tại, nguyên nhân và phƣơng hƣớng

3. Phân tích khả năng ứng dụng công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến

động giá xăng dầu tại Việt Nam

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN

ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

1. Các giải pháp vĩ mô

2. Các giải pháp vi mô

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 3: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 1.1: Các nước xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày

Bảng 1.2: Các nước nhập khẩu lớn trên thế giới

Bảng 1.3: Giá xăng ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2008

Bảng 1.4: Phần trăm chi phí cho xăng dầu trong các hoạt động

Bảng 1.5: Hoạt động thanh toán của hợp đồng Futures hàng ngày

Bảng 1.6: Dòng tiền tại các thời điểm.

Bảng 1.7: Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn

Bảng 1.8: Những trường hợp sẽ xảy ra của kết hợp collar

Bảng 2.1: Nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Bảng 2.2: Giá dầu thô thế giới năm 2004 - 2005

Bảng 2.3: Dự báo của WorldBank về giá dầu thô trung bình trong các năm tới.

Bảng 2.4: Lượng nhập khẩu xăng, dầu qua các năm

Bảng 2.5: Thống kê các nguyên nhân cản trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh

Biểu đồ

Biểu đồ 1.1: Các sản phẩm dầu khí

Biều đồ 1.2: Giá dầu thô trên thế giới từ 1947 – 5/2008

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ phân phối lợi tức khi mua swaps

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ phân phối lợi tức quyền chọn mua Cap

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ phân phối lợi tức collar

Biểu đồ 1.6: Biểu đồ theo giá hedge

Biểu đồ 1.7: Khối lượng giao dịch hàng hoá trên SHFE qua các năm

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng sản lượng dầu thế giới

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng sản lượng các nước ngoài OPEC

Biểu đồ 2.4: Biến động giá danh nghĩa của dầu Brent theo các đồng tiền

Biểu đồ 2.5: Giádầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2008 tại NYMEX

Biểu đồ 2.6: Giá các sản phẩm dầu mỏ ở Rotterdam

Biểu đồ 2.7: Giá các sản phẩm dầu mỏ ở bờ vịnh Hoa Kỳ

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007

Biểu đồ 2.9: Giá dầu thế giới và giá xăng ở Việt Nam cùng thời điểm

Biểu đồ 2.10: Giá xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Singapore và giá bán trong nước.

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Dòng tiền doanh nghiệp khi hedged

Sơ đồ 1.2: Cơ chế mua bán hợp đồng tương lai

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay

Sơ đồ 2.1: Lượng tiêu thụ dầu trên đầu người năm 2007

Sơ đồ 2.2: Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ tại các khu vực trên thế giới

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện kho dự trữ, vận chuyển và phân phối xăng, dầu trong nước.

Sơ đồ 2.4: Khi chưa thực hiện hedging

Sơ đồ 2.5 : Hedge bằng swap

Sơ đồ 2.6: Hedge bằng quyền chọn mua (call)

Sơ đồ 2.7: Hedge bằng collar

Page 4: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.

Xăng dầu là loại nhiên liệu không thể thiếu được đối với mỗi nền kinh tế.

Thực tế các nước trên thế giới cho thấy, các nước thuộc nhóm nước phát triển

cao nhất đang sử dụng lượng xăng dầu nhiều nhất và ngược lại. Kinh tế càng

phát triển nhu cầu về xăng dầu càng lớn, xăng dầu là nhân tố duy trì, thúc đẩy sự

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế

với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các nước đang phát triển nên đảm

bảo xăng dầu tiêu thụ là một yêu cầu cấp thiết. Việt Nam mỗi năm xuất khẩu

dầu thô khoảng trên 17.000 nghìn tấn tuy nhiên do chưa có nhà máy lọc dầu nên

hiện chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn xăng, dầu thành phẩm từ nước ngoài.

Chính vì vậy chúng ta bị phụ thuộc, bị động trước những biến động của nguồn

hàng thế giới và việc này đã gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế.

Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao

và ổn định luôn có những chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp thực hiện các chiến lược phòng vệ rủi ro (hedging) biến động của giá

xăng dầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thực hiện cơ chế bù lỗ cho các công ty

kinh doanh xăng dầu để bình ổn giá bán trong nước. Đây là một việc làm mang

nặng tính tập chung bao cấp, làm cho các doanh nghiệp thiếu sự năng động,

giảm hiệu quả của nền kinh tế, mất đi khả năng cạnh tranh theo cơ chế thị

trường.

Để tạo thế chủ động, duy trì sự ổn định cho giá xăng, dầu trong nước,

tránh cho nền kinh tế những cú “sốc” khiến doanh nghiệp bị phá sản, nhất thiết

nhà nước, doanh nghiệp phải có những kỹ thuật phòng vệ rủi ro (hedging) biến

động giá xăng dầu cho mình. Đây là một một chiến lược đảm bảo cho sự phát

triển bền vững, ổn định của nền kinh tế. Bởi vậy nhóm đề tài đã chọn vấn đề

“Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu.

2. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Page 5: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 2

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro

(hedging) biến động giá xăng dầu có khả năng ứng dụng tại Việt Nam. Đề tài

giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2005 đến

nay, khi giá xăng dầu trên thế giới biến động mạnh. Đề tài đặt mục tiêu nghiên

cứu khả năng ứng dụng nghiệp vụ phòng vệ rủi ro (hedging) biến động giá xăng

dầu để bình ổn giá xăng dầu đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

doanh nghiệp ở Việt Nam.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp,

thống kê, so sánh, sử dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó các

phương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị sẽ giải thích cơ chế hoạt

động của các công cụ phòng vệ một cách sinh động.

4. Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và phụ lục, bài viết có kết cấu như sau:

Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu.

Chương II: Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng

dầu ở Việt nam.

Chương III: Đề xuất các biện pháp phòng vệ rủi ro giá xăng dầu tại Việt

Nam trong thời gian tới.

5. Kết quả nghiên cứu dự kiến.

Đóng góp chủ yếu của đề tài là: i, Khái quát hóa cở sở lý luận của việc phòng vệ

biến động giá xăng dầu và kinh nghiệm sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng

dầu ở Trung Quốc; ii, Phân tích vai trò và khả năng ứng dụng các công cụ phòng

vệ giá xăng dầu ở Việt Nam; iii, Đề xuất các giải pháp sử dụng các công cụ

phòng vệ giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam.

Do đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu được

công bố trong nước cộng với trình độ người viết còn hạn chế nên bài viết chắc

chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn

đóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

Page 6: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 3

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÒNG VỆ RỦI RO

BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU

1. Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro.

1.1. Đặc điểm của thị trƣờng dầu lửa.

Dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon.

Các thành phần của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân

đoạn. Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn

trong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là:

Xăng ête: 40-70°C (được sử dụng như là dung môi)

Xăng nhẹ: 60-100°C (nhiên liệu cho ô tô)

Xăng nặng: 100-150°C (nhiên liệu cho ô tô)

Dầu hỏa nhẹ: 120-150°C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình)

Dầu hỏa: 150-300°C (nhiên liệu )

Dầu điêzen: 250-350°C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi)

Dầu bôi trơn: > 300°C (dầu bôi trơn động cơ)

Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác…

Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất

phát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ

trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa

Biểu đồ 1.1:

Nguồn: IEA

Page 7: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 4

dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua",

nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản

xuất nó theo các thông số hiện hành.

Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:

Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent

và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được

đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu

Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được

đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá

dầu.

West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ.

Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của

dầu mỏ Trung Cận Đông.

Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn

Đông).

Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn

Đông).

Giỏ OPEC bao gồm:

o Arab Light (Ả Rập Saudi)

o Bonny Light (Nigeria)

o Fateh (Dubai)

o Isthmus (Mexico)(không OPEC)

o Minas (Indonesia)

o Saharan Blend (Angiêri)

o Tia Juana Light (Venezuela)

Từ cuối thế kỷ XIX, hết thế kỷ XX cho đến hôm nay, dầu mỏ đều ít nhiều

là tác nhân gây nên những cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến những cuộc đại

khủng hoảng kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc chiến tranh thế giới trong

thế kỷ XX. Vào đầu những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới,

nhất là ở những nước công nghiệp tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng

Page 8: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 5

năng lượng nghiêm trọng. Từ đó tới nay những biến động về giá dầu đã trở

thành mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Nhiều lúc người ta có cảm tưởng sự

tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn

tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, nguồn năng lượng mà loài người hiện

chỉ còn 30 đến 35% dự trữ, tức là với tốc độ sử dụng hiện nay dầu mỏ chỉ còn

được sử dụng trong khoảng 30 đến 40 năm nữa. Nền kinh tế toàn cầu đang ngày

càng phụ thuộc vào năng lượng như hiện nay thì dầu mỏ giữ vai trò quan trọng

hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế toàn cầu

và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên

quý giá này.

Chỉ trong vài tháng qua, giá dầu đã tăng đột ngột, ảnh hưởng tới nền kinh

tế toàn cầu. Tháng 7/2008, giá dầu lần đầu tiên đạt kỷ lục trong lịch sử với mức

giá 150 đôla một thùng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo

cáo mới nhất về thị trường dầu mỏ thế giới. Nhu cầu tăng mạnh ở các nước đang

phát triển và những căng thẳng về nguồn cung hiện nay dự báo "một bức tranh

thị trường dầu mỏ u ám trong trung hạn".

Dầu mỏ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu,

đặc biệt là trong bối cảnh chính trị thế giới nói chung và Trung Đông nói riêng

có nhiều biến động khiến giá dầu không ngừng leo thang. Thực tế đang chứng

minh rằng thế giới sẽ dần dần được vận hành bởi động lực là dầu mỏ cho đến

khi nhân loại tìm ra được một loại nhiên liệu khác đủ sức thay thế hoàn toàn mà

chuyện đó dường như còn xa vời.

Do việc phân bổ các nguồn tài nguyên dầu khí không đồng đều trên thế

giới, có nước trữ lượng rất lớn mà nhu cầu không nhiều, trong khi ở những nước

có nhu cầu rất lớn như Tây Âu thì trữ lượng lại quá nhỏ bé (dầu thô cả Tây Âu

mới chiếm 1,7% trữ lượng thế giới). Chính vì thế, việc xuất khẩu dầu khí là hoạt

động thường xuyên, liên tục và nó đã góp phần mang lại nhiều lợi nhuận hơn

trong tổng thu ngân sách của những nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang

phát triển. Từ năm 1990 cho đến nay cùng với sự gia tăng sản xuất và tiêu thụ,

xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới tăng đều đặn, tốc độ tăng nhanh như thập kỷ 60 –

Page 9: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 6

70 và cũng không lên xuống thất thường như thập kỷ 80 mà rất ổn định ở mức

1,6% - 1,8%/năm.

1.1.1. Tổng quan về xuất-nhập khẩu dầu mỏ của thế giới.

Trung Đông luôn là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuất

khẩu luôn tăng từ 1986 lại đây. Lượng xuất khẩu này chưa bao giờ dừng lại và

trong tương lai vẫn với vai trò là những nước có trữ lượng lớn nhất, con số này

sẽ không giảm mà có thể nói là tăng nhanh, cho dù có những vấn đề chính trị

nào có thể xảy ra đi chăng nữa. Sau khu vực Trung Đông, khu vực xuất khẩu lớn

thứ hai là Nga và các nước Đông Âu, kế tiếp là khu vực châu Phi và các nước

Mỹ Latinh.

Bảng 1.1: Các nƣớc xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày

Đơn vị: triệu thùng/ngày

STT Nƣớc Số lƣợng STT Nƣớc Số lƣợng

1 Ả Rập Xêut 7,38 7 Nigeria 2

2 Nga 4,76 8 Irắc 2

3 Na-uy 3,22 9 Cô-oét 1,8

4 Iran 2,74 10 Mexicô 1,65

5 Venezuela 2,6 11 Libya 1,25

6 UAE 2,04 12 Algieria 1,24

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

Trên thế giới tài nguyên dầu mỏ chỉ tập trung nhiều hơn ở những nước mà

lượng tiêu thụ của chúng chưa cao. Trong khi đó, trữ lượng này lại quá khan

hiếm ở những nước mà nhu cầu ngày một tăng cao. Điển hình trong số này là

khu vực Tây Âu. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng nhập khẩu thì khu vực Châu Á

đứng ở vị trí thứ nhất nhưng xét về khối lượng thì Châu Mỹ, Châu Âu vẫn là

những khu vực nhập khẩu lớn nhất.

Page 10: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 7

Bảng 1.2: Các nƣớc nhập khẩu lớn trên thế giới

STT Nƣớc Tiêu thụ (triệu

thùng/ngày)

Nhập khẩu (triệu

thùng/ngày)

1 Mỹ 19 11

2 Nhật 5,5 5,3

3 Đức 2,8 2,5

4 Pháp 2 1,8

5 Ý 2 1,6

6 Trung Quốc 4,5 1,3 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

1.1.2. Những mốc quan trọng trong sự biến động giá dầu thế giới.

Nguồn: www.wtrg.com

1.1.2.1. Từ năm 1947 - 1972: Thời kỳ trƣớc khi Ả Rập tiến hành cấm vận

đối với Mỹ.

Giá dầu thô ở mức 2,5$ và 3$ kể từ năm 1948 cho đến hết thập kỷ 60. Từ

năm 1958 đến 1970, giá dầu ở mức ổn định 3$/thùng và có xu hướng giảm. Sự

suy giảm của giá dầu để nhằm phù hợp với mức lạm phát là sự khuyếch trương

đối với các nhà sản xuất trên thế giới vào năm 1971 và năm 1972 bởi sự suy yếu

của đồng đôla.

Khủng hoảng

kênh đào Suez Cuộc chiến

Yom Kippur

Chiến tranh

Iran- Iraq

Cuộc cách

mạng Iran

Opec tăng sản lƣợng 10%

Khủng hoảng tài chính châu Á

Một loại mức cắt giảm sản

lƣợng của OPEC còn 4,2

triệu thùng/ngày

Mỹ điều khiển

giá dầu

Chiến tranh

vùng Vịnh

Chiến tranh Iraq

Kinh tế châu Á phục hồi

Đồng đôla suy yếu

Giá dầu thế giới

Biều đồ 1.2: Giá dầu thô trên thế giới từ 1947 – 5/2008

Page 11: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 8

Vào năm 1960, OPEC được thành lập với 6 thành viên sáng lập là Iran,

Iraq, Kwait, Saudi Arabia và Venezuela. Vào cuối năm 1971, 6 thành viên khác

cũng tham gia: Qatar, Indonesia, Libya, Cộng hoà Ả Rập, Algeria và Nigeria.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, OPEC đã thông qua kết cục của một cuộc chiến

tranh không hề dự định trước đó là sẽ mở rộng khả năng kiểm soát của tổ chức

này lên giá dầu.

1.1.2.2. Từ năm 1973 – 1981: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, thời

kỳ Ả Rập cấm vận đối với Mỹ.

Vào năm 1972, giá dầu thô vào khoảng 3$/thùng và vào cuối năm 1974,

giá dầu mỏ đã tăng gấp 4 lần tới 12$. Nguyên nhân có thể là cuộc chiến tranh

Yom Kippor nổ ra vào mùa thu năm 1973, theo sau đó là việc các quốc gia Ả

Rập tiến hành tẩy chay các nước được cho là đã ủng hộ Isarel chống lại Ả Rập,

và cấm vận xuất khẩu dầu mỏ sang các quốc gia này. Tuy nhiên, nguyên nhân

sâu xa là trong một thời gian dài OPEC đã hết sức thất vọng về việc giá dầu

tương đối ổn định gây sự sụt giảm đều doanh thu thực từ hoạt động kinh doanh

dầu mỏ. Biến động địa chính trị bùng nổ đã tạo ra một lý do thích hợp để di đến

một chính sách áp dụng quyền lực thị trường ngầm nhằm đẩy giá dầu mỏ lên

cao. Và sau đó chỉ một năm rưỡi, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Xêut đã tăng vọt từ

2$/thùng lên tới 13$/thùng. Giá dầu mỏ sau đó được giao dịch một cách bình ổn

với biên độ hẹp ở mức dưới 15$/thùng cho đến cú sốc địa chính trị tiếp theo,

cuộc cách mạng Iran và cuộc chiến tranh Irắc. Bước vào năm 1979, OPEC quyết

định tận dụng quyền lực định giá của mình sau một gia đoạn kiềm chế bằng cách

công bố một mức tăng giá 15% cho năm 1979. Cuộc cách mạng tại Iran đã gây

ra thiệt hai từ 2 triệu thùng đến 2,5 triệu thùng dầu khai thác mỗi ngày trong giai

đoạn từ tháng 11 năm 1978 cho đến tháng 6 năm 1979. Sau đó thì việc sản xuất

hầu như ngừng hẳn. Irắc tiến hành xâm lược Iran vào tháng 9 năm 1980. Chỉ

trong vài tuần sau tổng sản lượng dầu mỏ của cả 2 nước tham chiến này chỉ còn

ở mức vài triệu thùng mỗi ngày hoặc có thể tính là 6,5 triệu thùng mỗi ngày ít

hơn so với một năm trước đó. Trong năm 1979, sản lượng dầu thô toàn thế giới

đã giảm 10%. Cũng trong thời gian này, rất nhiều nước quay lại nỗ lực củng cố

Page 12: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 9

các kho xăng dự trữ. Cho đến thời điểm thị trường dầu thô đạt đỉnh vào giai

đoạn 1980 – 1981, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Xêut đã tăng lên sát mức

40$/thùng, mức tăng 25$/thùng hay gấp 3 lần so với mức giá trung bình năm

1978.

1.1.2.3. Từ năm 1982 – 1990: Khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai năm 1982.

Từ năm 1982 đến năm 1985, OPEC đã cố gắng đặt ra một mức hạn ngạch

thấp đủ để ổn định giá dầu. Những cố gắng này lặp lại liên tiếp những thất bại

do nhiều thành viên khác của OPEC sản xuất lớn hơn mức hạn ngạch quy định.

Trong suốt thời gian này Ả Rập Xêut đã thực hiện như một đầu tầu làm gương,

cắt giảm sản lượng để ngăn cản việc giảm tự do của giá dầu. Vào tháng 8/1985,

Ả Rập Xêut cũng đã quá mệt mỏi với vai trò này. Họ đã liên kết giá dầu của

mình với thị trường dầu thô giao ngay và đầu năm 1986 đã tăng sản lượng dầu

từ 2 triệu thùng mỗi ngày lên đến 5 triệu thùng mỗi ngày. Giá dầu thô giảm

mạnh xuống còn 10$/thùng vào giữa năm 1986.

Vào tháng 12 năm 1986, giá dầu của OPEC đạt mức kỷ lục là 18$/thùng

và kỷ lục này cũng bị phá vỡ vào tháng 1/1987. Giá dầu vẫn ở mức yếu. Giá dầu

tăng vào những năm 1990 với việc kết hợp cả cuộc xâm lược của Irắc với Cô-

oet và tiếp theo là cuộc chiến tranh vùng Vịnh, nhưng cuộc chiến dầu mỏ tiếp

theo đó đã làm giảm mạnh giá dầu cho tới tận năm 1994 giá dầu được điều chỉnh

theo lạm phát đạt mức thấp nhất kể từ năm 1973.

1.1.2.4. Từ năm 1991 – 2001: Khủng hoảng dầu mỏ lần thứ ba năm 1991.

Giá dầu thô trong năm 1990 tăng vọt đầy biến động gắn liền với việc Iraq

xâm lược Iran và sự leo thang của chiến dịch Bão táp sa mạc với kết cục là ép

được Saddam Hussein phải rút quân. Đợt tăng giá lần này là hết sức đáng kể -

chỉ vài tuần trong tháng 8 năm 1990, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Xêut đã tăng từ

15$/thùng lên trên 33$/thùng. Tuy nhiên tác động lên nguồn cung ứng dầu là

không nhiều bởi vì Ả Rập Xêut và các quốc gia Ả Rập khác lần này là đồng

minh với liên minh Hoa Kỳ đã chiến thắng Iraq, giá dầu ngay lập tức đã tụt

xuống. Và sau đó giá cả đã giảm xuống tiếp khi cuộc chiến tranh vùng Vịnh tiếp

theo đó diễn ra nhanh hơn với ít thương vong hơn so với dự đoán của các nhà

Page 13: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 10

phân tích. Sau chiến tranh, giá dầu thô bước vào một thời kỳ giảm đều cho đến

năm 1994, khi mà giá cả đã có điều chỉnh theo lạm phát xuống mức thấp nhất kể

từ năm 1990. Tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và việc Liên hợp

quốc phê chuẩn cho phép Irắc được tiến hành chương trình đổi dầu lấy lương

thực, giá dầu đã giảm xuống còn 10$/thùng vào cuối năm 1998. Sau đó giá dầu

lại tiếp tục tăng mạnh, do nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu gia tăng, quả bong

bóng công nghệ cao đã kích ngòi cho một sự bùng nổ về đầu tư tại Bắc Mỹ và

nền kinh tế châu Á bắt đầu có sự hồi phục. Cho đến giữa năm 2000 giá dầu đã

đạt mức gần 30$/thùng, cộng thêm sự ảnh hưởng của hội chứng Y2K, giá dầu đã

tăng trong suốt năm 2000. Trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10, ba mức hạn

ngạch liên tiếp của OPEC để nâng tổng sản lượng lên 3,2 triệu thùng mỗi ngày

cũng không ngăn chặn được việc giá dầu tăng.

1.2. Rủi ro biến động giá xăng dầu.

Rủi ro giá xăng dầu ở VN là những biến động của giá xăng dầu trên thế

giới ngoài dự kiến gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh xăng

dầu của các doanh nghiệp. Rủi ro có hai phần chính là bất trắc có thể xảy ra và

mức độ tổn thất doanh nghiệp phải gánh chịu khi nó xảy ra. Hoạt động kinh

doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng của một số rủi ro cơ bản sau đây:

Rủi ro về giá cả: là một dạng rủi ro đặc thù, xảy ra ra do biến động giá

bởi nhiều nhân tố gây nên hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Giá xăng

dầu thế giới biến động bất thường do biến động cung - cầu, điều kiện thời tiết,

yếu tố kỳ vụ, biến động chính trị ở các nước Trung Đông, Venezuela,

Nigeria....hoặc sự giảm sút trong thị trường hàng hoá và thị trường chừng khoán

thế giới, những biến động trong hoạt động tín dụng và tâm lý lo ngại suy thoái

kinh tế.

Rủi ro về giá vận chuyển đường biển: cước phí vận chuyển đường biển

ảnh hưởng trực tiếp đến giá xăng dầu xuất nhập khẩu. Những quyết định tăng

giảm sản lượng của OPEC, lo lắng về tình trạng căng thẳng chính trị ở Trung

Đông và tình hình thời tiết khó dự báo sẽ làm cho tính bất ổn của cước phí vận

Page 14: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 11

tải biển ở mức cao. Mặc khác, theo xu hướng trong tương lai, sự đông thêm và

hiện đại hơn của đội tàu chở dầu thế giới sẽ làm giảm cước phí.

Rủi ro về tỷ giá hối đoái: tỷ giá giữa đồng USD so với VND có xu

hướng tăng cao, làm tăng chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh. Rủi ro về tỷ giá có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng các hợp đồng

phái sinh.

Rủi ro về thời gian: là rủi ro hàng giao quá nhiều làm tăng chi phí lưu

kho hoặc giao quá ít, thiếu hụt làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh.

1.3. Tại sao phải phòng vệ biến động giá xăng dầu.

Xăng dầu là một mặt hàng nhạy cảm, dễ biến động về giá. Đặc biệt trong

một vài năm trở lại đây, giá xăng dầu thế giới biến động mạnh theo chiều hướng

tăng. Tại Việt Nam rủi ro biến động giá xăng dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến

chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể đẩy lạm phát lên cao ra đe

dọa sự ổn định của nền kinh tế. Việc Chính phủ bù lỗ giá xăng dầu, chưa thả nổi

giá xăng dầu theo cơ chế thị trường dẫn đến nhiều tác động tiêu cực:

i, Ngân sách phải chi một khoản khổng lồ để bù lỗ cho ngành xăng dầu,

mỗi năm bù lỗ trên dưới cả chục ngàn tỷ đồng.

ii, Việc bù lỗ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng nâng cao năng lực cạnh

tranh và khả năng hội nhập của ngành xăng dầu, hình thành thái độ ỷ lại cho các

doanh nghiệp sử dụng xăng dầu. Khi giá cả của thế giới tăng lên thì cách phản

ứng hợp lý nhất đối với doanh nghiệp là nâng cao năng suất lao động và cắt

giảm chi phí một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm, áp lực phải làm như vậy

đã bị chính sách trợ giá vô hiệu hoá. Các doanh nghiệp khó có thể cải tổ kịp thới

để đón nhận cạnh tranh để đón nhận cạnh tranh của thời kỳ hội nhập.

iii, Do bù lỗ nên giá xăng dầu của Việt Nam rẻ hơn so với các nước xung

quanh, sự chênh lệch này dẫn đến nạn chảy máu xăng dầu qua biên giới, thất

thoát tiền của nhà nước. Hơn nữa chi phí tăng cường phòng chống buôn lậu qua

biên giới là gánh nặng cho Chính phủ.

Page 15: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 12

Bảng 1.3: Giá xăng ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2008

Giá xăng quy đổi ra VNĐ Chênh lệch

Việt Nam 14500 -

Campuchia 18906 4406

Lào 19874 5374 (Nguồn: số liệu tổng hợp trên mạng Internet)

iv, Tuy bù lỗ giá nhưng toàn bộ người dân không được hưởng lợi như

nhau, tạo ra mặt hạn chế là chỉ những người sử dụng nhiều xăng dầu hoặc những

doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hàng hoá dịch vụ mà xăng dầu là một phần của yếu

tố đầu vào là có lợi nhất, tiền ngân sách để trợ giá như vậy chủ yếu chỉ có lợi

cho những “người giàu”.

Vì những bất cập như trên trong việc bù lỗ giá xăng dầu nên nhà nước sẽ

dần thả nổi giá xăng dầu, để cho các doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ

sở tính toán các chi phí hợp lý. Điều này sẽ thúc đẩy việc xây dựng một thị

trường xăng dầu lành mạnh, không còn nhiều bất cập tồn tại hiện nay như việc

độc quyền kinh doanh xăng dầu, thông tin không minh bạch, thiếu cơ chế giám

sát và kiểm tra...Đối mặt với thị trường xăng dầu đầy biến động, các doanh

nghiệp không còn cách nào khác là phải tự bảo vệ mình trước những rủi ro về

giá xăng dầu. Như vậy, vai trò của việc phòng tránh rủi ro được thể hiện rất

quan trọng và có tính cấp thiết.

Chúng ta đã khẳng định xăng dầu có vị trí rất quan trọng đối với bất cứ

một nền kinh tế nào trên thế giới, cụ thể hơn xăng dầu thể hiện vai trò rõ nét

trong các nghành sản xuất, kinh doanh.

Trong hoạt động của ngành vận tải, chi phi cho xăng dầu chiếm tới 40%,

hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 5-17%. Cụ thể:

Bảng 1.4: Phần trăm chi phí cho xăng dầu trong các hoạt động

Ngành Phần trăm chi phí cho xăng dầu

Vận tải 40%

Sản xuất nhiệt điện 22-25%

Sản xuất công nghiệp 5-17%

Nông nghiệp 3-15%

Đánh bắt thuỷ sản 70-80%

(Nguồn: Nguyễn Đình Cát, bí mật thế giới dầu mỏ - báo Nhân dân 2006)

Page 16: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 13

Giá xăng dầu trên thị trường thế giới luôn luôn biến động khó lường. Vì

vậy việc kiểm soát được giá xăng dầu rất quạn trọng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh. Cụ thể việc kiểm soát được giá xăng dầu sẽ mang lại cho doanh

nghiệp những lợi ích.

Thứ nhất, ổn định dòng tiền ra/vào doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.1: Dòng tiền doanh nghiệp khi hedged

Nguồn: Trang 372, Financial Markets and Insitutions, 7th

edition, Jeff Madura

Tỷ lệ phòng vệ rủi ro (hedging) tỷ lệ thuận với xác suất dòng tiền mong

đợi trong tương lai, tức là tỷ lệ phòng vệ cao thì xác suất xảy ra của dòng tiền

mong đợi càng cao, doanh nghiệp dễ dàng trong việc tính toán, ổn định dòng

tiền ra vào – giúp doanh nghiệp cố định giá mua đầu vào hay giá bán đầu, đưa

đến được những dự báo chuẩn xác hơn trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, loại bỏ rủi ro khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp. Giúp

cho việc phân phối nguồn lực tài chính chặt chẽ, nắm chắc sự vận động giữa các

luồng giá trị bên trong doanh nghiệp, làm tăng cường khả năng, tiềm lực tài

chính nội tại của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn

về tiềm năng và sự phát triển của chính doanh nghiệp.

Thứ ba, bảo vệ ngân quỹ cho công ty, ngân quỹ được sử dụng đúng thời

điểm, đúng mục đích, nâng cao được hiệu quả sử dụng và tăng tính hợp lý trong

No hedge

50% hedged

75% Hedged

Dòng tiền mong đợi Xác

xuất

(%)

Dòng tiền ($)

Page 17: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 14

việc thu chi. Giảm thiểu việc chi tiêu dàn trải, lãng phí và thừa thãi trong phân

bổ nguồn ngân quỹ.

Thứ tƣ, giữ vững lợi tức doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển ổn định,

đạt được các chỉ tiêu cơ bản đã đề ra.

Thứ năm, giúp định giá bán hàng đầu ra. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đạt

mức tối ưu, phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng, tạo ra được doanh

số tối đa và do đó có được lợi nhuận tối đa trong điều kiện có thể.

Thứ sáu, bảo hiểm trước những rủi ro bất khả kháng. Thị trường luôn vận

động và xuất hiện những cơ hội may mắn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng

xuất hiện những hiểm hoạ luôn rình rập chờ đón. Có những rủi ro không thể

lường trước được, dựa vào việc kiểm soát giá, doanh nghiệp phân tích, đề ra

những biện pháp ứng phó với những bất trắc có thể có và hạn chế đến mức tối

thiểu hậu quả của những rủi ro kinh doanh. Hình thành thói quen thích nghi và

ứng phó thuận lợi khi xảy ra rủi ro.

Thứ bảy, nắm giữ lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh

quyết định đến thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.

Trong giai đoạn biến động giá xăng, dầu trên thị trường thế giới vừa qua

đã làm cho nhiều hãng hàng không của Mỹ phá sản như Skybus và Frontier.

Trong khi nhiều hãng hàng không trên thế giới lao đao vì cơn sốt giá xăng, dầu

thì ngoại lệ có hãng hàng không Southwest Airlines (LUV). Hãng này đã tiết

kiệm được hàng tỷ đôla kể từ năm 2000 bằng việc hedging chống lại sự gia tăng

của giá dầu. Scott Topping, thủ quỹ đồng thời là người quản lý chương trình

hedging của Southwest đã nói rằng “Chúng tôi muốn một sự bao phủ rộng rãi

hơn, và chúng tôi đang xem lại những lựa chọn của mình. Các yếu tố cơ bản đều

chỉ ra rằng giá dầu có nguy cơ tiếp tục tăng, chúng tôi cảm thấy cần phải hedge”.

Southwest hiện tại là hãng hàng không lớn duy nhất mà chi phí cho phần

lớn nhiên liệu đã được hedge với giá thấp hơn. Trong năm 2008, 70% nhiên liệu

của hãng này đã được hedge với giá $51 một thùng. Điều đó có nghĩa là trong

khi các đối thủ cạnh tranh phải đương đầu với mức giá spot dao động quanh

mức $120 một thùng, Southwest có thể mua dầu với giá chưa bằng một nửa giá

Page 18: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 15

đó. Điều này cũng có nghĩa là Southwest có ít áp lực đẩy gánh nặng chi phí lên

vai khách hàng, và từ đó có thể giành thêm thị phần khi đối thủ cạnh tranh phải

tăng giá vé. Sự đặt cược của Southwest đã được đền đáp. Trong quý đầu tiên của

năm 2008, 302 triệu đôla dành cho hedging đã giúp hãng thu về 34 triệu đôla lợi

nhuận, trong khi các đối thủ cạnh tranh nhu United hay US Airways tuyên bố

thua lỗ. Trong cả năm 2007, hedging đã tiết kiệm cho công ty 727 triệu đôla khi

Southwest đã hedge 90% dầu thô cần thiết ở mức giá $51 một thùng. Trong năm

2009, công ty sẽ mua 55% lượng dầu cần thiết với giá $51 một thùng, trong năm

2010 mua 30% với giá $53 một thùng, và trong năm 2011 và 2012 mua 15%

với giá $64 mỗi thùng. Bởi vì thị trường dầu mỏ ngày càng không ổn định và chi

phí hedging ngày càng tăng nên tỷ lệ phần trăm dầu mỏ được hedge trở nên

ngày càng nhỏ hơn vào những năm sau.

2. Ứng dụng các công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro biến động giá xăng

dầu.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, cùng với sự phát triển của thị trường

hàng hóa, thì việc sử dụng những công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro cũng

rất phát triển. Có thể kể ra đó là những nghiệp vụ phòng vệ sử dụng công cụ

phái sinh ngày càng phổ biến. Các công cụ phái sinh rất đa dạng nhưng nhìn

chung có 4 loại cơ bản, đó là hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng kỳ hạn

(forwards), hợp đồng quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps). Các

công cụ tài chính phái sinh này là công cụ quan trọng cho việc phát triển và sử

dụng các quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Công cụ phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính có giá trị phụ

thuộc vào hay bắt nguồn từ giá trị một tài sản cơ sở khác. Tài sản cơ sở có thể là

nông sản, nhiên liệu, các loại chứng khoán, ngoại tệ, lãi suất, tỉ giá hay các chỉ

số chứng khoán. Các sản phẩm phái sinh được giao dịch trên cả thị trường tập

trung và thị trường phi tập chung (thị trường OTC). Trên thị trường tập trung,

các hợp đồng phái sinh đã được chuẩn hóa và mua bán trên sở giao dịch có tổ

chức. Các nhà đầu tư thường không quan tâm đối tác giao dịch của mình là ai vì

việc giao dịch tại sở giao dịch được tiến hành qua trung tâm thanh toán bù trừ

Page 19: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 16

làm trung gian. Trên thị trường phi tập chung các hợp đồng mua bán phái sinh là

sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên mà không cần thông qua trung gian.

2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

2.1.1 Khái niệm

Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một

lượng tài sản nhất định ở một mức giá xác định tại một thời điểm nhất định

trong tương lai. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp

đồng hay là ngày đáo hạn. Thời gian kể từ khi ký hợp đồng đến khi đáo hạn hợp

đồng gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán

hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.

2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn đối lập với hợp đồng giao ngay vì hợp đồng giao ngay

là thỏa thuận mua bán tài sản ở thời điểm hiện tại. Đối với phần lớn các giao

dịch giao ngay hàng hóa được trao đổi và việc thành toán được tiến hành hành

ngay lập tức hoặc không quá 2 ngày giao dịch từ khi ký hợp đồng. Còn tại thời

điểm ký hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi hàng hóa cơ sở hay thanh

toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định

trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp đồng buộc phải thực hiện

nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là

bao nhiêu.

Ví dụ: Petrolimex muốn mua lô hàng 100.000 thùng Gasoil (diesel) FOB

Singapore trong vòng 1 năm tới, với đối tác là hãng dầu BP. BP thỏa thuận bán

lô hàng đó cho Petrolimex sau 1 năm với giá là 120$/thùng. Đây là một hợp

đồng kỳ hạn, trong đó Petrolimex là bên mua nên muốn vào ngày hợp đồng đáo

hạn giá thị trường của Gasoil FOB Singapore lớn hơn 120$/thùng còn BP thì

ngược lại. Giả sử vào ngày thanh toán hợp đồng giá thị trường của Gasoil FOB

Singapore là 125$/thùng thì BP vẫn phải có nghĩa vụ bán cho Petrolimex lô

hàng trên với giá 120$/thùng. Như vậy có thể coi Petrolimex đã lãi 5$/thùng còn

BP đã lỗ 5$/thùng.

Page 20: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 17

Công thức trong hợp đồng kỳ hạn : f = Se(u – y)T

– Ke-rT

f: giá trị của hợp đồng kỳ hạn

S: giá giao ngay (spot price)

K: giá thực hiện trong hợp đồng (delivery

price)

e: cơ số của logarit tự nhiên

u:chi phí lưu kho theo tỷ lệ % giá trị

hàng

y: lợi suất tiện dụng (convenience yield)

r: lãi suất liên tục

T: thời hạn của hợp đồng

Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ

cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả yếu tố lãi suất, chi phí lưu kho.

– CBOT

(New York Mercantile Exchange) là sở giao dịch hàng hoá lớn nhất thế giới; sàn

giao dịch liên châu lục (ICE) tại Anh; Sở giao dịch hàng hoá DCE ở Trung Quốc

(Dalian Commodity Exchange).

Page 21: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 18

-

tương lai.

Mua HĐ

tương lai

Trung tâm

thanh toán bù trừ Bán HĐ

tương lai

Tiền Tiền

Tài sản cơ sở Tài sản cơ sở

Page 22: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 19

Ví dụ: Vào ngày 01/07/2008 công ty Petrolimex ký một hợp đồng tương lai mua

10.000 thùng Gasoil (Diesel) với giá tương lai Fo= 100USD/thùng. Theo quy

định, khi ký hợp đồng Petrolimex phải ký quỹ một tài khoản tiền bảo chứng tại

trung tâm thanh toán bù trừ. Giả sử, mức bảo chứng thực hiện hợp đồng (margin

requirement) là 30.000USD. Sau mỗi ngày, nếu có lãi thì khoản lãi được cộng

vào trong tài khoản và ngược lại. Nếu giá trị trong tài khoản bảo chứng xuống

tới một mức giới hạn (mức bảo chứng duy trì (maintenance margin)) giả sử là

250.000USD thì Petrolimex được yêu cầu ký thêm quỹ cho đạt tới mức bảo

chứng ban đầu (margincall). Nếu Petrolimex không ký thêm quỹ thì công ty bảo

chứng sẽ “đóng” một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng tương lai để bảo đảm

mức bảo chứng được thỏa mãn. Sau đó hoạt động thanh toán của hợp đồng hàng

ngày sẽ diễn ra như mô tả dưới đây.

Bảng 1.5: Hoạt động thanh toán của hợp đồng Futures hàng ngày

Thời gian Giá Gasoil($/bbl) Lỗ (Lãi)/ngày Tài khoản bảo chứng

(USD)

sáng 1/7 mua

hợp đồng tương

lai

Giá tương lai

Fo = 100

0 30.000

Cuối 1/7 102 10000*(102-100) 50.000

Cuối 2/7 100 10000*(100-102) 30.000

Cuối 3/7 99 10000*(99-100) 20.000 (<25.000)

Gọi ký quỹ thêm

$10.000 đạt đến $30.000

Cuối 4/7 103 10000*(103-99) 70.000

Cuối ngày đáo

hạn -1

103 Giả sử giá trị là a

Cuối ngày đáo

hạn

107 10000*(107-103) 40000 + a

Khi hợp đồng đáo hạn, Petrolimex mua 10.000 thùng Gasoil với giá

100USD/bbl trong khí giá giao ngay trên thị trường lúc này là 107USD/bbl. Như

vậy Petrolimex có lãi 7USD/bbl nếu đem bán ngay ra thị trường.

Page 23: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 20

Hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp đồng tương lai (futures) về cơ bản hai

loại hợp đồng này đều là hợp đồng mua hay bán một số lượng xác định các đơn

vị tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác

định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Cơ chế phân phối lợi tức khi tham gia hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp

đồng tương lai (futures)

Gọi F là giá thực hiện trong hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồng

tương lai (future). ST là giá giao ngày của thị trường tại thời điểm đáo hạn T. Giá

trị nhận được đối với người mua hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc hợp đồng

tương lai (future) tại thời điểm đáo hạn.

Giá trị nhận được đối với người bán khi hợp đồng kỳ hạn (forward) hoặc

hợp đồng tương lai (future) đáo hạn.

F

lãi

giá

0

ST - F

Nếu ST > F. Người mua nhận được

một khoản lãi ròng là (ST – F). Vì

người mua có thể bán với giá giao

ngay ST trên thị trường trong khi chỉ

phải mua với giá F.

Nếu ST < = F. Người mua mất một

khoản là (F - ST). Vì người mua có

thể mua trên thị trường với giá giao

ngay là ST trong khi phải mua với giá

F.

giá

F

lãi Nếu ST > F. Người bán bị mất một

khoản là (ST – F). Vì giá bán giao

ngay trên thị trường là ST trong khi

họ chỉ bán được với giá F.

Nếu ST < = F. Người bán thu được

một khoản lãi ròng là (F- ST). Vì giá

bán giao ngay trên thị trường chỉ là

ST trong khi người bán bán được với

giá F.

0

Page 24: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 21

Xác định giá tương lai trong hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai

(futures).

Tình huống: ngày 1/7/ 2008, bạn ký một hợp đồng mua Gasoil, giá tương lai của

hợp đồng tương lai đáo hạn vào 1/1/2009 là Fo. Giả sử sau 1 tháng vào 1/8/2008

bạn cũng thiết lập một hợp đồng tương lai mua bán Gasoil đáo hạn đúng vào

ngày 1/12/2008 với mức giá tương lai là F1. Tình huống là xác định giá F1, so

sánh với giá Fo.

Mô hình.

Giá tương lai được xác định trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa giá

tương lai (future price) và giá giao ngay (spot price) theo nguyên tắc là ở mức

giá xác định thì không thể thu được lợi nhuận bằng cách kinh doanh dựa vào

chênh lệch giá (principle of no arbitrage).

Giả sử giá tài sản cở sở hiện hành là So. Chúng ta đi vay khoản tiền trị giá

So với lãi suất là r để mua tài sản cơ sở. Đồng thời bán hợp đồng tương lai với

giá tương lai là Fo và kỳ hạn bằng hỳ hạn của khoản vay tiền.( vào ngày đáo hạn

ta phải bán tài sản cơ sở với giá Fo nhưng thời điểm hiện tại không có trao đổi

tiền hay tài sản)

Giả sử, trong thời gian từ nay đến khi hợp đồng đáo hạn tài sản cơ sở tài

sản cơ sở tạo ra một khoản lại là D.( ví dụ nếu tài sản cơ sở là chứng khoán thì D

là cổ tức). Vào thời điểm đáo hạn, giá của tài sản cơ sở trên thị trường là ST.

Bảng 1.6: Dòng tiền tại các thời điểm.

Hoạt động Dòng tiền đầu kỳ Dòng tiền cuối kỳ

Vay So So - So *(1+r)

Mua tài sản cơ sở giá So - So ST + D

Bán hợp đồng tương lai tài sản cơ sở 0 Fo - ST

Cộng 0 Fo - So( 1+r) + D

Đến ngày đáo hạn ta nhận được số tiền là cuối kỳ là {Fo – So(1 + r) + D}.

Nguyên tắc không thể thu lợi từ chênh lệch giá đưa đến kết luận là đầu kỳ ta bỏ

ra 0 đồng thì kỳ cuối ta cũng nhận được lại 0 đồng.

Tức là {Fo – So(1 + r) + D} = 0. hay Fo = So(1 + r) – D

Gọi d = D/So . tỷ lệ cổ tức, ta có ngay: Fo = So(1 + r – d)

Page 25: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 22

Công thức tính giá tương lai trên thì giá tương lai được xác định bởi chi phí của

việc mua một tài sản tài chính nhưng được giao vào một thời điểm trong tương

lai so với chi phí mua tài sản đó ngay lập tức rồi cất giữ cho đến thời điểm trong

tương lai. Công thức trên giả định kỳ hạn của hợp đồng là bằng 1. Nếu hợp đồng

tương lai có kỳ hạn T thì:

Giá tương lai tại thời điểm t : Ft = St(1 + r – d)T-t

(St : giá giao ngay tại thời điểm t)

Đến khi đáo hạn, T = t, FT = ST

2.3. Hợp đồng quyền chọn (Options)

Thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là quyền chọn bán

các bó hoa tulip của những người trồng hoa Hà Lan để chống lại sự giảm giá.

Quyền chọn ra đời ở Anh vào thế kỷ 18 và ở Mỹ vào thế kỷ 19. Nhưng những

hợp đồng này chưa mang tính tiêu chuẩn và thị trường chưa có những quy định

cần thiết và đầy đủ. Vào tháng 4 năm 1973, có một bước phát triển rất lớn với sự

ra đời của Sở giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board of Options

Exchange-CBOE) và khi đó đã đưa vào thị trường này những quyền chọn tiêu

chuẩn của trên 13 cổ phiếu của Mỹ. Sau đó thị trường quyền chọn đã phát triển

đáng kể về quy mô giao dịch, về mặt địa lý. Ngày nay trên thế giới có nhiều thị

trường quyền chọn lớn như NYMEX, CBOT, ICE Futures US, Sở giao dịch kim

loại London LME (London Metal Exchange)...

2.3.1 Khái niệm

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa giá tƣơng lai (future price) và giá giao ngay

(spot price)

Page 26: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 23

Quyền chọn là công cụ cho phép người nắm giữ nó có quyền, nhưng

không bắt buộc mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở, với một mức

giá xác định và trong một thời gian nhất định. Thời điểm xác định trong tương

lai gọi là ngày đáo hạn, thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh

toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn, mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là

giá thực hiện.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản của quyền chọn với hợp đồng tương lai là

quyền chọn chỉ là quyền chứ không mang tính bắt buộc. Đây là một điểm hết

sức cơ bản và hấp dẫn của quyền chọn so với hợp đồng tương lai bởi nó cho

phép nhà đầu tư thực hiện sự lựa chọn có lợi cho mình chứ không bắt buộc như

trong hợp đồng tương lai khi hợp đồng đáo hạn. Ngoài ra, quyền chọn có thể

được mua bán trên thị trường tập chung hoặc thị trường OTC.

2.3.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn

i, Căn cứ vào nghĩa vụ đối với tài sản cơ sở thì hợp đồng quyền chọn gồm:

Quyền chọn mua (call options): Là hợp đồng trong đó cho phép người mua

hợp đồng được quyền mua số lượng hàng hóa, chứng khoán nhất định theo một

giá xác định (giá strike) trong một thời hạn nhất định trong tương lai. Người

mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn mua (call

premium).

Gọi T là thời điểm đáo hạn, ST là giá trị thị trường của tài sản cở sở vào lúc đáo

hạn, E là thực hiện.

Page 27: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 24

Biểu đồ phân phối lợi tức khi tham gia quyền chọn mua.(Call options)

Khi mua quyền chọn mua (mua Call options)

Để có quyền trong tay người mua quyền phải trả một khoản phí C, hay giá của

quyền chọn cho người bán quyền.

Khi đó biểu đồ phân phối lợi tức khi mua quyền chọn mua ( mua call option) là:

Khi tham gia bán quyền chọn mua ( bán Call options)

Vị thế của người bán quyền chọn mua ngược lại với vị thế của người mua quyền

chọn mua (zero-sumgame).

Lãi

ST

E ST - E

0

Nếu ST > E. Nếu thực hiện quyền,

người mua có khoản lãi (ST – E). Vì họ

có bán ra thị trường với giá giao ngay

là ST trong khi được mua với giá E.

Nếu ST < = E. Nếu thực hiện quyền

mua họ sẽ mua tài sản có sở với giá E

trong khi hoàn toàn có thể mua được

trên thị trương giá giao ngay là ST < E,

và người mua lỗ khoản (E - ST ) nhưng

thực tế người mua sẽ không thực

quyền trong trường hợp này.

ST

E

0

- C

Lãi Nếu ST> E người mua có khoản

lãi ròng là (ST – E – C)

Nếu ST< = E, người có quyền

mua không thực hiện quyền và

họ mất một khoản là C

Page 28: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 25

Quyền chọn bán (put options): Là hợp đồng trong đó cho phép người mua

hợp đồng quyền chọn bán một số lượng hàng hóa, chứng khoán nhất định theo

một giá xác định trong một thời gian nhất định trong tương lai. Người mua hợp

đồng quyền chọn bán phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn bán

(put premium).

Biểu đồ phân phối lợi tức khi tham gia quyền chọn bán. (put options)

Mua quyền chọn bán. (mua Put options)

Bán quyền chọn bán. ( bán Put options)

Nếu ST > E thì người có quyền

mua sẽ thực hiện hợp đồng, tức là

mua tài sản cơ sở. Khi đó người

bán quyền phải bán cho người có

quyền ở mức giá E trong khi giá

thị trường là ST và họ bị lỗ một

khoản là (ST – E)

Nếu ST<= E thì người bán quyền

chọn mua nhận được một khoản

lãi C từ việc bán quyền.

Lãi

E

C

0 ST

E- ST

E

Lãi Trường hợp ST< E. Nếu thực hiện

quyền người có quyền chọn bán sẽ

thu lãi (E – ST). Vì nếu bán ra thị

trường chỉ được giá là ST trong khi

thực hiện quyền bán với giá E.

Trường hợp ST > = E. người có

quyền bán không thực hiện quyền

này và họ mất một khoản phí mua

quyền chọn bán

ST - C

0

E-ST

Page 29: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 26

Bảng 1.7: Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn

Các yếu tố Quyền chọn mua Quyền chọn bán

Giá trị của tài sản cơ sở + _

Giá thực hiện _ +

Thời gian + +

Độ biến thiên của tài sản cơ sở + +

Lãi xuất phi rủi ro + _

(+)tác động đồng biến, (-) tác động nghịch biến.

ii, Căn cứ vào thời hạn giao hàng và giá tham khảo thực hiện của quyền chọn

thì quyền chọn gồm: quyền chọn kiểu Châu Âu, kiểu Mỹ và kiểu Châu Á.

Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options) : Là loại quyền chọn chỉ có

thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.

Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là loại quyền chọn có thể được

thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. ví dụ quyền (kiểu Mỹ)

chọn mua 1000 cổ phiếu của IBM với giá là 30USD, ngày đáo hạn của hợp đồng

quyền chọn là 5/7/2008. Người mua quyền chọn này sẽ có quyền thực hiện

quyền mua 1000 cổ phiếu IBM với giá 30USD vào bất cứ thời điểm nào trước

ngày 5/7/2008.

Quyền chọn kiểu Châu Á: Là loại quyền chọn mà việc thanh toán phụ thuộc

vào giá trung bình của những tài sản cơ sở trong một thời kì nhất định chứ

không phải là thời điểm đáo hạn. Còn được gọi là quyền chọn trung bình. Theo

ST

Lãi

C

0 E

ST- E

Nếu ST < E, người có quyền

chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở

với giá E, khi đó người bán

quyền chọn bán phải mua tài

sản cơ sở với giá E trong khi

giá trên thị trường là ST và bị

lỗ (ST – E).

Nếu ST > = E, người có quyền

chọn bán sẽ không thực hiện

hợp đồng và người bán quyền

chọn bán thu lãi một khoản là

C.

Page 30: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 27

Investopedia, loại hợp đồng quyền chọn này rất hấp dẫn các nhà đầu tư bởi vì

chi phí cho nó thấp hơn so với quyền chọn kiểu Mỹ thông thường. Quyền chọn

kểu Châu Á thường được dùng phổ biến cho các giao dịch về hàng nhiên liệu

như dầu mỏ, than đá vì có thể thực hiện một cách liên tục.

2.4. Hợp đồng hoán đổi (swap)

2.4.1. Khái niệm swap

Hợp đồng swap: Là một công cụ tài chính phái sinh trong đó hai bên đối

tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia.

Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính

toán dựa trên một con số ước tính nhất định. Các hợp đồng hoán đổi thường

được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay

đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các

công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.

2.4.2. Đặc điểm của swap

Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao

dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh

OTC. Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng

khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa

hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng

thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách

chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.

Hai loại hợp đồng hoán đổi chính hiện nay là hợp đồng hoán đổi tiền tệ và

hợp đồng hoán đổi lãi suất.

Một loại swap được dùng nhiều để chống lại rủi ro trong kinh doanh dầu

mỏ là hợp đồng hoá đổi hàng hoá (commodity swap). Đối với loại swap này,

người mua một loại hàng hoá sẽ đồng ý trả cho một tổ chức tài chính một mức

giá cố định cho loại hàng hoá này. Đổi lại, người mua hàng sẽ nhận từ tổ chức

tài chính đó một khoản tiền để mua loại hàng hoá đó theo mức giá thị trường.

Mặt khác, người sản xuất hàng hóa đó muốn cố định thu nhập của anh ta nên

đồng ý trả cho cho tổ chức tài chính đó một khoản tiền dựa trên mức giá thị

Page 31: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 28

trường của hàng hóa đó, đổi lại anh ta sẽ nhận được một khoản tiền cố định cho

hàng hóa đó.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn tạo lập một giá cố định khi mua các lô

hàng trên thị trường. DN sẽ mua một hợp đồng hoán đổi swap Gasoil cho tháng

3 và tháng 4 năm 2008 với mức giá cố định là $105 (được xác định phụ thuộc

vào tình hình thị trường các công cụ kỳ hạn phía trước tại thời điểm giao dịch),

khối lượng là 100.000 thùng, đối tác là hãng BP. Giá xác định giao dịch sẽ ví dụ

như là giá trung bình tháng của giá Platts FOB Singapore hàng ngày cho sản

phẩm Kerosene. Thanh toán trao đổi thường rơi vào ngày cuối cùng của tháng,

được tính dựa trên trung bình cả tháng của giá Platts thực tế.

Tháng 3, trung bình tháng của giá Platts cho Gas Oil là $110/thùng, BP

trả DN (110-105)x100=500.000($). Tháng 4, trung bình tháng của giá Platts cho

Gasoil là $100/thùng, DN trả BP: (105-100)x100.000=500.000($). Kết quả cuối

cùng là DN sẽ vẫn mua lô hàng với giá $105/thùng trong cả hai tháng dù giá cả

có lên hay xuống.

2.5. Các loại công cụ khác.

2.5.1. Quyền chọn mua với giá trần (Cap).

Người mua tính toán một mức giá trần bằng cách mua một quyền chọn

mua với giá trần. Mức giá mua quyền chọn mua quyền chọn mua Cap là C.

Thanh toán trao đổi thường rơi vào ngày cuối cùng của tháng, được tính dựa trên

trung bình cả tháng của giá platts thực tế.

Biểu đồ 1.3:

Page 32: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 29

Nếu giá trung bình tháng platts > giá của quyền chọn mua Cap (giá strike). Thì

người có quyền chọn mua (cap) nhận được một khoản = [ giá trung bình tháng

của platts – giá strike của quyền chọn mua)* khối lượng cap level.

Nếu giá trung bình tháng platts < = giá strike trong hợp đồng quyền chọn mua

thì không có thanh toán nào diễn ra.

Cuối cùng người mua quyền chọn mua Cap luôn giới hạn được mức giá trần của

tài sản cở sở.

Giá trần tài sản cơ sở trong quyền chọn Cap = (giá strike + C)

Lợi thế của quyền chọn mua (Cap) Hạn chế của quyền chọn mua (Cap)

- Bảo vệ người nắm quyền chọn mua

(Cap) khi thị trường lên giá.

- Giữ nguyên được lợi thế khi thị

trường xuống giá

- Phải trả phí premium

Ví dụ: Petrolimex mua một quyền chọn mua với mức giá trần (Cap) cho Gasoil

tháng 3 và tháng 4 năm 2008, giá thực hiện quyền chọn Cap (Strike) là

105USD/bbl cho 100.000 thùng. Giá của quyền chọn mua Cap là 3USD/bbl.

Quá trình thanh toán diễn ra như sau:

Trong tháng 3:

Giá trung bình tháng của Gasoil là 110USD/bbl.

Giá quyền chọn Cap Petrolimex trả cho đối tác là =$3*100000

Cuối tháng Petrolimex nhận được khoản tiền là =$(110 -105)*100000.

Trong tháng Petrolimex thu được khoản lãi ròng là $200000.

Trong tháng 4

Cap level

Đối tác trả

Biểu đồ 1.4:

Page 33: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 30

Giá trung bình tháng của Gasoil là 100USD/bbl.

Giá quyền chọn mua Cap Petrolimex phải trả là = $3*100000.

Trong tháng Petrolimex mất một khoản phí là $300000

Kết quả cuối cùng giá Gasoil mà Petrolimex mua luôn giữ ở mức bằng hoặc nhỏ

hơn mức giá trần 108USD/bbl.

2.5.2. Kết hợp Collars (Cap và Floor).

Giả sử Petrolimex muốn xác lập giới hạn trần chi phí mua, đồng thời có

cơ hội thu lợi khi thị trường giảm giá và chỉ phải trả chi phí thấp hoặc không có

chi phí.Bằng cách mua một quyền chọn mua (Cap) qua đối tác (giả sử là BP),

đồng thời cố định mức giá tối thiểu thỏa thuận với BP để bán quyền chọn bán

cho BP (ở các mức giá Strike khác nhau).

Tùy thuộc vào mức giá Strike của quyền chọn mua (Cap) và quyền chọn

bán (Floor) mà Petrolimex sẽ chỉ phải trả một khoản phí thấp hoặc là không có

phí.

Giá thanh toán giao dịch sẽ là, ví dụ như giá Platts FOB của nhiên liệu

bay Singapore Kerosene hàng ngày, sau đó lấy trung bình giá cả tháng Platts.

Thanh toán trao đổi thường rơi vào ngày cuối cùng của tháng.

Bảng 1.8: Những trƣờng hợp sẽ xảy ra của kết hợp collar

Tình huống ví dụ Thanh toán định kỳ

Trung bình tháng giá Platts > giá

strike của quyền chọn mua

BP trả Petrolimex = (trung bình tháng

giá Platts – giá strike quyền chọn

mua) * khối lượng

Trung bình tháng giá Platts <= giá

strike của quyền chọn mua >= giá

strike của quyền chọn bán

Không có khoản thanh toán nào hết,

BP không phải trả, Petrolimex cũng

không

Trung bình tháng giá Platts < giá

strike của quyền chọn bán

Petrolimex trả BP = (trung bình tháng

giá Platts – giá strike quyền chọn bán)

* khối lượng

Page 34: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 31

Biểu đồ 1.6: Biểu đồ theo giá hedge

Lợi điểm của và yếu điểm của kết hợp Collar.

Lợi điểm: - Bảo vệ nếu thị trường lên.

- Có lợi thế một phần nếu thị trường xuống giá.

- Phí thấp hoặc không phí

Yếu điểm: - hạn chế không có lợi toàn bộ khi thị trường đi xuống.

2.5.3. Giao dịch mua lô hàng với giá cố định.

Giá được hedge

bằng giá strike

quyền chọn mua

Giá đã hedge bằng

giá strike quyền

chọn bán

Giá biến đổi

theo thị trường

Giá strike quyền

chọn bán Giá strike quyền

chọn mua

Hed

ged

Pri

ce (

US

D/b

bl)

Giá cả thị trường (USD/bbl)

Biểu đồ 1.5:

Page 35: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 32

Cố định giá mua của một lô hàng xăng dầu giao hàng trong tương lai. Công cụ

này giúp cố định giá mua hàng, giúp cố định số vốn lưu động cần có và sẽ không

phải trả margin như các công cụ khác.

Lợi điểm:

- Không cần hedge vì coi như đối tác sẽ hedge

- Bảo vệ nếu thị trường lên giá

- Không phí ban đầu

- 100% chắc chắn giá cả

- Không rủi ro cơ bản và rủi ro thời gian

- Không cần thanh toán định kỳ

- Luôn được bảo đảm sẽ có hàng từ đối tác

Yếu điểm:

- Chi phí cơ hội nếu thị trường xuống

Ví dụ: Petrolimex ký với hãng BP hợp đồng mua hàng, hàng tháng PLX mua lô

hàng 100,000 thùng Gasoil FOB Singapore cho quý II năm 2008 từ BP với mức

giá 105$/thùng.

- Tháng 4/2008, Gasoil là 107$/thùng. PLX tiết kiệm được 2$/thùng.

- Tháng 5/2008, Gasoil là 103$/thùng. PLX chịu chi phí cơ hội là 2$/thùng.

- Tháng 6/2008, Gasoil là 109$/thùng. PLX tiết kiệm được 4$/thùng.

3. Kinh nghiệm về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu của Trung Quốc

Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về cơ chế quản lý

kinh tế và các vấn đề phát sinh khi hội nhập. Nền kinh tế của Trung Quốc và

Việt Nam trước khi cải cách mở cửa đều theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập

trung của Liên Xô cũ, do đó khi tiến hình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị

trường có sự can thiệp của Nhà nước, hai nước đều gặp phải những vấn đề nảy

sinh khá tương đồng. Ngành dầu khí Trung Quốc đã tiến hành những bước cải

cách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khi gia nhập tổ chức WTO.

Kinh nghiệm của Trung Quốc về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu sẽ cho

thấy được nhiều điều đáng học hỏi đối với Việt Nam.

3.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc

Page 36: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 33

Trước năm 1992, Trung Quốc vẫn tự cân đối được dầu mỏ. Từ năm 1993

Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu đã qua tinh chế

và từ năm 1996 trở thành quốc gia nhập khẩu ròng về dầu thô do Trung Quốc có

sự tăng trưởng kinh tế nhanh đột biến. Phát triển kinh tế đi kèm với việc sử dụng

năng lượng kém hiệu quả trong vòng 26 năm qua đã làm Trung Quốc trở thành

nước khát dầu. Trong năm 1990, tiêu thụ dầu thô nội địa ước tính chiếm khoảng

3,5% của tiêu dùng toàn thế giới. Nhưng đến năm 2003 sự tiêu thụ này đã tăng

hơn gấp đôi chiếm 7,7% làm cho Trung Quốc trở thành nước lớn thứ hai về tiêu

thụ dầu, mặc dầu nó vẫn còn cách khá xa so với Mỹ, nước mà chiếm 25,7% sản

lượng tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới.

Chính vì vậy đến năm 2003, Trung Quốc đã phải nhập khẩu trung bình 1,8

triệu thùng dầu thô mỗi ngày và việc nhập khẩu dầu chiếm 30% tiêu dùng nội

địa. Năm 2004 Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 40,5% tổng lượng dầu tiêu thụ

trong cả nước. Nhập khẩu dầu của Trung quốc đang tăng lên mức quá cao. Theo

Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng Quốc gia nhu cầu về dầu thô sẽ

đạt tới 318 triệu thùng cho cả năm 2005, trong đó 135 triệu thùng hay 42,5% là

được nhập khẩu.

Vào tháng 6 năm 1998 Chính Phủ đã loại bỏ chính sách ấn định giá dầu

mỏ trong nhiều thập kỷ và bắt đầu cho phép linh hoạt giá bán lẻ xăng, dầu ở

mức nhất định. Bắc Kinh thiết lập "giá định hướng của Nhà nước", cụ thể: giá

bán lẻ được phép thả nổi trong khoảng + 5% so với giá định hướng của Nhà

Nước. Hai năm sau tức là vào năm 2000, Chính phủ bắt đầu liên kết việc định

giá với thị trường quốc tế, sử dụng giá dầu trên thị trường Singapore như là một

tham chiếu trong việc thiết lập "giá định hướng" đối với thị trường nội địa.

Nguyên tắc là khi giá cả tại Singapore dao động vượt khoảng +8% so với “giá

định hướng” thì Trung Quốc sẽ điều chỉnh giá định hướng. (xem phụ lục 3)

Sau đó, vào tháng 11 năm 2001, Trung Quốc bắt đầu quan sát không phải

với một thị trường Singapore mà là 3 thị trường nước ngoài là Singapore -

Rotterdam - New York, và sử dụng giá bình quân gia quyền của ba thị trường

này như một giá tham chiếu cho việc định giá nội địa. Đến năm 2006 giá bán lẻ

Page 37: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 34

xăng dầu được quyền tính giá thay vì biên độ +5% lên biên độ +8% so với giá

giá định hướng quy định.

Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) đang sớm xem xét phá bỏ

việc neo giá sản phẩm dầu bán tại Trung quốc với giá ở các thị trường

Singapore, Rotterdam và New York. Thay vào đó, sẽ xem xét những ảnh hưởng

của giá dầu thô Brent, Dubai và Minas là những nơi mà phản ánh giá thích hợp

hơn trên thị trường toàn cầu tới giá sản phẩm dầu trong nước.

3.2. Các chính sách khác đối với ngành xăng dầu

Quyền kinh doanh xuất - nhập khẩu: Cho đến nay chỉ có một số ít các

công ty nhà nước được cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu dầu thô và các sản

phẩm lọc dầu, cụ thể gồm Unipec (do SINOPEC - Tổng công ty trách nhiệm

hữu hạn Xăng dầu và hoá chất Trung Quốc sở hữu 70%) và China Oil (do

PetroChina sở hữu 70%) và SINOCHEM - Tổng công ty Xuất khẩu - Nhập khẩu

Công nghiệp Hoá chất Trung Quốc.

Quyền phân phối: Các công ty bán buôn xăng và dầu diesel phải có sở

hữu một phần của SINOPEC hoặc PetroChina hoặc do các công ty này cùng

điều hành. Phân phối bán lẻ xăng và dầu diesel được mở cho các công ty trong

nước tham gia. SINOPEC hoặc PetroChina chiếm 80% thị phần mạng lưới bán

buôn các sản phẩm dầu khí, nhưng các công ty này có thị phần bán lẻ nhỏ hơn tỷ

lệ trên. Nhận thức được tầm quan trọng của phân phối trong điều kiện những

thác thức từ cạnh tranh quốc tế sắp tới sau khi gia nhập WTO, các công ty này

đang có nhiều nỗ lực và có nhiều tiến bộ trong việc mua lại các trạm bán xăng

hay thiết lập các trạm bán xăng mới trong những năm qua. Đến cuối năm 2000,

thị phần bán lẻ kết hợp của các công ty này về xăng và dầu diesel đã tăng tới

hơn 60%. Các công ty này có kế hoạch tăng thị phần lên 80% đến năm 2004.

Chính sách thuế: Thuế nhập khẩu đối với dầu thô là thấp, thuế nhập

khẩu đối với các sản phẩm lọc dầu là thấp hơn so với mức thuế trung bình đối

với hàng công nghiệp của Trung Quốc (17%).

Các hàng rào phi thuế: Nhín chung, ngành xăng dầu của Trung Quốc

vẫn được bảo hộ so với các ngành công nghiệp khác của Trung Quốc. Giấy phép

Page 38: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 35

và hạn ngạch vẫn đang áp dụng đối với các sản phẩm lọc dầu. Hệ thống đăng ký

hạn chế định lượng áp dụng đối với dầu thô. Sự tham gia của nước ngoài vào

phân phối và bán lẻ bị hạn chế. Thương mại nhà nước được duy trì đối với dầu

thô và các sản phẩm lọc dầu. Cấm nhập khẩu áp đụng đối với xăng và dầu diesel

từ năm 1998.

3.3. Một số nét về giao dịch Fueloil trên sở giao dịch hàng hoá giao sau

Thƣợng Hải SHFE (Shang Hai Futures Exchange)

Hiện nay, ở SHFE có nhiều loại hàng hoá thiết yếu được giao dịch như

đồng đỏ (copper), nhôm, cao su tự nhiên, Fueloil, ngô, đậu nành, bông, đường...

việc những loại hàng hoá này được giao dịch một cách tập trung và có kiểm soát

đã tạo ra những bước phát triển thuận lợi cho các ngành sản xuất của Trung

Quốc nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hết năm 2007, SHFE có 370 công ty

thành viên, đa phần là các công ty môi giới và các tập đoàn sản xuất.

Biểu đồ 1.7: Khối lượng giao dịch hàng hoá trên SHFE

qua các năm

626.85 825.57 1122.062434.62

8015.95 8115.476757.95

11621.2

17112.77

0

5000

10000

15000

20000

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(Đơn vị : 10,000 lots; 1 lot = 10 tấn)

Nguồn: số liệu tổng hợp trong báo cáo thường niên các năm của SHFE

Fueloil tuy chỉ chiếm 3,67% tổng giá trị giao dịch của SHFE (năm 2007),

những xét về khối lượng được giao dịch thì là một con số không nhỏ, khoảng

240 triệu tấn. Cũng như các hàng hoá khác, Fueloil được giao dịch với kỳ hạn 3

tháng, được quy định một tiêu chuẩn chất lượng mang tầm quốc tế và rất rõ

ràng, hàng hoá giao dịch tập trung tại những nơi dự trữ của SHFE, được kiểm tra

và đảm bảo về chất lượng theo quy định của sở. (xem phụ lục 6)

Page 39: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 36

SHFE có hẳn một chương trong điều luật quy định về điều khiển rủi ro,

trong đó quy định những biện pháp giám sát nhằm phát hiện, phòng ngừa các

hoạt động đầu cơ. Các thành viên khi tham gia giao dịch đều phải có một tài

khoản bảo chứng (margin account) quản lý và đảm bảo sự tham gia của các

thành viên giao dịch, quy định về mức độ tham gia, cùng một khách hàng mà

nắm giữ những vị thế khác nhau ở các tài khoản khác nhau tại các công ty mô

giới thành viên khác nhau sẽ bị tính toán để gộp chung lại.

Kinh nghiệm rút ra cho thấy, do có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và

quy mô tương đối lớn, nên Trung Quốc cũng có một thị trường tự do phát triển

cao. Xu hướng kiểm soát giá vừa hỗ trợ và kiểm soát sức mạnh thị trường của

nhà cung cấp độc quyền. Cơ chế đặt giá xăng dầu theo hai lớp định hướng (giá

bán lẻ trong nước theo giá định hướng Nhà nước, giá định hướng Nhà nước lại

đặt theo giá của một vài thị trường lớn ở nước ngoài) rất phù hợp để học tập đối

với tình hình trước mắt của Việt Nam. Đặc biệt, mô hình hoạt động của sở giao

dịch hàng hoá giao sau Thượng Hải cũng là một tiền đề để dõi theo, nghiên cứu

và học hỏi nước bạn, tiến tới việc thành lập thị trường hàng hoá giao sau tập

trung tại Việt Nam.

Kết luận chƣơng I

Giá xăng dầu diễn biến bất thường trên thế giới sẽ gây ảnh hưởng xấu đến

nền kinh tế, đó là rủi ro thường xuyên xảy ra và khó tránh khỏi, và vai trò chiến

lược quan trọng của việc bảo hiểm giá, phòng vệ rủi ro là không thể phủ nhận.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu sẽ mang

lại nhiều hiệu quả tích cực, giảm thiểu rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, thực hiện được

những nghiệp vụ này hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, khả

năng điều hành của Nhà nước và mức độ phát triển của nền kinh tế vĩ mô trên

nhiều lĩnh vực. Kinh nghiệm về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro của Trung Quốc sẽ là

bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam về việc kiểm soát giá xăng dầu, phát

triển nghiệp vụ phòng vệ rủi ro.

Page 40: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 37

CHƢƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG

VỆ RỦI RO GIÁ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM

1. Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế

Xăng dầu, một loại nhiên liệu chưa thể thay thế có vai trò đặc biệt quan

trọng đối với mỗi quốc gia. Xăng dầu cung cấp năng lượng cho các hoạt động

sản xuất, kinh doanh, dân sinh, an ninh quốc phòng. Xăng dầu là yếu tố quan

trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia.

Sơ đồ 2.1: Lƣợng tiêu thụ dầu trên đầu ngƣời năm 2007 (đơn vị: tấn)

Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển

kinh tế với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng.

Nhìn chung, các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn, lượng tiêu thụ bình

quân đầu người cao thuộc các nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do

kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải, công nghiệp… càng cần

tiêu thụ nhiều. Hơn nữa, mức sống của của người dân cao làm tăng nhu cầu sử

dụng các trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng hoặc các phương tiện giao

thông cho hoạt động đi lại, du lịch…Ngược lại, đối với những đang phát triển và

kém phát triển thì nhu cầu xăng dầu thấp hơn. Tuy nhiên các nước này cần đẩy

mạnh, nhanh nhu cầu sử dụng xăng dầu để hỗ trợ các ngành công nghiệp, giao

thông vận tải, thương mại…

Ngành năng lượng đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Việt Nam.

Ngành năng lượng có thể vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do xuất

Page 41: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 38

khẩu năng lượng là một phần quan trọng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu và

vừa do năng lượng là điều kiện sống còn đối với phát triển công nghiệp và

thương mại. Năng lượng sẽ đóng vai trò thiết yếu trong triển vọng lâu dài của

kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đầy, nhu cầu về năng lượng hiện đại đã

tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP là 30% và nhu cầu về điện thì tăng nhanh hơn

70%. Những yêu cầu phát triển kinh tế tương lai gắn liền với sự gia tăng nhu cầu

về năng lượng. Nhu cầu về năng lượng các loại đối với sự phát triển kinh tế của

Việt Nam được minh họa qua bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Nhu cầu về năng lƣợng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Năng lượng 2000 2005 2010

Điện (GW/a) 25,706 44,491 77,406

Xăng dầu (1000 thùng) 53,994 79,431 117,841

Khí thiên nhiên (Tỷ m3) 2,111 4,663 7,717

Than (1000 tấn) 7,166 9,142 11,115

Tổng (1000 tấn quy đổi) 16,975 24,267 36,973

(Nguồn : World Bank 1999)

Tại Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến

lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền nhà nước. Nhà nước

thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản

lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạnh nhập

khẩu. Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 11 doanh nghiệp đầu mối; trong

đó Petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60%, là vị trí

thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa. Vị trí quan trọng này do nhà nước xác

lập tương ứng với vai trò chủ đạo của Petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu

cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả

xăng dầu trên thị trường và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp phát

triển đất nước. Cơ cấu sử dụng xăng dầu được biểu diễn trong biểu đồ trong hoạt

động dịch vụ (chủ yếu là vận tải) chiếm tỉ lệ lớn nhất (56%). Vận tải là ngành

phải sử dụng một lượng lớn xăng dầu trong quá trính hoạt động cho nên đây cũng

là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nhất khi giá cả xăng dầu tăng lên.

Page 42: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 39

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam (Nguồn: Báo

cáo của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) năm 2007)

2%

7%

4%

20%

11%

56%

Sản xuất điện

Nông nghiệp

Công nghiệp

Thương mại-dịch vụ

Dân sự

Giao thông vận tải

Ở nước ta do chưa có công nghiệp lọc dầu, nên 100% dầu mỏ khai thác

phải xuất khẩu, để rồi lại nhập khẩu 100% xăng dầu cho tiêu dùng trong nước.

Mặc dù xuất khẩu dầu mỏ cũng đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích lớn, ví dụ

như bổ sung nguồn ngoại tệ lớn nhất trong NSNN (năm 1998: 692 triệu USD,

năm 1999 : 1030 triệu USD, năm 2000: 1778 triệu USD), tỷ trọng đóng góp

trong GDP là một con số đáng kể, thúc đầy nhanh chóng quá trình công nghiệp

hoá - hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm, mở rộng hợp tác quốc tế...tuy

nhiên điều đó cũng là nghịch lý vừa làm cho nguồn năng lượng trong nước thiếu

tính chủ động, vừa làm giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh trong

ngành năng lượng.

1.1. Nhu cầu dầu thế giới.

Trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ Trung hạn mới công bố tháng 7 năm

2008, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khuyến cáo thị trường dầu mỏ sẽ tiếp

tục bị thắt chặt trong 5 năm tới khi sản xuất dầu mỏ trì trệ ở các quốc gia ngoài

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và nhu cầu vẫn tăng khá mạnh.

Page 43: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 40

IEA cho hay nhu cầu tăng mạnh ở các nước đang phát triển và những

căng thẳng về nguồn cung hiện nay tiếp tục cho thấy "một bức tranh thị trường

dầu mỏ u ám trong trung hạn". Theo IEA, trong giai đoạn 2008-2013, tăng

trưởng sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ chậm khoảng 0,5% trong

khi nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 1,6%/năm, từ mức 86,9 triệu thùng/ngày lên

94,1 triệu thùng/ngày.

Các nhà phân tích cho rằng sự mất cân đối trên có nghĩa kinh tế thế giới

sẽ phải dựa nhiều hơn vào OPEC và giá dầu có thể duy trì ở mức cao. Kể từ năm

2004, khả năng cung ứng nghèo nàn trước sức ép nhu cầu tăng mạnh từ các

Thay đổi so với năm trước đó

Dự báo

triệu thùng

mỗi ngày

Nguồn: IEA

triệu thùng

mỗi ngày

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng sản lƣợng các nƣớc ngoài OPEC

(thay đổi so với năm trƣớc đó)

Nguồn: IEA

Biểu đồ 2.2:

Page 44: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 41

nước phát triển đã khiến giá dầu tăng nhanh nhằm hạn chế nhu cầu. Mặc dù

hàng tỷ USD đã được đầu tư, thách thức khai thác nhiều hơn nữa từ các mỏ dầu

cũ cho thấy trong 5 năm tới các nước ngoài OPEC sẽ phải dựa vào các loại

nhiên liệu sinh học như ethanol.

Sự cạn kiệt nhanh chóng của các mỏ dầu, nhất là ở Biển Bắc và Mêhicô -

nơi sản lượng đang giảm tới hơn 20%/năm - có nghĩa 14,8 triệu thùng trong tổng

số 16 triệu thùng cung cấp mới từ các nước ngoài OPEC trong 5 năm tới sẽ bù

đắp sự thiếu hụt từ hoạt động khai thác ngày càng kém ở các mỏ dầu cũ. Trong

khi đó, OPEC cũng đang cố trì hoãn các dự án ảnh hưởng tới khả năng tăng

thêm công suất của tổ chức này. IEA đã giảm mạnh dự đoán về khả năng cung

ứng dầu thô của OPEC trong giai đoạn năm 2008-13 thấp hơn 1,2 triệu

thùng/ngày so với dự kiến trước đó.

Hiện IEA dự đoán nhu cầu dầu mỏ của Tổ chức Phát triển và Hợp tác

Kinh tế (OECD) có thể giảm 0,1%. Trong khi đó, nhu cầu cầu mỏ sẽ gia tăng ở

các nước đang phát triển có dân số lớn ngày càng giàu hơn do họ mong muốn có

đời sống cao hơn như ở các nước OECD. Tuy vậy, nếu nguồn cung dầu bị hạn

hẹp, cách duy nhất để đạt được sự cân bằng là tăng giá dầu dần dần cho tới khi

nhu cầu được hạn chế ở các nước OECD.

Sơ đồ 2.2: Tăng trƣởng nhu cầu dầu mỏ tại các khu vực trên thế giới

Trung bình các năm:

nghìn thùng/ngày

Tăng cầu trung bình của thế giới:

(triệu thùng/ngày)

Nguồn:IEA

Page 45: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 42

Hiện nay, khu vực tiêu thụ lượng dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trong giai đoạn

2002-2006 khu vực này tiêu thụ trung bình từ 22-25 triệu thùng dầu/ngày. Trong

đó trên nước Mỹ đã tiêu thụ trung bình khoảng 20 triệu thùng dầu/ngày và luôn

là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Tiếp đó là

khu vực châu Á và châu Đại Dương, hai khu vực này có lượng tăng rất cao và

đang được dự báo là tiếp tục tăng cao. Trong đó phải kể ra hai quốc gia tiêu thụ

dầu lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Trung Quốc (trung bình khoảng 7 triệu thùng

mỗi ngày) và Nhật Bản (trung bình 5 triệu thùng mỗi ngày). Trong khi đó, các

khu vực kém phát triển hơn như Châu Á và Châu Phi chỉ cần đến một lượng dầu

khá khiêm tốn, với tốc độ tiêu thụ tăng không đáng kể.

* Tổng quan về một số sản phẩm xăng dầu:

1. Xăng mogas

Cung:

- Gia tăng xuất khẩu từ Ấn Độ từ Quý 3 năm 2008 do sự khởi động của nhà máy

lọc dầu Reliance II

- Trung Quốc tiếp tục có nhiều hàng trong kho và nguồn cung dồi dào đang

được ổn định. Tiềm năng về tin tức giá giảm xảy ra khi Trung Quốc dự trữ quá

nhiều hàng và trở thành một nước xuất khẩu chính trong vài tháng tới.

- Váo tháng 2 năm 2008, tổng kho xăng ở mức cao lịch sử.

Cầu:

- Sự giảm nhập khẩu của Iraq vì có ba dự án mở rộng sản xuất của ba nhà máy

lọc dầu nước này

- Cầu về xăng ở Mỹ, nước tiêu dùng xăng lớn nhất thế giới, đang giảm vì tình

hình kinh tế ảm đạm trong tương lai, dẫn đến việc giảm cầu trên toàn thế giới.

Tổng quan:

- Các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu sẽ làm di chuyển cán cân cung – cầu từ

mức cân bằng sang thặng dư ở châu Á và khu vực Trung Đông.

- Các nước Iran, Iraq, Indonesia, Malaysia sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu chính

về xăng chất lượng trong vài năm tới. Việt Nam sẽ vẫn là nước nhập khẩu. Úc,

Nhật và Hàn Quốc sẽ thiếu hụt những sản phẩm xăng chất lượng cao hơn.

Page 46: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 43

- Hiện tại cấu trúc thị trường xăng đang ở dạng backwardation (thị trường “bù

hoãn bán”) trong nửa đầu năm 2008.

2. Gasoil

Cung:

- Mức tổng kho cao ở trong khu vực tại thời điểm đầu năm 2008, mặc dù đã ở

giai đoạn cuối của mùa đông, khi mà nhu cầu heating oil (nhiên liệu sưởi) dần

kết thúc.

- Mức lưu kho cao và khả năng sản xuất mạnh ở Nhật Bản làm cho khả năng

xuất khẩu của Nhật tăng mạnh và làm tăng thêm mức cung cho thị trường.

Cầu:

- Indonesia mua nhiều Gasoil vì các vấn đề ở các nhà máy lọc dầu.

- Mức cầu thời vụ cao vào tháng 3 ở châu Á Thái Bình Dương sẽ có thể khiến

cho nhu cầu hàng tương lai gần tăng mạnh, nhưng nhiều sự biến động ở Trung

Quốc về nhu cầu của các nhà máy phát điện chạy xăng và hậu quả của suy giảm

nông nghiệp do giá lạnh sẽ có thể làm giảm những ảnh hưởng đó.

Tổng quan:

- Các nhà giao dịch trục lợi từ việc chuyển các lô hàng đến châu Âu từ khu vực

châu Á, nguồn cung có thể bị giảm sút với việc các nhà máy lọc dầu cắt giảm

công suất voà tháng 3 năm 2008.

- Hiện tại, cấu trúc thị trường là Gasoil là backwardation (thị trường “bù hoãn

bán”) tới tận tháng 8 năm 2008.

3. Fuel oil

Cung:

- Sản lượng sản xuất Fuel oil đã bắt đầu giảm trong 10 năm qua.

- Tỷ lệ tăng sản xuất Fuel oil từ việc mở rộng các nhà máy lọc dầu sẽ được bù

lại bằng việc mở nhiều các bộ phận lọc dầu phức tạp hơn nhu cokers hay

residuel catalytic cracker (RCC), nếu như tất cả khởi động đúng như dự định.

- Sản lượng Fue oil sẽ giảm

Cầu:

- Nhu cầu dầu chạy tàu thuỷ tăng mạnh ở mức khoảng 10%/năm.

Page 47: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 44

- Mức tăng dự đoán của nhu cầu Fuel oil là sẽ từ Trung Đông do nhu cầu chạy

các máy phát điện.

- Việc đóng cửa TEPCO với nhà máy điện nguyên tử Kashiwazaki – Kariwa

8,21GW sẽ tăng nhu cầu phát điện bằng chạy lò hơi.

- Tuy nhiên, cầu ở Trung Quốc có thể thấp đi do các nhà máy lọc dầu nhỏ không

có mức sinh lợi tốt.

Tổng quan:

- Châu Á vẫn thiếu hụt vì lượng xuất khẩu ngày càng nhỏ dần từ Trung Đông,

nhiều Fuel oil được chế biến nâng cao thành loại sản phẩm cao cấp hơn, và nhu

cầu dầu chạy tàu thuỷ vẫn ở mức cao.

- Mong chờ nhiều Fuel oil xuất khẩu từ các nước như Venezuela, Nga và châu

Âu vào châu Á để phục vụ nhu cầu cao ở đây.

- Hiện tại, cấu trúc thị trường Fuel oil là contango (thị trường “bù hoãn bán”) tới

tận tháng 8 năm 2008.

1.2. Biến động giá xăng dầu thế giới.

Nhìn chung, từ năm 2004 trở về trước giá xăng, dầu thế giới tương đối ổn

định. Trong năm 2004-2005, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng với tốc

độ tương đối cao. Cụ thể:

Biểu đồ 2.4: Biến động giá danh nghĩa của dầu Brent theo các đồng tiền

Nguồn:

Page 48: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 45

Bảng 2.2: Giá dầu thô thế giới năm 2004 - 2005

(Nguồn: BP_oilmarkets_into2006)

Bốn tháng đầu năm 2006 giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh liên tục lập

kỷ lục về giá. Trung bình trong tháng 4/2006 giá dầu WTI tại New York và giá

dầu Brent tại London xấp xỉ 70$/thùng. Trong hai tuần đầu tháng 8/2006 có lúc

đã lên tới 79,85$/thùng. Từ giữa tháng 8/2006 giá dầu trên thị trường thế giới đã

giảm nhanh. Ngày 25/8/2006 giá dầu Brent tại London và WTI tại New York đã

giảm 4,9 – 5,9$/thùng.

Từ năm 2007 cho đến nay giá xăng dầu tăng nhanh. Với giá dầu WTI đã

vượt mức 100$/thùng (100.09$/thùng trong tháng 1 năm 2008), so với mức thấp

ở 50.48$/thùng tháng 1 năm 2007.

(Nguồn:WTRG Economics 2008 trên web: www.wtrg.com)

Giá dầu ($/thùng) Năm 2004 2005 % tăng giá

Brent 38.27 54.52 42.5%

WTI 41.49 56.59 36.4%

Rổ OPEC 36.04 50.71 40.7%

Biểu đồ 2.5: Giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2008 tại NYMEX

$/t

hùn

g

Page 49: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 46

Thị trường dầu thô liên tiếp lập những kỷ lục mới qua các phiên giao dịch.

Tính chung từ đầu năm, giá vàng đen đã tăng hơn 50%. Trong phiên giao dịch

ngày 3/7 tại New York giá dầu thô giao tháng 8/2008 đã có lúc các hợp đồng

giao tương lai được ký ở mức 145,85 USD mỗi thùng, tăng gần 2 USD so với

lúc đóng cửa ngày 2/7. Trong phiên giao dịch ngày 4/7, Giá dầu thô giao tháng 8

tại New York chốt 145,29 USD mỗi thùng. Xăng bán lẻ cũng chạm mức 4,10

USD mỗi gallon (tương đương 18.250 đồng một lít). Tại London, dầu Brent chốt

tại ngưỡng kỷ lục 146,08 USD mỗi thùng, tăng 1,82 USD.

Biểu đồ 2.6:

Biểu đồ 2.7:

Nguồn: IEA

Nguồn: IEA

Page 50: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 47

Từ đầu năm 2008 đến nay giá xăng dầu luôn tăng với tốc độ kỷ lục. Dự

báo trong năm 2008 là một năm đầy biến động với giá dầu mỏ. Hầu hết các nhà

phân tích đều nâng cao dự đoán của năm 2008 đến khoảng 80$-85$/thùng so với

mức thấp 70$/thùng cho giá dầu ICE Brent. Trong năm 2007 giá trung bình đối

với dầu ICE Brent là 73$/thùng. Dự báo của WorldBank năm 2008 về giá dầu

thô trung bình trong các năm tới như sau:

Bảng 2.3: Dự báo của WorldBank về giá dầu thô trung bình trong các năm tới.

Năm 2006(thực tế) 2007(thực tế) 2008(dự báo) 2009(dự báo)

Giá($/thùng) 64.3 71.1 108.1 105.5

Như vậy, trong thời gian sắp tới có thể giá xăng dầu thế giới vẫn ở mức

cao và biến động lớn.

1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam.

1.3.1. Nguồn cung xăng dầu

Việt Nam có nguồn dầu thô dồi dào, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu

thô rất lớn, tuy nhiên do công nghệ trong nước còn yếu, chưa có nhà máy lọc

dầu nên nước ta chưa thể tự làm ra các sản phẩm từ dầu thô. Nguồn cung các sản

phẩm xăng dầu là nhập khẩu 100%.

Hàng năm, căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, nhu cầu xăng dầu cho nền

kinh tế năm kế hoạch. Chính phủ giao tổng mức nhập khẩu xăng dầu các loại

cho từng doanh nghiệp đầu mối. Phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế,

nhu cầu xăng dầu hàng năm cũng liên tục tăng. Tăng trưởng nhu cầu bình quân

cả thời kỳ khoảng 7,7% năm.

Bảng 2.4: Lƣợng nhập khẩu xăng, dầu qua các năm(đ/v: triệu tấn)

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

7.425 8.747 9.083 9.9705 9.9364 11.047 11.477 11.212 12.85

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Tổng cục Hải quan - bộ Tài Chính thì thị trường nhập khẩu xăng dầu

của Việt Nam chủ yếu từ Singapore, mỗi năm chiếm tới hơn 50% tổng lượng

nhập khẩu, tiếp theo là Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Về cơ cấu nhập khẩu, cũng thay đổi theo thời kỳ, nhưng nhập khẩu dầu

diesel (DO) luôn chiếm phần lớn nhất (theo Tổng cục thống kê thì là khoảng

Page 51: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 48

hơn 50% lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước qua các thời kỳ), tiếp theo là

dầu mazut, xăng, nhiên liệu máy bay, dầu hoả.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007

23, 23%

42, 42%

26, 26%

4, 4%

5, 5%

Xăng

Dầu diesel

Dầu mazut

Dầu hoả

Nhiên liệu máy bay

Nguồn: IEA

1.3.2. Cầu tiêu dùng xăng dầu

Lượng xăng dầu được nhập khẩu về sử dụng trong nước khoảng 92-93%,

còn lại tái xuất ra nước ngoài khoảng 7-8% vào các khu chế xuất, các tàu biển

nước ngoài tiếp nhiên liệu tại các cảng biển Việt Nam, máy bay của Việt Nam

và nước ngoài tiếp nhiên liệu tại các cảng hàng không Việt Nam và tái xuất sang

các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Lượng xăng dầu tiêu thụ

trong nước được phân tích sau đây dựa trên cách tiếp cận theo ngành kinh tế và

khu vực địa lý. Cụ thể:

1.3.2.1. Nhu cầu tiêu thụ phân theo ngành kinh tế:

Theo kết quả nghiên cứu trong chuyên đề “Dự báo nhu cầu tiêu dùng

trong nước và tái xuất xăng dầu Việt Nam đến năm 2017” của Viện Chiến lược

phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng ngành

như sau: nhu cầu cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,2%, nhu cầu

của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,5%, nhu cầu của ngành giao thông

chiếm tỷ trọng 14%, nhu cầu dân dụng chiếm tỷ trọng 40%. Nhu cầu của giao

thông vận tải là toàn bộ lượng xăng nhập khẩu (kể cả xăng thông thường và

xăng máy bay), tổng hai loại này hiện chiếm khoảng 25% nhu cầu nhập khẩu,

nếu tính thêm cả các loại phương tiện vận tải chạy dầu thì khả năng ngành giao

thông vận tải có thể tiêu thụ 35-40% lượng nhập khẩu xăng dầu. Còn lại là nhu

cầu của các ngành kinh tế khác trong đó có nhu cầu chạy máy phát điện, nhu cầu

trong công nghiệp, trong nông lâm ngư nghiệp...

1.3.2.2. Nhu cầu sản phẩm xăng dầu phân theo khu vực địa lý

Page 52: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 49

Nhu cầu phân theo khu vực thành thị, nông thôn, miền núi.

Đại bộ phận xăng dầu được tiêu thụ ở thành thị, khu vực thành thị có thể

tiêu thụ tới trên 80% lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, còn lại vùng nông thôn và

miền núi rộng lớn chỉ tiêu thụ không đầy 20% lượng xăng dầu của cả nước.

Tiêu thụ xăng dầu theo các khu vực Bắc, Trung, Nam.

Tiêu thụ xăng dầu cũng khác nhau theo ba miền Nam, Trung, Bắc; miền

Nam là khu vực kinh tế phát triển nhất của cả nước cũng đồng thời là khu vực

tiêu thụ xăng dầu lớn nhất nước, chiếm khoảng 70% tổng tiêu thụ xăng dầu cả

nước. Miền Bắc là khu vực tiêu thụ xăng dầu lớn thứ hai, mức tiêu thụ chiếm

khoảng 20% tổng tiêu thụ xăng dầu cả nước, tiêu thụ của miền Trung vẫn còn

rất nhỏ bé so với lượng tiêu thụ cả nước. Sự chênh lệch tiêu thụ giữa các miền

một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau của từng miền,

trình độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khác nhau song cũng thể hiện tiềm năng

tăng tiêu thụ xăng dầu rất khác nhau giữa các vùng.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện kho dự trữ, vận chuyển và phân phối xăng, dầu

trong nƣớc.

Nguồn : IEA

Mức độ tiêu thụ sản phẩm xăng dầu giữa 3 khu vực Bắc – Trung – Nam

có sự chênh lệch đáng kể so với cơ cấu nhu cầu. Miền Bắc và miền Trung chỉ

tiêu thụ lần lượt là 20% và 11%, trong khi miền Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu,

Miền Bắc

31 Kho

619.200 m3

6 Cảng

245 km đƣờng ống

120 xe lửa

Miền Trung

23 Kho

238.000 m3

8 Cảng

Miền Nam

36 Kho

1.192.300 m3

21 Cảng

Page 53: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 50

khoảng 69%. Điều này phản ánh mức sinh hoạt và hoạt động kinh tế tương đối

cao ở các tỉnh miền Nam so với hai khu vực còn lại. Tỷ trọng này có lẽ thay đổi

chưa thật nhiều trong những năm tới, do các hoạt động kinh tế vẫn tương đối tập

trung hơn ở các tỉnh phía Nam.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đồng đều trên cả nước. Chính phủ

chủ trương giảm đầu tư vào phía Nam do hiện nay mật độ đã khá cao và tăng

mức độ đầu tư vào khu vực phía Bắc và miền Trung tăng lên và miền Nam sẽ

giảm tương ứng. Dự báo tới năm 2015, cơ cấu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng

dầu tương ứng giữa ba miền Bắc – Trung – Nam sẽ là 30 – 10 – 60.

1.4. Biến động giá xăng dầu ở Việt Nam.

Trong giai đoạn vừa qua, giá xăng dầu trong nước được quản lý trực tiếp

bởi Nhà nước. Bằng cách áp dụng các biện pháp về giá như trợ giá hàng nhập

khẩu, linh hoạt tăng giảm thuế, Nhà nước đã điều chỉnh tăng giảm giá ở mức

hợp lý nhất, giảm thiểu những tác động với thị trường chung. Mặc dù như vậy,

giá cả xăng dầu vẫn biến động không ngừng và ngày càng có khuynh hướng

tăng nhanh. Dưới đây là diễn biến xăng dầu thời gian qua:

Ngày 13/1/2007, trong bối cảnh giá dầu thế giới có xu hướng giảm mạnh,

Bộ Thương mại đã giảm giá xăng A92 trong nước 400 đ/lít, từ 10500 đ/lít xuống

còn 10100 đ/lít, đây là lần giảm giá xăng thứ ba liên tiếp tính từ thời điểm giá

bán lẻ xăng trong nước đạt mức cao kỷ lục 12000 đ/lít từ vào đầu tháng 8/2006.

Hai lần giảm gần nhất diễn ra vào tháng 9 và tháng 10/2006, với mức giá xăng

A92 tương ứng là 11000 và 10500 đ/lít. Khi trên thị trường thế giới, giá dầu

đang có xu hướng đi xuống, một phần quan trọng do thời tiết mùa đông giai

đoạn này tương đối ấm, khiến nhu cầu nhiên liệu tại các nước phát triển giảm

sút, giá dầu WTI tại New York giảm xuống còn 52,99 $/thùng. Cùng thời gian

này, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 04/2007QĐ–BTC, theo đó thuế

nhập khẩu xăng dầu tăng từ mức phổ biến 10% lên 15%, xăng máy bay giữ

nguyên mức thuế 15%, dầu hoả, dầu thắp sáng chịu mức thuế nhập khẩu 5%

thay cho 0% trước đó.

Page 54: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 51

Ngày 6/3/2007, theo quyết định 0374 của Bộ thương mại, giá bán lẻ xăng

A92 tăng 900 đ/lít, lên mức 11000 đ/lít, thuế nhập khẩu xăng dầu cũng thay đổi

từ 15% xuống 10%. Việc điều chỉnh có thể được coi là lỡ đà so với tình hình

chung trên thị trường thế giới khi giá dầu thế giới đang trong xu hướng giảm.

Ngày 7/5/2007, giá xăng A92 tăng 800 đ/lít lên mức 11800 đ/lít, giá các loại dầu

hoả, mazút, diesel vẫn giữ nguyên, đây là lần đầu tiên mặt hàng xăng tăng giá kể

từ thời điểm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự quyết định giá xăng

(1/5). Trên thế giới, giá dầu thô cũng ở xu hướng tăng nhanh, có thời điểm chạm

mức 67 $/thùng, tại Singapore giá xăng 95 ngày 2/5 lúc mở cửa cũng đạt tới

87,01 $/thùng, tăng 6,1% so với tuần trước đó. Cuối tháng 5, cùng với động thái

nhằm giảm lỗ cho doanh nghiệp và khả năng tăng giá xăng cũng đã được giảm

đi trước mắt, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng từ 5%

xuống 0%, giúp các doanh nghiệp có thời gian theo dõi và tính toán lại các

phương án giá của mình.

Ngày 16/8/2007, giá xăng A92 được giảm 500 đ/lít còn 11300 đ/lít, thông

tin về việc giảm giá xăng khi đó không còn là bất ngờ với người tiêu dùng trong

nước khi các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập liên tục đến vấn đề này

và còn được Chính phủ nhất trí thông qua nhằm kiềm chế giá tiêu dùng. Tuy

nhiên, các doanh nghiệp còn chần chừ vì họ sẽ chỉ hoà vốn do có lượng hàng tồn

kho được nhập về với mức giá cao trước đó, cộng thêm hàng mới nhập về thì

mức lãi không còn ở mức 800 đ/lít theo tính toán của liên bộ Công thương – Tài

chính, mà chỉ khoảng 500 đ/lít.

Đợt tăng giá xăng ngày 22/11/2007 được coi là khá bất ngờ khi trước đó,

giá mặt hàng này tin tưởng sẽ được bình ổn để hỗ trợ mục tiêu kiềm chế đà tăng

chỉ số giá tiêu dùng, vì tháng 12 là tháng cao điểm tiêu dùng, cộng thêm ảnh

hưởng của giá xăng dầu vào giá của hàng hoá, dịch vụ, sẽ làm tình hình giá tiêu

dùng đáng lo ngại hơn. Mức tăng giá khá cao, khoảng 15% (tăng 1700 đ/lít),

mức tăng cụ thể của xăngA92 là từ 11300 đ/lít lên 13000 đ/lít. Giá dầu hoả và

diesel cũng lần lượt tăng từ 8600 đ/lít và 8700 đ/lít lên 10200 đ/lít, mazút tăng

thêm 2500 đ/kg (từ 6000 đ/kg lên 8500 đ/kg). Ngoài nguyên nhân trực tiếp từ

Page 55: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 52

biến động giá trên thị trường thế giới, tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ là ổn định

giá cả trong nước nhưng ổn định tương đối theo thị trường, yêu cầu “chấp nhận

và thích ứng với mặt bằng thế giới” trong lộ trình hội nhập của nền kinh tế một

lần nữa được đặt ra. Hiện tại, sau lần tăng mạnh hơn 30% từ 14.500 lên 19.000

đ/lít thì giá xăng đã được điều chỉnh giảm 2 lần, còn 17.000 đ/lít.

Qua những diễn biến trên cho ta thấy, giá xăng dầu ở Việt Nam cũng bị

ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá trên thế giới, nhưng có tính ổn định hơn do

chính sách trợ giá của Chính Phủ. Giá thường được cố định trong khoảng thời

gian dài rồi mới thay đổi, điều này có thể mang đến tâm lý “sốc”, ngại thích ứng

cho người tiêu dùng, tạo ra những suy nghĩ bất cập. Cũng như phân tích trong

chương I, chính sách trợ giá cũng tạo ra nhiều sự không tích cực cho nền kinh tế

và trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, không phù hợp về dài hạn.

Biểu đồ 2.9: Giá dầu thế giới và giá xăng ở Việt Nam cùng thời điểm

0

20

40

60

80

100

120

140

3/7/

2005

17/8

/200

5

22/1

1/20

05

27/4

/200

6

9/8/

2006

12/9

/200

6

6/10

/200

6

13/1

/200

7

6/3/

2007

7/5/

2007

16/8

/200

7

22/1

1/20

07

25/2

/200

8

21/7

/200

8

14/8

/200

8

27/8

/200

8

USD/thùng

02468101214161820

nghìn đồng/lít

Giá dầu thế giới

Giá xăng Việt Nam

Từ bảng số liệu trên, ta có thể tính toán mức độ biến động của giá xăng

Việt Nam so với giá dầu thế giới bằng cách tính toán độ lệch chuẩn (mức lệch

trung bình của giá tại các thời điểm so với giá trung bình) và hệ số nhọn của giá

dầu thế giới và của giá xăng Việt Nam.

Gọi T là giá dầu thế giới, V là giá dầu Việt Nam

Ta tính được giá dầu trung bình của thế giới trong giai đoạn từ 03/07/1005 đến

27/08/2008 là 70.86$ và giá xăng trung bình của Việt Nam là 11.270đ.

Page 56: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 53

Phương sai của T là Var(T) = 351.83 Độ lệch chuẩn Se(T)=18.76, từ đó tính

được hệ số nhọn 26.086.70

76.18)()(

T

TSeT

Phương sai của V là Var(V) = 4.47 độ lệch chuẩn Se(V)=2.11 (nghìn đồng),

từ đó tính được hệ số nhon 19.027.11

11.2)()(

V

VSeV

2. Phân tích hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu tại Việt

Nam.

2.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam.

Theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP, các DN xăng dầu được tự quyết định

giá bán xăng theo cơ chế thị trường, trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu, các

chi phí đầu vào... đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, lợi nhuận hợp lý để tái

đầu tư, phát triển sản xuất và các hoạt động kinh doanh của DN. Nhà nước chỉ

quản lý gián tiếp bằng các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; điều hòa

cung cầu; mua, bán hàng dự trữ quốc gia và thực hiện kiểm soát các yếu tố hình

thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hay đầu cơ nâng giá. Theo

cơ chế hiện tại, hằng năm Bộ Tài chính vẫn dự trù một khoản ngân sách để bù lỗ

cho giá xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao. Nguồn bù lỗ này

thường được trích một phần từ xuất khẩu dầu thô. Giá và thuế nhập khẩu xăng

dầu được Nhà nước thực hiện linh hoạt theo biến động thị trường.

Tuy vậy, trong thời gian qua, các doanh nghiệp gọi là có quyền tự quyết

định giá bán xăng theo cơ chế thị trường nhưng quyết định của doanh nghiệp

vẫn phải trình lên cơ quan quản lý xem xét và thông qua. Những quyết định về

tăng giảm giá bán xăng hiện nay chủ yếu vẫn do liên bộ Tài chính – Công

thương ban hành.

Thời gian qua, giá xăng dầu trên thế giới có những biến động mạnh mẽ

vượt xa mọi dự đoán, do vậy cơ chế quản lý này vẫn dễ gây nên những xáo trộn

trên thị trường, dẫn đến những cơn sốc thị trường như trong thời gian vừa qua đã

thấy. Cùng với chính sách Nhà nước, thị trường thế giới biến động mạnh trong

khoảng thời gian qua đã bộc lộ những bất cập tồn tại của chính sách cũ và yêu

cầu bức thiết ứng dụng của chính sách mới.

Page 57: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 54

2.2. Hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, trong lĩnh vực tài chính cũng như trong kinh

doanh xăng dầu, việc sử dụng các công cụ phòng vệ đã được nhắc đến nhiều

nhưng có một thực tế trái ngược là lại rất ít được sử dụng. Ứng dụng các công cụ

chống rủi ro đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e ngại

của nhiều doanh nghiệp.

Theo Ngân hàng nhà nước (SBV) các công cụ tài chính hỗ trợ các doanh

nghiệp đã có tương đối đầy đủ trên thị trường Việt Nam. Các nghiệp vụ bảo

hiểm rủi ro tương đối phong phú như công cụ hoán đổi lãi suất, công cụ hoán

đổi tiền tệ, các hợp đồng tương lai hàng hoá, hợp đồng quyền chọn tiền tệ... Tuy

nhiên kết quả không thu được như mong muốn, không nhiều DN biết đến và sử

dụng options, nghiệp vụ này không những ra đời muộn màng ở Việt Nam mà

còn chưa hấp dẫn các DN. Ngay cả trên thị trường chứng khoán Việt Nam,

chứng khoán phái sinh vẫn còn là những sản phẩm mới lạ, đang ở giai đoạn đầu

áp dụng, mới chỉ có sản phẩm phái sinh ở dạng đơn giản được áp dụng đó là

quyền mua cổ phần, chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi và Repo chứng khoán.

Giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện tại do Nhà nước quy định, quy mô

các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam, kể cả Petrolimex cũng

chưa tham gia thị trường giao sau. Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo cho

biết: “Thời gian qua, Petrolimex vẫn thực hiện phương thức chọn mua theo các

hình thức giá cố định để tự bảo hiểm cho mình, nhưng với số lượng không

nhiều. Các nghiệp vụ hedging chỉ có thể thực thi khi kinh doanh xăng dầu đã

chuyển sang cơ chế thị trường hoàn toàn đầy đủ”. Doanh nghiệp hoàn toàn có

thể chọn lựa đi mua các hợp đồng giao sau xăng dầu nhưng những công ty nước

ngoài chỉ chấp nhận bảo hiểm giá xăng dầu cho Việt Nam khi nào Việt Nam có

một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, những công ty nước ngoài không dám

nhận bảo hiểm giá cho Việt Nam bởi họ chỉ bù lỗ cho doanh nghiệp khi giá thế

giới biến động chứ không bù giá lỗ do Nhà nước tạo ra để bình ổn giá. Chỉ khi

Nhà nước thực hiện cơ chế thị trường đầy đủ, thì DN mới có thể mua hàng có

bảo hiểm giá để cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro. Một cách mua giá rẻ tốt nhất

Page 58: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 55

hiện giờ đang được các đầu mối nhập khẩu sử dụng là chọn nhiều công ty đấu

thầu, ví dụ trung bình để mua một lô hàng, Saigon Petro phải chọn hơn 20 công

ty đấu thầu để cung cấp.

Có thể nhận định rằng, đối với một nền kinh tế non trẻ như Việt Nam thì

các công cụ phái sinh này còn rất mới và xa lạ với tư duy kinh tế bấy lâu nay.

Việc sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu ở Việt Nam hiện nay hầu như

chưa có gì, hiện trạng sử dụng vướng phải rất nhiều điều bất cập từ những lý do

khách quan của nền kinh tế lẫn lý do chủ quan từ phía các chủ thể tham gia. Khả

năng ứng dụng công cụ phái sinh vào phòng vệ giá xăng dầu trong thời điểm

hiển nay có thể thành công được hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn

đề, đặc biệt là vai trò ra quyết định của Nhà nước.

2.3. Đánh giá tình hình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt

Nam

Hiện nay, thị trường xăng, dầu của Việt Nam được nhập khẩu bởi 11

doanh nghiệp đầu mối. Đứng đầu là trên thị trường xăng, dầu là Tổng công ty

xăng dầu Việt Nam Petrolimex, thành lập năm 1956, cũng là doanh nghiệp đầu

tiên trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ở nước ta. Chiếm khoảng

60% thị phần trong nước. Công ty TNHH dầu khí TP. HCM-Saigon Petro sản

lượng nhập khẩu của doanh nghiệp này khoảng 1 triệu tấn/ năm. Công ty thương

mại kỹ thuật và đầu tư PETEC nguyên là công ty PETECHIM. Công ty xăng

dầu hàng không là công ty cung cấp nhiên liệu hàng không duy nhất cho các

hãng hàng không nội địa và quốc tế tại các sân bay dân dụng Việt Nam và các

sản phẩm hóa dầu trên thị trường Việt Nam. Công ty xăng dầu quân đội là doanh

nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Công ty thương mại xăng

dầu đường biến. Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp. Công ty Petechim.

Công ty liên doanh dầu khí Mekong. Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên. Công ty

chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ.

Về cách thức nhập khẩu xăng, dầu của các doanh nghiệp. Theo tâp quán

mua bán xăng, dầu thì các doanh nghiệp nhập khẩu thường mua theo C&F căn

cứ giá PLATT’S Singapore. Vào thời điểm ký hợp đồng cả bên mua và bên bán

Page 59: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 56

đều chưa xác định được giá của lô hàng, chỉ đến ngày giao hàng giá này mới

được xác định bằng chỉ số Platts của ngày hôm đó.

Trong khi đó giá xăng, dầu trên thị trường thế giới biến động rất lớn,

thường là vài chục cent cho đến trên dưới 1 USD trong một ngày, vào những

thời kỳ chiến tranh hoặc khủng hoảng chính trị ở các nước xuất khẩu dầu thì giá

dầu có thể biến động đến 5 USD trong một ngày.

Với cách làm như vậy các doanh nghiệp của chúng ta hoàn toàn thụ động

trước những biến động của giá xăng, dầu thế giới. Việc để giá hợp đồng thả nổi

theo giá thị trường, các công ty không thể kiểm soát được lợi nhuận của mình

cũng như là việc định giá bán.

Biểu đồ 2.10: Giá xăng dầu nhập khẩu từ thị trƣờng Singapore và giá bán

trong nƣớc.

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ

cho Việt Nam tại SaPa; 5,6 tháng 6 năm 2008 xây dựng giá FOB Singapore dựa theo bộ

năng lượng Mỹ)

Tuy nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

được trợ cấp bù lỗ từ chính phủ đề ổn định giá bán trong nược. Theo thống kê

của của các công ty tư vấn quốc tế thì trong năm 2004 số tiền mà chính phủ

dùng để bù lỗ cho xăng,dầu là 680 USD (Báo tuổi trẻ). Theo lời của thứ trưởng

bộ công thương Nguyễn Cấm Tú, hai tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp

nhập khẩu đã lỗ 3.561 tỷ đồng, riêng Petrolimex lỗ tới 2700 tỷ đồng không kể

đến việc lỗ từ xăng. Tính trong 6 tháng năm nay giá xăng, dầu luôn ở mức cao,

Page 60: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 57

có lúc giá dầu lên tới 140$/thùng . Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/7/08 tại thị

trường New York Mỹ, giá dầu thô tiếp tục tăng nhẹ và lên ngưỡng gần

137$/thùng. Còn tại Singapore - nơi cung cấp nguồn hàng chính cho các nhà

nhập khẩu Việt Nam, giá xăng dầu vẫn đứng ở mức cao với 167,45$/thùng đối

với dầu diezel và 139,27$/thùng đối với xăng A92 thành phẩm.

Với giá xăng, dầu trên thị trường thế giới như vậy sau khi cộng thêm các

khoản như lệ phí giao thông 500 đồng một lít, chi phí bến bãi, bán hàng khấu

hao... giá thành bán lẻ phải gần 19.000 đồng. Như vậy với giá bán 14.500 đồng,

mỗi lít xăng A92 doanh nghiệp lỗ khoảng 4.500 đồng. Còn với giá dầu 13.900

đồng hiện tại, doanh nghiệp lỗ khoảng 6.000 đồng. Theo liên bộ Tài chính –

Công thương tính trung bình trong 6 tháng năm nay các doanh nghiệp đầu mối

nhập khẩu lỗ 1.900 đồng cho mỗi lít xăng A92.

2.4. Tồn tại, nguyên nhân và phƣơng hƣớng.

2.4.1 Cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nƣớc thực sự chƣa hợp lý và

thiếu đồng bộ.

Xét trên tổng thể thì cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu của Nhà nước

còn bộc lộ các điểm yếu về nhiều mặt. Sự quản lý chưa tốt này dẫn đến việc thị

trường xăng dầu trong nước trở nên kém phát triển, quá trình chuyển sang cơ

chế thị trường hoàn toàn đầy đủ diễn ra chậm chạp và gặp nhiều vướng mắc.

Dưới đây là một số mặt quản lý chưa tốt nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây

khó khăn cho việc phòng vệ rủi ro:

Việc sử dụng các công cụ thuế, giá và chỉ tiêu nhập khẩu chưa đồng bộ.

Đặc biệt là quan hệ giữa thuế nhập khẩu và giá bán lẻ tối đa đã làm giảm thu

ngân sách nhiều tỷ đồng khi giá thế giới có xu hướng giảm mạnh mà không tận

thu tức thời. Ngược lai, Nhà nước đã không nuôi dưỡng được nguồn thu từ

doanh nghiệp do sự điều chỉnh giảm thuế quá chậm trễ dẫn đến sự thua lỗ của

doanh nghiệp không phải do lãng phí nguồn lực của chính họ.

Cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành còn thiếu đồng bộ và không kiên

quyết, chẳng hạn: khi giá xăng dầu thế giới giảm vượt quá mức thu của khung

thuế cho phép, không tìm ra công cụ để tận thu, cũng không xử lý giảm giá nếu

Page 61: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 58

thấy cần thiết (do tâm lý ngại điều chỉnh mặt bằng giá) dẫn đến thiệt hại cho cả

Nhà nước và người tiêu dùng, khi mà lãi gộp quá lớn. Xu thế tiêu thụ qua nhiều

trung gian càng tăng làm cho lãi gộp bị chia nhỏ qua nhiều giai đoạn lưu thông,

người tiêu dùng vẫn phải chịu mức giá cao so với giá thành thực tế.

Về quản lý điều kiện kinh doanh xăng dầu : đây có thể là mảng hoạt

động bị buông lỏng trong nhiều năm, là nguyên nhân chủ yếu làm cho thị trường

phát triển lộn xộn, không tuân thủ quy hoạc phát triển ngành hàng xăng dầu,

không đảm bảo an toàn. Công tác quản lý thị trường xăng dầu tại các địa phương

chưa thực sự được các cơ quan chức năng liên ngành quan tâm đầy đủ đã góp

phần gây mất ổn định thị trường.

Khi thực hiện kiểm tra bù lỗ, các đoàn không có sự gắt gao, kỹ lưỡng

trong việc kiểm tra chấp hành chính sách giá, hoa hồng của Nhà nước tại các

doanh nghiệp đầu mối, kiểm tra chênh lệch giá vốn mua vào giữa các doanh

nghiệp. Việc bù lỗ được thực hiện cào bằng giữa các doanh nghiệp tốt và doanh

nghiệp kém.

Trong chính sách của Nhà nước có sự xung đột giữa hai mục tiêu giá

bán linh hoạt theo giá thế giới và ổn định giá cả của mặt hàng chiến lược có quy

mô lớn nhất trong nền kinh tế hiện nay, vì thế việc chuyển sang cơ chế thị

trường hoàn toàn đầy đủ đế thực hiện nghiệp vụ hedging là khó.

2.4.2. Bất cập và khó khăn từ phía các doanh nghiệp

Tình trạng độc quyền vẫn đang diễn ra trên thị trường xăng dầu trong

nước, nếu chỉ có một số công ty được độc quyền kinh doanh xăng dầu thì hiệu

ứng phòng ngừa rủi ro cho người tiêu dùng sẽ không đạt được. Chỉ có một số ít

doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như vậy thì rõ ràng có thể xảy ra chuyện giá

dầu thế giới lên thì giá xăng dầu ở Việt Nam lên, giá dầu thế giới giảm thì giá

xăng dầu ở Việt Nam đứng yên. Một khi đã có sự độc quyền ngành thì dù có

thành lập thị trường giao sau các doanh nghiệp cũng có thể tham gia thao túng

giá, khiến giá thay đổi theo hướng có lợi cho họ.

Ngay cả trong lĩnh vực tài chính cũng như trong kinh doanh xăng dầu, hầu

hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng các phương pháp phòng vệ rủi ro

Page 62: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 59

vì nhiều lý do. Trong đó mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh chính là rào cản

lớn nhất cho việc sử dụng các sản phẩm này. Kế tiếp là khung pháp lý.

Khung pháp lý bao gồm những yếu tố cụ thể:

Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản

phẩm phái sinh

Chưa có quy định về hạch toán kế toán đối với các giao dịch và phí phải

trả cho việc sử dụng sản phẩm phái sinh.

Tâm lý lời thì không ai khen nhưng lỗ thì hội đồng quản trị hoặc chủ

doanh nghiệp kỷ luật.

Ngoài ra, cũng còn một số lý do khác đáng quan tâm như:

Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh. Đây là thực trạng ở Việt

Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện còn quá ít, hơn nữa số

đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch phái sinh không bao nhiêu. Chính vì vậy,

số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở

Việt Nam là rất hạn chế.

Phí thực hiện sản phẩm phái sinh cao. Chính rào cản này đã hạn chế

doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy các hợp đồng kỳ hạn và giao sau

không phải trả phí trực tiếp, nhưng quyền chọn hiện có phí “khá cao” (theo đánh

giá của nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh).

Còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Doanh nghiệp

không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để mua một

giấc ngủ ngon cho mình, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và

kiểm soát được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ chỉ mong

muốn kiếm được lợi nhuận và không muốn lỗ.

Thiếu nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh. Đây là một trở ngại

khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp

tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh

nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ ràng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng họ

không biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chương trình

quản trị rủi ro bài bản.

Page 63: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 60

Thông tin về sản phẩm phái sinh khó tiếp cận. Điều này liên quan đến

mức độ “khó hiểu” và không đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh

của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như

vậy là vì sản phẩm phái sinh là một chủ đề khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn

đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về

sản phẩm phái sinh có thể giải thích một cách đơn giản dễ hiểu vấn đề này cho

doanh nghiệp.

Tâm lý ỷ lại. Chính sách bảo hộ ngầm của Nhà nước như việc để cho tỷ

giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục

ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý

đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.

Bảng 2.5: Thống kê các nguyên nhân cản trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh

Nguồn: Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (Đại học Kinh tế TPHCM)

2.4.3. Phƣơng hƣớng của phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt

Nam.

Như đã nêu ở các phần trước, xăng dầu có vai trò rất lớn vời mỗi nền kinh

tế. Với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay là một nước hoàn toàn phụ

thuộc vào nguồn cung xăng, dầu từ bên ngoài và nền kinh tế của chúng ta đã

tham gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì mỗi biến động về giá

xăng, dầu đều ảnh hưởng tới sự ổn định của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Page 64: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 61

Chính vì vậy phương hướng của việc phòng vệ giá xăng, dầu là tạo ra

bình ổn về giá trong nước và thế chủ động trước những biến động của giá xăng

dầu. Làm giảm nguy cơ lạm phát, giảm gánh nặng ngân sách, tạo sự chủ động

trong việc quản lý mở cửa thị trường theo như các cam kết quốc tế. Đối với

doanh nghiệp sản xất kinh doanh việc phòng vệ giá xăng, dầu mang lại sự ổn

định, bảo đảm lợi nhuận, hạn chế các rủi ro, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh

nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Đối với xã hội mang lại sự ổn định trong

đời sống, giảm khoảng cách giàu nghèo.

Tựu chung lại phương hướng của việc phòng vệ giá xăng, dầu là cân bằng

được sự biến động về giá, tránh cho nên kinh tế những cú “ sốc”. tạo tâm lý yên

tâm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thế chủ động trong điều tiết nền

kinh tế vĩ mô của nhà nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, ổn định xã hội, tạo

điều kiện để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.

3. Nghiên cứu khả năng ứng các công cụ phái sinh để phòng vệ giá xăng,

dầu ở Việt Nam

Theo phân tích của hãng BP Anh, với giá bán trong nước và giá thành

nhập khẩu các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu hoàn toàn có thể giảm lỗ nếu

sử dụng các cộng cụ phái sinh để phòng vệ giá. Theo tính toán của BP Anh.

1.giá thành

2.giá nhập

3.giá bán

trong nứơc

Sơ đồ 2.4: Khi chƣa thực hiện hedging

Page 65: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 62

Khi chưa hedging trung bình trong tháng 4/2006 lỗ trung bình của các

doanh nghiệp nhập khẩu là 494VND/lít, lỗ trung bình cả năm 2007 là

1188VND/lít.

Cũng theo tính toán của BP Anh, nếu doanh nghiệp thực hiện hedging với

các công cụ phái sinh:

Sơ đồ 2.5 : Hedge bằng swap

Nếu hedging bằng hoán đổi swap thì trong tháng 4/2006 lỗ 1094VND/lít nhưng

trung bình trong cả năm 2007 doanh nghiệp chỉ lỗ 465VND/lít.

1.giá thành

2.giá nhập

3.giá bán

trong nứơc

1.giá thành

2.giá nhập

3.giá bán

trong nứơc

Sơ đồ 2.6: Hedge bằng quyền chọn mua (call)

Page 66: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 63

Thực hiện hedging bằng quyền chọn mua với giá thực hiện(strike) cho

năm 2006 là 80$/thùng, năm 2007 là 75$/thùng thì trong tháng 4/2006 doanh

nghiệp lỗ trung bình là 795VND/lít, lỗ trung bình năm 2007 là 769 VND/lít.

Còn nếu doanh nghiệp thực hiện hedging bằng collar với giá thực hiện của

quyền chọn mua là 80$/thùng và giá thực hiện của quyền chọn bán là 60$/thùng

trong cả 2006 và 2007 thì tháng 4/2006 lỗ trung bình của doanh nghiệp chỉ là

295VND/lít và năm 2007 lỗ trung bình cũng chỉ là 622VND/lít. Như vậy so với

mức lỗ 1188VND/lít doanh nghiệp đã có lợi 566VND/lít.

Theo như phân tích lỗ trước và sau khi thực hiện hedging thấy rằng nếu

các doanh nghiệp sử dụng hedging thì sẽ giảm khá nhiểu tổn thất.

Qua những phân tích trên, cho thấy chắc chắn có thể ứng dụng được các

nghiệp vụ phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam. Những nghiệp

vụ này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn và hiệu ứng tích cực cho thị trường xăng

dầu trong nước, nó hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện của các cơ quan

quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Mới đây nhất, sự ra đời của công ty

TNHH Kinh doanh và Dịch vụ năng lượng BIDV (BIDV Energy) với chức năng

chính là loại bỏ rủi ro trong kinh doanh xăng dầu, đây như là một minh chứng

điển hình của việc sẽ dần xuất hiện những nghiệp vụ phòng vệ rủi ro tại Việt

Nam trong thời gian tới. Vấn đề thực hiện những nghiệp vụ phòng vệ rủi ro chỉ

còn là loại bỏ tâm lý ngại ngần từ phía các chủ thể tham gia và xử lý dần dần

1.giá thành

2.giá nhập

3.giá bán

trong nứơc

Sơ đồ 2.7: Hedge bằng collar

Page 67: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 64

những vướng mắc trong vấn đề này mà tại Việt Nam hiện nay đang gặp phải.

Các giải pháp trong chương III được đề cập sau đây sẽ giúp cho việc tiếp cận và

thực hiện những nghiệp vụ này diễn ra trong thời gian sớm nhất.

Kết luận chƣơng II.

Chương II tập trung phân tích diễn biến giá xăng dầu, kết quả hoạt động

kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt nam và khả năng ứng dụng các

công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu ở Việt Nam. Các phân tích

cho thấy, vai trò của việc kiểm soát giá xăng dầu có một ý nghĩa quan trọng đối

với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có

những nghiệp vụ phòng rủi ro giá xăng dầu; điều này hoàn toàn trái ngược với

sự lên xuống thất thường của giá thế giới và biến động giá xăng dầu ở Việt Nam

do nhiều yếu tố như địa chính trị, kinh tế - xã hội, thời tiết...ảnh hưởng đến.

Việc ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ giá xăng dầu vướng

phải rất nhiều khó khăn đến từ phía quản lý Nhà nước và bản thân các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu. Để ứng dụng tốt các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro cần

hoàn thiện các điều kiện cần thiết như: ổn định phát triển ngành dầu khí, nâng

cao năng lực quản lý của Nhà nước, hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện

và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp.

Page 68: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 65

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ RỦI RO GIÁ

XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN TỚI

Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng

dầu trong nước hầu như không có, việc áp dụng thì vẫn bị hạn chế bởi các yếu tố

nội tại của chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, những chủ thể tham

gia khác và những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như các yếu tố vĩ mô và

tầm phát triển của thị trường tài chính phái sinh. Các giải pháp được luận giải

dưới đây nhằm khắc phục những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.

1. Nhóm giải pháp vĩ mô

1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu của Nhà nƣớc

Nhà nước nên đặt hệ thống cung ứng xăng dầu là một bộ phận trong tổ

hợp năng lượng của đất nước để xây dựng cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh

xăng dầu theo đúng tính chất của tổ hợp năng lượng quốc gia, bảo đảm cung ứng

đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng cho các nhu cầu của nền kinh tế.

Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng

xăng dầu phải hợp lý, khoa học, có hiệu quả và đồng bộ; đổi mới cơ chế quản lý

nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu cần phải đổi mới “cả gói”, nghĩa là đổi mới

đồng bộ về: quyền nhập khẩu, chỉ tiêu nhập khẩu, giá cả, thuế, quyền phân phối

và tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

1.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu

Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường phái sinh, tiền đề cho việc áp

dụng nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu. Thị trường phái sinh là một thể

chế bậc cao của thị trường tài chính, được chi phối bởi các quy luật phức tạp. Do

đó, thị trường phái sinh cần được vận hành trong một khuôn khổ pháp luật thống

nhất, hoàn chỉnh và đồng bộ. Nếu không có sự điều chỉnh của các văn bản pháp

luật đồng bộ và chặt chẽ thì việc tổ chức thị trường cũng như tiến hành sử dụng

các công cụ phái sinh không thể thuận lợi. Các chủ thể chỉ hào hứng tham gia

nghiệp vụ phòng vệ rủi ro khi họ nhận thấy quyền lợi và trách nhiệm của họ

được đảm bảo. Cho đến nay, trong Luật chứng khoán năm 2006 và nghị định

14/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp lý cao nhất

Page 69: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 66

quy định về các sản phẩm phái sinh trên TTCK nhưng chưa nêu cụ thể về các

sản phẩm nào, còn hiện tại chưa có một văn bản nào của Nhà nước quy định cụ

thể việc sử dụng các công cụ phái sinh, các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro giá

xăng dầu. Do đó khi chỉnh sửa và hoàn thiện khung pháp lý cần phải quy định

cụ thể về khái niệm, tính chất, phân loại, chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ

của những người sở hữu các hợp đồng giao dịch công cụ phái sinh. Để đáp ứng

yêu cầu thực tiễn, trong thời gian trước mắt, Nhà nước và liên bộ Tài chính -

Công thương cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành một văn bản pháp luật độc

lập về cách thức thực hiện, biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng

sản phẩm phái sinh, quy định về hoạch toán kế toán đối với các giao dịch và phí

phải trả cho việc sử dụng sản phẩm phái sinh…làm cơ sở cho hoạt động cấp

phép, giám sát rủi ro và kiểm tra, thanh tra của liên bộ Tài chính – Công thương

đối với hoạt động phòng vệ rủi ro của doanh nghiệp. Trong tương lai, Nhà nước

phải xem xét ban hành Luật giao dịch công cụ tài chính phái sinh điều chỉnh

thống nhất về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu theo như thông lệ của

nhiều quốc gia khác trên thế giới.

1.3. Lập quỹ bình ổn giá

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng quỹ bình ổn

như Venezuela, Nga, Kazakhstan, Norway... giải pháp này đã mang lại cho họ

nhiều hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế.

Những điều kiện của việc tổ chức hình thành và quản lý quỹ bình ổn giá:

Chiến lược hoạt động của quỹ là bình ổn giá xăng dầu trong nước, về dài

hạn quỹ có thêm cả chức năng tiết kiệm (khi có các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt

động thì Việt Nam sẽ dự trữ được nhiều xăng dầu hơn) và chức năng đầu tư, đầu

tư tài sản của quỹ vào các tài sản tài chính khác nhau, tạo ra hiệu suất sử dụng

cho lượng vốn trong quỹ.

Điều cấp thiết của việc quản trị quỹ là phải thành lập một bộ máy tổ chức

quản lý có cấu trúc và tính chuyên biệt hoá với những mức độ độc lập khác nhau

từ phía Chính phủ để giảm bớt sự hành chính và cưỡng chế trong việc điều hành

vì điều này sẽ hạn chế sự vận hành quỹ không đúng những mục đích đặt ra,

Page 70: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 67

những quyết định của Nhà nước đôi khi sẽ mâu thuẫn với chiến lược hoạt động

của quỹ. Nhà nước phải coi việc quản lý quỹ bình ổn là một chính sách thuộc

chính sách tài chính hoặc chính sách tài khoá của Nhà nước. Chính vì thế, nhóm

nghiên cứu kiến nghị tổ chức quản lý phải là đơn vị riêng biệt có tính đầu tư

được thành lập trực thuộc bộ Tài chính hoặc Ngân hàng trung ương, trong dài

hạn quỹ có thể có thêm cả chức năng đầu tư, có thể đầu tư vào các tài sản tài

chính như kinh nghiệm ở nhiều nước, nhằm tăng cường lượng vốn của quỹ và

tránh tình trạng số tiền trong quỹ bị “nằm im”. Thời điểm hiện tại, Chính phủ

nên cho doanh nghiệp tạm vay lượng quỹ ban đầu, đó là hướng tốt để khuyến

khích doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực thi phương án này có hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị thành lập Uỷ ban phòng vệ rủi ro giá xăng

dầu, uỷ ban hoạch định các chính sách và có trách nhiệm giải trình kết quả hoạt

động với cơ quan cấp trên (bộ Tài chính hoặc Ngân hàng trung ương), uỷ ban

này sẽ được một cơ quan khác của Chính phủ giám sát (có thể là Kiểm toán nhà

nước).

Cơ chế hoạt động và tác dụng của quỹ bình ổn giá:

Để quỹ bình ổn có thể hoạt động vững chắc và ổn định, nhóm nghiên cứu

kiến nghị 3 hướng giải pháp nhằm huy động lượng vốn hoạt động cho quỹ. Có

thể tiến hành 1 trong 3 hướng giải pháp này hoặc kết hợp các hướng với nhau.

Thứ nhất, trích lợi nhuận của các doanh nghiệp có được khi giá dầu thế

giới giảm để cho vào quỹ và sẽ bù ra khi các doanh nghiệp lỗ.

Thứ hai, sử dụng số tiền có được từ xuất khẩu dầu thô để hỗ trợ cho quỹ

bình ổn giá xăng dầu.

Thứ ba, bộ Tài chính thực hiện việc điều tiết thuế nhập khẩu xăng dầu

bám sát với diễn biến của giá dầu thế giới. Tăng thuế khi giá dầu thế giới giảm

và dùng nguồn thu từ thuế đưa vào quỹ bình ổn, giảm thuế khi giá dầu thế giới

giảm cộng với việc bù lỗ cho các doanh nghiệp từ quỹ bình ổn giá.

Quỹ được lập ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dưới sự quản

lý của Nhà nước. Quỹ bình ổn giá sẽ được sử dụng để giảm tần suầt và biên độ

điều chỉnh giá so với giá biến động thực tế của thế giới diễn ra hàng ngày, khi áp

Page 71: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 68

dụng theo nguyên lý này sẽ không xảy ra việc giá tích tụ trong thời gian dài rồi

biến động đột biến như đã diễn ra. Áp dụng phương án này có nghĩa là khi giá

thế giới thay đổi, người tiêu dùng sẽ chưa mua được xăng dầu theo giá thực tế

lúc đó, vì đã có van điều tiết quỹ, nhưng quan trọng là người tiêu dùng cũng sẽ

được hưởng đúng mức giá bình quân của thế giới tính trên chu kỳ 1 năm.

1.4. Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu tự quyết định giá bán xăng dầu theo

giá định hƣớng dựa vào giá của thị trƣờng nƣớc ngoài.

So với quy chế cũ, giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu sẽ do Liên bộ Tài chính -

Công Thương tự xây dựng và công bố. Trên cơ sở này, doanh nghiệp được đề

xuất giá bán mới khi thị trường biến động, không vượt quá 10% đối với mặt

hàng xăng và 5% đối với dầu. Còn theo quy chế mới này, giá bán định hướng sẽ

do doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành trên cơ sở giá cả các hợp đồng nhập

khẩu xăng dầu và đăng ký liên bộ Tài chính – Công thương để áp dụng cho cả

năm. Liên bộ sẽ xem xét và cũng định hướng theo giá của một số thị trường

nước ngoài để định hướng lại cho doanh nghiệp. Trong trường hợp giá nhập

khẩu vượt quá giá định hướng, doanh nghiệp mới được đề xuất phương án tăng

giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng trong nước. Ngược lại khi dầu thế giới giảm so

với giá định hướng trên, doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ trong nước cho

người tiêu dùng.

Áp dụng theo kinh nghiệm của Trung Quốc, chính sách giá định hướng do

Nhà nước công bố ổn định trong 1 năm, thay cho cơ chế giá tối đa đối với

mazut, dầu diesel và dầu hoả hiện nay đang áp dụng là rất cần thiết nhằm hỗ trợ

sản xuất kinh doanh trong nước, bảo đảm ổn định giá cả, góp phần ổn định kinh

tế - xã hội trong một thời gian nhất định.

Giá định hướng của Nhà nước nên định hướng theo giá trên một vài thị

trường giao dịch lớn như Singapore, New York…Chính sách giá định hướng sẽ

giúp từng bước xoá bỏ dần việc phải bù lỗ nhiều tỷ đồng cho các doanh nghiệp

kinh doanh xăng dầu, thực hiện theo chủ trương xây dựng cơ chế thị trường

hoàn toàn đầy đủ của Nhà nước.

Page 72: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 69

1.5. Tăng dần khối lƣợng xăng dầu dự trữ quốc gia, quy hoạch phát triển

hệ thống kho dự trữ quốc giá hợp lý và khoa học; nghiên cứu dự trữ quốc

gia về xăng dầu bằng ngoại tệ với một tỷ lệ nhất định

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, hoạt động dự trữ quốc

gia cũng sẽ được tăng cường và phát triển; quy hoạch tổng thể cả về lực lượng

dự trữ cùng các điều kiện vật chất kèm theo, đảm bảo cho quá trình này thực sự

tương xứng với ý nghĩa chiến lược của nó.

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, cần phải xây dựng lộ

trình thời gian cho phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước trong

việc đầu tư kết cấu hạ tầng và vốn ngoại tệ đảm bảo dự trữ quốc gia. Các cơ

quan quản lý nhà nước xây dựng và giao định mức hợp lý để quản lý nguồn

xăng dầu dự trữ quốc gia (định mức hao hụt, chi phí bảo quản xăng dầu…).

Ngoài việc dự trữ quốc gia bằng hàng hoá cần phải dự trữ bằng ngoại tệ để giảm

bớt sức ép về đầu tư kho chứa, chi phí bảo quản: có như vậy mới chủ động đối

phó được khi có diễn biến phức tạp. Nghiên cứu cơ chế chính sách về dự trữ

quốc gia phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt lưu ý thời điểm

năm 2009, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cho phép sau 7 năm thực hiện,

các thương nhân Mỹ được quyền tham gia nhập khẩu xăng dầu vào thị trường

Việt Nam.

1.6. Phát triển đồng bộ các nhóm giải pháp, hƣớng tới thành lập thị trƣờng

giao sau các sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam

Sau khi phân tích những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo trong việc xây

dựng mô hình thị trường hàng hoá giao sau ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã đề

xuất dự kiến các bước đi để hình thành thị trường hàng hoá Giao sau của Việt

Nam.

Giai đoạn 1: Là giai đoạn chuẩn bị các cơ sở khoa học và thực tiễn cần thiết để

hình thành mô hình có qui mô hợp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn, tiến tới

triển khai xây dựng thị trường hàng hoá giao sau của Việt Nam. Soạn thảo được

các tài liệu, ấn phẩm để nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội, đào

Page 73: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 70

tạo được một đội ngũ bao gồm các nhà quản lý, các nhà chuyên môn và các đối

tượng khác. Hình thành được một khuôn khổ pháp lý để hướng dẫn các hoạt

động của thị trường hàng hoá giao sau ở Việt Nam.

Giai đoạn 2: Theo mô hình đã có của giai đoạn 1 tiến hành xây dựng, vận hành

thử và tiếp tục hoàn thiện các trung tâm giao dịch, chuẩn bị các điều kiện để

chuyển trung tâm giao dịch thành Sở giao dịch hàng hoá giao sau của Việt Nam

(Sở giao dịch hoàn chỉnh) với các sàn giao dịch tương đối hiện đại, một đội ngũ

các nhà quản lý, các nhà chuyên môn đủ trình độ có thể tham gia giao dịch bằng

điện tử với các trung tâm giao dịch khác của khu vực và thế giới.

Giai đoạn 3: Tiếp tục nâng cao và hoàn thiện về mọi mặt:

+ Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị giao dịch.

+ Tiếp tục mở rộng các chủng loại hàng hoá và thành phần cho các thương nhân

nước ngoài tham gia giao dịch.

+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển các Sở giao dịch từ sở hữu Nhà

nước thành các Sở giao dịch cổ phần.

Như vậy kết thúc giai đoạn này là Việt Nam đã có một thị trường hàng

hoá giao sau với 2 - 3 Sở giao dịch đủ tầm hoạt động cho các thương nhân của

Việt Nam, khu vực và quốc tế. Đồng thời Nhà nước cũng xóa bỏ nghĩa vụ bao

cấp của mình đối với một số Sở giao dịch.

Tóm lại, thị trường hàng hoá giao sau đã được nhiều nước trên thế giới

triển khai xây dựng từ lâu và đã thể hiện được vai trò to lớn đối với sự phát triển

của nền kinh tế. Thị trường hàng hoá giao sau là một tầng phát triển bậc cao của

sự trao đổi hàng hoá tập trung, phương tiện làm cho sản xuất gắn với thị trường,

thực hiện xã hội hóa rủi ro trong sản xuất và kinh doanh, tức là san sẻ bớt rủi ro

từ các nhà sản xuất trực tiếp sang các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, đồng thời

là một công cụ để dự báo thị trường. Ở Việt Nam cho đến nay khái niệm về thị

trường hàng hoá giao sau còn là mới mẻ, mặc dù thị trường này là một công cụ

thích hợp và rất quan trọng phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 74: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 71

2. Nhóm giải pháp hƣớng tới các doanh nghiệp

Các giải pháp hướng tới các doanh nghiệp nhằm vào việc tăng năng lực

hoạt động của các doanh nghiệp tạo thế chủ động tự phòng vệ rủi ro về giá xăng,

dầu. Điều này là rất quan trọng, đối với các doanh nghiệp trên thế giới việc tự

phòng vệ trước các rủi ro rất được coi trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sống

còn của công ty. Tuy nhiên ở Việt Nam do ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp

kéo dài, trình độ phát triển ở mức thấp cho nên việc tự phòng vệ cho mình trước

các rủi ro nói chung và rủi ro giá xăng, dầu nói riêng của các doanh nghiệp hiện

rất thấp, các doanh nghiệp vẫn còn tâm lý ỉ lại, trông chờ vào chính sách bù lỗ,

trợ giá của nhà nước. Trong cam kết hội nhập kinh tế quốc các doanh nghiệp

phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của mình, chủ động

trước các biến động của giá cả thế giới. Trong đó có giá xăng, dầu đối với các

doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Thiết nghĩ để làm tốt việc phòng vệ rủi ro về

giá xăng, dầu các doanh nghiệp Việt Nam cần làm ngay là:

Một là: Nâng cao nhận thức một cách đầy đủ về sản phẩm phái sinh, nhất

là các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu. Doanh nghiệp nhận thức

đúng đắn về tác dụng của công cụ phái sinh trong việc phòng vệ rủi ro (hedging)

biến động động giá xăng dầu.

Hai là: Nâng cao mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các loại hợp đồng,

sản phẩm phái sinh. Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh và hoạt động

của thị trường tài chính phái sinh cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng. Thậm

chí, khi rủi ro sảy ra rất có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hay khủng

hoảng tài chính nếu hoạt động của thị trường, của doanh nghiệp không hiệu quả.

Vì vậy, khi thực hiện phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu doanh nghiệp phải

xác định đúng công cụ - đúng mục đích. Trong điều kiện như hiện nay để thực

hiện được điều đó doanh nghiệp cần:

+ Chủ động hợp tác với kinh tế thế giới

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên am hiểu nghiệp vụ phòng vệ rủi ro biến

động giá xăng dầu.

Page 75: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 72

4. Thực Hiện Lệnh.

Thực hiện lệnh mua bán

theo thẩm quyền. Bám

theo thị trường danh mục.

Quản lý các mỗi quan hệ.

2. Ban Quản Lý Rủi Ro

Họp hàng quý quyết

định khái quát chung.

Phân bổ thẩm quyền.

1. Phân Tích

Chuẩn bị tổng quan thị trường.

Bao quát rủi ro.

Đề đạt chiến lược Hedging.

3. Cán Bộ Quản Lý Rủi Ro.

Hàng tháng- Hàng tuần.

Theo dõi thị trường.

Hoàn thiện chiến lược Hedging.

+ Các doanh nghiệp phải có tư tưởng chủ động tự phòng vệ các rủi ro. Có

môi trường để cởi bỏ tâm lý e ngại khi sử dụng các công cụ tài chính phái sinh

với lý do được không ai khen lỗ thì bị phê bình.

Ba là: Thiết lập ban quản lý rủi ro biến động giá xăng dầu.

Các công ty doanh xăng dầu của chúng ta nên sắp xếp cơ cấu tổ chức –

Thiết lập một ban quản lý rủi ro biến động giá xăng, dầu. Theo kinh nghiệm trên

thế giới thì ban này sẽ hoạt động như sau.

Về cấu tổ chức: Ban gồm đại diện từ phòng tài chính, phòng xuất nhập

khẩu. phòng hợp tác quốc tế.

Cách thức hoạt động: Ban này sẽ năm dưới quyền của giám đốc tài

chính CFO hoặc trưởng phòng xuất nhập khẩu. Khi thực hiện phòng vệ rủi ro

biến động giá xăng, dầu doanh nghiệp cần quan tâm một số điều sau.

Page 76: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 73

Kết luận chƣơng 3.

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu có vai trò chiến lược vô cùng quan trọng

đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc phòng vệ giá xăng dầu sẽ làm

giảm nguy cơ lạm phát, gánh nặng ngân sách, tạo sự chủ động trong việc quản lý

mở cửa nền kinh tế thị trường, là cơ sở phục vụ cho việc phát triển kinh tế theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện các mục tiêu của

Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Áp

dụng các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu tại Việt Nam còn là giải pháp

để mang lại sự ổn định, bảo đảm lợi nhuận, hạn chế các rủi ro, nâng cao lợi thế

cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Để áp dụng nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu trong tiến trình hội

nhập và phát triển kinh tế tại Việt Nam, các giải pháp của nhóm nghiên cứu

được luận giải theo hai hướng: Các giải pháp vĩ mô nhằm cải tạo và phát triển

môi trường hoạt động cho các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro và các giải pháp vi mô

nhằm hoàn thiện và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khuyến

khích các doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ này. Việc thực hiện đồng bộ các

giải pháp là điều kiện quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của đề tài

nghiên cứu.

Những yêu tố

quan tâm trước

khi hedging

Hướng dẫn nội bộ của

công ty về hedging

Cạnh tranh

Số lượng

(tỷ lệ hedge hiện tại)

Mức biến động

Giá và biến động

trong quá khứ

Thời gian giữa lúc bắt đầu hedge

và thời điểm hiện tại

Nghiên cứu về kinh tế

Xác xuất về giá sẽ xuống

thấp hơn xảy ra trước lúc hedge

Xác xuất giá Spot sẽ vượt giá

Swap trong thời gian hedge

Giá kỳ hạn tương lai

Thời gian hedge

Tính toán cẩn trọng về hedge

Page 77: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 74

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, liên bộ Tài chính – Công thương và Chính phủ đang từng

bước nghiên cứu để thực hiện và áp dụng các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng

dầu, nhằm kìm hãm đà tăng của chỉ số giá cả CPI, hạn chế tình trạng lạm phát,

qua đó thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Áp dụng các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu ở Việt Nam là một xu thế

khách quan và nhu cầu cấp thiết. Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp

nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các được các mục tiêu nghiên cứu đã

đặt ra:

Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về rủi ro giá xăng dầu và các

công cụ phái sinh phòng chống rủi ro áp dụng trong nghiệp vụ phòng vệ rủi ro

giá xăng dầu.

Thứ hai, phân tích vai trò của việc kiểm soát giá xăng dầu và khả năng ứng

dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu ở Việt Nam, từ đó

đánh giá các điều kiện, các nhân tố hạn chế việc áp dụng những nghiệp vụ này ở

Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp để áp dụng vào phòng vệ rủi ro giá

xăng dầu trong tiến trình hội nhập và phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học này là một vấn đề

phức tạp và khá mới đối với Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn, vì

vậy chắc chắn trong đề tài nghiên cứu khoa học này còn rất nhiều hạn chế. Tuy

nhiên, với mong muốn được tìm tòi nghiên cứu và bày tỏ quan điểm về tầm

quan trọng của việc áp dụng nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu tại Việt

Nam, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý

kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để có thể lĩnh hội và hiểu biết sâu sắc hơn

về lĩnh vực này.

Page 78: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt.

1. Các bài báo trong www.vneconomy.com.vn

2. Các bài báo trong www.vnexpress.net

3. Các bài nghiên cứu và số liệu trong website của Ngân hàng nhà nước Việt

Nam, bộ Công thương, bộ Thương mại (cũ), bộ Tài Chính, Tổng cục Thống kê,

Tổng cục Hải quan - bộ Tài chính...

4. Quyết định số 187/2003/QĐ-TTG về việc ban hành quy chế quản lý kinh

doanh xăng, dầu do Thủ Tướng Chính phủ ban hành.

5. Các rào cản trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh – đăng trên website

ĐH Kinh tế TP.HCM của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang.

6. Báo cáo của World Bank về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu

năm 2008 – www.worldbank.org.vn

7. Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc – TS Nguyễn Thị Thu Vụ

Chính Sách Tiền Tệ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

8. www.saga.vn

II. Tài liệu tiếng Anh.

1. Commodity saving funds – www.worldbank.org

2. Các báo cáo trong website của Cơ quan Năng lượng quốc tế www.iea.org

3. Các báo cáo thường niên của hãng dầu BP Anh

4. Các báo cáo thường niên của Sở giao dịch giao sau Thượng Hải

www.shfe.com.cn

5. www.wtrg.com

6. www.nymex.com

Page 79: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 76

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ cấu về khối lƣợng giao dịch hợp đồng tƣơng lai tại một số Sở

giao dịch hàng hoá lớn so với cả thế giới năm 2007

CBOT

11%

ICE

11%DCE

28%

Nơi khác

29%

NYMEX

21% NYMEX

CBOT

ICE

DCE

Nơi khác

Phụ lục 2: Cơ cấu về khối lƣợng giao dịch hợp đồng quyền chọn tại một số

Sở giao dịch hàng hoá lớn so với cả thế giới năm 2007

NYMEX

57%CBOT

22%

ICE Futures US

10%

LME

6%

Nơi khác

5%NYMEX

CBOT

ICE Futures US

LME

Nơi khác

Nguồn số liệu: Hiệp hội các sở giao dịch thế giới

Nguồn số liệu: Hiệp hội các sở giao dịch thế giới

Page 80: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 77

Phụ lục 3: Điều chỉnh giá xăng dầu của Việt Nam và Trung Quốc

từ năm 2003-2007

Trung Quốc

Mặt hàng

Mức giá (CNY/lít)

Lần điều chỉnh

Mức tăng (CNY/lít)

% thay đổi

Việt Nam

Mặt hàng

Mức giá (đ/lít)

Lần điều chỉnh

Mức tăng đ/lít

% thay đổi

2003 Xăng 3574 5(4↑;1↓) 221 6,2 2003 Xăng 5600 1↑ 200 3,7

Dầu 3233 4(3↑;1↓) 97 3 Dầu 4400 1↑ 300 7,3

2004 2004

Xăng 4325 2 ↑ 530 14 Xăng 7500 3↑ 1900 33,9

Dầu 3830 2 ↑ 500 15 Dầu 4850 2 ↑ 450 10,2

2005 2005

Xăng 4975 4(3↑;1↓) 650 15 Xăng 9500 4(3↑; 1↓) 2000 26,7

Dầu 4390 3↑ 560 14,6 Dầu 7500 3↑ 2650 54,6

2006 2006

Xăng 5735 2↑ 750 15,3 Xăng 10500 4(2↑; 2↓) 1000 10,5

Dầu 5040 2↑ 650 14,8 Dầu 8600 1↑ 1100 14,7

2007 2007

Xăng 5980 2(1↑;1↓) 500 4.3 Xăng 13000 5(4↑; 1↓) 2500 23,8

Dầu 5520 1↑ 500 9.5 Dầu 10200 1↑ 1600 18,6

Tổng 5 năm

Xăng 3574 - 5980

15(11↑; 4↓) 1941 67,3 Tổng

5 4năm

Xăng 5600-13000

17(13↑; 4↓) 7600 140,7

Dầu 3233 - 5520

12(11↑; 1↓) 1807 70,7 Dầu

4400-10200 8↑ 6100 148,8

Nguồn: www.sbv.vn

Page 81: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 78

Phụ lục 4: Thuế suất thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xăng dầu của

Trung Quốc (năm 2001)

Dầu thô 0,5 %

Các sản phẩm lọc dầu (trung bình) 7,3 %

Xăng 9 %

Dầu diesel 6 %

Dầu hoả 9 %

Naptha 6 %

Nguồn: Hiện đại hoá ngành dầu khí Trung Quốc: Cải cách cơ cấu và quy định (Tài liệu

WorldBank năm 2001)

Phụ lục 5: Giá trị giao dịch hàng hoá

trên SHFE qua các năm

4909.79 6666.59 8544.29 1640.41

60539.91

84326.4165402.03

126100.57

231304.66

0

50000

100000

150000

200000

250000

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(Đơn vị : 100 triệu NDT)

Page 82: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 79

Phụ lục 6: Quy định về chất lƣợng tiêu chuẩn của Fueloil trên SHFE

Nguồn : www.shfe.com.cn

Phụ lục 7: Tỷ lệ hedging của một số hãng hành không trên thế giới

0 0 015

9

3422

57

41

8072

20

90

0

20

40

60

80

100

Air

Tra

n

Ala

sk

a

Am

eri

ca

n

Am

eri

ca

n

We

st

Co

nti

ne

nti

al

De

lta

Je

tBlu

e

So

uth

we

st

No

rth

we

st

Air

Fra

nc

e

Ea

sy

Je

t

Lu

fth

an

sa

Oa

nta

s

%

(Nguồn: Lehman Brothers, MSNBC news, Goldman Sachs, alnine news

Page 83: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 80

Phụ lục 8: Bảng điều chỉnh giá bán xăng, dầu ở Việt Nam

ĐVT: Đồng/lít và Đồng/Kg-FO

Lần Thời điểm áp dụng

xăng 83

Xăng 90

Xăng 92

Xăng 95

Diesel 0.5%S

Dầu Mazut FO3S

Dầu Hỏa

năm 2005

1 12h ngày 29/3 7.600 7.800 8.000 8.300 5.500 4.000 4.150 4.900

2 12h ngày 03/07

8.400 8.600 8.800 9.100 6.500 4.700 4.850 6.500

3 Từ 18h ngày 17/08

9.600 9.800 10.000 10.300 7.500 5.200 5.350 7.500

4 Từ 6h ngày 22/11

9.100 9.300 9.500 9.800 7.500 5.200 5.350 7.500

năm 2006

1 Từ 20h ngày 27/4

10.600 10.800 11.000 11.300 7.900 5.500 5.650 7.900

2 Từ 16h ngày 9/8

11.600 11.800 12.000 8.600 8.600

3 Từ 17h ngày 12/9

10.600 10.800 11.000

4 Từ 6/10 10.100 10.300 10.500

năm 2007

1 Từ 13/1 9.700 9.900 10.100

2 Từ 6/3 10.600 10.800 10.600 6.000 8.600

3 Từ 7/5 10.400 11.600 11.800 12.100

4 Từ 16/8 10.900 11.100 11.300 11.600 8.700

5 Từ 12/9 10.600 10.800 11.000

6 Từ 22/11 13.000 12.200 12.200

năm 2008

1 25/2/2008 14.500 13.900 9.500 13.900

Ghi chú : Giá đã bao gồm thuế GTGT và phí xăng dầu. Nguồn: Cục quản lý giá - Bộ Tài chính

Page 84: Phong ve rui ro - 2008

http://svnckh.com.vn 81