88
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTP.HCM NGUYN THLIÊN HƯƠNG LUN VĂN THC SĨ KINH TThành phHChí Minh - Năm 2010

Tailieu.vncty.com phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com/index.php

Citation preview

Page 1: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM �� � ��

NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010

Page 2: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM �� � ��

NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VÕ THỊ QUÝ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010

Page 3: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị Quý đã tận tình

hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này cũng như hoàn thiện các

kiến thức chuyên môn của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy cô khoa Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn

Quang Thu đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt

thời gian tôi đã học tập tại trường cũng như việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp

này.

Nhân đây tôi xin trân trọng cảm ơn Anh Đặng Xuân Cảnh – Tổng Giám

đốc của Công ty Kiểm toán DTL đã cho tôi lời khuyên bổ ích về các chuẩn mực

kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, cảm ơn anh Lê Khánh Lâm –

Phó Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán DTL đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có

thời gian hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh và Phòng quản lý

đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành

luận văn này.

Tác giả

NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Page 4: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các phân

tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ

ràng.

Tác giả

NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Page 5: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. Lý thuyết về quyết định đầu tư 5

1.1 Khái quát về lý thuyết ra quyết định 5

1.1.1 Định nghĩa về ra quyết định 5

1.1.2 Quá trình ra quyết định 6

1.1.3 Các loại quyết định 7

1.2 Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và hệ

thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 8

1.2.1 Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán 8

1.2.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế 9

1.2.3 Chuẩn mực kế toán Việt Nam 10

1.2.4 Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống

chuẩn mực kế toán quốc tế 11

1.3 Phương pháp phân tích trong đầu tư 14

1.3.1 Báo cáo tài chính 15

1.3.2 Các chỉ tiêu tài chính thường được các nhà đầu tư sử dụng khi phân tích 17

CHƯƠNG 2. Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục trong hệ thống

chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có

ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư 21

2.1 Sự khác biệt của phương pháp đánh giá các chỉ tiêu 21

2.1.1 Kế toán hàng tồn kho 21

2.1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình 22

2.1.3 Kế toán các khoản đầu tư 23

2.1.4 Kế toán bất động sản đầu tư 25

Page 6: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

2.2 Sự khác biệt của việc trình bày báo cáo tài chính 26

2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 26

2.2.1.1 Cổ tức trả bằng cổ phiếu 26

2.2.1.2 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 27

2.2.1.3 Lãi từ hoạt động kinh doanh 29

2.2.2 Bảng cân đối kế toán 31

2.2.2.1 Vốn chủ sở hữu 31

2.2.2.2 Cổ tức phải trả 31

2.2.2.3 Khoản phải thu, phải trả 31

2.2.2.4 Lợi thế thương mại 33

2.2.2.5 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 33

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 34

2.2.4 Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu 35

CHƯƠNG 3 Minh họa sự sai lệch của một số các khoản mục giữa hai hệ

thống kế toán trong báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Việt Nam và

các khuyến nghị đối với các nhà đầu tư 37

3.1. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 37

3.1.1 Thông tin chung của doanh nghiệp 37

3.1.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và

Chuẩn mực kế toán quốc tế 38

3.1.2.1Phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu 39

3.1.2.2Phân tích về chỉ tiêu chỉ số giá thu nhập 40

3.1.2.3Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài

chính: 41

3.1.2.4Phân tích về vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu liên quan đến VCSH 43

Page 7: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

3.2. Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 47

3.2.1 Thông tin chung của doanh nghiệp 47

3.2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và

Chuẩn mực kế toán quốc tế 47

3.2.2.1Phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu 48

3.2.2.2Phân tích về chỉ tiêu chỉ số giá thu nhập 49

3.2.2.3Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài

chính: 50

3.2.2.4 Phân tích về vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu liên quan đến VCSH 52

3.3 Một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư 55

3.4 Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính 56

Kết luận 58

Page 8: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

IAS: International Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS: International Financial Reporting Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IASC: International Accounting Standard Committee

Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB: International Accounting Standard Board

Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

SAC: Standing Advisory Committee

Hội đồng cố vấn chuẩn mực

VAS: Vietnamese Accounting Standard

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VNM: Công ty Cổ phẩn sữa Việt Nam

FPT: Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

Page 9: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu tài chính được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất ....................... 17

Bảng 3.1 Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của VNM ................................. 39

Bảng 3.2 Bảng phân tích về chỉ số giá thu nhập của VNM......................................... 40

Bảng 3.3 Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo VAS ...................................... 41

Bảng 3.4 Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo IAS........................................ 42

Bảng 3.5 Bảng nguồn vốn của VNM theo VAS ......................................................... 43

Bảng 3.6 Bảng nguồn vốn của VNM theo IAS ........................................................... 44

Bảng 3.7 Bảng phân tích chỉ tiêu ROE & ROA của VNM theo VAS và IAS ............ 45

Bảng 3.8 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích của VNM ............................................. 46

Bảng 3.9 Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của FPT .................................... 48

Bảng 3.10. Bảng phân tích về chỉ số giá thu nhập của FPT ........................................... 49

Bảng 3.11 Bảng phân tích về doanh thu của FPT theo VAS ........................................ 50

Bảng 3.12 Bảng phân tích về doanh thu của FPT theo IAS .......................................... 51

Bảng 3.13 Bảng nguồn vốn của FPT theo VAS ............................................................ 52

Bảng 3.14 Bảng nguồn vốn của FPT theo IAS ............................................................. 53

Bảng 3.15 Bảng phân tích chỉ tiêu ROE & ROA của FPT theo VAS và IAS .............. 54

Bảng 3.16 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích của FPT................................................ 55

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quá trình ra quyết định ................................................................................... 6

Page 10: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. So sánh giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam

Phụ lục 2 Tình hình sử dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế tại các quốc gia trên thế giới

Phụ lục 3 Trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần sữa Việt

Nam

Phụ lục 4 Trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần Phát triển

Đầu tư Công nghệ FPT

Phụ lục 5 Bảng chuyển đổi bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A

Page 11: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường

vốn quốc tế đòi hỏi thông tin tài chính phải nâng cao chất lượng và phải so sánh

được với nhau; để so sánh được với nhau các thông tin tài chính phải được ghi

nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn

mực kế toán quốc tế (IAS) được hình thành. Trên thực tế, các quốc gia có thể áp

dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau để lập các báo cáo tài chính và các chuẩn

mực kế toán có thể có sự khác biệt. Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế

toán xuất phát từ sự khác nhau về văn hóa, hệ thống pháp lý, chính trị, quá trình

hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp. Và các báo cáo tài chính

của cùng một doanh nghiệp được lập trên các hệ thống chuẩn mực khác nhau có

thể có sự khác biệt.

Chuẩn mực kế toán quốc tế đang dần được áp dụng chung trên hơn 100

quốc gia trên thế giới và tại các quốc gia chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

cũng đang diễn ra quá trình hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc

gia đó với chuẩn mực kế toán quốc tế. Ví dụ điển hình, Mỹ đã ký hiệp ước

Norwalk năm 2002 nhằm thúc đẩy quá trình hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc

tế và Hệ thống các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận của Mỹ (US GAAP -

Generally Accepted Accounting Principles); căn cứ vào hiệp ước này, Ủy Ban

chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ chỉnh sửa một số điểm trong chuẩn mực kế toán

quốc tế và đến năm 2011 Mỹ sẽ chuyển qua sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một ví dụ khác vào tháng 1 năm 2006, Ủy Ban chuẩn mực kế toán Canada cũng

đã thông qua kế hoạch 5 năm hội tụ giữa Hệ thống các nguyên tắc kế toán đã được

chấp nhận của Canada (GAAP Canada) với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định rằng chuẩn mực kế

toán quốc tế là một chuẩn mực chuẩn các quốc gia cần sử dụng để tham chiếu và

Page 12: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

2

thực hiện. Nghiên cứu của Mary E.Barth của Stanford Graduate School of

Business, Wayne R.Landsman của University of North Carolina at Chapel Hill –

Accounting Area và Mark H.Lang của University of North Carolina at Chapel

Hill, ngày 1 tháng 9 năm 2007, đã tiến hành nghiên cứu trên 21 quốc gia trên thế

giới và nhận thấy khi sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, chất lượng kế toán đã

được cải thiện hơn và đưa ra khẳng định chuẩn mực kế toán quốc tế là một chuẩn

mực kế toán gắn liền với chất lượng kế toán cao.

Mingyi Hung và K.R.Subramabyam (2007), nghiên cứu ảnh hưởng của báo

cáo tài chính được lập trong giai đoạn từ 1998 đến 2002, chỉ ra rằng thông tin về

tổng tài sản và giá trị sổ sách của tài sản cũng như việc thay đổi của giá trị sổ sách

và thu nhập đáng tin cậy hơn khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế so với trường

hợp áp dụng chuẩn mực kế toán chung của Đức.

Có thể nói rằng, chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực chuẩn

để các quốc gia tham chiếu khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình.

Và có ba cách tiếp cận phổ biến (1) chấp nhận chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn

mực của quốc gia; (2) dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế để hình thành chuẩn

mực kế toán quốc gia; (3) tự phát triển các chuẩn mực quốc gia và điều chỉnh dần

khoảng cách với chuẩn mực quốc tế.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, với các chuẩn mực kế toán đầu tiên

được ban hành vào ngày 31/12/2000, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt

Nam (VAS) dựa trên việc kế thừa và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán quốc tế

cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng có

điều chỉnh đó lại làm cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay có sự khác

biệt so với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Việc yêu cầu các thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực, hợp lý và

đáng tin cậy là một yêu cầu chính đáng, dựa vào đó nhà đầu tư phân tích và đánh

giá ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, sự khác biệt trong các chuẩn mực kế toán Việt

Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế có thể sẽ dẫn đến các khác biệt về các

Page 13: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

3

thông tin trong báo cáo tài chính ảnh hưởng không chính xác đến quá trình phân

tích và so sánh để ra các quyết định của nhà đầu tư.

Với tình hình chung như vậy đề tài “Phân tích ảnh hưởng của sự khác

biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến

quyết định của nhà đầu tư” hy vọng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn

toàn diện hơn khi ra các quyết định đầu tư.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống chuẩn mực

kế toán Việt Nam và quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;

Ví dụ minh họa và khuyến nghị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ

thống chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;

Phạm vi nghiên cứu chỉ nghiên cứu ở các khác biệt của hệ thống hai chuẩn

mực ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư mà không đi sâu phân tích sự khác

biệt của từng chuẩn mực kế toán.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

tính, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… và phương pháp chuyên gia.

Dữ liệu sử dụng: đa nguồn.

� Các dữ liệu sơ cấp đã được thu thập thông qua việc phỏng vấn các

chuyên gia trong lĩnh vực kế toán tài chính.

� Các dữ liệu thứ cấp đã được thu thập thông qua tìm hiểu các nghiên cứu

về chuẩn mực kế toán quốc tế, nghiên cứu sâu vào các chuẩn mực kế

toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu

Page 14: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

4

tìm hiểu các phân tích về sự khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam

và kế toán quốc tế ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và các nghiên cứu

về tình hình sử dụng thông tin kế toán trong đầu tư cũng được quan tâm

xem xét.

� Các dữ liệu về các thông tin tài chính được thu thập tại các Báo cáo tài

chính tại các Báo cáo thường niên đã được công bố. Riêng báo cáo tài

chính của Công ty A đã được sự cho phép của Giám đốc tài chính của

công ty, vì không phải là công ty niêm yết và theo yêu cầu của công ty

nên sẽ không nêu tên công ty trong nghiên cứu này.

� Hầu hết các dữ liệu được thu thập từ internet, các trang web của chính

phủ và các trang web học thuật chẳng hạn như www.fpts.com.vn,

www.iasplus.com.

5. Kết cấu luận văn

Nội dung luận văn bao gồm:

Lời mở đầu.

Chương 1: Khái quát về lý thuyết ra quyết định đầu tư. Khái quát chung về

hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc

tế.

Chương 2: Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục trong hệ thống

chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có

ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

Chương 3: Minh họa sự khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống

kế toán trong báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Việt Nam và các

khuyến nghị đối với nhà đầu tư.

Kết luận.

Page 15: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

5

CHƯƠNG 1.

LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ.

Nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng có thể ảnh hưởng

đến quyết định của nhà đầu tư: lý thuyết ra quyết định nhằm tìm hiểu quá trình ra

quyết định của nhà đầu tư, nhà đầu tư sử dụng thông tin tài chính như thế nào, và

lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để ra quyết định; các phương pháp phân tích nào

được nhà đầu tư sử dụng khi ra quyết định đầu tư.

1.1 Khái quát về lý thuyết ra quyết định

1.1.1 Định nghĩa về ra quyết định

Có nhiều định nghĩa về ra quyết định, trong nghiên cứu này đề cập đến định

nghĩa của Robert Harris, 2008.

Việc ra quyết định chính là việc xác nhận và lựa chọn các vấn đề dựa trên

giá trị của vấn đề và sự yêu thích của người ra quyết định. Quá trình ra quyết định

được ngụ ý rằng có nhiều sự lựa chọn được cân nhắc và trong mỗi trường hợp như

vậy chúng ta không chỉ nhận dạng ra nhiều giải pháp thay thế nhau mà còn phải

chọn ra giải pháp đạt được đáp ứng được hai mục tiêu sau (1) có khả năng thành

công hoặc hiệu quả nhất và (2) đó là giải pháp đạt được mục tiêu, mong muốn, sở

thích của chúng ta…

Một định nghĩa khác của Robert Harris, 2008 nói rằng ra quyết định chính

là quá trình nhằm làm giảm đi một cách đáng kể các sự kiện không chắc chắn và

các nghi ngờ giữa các lựa chọn để cho phép chọn ra vấn đề chắc chắn nhất. Định

nghĩa này nhấn mạnh đến chức năng liên kết thông tin trong quá trình ra quyết

định.

Page 16: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

6

1.1.2 Quá trình ra quyết định

Nhìn chung, có sáu bước cơ bản trong quá trình ra quyết định:

Hình 1. Quá trình ra quyết định

Xác định vấn đề cần phải ra quyết định: câu hỏi đầu tiên khi ra quyết

định là cần phải biết chúng ta đang giải quyết vấn đề gì. Chúng ta thường hành

động và bị chi phối của những hiện tượng bề nổi mà quên đi cái gốc mà chúng ta

cần phải giải quyết là gì, để rồi đầu tư vào những hiện tượng bề nổi mà quên đi

vấn đề cốt lõi hoặc đầu tư vào những điểm không cần thiết dẫn đến lãng phí thời

gian và công sức.

Xây dựng tiêu chí sơ bộ ra quyết định và giải quyết vấn đề: mọi quyết

định khi đưa ra đều phải có những tiêu chí rõ ràng để đạt được những quyết định

hiệu quả, tiêu chí càng rõ ràng bao nhiêu thì chúng ta càng có cơ hội ra quyết định

chuẩn xác bấy nhiêu. Các tiêu chí được lựa chọn phải căn cứ vào mục đích của vấn

đề và kết quả mà chúng ta hướng tới. Nếu việc đưa ra quyết định không dựa trên

Xây dựng các tiêu chí sơ bộ

Thu thập thông tin

Xác định vấn đề

Đánh giá và lựa chọn các giải pháp phù hợp

Đánh giá các phương án

Xác định môi trường và lựa chọn phương án tốt nhất

Page 17: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

7

các tiêu chí rõ ràng hoặc dựa trên cảm tính của người quyết định sẽ dẫn đến các sai

lầm.

Thu thập thông tin: trong bước này đòi hỏi người ra quyết định phải xác

định được các loại thông tin cần thu thập, xác định được nguồn thông tin có thể

thu thập, đề ra các phương pháp thu thập thông tin và các phương pháp xử lý

thông tin và các thông tin này phải phù hợp với các tiêu chí đưa ra.

Đánh giá và lựa chọn các giải pháp/phương án: căn cứ vào các thông tin

đã thu thập được, các tiêu chí đã lựa chọn và các phương pháp phân tích cụ thể để

đưa ra các giải pháp/ phương án phù hợp có thể xảy ra.

Đánh giá các giải pháp/phương án: việc xác định chi phí bỏ ra và lợi ích

thu được của từng giải pháp/phương án đạt được sẽ cho phép người ra quyết định

lựa chọn được giải pháp tối ưu, giải pháp tối ưu là giải pháp mà chúng ta vẫn có

thể đạt được mục tiêu của mình mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc nhưng vẫn có thể

tiết kiệm được các nguồn lực tốt nhất dựa trên kinh nghiệm và thực nghiệm của

người đưa ra quyết định.

Xác định môi trường ra quyết định và ra quyết định cuối cùng: sau khi

đánh giá các phương án và đề ra các phương án tối ưu nhất; người ra quyết định

cần xem xét môi trường để ra quyết định và đưa đến quyết định cuối cùng.

1.1.3 Các loại quyết định

Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải đưa ra quyết

định, quyết định đầu tư cũng là một loại quyết định mà chúng ta cần phải thực

hiện.

Các quyết định đầu tư thường được phân loại như sau:

� Nếu quyết định đầu tư chủ yếu được phân loại theo thời gian đầu tư

thì có quyết định đầu tư ngắn hạn và quyết định đầu tư dài hạn (hay

còn gọi là quyết định đầu tư chiến lược),

Page 18: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

8

� Nếu phân loại theo khả năng và trình độ chuyên môn thì có quyết

định đầu tư chuyên nghiệp và quyết định đầu tư không chuyên

nghiệp,

� Nếu phân loại theo đối tượng ra quyết định thì có quyết định của nhà

đầu tư trong nước và quyết định của nhà đầu tư nước ngoài.

Mỗi loại hình quyết định đầu tư khác nhau sẽ có một chiến lược cụ thể để ra

quyết định trong đầu tư khác nhau.

Đối với quyết định đầu tư ngắn hạn và không chuyên nghiệp thì thông

thường nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, tài chính hành vi và

kinh nghiệm để ra các quyết định đầu tư của mình. Ngược lại các quyết định đầu

tư dài hạn thường sử dụng các phân tích cơ bản cho quá trình ra quyết định đầu tư.

Quá trình phân tích cơ bản sẽ tập trung vào việc phân tích các thông tin về nội tại

của doanh nghiệp nhằm xác định giá trị cơ bản của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào quá trình ra quyết định của các nhà

đầu tư dài hạn thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích cơ bản trong đầu

tư.

1.2 Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và hệ

thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

1.2.1 Định nghĩa về kế toán và chuẩn mực kế toán

Kế toán là một hoạt động mang tính chuyên môn cao có chức năng cung

cấp các thông tin trung thực, hợp lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định. Kế toán

phải làm cho người sử dụng hiểu được, tin cậy và phải giúp so sánh được các

thông tin tài chính. Muốn vậy, cần phải có các quy định làm khuôn mẫu giúp đánh

giá, ghi nhận và trình bày thông tin tài chính, đó chính là những chuẩn mực kế

toán.

Page 19: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

9

Vậy chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc,

nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép

kế toán và lập Báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý,

khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập đến

những vấn đề mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có

tính chất cơ bản được chấp thuận rộng rãi trên toàn thế giới.

Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc

tế chính là Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (“IASC”). Đây là một tổ chức độc

lập thành lập vào năm 1973, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc

Liên đoàn kế toán quốc tế (“IFAC”), đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một

số quan sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu Âu, Trung Quốc, Ủy Ban chứng

khoán quốc tế (IOSCO), Ủy Ban chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ.

Đến năm 12/1999, IASC đã chỉ định ủy ban lựa chọn và thành lập Hội đồng

thành viên (“Trustees”) gồm 22 thành viên đến từ các khu vực địa lý, lĩnh vực và

chuyên môn khác nhau. Để thực hiện chức năng của mình, vào tháng 02/2001, Hội

đồng thành viên Trustees đã thiết lập nên Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán

quốc tế gồm ba tổ chức chính là Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội

đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) và Ủy Ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài

chính (IFRIC).

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành và quản lý bởi Ủy Ban

sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) vẫn

được kế thừa các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành trước đây và Ủy

Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế tiếp tục xây dựng, ban hành và phát triển

các chuẩn mực kế toán mới với tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IFRSs.

Page 20: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

10

Cho đến 01/01/2009, IASC và IASB đã ban hành được 30 chuẩn mực kế

toán quốc tế (IAS) và 08 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

Hiện nay, đang có sự dịch chuyển dần từ IAS sang IFRS bằng việc ban

hành thêm IFRS. Trong đó, IAS đứng trên khía cạnh nào đó mang nguyên tắc giá

gốc nhiều hơn cùng với sự chuyển đổi qua IFRS nguyên tắc giá trị hợp lý được đề

cập nhiều hơn. IFRS đề cập nhiều hơn đến việc trình bày thông tin tài chính như

thế nào để đảm bảo lợi ích cao hơn cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính

được lập ra từ kết quả của công việc kế toán, Mai Hương (2008).

1.2.3 Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Với mục tiêu đáp ứng cho nhu cầu hội nhập, từ năm 1996 Việt Nam đã

nghiên cứu toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Hệ thống chuẩn

mực kế toán Việt Nam được nghiên cứu và xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và

IFRS được cập nhật mới nhất, nên thuận lợi là chuẩn mực kế toán Việt Nam đã

được vận dụng sát với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tại Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành các chuẩn

mực kế toán. Các chuẩn mực kế toán này được nghiên cứu và soạn thảo bởi Ban

chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 13 thành viên,

bao gồm các thành viên đến từ các cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính và các thành

viên đến từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn

vị thường trực của các Ban chỉ đạo và các Tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ

tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban

hành.

Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán sau 5 đợt ban hành. Các

chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng đã dịch ra tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu

cầu của nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm hiểu hệ thống chuẩn mực kế toán

Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế đã

Page 21: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

11

có sự tương đối phù hợp về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên

BCTC mà còn cả về hình thức trình bày.

1.2.4 Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và

hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

Với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, sự hình thành

hàng loạt các công ty đa quốc gia, thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động

thương mại quốc tế, nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực mà

còn mở rộng hoạt động ra toàn thế giới. Các báo cáo tài chính phải nói cùng một

ngôn ngữ, nhằm nâng cao tính khách quan, tính có thể tin cậy được, tính có thể so

sánh được là một nhu cầu khách quan và tất yếu. Một ví dụ điển hình ảnh hưởng

đến việc so sánh của các nhà đầu tư do sự khác biệt của chuẩn mực kế toán của

công ty Daimler Benz năm 1993, công ty sản xuất hàng đầu của Đức và là công ty

đầu tiên của nước này niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán NewYork,

đã buộc phải chấp nhận các yêu cầu công bố thông tin theo chuẩn mực kế toán

Mỹ. Theo đó, Công ty Daimler Benz đã phải công bố quỹ dự trữ vào khoảng 4 tỷ

DM (tương đương 2 tỷ đô la Mỹ) trên thị trường New York mà theo luật của Đức

thì công ty không cần phải công bố khoảng quỹ dự trữ này. Luật kế toán của Đức

theo khuynh hướng chống rủi ro -risk-averse trong đầu tư, trong khi đó hệ thống

kế toán Mỹ theo khuynh hướng risk-friendly và báo cáo tài chính được thiết kế

nhằm cung cấp thông tin cho các cổ đông tiềm năng (Geoffrey Mazullo, 1999). Sự

khác biệt này đem lại sự phẫn nộ của các cổ đông của Công ty Daimler Benz ở

Đức mà nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán.

Có thể nói rằng, việc ban hành và áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán

quốc tế tại thị trường vốn trên thế giới là một yêu cầu cấp bách và chính đáng

nhằm hài hòa các sự khác biệt của hệ thống các nguyên tắc kế toán chung được

chấp nhận và cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn chung khi so sánh các báo cáo

tài chính với nhau.

Page 22: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

12

Nhìn về tổng thể chuẩn mực kế toán Việt Nam có một vài sự khác biệt so

với chuẩn mực kế toán quốc tế như sau:

So với số lượng của chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành thì chuẩn mực

kế toán Việt Nam ít hơn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang lên kế hoạch để tiếp tục ban

hành các chuẩn mực kế toán khác cho phù hợp với tình hình phát triển tại Việt

Nam.

Đối với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành thì một số nội

dung của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có điểm khác biệt với chuẩn mực kế

toán quốc tế. Một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia

và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về thuật ngữ, hoặc về các phương pháp

được áp dụng, phạm vi trình bày (Đoàn Xuân Tiên, 2008).

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời và đưa ra được những nguyên

tắc cơ bản trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình bày các chỉ tiêu

tài chính trên báo cáo tài chính. Nhưng do đặc thù của Việt Nam, hệ thống kế toán

của Việt Nam vẫn có sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế, thể hiện ở các

điểm sau:

� Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hệ thống tài khoản kế toán là một

phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp dùng để phân loại

và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

- Theo thông lệ quốc tế, hệ thống tài khoản sẽ do doanh nghiệp tự xây

dựng phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh doanh và hoạt động của

doanh nghiệp.

- Tại Việt Nam, hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống

tài khoản trước đây được ban hành theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT

đã được thay thế bởi hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 cho chế độ kế toán doanh nghiệp và

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 cho doanh nghiệp vừa

Page 23: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

13

và nhỏ. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được ban hành là một bước tiến

giúp doanh nghiệp có thể đơn giản hóa công tác nghiên cứu và tuân thủ

chế độ kế toán, nhất thể hóa công tác kế toán tiến tới nâng cao tính

minh bạch trong kế toán tài chính, đảm bảo tính có thể so sánh được về

tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với

nhau.

- Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, khi xây dựng hệ

thống tài khoản, doanh nghiệp sẽ tuân thủ đúng với nội dung, kết cấu và

phương pháp hạch toán của các tài khoản cấp 1 và cấp 2; doanh nghiệp

chỉ có thể xây dựng hệ thống tài khoản cấp 3 trở đi cho phù hợp với

tình hình quản lý của doanh nghiệp. Vì sự ràng buộc chặt chẽ nói trên

nên việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các doanh nghiệp

Việt Nam cũng bị nhiều hạn chế.

- Trên thực tế, hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp thường lập ra

nhằm cho mục đích báo cáo thuế là chính nên cũng ảnh hưởng đến khả

năng xây dựng một hệ thống tài khoản phục vụ cho mục đích kế toán

quản trị của doanh nghiệp.

� Hệ thống báo cáo tài chính: Tương tự như hệ thống tài khoản của doanh

nghiệp, hệ thống Báo cáo tài chính của Việt Nam phải xây dựng tuân theo

mẫu do Bộ Tài chính đưa ra. Trong khi đó, IAS 01 – Trình bày báo cáo tài

chính chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu tài chính

cần thiết trong từng loại báo cáo.

� Hệ thống phương pháp đánh giá tài sản: Đối với phương pháp đánh giá

các tài sản, giống như chuẩn mực kế toán Việt Nam thì chuẩn mực kế toán

quốc tế cũng có phương pháp khấu hao ngoài ra còn có các phương pháp

đánh giá tài sản khác là đánh giá lại và tổn thất.

Page 24: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

14

- Nguyên nhân của sự khác biệt này là do Việt Nam chủ yếu đo lường giá

trị tài sản theo phương pháp “giá gốc” hay “giá lịch sử” (historical/

original cost) mà ít sử dụng phương pháp “giá trị hợp lý” (fair value).

Nguyên tắc giá gốc làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt

Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ảnh được một cách chính xác

giá trị hiện tại của các tài sản khi được đánh giá lại. (Bùi Công Khánh,

2007).

- Tuy nhiên, việc đánh giá lại của tài sản đòi hỏi phải có thị trường hoạt

động, thị trường hoạt động là thị trường có đặc điểm sau: các giao dịch

trên thị trường là đồng nhất, thường có thể tìm thấy những người muốn

mua và bán, và có sẵn giá cả công khai. Vì ở thị trường Việt Nam, thị

trường hoạt động chưa xây dựng được mức giá chuẩn của một số tài sản

nên cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá lại giá trị của một số tài sản.

Do đặc thù tại Việt Nam, công tác kế toán đôi khi lại phụ thuộc vào các

thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán. Các nhân viên thực thi công

tác kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không

xem trong các nội dung của chuẩn mực mà quá phụ thuộc vào các thông tư hướng

dẫn ban hành kèm theo; đây cũng là một nội dung có ảnh hưởng đáng kể đến

thông tin tài chính được trình bày cho các nhà đầu tư.

Khác với chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán quốc tế

được cập nhật lại hàng năm phù hợp với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thế

giới.

1.3 Phương pháp phân tích trong đầu tư

Nhà đầu tư thường sử dụng hai phương pháp phân tích trong quá trình ra

quyết định của mình đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Page 25: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

15

Phân tích kỹ thuật là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuống của giá cả

thị trường chứng khoán và xu hướng lên xuống của một loại chứng khoán để xem

xét thời điểm thích hợp cho việc mua bán chứng khoán, lý thuyết thường được áp

dụng đó là lý thuyết Dow.

Phân tích cơ bản là phương pháp mà nhà đầu tư sẽ quan tâm đến giá trị nội

tại của một doanh nghiệp. Việc xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp phụ

thuộc vào việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của

doanh nghiệp để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển công ty

theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán, giá trị doanh

nghiệp là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Vì vậy, thông tin kế toán (bao

gồm các báo cáo tài chính) là một nguồn thông tin quan trọng để nhà đầu tư có thể

dựa vào đó phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư thông qua lựa chọn

doanh nghiệp nào có nhiều triển vọng nhất.

1.3.1 Báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính cung cấp cho nhà đầu tư rất nhiều thông tin hữu ích.

Khi phân tích và xem xét báo cáo tài chính sẽ đem lại các câu trả lời cho các câu

hỏi chẳng hạn như: quy mô công ty lớn như thế nào? Công ty có đang tăng trưởng

không? Công ty đang làm ra tiền hay đang hao hụt tiền? Công ty có tỷ lệ tài sản

lưu động so với tài sản cố định như thế nào? Công ty chủ yếu đang vay ngắn hạn

hay vay dài hạn? Công ty có đang phát hành thêm trái phiếu hay cổ phiếu trong

năm vừa qua? Công ty đã thực hiện các khoản chi phí đầu tư lớn trong năm vừa

qua? Công ty đã hiện đang có nhiều tiền mặt hay không hay đang thiếu tiền. Có

các báo cáo tài chính chủ yếu như sau:

� Bảng cân đối kế toán: là bảng báo cáo tài chính được lập vào một thời

điểm nhất định trong năm theo hai cách phân loại vốn và nguồn hình thành

vốn cân đối nhau. Nó bao gồm các loại tài sản có, tài sản nợ và vốn cổ phần

của một doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối

Page 26: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

16

tượng có quan hệ sở hữu, quản lý kinh tế tài chính trong quá trình sản xuất

kinh doanh của một doanh nghiệp.

� Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản

ánh doanh thu và chi phí của công ty trong một kỳ kế toán, thường là một

năm tài chính. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp

nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động và kỹ

thuật, kinh nghiệm quản lý của một doanh nghiệp.

� Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để phản ánh việc hình thành và sử dụng

tiền phát sinh trong kỳ, gồm 3 phần chính: lưu chuyển tiền từ hoạt động

kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt

động tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích xuất xứ của lượng tiền

mặt trong một giai đoạn và lượng tiền này được chi vào đâu. Thông qua báo

cáo này, chủ sở hữu và các nhà đầu tư có thể đánh giá việc thu và chi tiền

mặt trong năm có hợp lý hay không.

� Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp không tách rời với báo

cáo tài chính của doanh nghiệp được sử dụng để giải thích và bổ sung thông

tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của

doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình

bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.

Ngoài ra, đối với các công ty trên sàn chứng khoán còn đòi hỏi phải cung

cấp cho các nhà đầu tư Báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên là báo cáo

quan trọng mà công ty cung cấp thông tin cho các cổ đông. Báo cáo này gồm hai

phần. Phần thứ nhất là phần diễn giải, thông thường là của ban giám đốc công ty,

mô tả kết quả hoạt động của công ty trong năm qua và bàn luận về những xu

hướng phát triển mới có tác động lên hoạt động tương lai của công ty. Phần thứ

hai là phần báo cáo, sẽ cung cấp bốn loại báo cáo cơ bản bảng cân đối kế toán, báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo

cáo tài chính.

Page 27: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

17

1.3.2 Các chỉ tiêu tài chính thường được các nhà đầu tư sử dụng khi phân

tích

Các nhà đầu tư thường sử dụng báo cáo tài chính để phân tích tình hình

doanh nghiệp bằng việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích nhằm dự báo được thu nhập,

cổ tức và giá cổ phiếu, tìm ra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro và triển

vọng tăng trưởng.

Phân tích báo cáo tài chính bao gồm: (a) so sánh tình hình hoạt động của

công ty với các công ty khác; và (b) đánh giá xu hướng và vị trí của công ty theo

thời gian từ đó mới đưa ra các quyết định đầu tư.

Theo nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng, 2008 một số các chỉ tiêu tài chính

được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất như sau:

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu tài chính được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất

STT Chỉ tiêu Số người trả lời

1 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS) 71

2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 68

3 Chỉ số giá thị trường so với giá trên mỗi cổ phiếu (P/E) 65

4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 64

5 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 58

6 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 56

Nguồn: Võ Thị Ánh Hồng, 2008 [06. P45 ]

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường EPS – Earning per share (Lãi cơ bản

trên cổ phiếu) = Tổng lãi (Lợi nhuận) dành cho cổ đông thường/Số lượng cổ phần

thường đang lưu hành trên thị trường. Theo nghiên cứu Graham, Harvey và

Rajgopal (2005) Payout Policy in the 21st century, Journal of Financial Economics

77. 483-528, các Giám đốc tài chính tin rằng các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến

Page 28: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

18

chỉ tiêu EPS hơn là dòng tiền. Vấn đề trên xuất phát từ các nguyên nhân sau: (1)

các nhà đầu tư hàng ngày nhận được rất nhiều thông tin (từ báo cáo tài chính cũng

như từ các nguồn khác) trong khi khả năng xử lý thì có hạn. Nên, các nhà đầu tư

cần một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách

đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh; trong đó, EPS được coi là đáp ứng tốt các yêu cầu

này. Lý do thứ hai, chỉ tiêu EPS là chỉ tiêu được sử dụng một cách phổ biến nhất

và xuất hiện với tần suất nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng đến

mức mà người ta coi nó là quan trọng mà chẳng cần hỏi lý do. Cuối cùng, giống

như các nhà đầu tư các chuyên gia phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tư cũng

muốn có một chỉ tiêu tổng hợp thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá, dự báo tình

hình hoạt động của các doanh nghiệp, và họ cũng chọn EPS.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là thu nhập thuần của các

cổ đông nắm giữ chia cho tổng vốn chủ sở hữu của công ty. Hệ số này thường

được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị

trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE

càng cao chứng tỏ công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn

đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở

rộng quy mô. Nếu ROE cao thì giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ

thể như sau (1) ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có

khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra

cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng; (2) ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta

phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh

trên thị trường chưa, và đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai

hay không.

Tỷ số giá thị trường so với giá trên mỗi cổ phiếu hay Chỉ số giá thu nhập

(P/E) Chỉ số giá thu nhập=Giá trị thị trường mỗi cổ phần/ Thu nhập trên mỗi cổ

phần

Page 29: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

19

P/E là mức giá mà nhà đầu tư sẵn lòng bỏ ra để có một đồng thu nhập của

cổ phiếu đó hay số năm hoàn vốn nếu EPS không đổi. Tuy nhiên P/E thường thể

hiện kỳ vọng của thị trường về tăng trưởng của cổ phiếu đó hơn là kết quả kinh

doanh đã qua.

Tỷ số này thường được nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng chỉ là con số

tham khảo cho nhà đầu tư sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và

theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)= Lãi ròng/ Tổng tài sản. Chỉ

tiêu này cho các nhà đầu tư thấy được 1 đồng tài sản mà nhà đầu tư bỏ ra sẽ thu

được về bao nhiêu đồng lãi ròng.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tổng nợ bao gồm tất cả khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các nhà đầu tư

thường dựa vào đây để đánh giá rủi ro tài chính của một doanh nghiệp. Tỷ số này

càng cao sẽ làm nguy cơ vỡ nợ cao tuy nhiên nếu các công ty làm ăn hiệu quả thì

việc duy trì một tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có thể làm tăng thu nhập dự tính cho

các nhà đầu tư.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lãi ròng/ Doanh thu. Chỉ tiêu này sẽ

cho nhà đầu tư thấy được lãi ròng trên mỗi đồng doanh thu

Một số chỉ tiêu khác cũng được xem là quan trọng khi phân tích tỷ số và đạt

được câu trả lời tương đối cao theo nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng, 2008 đó là:

Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn và Tỷ số khả năng thanh toán nhanh. Vì các chỉ tiêu

này sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ chi trả

khi đến hạn hay không, nếu doanh nghiệp không có khả năng chi trả đồng nghĩa

với việc doanh nghiệp đang có nguy cơ trên bờ vực phá sản.

Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn, tỷ số này

đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty bằng cách bán tài sản lưu

động (tài sản ngắn hạn có thời gian đáo hạn nhỏ hơn một năm) để thu tiền mặt để

Page 30: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

20

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn nhỏ hơn một

năm), tỷ số này cho nhà đầu tư thấy khả năng công ty có dễ dẫn tới việc bị phá sản

hay không.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (tiền + khoản phải thu)/nợ ngắn hạn

đo lường khả năng thanh toán tốt hơn cho những doanh nghiệp có hàng tồn khi

chưa thể chuyển ngay thành tiền. Hàng tồn kho thông thường có tính thanh toán

kém nhất trong các tài sản lưu động của công ty. Vì thế chúng là tài sản có khả

năng bị thiệt hại giá trị trong trường hợp thanh lý. Do vậy, thước đo khả năng chi

trả các khoản nợ ngắn hạn không cần đến việc bán hàng tồn kho là một yếu tố

quan trọng.

Tóm tắt chương 1

Các nhà đầu tư thường dựa vào các thông tin kế toán để đưa ra các quyết

định đầu tư thông qua phân tích các các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình của

doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các dữ

liệu đầy đủ có thể đánh giá tình hình doanh nghiệp hiện tại cũng như cái nhìn tổng

quan về tương lai.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau

cũng có thể dẫn đến các số liệu để tính toán các chỉ tiêu phân tích khác nhau. Như

phân tích trên, hiện nay chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán

quốc tế có những sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Vì

vậy, nghiên cứu sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế

toán quốc tế giúp các nhà đầu tư có tính toán đúng khi ra quyết định đầu tư là điều

cần thiết.

Page 31: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

21

CHƯƠNG 2.

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT CỦA MỘT SỐ KHOẢN MỤC TRONG

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SO VỚI HỆ

THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ.

2.1 Sự khác biệt trong phương pháp đánh giá

Có thể nhận thấy rằng, điểm khác biệt trong phương pháp đánh giá là Việt

Nam sử dụng phương pháp đo lường giá trị tài sản bằng phương pháp “giá gốc”

hay “giá lịch sử” (historical/ original cost) hơn là sử dụng phương pháp “giá trị

hợp lý” (fair value). Vì vậy, giá trị của tài sản trong ghi nhận tại chuẩn mực kế

toán quốc tế phản ánh thực hơn so với giá trị tài sản được ghi nhận trong chuẩn

mực kế toán Việt Nam. Cụ thể được trình bày trong các trường hợp sau:

2.1.1 Kế toán hàng tồn kho

Chuẩn mực kế toán quốc tế đã không còn sử dụng tính giá hàng tồn kho

LIFO (nhập sau xuất trước – last in first out). Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt

Nam vẫn cho sử dụng phương pháp này trong hạch toán kế toán.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) áp dụng dựa trên giả định là

hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn

kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất tại thời điểm cuối kỳ.

Theo phương pháp này thì giá vốn hàng bán được tính theo giá lô hàng nhập kho ở

thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng

nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) áp dụng trên giả định là hàng tồn

kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại

cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này

thì giá trị vốn hàng bán được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau

Page 32: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

22

cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc

gần đầu kỳ còn tồn kho.

Việc tiếp tục cho sử dụng phương pháp này có thể dẫn đến sự khác biệt

trong giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể, nếu sử

dụng phương pháp FIFO trong điều kiện có lạm pháp sẽ dẫn đến giá trị hàng tồn

kho trong bảng cân đối kế toán sẽ lớn hơn so với khi sử dụng phương pháp LIFO;

giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn so với sử dụng phương pháp LIFO; lợi nhuận báo

cáo sẽ cao hơn so với sử dụng phương pháp LIFO.

2.1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, phương pháp đánh giá lại

giá trị tài sản cố định hữu hình chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước cổ

phần hóa tại Việt Nam. Ngoài ra, giá trị tài sản cố định hữu hình sau khi ghi nhận

ban đầu chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc và không được phép đánh giá

lại. Nên, giá trị tài sản cố định theo sổ sách tại một thời điểm nào đó có thể không

phản ánh chính xác giá trị của tài sản cố định dẫn đến sự so sánh giữa các doanh

nghiệp với nhau có thể không phù hợp. Theo quy định hiện hành, ghi nhận tài sản

cố định tại Việt Nam dựa vào giá trị tài sản cụ thể là 10.000.000 đồng nhằm giúp

doanh nghiệp dễ dàng hơn trong ghi nhận tài sản cố định của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, tại một số doanh nghiệp do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

việc ấn định giá trị tài sản có thể gây khó khăn, chẳng hạn như một doanh nghiệp

sản xuất máy bay thì các phụ tùng (bù lon, đinh tán) kèm theo giá có thể lên đến

vài ngàn đô cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị quy định.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16, việc xác định giá trị tài sản cố

định sau ghi nhận ban đầu có hai phương pháp là phương pháp giá gốc hoặc

phương pháp đánh giá lại. Giá đánh giá lại phải là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá

lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ do giá trị tài sản bị tổn thất. Khi việc

đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản thì số chênh lệch giá này cần được ghi tăng

khoản mục thặng dư đánh giá lại (phần nguồn vốn), trừ trường hợp tài sản này

Page 33: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

23

trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đã được ghi vào chi phí thì

số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập. Ngược lại, khi đánh giá lại

làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch giá vượt quá số có thể ghi giảm vào mục

thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của cùng

tài sản) cần được ghi nhận là chi phí.

Việc ghi nhận thu nhập và chi phí phát sinh sau khi tài sản được đánh giá

lại gây ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, làm cho thu nhập

tăng lên hoặc giảm xuống ảnh hưởng đến đánh giá của nhà đầu tư đối với doanh

nghiệp.

Ví dụ, vì giá trị quyền sử dụng đất thường tăng giá theo thời gian, nên giá

trị hiện tại của giá trị quyền sử dụng đất có thể cao hơn rất nhiều lần so với giá trị

ghi nhận trên sổ sách. Nếu không đánh giá lại, giá trị tài sản trên sổ sách có thể

nhỏ hơn nhiều so với giá trị thực của doanh nghiệp. Đồng thời, thu nhập mang lại

do công tác đánh giá sẽ làm báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.

Qua khảo sát tại doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì

có vốn đầu tư nước ngoài đã lập báo cáo tài chính theo cả hai chuẩn mực kế toán

Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế, trong đó tài sản cố định được đánh giá

lại làm tăng nguyên giá và thời gian khấu hao tài sản cố định. Cụ thể, giá trị tài sản

cố định vào ngày 30/09/2008 có sự chênh lệch tăng từ 54.065.350.040 đồng (theo

VAS) lên đến 88.111.739.002 đồng (theo IAS) cộng thêm các tác động của việc

hạch toán các chi phí và do ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá làm cho tổng lợi

nhuận thuần lũy kế có sự chênh lệch đáng kể (theo VAS đang lỗ 28.419.149.291

đồng trở thành lỗ 52.464.856.500 đồng theo IAS). (Nguồn – Phụ lục 5).

2.1.3 Kế toán các khoản đầu tư

Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Công ty liên kết là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể

nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.

Page 34: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

24

Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể là nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián

tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư,

trừ khi có quy định hoặc thõa thuận nào khác.

Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư

được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi

của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo

kết quả kinh doanh phải phán ảnh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh

doanh của bên nhận đầu tư.

Phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi

nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh thay đổi của phần sở

hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả kinh

doanh chỉ phản ánh phần thu nhập của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận

thuần lũy kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, trong báo cáo tài chính riêng của công ty

mẹ, các khoản đầu tư vào công ty liên kết có thể trình bày theo phương pháp giá

gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong báo cáo tài chính riêng của công

ty mẹ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết chỉ được sử dụng theo phương

pháp giá gốc. Việc không sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ không phản

ánh kịp thời giá trị các khoản đầu tư của công ty, đặc biệt trong trường hợp được

tăng giá do hiệu quả kinh doanh của công ty liên kết.

Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con

Công ty con là công ty chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác, kiểm

soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp

nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp đó.

Page 35: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

25

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, trong báo cáo tài chính riêng của công ty

mẹ, các khoản đầu tư vào công ty con có thể trình bày theo phương pháp giá gốc

và phương pháp vốn chủ sở hữu.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong báo cáo tài chính riêng của công

ty mẹ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con chỉ được sử dụng theo phương

pháp giá gốc. Việc không sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ không phản

ánh kịp thời giá trị các khoản đầu tư của công ty, đặc biệt trong trường hợp được

tăng giá do hiệu quả kinh doanh của công ty con.

2.1.4 Kế toán bất động sản đầu tư

Bất động sản đầu tư là bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc

một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ hoặc người đi

thuê tài sản theo hợp đồng tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho

thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng

hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động

kinh doanh thông thường.

Đối với nhiều doanh nghiệp, bất động sản đầu tư là một trong những hoạt

động quan trọng của doanh nghiệp. Trước năm 2001, theo chuẩn mực kế toán

quốc tế, bất động sản đầu tư được coi là một hoạt động đầu tư tài chính và nó được

trình bày như một công cụ tài chính trong mục các khoản đầu tư tài chính trên

Bảng cân đối kế toán. Nhưng với sự biến động của tình hình sản xuất kinh doanh

thực tế, hoạt động đầu tư bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong một số các doanh

nghiệp, chính vì vậy IASB đã ban hành chuẩn mực riêng cho bất động sản đầu tư

IAS 40 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, chuẩn mực này yêu cầu bất động sản đầu

tư phải được trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán để đáp ứng yêu cầu

thông tin cho người đọc Báo cáo tài chính.

Mặc dù VAS 05, được xây dựng dựa trên IAS 40 tuy nhiên vẫn có sự khác

biệt trong phương pháp xác định giá của Bất động sản đầu tư. Theo IAS 40, bất

Page 36: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

26

động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và doanh nghiệp được phép

lựa chọn một trong hai phương pháp ghi nhận giá trị của bất động sản đầu tư sau

khi ghi nhận ban đầu đó là phương pháp giá gốc và phương pháp giá trị hợp lý.

Theo phương pháp giá gốc có nghĩa là bất động sản đầu tư được ghi nhận

ban đầu theo giá gốc, định kỳ trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Bất

động sản đầu tư được theo dõi theo ba chỉ tiêu: nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá

trị còn lại.

Theo phương pháp giá trị hợp lý, bất động sản đầu tư được ghi nhận ban

đầu theo giá gốc và được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập Bảng cân

đối kế toán. Chênh lệch giữa giá gốc và giá trị hợp lý được hạch toán như một

khoản thu nhập và chi phí trong kỳ kinh doanh.

Vì đặc điểm của bất động sản thường tăng giá theo thời gian, nên sau thời

gian sử dụng, giá trị tòa nhà có thể cao hơn nhiều lần so với nguyên giá ban đầu.

Nên, nếu giá trị bất động sản đầu tư được theo dõi bằng phương pháp giá gốc có

thể sẽ nhỏ hơn nhiều lần so với phương pháp giá trị hợp lý.

Vì vậy, nhà đầu tư khi phân tích doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư có

thể đánh giá doanh nghiệp không đúng với giá trị thực của bất động sản đầu tư cao

gấp nhiều lần so với giá trị trên sổ sách.

2.2 Sự khác biệt trong trình bày các báo cáo tài chính

2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.1.1Cổ tức trả bằng cổ phiếu

Theo Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008, khi doanh nghiệp nhận

được thông báo của tổ chức phát hành chứng khoán về khoản cổ tức được hưởng

bằng cổ phiếu tương ứng với số chứng khoán đầu tư dài hạn thuộc sở hữu của

công ty mà tổ chức phát hành, kế toán ghi nhận doanh thu theo giá trị hợp lý của

số cổ phiếu nhận cổ tức.

Page 37: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

27

Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì khoản nhận cổ tức này sẽ

không được ghi nhận doanh thu tại thời điểm nhận được thông báo mà chỉ ghi

nhận và theo dõi số lượng cổ phiếu nhận được ở ngoài bảng, việc ghi nhận doanh

thu sẽ được thực hiện khi và chỉ khi bán phần cổ phiếu trả này ra thị trường.

Phân tích tại báo cáo tài chính đã được công bố của Công ty Cổ phần sữa

Việt Nam (“Vinamilk”), khoản cổ tức bằng cổ phiếu của công ty phát sinh trong

năm 2008 là 5.205 triệu đồng, nếu theo phân tích thì khoản lợi nhuận kế toán trước

thuế năm 2008 của công ty sẽ giảm đi một khoản tương ứng là 5.205 triệu đồng.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009,

theo đó phần cổ tức nhận bằng cổ phiếu nhà đầu tư không ghi nhận giá trị cổ phiếu

được thưởng, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận

tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần mà chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu

tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính.

2.2.1.2 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Lãi cơ bản trên cổ phiếu là một chỉ số đo lường lãi cơ bản trên mỗi cổ

phiếu của công ty, đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần phổ

thông đang lưu hành trên thị trường.

EPS= Tổng số lãi dành cho các cổ đông phổ thông

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu

Nhìn vào công thức trên thì chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế

toán quốc tế đều giống nhau.

Đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam, chỉ tiêu “Tổng số lãi dành cho các cổ

đông phổ thông” còn bỏ qua nhiều khoản mục quan trọng; chẳng hạn, chưa trừ đi

các quỹ quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, mà chỉ đơn thuần trừ

đi phần cổ tức của cổ phiếu ưu đãi.

Page 38: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

28

Các quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ dự phòng tài chính nên được loại trừ

khi tính chỉ tiêu “Tổng số lãi dành cho cổ đông phổ thông” là do: Quỹ khen

thưởng phúc lợi dùng để khen thưởng ban quản trị khi điều hành doanh nghiệp có

hiệu quả, có những đóng góp nhất định hoặc thưởng cho người lao động đã có

những nổ lực trong công việc. Tỷ lệ trích lập do đại hội đồng cổ đông quyết định.

Do vậy, các cổ đông không được hưởng thụ quỹ này, mà chính là các nhà quản lý

của công ty. Đồng thời, Quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau

thuế với tỷ lệ là 10% và được trích lập cho đến khi số dư quỹ này bằng 25% vốn

điều lệ của công ty. Quỹ này được sử dụng để bù đắp các thiệt hại mà công ty gây

ra như phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chánh về thuế

và các khoản phạt khác mà các khoản chi phí này không được tính vào chi phí

được trừ khi tính thuế trong kỳ nhằm giảm một phần chi phí hoạt động trong kỳ.

Như vậy, việc sử dụng quỹ này thực chất là một cách để che dấu các khoản lỗ do

điều hành kém hiệu quả và đẩy phần thiệt hại này cho các cổ đông gánh chịu. Điều

này cho thấy, quỹ dự phòng tài chính về bản chất cũng không thuộc về phần sở

hữu của các cổ đông.

Vì các quỹ khen thưởng, phúc lợi hay các khoản quỹ khác không phải của

cổ đông vẫn chưa được loại trừ khỏi khoản lãi dành cho cổ đông để tính EPS, nên

các doanh nghiệp có thể sẵn sàng chi cho các khoản này là rất lớn. Nếu khoản trích

này được loại ra khỏi các khoản lãi dành cho cổ đông thì các nhà quản lý sẽ phải

thận trọng hơn trong việc trích quỹ. Bởi, khi tăng khoản trích quỹ không dành cho

cổ đông, đồng nghĩa với việc giảm EPS và do vậy làm tăng P/E tức là làm giảm

tính hấp dẫn của cổ phiếu, vì thế các nhà quản trị phải cân nhắc trước khi trích lập

các quỹ này.

Về phần quỹ đầu tư phát triển, quỹ này đúng như tên gọi của nó, được sử

dụng để đầu tư phát triển và bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh khi cần thiết. Do

đó, về bản chất quỹ này vẫn thuộc sở hữu của các cổ đông.

Page 39: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

29

Đối với chuẩn mực kế toán quốc tế, thì chỉ tiêu “Tổng số lãi dành cho các

cổ đông phổ thông” đã được tính toán trừ đi các phần quỹ hợp lý.

Đối với chế độ kế toán Việt Nam không bắt buộc phải trình bày lãi suy

giảm trên cổ phiếu (Diluted earning per share) trong báo cáo tài chính nhưng nó lại

rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán.

Lãi suy giảm trên cổ phiếu được tính bằng lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ

đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ và số bình quân gia quyền cổ

phiếu phổ thông đang lưu hành do ảnh hưởng của các cổ phiếu phổ thông tiềm

năng có tác động suy giảm để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu.

Bởi lẽ trong kỳ kế toán, các công ty có thể phát hành các công cụ tài chính

chưa có quyền đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, chẳng hạn trái phiếu chuyển

đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi, các quyền mua mà nó sẽ chuyển đổi thành cổ

phiếu phổ thông trong tương lai. Khi đó, EPS của công ty sẽ thay đổi rất lớn do

công ty sẽ tăng một lượng lớn cổ phiếu phổ thông nhưng không có thêm dòng tiền

vào. Trong những trường hợp như vậy nếu nhà đầu tư dùng EPS cơ bản để dự

đoán EPS cho tương lai sẽ dẫn đến những sai lầm. EPS suy giảm sẽ chỉ cho các

nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất

cần thiết cho quyết định đầu tư.

2.2.1.3 Lãi từ hoạt động kinh doanh

Theo các văn bản hướng dẫn của VAS 21, báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh sẽ phải tuân theo một mẫu được ban hành, trong đó việc trình bày lãi từ

hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả hoạt động tài chính.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, doanh nghiệp có thể được xây dựng một

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo đặc điểm của doanh nghiệp nhưng phải

đảm bảo các thông tin tài chính tối thiểu theo chuẩn mực;

Page 40: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

30

Lãi hoạt động kinh doanh của công ty là nguồn lãi quan trọng nhất và ổn

định nhất từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó lãi từ

hoạt động tài chính hay từ hoạt động khác thường không ổn định và khó dự đoán.

Việc trình bày lãi hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm trong lãi

từ hoạt động kinh doanh của công ty; có thể dẫn đến đến sự đánh giá không chính

xác của của nhà đầu tư khi phân tích hoạt động kinh doanh chính của doanh

nghiệp có thể bị sai lệch, vì có thể một doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả

trong hoạt động kinh doanh chính nhưng hoạt động tài chính bị thua lỗ. (Trần

Xuân Nam, 2009).

Đối với một doanh nghiệp, nếu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chủ

yếu từ hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường trong khi đó hoạt động kinh

doanh chính của doanh nghiệp không hiệu quả thì chứng tỏ doanh nghiệp đó phát

triển không bền vững. Vì nhìn chung các khoản lãi đầu tư tài chính chỉ mang tính

nhất thời nên có thể phát sinh hoặc không phát sinh ở kỳ sau, chứ không được bền

vững như các hoạt động kinh doanh thông thường.

Chẳng hạn như trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng

khoán, với một số các doanh nghiệp có các khoản đầu tư không hiệu quả cũng làm

ảnh hưởng sự đánh giá của nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh chính.

Trên thực tế, một số các doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu tăng

vốn, nhưng khoản vốn tăng thêm không được sử dụng để đầu tư phát triển hoạt

động sản xuất kinh doanh chính mà thực tế lại dùng vào hoạt động đầu tư tài chính

hoặc bất động sản. Như vậy, khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của một

doanh nghiệp, nếu có sự tách bạch giữa lãi của hoạt động kinh doanh và lãi từ hoạt

động tài chính sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá đúng hơn về khả năng thực lực của

doanh nghiệp.

Page 41: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

31

2.2.2 Bảng cân đối kế toán

2.2.2.1 Vốn chủ sở hữu

Tại Việt Nam, trong các thông tư hướng dẫn trình bày khoản mục vốn chủ

sở hữu trên Bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu bao gồm cả các khoản không

thuộc tính chất là nguồn vốn, ví dụ như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự

phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi thực chất là khoản phải trả cho nhân

viên, hoặc hội đồng quản trị.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009

để sửa đổi cho chế độ kế toán hiện hành của doanh nghiệp thì Quỹ khen thưởng,

phúc lợi đã được trình bày là một khoản nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán.

2.2.2.2 Cổ tức phải trả

Khoản mục cổ tức phải trả vẫn nằm trong khoản lợi nhuận chưa phân phối.

Tuy nhiên, khi lập báo cáo tài chính các công ty đã có kế hoạch chia cổ tức mặc dù

đa phần công ty đều chia cổ tức lần cuối hoặc duy nhất sau kỳ họp cổ đông vào

những quý đầu của năm tiếp theo. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu xét về bản chất là

khoản mà công ty có thể sử dụng lâu dài mà không phải có nghĩa vụ hoàn trả. Vì

vậy, khi lập báo cáo tài chính công ty nên dự kiến khoản cổ tức phải trả và ghi

nhận nó là một khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán.

2.2.2.3 Khoản phải thu, phải trả

Xét về việc trình các khoản phải thu, phải trả theo thời hạn thanh toán

trên Bảng cân đối kế toán

Theo IAS 01, doanh nghiệp có thể lựa chọn việc trình bày hay không trình

bày riêng biệt các tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trường hợp doanh nghiệp

không thể phân biệt được tài sản ngắn hạn hay dài hạn do đặc thù hoạt động thì

phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.

Page 42: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

32

Theo VAS 21, trong Bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạn và tài sản dài

hạn phải được trình bày thành các khoản mục riêng biệt. Tương tự như IAS 01,

nếu không phân biệt được tài sản ngắn hạn hay dài hạn do đặc thù hoạt động thì

phải trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản phải thu từ hoạt động sản

xuất kinh doanh cũng được yêu cầu phải trình bày theo khoản phải thu ngắn hạn

và các khoản phải thu dài hạn. Ngược lại, theo chuẩn mực kế toán quốc tế các

khoản phải thu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận là

một khoản phải thu mà không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn.

Sự khác biệt nói trên có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá sai lệch khả năng

thanh toán của doanh nghiệp.

Xét về việc trình bày các khoản phải thu, phải trả theo tính chất trên

Bảng cân đối kế toán

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản phải thu, phải trả sẽ bao gồm

tất cả các khoản phải thu phải trả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động

đầu tư và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, các khoản phải

thu từ hoạt động thanh lý cũng sẽ được trình bày như một khoản phải thu trên

Bảng cân đối kế toán nếu có phát sinh, mà sẽ không phân biệt tính chất của từng

khoản phải thu này.

Vì các hoạt động đầu tư phát sinh trong một kỳ thường rất lớn nhưng tài sản

cố định đó lại phục vụ hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ; do vậy, tách biệt các

khoản phải thu, phải trả từ hoạt động đầu tư (chẳng hạn mua sắm hay thanh lý tài

sản cố định) sẽ cho thấy rõ hơn tình hình công nợ của hoạt động kinh doanh là

hoạt động thường xuyên và chủ yếu của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của những vấn đề trên cũng có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của

doanh nghiệp, vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn trong việc phân tích sự khác

biệt của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Page 43: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

33

2.2.2.4 Lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các

tài sản không xác định được và không ghi nhận một cách riêng biệt. Lợi thế

thương mại chỉ được ghi nhận khi phát sinh hoạt động mua và không được ghi

nhận khoản lợi thế thương mại phát sinh do đánh giá nội bộ.

Theo VAS 11, bên mua sẽ ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi hợp

nhất kinh doanh là tài sản; được xác định theo giá gốc, là phần chênh lệch giữa giá

phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị thuần của tài sản, nợ

phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận. Lợi thế

thương mại được ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu giá trị nhỏ)

hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng

hữu ích (nếu giá trị lớn) với thời gian tối đa không quá 10 năm. Thời gian phân bổ

và phương pháp phân bổ phải được xem xét lại cuối mỗi năm tài chính.

Tuy nhiên, lợi thế thương mại theo IFRS 03 không cho phép khấu hao lợi

thế thương mại. Thay vào đó IAS 36 yêu cầu phải xem xét sự giảm giá trị của lợi

thế thương mại một năm một lần.

Việc xem xét sự giảm giá của lợi thế thương mại sẽ đem lại khoản chi phí

được ghi nhận vào báo cáo thu nhập sẽ khác so với khoản chi phí do khấu hao. Và

vì khoản chi phí này được ghi nhận vào báo cáo thu nhập nên cũng ảnh hưởng đến

lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp là chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân

tích của nhà đầu tư.

2.2.2.5 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

Theo chế độ kế toán Việt Nam, các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

gồm: tài sản thuê ngoài; vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công; hàng hóa

nhận bán hộ, nhận ký gởi, ký cược; nợ khó đòi đã xử lý; ngoại tệ các loại; dự toán

chi sự nghiệp, dự án.

Page 44: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

34

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến tất cả các thông tin được trình bày trên

báo cáo tài chính của một doanh nghiệp và đôi khi lại không hiểu hết ý nghĩa của

chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán này. Trong một số trường hợp việc ghi nhận

các chỉ tiêu này trên bề mặt báo cáo tài chính sẽ làm cho nhà đầu tư có cách đánh

giá không chuẩn xác về doanh nghiệp nếu thông tin trình bày các chỉ tiêu này

không tốt, đôi khi bỏ qua cơ hội đầu tư.

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo VAS 24, trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ dòng tiền của hoạt động

kinh doanh chưa phản ánh đúng vì dòng tiền kinh doanh trong một số trường hợp

bị lẫn lộn với dòng tiền đầu tư.

Có khá nhiều công ty báo cáo dòng tiền kinh doanh âm không đúng với bản

chất nếu có phát sinh mua sắm tài sản cố định lớn trong kỳ. Nguyên nhân dẫn đến

hiện tượng này là do các khoản phải trả người bán bao gồm cả các khoản phải trả

cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định mà nó không phải chỉ đơn thuần là các

khoản phải trả thương mại; tương tự các khoản phải thu từ người bán cũng bao

gồm các khoản phải thu không phải thương mại từ các hoạt động kinh doanh thông

thường của doanh nghiệp ví dụ như từ việc bán tài sản cố định.

Ví dụ về sự khác biệt trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Trần Xuân Nam,

2009: Giả sử Công ty ABC có lãi thuần sau thuế là 30 tỷ, chi phí khấu hao là 5 tỷ,

số dư các khoản tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả không đổi giữa đầu năm

và cuối năm ngoại trừ các khoản phải trả cho nhà cung cấp về công trình xây dựng

là 40 tỷ. Thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là như sau:

Dòng tiền hoạt động kinh doanh tỷ đồng

Lãi thuần sau thuế 30

Cộng chi phí khấu hao 5

Trừ phải trả thương mại 0

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 35

Page 45: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

35

Tuy nhiên, vì có lẽ cách hướng dẫn tài khoản phải trả người bán bao gồm

cá phải trả cho các nhà cung cấp tài sản dài hạn nên rất nhiều công ty đã không

tách phần phải trả cho hoạt động mua tài sản cố định ra khỏi khoản phải trả thương

mại nên họ đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

Dòng tiền hoạt động kinh doanh tỷ đồng

Lãi thuần sau thuế 30

Cộng chi phí khấu hao 5

Trừ phải trả thương mại (40)

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (5)

Như vậy theo cách 2 mà rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện, khoản phải

trả để xây dựng tài sản cố định (thuộc hoạt động đầu tư) lại được ghi lẫn với hoạt

động kinh doanh. Nó làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không còn

đúng với ý nghĩa của nó nữa. Theo bản chất giao dịch trên, dòng tiền từ họat động

kinh doanh của công ty là 35 tỷ đồng. Nếu công ty hoạt động bình thường thì các

nhà đầu tư sẽ dự đoán hàng năm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty sẽ

dư ra khoảng 35 tỷ đồng để tài trợ cho các hoạt động khác. Tuy nhiên, nhìn báo

cáo lưu chuyển tiền tệ theo cách 2, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là

âm 5 tỷ. Điều đó có thể làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng hoạt động kinh doanh

thông thường của công ty không đủ thu bù chi.

2.2.4 Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc phải

trình bày như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo

cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính, còn có Báo cáo tình hình

thay đổi vốn chủ sở hữu.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở

hữu là một báo cáo được nằm trong Thuyết minh báo cáo tài chính.

Page 46: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

36

Báo cáo vốn chủ sở hữu mang lại cho các nhà đầu tư thông tin về nguyên

nhân gây ra các biến động của các tài khoản trong vốn cổ phần. Vốn cổ phần tăng

lên hay giảm xuống là do sự phát hành, do sự gia tăng của lợi nhuận giữ lại hay do

việc mua lại cổ phiếu. Thay đổi trong thu nhập giữ lại là rất quan trọng vì nó thể

hiện sự liên kết giữa bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối

kế toán. Cổ tức thường được chi trả từ lợi nhuận giữ lại nên số dư tài khoản lợi

nhuận giữ lại cho thấy giới hạn trên đối với khoản chi trả cổ tức.

Tóm tắt chương 2

Qua phân tích, chuẩn mực kế toán Việt Nam có sự khác biệt so với chuẩn

mực kế toán quốc tế thể hiện qua phương pháp đánh giá các khoản mục trên báo

cáo tài chính và trình bày các báo cáo tài chính.

Sự khác biệt trong phương pháp đánh giá cụ thể là các khoản mục: hàng tồn

kho, tài sản cố định hữu hình, các khoản đầu tư, bất động sản đầu tư.

Sự khác biệt trong trình bày các khoản mục trong các báo cáo tài chính: cụ

thể là: (a) trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các khoản mục: cổ tức

trả bằng cổ phiếu, lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi hoạt động kinh doanh; (b) trong

Bảng cân đối kế toán là các khoản mục: vốn chủ sở hữu, cổ tức phải trả, khoản

phải thu và phải trả, lợi thế thương mại và các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán;

(c) trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là sự phân biệt tính chất các khoản phải trả

và (d) cuối cùng là báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu là việc trình bày

thành một báo cáo bắt buộc hay chỉ là báo cáo nằm trên thuyết minh báo cáo tài

chính.

Page 47: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

37

CHƯƠNG 3.

MINH HỌA SỰ SAI LỆCH CỦA MỘT SỐ CÁC KHOẢN MỤC GIỮA

HAI HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ.

Để minh họa, tác giả đã thực hiện khảo sát tại hai Công ty: Công ty Cổ

phần sữa Việt Nam và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Đây là

hai Công ty lớn có ngành nghề kinh doanh đa dạng và thu hút nhiều nhà đầu tư

trong và ngoài nước.

3.1 Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

3.1.1 Thông tin chung của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam được ban đầu thành lập theo Quyết định số

420/CNN/TCLD ngày 29 tháng 4 năm 1993 theo loại hình doanh nghiệp nhà

nước. Ngày 1 tháng 10 năm 2003, Công ty cổ phần hóa theo Quyết định số

155/2003/QĐ/BCN của Bộ Công nghiệp. Ngày 20 tháng 11 năm 2003, Công ty

đăng ký trở thành một công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt

Nam theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Ngày 19 tháng 1 năm 2006 cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị

trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép niêm yết số

42/UBCK-GPNY do Ủy Ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 28 tháng 12 năm

2005. Hoạt động chủ yếu của Công ty và các công ty con bao gồm:

- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát,

sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;

- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất,

nguyên liệu;

Page 48: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

38

- Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản;

- Kinh doanh kho, bến bãi, kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc

xếp hàng hóa;

- Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè

uống, cà phê rang-xay-phin-hòa tan;

- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;

- Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa;

- Phòng khám đa khoa;

- Chăn nuôi và trồng trọt;

- Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt như: cung cấp cây trồng, hướng dẫn

kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu;

- Chăn nuôi: cung cấp vật nuôi, kỹ thuật nuôi; dịch vụ sau thu hoạch,

xử lý hạt giống để nhân giống.

3.1.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và

chuẩn mực kế toán quốc tế

Để thuận tiện cho việc so sánh và tính toán theo hai hệ thống chuẩn mực số

liệu kế toán, nghiên cứu này sẽ lấy số liệu của hợp nhất báo cáo tài chính mà

không lấy số liệu của trên báo cáo tài chính riêng Công ty. Một lý do nữa báo cáo

tài chính hợp nhất là báo cáo phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp hơn là

báo cáo tài chính riêng.

Tuy nhiên số liệu giải trình chi tiết để phân tích sự khác biệt giữa chuẩn

mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế không đầy đủ thông tin nên

nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sử dụng những thông tin tài chính đã được

công bố. Các chỉ tiêu tính toán trong phân tích được lấy từ báo cáo tài chính năm

2008 đã được kiểm toán công bố tại Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần

sữa Việt Nam năm 2008.

Page 49: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

39

3.1.2.1 Phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu

Dựa vào các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh, ta có Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của VNM:

Bảng 3.1 Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của VNM

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

Lợi nhuận thuần

phân bổ cho các

cổ đông (triệu

đồng)

1,251,554 963,448 1,251,554 963,448 -

Trừ:

Quỹ dự phòng

tài chính

(38,963) (48,172)

Quỹ KT PL (125,155) (96,435)

Lợi nhuận thuần

điều chỉnh phân

bổ cho các cổ

đông (triệu đồng)

1,251,554 963,448 1,087,436 818,841 (164,118) -13.11% (144,607) -15.01%

Bình quân số cổ

phiếu phổ thông

đang lưu hành

(Ngàn)

175,275 171,838 175,275 171,838

Lãi cơ bản trên cổ

phiếu (Đồng)

7,141 5,607 6,204 4,765 (937) -13.12% (842) -15.02%

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán

Quốc tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Nhìn vào bảng phân tích 3.1, lợi nhuận thuần phân bổ cho các cổ đông đã bị

điều chỉnh giảm do việc điều chỉnh các khoản không dành cho cổ đông theo chuẩn

mực kế toán quốc tế, dẫn đến EPS năm 2008 giảm đi 937 đồng, (tương ứng với tỷ

lệ 13.12%) và EPS năm 2007 giảm 842 đồng (tương ứng tỷ lệ giảm 15.02% ) là

mức chênh lệch đáng kể.

Page 50: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

40

3.1.2.2 Phân tích về chỉ tiêu chỉ số giá thu nhập

Căn cứ vào số liệu EPS điều chỉnh theo chuẩn mực quốc tế theo Bảng 3.1

và số liệu giá cổ phiếu vào cuối năm tài chính, ta có số liệu tính toán về P/E như

trong Bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2 Bảng phân tích về chỉ số giá thu nhập của VNM

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(Đồng)7,141 5,607 6,204 4,765 (936.83) -13.12% (841.72) -15.01%

Giá cổ phiếu tại ngày

cuối năm tài chính

(đồng)

82,600 165,000 82,600 165,000

Chỉ số giá thu nhập (P/E)

(lần)11.57 29.43 13.31 34.63 1.74 15.07% 5.20 17.66%

-

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán

Quốc tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Theo như phân tích ở mục 3.1.2.1, lãi cơ bản trên cổ phiếu đã được điều

chỉnh lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế nên chỉ số giá thu nhập của cổ phiếu

cũng đã thay đổi, cụ thể P/E năm 2008 tăng lên 1.74 lần (tương ứng với tỷ lệ tăng

15.07%) và P/E năm 2007 tăng lên 5.20 lần (tương ứng với tỷ lệ tăng 17.66%).

Page 51: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

41

3.1.2.3 Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động

tài chính

Dựa vào các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có

Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo VAS sau:

Bảng 3.3 Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo VAS

2008 2007 % Số tiền

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

8,380,563 6,675,244 25.55% 1,705,319

Các khoản giảm trừ DT (171,581) (137,280) 24.99% (34,301)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

8,208,982 6,537,964 25.56% 1,671,018

Giá vốn hàng bán (5,610,969) (4,836,283) 16.02% (774,686)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2,598,013 1,701,681 52.67% 896,332

Doanh thu hoạt động TC 264,810 257,865 2.69% 6,945

Chi phí tài chính (197,621) (25,862) 664.14% (171,759)

Chi phí bán hàng (1,052,308) (864,363) 21.74% (187,945)

Chi phí quản lý DN (297,804) (204,192) 45.85% (93,612)

Lợi nhuận từ hoạt động KD 1,315,090 865,129 52.01% 449,961

Thu nhập khác 130,173 120,790 7.77% 9,383

Phần lỗ trong liên doanh (73,950) (30,538) 142.16% (43,412)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,371,313 955,381 43.54% 415,932

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

(161,874) - (161,874)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

39,259 8,017 389.70% 31,242

Lợi ích của cổ đông thiểu số 1,422 50 2744.00% 1,372

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1,250,120 963,448 29.75% 286,672

-

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chênh lệch năm 2008 so với

năm 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Qua Bảng 3.3, ta chưa thấy rõ được việc thay đổi trong năm 2008 so với

năm 2007 của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, ta thử tách

Page 52: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

42

báo cáo kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính

để phân tích theo chuẩn mực kế toán quốc tế, ta có bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4 Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo IAS

2008 2007 % Số tiềnDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

8,380,563 6,675,244 25.55% 1,705,319

Các khoản giảm trừ DT (171,581) (137,280) 24.99% (34,301)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

8,208,982 6,537,964 25.56% 1,671,018

Giá vốn hàng bán (5,610,969) (4,836,283) 16.02% (774,686)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2,598,013 1,701,681 52.67% 896,332

Chi phí bán hàng (1,052,308) (864,363) 21.74% (187,945)

Chi phí quản lý DN (297,804) (204,192) 45.85% (93,612)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1,247,901 633,126 97.10% 614,775

Doanh thu hoạt động TC 264,810 257,865 2.69% 6,945

Chi phí tài chính (197,621) (25,862) 664.14% (171,759)

Lợi nhuận từ hoạt động TC 67,189 232,003 -71.04% (164,814)

Thu nhập khác 130,173 120,790 7.77% 9,383

Phần lỗ trong liên doanh (73,950) (30,538) 142.16% (43,412)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,371,313 955,381 43.54% 415,932

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

(161,874) - (161,874)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

39,259 8,017 389.70% 31,242

Lợi ích của cổ đông thiểu số 1,422 50 2744.00% 1,372

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1,250,120 963,448 29.75% 286,672

Chuẩn mực kế toán Quốc tế Chênh lệch năm 2008 so với

năm 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Khi trình bày riêng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và

hoạt động tài chính cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự phát

triển vượt bậc trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 97.1%. Trong khi đó, hoạt

động tài chính có dấu hiệu sụt giảm theo tình hình chung của thị trường chứng

Page 53: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

43

khoán, cụ thể giảm 71.04%. Tuy nhiên, do kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp có sự phát triển vượt bậc nên nhìn chung tình hình kinh doanh của

doanh nghiệp thể hiện ở số liệu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 so với

năm 2007 tăng 43%.

3.1.2.4 Phân tích về vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu liên quan đến vốn chủ sở

hữu

Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm 2008 của VNM, ta có Bảng nguồn vốn

theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, như sau:

Bảng 3.5 Bảng nguồn vốn của VNM theo VAS

2008 2007

Vốn chủ sở hữu 4,665,715 4,224,315 Vốn góp của chủ sở hữu 1,752,757 1,752,757

Thặng dư vốn cổ phần 1,064,948 1,064,948

Quỹ đầu tư phát triển 869,697 744,540

Quỹ dự phòng tài chính 175,276 136,313

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 803,037 525,757

Nguồn kinh phí và quỹ khác 96,198 91,622 Quỹ khen thưởng phúc lợi 96,198 91,622

Tổng cộng nguồn vốn 4,761,913 4,315,937

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Page 54: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

44

Bảng 3.6 Bảng nguồn vốn của VNM theo IAS

2008 2007

Vốn chủ sở hữu 4,665,715 4,224,315 Vốn góp của chủ sở hữu 1,752,757 1,752,757

Thặng dư vốn cổ phần 1,064,948 1,064,948

Quỹ đầu tư phát triển 869,697 744,540

Quỹ dự phòng tài chính 175,276 136,313

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 803,037 525,757

Nguồn kinh phí và quỹ khác 96,198 91,622 Quỹ khen thưởng phúc lợi 96,198 91,622

Tổng cộng nguồn vốn 4,761,913 4,315,937 Trừ+ Quỹ dự phòng tài chính (175,276) (136,313)

+ Quỹ khen thưởng phúc lợi (96,198) (91,622)

Tổng cộng nguồn vốn sau điều chỉnh 4,490,439 4,088,002

Chuẩn mực kế toán quốc tế

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Căn cứ vào số liệu nguồn vốn tính toán tại Bảng 3.5 và Bảng 3.6 và chỉ tiêu

lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông tại Bảng 3.1 ta có bảng tính toán ROE và

ROA như Bảng 3.7:

Page 55: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

45

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

Lợi nhuận thuần

phân bổ cho các

cổ đông (triệu

đồng)

1,251,554 963,448 1,251,554 963,448 - 100.00% - 100.00%

Trừ:

Quỹ dự phòng

tài chính(38,963) (48,172)

Quỹ khen

thưởng phúc lợi(125,155) (96,435)

Lợi nhuận thuần

điều chỉnh phân

bổ cho các cổ

đông (triệu đồng)

1,087,436 818,841 (164,118) -13.11% (144,607) -15.01%

Vốn chủ sở hữu

(triệu đồng)4,761,913 4,315,937 4,490,439 4,088,002 (271,474) -5.70% (227,935) -5.28%

ROE 26.28% 22.32% 24.22% 20.03% -2.06% -7.85% -2.29% -10.26%

Tổng tài sản

(triệu đồng)5,966,959 5,425,117 5,966,959 5,425,117 - 100% - 100%

ROA 20.97% 17.76% 18.22% 15.09% -2.75% -13.11% -2.67% -15.01%

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán

Quốc tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

Bảng 3.7 Phân tích chỉ tiêu ROE và ROA của VNM theo VAS và IAS

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông và

vốn chủ sở hữu được điều chỉnh giảm những quỹ không thuộc về sở hữu của cổ

đông, làm cho chỉ tiêu vốn chủ sở hữu giảm, dẫn đến:

� ROE năm 2008 giảm tính trên số tuyệt đối là 2.06% (tương ứng với tỷ lệ

giảm là 7.85%) và ROE năm 2007 giảm tính trên số tuyệt đối là 2.29%

(tương ứng với tỷ lệ giảm là 10.26%);

� ROA năm 2008 giảm tính trên số tuyệt đối là 2.75% (tương ứng với tỷ lệ

giảm 13.11%) và ROA năm 2007 giảm tính trên số tuyệt đối là 2.67%

(tương ứng với tỷ lệ giảm 15.01%).

Page 56: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

46

Căn cứ vào số liệu tính toán tại các Bản 3.1 đến 3.7, ta có thể tóm tắt chỉ

tiêu tài chính như trong Bảng 3.8, như sau:

Bảng 3.8 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích của VNM

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

EPS 7,141 5,607 6,204 4,765 (937) -13.12% (842) -15.02%

PE 11.57 29.43 13.31 34.63 1.74 15.04% 5.20 17.66%

ROE 26.28% 22.32% 24.22% 20.03% -2.06% -7.85% -2.29% -10.26%

ROA 20.97% 17.76% 18.22% 15.09% -2.75% -13.11% -2.67% -15.01%

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Quốc tế Chênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam năm 2008 [04]

Qua Bảng 3.8, ta nhận thấy nếu tính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, các

chỉ tiêu tài chính EPS, ROE, ROA đều bị giảm, đồng thời chỉ tiêu PE lại gia tăng

dẫn đến sụt giảm mức độ hấp dẫn của cổ phiếu VNM hơn khi áp dụng chuẩn mực

kế toán Việt Nam. Vì vậy nhà đầu tư nên có bước điều chỉnh và xem xét kỹ lưỡng

nhất là khi so sánh với các doanh nghiệp mà báo cáo tài chính được lập theo chuẩn

mực kế toán quốc tế trước khi ra các quyết định đầu tư.

Page 57: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

47

3.2 Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

3.2.1 Thông tin chung của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT được thành lập theo

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 8593 QĐTC/VCN ngày 25 tháng 6 năm

1993 do Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia cấp, sau đó được sửa đổi bằng Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103001041 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp

ngày 13 tháng 5 năm 2002.

Hoạt động chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin

và viễn thông như tích hợp hệ thống; sản xuất và dịch vụ phần mềm; các dịch vụ

ERP; phân phối sản phẩm công nghệ thông tin, phân phối điện thoại di động, dịch

vụ giải pháp phần mềm, các dịch vụ viễn thông và internet; đào tạo; lắp ráp máy

tính; bảo hành và bảo trì thiết bị công nghệ thông tin và thiết bị viễn thông và các

dịch vụ viễn thông khác.

Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán

TP.HCM ngày 13/12/2006.

3.2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

và Chuẩn mực kế toán quốc tế

Các chỉ tiêu tính toán trong phân tích được lấy từ báo cáo tài chính năm

2008 đã được kiểm toán công bố tại Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần

Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm 2008.

Page 58: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

48

3.2.2.1 Phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu

Dựa vào các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh, ta có Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của FPT, như

sau:

Bảng 3.9 Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của FPT

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

Lợi nhuận thuần

phân bổ cho các cổ

đông (triệu đồng)

836,271 737,469 836,271 737,469 -

Trừ:

Quỹ dự phòng

tài chính (triệu

đồng)

Quỹ khen

thưởng phúc lợi

(triệu đồng)

(85,605) (66,366)

Lợi nhuận thuần

điều chỉnh phân bổ

cho các cổ đông

(triệu đồng)

836,271 737,469 750,666 671,103 (85,605) -10.24% (66,366) -9.00%

Bình quân số cổ

phiếu phổ thông

đang lưu hành

(Ngàn)

140,328 138,687 140,328 138,687

Lãi cơ bản trên cổ

phiếu (Đồng)5,959 5,317 5,349 4,839 (610) -10.24% (478) -8.99%

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Quốc

tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008 [03]

Nhìn vào bảng 3.9, vì chỉ tiêu lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông đã được

điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế, EPS năm 2008 giảm đi 610 đồng,

(tương ứng với tỷ lệ giảm 10.24%) và EPS năm 2007 giảm 478 đồng (tương ứng

tỷ lệ giảm 8.99%).

Page 59: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

49

3.2.2.2 Phân tích chỉ tiêu giá thu nhập

Căn cứ vào số liệu EPS điều chỉnh theo chuẩn mực quốc tế trong Bảng 3.9

và số liệu giá cổ phiếu vào cuối năm tài chính ta có số liệu tính toán về P/E như

trong bảng 3.10, như sau:

Bảng 3.10 Bảng phân tích về chỉ số giá thu nhập của FPT

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

Lãi cơ bản trên

cổ phiếu (Đồng)

5,959 5,317 5,349 4,839 (610) -10.24% (478) -8.99%

Giá cổ phiếu tại ngày cuối năm tài

chính (Đồng)

50,600 221,000 50,600 221,000

Chỉ số giá thu

nhập (P/E) (lần)8.49 41.56 9.46 45.67 0.97 11.40% 4.11 9.88%

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán

Quốc tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008) [03]

Theo kết quả tính ở Bảng 3.10, do lãi cơ bản trên cổ phiếu đã được điều

chỉnh lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế, nên chỉ số giá thu nhập của cổ phiếu

năm 2008 tăng lên 0.97 lần (tương ứng với tỷ lệ tăng 11.40%) và chỉ số giá thu

nhập năm 2007 tăng lên 4.11 lần (tương ứng với tỷ lệ tăng 9.89%) dẫn đến độ hấp

dẫn của cổ phiếu cũng giảm đi.

Page 60: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

50

3.2.2.3 Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động

tài chính

Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của FPT, ta có

Bảng 3.11 và Bảng 3.12, như sau:

Bảng 3.11. Bảng phân tích doanh thu của FPT theo VAS

ĐVT: triệu đồng

2008 2007 % Số tiền

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,429,737 13,518,397 21.54% 2,911,341

Các khoản giảm trừ DT (47,898) (19,506) 145.56% (28,392)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,381,840 13,498,891 21.36% 2,882,949

Giá vốn hàng bán (13,403,404) (11,537,443) 16.17% (1,865,961)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,978,436 1,961,448 51.85% 1,016,988

Doanh thu hoạt động TC 197,472 48,936 303.53% 148,536

Chi phí tài chính (495,236) (72,344) 584.56% (422,892)

Chi phí bán hàng (526,659) (384,773) 36.88% (141,886)

Chi phí quản lý DN (963,266) (600,168) 60.50% (363,098)

Lợi nhuận từ hoạt động KD 1,190,746 953,099 24.93% 237,648

Thu nhập khác 191,151 100,712 89.80% 90,439

Chi phí khác (101,853) (28,868) 252.82% (72,985)

Phần lỗ trong liên doanh (39,959) 4,043 -1088.32% (44,002)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,240,085 1,028,985 20.52% 211,100

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (212,404) (148,715) 42.83% (63,689)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 23,365 -

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,051,047 880,271 19.40% 170,776 -

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chênh lệch năm 2008 và

2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008 [03]

Page 61: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

51

Bảng 3.12. Bảng phân tích doanh thu của FPT theo IAS

ĐVT: triệu đồng

2008 2007 % Số tiền

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

16,429,737 13,518,397 21.54% 2,911,341

Các khoản giảm trừ DT (47,898) (19,506) 145.56% (28,392)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

16,381,840 13,498,891 21.36% 2,882,949

Giá vốn hàng bán (13,403,404) (11,537,443) 16.17% (1,865,961)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2,978,436 1,961,448 51.85% 1,016,988

Chi phí bán hàng (526,659) (384,773) 36.88% (141,886)

Chi phí quản lý DN (963,266) (600,168) 60.50% (363,098)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1,488,511 976,507 52.43% 512,004

Doanh thu hoạt động TC 197,472 48,936 303.53% 148,536

Chi phí tài chính (495,236) (72,344) 584.56% (422,892)

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (297,764) (23,408) -1172.05% (274,356)

Thu nhập khác 191,151 100,712 89.80% 90,439

Chi phí khác (101,853) (28,868) 252.82% (72,985)

Phần lỗ trong liên doanh (39,959) 4,043 -1088.32% (44,002)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,240,085 1,028,985 20.52% 211,100

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

(212,404) (148,715) 42.83% (63,689)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

23,365 -

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1,051,047 880,271 -19.40% 170,776

-

Chuẩn mực kế toán Quốc tếChênh lệch năm 2008 và

2007

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008 [03]

Khi trình bày riêng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và

hoạt động tài chính cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự phát

triển vượt bậc trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 52.43%, so với kết quả hoạt

Page 62: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

52

động kinh doanh được trình bày tại Bảng 3.11 chỉ tăng 24.93%. Việc chênh lệch

xuất phát từ nguyên nhân do hoạt động tài chính của công ty trong năm 2008

không hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của

doanh nghiệp. Vì các nhà đầu tư thường có cái nhìn dài hạn và đặc biệt chú trọng

đến kết quả hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp do kết quả hoạt động

kinh doanh sẽ đem đến một kết quả ổn định hơn so với kết quả hoạt động tài

chính. Nếu đánh giá theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì kết quả hoạt động kinh

doanh chung của doanh nghiệp chưa thực sự ấn tượng.

3.2.2.4 Phân tích về vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu liên quan đến vốn

chủ sở hữu

Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm 2008 của FPT, ta có Bảng 3.13 và Bảng

3.14, như sau:

Bảng 3.13 Bảng nguồn vốn của FPT theo VAS

2008 2007

Vốn chủ sở hữu 2,373,483 1,939,482 Vốn góp của chủ sở hữu 1,411,621 923,526

Thặng dư vốn cổ phần 54,851 524,866

Cổ phiếu quỹ (1,832) (176)

Quỹ chênh lệch TGHĐ chuyển đổi BCTC 3,165 (1,024)

Quỹ đầu tư phát triển 103 103

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 107,566 60,270

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 798,009 431,917

Nguồn kinh phí và quỹ khác 59,764 39,927 Quỹ khen thưởng phúc lợi 57,014 37,177

Nguồn kinh phí sự nghiệp 2,750 2,750

Tổng cộng nguồn vốn 2,433,247 1,979,409

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008) [03]

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, vốn chủ sở hữu được điều chỉnh khoản

mục không thuộc về nguồn vốn là quỹ khen thưởng phúc lợi như sau:

Page 63: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

53

Bảng 3.14 Bảng nguồn vốn của FPT theo IAS

2008 2007

Vốn chủ sở hữu 2,373,483 1,939,482 Vốn góp của chủ sở hữu 1,411,621 923,526

Thặng dư vốn cổ phần 54,851 524,866

Cổ phiếu quỹ (1,832) (176)

Quỹ chênh lệch TGHĐ chuyển đổi BCTC 3,165 (1,024)

Quỹ đầu tư phát triển 103 103

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 107,566 60,270

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 798,009 431,917

Nguồn kinh phí và quỹ khác 59,764 39,927 Quỹ khen thưởng phúc lợi 57,014 37,177

Nguồn kinh phí sự nghiệp 2,750 2,750

Tổng cộng nguồn vốn 2,433,247 1,979,409 TrừQuỹ khen thưởng phúc lợi (57,014) (37,177)

Tổng cộng nguồn vốn sau điều chỉnh 2,376,233 1,942,232

Chuẩn mực kế toán Quốc

tế

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008) [03]

Căn cứ vào khoản mục nguồn vốn đã được điều chỉnh tại Bảng tính 3.14 và

việc điều chỉnh lợi nhuận thuần phân bổ cho các cổ đông, ta có thể tính lại các chỉ

tiêu ROE và ROA như sau:

Page 64: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

54

Bảng 3.15 Bảng phân tích chỉ tiêu ROE và ROA của FPT theo IAS và VAS

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

Lợi nhuận thuần phân

bổ cho các cổ đông

(triệu đồng)

836,271 737,469 836,271 737,469 - 100.00% - 100.00%

Trừ:

Quỹ khen thưởng

phúc lợi (triệu đồng)(85,605) (66,366)

Lợi nhuận thuần

điều chỉnh phân bổ

cho các cổ đông

(triệu đồng)

750,666 671,103 (85,605) -10.24% (66,366) -9.00%

Vốn chủ sở hữu (triệu

đồng)

2,433,247 1,979,409 2,376,233 1,942,232 (57,014) -2.34% (37,177) -1.88%

ROE 34.37% 37.26% 31.59% 34.55% -2.78% -8.08% -2.70% -7.26%

Tổng tài sản (triệu

đồng)

6,124,834 5,356,052 6,124,834 5,356,052 - 100.00% - 100.00%

ROA 13.65% 13.77% 12.26% 12.53% -1.39% -10.24% -1.24% -9.00%

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán

Quốc tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008) [03]

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông và

vốn chủ sở hữu được điều chỉnh giảm những quỹ không thuộc về sở hữu của cổ

đông, làm cho khoản mục vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm đi 57,014 triệu đồng

(tương ứng với tỷ lệ giảm là 2.34%) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm đi

37,177 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1.88% dẫn đến:

� ROE năm 2008 giảm đi tính theo số tuyệt đối là 2.78% (tương ứng tỷ lệ

giảm 8.08%) và ROE năm 2007 tính theo số tuyệt đối là 2.70% (tương ứng

với tỷ lệ giảm là 7.26%) so với khi áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam

� ROA năm 2008 cũng giảm đi một lượng số tuyệt đối là 1.39% (tương ứng

tỷ lệ giảm là 10.24%) và ROA năm 2007 giảm đi số tuyệt đối là 1.24%.

(tương ứng tỷ lệ giảm là 9.00%).

Page 65: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

55

Căn cứ vào số liệu đã được từ Bảng 3.9 đến 3.15, ta có thể tóm tắt các chỉ

tiêu phân tích ở bảng tính bên dưới:

Bảng 3.16 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích của FPT

2008 2007 2008 2007

+/- % +/- %

EPS 5,959 5,317 5,349 4,839 (610) -10.24% (478) -8.99%

PE 8.49 41.56 9.46 45.67 0.97 11.40% 4.11 9.89%

ROE 34.37% 37.26% 31.59% 34.55% -2.78% -8.08% -2.70% -7.26%

ROA 13.65% 13.77% 12.26% 12.53% -1.39% -10.24% -1.24% -9.00%

Chuẩn mực kế toán

Việt Nam

Chuẩn mực kế toán

Quốc tếChênh lệch giữa IAS và VAS

2008 2007

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT năm

2008) [03]

Qua Bảng 3.16, khi điều chỉnh các chỉ tiêu theo chuẩn mực kế toán quốc tế

ta nhận thấy các chỉ tiêu EPS, ROE và ROA đều bị giảm, đồng thời chỉ tiêu PE lại

tăng cao làm giảm đi mức độ hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường hơn so với khi

áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3.3 Một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư:

Từ kết quả phân tích sự khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán Việt Nam và

chuẩn mực kế toán quốc tế, tác giả có một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư như

sau:

� Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, phải tìm hiểu

hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam để có những đánh giá đúng về các

Công ty dự định đầu tư.

Page 66: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

56

� Đối với các nhà đầu tư trong nước khi đầu tư ra nước ngoài, phải tìm hiểu

hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế trước khi quyết định đầu tư.

� Khi tiến hành so sánh các công ty dự định đầu tư và báo cáo tài chính của

các công ty này được lập trên hai hệ thống chuẩn mực khác nhau, thì các

nhà đầu tư nên có các bước điều chỉnh nhằm đem lại quyết định đầu tư tốt

nhất. Vì như phân tích bên trên, nếu các thông tin kế toán được lập dựa trên

hai hệ thống chuẩn mực khác nhau có thể dẫn đến các khác biệt và nếu

không hiệu chỉnh sự khác biệt đó có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm.

3.4 Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Từ kết quả phân tích bên trên, đối với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt

Nam, nên có một số điều chỉnh như sau:

� Quỹ khen thưởng phúc lợi: điều chỉnh quỹ khen thưởng phúc lợi đang

nằm ở phần nguồn vốn sang khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.

� Cổ tức trả bằng cổ phiếu: chỉ theo dõi số lượng tăng thêm trên thuyết

minh báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không

ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị đầu

tư vào công ty cổ phần.

� Cổ tức phải trả: nên ước tính cổ tức phải trả vào cuối năm tài chính và

trình bày như một khoản phải trả được tách từ lợi nhuận chưa phân phối từ

nguồn vốn và chuyển lên khoản mục phải trả trên bảng cân đối kế toán.

Đối với việc hướng dẫn hạch toán đối với hai chỉ tiêu quỹ khen thưởng

phúc lợi và cổ tức trả bằng cổ phiếu đã được hướng dẫn sửa đổi tại Thông

tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.

� Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu: vì tầm quan trọng của báo

cáo nên tách riêng thành một báo cáo độc lập mà không để vào bản thuyết

minh báo cáo tài chính.

Page 67: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

57

� Lãi suy giảm trên cổ phiếu nhằm giúp cho nhà đầu tư có cơ sở để dự đoán

lãi cơ bản trên cổ phiếu trong tương lai đối với trường hợp công ty phát

hành các công cụ tài chính, vì vậy lãi suy giảm trên cổ phiếu nên là chỉ tiêu

bắt buộc phải trình bày trên báo cáo tài chính.

� Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: vì các chỉ tiêu này không phải là

các chỉ tiêu quan trọng trong bảng cân đối kế toán vì vậy nên chuyển vào

phần thuyết minh báo cáo tài chính.

� Kế toán các khoản đầu tư: nên sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi

phản ánh giá trị các khoản đầu tư tại báo cáo tài chính riêng.

Ngoài ra, một số vấn đề khác chẳng hạn như hệ thống tài khoản, doanh

nghiệp nên được trao quyền chủ động trong việc tự xây dựng một hệ thống tài

khoản phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc từng bước xây dựng thị trường hoạt động tại Việt Nam

để làm tiền đề áp dụng phương pháp giá trị hợp lý trong hạch toán kế toán nên

được cân nhắc và xem xét.

Tóm tắt chương 3

Thông qua minh họa bằng số liệu tại hai Công ty là Công ty Cổ phần sữa

Việt Nam và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, ta nhận thấy kết

quả khi tính toán các chỉ tiêu phân tích theo chuẩn mực kế toán quốc tế có sự khác

biệt so với kết quả tính toán khi áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam. Để ra

quyết định đầu tư đúng đắn, các nhà đầu tư phải nhận diện được các sự khác biệt

giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế để có sự điều

chỉnh phù hợp. Theo xu thế hội nhập, Bộ Tài chính nên xem xét và cân nhắc nhằm

điều chỉnh các chuẩn mực kế toán Việt Nam để chuẩn mực kế toán Việt Nam hòa

hợp và hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Page 68: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

58

KẾT LUẬN

Quá trình ra quyết định của nhà đầu tư dựa trên nhiều thông tin đa chiều

khác nhau có liên quan đến tình hình kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp.

Trong đó thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nhà đầu tư dài

hạn sử dụng trong phân tích để đưa ra các quyết định. Vì vậy, các nhà đầu tư

thường đòi hỏi thông tin kế toán phải chính xác, minh bạch và có thể so sánh được

nhằm gia tăng lòng tin. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và xây dựng một

hệ thống kế toán dựa trên nền tảng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể

đưa ra được các thông tin kế toán phù hợp nhất với các nhà đầu tư.

Có thể nói rằng, việc ban hành hệ thống các chuẩn mực kế toán tại Việt

Nam hiện nay nhằm đưa hệ thống kế toán của Việt Nam đến gần hơn nữa hệ thống

kế toán thế giới là việc làm đúng đắn và rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, qua các

phân tích bên trên, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn

mực kế toán quốc tế vẫn còn có sự khác biệt về số lượng chuẩn mực ban hành mà

thậm chí ngay cả các chuẩn mực kế toán đã được Việt Nam ban hành cũng tồn tại

sự khác biệt trong phương pháp đánh giá và trình bày báo cáo tài chính có thể làm

ảnh hưởng đến các thông tin tài chính và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu

tư.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chuẩn mực cho phù hợp, Bộ tài chính cần

điều chỉnh những điểm chưa phù hợp trong công tác kế toán tại Việt Nam để nhằm

hướng tới sự hòa hợp và hội tụ kế toán trong tương lai đi theo xu thế phát triển của

thị trường vốn thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức về tình

hình kinh doanh cũng như kiến thức nền tảng về các thông tin tài chính đặc biệt là

vấn đề nhận dạng sự khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và

chuẩn mực kế toán quốc tế để đưa ra quyết định đúng đắn.

Page 69: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

59

Với nghiên cứu này, tác giả mong muốn cung cấp cho các nhà đầu tư một

cái nhìn toàn diện hơn về các thông tin tài chính đã được công bố trên cơ sở tính

toán có tham chiếu đến các chuẩn mực kế toán quốc tế. Và hy vọng nghiên cứu

này có thể đưa ra một số góp ý để góp phần hoàn thiện hơn hệ thống kế toán Việt

Nam làm cho thông tin tài chính đến với các nhà đầu tư đáng tin cậy hơn và dễ

dàng hơn trong việc so sánh báo cáo tài chính giữa các doanh nghiệp giữa quốc gia

này với quốc gia khác, gia tăng lòng tin đối với nhà đầu tư thu hút nguồn vốn để

phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế.

Page 70: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2001-2005), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”; Nhà

Xuất Bản Tài chính, Hà Nội;

2. Bộ Tài chính - Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (2008), Nội dung và

hướng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Nhà xuất bản Thống kê, Hà

Nội;

3. Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (2008) Báo cáo thường

niên năm 2008;

4. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (2008) Báo cáo thường niên năm 2008;

5. Deloitte Việt Nam (2008), “Tóm tắt so sánh IFRS và VAS”, Web

6. Võ Thị Ánh Hồng (2008), “Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của

thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán”, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, LVCH Kinh tế;

7. Mai Hương (2008), “Chuyển dịch từ IAS sang IFRS – Quốc tế và Việt

Nam”, Tạp chí Kiểm toán;

8. Bùi Công Khánh (2007), “Từ khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế nhìn về

chuẩn mực chung kế toán Việt Nam”, Tạp chí kế toán, (số 69).

9. Trần Xuân Nam (2009), “Những sai lệch khiếm khuyết của Báo cáo tài

chính Việt Nam”, Đầu tư chứng khoán điện tử, Hồ Chí Minh;

Page 71: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

10. Ngân hàng Thế Giới (2002), “Chuẩn mực kế toán Quốc tế”, Nhà Xuất Bản

Thống kê, Hà Nội

11. Đoàn Xuân Tiên (2008), “Hệ thống chuẩn mực Việt Nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện”; Tạp chí kế toán (số 6);

12. Doanh nghiệp A (2008) Báo cáo tài chính.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

13. Mary E.Barth, Wayne R.Landsman và Mark H.Lang, 01 September 2007,

“International Accounting Standards and Accounting Quality”, Stanford

University Graduate School of Business Research Paper No. 1976;

14. Mingyi Hung và K.R.Subramabyam, 2007, “Financial Statement effects of

adopting international accounting standards: the case of Germany”,

Leventhal School of Accounting, Marshall Shool of Business, University of

Southern California, Los Angeles, CA 90089-0441, USA,

15. Robert Harris, 17 October 2007, “Introduction to Decision Making”,

Virtual Salt, Web

16. Graham, Harvey và Rajgopal (2005), “Payout Policy in the 21st century”,

Journal of Financial Economics 77. 483-528;

17. Geoffrey Mazullo, 1999, “Corporate Governance - Updating the German

Model”, Web

Page 72: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

PHỤ LỤC 1 So sánh IAS và VAS

Nhóm chuẩn mực kế toán IASs do IASC ban hành:

� IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính

� IAS 2 Hàng tồn kho

� IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

� IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót

� IAS 10 Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

� IAS 11 Hợp đồng xây dựng

� IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp

� IAS 16 Tài sản cố định hữu hình

� IAS 17 Thuê tài sản

� IAS 18 Doanh thu

� IAS 19 Phúc lợi cho người lao động

� IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ

trợ của Chính phủ

� IAS 21 Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

� IAS 23 Chi phí đi vay

� IAS 24 Thông tin về các bên liên quan

� IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí

� IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất

� IAS 28 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

� IAS 29 Báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế siêu lạm phát

Page 73: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

� IAS 30 Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài

chính tương tự

� IAS 31 Góp vốn liên doanh

� IAS 32 Công cụ tài chính: trình bày

� IAS 33 Lãi trên cổ phiếu

� IAS 34 Báo cáo tài chính giữa niên độ

� IAS 36 Tổn thất tài sản

� IAS 37 Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

� IAS 38 Tài sản cố định vô hình

� IAS 39 Ghi nhận và đánh giá công cụ tài chính

� IAS 40 Bất động sản đầu tư

� IAS 41 Nông nghiệp

Nhóm chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS do IASB ban hành

� IFRS 1 Lần đầu áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo

tài chính

� IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

� IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh

� IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm

� IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và Hoạt động không liên tục

� IFRS 6 Hoạt động thăm dò và đánh giá khoáng sản

� IFRS 7 Công cụ tài chính: trình bày

� IFRS 8 Các bộ phận kinh doanh

Page 74: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Cho đến hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 05 quyết định công bố 26 chuẩn mực

kế toán (VAS) thành năm đợt như sau:

� Đợt 1: Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày

31/12/2000;

� Đợt 2: Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày

31/12/2002;

� Đợt 3: Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày

30/12/2003;

� Đợt 4: Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày

12/02/2005;

� Đợt 5: Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày

28/12/2005;

Số lượng của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế

toán quốc tế có những điểm khác biệt cụ thể như sau:

STT Chuẩn mực quốc

tế

Nội dung VAS tương đương

1 IAS – Quy định

chung

Quy định chung VAS 01

2 IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính VAS 21

3 IAS 2 Hàng tồn kho VAS 02

4 IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 24

5 IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi ước

tính kế toán và các sai sót

VAS 29

Page 75: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

6 IAS 10 Các sự kiện sau ngày kết thúc

niên độ

VAS 23

7 IAS 11 Hợp đồng xây dựng VAS 15

8 IAS 12 Thuế thu nhập VAS 17

9 IAS 16 Tài sản cố định hữu hình VAS 03

11 IAS 17 Thuê tài sản VAS 06

12 IAS 18 Doanh thu VAS 14

13 IAS 19 Phúc lợi cho người lao động Chưa có VAS

tương ứng

14 IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp của

chính phủ và trình bày các khoản

hỗ trợ của chính phủ

Chưa có VAS

tương ứng

15 IAS 21 Ảnh hưởng của việc thay đổi

chênh lệch tỷ giá

VAS 10

16 IAS 23 Chi phí đi vay VAS 16

17 IAS 24 Thông tin về các bên liên quan VAS 26

18 IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí Chưa có VAS

tương ứng

19 IAS 27 Báo cáo tài chính hợp nhất và

báo cáo tài chính riêng

VAS 25

20 IAS 28 Kế toán các khoản đầu tư vào

công ty liên kết

VAS 07

Page 76: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

21 IAS 29 Báo cáo tài chính trong điều kiện

nền kinh tế siêu lạm phát

Chưa có VAS

tương ứng

22 IAS 30 Trình bày bổ sung BCTC của các

ngân hàng và tổ chức tài chính

tương tự

VAS 22

23 IAS 31 Góp vốn liên doanh VAS 08

24 IAS 32 Công cụ tài chính: trình bày Chưa có VAS

tương ứng

25 IAS 33 Lãi trên cổ phiếu VAS 30

26 IAS 34 Báo cáo tài chính giữa niên độ VAS 27

27 IAS 36 Tổn thất tài sản Chưa có VAS

tương ứng

28 IAS 37 Các khoản dự phòng, tài sản và

nợ tiềm tàng

VAS 18

29 IAS 38 Tài sản cố định vô hình VAS 04

30 IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và

đánh giá

Chưa có VAS

tương ứng

31 IAS 40 Bất động sản đầu tư VAS 05

32 IAS 41 Nông nghiệp Chưa có VAS

tương ứng

33 IFRS 1 Lần đầu áp dụng các chuẩn mực Chưa có VAS

Page 77: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

kế toán quốc tế về trình bày báo

cáo tài chính

tương ứng

34 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu Chưa có VAS

tương ứng

35 IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh VAS 11

36 IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm VAS 19

37 IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán

và Hoạt động không liên tục

Chưa có VAS

tương ứng

38 IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên

khoáng sản

Chưa có VAS

tương ứng

39 IFRS 7 Công cụ tài chính: Trình bày Chưa có VAS

tương ứng

40 IFRS 8 Bộ phận kinh doanh Chưa có VAS

tương ứng

Page 78: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

PHỤ LỤC 02 – Tình hình sử dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế tại các quốc gia

trên thế giới

1. Đối với các công ty niêm yết :

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs không được phép sử dụng (34 quốc gia)

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs được phép sử dụng (24 quốc gia)

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs được yêu cầu áp dụng chỉ với một số công

ty (4 quốc gia).

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs được yêu cầu áp dụng với tất cả các công

ty niêm yết (85 quốc gia).

� Các quốc gia không có thị trường chứng khoán: 15 quốc gia

� Trong số 113 quốc gia được yêu cầu sử dụng IFRSs đối với các công ty niêm yết

- 80 quốc gia yêu cầu báo cáo kiểm toán phải tương thích với các chuẩn

mực kế toán quốc tế IFRSs.

- 30 quốc gia yêu cầu báo cáo kiểm toán phải tương thích với các chuẩn

mực kế toán quốc tế IFRSs đã được Liên minh Châu Âu chấp nhận.

- 01 quốc gia (NZ) cho phép báo cáo kiểm toán được chọn lập theo GAAP

quốc gia hay theo IFRSs đã được quốc gia chấp nhận.

- 01 quốc gia (HongKong) yêu cầu báo cáo kiểm toán của một số công ty

niêm yết phải lập theo IFRSs, một số khác thì lập theo GAAP quốc gia.

- Brazil là quốc gia chưa có được thông tin.

2. Đối với các công ty không niêm yết :

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs không được phép sử dụng (34 quốc gia)

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs được phép sử dụng (36 quốc gia)

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs được yêu cầu áp dụng chỉ với một số công

ty (20 quốc gia).

� Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRSs được yêu cầu áp dụng với tất cả các công

ty không niêm yết (28 quốc gia)

Page 79: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙNTaïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2008 vaø naêm 2007

Maãu soá B 01 – DN/HN

Hôïp nhaát Coâng ty

Maõ soá TAØI SAÛN Thuyeát

minh2008

Trieäu ñoàng2007

Trieäu ñoàng2008

Trieäu ñoàng2007

Trieäu ñoàng

100 TAØI SAÛN NGAÉN HAÏN 3.187.605 3.177.727 3.160.210 3.163.757110 Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn 3 338.654 117.819 329.545 113.527111 Tieàn 132.977 117.519 124.288 113.227112 Caùc khoaûn töông ñöông tieàn 205.677 300 205.257 300120 Caùc khoaûn ñaàu tö ngaén haïn 4(a) 374.002 654.485 374.002 654.485121 Ñaàu tö ngaén haïn 496.998 654.660 496.998 654.660129 Döï phoøng giaûm giaù ñaàu tö ngaén haïn (122.996) (175) (122.996) (175)130 Caùc khoaûn phaûi thu ngaén haïn 646.385 654.720 648.727 661.208131 Phaûi thu khaùch haøng 530.149 505.234 530.134 511.772132 Traû tröôùc cho ngöôøi baùn 75.460 79.847 75.318 79.804135 Caùc khoaûn phaûi thu khaùc 5 40.923 70.390 43.408 70.383139 Döï phoøng phaûi thu ngaén haïn khoù ñoøi (147) (751) (133) (751)140 Haøng toàn kho 6 1.775.342 1.675.164 1.755.360 1.659.390141 Haøng toàn kho 1.789.646 1.686.793 1.767.373 1.671.019149 Döï phoøng giaûm giaù haøng toàn kho (14.304) (11.629) (12.013) (11.629)150 Taøi saûn ngaén haïn khaùc 53.222 75.539 52.576 75.147151 Chi phí traû tröôùc ngaén haïn 31.460 14.282 31.118 13.943152 Thueá GTGT ñöôïc khaáu tröø 19.196 33.401 19.181 33.401154 Thueá vaø caùc khoaûn phaûi thu Nhaø nöôùc - 23.808 - 23.808158 Taøi saûn ngaén haïn khaùc 2.566 4.048 2.277 3.995

BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH

Phụ lục 3 Trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Page 80: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Maãu soá B 01 – DN/HN

BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙNTaïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2008 vaø naêm 2007 (tieáp theo)

Hôïp nhaát Coâng ty

Maõ soá TAØI SAÛN (tieáp theo) Thuyeát

minh2008

Trieäu ñoàng2007

Trieäu ñoàng2008

Trieäu ñoàng2007

Trieäu ñoàng

200 TAØI SAÛN DAØI HAÏN 2.779.354 2.247.390 2.724.886 2.197.287210 Caùc khoaûn phaûi thu daøi haïn 475 762 28.606 28.893218 Phaûi thu daøi haïn khaùc 475 762 28.606 28.893220 Taøi saûn coá ñònh 1.936.923 1.641.669 1.804.745 1.518.899221 Taøi saûn coá ñònh höõu hình 7(a) 1.529.187 1.022.646 1.413.526 899.877222 Nguyeân giaù 2.618.638 1.963.835 2.479.273 1.831.384223 Giaù trò hao moøn luõy keá (1.089.451) (941.189) (1.065.747) (931.507)227 Taøi saûn coá ñònh voâ hình 7(b) 50.868 20.715 35.017 20.715228 Nguyeân giaù 79.416 38.771 63.565 38.771229 Giaù trò hao moøn luõy keá (28.548) (18.056) (28.548) (18.056)230 Chi phí xaây döïng cô baûn dôû dang 7(c) 356.868 598.308 356.202 598.307240 Baát ñoäng saûn 8 27.489 - - -241 Nguyeân giaù 27.489 - - -245 Giaù trò hao moøn luõy keá - - - -250 Caùc khoaûn ñaàu tö daøi haïn 570.657 401.018 647.899 445.554251 Ñaàu tö vaøo coâng ty con 4(b) - - 135.694 99.894252 Ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát, lieân doanh 4(c) 23.702 78.189 131.749 117.597258 Ñaàu tö daøi haïn khaùc 4(d) 546.955 322.829 495.807 271.681259 Döï phoøng giaûm giaù ñaàu tö daøi haïn - - (115.351) (43.618)260 Taøi saûn daøi haïn khaùc 243.810 203.941 243.636 203.941261 Chi phí traû tröôùc daøi haïn 9 195.512 195.613 195.338 195.613262 Taøi saûn thueá thu nhaäp hoaõn laïi 15 47.276 8.017 47.276 8.017268 Taøi saûn daøi haïn khaùc 1.022 311 1.022 311270 TOÅNG COÄNG TAØI SAÛN 5.966.959 5.425.117 5.885.096 5.361.044

Page 81: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Maãu soá B 01 – DN/HN

BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙNTaïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2008 vaø naêm 2007 (tieáp theo)

Hôïp nhaát Coâng ty

Maõ soá NGUOÀN VOÁN

Thuyeát minh

2008Trieäu ñoàng

2007Trieäu ñoàng

2008Trieäu ñoàng

2007Trieäu ñoàng

300 NÔÏ PHAÛI TRAÛ 1.154.432 1.073.230 1.121.759 1.045.107310 Nôï ngaén haïn 972.502 933.357 939.887 905.234311 Vay vaø nôï ngaén haïn 188.222 9.963 188.222 9.963312 Phaûi traû ngöôøi baùn 492.556 621.376 491.912 617.302313 Ngöôøi mua traû tieàn tröôùc 5.917 5.717 5.915 5.708314 Thueá vaø caùc khoaûn phaûi noäp Nhaø nöôùc 11 64.187 35.331 64.153 35.228315 Phaûi traû ngöôøi lao ñoäng 3.104 426 3.044 52316 Chi phí phaûi traû 12 144.052 132.466 143.655 131.473

319 Caùc khoaûn phaûi traû, phaûi noäp ngaén haïn khaùc 13 74.464 128.078 42.986 105.508

330 Nôï daøi haïn 181.930 139.873 181.872 139.873331 Phaûi traû ngöôøi baùn daøi haïn 93.612 81.002 93.612 81.002333 Phaûi traû daøi haïn khaùc 14 30.000 - 30.000 -334 Vay vaø nôï daøi haïn 10 22.418 32.381 22.418 32.381336 Döï phoøng trôï caáp maát vieäc laøm 35.900 26.490 35.842 26.490400 VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖÕU 4.761.913 4.315.937 4.763.337 4.315.937410 Voán chuû sôû höõu 4.665.715 4.224.315 4.667.139 4.224.315411 Voán goùp cuûa chuû sôû höõu 17 1.752.757 1.752.757 1.752.757 1.752.757412 Thaëng dö voán coå phaàn 17 1.064.948 1.064.948 1.064.948 1.064.948417 Quyõ ñaàu tö phaùt trieån 17 869.697 744.540 869.697 744.540418 Quyõ döï phoøng taøi chính 17 175.276 136.313 175.276 136.313420 Lôïi nhuaän sau thueá chöa phaân phoái 17 803.037 525.757 804.461 525.757430 Nguoàn kinh phí vaø quyõ khaùc 96.198 91.622 96.198 91.622431 Quyõ khen thöôûng, phuùc lôïi 17 96.198 91.622 96.198 91.622500 Lôïi ích cuûa coå ñoâng thieåu soá 2.4 50.614 35.950 - -440 TOÅNG COÄNG NGUOÀN VOÁN 5.966.959 5.425.117 5.885.096 5.361.044

BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH

Page 82: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Maãu soá B 01 – DN/HN

CAÙC CHÆ TIEÂU NGOAØI BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙNTaïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2008 vaø naêm 2007

Hôïp nhaát Coâng ty

2008 2007 2008 2007

Vaät tö, haøng hoùa nhaän giöõ hoä, nhaän gia coâng (Trieäu ñoàng) 236 4.851 236 4.581

Nôï khoù ñoøi ñaõ xöû lyù (Trieäu ñoàng) 967 18.508 967 18.508

Ngoaïi teä caùc loaïi:USD 1.896.238 315.236 1.896.238 315.236EUR 3.843 33.257 3.843 33.257

Leâ Thaønh Lieâm Mai Kieàu LieânKeá toaùn tröôûng Toång Giaùm ñoác Ngaøy 23 thaùng 3 naêm 2009

Page 83: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Maãu soá B 02 – DN/HN

KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANHCho nieân ñoä keát thuùc ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2008 vaø naêm 2007

Hôïp nhaát Coâng ty

Maõ soá

Thuyeát minh

2008Trieäu ñoàng

2007Trieäu ñoàng

2008Trieäu ñoàng

2007Trieäu ñoàng

01 Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 8.380.563 6.675.244 8.407.174 6.676.264

02 Caùc khoaûn giaûm tröø doanh thu (171.581) (137.280) (171.581) (137.280)

10 Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 20(a) 8.208.982 6.537.964 8.235.593 6.538.984

11 Giaù voán haøng baùn 21 (5.610.969) (4.836.283) (5.640.664) (4.837.262)

20 Lôïi nhuaän goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 2.598.013 1.701.681 2.594.929 1.701.722

21 Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 20(b) 264.810 257.865 263.801 257.66922 Chi phí taøi chính 22 (197.621) (25.862) (273.205) (60.606)24 Chi phí baùn haøng 23 (1.052.308) (864.363) (1.052.303) (863.788)25 Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp 24 (297.804) (204.192) (290.905) (201.339)30 Lôïi nhuaän töø hoaït ñoäng kinh doanh 1.315.090 865.129 1.242.317 833.65840 Thu nhaäp khaùc 25 130.173 120.790 131.852 121.77350 Phaàn loã trong lieân doanh (73.950) (30.538) - -

60 Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá 1.371.313 955.381 1.374.169 955.43161 Chi phí thueá TNDN hieän haønh 26(b) (161.874) - (161.874) -62 Chi phí thueá TNDN hoaõn laïi 26(b) 39.259 8.017 39.259 8.01763 Lôïi ích cuûa coå ñoâng thieåu soá 2.4 1.422 50 - -70 Lôïi nhuaän sau thueá TNDN 1.250.120 963.448 1.251.554 963.448

VNÑ VNÑ VNÑ VNÑ80 Laõi cô baûn treân coå phieáu 19 7.132 5.607 7.140 5.607

Leâ Thaønh Lieâm Mai Kieàu LieânKeá toaùn tröôûng Toång Giaùm ñoác Ngaøy 23 thaùng 3 naêm 2009

BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH

Page 84: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Mã sốThuyết minh

2008 (vnĐ)

2007(vnĐ)

TÀi SẢn

Tài sản ngắn hạn 100 4.658.263.302.412 4.342.621.864.908

Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4 1.242.502.927.497 895.514.803.431Tiền 111 1.088.022.490.228 815.402.303.431Các khoản tương đương tiền 112 154.480.437.269 80.112.500.000

Các khoản phải thu ngắn hạn 130 5 1.994.169.987.920 1.827.732.899.796Phải thu khách hàng 131 1.541.292.025.933 1.511.116.511.987Trả trước cho người bán 132 271.888.719.628 160.983.722.210Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 134 5 92.724.478.378 61.417.792.020Các khoản phải thu ngắn hạn khác 135 5 107.083.598.814 101.009.776.663Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 5 (18.818.834.833) (6.794.903.084)

Hàng tồn kho 140 6 1.223.957.881.179 1.428.218.348.569Hàng tồn kho 141 1.230.872.064.900 1.430.100.351.304Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (6.914.183.721) (1.882.002.735)

Tài sản ngắn hạn khác 150 197.632.505.816 191.155.813.112Chi phí trả trước ngắn hạn 151 40.370.582.395 35.806.669.927Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 143.679.733.662 130.809.485.421Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 1.363.407.276 -Tài sản ngắn hạn khác 158 12.218.782.483 24.539.657.764

Tài sản dài hạn 200 1.466.570.854.462 1.013.430.480.154

Tài sản cố định 220 960.726.163.328 641.607.535.448Tài sản cố định hữu hình 221 7 694.250.036.187 598.227.349.892

Nguyên giá 222 1.207.764.590.999 954.246.329.790Giá trị hao mòn lũy kế 223 (513.514.554.812) (356.018.979.898)

Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính 224 8 153.670.867 -Nguyên giá 225 180.473.274 -Giá trị hao mòn lũy kế 226 (26.802.407) -

Tài sản cố định vô hình 227 9 44.566.041.768 34.571.052.492Nguyên giá 228 83.092.578.511 55.249.810.480Giá trị hao mòn lũy kế 229 (38.526.536.743) (20.678.757.988)

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 10 221.756.414.506 8.809.133.064Đầu tư dài hạn 250 11 290.070.028.679 321.827.414.410

Đầu tư vào công ty liên kết 252 243.554.076.179 299.211.461.910Các khoản đầu tư dài hạn khác 258 47.695.852.500 23.795.852.500Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 (1.179.900.000) (1.179.900.000)

Tài sản dài hạn khác 260 215.774.662.455 49.995.530.296Chi phí trả trước dài hạn 261 13 153.151.586.037 41.168.799.336Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 14 23.365.346.963 -Tài sản dài hạn khác 268 39.257.729.455 8.826.730.960

TỔnG CỘnG TÀi SẢn 270 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062

BẢnG Cân ĐỐi Kế TOÁn HỢP nHẤTTạI NGÀY 31 THÁNG 12 NăM

Phụ lục 4 Trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

Page 85: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

BẢnG Cân ĐỐi Kế TOÁn HỢP nHẤT (tiếp theo)

TạI NGÀY 31 THÁNG 12 NăM

Mã sốThuyết minh

2008 (vnĐ)

2007(vnĐ)

nGUỒn vỐn

nỢ PHẢi TRẢ 300 3.165.352.228.560 3.094.037.392.967

nợ ngắn hạn 310 3.160.423.294.749 3.027.491.761.076Vay ngắn hạn 311 15 1.236.811.819.207 1.249.346.229.823Phải trả ngắn hạn cho người bán 312 1.057.507.949.067 1.060.378.510.836Người mua trả tiền trước 313 336.639.630.984 151.204.791.242Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 16 189.056.164.373 242.917.140.667Phải trả công nhân viên 315 36.336.932.140 72.644.756.270Chi phí phải trả 316 17 122.981.748.223 78.376.658.967Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 318 7.364.680.088 10.432.220.698Các khoản ứng trước của các cổ đông - 86.757.990.600Các khoản phải trả khác 319 18 155.990.679.947 52.599.721.460Dự phòng bảo hành 320 19 17.733.690.720 22.833.740.513

vay và nợ dài hạn 330 4.928.933.811 66.545.631.891Nợ dài hạn khác 333 2.895.195.181 10.984.589.993Vay dài hạn 334 146.775.542 54.500.667.513Dự phòng trợ cấp thôi việc 336 19 772.562.582 614.494.465Dự phòng cho bảo lãnh ngân hàng cho sinh viên vay

337 19 1.114.400.506 445.879.920

vỐn CHỦ SỞ HỮU 400 2.959.481.928.314 2.262.014.952.095

vốn chủ sở hữu 410 2.433.246.607.770 1.979.408.622.819Vốn cổ phần 411 20 1.411.620.740.000 923.525.790.000Thặng dư vốn 412 54.851.281.360 524.865.861.360Cổ phiếu quỹ 414 20 (1.831.500.000) (176.000.000)Quỹ dự trữ chênh lệch tỷ giá hối đoái chuyển đổi báo cáo tài chính

416 21 3.164.755.291 (1.024.332.674)

Quỹ đầu tư và phát triển 417 103.009.261 103.009.261

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 418 107.565.521.411 60.270.389.599

Lợi nhuận chưa phân phối 420 798.009.159.145 431.916.797.566Quỹ phúc lợi và khen thưởng 431 57.013.641.302 37.177.107.707Nguồn kinh phí sự nghiệp 432 2.750.000.000 2.750.000.000

Lợi ích cổ đông thiểu số 439 526.235.320.544 282.606.329.276

TỔnG CỘnG nGUỒn vỐn 440 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062

Người lập Người duyệt

nguyễn Thế Phương Lê Quang TiếnKế toán trưởng Phó Tổng Giám đốc

Page 86: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

Mã số

Thuyết minh

2008 (vnĐ)

2007(vnĐ)

TỔnG DOAnH THU 01 22 16.429.737.389.964 13.518.396.514.258

Các khoản giảm trừ doanh thu 02 22 (47.897.605.482) (19.505.744.417)

Doanh thu thuần 10 16.381.839.784.482 13.498.890.769.841

Giá vốn hàng bán 11 23 (13.403.403.743.013) (11.537.442.806.276)

Lợi nhuận gộp 20 2.978.436.041.469 1.961.447.963.565

Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 197.472.172.458 48.935.986.199

Chi phí hoạt động tài chính 22 25 (495.236.445.170) (72.344.115.885)

Chi phí bán hàng 24 (526.659.179.440) (384.773.203.149)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 (963.266.210.770) (600.167.811.674)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1.190.746.378.547 953.098.819.056

Kết quả của các hoạt động khác 40

Thu nhập khác 31 26 191.150.989.872 100.711.660.272

Chi phí khác 32 27 (101.852.923.260) (28.868.285.483)

Lỗ/(lãi) từ đầu tư vào công ty liên kết 45 (39.959.075.351) 4.043.113.890

Lợi nhuận trước thuế 50 1.240.085.369.808 1.028.985.307.735

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - hiện hành 51 28 (212.403.699.319) (148.714.637.609)

Thuế thu nhập doanh nghiệp - hoãn lại 52 28 23.365.346.963 -

Lợi nhuận thuần sau thuế 60 1.051.047.017.452 880.270.670.126

Phân bổ cho:

Cổ đông thiểu số 61 214.776.420.820 142.801.214.063

Chủ sở hữu của Công ty 62 836.270.596.632 737.469.456.063

Lãi trên cổ phiếu 29 Đã được điều chỉnh lại

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 5.959 5.317

Người lập Người duyệt

nguyễn Thế Phương Lê Quang TiếnKế toán trưởng Phó Tổng Giám đốc

BÁO CÁO KếT QUẢ HOạT ĐỘnG KinH DOAnH HỢP nHẤTCHO năM KếT THúC nGÀy 31 THÁnG 12 năM 2008

BẢnG Cân ĐỐi Kế TOÁn HỢP nHẤT (tiếp theo)

TạI NGÀY 31 THÁNG 12 NăM 2008

Page 87: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

PHỤ LỤC 5BẢNG CHUYỂN ĐỔI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP A30 September 2008 - VAS conversion to IAS

30/09/2006 30/09/2008 (1) (3) (2) (3) (4) (3) (4) (7)

VAS VASTangible assets net book 74,569,161,183 54,065,350,040 Fixed assets cost 118,769,310,896 118,125,499,227 1,855,634,515

Acc dep. (44,200,149,713) (64,060,149,187)

Intangible assets net book 23,218,124,250 22,085,532,834 Intan, assest pre-expenses 27,718,102,830 27,718,102,830

Acc dep. Intang-assets (4,499,978,580) (5,632,569,996)

Construction in progress - -

Rubber blocks 2,707,091,130 2,723,726,958

Investment 22,295,603,530 22,295,603,530

122,789,980,093 101,170,213,362 Current assets

Stocks 37,204,996,133 48,672,197,102

Cash & bank balances 4,221,997,009 6,325,304,994

Other recievables

Trade debtors 37,570,536,473 51,060,378,557

Provision for doubtful debts (110,510,154) (922,491,706)

Input VAT 599,190,789 -

Other receivables 218,572,043 1,082,901,937

Advance to staff 10,591,285 9,812,500

Advance to Packamex 2,080,000,000 -

Amount owing by subsidiary 14,142,902,942 17,457,413,479

Prepaid expenses 210,076,918 207,941,192

Deposit 201,416,688 185,588,336

Tax receivables and other receivable from the State- -

96,349,770,126 124,079,046,391 Total assets 219,139,750,219 225,249,259,753 Current liabilities

Short term loan - - Trade and other payables (98,932,793,939) (108,647,235,680) Trade creditors (12,038,679,093) (48,004,735,020)

TR / RC (42,990,170,461) (51,482,990,377)

Cur, portion of longterm debt (5,679,932,028) -

Owning to related companies (39,919,814,512) -

Other liabilities- Tax and payable to state budget (1,297,304,257) (1,434,225,024) -

- Provision and accruals (1,011,246,527) - (6,148,018,327)

- Other creditor (1,675,579,089) (2,045,353,231) (110,500,000)

Owning to holding co. CW - -

Total current liabilities (98,932,793,939) (108,647,235,680) Total current liabilities (98,932,793,939) (108,647,235,680) Net current liabilities (120,206,956,280) (116,602,024,073) Owner's equity

Legal capital (85,364,661,639) (85,364,661,639)

Revaluation reserve 1,204,675,075 -

Accumulated gain/loss 5,265,610,059 (28,419,149,291) 101,000,000 4,517,303,058 (1,618,936,910)

Loss for the year (14,081,832,068) - ########## - 110,500,000 - 426,040,194 -

Loss/ gain on forex (236,697,605)

-

(94,180,883,648) (113,783,810,930) Long-term liabilities

Leasing creditors (26,026,072,632) (2,818,213,125) -

(26,026,072,632) (2,818,213,125) (219,139,750,219) (225,249,259,735) - - - - - - - - - - - - - - - -

- 18 (1) Acrrued audit fee for the year 2007

(2) Acrrued audit fee for the year 2008

(3) IAS recorded deferred tax

(4) Forex and being revision of assest useful life from VAS to IAS

(5) Being revision of building useful life from VAS to IAS: Building

(6) Being revision of Plant and Equipment useful life from VAS to IAS

(7) Diff. depretiation disposal assest

(8) Revaluation fixed assets

(9) Revaluation fixed assets

(10) Forex and Revaluation fixed assets

(11) Being revision of land useful life from VAS to IAS

(12) Being revision of building useful life from VAS to IAS

(13) Being revision of plant & equipment useful life from VAS to IAS

(14) Being revision of other (office equipment & accounting software) useful life from VAS to IAS

(15) Forex @16.600

Page 88: Tailieu.vncty.com   phan tich-anh_huong_cua_su_khac_biet_giua_chuan_muc_ke_toan_viet_nam_voi_chuan_muc_ke_toan_quoc_

PHỤ LỤC 5BẢNG CHUY30 September 2008 - VAS conversion to IAS

Tangible assets net bookFixed assets cost

Acc dep.

Intangible assets net bookIntan, assest pre-expenses

Acc dep. Intang-assets

Construction in progress

Rubber blocks

Investment

Current assetsStocks

Cash & bank balances

Other recievables

Trade debtors

Provision for doubtful debts

Input VAT

Other receivables

Advance to staff

Advance to Packamex

Amount owing by subsidiary

Prepaid expenses

Deposit

Tax receivables and other receivable from the State

Total assetsCurrent liabilities

Short term loanTrade and other payablesTrade creditors

TR / RC

Cur, portion of longterm debt

Owning to related companies

Other liabilities- Tax and payable to state budget

- Provision and accruals

- Other creditor

Owning to holding co. CW

Total current liabilities

(5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (18) (15) (16) 30/09/2008IAS

88,111,739,002 119,981,133,742

168,820,424 24,658,932,891 (427,496,965) 3,515,143,642 151,088,215 4,128,299,614 (4,033,374) (31,869,394,740)

29,025,932,730 2,827,800,873 30,545,903,703

4,321,252,246 (208,653,223) (1,519,970,973)

-

2,723,726,958

22,295,603,530

142,157,002,220

5,466,175 48,677,663,277

- 6,325,304,994

-

- 51,060,378,557

(922,491,706)

-

382,464 1,083,284,401

9,812,500

-

17,457,413,479

207,941,192

185,588,336

-

124,084,895,030 266,241,897,250

-

(115,257,973,740) (5,843,754) (48,010,578,774)

(157,200,957) (51,640,191,334)

(28,542,372) (5,708,474,400)

(160,632,650) (160,632,650)

(1,434,225,024)

(6,148,018,327)

(2,155,853,231)

-

(115,257,973,740) Total current liabilitiesNet current liabilitiesOwner's equity

Legal capital

Revaluation reserve

Accumulated gain/loss

Loss for the year

Loss/ gain on forex

Long-term liabilitiesLeasing creditors

(1) Acrrued audit fee for the year 2007

(2) Acrrued audit fee for the year 2008

(3) IAS recorded deferred tax

(4) Forex and being revision of assest useful life from VAS to IAS

(5) Being revision of building useful life from VAS to IAS: Building

(6) Being revision of Plant and Equipment useful life from VAS to IAS

(7) Diff. depretiation disposal assest

(8) Revaluation fixed assets

(9) Revaluation fixed assets

(10) Forex and Revaluation fixed assets

(11) Being revision of land useful life from VAS to IAS

(12) Being revision of building useful life from VAS to IAS

(13) Being revision of plant & equipment useful life from VAS to IAS

(14) Being revision of other (office equipment & accounting software) useful life from VAS to IAS

(15) Forex @16.600

(115,257,973,740) (150,983,923,510)

(85,364,661,639)

- (4,359,891,129) (3,671,274,963) (6,826,491,017)

(19,732,500,437) 38,638,883 156,131,321 791,573,827 (44,165,939,549)

(168,820,424) (4,926,432,454) 427,496,965 - - 208,653,223 (151,088,215) (4,128,299,614) 4,033,374 (8,298,916,951)

(3,619,374,700) 360,532,969 (3,495,539,336)

-

-

(148,151,548,492)

(14,161,875) (2,832,375,000)

(2,832,375,000) - - - - - - - - - - - (266,241,897,232)