147
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025 LỜI NÓI ĐẦU Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước thiên nhiên tránh không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây ra là việc xử lý nước thải và chất thải rắn trước khi xả ra nguồn đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Đồng thời tái sử dụng và giảm thiểu nồng độ chất bẩn trong các loại chất thải này. Quận Hà Đông –Thành phố Hà Nội là một quận mới đang được đầu tư phát triển, có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội và phát triển du lịch. Sự phát triển của khu đô thị mới này có ý nghĩa rất quan trọng trong khu vực và quốc gia. Với thế mạnh về trục giao thông đường bộ chính, môi trường đầu tư thuận lợi và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, quận Hà Đông sớm trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Sự phát triển của khu vực đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và đáp ứng được các yêu cầu trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật hạ tầng của quận Hà Đông còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước còn chưa xây dựng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống thoát nước cho khu đô thị mới này mang tính cấp bách và cần thiết. 1 GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Xử lý nước thải Quận Hà Đông

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đồ án xử lý nước thải quận Hà đông

Citation preview

Page 1: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

LỜI NÓI ĐẦU

Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức xúc trên toàn cầu nhất là tại các nước đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường là điều tất yếu. Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường sống trong đó bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và nhà nước, các tổ chức và mọi người dân đều quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước thiên nhiên tránh không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây ra là việc xử lý nước thải và chất thải rắn trước khi xả ra nguồn đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Đồng thời tái sử dụng và giảm thiểu nồng độ chất bẩn trong các loại chất thải này.

Quận Hà Đông –Thành phố Hà Nội là một quận mới đang được đầu tư phát triển, có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội và phát triển du lịch. Sự phát triển của khu đô thị mới này có ý nghĩa rất quan trọng trong khu vực và quốc gia. Với thế mạnh về trục giao thông đường bộ chính, môi trường đầu tư thuận lợi và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, quận Hà Đông sớm trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Sự phát triển của khu vực đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và đáp ứng được các yêu cầu trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật hạ tầng của quận Hà Đông còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước còn chưa xây dựng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống thoát nước cho khu đô thị mới này mang tính cấp bách và cần thiết.

Với mục đích đó và được sự gợi ý của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, em đã nhận đề tài tốt nghiệp: “ Thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho quận Hà Đông đến năm 2025”.

Trong quá trình thực hiện đồ án em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Công nghệ và Quản lý Môi trường, đặc biệt là cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.

Hà nội ngày 20 tháng 01 năm 2011 Sinh viên

Nguyễn Chí Đức

1GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 2: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................1CHƯƠNG 1................................................................................................................................5TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ.......................................5XÃ HỘI VÀ QUI HOẠCH QUẬN HÀ ĐÔNG- THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................5

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.................................................................................................51.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................61.1.2. Địa hình.....................................................................................................................61.1.3. Đặc điểm khí hậu......................................................................................................61.1.4. Địa chất thuỷ văn......................................................................................................7

1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI...................................................................................81.2.1. Phân bố dân cư..........................................................................................................81.2.2. Văn hoá, Xã hội, Y tế................................................................................................91.2.3. Các hoạt động kinh tế.............................................................................................10

1.3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC.151.3.1. Cấp nước.................................................................................................................151.3.2. Thoát nước..............................................................................................................151.3.3. Hiện trạng môi trường nước....................................................................................15

1.4. ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN QUẬN HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2025..161.4.1. Nhận xét và đánh giá chung....................................................................................17

1.5. CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC……....181.5.1. Cơ sở chọn hệ thống thoát nước.............................................................................181.5.2. Phương hướng lựa chọn hệ thống thoát nước quận Hà Đông.................................18

CHƯƠNG 2..............................................................................................................................19THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT.......................................................19

2.1. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN...............................................................................................192.1.1. Bản đồ qui hoạch phát triển quận Hà Đông đến năm 2025....................................192.1.2. Mật độ dân số..........................................................................................................192.1.3. Tiêu chuẩn thải nước..............................................................................................192.1.4. Nước thải khu công nghiệp.....................................................................................192.1.5. Nước thải các công trình công cộng.......................................................................19

2.2. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN CỦA KHU DÂN CƯ.................................202.2.1. Diện tích..................................................................................................................202.2.2. Dân số tính toán......................................................................................................202.2.3. Xác định lượng nước thải tính toán........................................................................212.2.4. Xác định lưu lượng tập trung..................................................................................23

2.3. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP.............................................242.3.1. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp................................................24

2.4. LẬP BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TOÀN QUẬN HÀ ĐÔNG...302.4.1. Nước thải sinh hoạt khu dân cư..............................................................................302.4.2. Nước thải từ bệnh viện............................................................................................302.4.3. Nước thải từ trường học..........................................................................................312.4.4. Nước thải từ các khu công nghiệp..........................................................................312.4.5. Nước thải sinh hoạt của công nhân trong ca sản xuất của khu công nghiệp...........312.4.6. Nước tắm của công nhân theo các ca......................................................................312.4.7. Lập bảng tổng hợp lưu lượng nước thải toàn quận.(xem phụ lục chương 2).........31

2.5. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT....................................312.5.1. Nguyên tắc..............................................................................................................31

2.6. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG VÀ THỦY LỰC CHO TỪNG ĐOẠN CỐNG..............322.6.1. Chia diện tích tiểu khu............................................................................................322.6.2. Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống...................................................32

2GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 3: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2.6.3. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước sinh hoạt................................................332.7. KHÁI TOÁN KINH TẾ PHẦN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT, CHỌN PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC............................................................................................35

2.7.1. Khái toán kinh tế phần đường ống..........................................................................352.7.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm:........................................................................362.7.3. Khái toán kinh tế cho trạm bơm cục bộ..................................................................362.7.4. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng mạng.....................................372.7.5. Chi phí quản lý mạng lưới cho một năm...............................................................372.7.6.So sánh lựa chọn phương án....................................................................................39

CHƯƠNG 3..............................................................................................................................41THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA...................................................................41

3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC..................................................................413.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA................................................41

3.2.1. Nguyên tắc..............................................................................................................413.2.2. Phương hướng thoát nước quận Hà Đông..............................................................41

3.3. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG MƯA TÍNH TOÁN..........................................................423.3.1. Chọn chu kỳ vượt quá cường độ mưa tính toán......................................................423.3.2. Cường độ mưa tính toán.........................................................................................423.3.3. Xác định thời gian mưa tính toán............................................................................423.3.4. Xác định hệ số dòng chảy.......................................................................................433.3.5. Xác định hệ số mưa không đều...............................................................................443.3.6. Công thức tính toán lưu lượng nước mưa...............................................................44

3.4. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC MẠNG LƯỚI THOÁT MƯA...........................................443.5. KHÁI TOÁN KINH TẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA...................................44

3.5.1. Khái toán kinh tế phần đường ống..........................................................................443.5.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm:........................................................................453.5.3. Giá thành quản lý....................................................................................................45

CHƯƠNG 4..............................................................................................................................46THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI................................................................................46

4.1.CÁC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN.........................................................................................464.1.1. Lưu lượng nước thải...............................................................................................464.1.2.Nồng độ bẩn của nước thải khu công nghiệp...........................................................46

4.2. CÁC THAM SỐ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI........................474.2.1. Lưu luợng tính toán đặc trưng của nước thải..........................................................474.2.2. Xác định nồng độ bẩn của nước thải:......................................................................474.2.3. Dân số tương đương................................................................................................494.2.4. Mức độ cần thiết làm sạch của nước thải................................................................50

4.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ...............534.3.1. Chọn phương pháp xử lý.........................................................................................534.3.2. Chọn dây chuyền xử lý...........................................................................................53

4.4.TÍNH TOÁN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ THUỶ LỰC PHƯƠNG ÁN I........564.4.1.Ngăn tiếp nhận nước thải.........................................................................................564.4.2. Mương dẫn nước thải..............................................................................................564.4.3. Tính toán song chắn rác..........................................................................................574.4.4. Trạm bơm nước thải................................................................................................594.4.5.Tính toán Bể lắng cát...............................................................................................594.4.6. Tính toán sân phơi cát.............................................................................................624.4.7. Tính toán bể lắng ngang đợt I.................................................................................634.4.8. Tính toán bể Aeroren..............................................................................................644.4.9. Bể lắng ngang đợt II ...............................................................................................704.4.10. Bể nén bùn ly tâm.................................................................................................72

3GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 4: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.4.11.Tính toán bể Mêtan................................................................................................754.4.12. Tính toán trạm khử trùng nước thải......................................................................784.4.13.Tính toán máng trộn - Máng trộn vách ngăn có lỗ................................................804.4.14.Tính toán bể tiếp xúc li tâm...................................................................................824.4.15. Thiết bị đo lưu lượng............................................................................................834.4.16. Sân phơi bùn.........................................................................................................84

4.5.TÍNH TOÁN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ THỦY LỰC PHƯƠNG ÁN II.......854.5.7. Tính toán bể lắng li tâm đợt I..................................................................................854.5.9. Bể lắng li tâm đợt II................................................................................................88

4.6KHÁI TOÁN KINH TẾ -CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI........................904.6.1. Khái toán kinh tế trạm xử lý phương án 1..............................................................904.6. 2. Khái toán kinh tế trạm xử lý phương án 2.............................................................924.6.3 So sánh lựa chọn phương án....................................................................................93

4.7.THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ..............................................................................944.7.1. Bể lắng ngang đợt I.................................................................................................944.7.2. Bể aeroten...............................................................................................................94

CHƯƠNG 5..............................................................................................................................97CHUYÊN ĐỀ: XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ NGUY HẠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN -QUẬN HÀ ĐÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT....................................................................................97

5.1. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI ĐẾN NĂM 2025..............................................995.1.1. Tính toán lượng rác thải phát sinh trong quận........................................................995.1.2. Sơ đồ dòng luân chuyển vật chất..........................................................................104

5.2. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TÍNH TOÁN....................................................................1055.2.1. Chọn phương án đốt..............................................................................................1055.2.2. Xác định công suất tính toán cho lò......................................................................1055.2.3. Chọn lò đốt............................................................................................................1065.2.4. Sơ đồ dây chuyền..................................................................................................107

5.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI..............................................................................................................................................108

5.3.1.Chọn địa điểm xây dựng trạm đốt..........................................................................1085.4. KHÁI TOÁN KINH TẾ...............................................................................................109

5.4.1. Khái toán tổng tiền dự án......................................................................................1095.4.2. Chi phí lao động....................................................................................................1105.4.3. Chi phí vận chuyển vật liệu..................................................................................1105.4.4.Chi phí khấu hao....................................................................................................110

4GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 5: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

XÃ HỘI VÀ QUI HOẠCH QUẬN HÀ ĐÔNG- THÀNH PHỐ HÀ NỘI.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý. Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội( Trước ngày 01/08/2008 là Thành phố Hà Đông - trực thuộc tỉnh Hà Tây(cũ), có toạ độ địa lý 20o59’ vĩ độ bắc, 105o45’ kinh đông, nằm dọc hai bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 15 km về phía Tây. Phạm vi hành chính của Quận gồm: - Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm - Hà Nội - Phía Nam giáp huyện Thanh Oai - Hà Nội - Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Hình 1.1. Vị trí địa lý quận Hà Đông- Thành phố Hà Nội Toàn bộ khu vực được chia cắt bởi 3 con sông là: Sông Nhuệ, sông La Khê, sông Đáy và các tuyến giao thông chính là: QL6, QL70 và QL21B chia thành 6 khu vực:

-Khu vực 1: Phía Đông - Bắc sông Nhuệ liền kề với huyện Thanh Trì -Hà Nội, gồm 2 phường Văn Mỗ và Phúc La nằm dọc QL6A và QL430.-Khu vực 2: Phía Tây - Bắc của QL6 gồm 3 phường Yết Kiêu, Quang Trung, Vạn Phúc tiếp giáp với huyện Hoài Đức -Hà Nội, Từ Liêm - Hà Nội

-Khu vực 3: Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, Hoài Đức - Hà Nội gồm 2 xã Văn Khê và Yên Nghĩa.

- Khu vực 4: Phía Nam tiếp giáp với huyện Thanh Oai, Chương Mỹ - Hà Nội gồm 2 xã Phú Lương, Phú Lãm. Có QL6 và QL21B chạy qua.

5GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 6: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Khu vực 5: Gồm 2 phường Hà Cầu, Nguyễn Trãi nằm giữa trung tâm Quận Hà Đông.

- Khu vực 6: Gồm xã Kiến Hưng, tiếp giáp với huyện Thanh Trì - Hà Nội.

1.1.2. Địa hình.

Quận Hà Đông có cao độ +4,5m đến +7,2m; phần lớn các khu vực có cao độ +5,0m đến +6,8m.

- Phía Đông - Bắc sông Nhuệ đất đai cao, thấp không đều. Cao độ từ +5,8m đến +7,2m. Đa số diện tích đất đai cao độ +6,2m. - Phía Bắc sông La Khê: Cao độ trung bình từ +6,3m đến +6,8m và cao +7,0m.- Phía Nam có xu thế dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Cao độ trung bình từ +5,0m đến +5,5m và cao nhất là +6,0m.- Phía Tây Nam có sông Đáy là dòng sông tự nhiên lâu đời, cao độ tự nhiên từ +2,0m đến 4,0m và cao nhất là +5,0m đã tạo nên một vùng kinh tế trù phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, thơ mộng.

1.1.3. Đặc điểm khí hậu.

Quận Hà Đông thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cận xích đạo với hai mùa.

1.1.3.1. Nhiệt độ

+ Biên độ nhiệt hàng năm dao động từ 15 0C đến 350C, nhiệt độ trung bình 230C.

+ Tháng 12 và tháng 1 hàng năm là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15 0C.

+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất: 38 0C.

+ Các tháng còn lại trong năm có nhiệt độ trung bình: 23 0C đến 29 0C.

Khí hậu ở đây chia làm 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có khi kéo dài tới tháng 11, mùa khô từ tháng 11 hoặc tháng 12 đến tháng tư năm sau.

1.1.3.2. Lượng mưa.

Nhìn chung lượng mưa trên toàn khu vực tương đối cao nhưng phân bố không đều. Ngoài việc phụ thuộc vào các nhân tố hoàn lưu theo mưa, còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình ở mỗi vùng, mỗi địa phương trong khu vực.

+ Lượng mưa trung bình năm là: 1620mm.

+ Lượng mưa cao nhất năm là 2497mm.

+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất : 135 mm.

+ Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 0 mm.

6GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 7: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Lượng mưa 3 ngày lón nhất ứng với các tần suất P P= 5% 346mm P= 10% 295mm P= 20% 240mm

1.1.3.3. Độ ẩm không khí.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm là 86%, độ ẩm cao nhất trong năm là 94% và độ ẩm thấp nhất là 31%.

1.1.3.4. Gió mùa.

- Hướng gió thịnh hành về mùa khô (Tháng 5 đến tháng 10, 11 hàng năm): Tây nam.

- Hướng gió thịnh hành về mùa mưa (Tháng 11,10 đến tháng 4 năm sau): Đông bắc.

1.1.3.5. Mạng lưới sông, suối, ao, hồ.

Khu vực quận Hà Đông có mạng sông hồ không nhiều, bao gồm: Sông Nhuệ, sông Đáy.

1.1.4. Địa chất thuỷ văn.

- Nước mặt: Do cấu tạo địa chất bằng khu vực quận không được bằng phẳng. Hiện nay cốt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt ≥ 4,00m luôn cao hơn cốt tự nhiên 4,0m đến 5,0m. Vì vậy mùa mưa nơi nào có độ cao ≤ +5,0m thường bị ngập úng.

-Nước ngầm:Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt -6,0m đến -9m; Mùa khô(từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ -7m đến -10m. Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1,0m đến 1,5m.

1.1.4.1. Điều kiện địa chất - Theo tài liệu địa chất của Đoàn địa chất địa lý 79 ở tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/2000 tờ Hà Nội( F48-XXVIII) đã được hiệu đính năm 1978 của cục bản đồ- Bộ Quốc Phòng thì toàn bộ khu vực quận Hà Đông nằm trong bản đồ địa chất tờ Hà Nội có lịch sử địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới Kaizôzôi, hệ thứ tư( Đệ tứ Q0, Nêôgien, thống hiện đại Hơlôxen, Plêitôxen, có chiều dày hơn 50m được chia làm 4 hệ chính:

- Hệ tầng Thái Bình( Q3IV - tb) có chiều dày từ 5m đến 10m. Cấu tạo địa

chất do bồi tích đầm lầy, cát bột, sét bột màu nâu, sét bột màu đen.- Hệ tầng Hải Hưng( Q1-2

VI - hh) có chiều dày từ 10m đến 15m được tạo thành do bồi tích biển đầm lầy gồm có cuội sỏi, than bùn, sét, sò hến.

- Hệ tầng Vĩnh Phú( Q2III - vp) dày từ 10m đến 351m được tạo thành do

trầm tích ven biển tam giác châu gồm sét bột màu vàng.

7GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 8: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Hệ tầng Hà Nội( QII-III - hn) dày từ 5m đến 50m do trầm tích sông bao gồm tảng cuội sỏi, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu 65m đến 110m, hệ tầng này chứa nhiều nước nhất.

-Phía dưới cùng là tầng Nêogen có bề dày >2000m được chia làm 2 phần: Phần trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa, xám đen, xám trắng xen lớp mỏng bột kết phân giải, sét vôi màu trắng xám; Phần dưới là cát kết, sạn kết, cuội kết xen thầu kính sét bột kết. Đại đa số diện tích khu vực quận nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo nham thạch bao gồm: Cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.1.1.4.2. Điều kiện thuỷ văn - Khu vực quận Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Nhuệ- là một trong những nhánh sông lớn của sông Tả sông Đáy. Ngoài ra phần dự kiến mở rộng về phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đáy đoạn qua địa phận quận Hà Đông. - Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau đó cống Vân Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào ngày phân lũ và lấy nước tói qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ. Mực nước H max = +13,0m ứng với P=1%; Cao trình đê +13,2m. Chiều rộng mặt sông 230m. Lưu vực sông Đáy được chia làm các khu vực có địa hình khác nhau. Các cánh đồng và thung lũng nằm dọc ven sông thấp dần từ Bắc xuống Nam, cụ thể: đoạn qua Thạch Thất - Quốc Oai là +8,0m đến +9,0m; đoạn qua Chương Mỹ- Mỹ Đức: +3,0m đến +5,0m; phần tả ngạn Chèm - Hà Đông: +5,0m đến 6,0m; Hà Đông- Phủ Lý: +1,5m đến +3,0m. Đoạn qua Hà Đông nước lũ chủ yếu tràn trên bãi là chính, lòng sông đoạn này quanh co và uốn khúc. - Sông Nhuệ: lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới tiêu, ngoài ra sông Nhuệ còn là trục tiêu nước cho Thành phố Hà Nội, quận Hà Đồng và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói chung là tốt, xong vấn đề tiêu của sông Nhuệ vẫn còn nhiều điều nan giải. Mặc dù có nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn tiêu thoát nước chậm do mực nước sông Đáy vẫn có xu thế tăng và lòng sông bị bồi lắp nhiều.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.

1.2.1. Phân bố dân cư. Theo niên giám thông kê quận, dân số năm 2009 quận Hà Đông là 190452 người dân( dân số thường trú là 137953, dân số tạm trú quy đổi là 39654 ); Lực lượng Vũ trang và An ninh quốc phòng đóng trên địa bàn là: 12845 người, trong đó:

- Dân số nội thị: 134381 người - Dân số ngoại thị: 56071 người

Tỷ lệ tăng dân số là: 3,5% bao gồm:- Tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân năm 1,14%( riêng khu vực nội thị tăng

0,67%) trong đó:

8GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 9: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Năm 2007: tỷ lệ sinh là 1,18%; tỷ lệ tử 0,83% + năm 2008: tỷ lệ sinh là 1,14%; tỷ lệ tử 0,40%- Tỷ lệ tăng cơ học khoảng 2,36%

Bảng 1.1- Dân số quận Hà Đông năm 2009STT Xã, phường Dân số Ghi chú

Toàn quận Hà Đông 199312 Kể cả dân vãng lai

A Nội thị 118302

1 Phường Văn Mỗ 15610

2 Phường Phúc La 27500

3 Phường Yết Kiêu 7650

4 Phường Nguyễn Trãi 16699

5 Phường Quang Trung 27831

6 Phường Vạn Phúc 13491

7 Phường Hà Cầu 9521

B Ngoại thị 81010

8 Xã Văn Khê 15707

9 Xã Phú Lương 23465

10 Xã Phú Lãm 10226

11 Xã Yên Nghĩa 16748

12 Xã Kiến Hưng 14864

(Nguồn : niên giám thống kê dân số quận Hà Đông hàng năm)

1.2.2. Văn hoá, Xã hội, Y tế.

Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quận Hà Đông trong những năm qua luôn ổn định và phát triển nên người dân trong quận định cư làm ăn, sinh sống lâu dài trên địa bàn; không những thế nhiều người dân từ các địa phương khác đang tập trung về các khu đô thị, các khu chung cư tập trung của quận Hà Đông để cư trú và làm ăn. Bên cạnh đó, một lượng học sinh sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đang tập trung đông trong quận Hà Đông, làm cho quy mô dân số và tình hình hình kinh tế ngày càng phát triển. Quận Hà Đông có 12/12 xã, phường đều có trạm và cán bộ y tế. Hiện có 1 bệnh viện đa khoa cấp Tỉnh quy mô trên 450 giường bệnh, 1 bệnh viện y học cổ truyền 300 giường bệnh, ngoài ra còn có bệnh viện Quân Y 103, Viện bỏng Quốc Gia trung ương đóng trên địa bàn với hàng trăm cơ sở hành nghề Y tế tư nhân đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Trung tâm y tế Quận quy mô 30 giường bệnh, riêng tuyến cơ sở có 70 giường bệnh, số cán bộ công tác trong nghành y tế là 182 cán bộ. Trong đó số cán bộ chuyên môn có trình độ chuyên khoa cấp I, II, bác sĩ là 28 cán bộ. Số cán bộ định biên tại các trạm y tế xã, phường là 56 cán bộ. 100% số trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 12 xã phường có 51 nhân viên y tế thôn và cụm dân cư hoạt động.

9GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 10: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Về kế hoạch hoá gia đình có 01 trung tâm y tế của tỉnh, 01 trung tâm y tế của quận, hàng năm phục vụ bình quân 13.165 lượt người thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Hiện nay, quận Hà Đông đã đạt chỉ tiêu 166 người/01 giường bệnh (khoảng 1000 dân/06 giường bệnh) so với quy chuẩn là phù hợp(1000 dân/ 4-5 giường bệnh).

1.2.3. Các hoạt động kinh tế.1.2.3.1. Tăng trưởng GDP và bình quân thu nhập GDP/đầu người. Thời kỳ 1999-2003, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,1%; riêng năm 2003 tăng trưởng 14,47%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng nghành công nghiệp- xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế là 13,4%. Mức sống dân cư của quận Hà Đông khá cao so với bình quân chung của tỉnh. Thu nhập bình quân GDP/đầu người/năm:

- Năm 2003 đạt 1.075 USD- Năm 2004 đạt 950 USD- Năm 2005 đạt 1.040 USD- Định hướng đến năm 2025 là 5900 USD trở lên

1.2.3.2. Tỷ lệ đóng góp GDP của các nghành kinh tế chủ yếu trong 3 năm gần đây Nghành công nghiệp- XDCB tỷ trọng tăng 49,1% năm 2001 lên 52,93% năm 2003, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1999-2003 của nghành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là 32,09% với giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp năm 1999 là 179,2 tỷ đồng; năm 2003 là 546 tỷ đồng Nghành thương mại dịch vụ tỷ trọng thay đổi từ 45,51% năm 2001 đến 43,18% năm 2003. Năm 2003 doanh thu thương mại đạt 734,3 tỷ đồng. Nghành nông nghiệp tỷ trọng giảm từ 5,39% năm 2001 xuống còn 3,89% năm 2003.1.2.3.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Bảng 1.2- Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệpSTT Tên khu/cụm/điểm CN Vị trí Năm thành lập Diện tích (ha)

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Đồng Mai Xã Đồng Mai 2006 200

2 Phú Lương - Phú Lãm Xã Phú Lương 2005 60,5

3 Yên Nghĩa Xã Yên Nghĩa 2005 44

(Nguồn: http://www.hadong.gov.vn)1.2.3.4. Các nhà máy xí nghiệp ngoài khu công nghiệp

Bảng 1.3- Các nhà máy xí nghiệp ngoài khu công nghiệpTT Tên nhà máy, xí

nghiệpVị trí Diện

tích(km2)Nghành sản xuất

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Công ty sản xuất cơ Km2 đường Phùng Hưng- 3.634 SX cơ khí, điện tử, xây lắp

10GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 11: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

khí và kinh doanh tổng hợp

Phúc La- Hà Đôngđường dây 35Kv, SX dây cáp điện.

2Cty TNHH Thương mại Đà Lạt

Km2,5 đường Phùng Hưng- Phúc La- Hà Đông

14.316SX gia công hàng dệt may xuất khẩu và nội địa.

3Cty CP Tư vấn đầu tư XD&PTNT

136 Phùng Hưng- Phúc La- Hà Đông

3.789XD đường dây&TBA, XD các CTGT, dân dụng quy mô nhỏ, SX cơ kim khí.

4Hợp tác xã dệp lụa Vạn Phúc

Phường Vạn Phúc- Hà Đông

13.140Dệt lụa, dịch vụ nghành dệt.

5 Cty TNHH Sơn Thành 300 Quang Trung- Hà Đông 12.437SX các chi tiết máy phục vụ công nông nghiệp.

6 Cty TNHH Sông CôngQL6A- Do Lộ- Yên Nghĩa- Hà Đông

37.000SX các sản phẩm cơ khí tiêu dùng.

7Cty TNHH Phương Liên

464 Quang Trung- Hà ĐôngNghiền ép dầu thực vật

8 Cty TNHH Hà Việt Phú Lãm- Hà Đông 2000 SX bao bì caston

9Chi nhánh Cty TNHH dịch vụ đầu tư Vinh Hạnh

Đường 430 Vạn Phúc - Hà Đông

5000SX đồ chơi, con giống bằng nhựa xuất khẩu

10 Cty TNHH Bảo Sơn La Khê- Văn Khê- Hà Đông 1000 Gia công nhuộm vải

11 Cty Cổ phần len HĐĐường 430 Vạn Phúc- Hà Đông

39983SX, Kinh doanh các sản phẩm từ len.

12Cty Cổ phần SX dịch vụ Tân Thịnh

148 Trần Phú- Văn Mỗ - Hà Đông

Sản xuất rượu bia

13 Cty SX-XNK Yên ThuỷSố 4 đường Chiến Thắng- Văn Mỗ

1465SX giầy dép, vải, hàng thủ công mỹ nghệ.

14Cty Cổ phần liên hợp thực phẩm

Số 267 đường Quang Trung- Hà Đông

11693

CN bia, nước giải khát, chế biến kinh doanh thực phẩm chất lượng cao từ các nông sản.

(Nguồn: http://www.hadong.gov.vn)

1.2.3.5. Tình hình phát triển sản xuất ở các làng nghề Trong những năm gần đây quận Hà Đông được sự quan tâm của Trung ương, Tỉnh Hà Tây(cũ), sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự t ha gia của các thành phần kinh tế, các làng nghề truyền thống đang dần dần được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, đa dang và phong phú, phát triển đúng hướng khai thác tích cực tiềm năng sẵn có của địa phương. Sản xuất ra nhiều hàng hoá phục vụ tiêu dùng củ nhân dân và xuất khẩu. Trong đó phải kể đến những sản phẩm có tính đặc trưng, nhất là sản phẩm lụa của làng Vạn Phúc, nghề rèn Đa Sỹ, the ở La Khê đã góp chung vào giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng trăm tỷ đồng.

Bảng 1.4- Các làng nghề thuộc quận Hà ĐôngSTT Làng nghề Địa chỉ Ngành sản xuất

11GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 12: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

(1) (2) (3) (4)

1 Vạn Phúc Phường Vạn Phúc Dệt lụa tơ tằm

2 Đa Sỹ Xã Kiến Hưng Rèn

3 Dương Nội Xã Dương Nội

4 La Phù 2 Xã Dương Nội Dệt the

5 Biên Giang Xã Biên Giang

6 Phụng Châu Xã Phụng Châu

(Nguồn: http://www.hadong.gov.vn)1.2.3.6. Tình hình phát triển nông nghiệp - Thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và nền nông nghiệp đô thị sinh thái, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: thuỷ lợi, giao thông nội đồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung. Trồng hoa thương mại, trồng rau, trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản giá trị thu nhập bình quân 30 triệu đồng/ ha canh tác. Hiện đang phân đấu nâng thu nhập lên 50 triệu đồng/ ha giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2003 là 85,801 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1999-2003 là 5,56% - Trong lĩnh vực chăn nuôi: Cải tạo chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Hình thành các loại hình sản xuất theo quy mô trang trại, kết hợp trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. - Năm 2003 giá trị sản xuất nghành nông nghiệp đạt 39 tỷ đồng, trong đó: + Ngành trồng trọt: 22,4 tỷ đồng + Ngành chăn nuôi: 16,6 tỷ đồng - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 85 tỷ đồng, trong đó: + Ngành trồng trọt: 51 tỷ đồng chiếm 59% + Ngành chăn nuôi: 34 tỷ đồng chiếm 41%1.2.3.7. Giao thông đối ngoại a) Đường sắt -Tuyến đường sắt vànsh đai Hà Nội khổ 1m chạy qua quận có chiều dài 6500m, hiện đang khai thác tuyến Hà Nội- Lào Cai. Trong tương lai tuyến đường này sẽ trở thành một trong những tuyến vành đai quan trọng vận chuyển hành khách và hàng hoá của đô thị cũng như khu vực. - Ga Hà Đông hiện nay là ga hành khách- hàng hoá, năng lực thông qua là 50.000 tấn hàng/năm, chủ yếu là vật liệu xây dựng và khoảng27.000 lượt hành khách/năm. Tổng diện tích ga khoảng 4,3 ha.b) đường bộ - QL6A: chạy qua trung tâm quận Hà Đông với chiều dài 10,5 km, hiện tại đã được cải tạo với quy mô các mặt cắt từ 24-47-53m, gồm:

12GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 13: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Đoạn từ Xí nghiệp ô tô Hoà Bình tới đầu cầu Trắng có mặt cắt 53m: Phần dành cho xe cơ giới 2x7,5m; phần dành cho xe thô sơ 2x5,5m; cây xanh, vỉa hè 2x9m; dải phân cách 2+2+2 m + Đoạn cầu Trắng đến ngã ba Ba La có mặt cắt 47m: Phần dành cho xe cơ giới 2x10,5m; phần dành cho xe thô sơ 2x5,5m; cây xanh, vỉa hè 2x6,5m; dải phân cách 0,5+1,5+0,5m. + Đoạn từ Ba La trở ra có mặt cắt 24m: phần dành cho xe cơ giới 2x7,5m; phần dành cho xe thô sơ 2x3m; dải phân cách 3m. - TL70(TL430): Đoạn qua quận có vai trò đường chính đô thị ( đường Phùng Hưng), bề rộng mặt cắt ngang đường từ 31m, bao gồm lòng đường cho xe cơ giới và xe thô sơ 15m, vỉa hè cho người đi bộ 2x6,5m; dải phân cách 3m. - QL21B: Bắt đầu từ Ba La đi Vân Đình, là tuyến giao thông quan trọng, lòng đường nhựa rộng 7-12m, lề đường mỗi bên 2-3m. - TL 72: Đoạn qua quận có vai trò đường chính đô thị( đường Chu Văn An), bề rộng mặt cắt ngang đường là 36m, bao gồm lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ 2x10,5m, vỉa hè dành cho người đi bộ 2x6m, dải phân cách 3m. Đoạn ngoài đô thị( Phía bắc khu vực nghiên cứu thiết kế), nối từ xã Dương Nội huyện Hoài Đức đến xã Cộng Hoà huyện Quốc Oai, dài 1600m, lòng đường nhựa rộng 3,5m đến 4,5m; nền đường rộng 5m đến 6m. - Bến xe đối ngoại:+ Bến xe đang sử dụng nằm ở cửa ngõ quận theo hướng từ trung tâm Hà Nội vào, diện tích bến xe 4500m2, lượng xe xuất bến 310 xe/ngày (kể cả xe bus), vận chuyển 734,30÷8000 lượt khách/ngày đêm.+ Hiện tại quận Hà Đông đã có quy hoạch và đang tiến hành xây dựng bến xe đối ngoại mới ở Ba La vói diện tích 7,2 ha.

1.2.3.8. Giao thông nội thịBảng 1.5 -Hiện trạng đường giao thông nội thị

STT Tên đường/phố Chiều dài(km)

Mặt cắt ngang lòng đường (m)

Kết cấu đường

1 Ngô Thì Nhậm 0,5 10,5 Bê tông aphan

2 Phan Chu Trinh 0,2 5,5 -

3 Đoàn Trần Nghiệp 0,22 5,5 -

4 Lê Trọng Tấn 1,65 7(10) -

5 Chu Văn An 1,71 2x10,5 -

6 Bà Triệu 0,5 5,5 -

7 Thanh Bình 1,7 7-12 Nhựa + CP đất

8 Nguyễn Thái Học 0,35 7,5 Bê tông aphan

9 Tô Hiệu 1,45 10,5 -

13GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 14: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

10 Hoàng Hoa Thám 0,31 7,5 -

11 Tiểu Công Nghệ 0,3 10,5 -

12 Bế Văn Đàn 0,6 5,5 -

13 Bùi Bằng Đoàn 0,3 5,5 -

14 Nguyễn Trãi 0,38 7,5 -

15 Trần Hưng Đạo 0,22 5,5 -

16 Lê Lợi 0,6 7,5 -

17 Nguyễn Viết Xuân 0,8 5,5+7,5 -

18 Ngô Quyền 1,4 5,5 Không vỉa hè

19 Phan Đình Phùng 0,27 7,5 -

20 Minh Khai 0,21 7,5 -

21 Phan Bội Châu 0,22 5,5 -

22 Lê Hồng Phong 1,35 7,5 -

23 Đường Văn Phú 0,87 10,5 -

24 Đường 19/5 0,77 5,5 -

25 Nguyễn Khuyến 0,43 10,5 -

26 Vạn Phúc 1 1,28 7 -

27 Hoàng Văn Thụ 0,3 10,5 -

28 Trưng Trắc 0,1 5,5 -

29 Trưng Nhị 0,3 5,5 -

1.3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC.

1.3.1. Cấp nước.

Hiện nay quận Hà Đông có Công ty cấp nước Hà Đông và hệ thống phân phối nước tới các hộ gia đình đạt 91 %. Chỉ tiêu dùng nước sinh hoạt hiện tại là 200 l/người ngđ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân chúng vẫn phải sử dụng nước giếng khơi và giếng khoan. Một số các xí nghiệp công nghiệp khai thác nước ngầm nhằm bổ xung và ổn định nhu cầu dùng nước của mình.

1.3.2. Thoát nước.

Thoát nước mặt ở quận Hà Đông hiện nay hoàn toàn dựa vào thế đất tự nhiên. Nước mặt đổ vào kênh thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ chiếm phần lớn, một phần nhỏ được lưu lại trong các hồ ao.

Qua kết quả khảo sát cho thấy: Việc thải nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chủ yếu theo hai hình thức: Bể xí tự hoại (bể phốt) được sử dụng rộng rãi ở các khu dân cư tập trung, có mức thu nhập ổn định. Hố xí hai ngăn được sử dụng ở các hộ dân cư phân bố rải rác, có điều kiện về đất đai. Cũng có không ít hộ chỉ dùng hố phân đơn giản cho nước thải thoát ra phần đất thấp trong sân vườn gia đình hoặc các khu đất lân cận. Việc thoát nước thiếu an toàn như vậy gây nguy cơ về phương diện vệ sinh môi trường, chất lượng nguồn nước ngầm và có thể dẫn tới rủi ro nghiêm trọng về sức khoẻ con người.

14GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 15: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Ngoài nguồn nước mặt và nước thải sinh hoạt, trên địa bàn quận Hà Đông tập trung rất nhiều khu công nghiệp. Các khu công nghiệp này thải ra một lượng lớn nước thải và chứa nhiều chất độc hại cần xử lý. Tuy nhiên các khu công nghiệp này đều mới xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng, nên có thể kiểm soát được chất lược nguồn nước thải bằng việc quản lý pháp luật về công nghệ trong các báo cáo dự án khả thi đảm bảo yêu cầu công nghệ cho phép. Các khu công nghiệp này đều phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thải vào hệ thống thoát nước của quận.

1.3.3. Hiện trạng môi trường nước.Trên địa bàn quận Hà Đông có hệ thống sông hồ ít, do vậy chất lượng nguồn

nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do sự thoát nước bề mặt không hợp vệ sinh, rác thải xả bừa bãi. Diện tích các sông, hồ ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Trên địa bàn có nhiều xí nghiệp công nghiệp mà trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều chất thải độc hại. Khả năng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm cũng phải được tính đến, vì vậy công tác bảo vệ, kiểm soát chất lượng nguồn nước thải cần được thực hiện thường xuyên.

1.4. ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN QUẬN HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2025.

Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam, quận Hà Đông trở thành một trong những địa bàn có sức hấp dẫn đầu tư rất cao.Cơ cấu của quận mang tính chất công nghiệp và đất ở đô thị. Các loại hình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được định hướng phát triển.

Bảng 1.6- Cơ cấu sử dụng đất đô thịKhu

đô thị Khu vựcDiện tích

đất ở năm

2010(ha)

Diện tích đất ở năm

2020(ha)

Diện tích đất ở năm

2025(ha)

Dân số năm 2010

(người)

Dân số năm 2020

(người)

Dân số năm 2025

(người)

I Khu đô thị Tây Bắc sông Nhuệ - Xã Dương Nội

178 289 322 43110 60225 71183

II Khu vực Nam sông Nhuệ, Bắc sông Nhuệ.

120 322 734,3 116895 163305 193020

III Khu phía Nam đường sắt (khu vực Phú Lương - Phú Lãm- Đồng Mai – Yên Nghĩa)

200 267 392 33691 47067 55631

Tổng 498 878 1449 193696 270597 319834

(Nguồn: http://www.hadong.gov.vn)Bảng 1.7 –Cơ cấu sử dụng đất ở các khu công nghiệp

Ký hiệu Tên khu công nghiệp Loại hình Công nghiệp

Diện tích(ha)

Năm 2010 Năm 2025

CN1CN2

Điểm TTCN Dệt lụa Vạn PhúcĐiểm TTCN làng nghề La Khê

Làng nghềLàng nghề

15,55,0

15,55,0

15GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 16: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CN3CN4CN5CN6CN7CN8CN9CN10

Điểm TTCN làng nghề rèn Đa SĩCụm Công nghiệp Yên NghĩaĐiểm TTCN làng nghề Phú LãmĐiểm Công nghiệp VMEPĐiểm TTCN La Dương - Dương Nội 1Điểm TTCN La Dương - Dương Nội 2Điểm CN làng nghề La NộiCụm Công nghiệp Đồng Mai

Làng nghềĐa ngànhLàng nghềLàng nghềLàng nghềLàng nghềLàng nghềĐa ngành

13,044,07,02,07,07,04,0

100,0

13,044,07,02,07,07,04,0

200,0

Tổng đến năm 2025 205 305

Bảng 1.8 -Cơ cấu sử dụng đất các khu Trung tâm TDTT, công viên cây xanh tập trung

Ký hiệu

Hạng mục Vị trí Diện tích đất(ha)

Tỷ lệ sử dụng đất(%)

Mặt nước

Xây dựng CT

Sân đường

Cây xanh

CX1 Công viên Trung tâm TDTT

Khu nam sông Nhuệ Hà Cầu - Kiến Hưng

100 10-20 1-10 15-20 50-6-

CX2 Công viên cây xanh

Khu nam đường sắtPhú Lương- Phú Lãm

70 15-20 1-3 15-20 60-70

CX3 Công viên cây xanh

Thuộc khu vực Văn Quán - Phước La

16 10-15 1-3 15-20 70-80

Công viên cây xanh rải rác trong thị xã

44 10-15 1-3 15-20 70-80

CX4 Công viên cây xanh Hòa Bình

Khu phía bắc đường sắt -Dương Nội

80 15-20 1-3 15-20 60-70

CX5 Công viên cây xanh

Khu phía nam đường sắt - Nam đường bao phía nam

50 15-20 1-3 15-20 60-70

Tổng đến năm 2025 360

(Nguồn: http://www.hadong.gov.vn)Định hướng phát triển không gian đô thị:

Quận Hà Đông được qui hoạch định hướng phát triển toàn diện bao gồm các khu công nghiệp, khu dân dụng đô thị tập trung.

Quá trình phát triển các khu dân cư tập trung sẽ theo sát các bước phát triển công nghiệp ở từng nơi và nhu cầu gia tăng dân số đô thị. Dự báo khu dân cư Hà Đông sẽ theo sát các bước phát triển công nghiệp ở đây đang được xây dựng. Mô hình phát triển khu dân cư chủ yếu dưới dạng khu chung cư cao tầng. Tiêu chuẩn nhà ở trước mắt là 8 m 2/người, trong tương lai dự kiến là 10 - 15 m2/người.

Xen kẽ các khu công nghiệp, dân cư là các khu công viên, cây xanh, hồ nước, công trình thể dục thể thao. Các định hướng qui hoạch hạ tầng cơ sở đô thị cũng được

16GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 17: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

đề xuất tương đối tỷ mỷ và hợp lý. Tuy nhiên những qui mô to lớn được hoạch định xây dựng trong một thời gian ngắn, nên việc phân tích nghiên cứu thoát nước quận Hà Đông phải cân nhắc lại trong những khả năng thực tế của ngành cũng như rà soát lại các chỉ tiêu và nhu cầu thải nước quận Hà Đông.

1.4.1. Nhận xét và đánh giá chung Quận Hà Đông có dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần đường QL6, Tỉnh lộ 70,340,22 và đặc biệt tại khu vực trung tâm cũ thuộc phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi và Quang Trung với mật độ dân số từ 200 đến 270 người/ha. Khu vực phường Văn Mỗ và Vạn Phúc có mật độ trung bình là 120 đến 150 người/ha. Đồng thời các làng nghề nằm rải rác trong các làng xa, nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước dễ xảy ra và hệ thống thu gom nước thải cần được cân nhắc.

1.5. CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC. 1.5.1. Cơ sở chọn hệ thống thoát nước.

+ Hiện trạng hệ thống thoát nước

+ Các điều kiện về khí hậu, địa hình

+ Diện tích tính toán và đặc điểm của lưu vực

+ Theo chiến lược thoát nước đến năm 2025 của Bộ xây dựng: Các khu vực thiết kế xây mới hoàn toàn.

1.5.2. Phương hướng lựa chọn hệ thống thoát nước quận Hà Đông.

Quận Hà Đông hầu như chưa có hệ thống thoát nước vì vậy giải pháp chung thoát nước cho toàn quận là cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải tới độ sạch cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Trên cơ sở những yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, ta chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với các lý do:

+ Lượng mưa trong khu vực lớn: q = 300mm rất lớn so với lưu lượng nước thải sinh hoạt.

+ Nước bẩn trong khu vực phải được xử lý tới mức độ cần thiết nên việc sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn sẽ làm giảm quy mô công suất trạm xử lý nước thải dẫn tới giảm chi phí xây dựng và quản lý đảm bảo cho các công trình làm việc một cách điều hoà và đạt hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật.

+ Quận Hà Đông có địa hình dốc về phía về phía sông Nhuệ. Do đó khả năng thoát nước mưa tốt và việc xả thẳng nước mưa trong thành phố ra sông mà không qua xử lý là có thể chấp nhận được.

+ Việc xây dựng hệ thống thoát nước riêng - qui hoạch, phân vùng và xây dựng tuyến cống bao để thu toàn bộ nước thải sinh hoạt, công nghiệp của toàn thành phố.

17GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 18: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Xây dựng trạm xử lý nước thải cho quận.

+ Khơi thông, nạo vét, kè đá cho các sông hồ để cho việc thoát nước được nhanh chóng.

18GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 19: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 2THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT.

2.1. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN.

2.1.1. Bản đồ qui hoạch phát triển quận Hà Đông đến năm 2025.

2.1.2. Mật độ dân số.

+ Khu vực I: mật độ dân số n = 245 người/ha.

+ Khu vựcII: mật độ dân số n = 296 người/ha.

+ Khu vựcIII: mật độ dân số n = 177 người/ha.

2.1.3. Tiêu chuẩn thải nước

+ Khu vực I : tiêu chuẩn thải nước q0 = 180 l/người - ngđ.

+ Khu vực II: tiêu chuẩn thải nước q0 = 200 l/người - ngđ.

+ Khu vực III: tiêu chuẩn thải nước q0 = 150 l/người - ngđ.

2.1.4. Nước thải khu công nghiệp.

+ Khu công nghiệp I : tiêu chuẩn thải nước là 30 m3/ha -ngđ.

+ Khu công nghiệp II : tiêu chuẩn thải nước là 35 m3/ha - ngđ.

+ Khu công nghiệp III: tiêu chuẩn thải nước là 30 m3/ha- ngđ.

2.1.5. Nước thải các công trình công cộng

Trong phạm vi đồ án này chỉ xét tới lưu lượng nước thải của các bệnh viện và trường học.

a. Bệnh viện:

+ Tổng số bệnh nhân chiếm 0,6% dân số toàn quận.

+ Tiêu chuẩn thải nước là : 300 l/người - ngđ.

+ Hệ số không điều hoà giờ : Kh = 2,5

+Số giờ thải nước : 24 h/ngày.

b. Trường học

+Tổng số học sinh chiếm 10,0% dân số quận.

+ Tiêu chuẩn thải nước là : 20 l/người -ngđ.

+ Hệ số không điều hoà giờ : Kh = 1,8

+Số giờ thải nước : 12 h/ngày.

19GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 20: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2.2. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN CỦA KHU DÂN CƯ.

2.2.1. Diện tích

Từ bản đồ qui hoạch quận cho cuối giai đoạn tính toán ta xác định được diện tích từng khu vực.

a. Khu vực I:

+Tổng diện tích : F1 = 322 ha.

+ Mật độ dân số : n1 = 245 người/ha.

+ Tiêu chuẩn thải nước : q01 = 180 l/người- ngđ.

+ Hệ số xen kẽ các diện tích đất dùng cho việc xây dựng khác : 1 = 0,9

b. Khu vực II:

+ Tổng diện tích : F2 = 767 ha.

+ Mật độ dân số : n2 = 296 người/ha.

+ Tiêu chuẩn thải nước : q02 = 200 l/người - ngđ.

+ Hệ số xen kẽ các diện tích đất dùng cho việc xây dựng khác: 2 = 0,85

c. Khu vực III:

+ Tổng diện tích : F3 = 392 ha.

+ Mật độ dân số : n3 = 177 người/ha.

+ Tiêu chuẩn thải nước : q03 = 150 l/người - ngđ.

+ Hệ số xen kẽ các diện tích đất dùng cho việc xây dựng khác : 3 = 0,8

2.2.2. Dân số tính toán.

Dân số tính toán là dân số sống ở cuối thời hạn tính toán thiết kế hệ thống thoát nước (năm 2025), được tính toán theo công thức:

N = F x n x (người).

Trong đó:

+ N: Dân số tính toán của khu vực(người).

+ n: Mật độ dân số của khu vực (người/ha).

+ : Hệ số kể đến việc xây dựng xen kẽ các công trình công cộng trong khu vực dân cư.

+ F: Là diện tích khu vực (ha).a. Khu vực I:

N1 = F1 x n1 x 1 (người).

20GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 21: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Với: F1 = 323 (ha)N1 = 245 (người/ha)1 = 0,9

Vậy N1 = 322 x 245 x 0,9 = 71001 (người). b. Khu vực II:

N2 = F2 x n2 x 2 (người).

Với: F2 = 767 (ha)N2 = 296 (người/ha)2 = 0,85

Vậy N2 = 767 x 296 x 0,85 = 192977 (người). c.Khu vực III:

N3 = F3 x n3 x 3 (người).

Với: F3 = 392 (ha)N3 = 177 (người/ha)3 = 0,8

Vậy N3 =392 x 177 x 0,8 = 55507 (người). Dân số tính toán toàn quận:

N = N1 + N2 + N3 =71001+192977+55507= 319485 (người).

2.2.3. Xác định lượng nước thải tính toán.

a. Lưu lượng nước thải trung bình ngày: Qtbng

Công thức:

Trong đó: N - Dân số tính toán.

q0 - Tiêu chuẩn thải nước q0 = 180 l/ng. ngđ.

+ Khu vực I: (m3/ngđ)

+ Khu vực II: (m3/ngđ)

+ Khu vực III: (m3/ngđ)

+ Lưu lượng nước thải trung bình toàn quận:

Qtb

= Qtb

I

+ Qtb

II

+ Qtb

III

=12780,2 + 38595,4 + 8326 = 59701,6 (m3

/ngđ).

b. Lưu lượng nước thải trung bình giây: qstb

21GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 22: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Công thức:

Trong đó: Qngtb- Lưu lượng nước thải trung bình ngày (m3/ngđ).

+ Khu vực I:

+ Khu vực II:

+ Khu vực III:

+ Toàn quận: qstb = 148+ 446,7+ 96,3 = 691 (l/s).

Từ lưu lượng trung bình giây tra bảng TCVN7957-2008. Ta có hệ số không điều hòa Kch.

Với qs1tb = 148 (l/s) Þ Kch = 1,5

qs2tb = 446,7 (l/s) Þ Kch = 1,28

qs3tb = 96,3 (l/s) Þ Kch = 1,61

qstb = 691 (l/s) Þ Kch = 1,22

c. Lưu lượng nước thải giây lớn nhất: qsmax

Công thức: qsmax = qs

tb x Kch

Trong đó:

qsmax : Lưu lượng nước thải giây lớn nhất.

qstb : Lưu lượng nước thải giây trung bình.

Kch : Hệ số không điều hoà chung.

+ Khu vực I: qs1max = qs1

tb x Kch1 = 148 x 1,5 = 222 (l/s).

+ Khu vực II: qs2max = qs2

tb x Kch2 = 446,7 x 1,28 = 571,8 (l/s).

+ Khu vực III: qs3max = qs3

tb x Kch3 = 96,3 x 1,61 = 155 (l/s).

+ Toàn quận: qsmax = qs

tb x Kch = 691 x 1,22 = 843 (l/s).

Bảng 2.1- Lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở

KV F(ha) n (mật độ)

K N q Qtbng qtb

s Kch qmax

I 322 245 0,90 71001 180 12780,2 148 1,5 222

22GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 23: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

II 767 296 0,85 192977 200 38595,4 446,7 1,28 571,8

III 392 177 0,80 55507 150 8326 96,3 1,61 155

Tổng 1481 319485 59701,6 691 1,22 843

Ta có hệ số không điều hòa chung toàn quận Kch = 1,22 từ đó ta xác định được lưu lượng nước thải ra trong các giờ trong ngày.

2.2.4. Xác định lưu lượng tập trung.

Các lưu lượng tập trung đổ vào mạng lưới thoát nước bao gồm nước thải từ các bệnh viện, trường học và các khu công nghiệp.

a. Bệnh viện:

Số bệnh nhân bằng 0,60/0 dân số toàn quận:

(người)

Trong đó:

Bt - Số bệnh nhân

N - Dân số của quận.

Þ Ta có 4 bệnh viện, mỗi bệnh viện có 500 giường.

+ Lưu lượng trung bình ngày: (m3/ngđ)

Trong đó: q0 = 300 (l/ng-ngđ) tiêu chuẩn nước thải của mỗi bệnh nhân.

+ Lưu lượng trung bình giờ: (m3/h)

+ Lưu lượng max giờ: Qhmax = Qh

tb x Kh = 6,25 x 2,5 = 15,6 (m3/h)

Kh = 2,5 Đối với bệnh viện.

+ Lưu lượng giây max:

b. Trường học

+ Số học sinh trong thị xã chiếm 10% dân số toàn quận:

(học sinh)

Þ Thiêt kế 16 trường học mỗi trường 2000 học sinh.

Tiêu chuẩn thải nước q0 = 20 l/ng-ngày

23GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 24: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Lưu lượng trung bình ngày:

+ Lưu lượng trung bình giờ : (m3/h)

Lưu lượng nước thải ra trong 12h mỗi ngày.

+ Lưu lượng max giờ:

Qhmax = Qh

tb x 1,8 = 3,3 x1,8 = 5,94 m3/h

Với Kh = 1,8 - Hệ số không điều hoà giờ đối với trường học.

+ Lưu lượng max giây:

Bảng 2.2- Thống kê lưu lượng nước thải của các công trình công cộng

Nơi thải nước

Số

người

Giờ

lv (h)

q0

(l/ng.ng)Kh Lưu lượng

Qtbngd

(m3/ng)Qh

tb

(m3/h)Qh

max

(m3/h)qs

max

(l/s)

1 BV 500 24 300 2,5 150 6,25 15,6 4,3

4 BV 2000 24 300 2,5 600 25 102,4 17,2

1 TH 2000 12 20 1,8 40 3,3 5,94 1,65

16 TH 32000 12 20 1,8 640 52,8 95 26,4

2.3. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP.

2.3.1. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệpKhu đô thị bao gồm 3 khu công nghiệp chính là:

+ CN I: cụm công nghiệp Yên Nghĩa.

Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: 30 m3/ha-ngđ.

Diện tích: f1 = 44 (ha).

QICN = qcn

I x f1= 30 x 44 = 1320 (m3/ngđ)

+ CN II: cụm công nghiệp Đồng Mai.

Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: 35 m3/ha-ngđ.

Diện tích: f2 = 200 (ha)

QIICN = qcn

II x f2 = 35 x 200 = 734,30 (m3/ngđ)

+ CN III: Cụm công nghiệp Phú Lương – Phú Lãm

Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: 35 m3/ha-ngđ.

24GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 25: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Diện tích: f3 =60,5 ha.

QIIICN = qcn

III x f3 = 35 x 60,5 = 2117,5 (m3/ngđ)

a. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp I

Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ

+ Ca 1: 40% QcaI tức là Qca

1 = 40% x 1320 = 528 (m3/ca)

+ Ca 2: 30% QcaI tức là Qca

2 = 30% x 1320 = 396 (m3/ca)

+ Ca 3: 30% QcaI tức là Qca

3 = 30% x 1320 = 396 (m3/ca)

- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất Kh = 1 nếu lưu lượng nước thải của các giờ trong ca được phân bố:

+ Ca 1:

+ Ca 2 và 3:

Lưu lượng giây lớn nhất lấy lưu lượng lớn nhất trong các ca:

b. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp II.

Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ:

+ Ca 1: 50% QcaII tức là Qca

1 = 50% x 734,30 = 3500 (m3/ca)

+ Ca 2: 30% QcaII tức là Qca

2 = 30% x 734,30 = 2100 (m3/ca)

+ Ca 3: 20% QcaII tức là Qca

3 = 20% x 734,30 = 1400 (m3/ca)

- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất Kh = 1 nếu lưu lượng nước thải của các giờ trong ca được phân bố:

+ Ca 1:

+ Ca 2:

+ Ca 3:

Lưu lượng giây lớn nhất lấy lưu lượng lớn nhất trong các ca:

25GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 26: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

c. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp III

Nhà máy làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ:

+ Ca 1: 50% QcaIII tức là Qca

1 = 50% x 2117,5 = 1058,75 (m3/ca)

+ Ca 2: 30% QcaIII tức là Qca

2 = 30% x 2117,5 = 635,25 (m3/ca)

+ Ca 3: 20% QcaIII tức là Qca

3 = 20% x 2117,5 = 423,5 (m3/ca)

- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất Kh = 1 nếu lưu lượng nước thải của các giờ trong ca được phân bố:

+ Ca 1:

+ Ca 2:

+ Ca 3:

Lưu lượng giây lớn nhất lấy lưu lượng lớn nhất trong các ca:

Bảng 2.3 -Bảng thống kê lưu lượng nước thải sản xuất khu công nghiệp và làng nghề.

Khu Ca %Qca Qca Kh Qh qsmax

CN11 40 528 1 66 18,3

2 30 396 1 49,5 13,75

3 30 396 1 49,5 13,75

Tæng 100 1320

CN21 50 3500 1 437,5 121,5

2 30 2100 1 262,5 72,9

3 20 1400 1 175 48,6

Tổng 100 734,30

CN31 50 1058,75 1 132,3 36,75

2 30 635,25 1 79,4 22,05

3 20 423,5 1 53 14,72

Tổng 100 2117,5

2.3.2. Nước thải sinh hoạt và nước tắm cho công nhân:

Tổng số công nhân toàn bộ các khu công nghiệp chiếm 20% dân số toàn quận. Vậy tổng số công nhân của các khu công nghiệp là:

26GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 27: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

NCN =20% x NTP = 0,2 x 319485 = 63897 (người )

NTP = 319485 (người) là dân số toàn quận.

a. Khu công nghiệp I:

+ Số công nhân chiếm 20% tổng số công nhân các khu công nghiệp, tức là:

NCN = 0,4 x 63897 = 25559 (người)

+Số công nhân làm việc trong các ca tương ứng là 40%,30%,30%.

Ca1= 0,4x25559=10223; Ca2=ca3= 0,3x25559=7668 (công nhân.)

+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng là 30% trong đó số công nhân được tắm là 80%.

+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội là 70% trong đó số công nhân được tắm là 60%.

b. Khu công nghiệp II:

+ Số công nhân chiếm 45% tổng số công nhân các khu công nghiệp, tức là:

NIICN = 0,45 x 63897= 28754 người.

+ Số công nhân làm việc trong các ca tương ứng 50%,30%,20%.

Ca1= 0,5x28754 = 14377; ca2 = 0,3x28754 = 8626; ca3= 0,2x28754 = 5751(công nhân)

+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng là 20% trong đó số công nhân được tắm là 80%.

+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội là 80% trong đó số công nhân được tắm là 60%.

c. Khu công nghiệp III:

+ Số công nhân chiếm 35% tổng số công nhân các khu công nghiệp, tức là:

NIIICN = 0,35 x 63897 = 22364 người.

+ Số công nhân làm việc trong các ca tương ứng 50%,30%,20%.

Ca1= 0,5x22364 = 11182; ca2= 0,3x22364= 6709; ca3=0,2x22364= 4473 (công nhân)

+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng là 20% trong đó số công nhân được tắm là 80%.

+ Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội là 80% trong đó số công nhân được tắm là 60%.

27GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 28: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

-Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất:

Trong đó: N1: Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nguội.

N2: Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng.

25, 35: Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt tại nơi làm việc trong các phân xưởng nguội và phân xưởng nóng (l/ng.ca).

+ Lưu lượng nước tắm của công nhân trong các ca sản xuất: 1000

6040 43 NNQ tb

ca

Trong đó: N3:Số công nhân được tắm trong các phân xưởng nguội.

N4:Số công nhân được tắm trong các phân xưởng nóng.

60,40: Tiêu chuẩn nước tắm của công nhân trong phân xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca).

Bảng 2.4- Lưu lượng nước thải sinh hoạt và nước tắm của công nhân.

Khu CN

Ca SX

Phân xưởng

Công nhân Nước thải sinh hoạt Nước tắm

% Người qtc Qca Kh % Người qtc Qca

l/ng-ca m3/ca l/ng-ca m3/ca

CNI

1Nóng 30 3067 35 107,3 2,5 80 2454 60 147,24

Nguội 70 7156 25 179 3 60 4294 40 171,76

Tổng 100 10223 286,3 6748 319

2Nóng 30 2300 35 80,5 2,5 80 1840 60 110,4

Nguội 70 5368 25 134,2 3 60 3221 40 128,8

Tổng 100 7668 214,7 5061 239,2

3Nóng 30 2300 35 80,5 2,5 80 1840 60 110,4

Nguội 70 5367 25 134,2 3 60 3221 40 128,8

Tổng 100 7668 214,7 5061 239,2

Tổng 25559

CNII

1Nóng 20 2875 35 100,6 2,5 80 2300 60 138

Nguội 80 11502 25 287,5 3 60 6901 40 276,0

Tổng 100 14377 388,1 9201 414,0

2Nóng 20 1725 35 60,4 2,5 80 1380 60 82,8

Nguội 80 6901 25 172,5 3 60 4141 40 165,6

Tổng 100 8626 232,9 5521 248,4

3Nóng 20 1150 35 40,3 2,5 80 920 60 55,2

Nguội 80 4601 25 115,0 3 60 2761 40 110,4

Tổng 100 5751 155,3 3681 165,6

Tổng 28754

1Nóng 20 2236 35 78,3 2,5 80 1789 60 107,3

Nguội 80 8946 25 223,6 3 60 5368 40 214,7

Tổng 100 11182 301,9 7157 322,0

28GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 29: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CNIII 2Nóng 20 1342 35 46,9 2,5 80 1074 60 64,4

Nguội 80 5367 25 134,1 3 60 3220 40 128,8

Tổng 100 6709 181,0 4294 193,2

3Nóng 20 895 35 31,3 2,5 80 716 60 42,9

Nguội 80 3578 25 89,4 3 60 2147 40 85,9

Tổng 100 4473 120,7 2863 128,8

Tổng 22364

Sự phân bố lưu lượng nước bẩn sinh hoạt của công nhân ở các phân xưởng nóng (với K=2,5) và các phân xưởng nguội (với K=3) ra các giờ trong các ca sản xuất bằng % như sau:

Bảng 2.5- Bảng phân phối lưu lượng nước sinh hoạt các giờ trong ca

p Các PX nóng

K=2,5

Các PX nguội

K=3

Tổnghơp

toànca

1 12,5 12,5 25

2 6,25 8,12 14,37

3 6,25 8,12 14,37

4 6,25 8,12 14,37

5 18,75 15,65 34,4

6 37,5 31,25 68,75

7 6,25 8,12 14,37

8 6,25 8,12 14,37

100% 100% 200%

Có nghĩa là nếu coi lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân mỗi ca là 200% thì từng giờ trong ca đó theo cột cuối cùng của bảng.

d. Tính toán lưu lượng tập trung từ khu công nghiệp:

Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất được vận chuyển chung với nước tắm của công nhân. Ta tính lưu lượng nước thải sinh hoạt trong giờ nước thải lớn nhất và so sánh với nước tắm của công nhân lấy giá trị lớn hơn cộng với lưu lượng nước thải sản xuất tính toán ta sẽ được lưu lượng tập trungcủa khu công nghiệp để tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước của quận.

+ Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất:

6,31000

3525 2211max1

T

KNKNq hh

s l/s

Trong đó:

29GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 30: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ N1 và N2: Số công nhân làm việc trong phân xưởng nguội và phân xưởng nóng tính với ca đông nhất.

+ T: thời gian làm việc của một ca.

+ Kh1=2,5 - Hệ số không điều hòa của phân xưởng nóng.

+ Kh2=3,0 - Hệ số không điều hòa của phân xưởng nguội.

+ Lưu lượng nước tắm lớn nhất: 6045

6040 43max2

NNqs l/s

Trong đó:

+ N3 và N4: Số công nhân được tắm ở phân xưởng nguội và phân xưởng nóng với ca lớn nhất.

So sánh qs1max và qs2

max lấy giá trị lớn hơn làm lưu lượng tập trung.

+ Khu vực công nghiệp I:

Vậy lưu lượng tập trung của khu công nghiệp I:

qICN = qxs

max + qs2max = 28+118 = 146 (l/s)

+ Khu vực công nghiệp II:

Vậy lưu lượng tập trung của khu công nghiệp I:

qCN = qxsmax + qs2

max = 38,7+153,3 = 192 (l/s)

+ Khu vực công nghiệp III:

Vậy lưu lượng tập trung của khu công nghiệp I:

qCN = qxsmax + qs2

max = 30 + 119,2 = 149,2 (l/s)

30GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 31: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2.4. LẬP BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TOÀN QUẬN HÀ ĐÔNG.

2.4.1. Nước thải sinh hoạt khu dân cư.

Căn cứ vào hệ số không điều hoà chung Kch = 1,22 ta xác định được lượng phân bố nước thải theo các giờ trong ngày.

2.4.2. Nước thải từ bệnh viện.

Từ hệ số không điều hoà giờ Kh = 2,5 ta được sự phân bố lưu lượng nước thải của bệnh viện theo các giờ.

2.4.3. Nước thải từ trường học.

Từ hệ số không điều hoà giờ Kh = 1,8 ta được sự phân bố lưu lượng nước thải của trường học theo các giờ.

2.4.4. Nước thải từ các khu công nghiệp.

Nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp được xử lý sơ bộ từ các khu công nghiệp được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn cho phép xả vào mạng lưới thoát nước bẩn toàn quận. Nước thải sản xuất coi như xả điều hòa theo các giờ cùng ca sản xuất.

2.4.5. Nước thải sinh hoạt của công nhân trong ca sản xuất của khu công nghiệp.

Các giá trị theo hệ số Kh ghi trong bảng phụ lục.

2.4.6. Nước tắm của công nhân theo các ca.

Nước tắm của công nhân ca trước được đổ vào mạng lưới thoát nước vào giờ đầu của ca tiếp sau đó.

2.4.7. Lập bảng tổng hợp lưu lượng nước thải toàn quận.(xem phụ lục chương II)2.5. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT.

2.5.1. Nguyên tắc

- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước bẩn là một khâu vô cùng quan trọng trong công tác thiết kế mạng thoát nước. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, hiệu quả kinh tế hay giá thành của mạng lưới thoát nước.

- Việc vạch tuyến mạng lưới cần dựa trên nguyên tắc:

+ Triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước, đảm bảo thu nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm.

+ Vạch tuyến cống phải hợp lý để sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ nhất tránh trường hợp nước chảy ngược và chảy vòng quanh.

31GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 32: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Đặt đường ống thoát nước phải phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn. Tuân theo các qui định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm khác.

+ Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua các sông, hồ, đường sắt, đê đập.

+ Trạm làm sạch phải đặt ở vị trí thấp hơn so với địa hình nhưng không quá thấp để tránh ngập lụt. Đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp. Đặt trạm xử lý ở cuối nguồn nước và gần nơi đặt trạm xử lý nước mặt.

Dựa vào nguyên tắc trên mà ta đưa ra 2 phương án vạch tuyến như sau:

a. Phương án 1:

- tuyến ống chính đặt xuyên tâm quận kéo dài từ phía bắc xuống nam quận

- Trạm xử lý được đặt theo sát bờ sông Nhuệ, cuối nguồn nước.

- Các tuyến cống nhánh được đặt theo các trục đường của quận.

- Nước thải từ khu công nghiệp được thu theo hệ thống thu nước riêng rồi tập trung xả và hệ thống thoát nước quận rồi xử lý cùng với nước thải sinh hoạt của quận.b. Phương án 2:

- Trạm xử lý được đặt theo sát bờ sông Nhuệ, cuối nguồn nước.

- Tuyến cống chính đi dích dắc trong mạng lưới quận kéo dài tới trạm bơm chính rồi dẫn tới trạm xử lý.

- Các tuyến cống nhánh được đặt theo các trục đường của quận.2.6. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG VÀ THỦY LỰC CHO TỪNG ĐOẠN CỐNG.

2.6.1. Chia diện tích tiểu khu.

- Việc tính toán diện tích tiểu khu dựa trên các số liệu đo đạc trực tiếp trên bản đồ quy hoạch.

- Việc phân chia các ô thoát nước dựa vào sơ đồ mạng lưới.

- Việc tính toán cụ thể được thực hiện theo các bảng phụ lục chương II

2.6.2. Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống.

Lưu lượng tính toán của đoạn cống được coi là lưu lượng chảy suốt từ đầu tới cuối đoạn ống và được tính theo công thức:

qn-1tt = (qn

dd + qnnhb + qn

vc) x Kch + Sqttr

Trong đó:

qntt: Lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ n.

qndd: Lưu lượng dọc đường của đoạn cống thứ n.

32GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 33: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

qndd = SFi x qr

SFi: Tổng diện tích tất cả các tiểu khu đổ nước thải vào dọc theo đoạn cống

đang xét.

qr: Lưu lượng đơn vị của khu vực.

qnnhb = SFi x qr

qnnhb: Lưu lượng của các nhánh bên đổ vào đầu đoạn cống thừ n.

SFi: Tổng diện tích tất cả các tiểu khu đổ nước thải vào đoạn cống đang xét.

qnvc: Lưu lượng vận chuyển qua đoạn cống thứ n, là lưu lượng tính toán của đoạn

cống thứ (n - 1).

qttn-1=(qdd

n-1+qnhbn-1+qvc

n-1) x Kch+Sqttr.

Kch:Hệ số không điều hoà.

Sqttr:Lưu lượng tính toán của các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp đổ

vào đầu đoạn cống tính toán.

Þ Các bảng tính toán lưu lượng cho tuyến cống (xem phần phục lục)

2.6.3. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước sinh hoạta. Tính toán độ sâu đặt cống đầu tiên.

Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn ống ở trên ta tiến hành tính toán thuỷ lực cho từng đoạn ống để xác định được: đường kính ống (D), độ dốc thuỷ lực (i), vận tốc dòng chảy (v). Sao cho phù hợp với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong qui phạm.

+ Việc tính toán thuỷ lực dựa vào ‘‘Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước - trường ĐHXD”

+ Độ sâu đặt cống nhỏ nhất của tuyến cống được tính theo công thức:

H = h + SiL+ Z2 - Z1 + Dd (m)

Trong đó:

h: Độ sâu đặt cống đầu tiên của cống trong sân nhà hay trong tiểu khu, lấy h = 0,6(m).

i: Độ dốc của cống thoát nước tiểu khu hay sân nhà 0/00.

Z0: Cốt mặt đất đầu tiên của giếng thăm trong nhà hay tiểu khu.

Zđ: Cốt mặt đất tương ứng với giếng thăm đầu tiên của mạng lưới thoát nước quận.

33GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 34: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Dd: Độ chênh cao trình giữa cốt đáy cống thoát nước sân nhà hay tiểu khu

và đáy cống của mạng lưới thoát nước quận, sơ bộ lấy Dd = 0,05(m)

Sơ đồ tính toán độ sâu chôn cống đầu tiên

Chọn sơ bộ chiều sâu đặt cống là 1,0m.b. Tính toán thủy lực cho tuyến cống.

Chú thích:

- Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính nhỏ nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng ống cỡ 300m. Đối với trường hợp này không đảm bảo được điều kiện về vận tốc (v 0,7m/s) của dòng nước. Do vậy ta có thể cho các đoạn ống này là các đoạn không tính toán, chỉ cần đặt đoạn theo độ dốc nhỏ nhất. Vì vậy nên muốn đảm bảo cho đoạn ống không bị lắng cặn thì phải thường xuyên tẩy rửa muốn thế có thể thiết kế thêm giếng rửa.

- Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tại một số điểm tính toán của mạng lưới có độ sâu chôn ống quá lớn do vậy để khắc phục ta phải dùng bơm. Nếu dùng bơm xảy ra hai trường hợp:

+ Lấy độ sâu chôn ống tại điểm đó bằng độ sâu chôn ống tại điểm đầu tiên của mạng lưới nhưng gặp bất lợi là chiều cao ống hút của máy bơm lớn.

+ Lấy độ sâu chôn ống tại điểm đó bằng độ sâu chôn ống của nhánh bên thì gặp bất lợi là độ sâu chôn cống quá lớn, do vậy thi công đào đất nhiều hơn và phải đặt nhiều trạm bơm hơn.

Þ Từ hai trường hợp ở trên ta so sánh thì thấy trường hợp thứ nhất có điều kiện tốt hơn vì vậy ta lấy trường hợp thứ nhất để tính toán mạng thủy lựu mạng lưới.

ÞCác bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước (xem phần phụ lục).

34GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 35: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2.7. KHÁI TOÁN KINH TẾ PHẦN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC SINH HOẠT, CHỌN PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC.

Cơ sở tính toán dựa vào tài liệu: Định mức dự toán cấp thoát nước ban hành kèm theo quyết định 411/BXD của bộ xây dựng.

2.7.1. Khái toán kinh tế phần đường ống.

a. Phương án 1:

Bảng khái toán kinh tế đường ống phương án 1

STTĐường kính Chiều dài Vật liệu Đơn giá Giá thành

Mm m 1000đ/m (triệu đồng)

1 300 1040 Bê tông 400 416

2 400 2500 Bê tông 420 1050

3 500 400 Bê tông 500 200

4 600 680 Bê tông 540 367,2

5 750 400 Bê tông 580 232

6 900 800 Bê tông 670 536

7 1050 800 Bê tông 730 584

8 1200 1250 Bê tông 800 1000

9 1350 734,3 Bê tông 1100 807,73

TỔNG 8570 5192,93

35GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 36: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

b. Phương án 2:

Bảng khái toán kinh tế đường ống phương án 2

STTĐường kính Chiều dài Vật liệu Đơn giá Giá thành

Mm m 1000đ/m (triệu đồng)

1 300 540 Bê tông 400 216

2 400 3260 Bê tông 420 1369,2

3 500 2550 Bê tông 500 1275

4 600 2865 Bê tông 540 1547,1

5 750 1100 Bê tông 580 638

6 900 1250 Bê tông 670 837,5

7 1050 790 Bê tông 730 576,7

8 1200 1040 Bê tông 800 832

9 1350 910 Bê tông 1100 1001

TỔNG 14305 8292,5

2.7.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm:

Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép. Các giếng thăm có đường kính trung bình 1m, thành giếng dày 0,15m, tính trung bình các giếng sâu 3,5m. Giá thành trung bình mỗi giếng là 2,3 triệu đồng/giếng.

a. Phương án 1:

+ Số lượng giếng thăm là 583giếng.

+ Tổng giá thành xây dựng giếng thăm: 583 x 2,3 = 1340,9 (triệu đồng).

36GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 37: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

b. Phương án 2:

+ Số lượng giếng thăm là 953 giếng.

+ Tổng giá thành xây dựng giếng thăm: 953x 2,3 = 2191,9(triệu đồng).

2.7.3. Khái toán kinh tế cho trạm bơm cục bộ.Sơ bộ tính giá thành mỗi trạm bơm cục bộ là 350 triệu đồng/ TB, trong đó bao

gồm tiền xây dựng nhà trạm và tiền mua trang thiết bị cho trạm bơm...). Phương án 2 có trạm bơm cục bộ.

2.7.4. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng mạng.

+ Hai phương án có chung cách phân chia lưu vực thoát nước, chỉ khác nhau cách bố trí tuyến ống nên cả hai phương án có tổng chiều dài mạng lưới như nhau.

+ Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 80000 (đồng/m3).

+ Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp.

a. Phương án 1:

+ Với tổng chiều dài tuyến cống L = 8570 (m).

+ Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 1,6 (m) và chiều cao trung bình đường hào là h = 2 (m). Ta có:

Vđất = L xb x h = 8570 x 1,6 x 2 = 27424 (m3).

+ Giá thành đào đắp: 27424 x 80000 = 2193,92 (triệu).

b. Phương án 2:

+ Với tổng chiều dài tuyến cống L = 14305 (m).

+ Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 1,6 (m) và chiều cao trung bình đường hào là h = 2 (m). Ta có:

Vđất = L xb x h = 14305 x 1,6 x 2 = 45776 (m3).

+ Giá thành đào đắp: 45776 x 80000 = 3662,08 (triệu).

2.7.5. Chi phí quản lý mạng lưới cho một năm.

a. Phương án 1:

+ Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:

U = 8%MXD

Trong đó: MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới.

Ta có MXD = S( G đường ống, G giếng thăm, G trạm bơm cục bộ, G đào đắp).

MXD = 5192,93+1340,9+2193,92 =8727,75 (triệu đồng).

37GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 38: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

U=8727,75 x 8%=698,22 (triệu đồng).

+ Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý:

L=N x b x 12

N: Số cán bộ,công nhân viên quản lý mạng lưới

Một công nhân quản lý 1,0km vậy số công nhân quản lý là: 8,570:1,0= 9 (công nhân)

b: lương và phụ cấp cho công nhân, b = 2,5 triệu/người.tháng

Vậy L = 9 x 2,5 x 12 = 270 (triệu đồng).

+ Chi phí sửa chữa mạng lưới:

S1 = 10% x MXD = 0,1 x 8727,75 = 872,775 (triệu đồng).

+ Chi phí sửa chữa trạm bơm: S2 = 3% x GTB = 0

+ Tổng chi phí sửa chữa: S = S1 + S2 = 872,775 (triệu đồng).

+ Chi phí khác: K = 5% (u + L + S)

K = 0,05 x (698,33 + 270 + 872,775) = 92,05(triệu đồng).

+ Tổng chi phí quản lý: P = u + L + S + K = 1933,05 (triệu đồng).

+ Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm:

Kc = 3% giá thành xây dựng mạng lưới thoát nước.

Kc = 3%MXD = 3% x8727,75 = 261,83 (triệu đồng).

-Các chỉ tiêu kinh tế của phương án 1:

+ Xuất đầu tư:

Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến trạm bơm chính:

+ Theo đồng/m3:

V= ( đ/m3)

+ Theo đồng/người:

V= ( đ/m3)

b. Phương án 2:

+ Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:

U = 8%MXD

38GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 39: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Trong đó: MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới.

Ta có MXD = S( G đường ống, G giếng thăm, G trạm bơm cục bộ, G đào đắp).

MXD = 892,5+2191,9+3662,08+230 =14496,48 (triệu đồng).

U=14496,98 x 8%=1159,72 (triệu đồng).

+ Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý:

L=N x b x 12

N: Số cán bộ,công nhân viên quản lý mạng lưới

Một công nhân quản lý 1,0km vậy số công nhân quản lý là: 14305:1,0= 14 (công nhân)

b: lương và phụ cấp cho công nhân, b = 2,5 triệu/người.tháng

Vậy L = 9 x 2,5 x 14 = 420 (triệu đồng).

+ Chi phí sửa chữa mạng lưới:

S1 = 10% x MXD = 0,1 x 14496,48= 1449,648 (triệu đồng).

+ Chi phí sửa chữa trạm bơm: S2 = 3% x GTB = 17,5 (triệu đồng).

+ Tổng chi phí sửa chữa: S = S1 + S2 = 1467,148 (triệu đồng).

+ Chi phí khác: K = 5% (u + L + S)

K = 0,05 x (1159,72 + 420 + 1467,148) = 152,34(triệu đồng).

+ Tổng chi phí quản lý: P = u + L + S + K = 3199,2 (triệu đồng).

+ Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm:

Kc = 3% giá thành xây dựng mạng lưới thoát nước.

Kc = 3%MXD = 3% 14496,48 = 434,9 (triệu đồng).

-Các chỉ tiêu kinh tế của phương án 2:

+ Xuất đầu tư:

Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến trạm bơm chính:

+ Theo đồng/m3:

V= ( đ/m3)

+ Theo đồng/người:

V= ( đ/m3)

39GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 40: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2.7.6. So sánh lựa chọn phương án.a.Phương án 1:

+ Giá thành xây dựng mạng lưới: MXD = 8727,75 triệu đồng.

+ Chi phí quản lý mạng lưới: P = 1933 triệu/năm.

+ Giá thành vận chuyển 1m3 nước thải: V = 115227 đ/m3.

b. Phương án 2:

+ Giá thành xây dựng mạng lưới MXD = 14496,48 triệu đồng.

+ Chi phí quản lý mạng lưới: P = 3199,2 triệu/năm

+ Giá thành vận chuyển 1m3 nước thải: V = 191000 đ/m3

-Lựa chọn phương án:

Ta chọn phương án 1 vì lý do:

- Giá thành xây dựng mạng lưới và chi phí quản lý mạng nhỏ.

- Quản lý mạng lưới đơn giản

- Tuyến cống đặt thẳng, ít vòng vèo giảm được trạm bơm cục bộ và tập trung nhanh chóng nước thải vào tuyến cống chính.

- Không có trạm bơm cục bộ

- Cả hai phương án trên, nước thải được xử lý tập trung tại trạm xử lý sát bờ sông Nhuệ.

40GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 41: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 3THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA

3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC.

Quận Hà Đông có sông Nhuệ chảy vòng quanh theo khu vực. Mặt khác có hệ thống ao hồ nên rất thuận lợi cho việc thoát nước mưa.

Địa hình khu vực khá dốc nên ta triệt để lợi dụng địa hình để thoát nước tự nhiên.

Cường độ mưa trong khu vực lớn q20 = 300 l/s.ha, mưa theo mùa nên xẩy ra hiện tượng mùa mưa lưu lượng lớn nhưng mùa khô lưu lượng nhỏ.

Hệ thống thoát nước được thiết kế cho năm 2025 nên nền kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp đa dạng cho nên lưu lượng nước thải lớn, nhưng xây dựng kéo dài theo các giai đoạn nên không dùng được hệ thống thoát nước chung. Nước thải một phần theo các suối đổ thẳng ra sông Nhuệ, một phần được dẫn bằng hệ thống ống bê tông đổ ra sông.

Þ Với những đặc điểm trên ta chọn hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn.

3.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA.

3.2.1. Nguyên tắc.

Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi đô thị một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố và các khu dân cư. Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Nước mưa được xả thẳng vào nguồn ( sông, hồ gần nhất bằng cách tự chảy).

+ Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa.

+ Tận dụng các ao hồ sẵn có để làm hồ điều hoà.

+ Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và qui trình sản xuất.

+ Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn.

3.2.2. Phương hướng thoát nước quận Hà Đông.

+ Nước mưa trung tâm quận đổ vào đường dẫn nước mưa rồi dẫn về phía Nam đổ ra sông Nhuệ

+ Nước mưa ở phía Bắc sông Nhuệ đổ theo đường ống dẫn ra sát ngay sông Nhuệ

+ Phần phía Nam đường sắt, nước mưa theo đường dẫn ra các sông và hồ điều hòa

41GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 42: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

3.3. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG MƯA TÍNH TOÁN.

3.3.1. Chọn chu kỳ vượt quá cường độ mưa tính toán.

Nói chung các khu vực thoát nước mưa đều có diện tích tính toán nhỏ hơn 150ha, địa hình dốc thuận lợi cho việc thoát nước mưa.

Lưu lượng mưa vào mùa mưa rất lớn tập trung vào tháng 5 đến tháng 11. Ta chọn chu kỳ mưa tính toán cho khu dân cư và khu công nghiệp là P = 1 năm.

3.3.2. Cường độ mưa tính toán.

Cường độ mưa tính toán quận Hà Đông được xác định theo công thức 5.18 trang101 sách “Mạng lưới thoát nước”:

n

n

bt

pCbqq

)(

)lg1.()20.(20

(l/s-ha).

Trong đó:

+q20, b, n, p là các thông số lấy theo từng địa phương. Theo bảng 5.2 trang102, giáo trình “Mạng lưới thoát nước” ta có:

q20 = 300 (l/s-ha). c = 0,2458

b = 11,6 n = 0,8.

Khi đó công thức có dạng:

0,8

0,8

300.(20 11,6) .(1 0,2458lg1)

( 11,6)q

t

(l/s-ha).

Với các giá trị biết trước của t ta tính được q cho từng đoạn cống tính toán để đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến cống đó.

3.3.3. Xác định thời gian mưa tính toán.

Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức:

ttt = to + tr + tc (phút).

Trong đó:

+ ttt: thời gian mưa, ph.

+ t0: thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất trên lưu vực chảy đến rãnh thu nước mưa (phút). Trong điều kiện tiểu khu không có hệ thống thu nước mưa ta có t0 = 10 phút.

+ tr:gian nước chảy trong rãnh thu nước mưa và được tính theo công thức:

r

rr V

lt 25,1 (phút).

42GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 43: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Với: +l r, Vr là chiều dài rãnh (m) và vận tốc nước chảy ở cuối rãnh thu nước mưa (m/ph). Có lr = 100m, Vr = 0,7m/s.

+1,25 là hệ số kể đến sự tăng dần vận tốc ở trong rãnh.

Vậy ta có: 360.7,0

10025,1 rt (phút).

+tc: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán và được

xác định theo công thức: ..60c

cc

lt r

V (phút).

Với lc: chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m),

Vc: vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s).

r: hệ số kể đến sự làm đầy không gian tự do trong cống khi có mưa.

Với độ dốc khu vực nhỏ hơn 0,01 ta có r = 0,017

Vậy ta có: ttt = 10 + 3 + tc = 13 + tc (phút).

3.3.4. Xác định hệ số dòng chảy.

Bảng 3.1 - Thành phần mặt phủ và hệ số mặt phủ theo bảng 6 TCVN7957-2008.

STT Loại mặt phủ % Diện tích Hệ số dòng chảy C*D

A B C D E

1 Mái nhà 35 0,95 33,25

2 Đường nhựa 20 0,6 12

3 Đường bê tông 15 0,95 14,25

4 Đường rải sỏi 5 0,35 1,75

5 Bãi cỏ 15 0,15 2,25

6 Đất đã san nền 10 0,3 3

Tổng 100 66,5

Hệ số dòng chảy tính theo công thức: 0,2 0,1. .Z q t

Do diện tích mặt phủ ít thấm nước lớn hơn 30% tổng diện tích toàn quận cho nên hệ số dòng chảy được tính toán không phụ thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa. Khi đó hệ số dòng chảy được lấy theo hệ số dòng chảy trung bình.

.i itb

i

F

F

S

S

. 66,50,665

100i i

tbi

F

F

S

S

43GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 44: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

3.3.5. Xác định hệ số mưa không đều.

Do diện tích các lưu vực nhỏ hơn 300 ha nên ta lấy hệ số mưa không đều là 1 . (Theo TCVN 7957-2008)

3.3.6. Công thức tính toán lưu lượng nước mưa.

+ Lưu lượng nước mưa được tính theo công thức sau: Qtt = tb . q . F . .

Trong đó:

tb = 0,665 - hệ số dòng chảy.

q - Cường độ mưa tính toán (l/s-ha).

F - diện tích thu nước tính toán (ha).

= 1- hệ số mưa không đều.

Khi đó ta có: Qtt = 0,665.F.q (l/s).3.4. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC MẠNG LƯỚI THOÁT MƯA.

+ Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước – Trường ĐHXD”.

+ Đường cống tính toán với độ đầy h/d = 1.

+ Các bảng tính toán lưu lượng và thủy lực mạng lưới thoát nước mưa theo phụ lục chương III3.5. KHÁI TOÁN KINH TẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA.

3.5.1. Khái toán kinh tế phần đường ống.

Bảng khái toán kinh tế phần đường ống nước mưa

STT Đường kính Chiều dài Vật liệu Đơn giá Giá thành

Mm m 1000đ/m (triệu đồng)

1 1000 180 Bê tông 730 131,4

2 1250 210 Bê tông 820 172,2

3 1600 210 Bê tông 1200 252

4 2000 210 Bê tông 1500 315

Tổng 810 870,6

44GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 45: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

3.5.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm:

Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép. Các giếng thăm có đường kính trung bình 1m, thành giếng dày 0,15m. Tính trung bình các giếng sâu 3,5m. Giá thành trung bình mỗi giếng là 2,3 triệu đồng/giếng.

Sơ bộ số giếng thăm trên mạng lưới là: 90 chiếc.

+ Tổng giá thành xây dựng giếng thăm: 90 x 2,3 = 207 (triệu đồng).

3.5.3. Giá thành quản lý.

+ Một công nhân quản lý 1,0 km đường ống, tổng chiều dài đường ống là 810m nên cần cần 2 công nhân quản lý:

Số tiền trả cho công nhân trong một năm là:

Kql = 2 x 2,5 x12 = 60 (triệu đồng)

+ Chi phí sửa chữa:

KSC = 6%GXD = 6% (Ggt + GML) = 6% x (207+870,6) = 65(triệu đồng)

+ Chi phí khấu hao cơ bản:

KKH = 3%GXD = 3% x 1077,6 = 32,33(triệu đồng)

+ Tổng chi phí quản lý mạng lưới:

G = Kql + KSC + KKH = 60 + 65 + 32,33 = 157,33( triệu đồng).

45GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 46: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 4THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4.1.CÁC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN

4.1.1. Lưu lượng nước thải

Lưu lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp của toàn quận là:

Q = 75744 (m3/ngđ)

a. Lưu lượng nước thải sinh hoạt.

Trong đó : Qsh = 59701,6 (m3/ngđ)

Q1SH = 12780,2 (m3/ngđ)

Q2SH =38595,4 (m3/ngđ)

Q3SH =8326 (m3/ngđ)

Nước thải từ các công trình công cộng: Qcc = 1240 (m3/ngđ)

b. Lưu lượng nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp.

Q1CN = 1320 (m3/ngđ)

Q2CN = 734,30 (m3 /ngđ)

Q3CN = 2118 (m3/ngđ)

QCN = 10438 (m3/ngđ)

c. Tổng lưu lượng nước thải toàn thành phố.

Q =75744 ( m3/ngđ)

4.1.2.Nồng độ bẩn của nước thải khu công nghiệp.

Nước thải từ các khu công nghiệp được xử lý sơ bộ trước khi xả ra hệ thống thoát nước thành phố. Chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại C theo QCVN 08-2008. Ta lấy các thông số tính toán cho các công trình xử lý ở giá trị giới hạn lớn nhất:

- Nhu cầu oxy sinh hoá hoàn toàn của nước thải : BOD5 = 100 (mg/l)

- Hàm lượng chất lơ lửng : C = 200 (mg/l)

- Nhu cầu oxy hoá học của nước thải : COD = 400 (mg/l)

+ Số liệu địa chất thuỷ văn của sông Nhuệ:

- Lưu lượng trung bình nhỏ nhất của nước sông : Q = 46 m3/s

- Vận tốc trung bình của dòng chảy : 0,4 (m/s)

- Độ sâu trung bình của sông : HTB = 4 (m)

46GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 47: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Chiều rộng trung bình của sông : BTB = 230 (m)

- Hàm lượng chất lơ lửng : CS = 25 (mg/l)

- Nhu cầu ôxy hoá sinh : LS = BOD20 = 3 (mg/l)

- Hàm lượng oxy hoà tan trong nước : DO = 5,5 (mg/l) 4.2. CÁC THAM SỐ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

4.2.1. Lưu luợng tính toán đặc trưng của nước thải.

- Lưu lượng thiết kế trạm xử lý là: Q = 75744 m3/ngđ

- Lưu lượng trung bình giờ:

75744

315624 24

ngdTBh

QQ m3/h

- Lưu lượng trung bình giây :

3156876,67

3,6 3,6

tbtb hs

Qq l/s

- Lưu lượng giờ lớn nhất:

Qhmax = 4588,4 (m3/h)

- Lưu lượng giây lớn nhất:

max

max 4588,41274,5

3.6 3,6h

s

Qq (l/s)

- Lưu lượng giờ nhỏ nhất:

Qhmin

= 1659 (m3/h)

- Lưu lượng giây nhỏ nhất:

minmin 1659

460,83,6 3,6

hs

Qq (l/s)

4.2.2. Xác định nồng độ bẩn của nước thải:

a. Hàm lượng chất lơ lửng:

- Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải sinh hoạt được tính:

Trong đó:

a: Lượng chất lơ lửng của người dân thải ra trong một ngày đêm.

47GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 48: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Theo TCVN7957-2008 ta có a = 55g/ng - ngđ

q0: Tiêu chuẩn thải nước của khu vực

+ Khu vực I có tiêu chuẩn thải nước như sau:

q01 = 180 (l/ng - ngđ)

CSH = 0

1000 55 1000

200

a

q

275 (mg/l)

Lưu lượng nước thải sinh hoạt: Q1SH = 12780,2 (m3/ngđ)

+ Khu vực II có tiêu chuẩn thải nước như sau:

q02 = 200 (l/ng - ngđ)

CSH = 0

1000 55 1000

180

a

q

305,5 (mg/l)

Lưu lượng nước thải sinh hoạt:Q2SH =38595,4 (m3/ngđ)

+ Khu vực III có tiêu chuẩn thải nước như sau:

q03 = 150 (l/ng - ngđ)

CSH = 0

1000 55 1000

150

a

q

366,67 (mg/l)

Các khu công nghiệp chủ yếu nằm ở khu vực này nên lưu lượng nước thải sinh hoạt:

Qsh3 = Q3

SH + Qshcn+tắm = 8326 + 1513,1+ 1604,3 + 998,1=12441,5 (m3/ngđ)

+ Nước thải sản xuất:

Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải sản xuất:

CCN1 = CCN2 = C CN3 = Cc = 200 (mg/l)

Lưu lượng nước thái sản xuất:

Qsx = Qsx1 + Qsx2 + Qsx3 = 1320+734,30+2117,6 =10437,6 (m3/ngđ)

Hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải được tính:

11( / ).sh sh cn cn

hh I II Ish CN CN CN C

C Q C QC mg l

Q Q Q Q Q

CHH = 12780,2 275 38595,4 305,4 12441,5 366,67 200 10437,6

75744

= 289,8 (mg/l)

Vậy CHH = 289,8 (mg/l).

b. Hàm lượng BOD5 của nước thải:

48GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 49: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

* Hàm lượng BOD5 của nước thải sinh hoạt được tính:

LSH = 0

1000

q

a (mg/l)

Trong đó:

L0 : Lượng BOD20 một người thải ra trong một ngày đêm.

Theo TCVN7957-2008 ta có L0 = 35 g/người - ngđ (Tính theo nước thải đã lắng sơ bộ).

+ Hàm lượng BOD5 của nước thải sinh hoạt của khu vực I được tính:

L1SH = 0

0

1000 35 1000194,4 /

180

Lmg l

q

+ Hàm lượng BOD5 của nước thải sinh hoạt của khu vực II được tính:

L2SH = 0

0

1000 35 1000175 /

200

Lmg l

q

+ Hàm lượng BOD5 của nước thải sinh hoạt của khu vực III được tính:

L3SH = 0

0

1000 35 1000233,3 /

150

Lmg l

q

- Nước thải sản xuất:

Hàm lượng BOD5 của nước thải công nghiệp được tính:

)./(14768,0

100

68,05 lmg

BODLCN

Trong đó : 0,68 là hệ số chuyển đổi từ BOD5 sang BOD20

* Hàm lượng BOD trong hỗn hợp nước thải được tính:

LHH = sh sh cn cn

sh CN

L Q L Q

Q Q

12780,2 194,4 38595,4 175 12441,5 233,3 147 10437,6 180,55( / ).

75744hhL mg l

Vậy LHH = 180,55 (mg/l).

4.2.3. Dân số tương đương.

- Dân số tương đương tính theo chất lơ lửng được tính theo công thức:

Ntđ = ( )

55

I II IIICN CN CN CNC Q Q Q

(người)

49GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 50: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Ntđ = 200 (1320 7000 2117,6)

3795555

(người)

- Dân số tương đương theo BOD được tính theo công thức:

Ntđ= 35

CN CNL Q (người)

Ntđ = 180,55 (1320 7000 2117,6)

5384335

(người)

* Dân số tính toán:

Dân số thực toàn thành phố: N = 319485 (người)

- Dân số tính toán theo chất lơ lửng:

NTT = 319485 + 37955 =357440 (người)

- Dân số tính toán theo BOD :

NTT = 319485 + 53843 = 373328 (người)

4.2.4. Mức độ cần thiết làm sạch của nước thải.

Để lựa chọn phương án xử lý thích hợp và đảm bảo nước thải khi xả ra nguồn đạt các yêu cầu vệ sinh ta cần tiến hành xác định mức độ cần thiết làm sạch.

Nước thải sau khi xử lý được xả vào sông Nhuệ nên ta cần xét tới khả năng tự làm sạch của sông.

a. Mức độ xáo trộn và pha loãng:

Để tính toán lưu lượng nước sông tham gia vào quá trình pha loãng ta xác định hệ số xáo trộn a.

- Theo V.A.Frôlốp và I.D.Rodzille thì hệ số xáo trộn a được tính theo công thức:

a = 3

3

L

L

eqQ

1

e1

Trong đó:

+ : Hệ số tính toán đến các yếu tố thuỷ lực trong quá trình xáo trộn được tính toán theo công thức:

3qE

..

+ : Hệ số tính toán đến độ khúc khuỷu của sông:

50GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 51: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

oLL

L: Khoảng cách từ cống xả đến điểm tính toán theo lạch sông.

L = 1400 m

L0: Khoảng cách từ cống xả đến điểm tính toán theo đường thẳng.

L0 = 1200 m.

= 16,11200

1400

+ : Hệ số phụ thuộc vào vị trí cống xả.

=1,5 (với vị trí cống xả đặt ở xa bờ).

+E: Hệ số dòng chảy rối. Ta coi như suốt dọc đường từ cống xả đến điểm tính toán, sông có chiều sâu và vận tốc thay đổi không đáng kể.

Do vậy E được tính theo công thức:

E = 200

H.v TBTB = 008,0200

44,0

q: Lưu lượng trung bình giây của nước thải q = 0,876 (m3/s).

Từ đó ta có:

= 30,008

1,16 1,50,876

= 0,36

Vậy:

a =

3

3

0,36 1400

0,36 1400

146

10,876

e

e

= 0,5

Số lần pha loãng nước thải với nước sông được tính:

n = q

qaQ =

0,5 46 0,876

0,876

= 27 (lần)

b. Mức độ cần thiết làm sạch theo chất lơ lửng:

Hàm lượng chất lơ lửng cho phép của nước thải khi xả vào nguồn được tính:

m = ( 1)s

s

Qp a b

q

Trong đó: a = 0,5;q = 0,876 (m3/l);Qs = 46 (m3/s)

51GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 52: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

p = 1,5 mg/l: hàm lượng chất lơ lửng tăng cho phép trong nước nguồn - đối với nguồn loại II (TCVN7957-2008).

bs = 25 mg/l: hàm lượng chất lơ lửng trong nước sông trước khi xả nước thải vào.

Từ đó ta có lượng chất lơ lửng cho phép sau khi xả nước thêm vào nguồn:

m = 1,50,5 46

1 250,876

= 65,88 (mg/l)

Mức độ cần thiết làm sạch theo chất lơ lửng được tính theo công thức:

D = HH

HH

C

mC 100% =

289,8 65,88

289,8

100% = 77,3%

c. Mức độ cần thiết làm sạch theo NOSht của hỗn hợp nước thải và nước nguồn:

- NOS của nước thải sau khi xử lý vào nguồn không được vượt quá giá trị nêu ra trong Nguyên tắc vệ sinh khi xả nước thải ra sông TCVN7957-2008” Theo TCVN7957-2008 thì nước thải sau khi hoà trộn với nước sông NOS5 của sông không được vượt quá 2mg/l.

Hay NOSht không vượt quá 3mg/l.

- NOS20 của nước thải cần đạt sau khi xử lý (LT) được tính theo:

LT = tkstkL

q

Qa11 10

3

10

3

Trong đó: + a = 0,5 q =0,876 (m3/s)

+ Q =46 (m3/s). Ls = 10 mg/l

K1 : hằng số tốc độ nhu cầu ôxy của hỗn hợp nước thải và nước nguồn ở 200C thì

K1(200C) = 0,1.

t: thời gian dòng chảy từ vị trí xả đến điểm tính toán tính theo ngày đêm.

t = 86400tbV

L

= 1400

0,4 86400 = 0,041 (ngđ)

Từ đó ta có: LT = 0,1 0,041 0,1 0,041

0,5 46 3 33

0,876 10 10

= 3,78 (mg/l)

Ta thấy LT tính toán thấp, khả năng tự làm sạch của sông cao. Trong tính toán thiết kế công trình làm sạch, ta lấy giá trị LT =15mg/l.

Mức độ cần thiết làm sạch theo NOSht được tính theo công thức:

52GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 53: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

D = HH

THH

L

LL 100% =

180,55 15

180,55

100% = 91,7%

d. Mức độ cần thiết làm sạch theo lượng ôxy hoà tan trong nước nguồn:

- Việc xác định mức độ cần thiết làm sạch theo lượng oxy hoà tan dựa vào sự hấp thụ oxy hoà tan trong nước nguồn bởi vị trí cống xả. Với điều kiện nếu lượng oxy trong nước sông giảm không nhỏ hơn 4mg/l trong vòng 2 ngày đêm đầu thì không giảm trong những ngày tiếp theo.

- Khi đó hàm lượng cho phép của nước thải theo NOSht(LT) được tính:

LT = 4,0

4)4.4,0(

. SS LO

q

Qa

Ta có: + a = 0,5 Os =4 mg/l

+Q = 46 mg/l Ls = 3 mg/l

+q = 0,876 m3/l

LT = 0,5 46 45,5 0,4 3 4

0,4 0,876 0,4

= 9,8 (mg/l)

Mức độ cần thiết làm sạch theo lượng ôxy hòa tan được tính:

D = HH

THH

L

LL

100% = 180,55 9,8

180,55

100% = 94,5%

4.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ.

4.3.1. Chọn phương pháp xử lý.

- Các thông số cần thiết:

+ Theo NOSht : D = 91,7%

+ Theo DO : D = 94,5%

+ Theo C : D = 77,3 %

- Công suất trạm : Q =75744 m3/ngđ

Để đảm bảo vệ sinh nguồn nước, ta quyết định chọn phương pháp xử lý sinh học hoàn toàn theo điều kiện nhân tạo. Xử lý nước thải với mức độ làm sạch theo NOShtvới D = 91,7%.

4.3.2. Chọn dây chuyền xử lý.

Sơ đồ và các công trình xử lý thành phần trong trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ cần thiết làm sạch nước thải, điều kiện địa chất và địa chất

53GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 54: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

thuỷ văn, các yếu tố địa phương và các tính toán kinh tế kỹ thuật của khu vực. Ta chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ như sau:

Ra sông Bón ruộng

Hình 4.1-Sơ đồ trạm xử lý nước thải quận Hà Đông phương án 1

công suất 75744m3/ngđ

54GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Song chắn rác

Bể lắng cát ngang

Bể lắng ngang đợt I

Bể Aeroten

Bể lắng ngang đợt II

Máng trộn

Bể tiếp xúc li tâm

Ngăn tiếp nhận

Máy nghiền rác

Sân phơi cát

Bể Mê tan

Sân phơi bùn

Bể nén bùn

Page 55: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Ra sông Bón ruộng

Hình 4.2-Sơ đồ trạm xử lý nước thải quận Hà Đông phương án 1

công suất 75744m3/ngđ

55GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Song chắn rác

Bể lắng cát ngang

Bể lắng li tâm đợt I

Bể aeroten

Bể lắng li tâm đợt II

Máng trộn

Bể tiếp xúc li tâm

Ngăn tiếp nhận

Máy nghiền rác

Sân phơi cát

Bể Mê tan

Sân phơi bùn

Bể nén bùn

Page 56: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.4.TÍNH TOÁN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ THUỶ LỰC PHƯƠNG ÁN I.

4.4.1.Ngăn tiếp nhận nước thải.

- Nước thải của thành phố được bơm từ ngăn thu nước thải trong trạm bơm lên ngăn tiếp nhận nước thải theo đường ống áp.

- Từ lưu lượng tính toán của nước thải Qhmax = 4588,4 (m3/h) hay Qs

max= 1274,5 l/s được dẫn đến trạm xử lý theo hai đường ống áp lực D = 800 mm. Kích thước ngăn tiếp nhận được lấy theo bảng P3.1 sách “Xử lý nước thải đô thị” trang 319 như sau:

Lưu lượng (m3/h)

KÍCH THƯỚC CƠ BẢNĐường

kính

A B H H1 h h1 b l l1 2 ống

4588 3000 2500 2300 1800 800 1000 900 12001400

1000

4.4.2. Mương dẫn nước thải.

Nước thải được dẫn đến từ ngăn tiếp nhận đến các công trình tiếp theo bằng mương có tiết diện hình chữ nhật.

Bảng 4.1 - Kết quả tính toán thủy lực của mương.

Thông số tính toán

Lưu lượng tính toán (l/s)

qtb= 876,67 qmax = 1274,5 qmin = 460,8

Độ dốc i (%o) 1,2 1,2 1,2

Chiều ngang B (mm) 1000 1000 1000

Tốc độ v(m/s) 1,12 1,2 0,93

Độ đầy h(m) 0,75 1,0 0,4

56GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

i i

i

mÆt b»ngii

mÆt c¾t i - i mÆt c¾t ii - ii

i

Page 57: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Chiều cao xây dựng mương: H = hmax +hbv (m).

Trong đó:

hmax - Chiều cao xây lớp nước lớn nhất trong mương, hmax = 1,0 m

hbv - Chiều cao bảo vệ mương, hbv = 0,3 m

Þ Chiều cao xây dựng mương: H = 1,0 + 0,3 = 1,3 m

4.4.3. Tính toán song chắn rác.

Nước thải sau khi qua ngăn tiếp nhận được dẫn tới song chắn rác theo mương hở. Chọn hai song chắn rác công tác, một song dự phòng. Trong đó ta sử dụng SCR cơ giới.

+ Chiều sâu lớp nước ở song chắn rác lấy bằng chiều cao lớp nước cửa cống dẫn nước thải

h = hmax = 1,0 m.

- Số khe hở ở song chắn rác được tính: khbv

qn

s

1

max

Trong đó:

n: Số khe hở

qmax = 1274,5 l/s = 1,27 m3/s (lưu lượng giây lớn nhất của nước thải).

vs = 0,9 m/s - tốc độ nước chảy qua song chắn rác. (điều 7.2.10 TCVN7957-2008)

b = 0,02 m - khoảng cách giữa các khe hở của song chắn.

k = 1,05 - hệ số kể đến sự tích luỹ rác trong quá trình hoạt động.

n1 =1,27

1,050,9 0,02 1,0

= 74 (khe)

Chọn một song chắn công tác, và một song dự phòng

- Chiều rộng mỗi song chắn được tính theo công thức:

11s n.b)1n(sB

Trong đó:

s - Chiều dày song chắn s = 0,01 (m)

Trong đó:

s = 0,01 m (chiều dày của thanh song chắn rác)

57GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 58: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Vậy Bs = 0,01(74 - 1) + 0,0274 = 2,2 (m).

Kiểm tra lại vận tốc dòng chảy tại vị trí mở rộng của mương trước song chắn ứng với lưu lượng nước thải nhỏ nhất nhằm tránh sự lắng cặn tại đó. Vận tốc này phải > 0,4 m/s.

Với qmin = 460,8 l/s = 0,46 m3/s.

mins

minmin h.B

qv

= 0,46

2,2 0,4 = 0,52 (m/s) > 0,4 m/s

Với hmin = 0,4 m.

Kết quả trên thoả mãn yêu cầu tránh lắng cặn.

- Độ dài phần mở rộng l1 được tính: chọn góc mở rộng của mương =200.

)(37,11 ms BBl = 1,37 (2,2 - 1,0) = 1,6 m.

Với Bm - Chiều rộng mương dẫn, Bm = 1,0 m.

- Độ dài phần thu hẹp l2 được tính theo cấu tạo:

l2 = 0,5l1 = 0,5 1,6 = 0,8 m

- Chiều dài đoạn mương mở rộng chọn theo cấu tạo l = 2m.Vậy chiều dài mương chắn rác là:

lXD = l1 + l + l2 = 1,6 + 2 + 0,8 =4,4 m

- Tổn thất áp lực qua song chắn:

kg

vh k

s 2

2

Trong đó:

vk = 1,2 m/s, vận tốc nước ở kênh trước song chắn ứng với lưu lượng lớn nhất.

k = 2- hệ số tính đến hệ số tổn thất áp lực do rác mắc vào song chắn.

- hệ số tổn thất cục bộ qua song chắn.

sin)( 3

4

b

S

Với: = 1,79 - Hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn rác

sách Xử lý Nước thải trang 69, với tiết diện tròn d = 0,01m.

= 600 - góc nghiêng của song chắn so với mặt phẳng nằm ngang.

58GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 59: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Þ =

4

30,011,79

0,02

sin600 = 0,61

Tổn thất qua song chắn rác:

21,20,61 2

2 9,81sh

= 0,09 m = 9 (cm)

- Chiều cao xây dựng đặt song chắn rác:

HXD = hmax + hs + hbv = 1,0+ 0,09 + 0,3 = 1,4 (m)

Với hbv = 0,3 - Chiều cao bảo vệ.

- Lượng rác lấy ra từ song chắn được tính:

1000365

.

TT

r

NaW

Trong đó:

a - Lượng rác tính theo đầu người trong 1 năm, theo bảng 20 TCVN7957-2008 với b = 0,02 (m) có a = 8 l/người/năm.

Ntt - Dân số tính toán theo chất lơ lửng Ntt = 357440 (người).

8 357440

365 1000rW

7,8 m3/ngđ.

Với dung trọng rác là 750 kg/m3 thì trọng lượng rác trong ngày sẽ là:

P = 750 7,8 = 5850(kg/ngđ) = 5,85 (T/ngđ)

Lượng rác trong từng giờ trong ngày đêm:

P1 = hK24P

= 5,85

224

= 0,488 (T/h)

- Kh = 2 : Hệ số không điều hoà giờ

- Rác vớt lên theo phương pháp cơ giới rồi được nghiền nhỏ trước khi đổ trước song chắn rác.

- Lượng nước cần cung cấp cho máy nghiền rác là 10 m3/1T rác

Q = 10. P = 5,8510 = 58,5 (m3/ngđ)

- Chọn loại máy nghiền rác công suất 0,5 tấn/h

59GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 60: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.4.4. Trạm bơm nước thải.

4.4.5.Tính toán Bể lắng cát.

Bể lắng cát ngang được xây dựng để tách các hợp phần không tan vô cơ chủ yếu là cát ra khỏi nước thải.

Bể lắng cát ngang phải đảm bảo vận tốc chuyển động của nước là 0,15 m/s v 0,3 m/s và thời gian lưu nước trong bể là 30” t 60” (Điều 8.3.4 TCVN7957-2008).

Việc tính toán bể lắng cát ngang khí được thực hiện theo chỉ dẫn ở mục 8.3 TCVN7957-2008.

- Chiều dài bể lắng cát :0

1000. .. ( ).ttH v

L k mU

Trong đó:

Htt - Chiều sâu tính toán của bể lắng cát Htt = 0,6 (m).

U0 - Độ thô thuỷ lực của hạt cát (mm/s).

Với điều kiện bể lắng cát giữ lại các hạt cát có đường kính lớn hơn 0,25 mm. Theo TCVN7957-2008, ta có U0 = 24,2 mm/s.

K - Hệ số lấy theo bảng 27 TCVN7957-2008, với bể lắng cát ngang K = 1,3.

v - Vận tốc dòng chảy trong bể ứng với qsmax : v = 0,3 m/s. theo bảng 28

TCVN7957-2008

).(5,92,24

3,0.6,0.1000.3,1 mL

- Diện tích tiết diện ướt của bể, (m2) được tính:

60GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 61: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

max

.

q

n v

qsmax - Lưu lượng tính toán lớn nhất của nước thải qs

max = 1274,5 l/s = 1,27 m3/s.

V - Vận tốc dòng chảy trong bể ứng với lưu lượng lớn nhất Vr = 0,3 m/s.

n - Số đơn nguyên công tác, n = 4.

Vậy 1,27

0,3 4

1,06 (m2)

+ Diện tích mặt thoáng của bể: )( 2max mU

qF

Trong đó:

U - Tốc độ lắng trung bình của hạt cát và được tính theo công thức:

220 WUU

Với W là thành phần vận tốc chảy rối theo phương thẳng đứng.

W = 0,05. Vmax = 0,015 (m/s).

U0 - Vận tốc lắng tĩnh, U0 = 24,2 (mm/s).

)./(019,0015,0)10.2,24( 223 smU

Vậy 21,27

66,8( )0,019

F m

Chiều ngang của bể lắng cát là:

66,81,75( )

. 4 9,5

FF m

n L

Xây bể lắng cát gồm 2 ngăn công tác và một ngăn dự phòng, kích thước mỗi ngăn là: L = 9,5 (m) và B = 1,75 (m).

Kiểm tra chế độ làm việc của bể tương ứng với lưu lượng nhỏ nhất.

qsmin = 460,8 (l/s) = 0,46 (m3/s).

Vmin = nBL

q

..max (m/s).

Với Hmin là chiều sâu lớp nước trong bể ứng với lưu lượng nước thải nhỏ nhất. (Lấy bằng chiều sâu lớp nước nhỏ nhất trong mương dẫn). Hmin = 0,4m.

61GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 62: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Vmin = 0,46

4 1,75 0,4

0,164 (m/s) > 0,15 (m/s).

Đảm bảo yêu cầu về vận tốc tránh lắng cặn.

- Thời gian nước lưu lại trong bể:

).(30)(67,313,0

5,9ss

V

Lt

Đảm bảo yêu cầu về thời gian lưu nước trong bể.

- Thể tích phần lắng cặn của bể: . . 0,02 357440

7,151000 1000

ttc

p N tW

(m3).

Trong đó:

Ntt = 357440 (người): Dân số tính toán theo chất cặn lơ lửng.

p = 0,02 l/ng.ngđ : Lượng cát thải tính theo tiêu chuẩn theo đầu người trong một ngày đêm.

T = 1 ngày : Thời gian giữa hai lần xả cặn.

- Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát:

7,150,11

. . 9,5 1,75 4c

c

Wh

L B n

(m).

- Cát được dẫn ra khỏi bể bằng thiết bị nâng thủy lực một lần một ngày và được dẫn đến sân phơi cát.

- Để vận chuyển bằng thủy lực 1 m3 cặn cát ra khỏi bể phải cần tới 20 m3 nước.

Lượng nước cần dùng cho thiết bị nâng thủy lực trong một ngày là:

Q = Wc . 20 = 7,15 20 = 143 (m3/ngđ).

- Chiều cao xây dựng của bể:

HXD = Htt+ hc+ hbv (m).

Trong đó:

Htt - Chiều cao tính toán của bể lắng cát Htt = 0,6 (m).

hbv - Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 (m).

hc - Chiều cao lớp cặn trong bể hc = 0,11 (m).

Vậy HXD = 0,6 + 0,5 + 0,11 = 1,21 (m).

62GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 63: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.4.6. Tính toán sân phơi cát.

Sân phơi cát có nhiệm vụ làm ráo nước trong hỗn hợp nước cát. Thường sân phơi cát được xây dựng gần bể lắng cát, chung quanh được đắp đất cao. Nước thu từ sân phơi cát được dẫn trở về trước bể lắng cát.

- Diện tích sân phơi cát được tính theo công thức:

365 0,02 357440 365522

1000 1000 5ttP N

Fh

(m2).

Trong đó:

p = 0,02 (l/ng - ngđ): lượng cát tính theo đầu người trong một ngày đêm.

h = 5 (m/năm) : chiều cao lớp cát trong một năm.

NTT = 357440 (người) : dân số tính toán theo chất lơ lửng.

Chọn sân phơi cát gồm 6 ô với kích thước mỗi ô là 10m 9m

4.4.7. Tính toán bể lắng ngang đợt I.

Bể lắng ngang được dùng để giữ lại các tạp chất thô không tan trong nước thải.

Việc tính toán bể lắng ngang đợt I được tiến hành theo chỉ dẫn điều 8.5 TCVN7957-2008

63GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 64: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Chiều dài bể lắng ngang được tính:

0.

.

UK

HvL

Trong đó:

v = 6 mm/s : Tốc độ dòng chảy. Điều 8.5.4 TCVN7957-2008

H =4 m : Chiều cao công tác của bể lắng. Điều 8.6.2 TCVN7957-2008

K - Hệ số phụ thuộc vào loại bể lắng, đối với bể lắng ngang K = 0,5. Điều 8.5.4 TCVN7957-2008

U0 - Độ thô thuỷ lực của hạt cặn, được xác dịnh theo công thức:

U0 =

n

hH.K

.t.

H.K.1000

Trong đó:

n - Hệ số phụ thuộc vào tính chất của chất lơ lửng, đối với nước thải sinh hoạt, n = 0,25.

- Hệ số tính đến ảnh hưởng nhiệt độ của nước thải.

Theo bảng 31 TCVN7957-2008, với nhiệt độ nước thải là t = 200C, ta có α= 1

t - Thời gian lắng của nước thải trong bình hình trụ với chiều sâu lớp nước h đạt hiệu quả lắng bằng hiệu quả lắng tính toán và được lấy theo bảng 31 TCVN 7957-2008.

Với CHH = 289,8 (mg/l) ta có t = 630 (s), hiệu suất lắng E = 52 %.

64GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 65: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Trị số n

hH.K

tra theo bảng 34 TCVN7957-2008.

Với H = 4m, ta cón

hH.K

= 1,41.

= 0,02 (mm/s): Vận tốc cản của dòng chảy theo thành phần đứng tra theo bảng 32

TCVN7957-2008.

0

1000 0,5 40,02 2,23

1,0 630 1,41U

(mm/s).

Chiều dài bể là:

0

6 421,5

0,5 2,23

v HL

K U

(m).

-Thời gian nước lưu lại trong bể:

21,50,97

0,006.3600

Lt

v (giờ).

Không đảm bảo thời gian lắng trong bể lắng ngang đợt I. Để đảm bảo thời gian lắng ta lấy t = 1,6 (giờ), ta tăng chiều dài bể lắng ngang lên.

L = V . t (m).

Trong đó: V - Vận tốc tính toán trung bình của vùng lắng, v = 7 (mm/s).

t - Thời gian lắng, t = 1,6 (giờ).

Vậy chiều dài bể lắng xây dựng là: L = 0,007 5760 = 40 (m).

- Diện tích tiết diện ướt của bể lắng ngang:

= 1,27

0,007

q

v = 181 (m2).

- Chiều ngang tổng cộng của bể lắng ngang:

181

4B

H

= 45,25 (m).

Trong đó:

H = 4m : Chiều cao công tác của bể lắng.

Chọn số đơn nguyên của bể lắng n =8. Khi đó chiều rộng mỗi đơn nguyên:

(m).

- Thời gian lắng thực tế ứng với kích thước đã chọn:

65GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 66: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

hmax max

W . . 40 45,25 4

Q 4588,4h

L B Ht

Q

1,5 (giờ).

Trong đó: W - Thể tích bể ứng với kích thước đã chọn (m3).

Qhmax - Lưu lượng giờ lớn nhất (m3/h).

+Tốc độ lắng của hạt cát:

U = 4

0,743,6. 3,6 1,5

H

t

(mm/s).

Ứng với U = 0,74 mm/s và nồng độ hỗn hợp chất lơ lửng ban đầu CHH = 289,8(mg/l). Theo bảng 33TCVN7957-2008 ta có hiệu suất lắng là 52%.

- Hàm lượng chất lơ lửng theo nước trôi ra khỏi bể lắng đợt I là:

11

100 289,8 100 52139,1

100 100HHC E

C

(mg/l) <150 mg/l

C1=139,1 Đạt yêu cầu khi đưa nước thải vào bể lọc sinh học hoặc Biophin cao tải xử lý sinh học hoàn toàn, hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải nhỏ hơn 150 mg/l.

- Dung tích hố thu cặn được tính:

c

HHc p

TECQW

.100

...

(m3/ngđ).

Trong đó:

CHH - Hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải ban đầu

CHH = 289,8(mg/l).

E - Hiệu xuất lắng của bể lắng ngang đợt I, E = 52%.

p - Độ ẩm của cặn lắng, p = 95%.

T - Chu kỳ xả cặn, T = 1 (ngày).

Q - Lưu lượng nước thải ngày đêm, Q = 75744 (m3/ngđ).

pc - Trọng lượng thể tích của cặn, pc = 1 (T/m3) = 106 (g/m3).

6

75744 289,8 52 1

100 95 10cW

228,2 (m3/ngđ).

- Chiều cao vùng chứa nén cặn:

228,2

. 45,25 40c

c

Wh

B L

0,13 (m).

- Chiều cao xây dựng bể:

66GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 67: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

HXD = hbv + H + hth + hc

Trong đó:

hbv - Chiều cao xây dựng hbv = 0,4 (m).

H - Chiều cao công tác của bể H = 4 (m).

hth - Chiều cao lớp nước trung hoà của bể hth =0,5 (m).

hc - Chiều cao lớp cặn lắng hc = 0,13 (m).

Vậy HXD= 0,4 +4 +0,5 + 0,13 = 5,03 (m).

4.4.8. Tính toán bể Aeroren Aeroten trộn là công trình xử lý hiếu khí nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó tại mọi thời điểm và vị trí, nước thải được hoà trộn đều với bùn. Lưu lượng nước tính toán:Do hệ số không điều hoà K ch =1,22 <1,25 nên Qtt = Qtb=3156 (m3/h).

Việc tính toán bể Aeroten dựa theo các điều 8.16 TCVN7957-2008.

Trước khi vào bể Aeroten, hàm lượng cặn lơ lửng và hàm lượng BOD như sau:

C = 289,8 (mg/l); La = 180,55 (mg/l)Nước thải được phân phối theo chiều dài bể nên tốc độ ôxy hoá sinh hoá diễn ra một cách điều hoà.Thời gian làm thoáng nước thải được tính theo công thức:

tAe = max

1 .[( )( ) . .ln ].

. . (1 )hh

o o hh t l o po t

a LC K L L K C K

C a tr L

trong đó:

-Lhh: Hàm lượng BOD của nước thải trước khi vào bể aeroten, Lhh= La = 180,55 (mg/l)

-Lt : Hàm lượng BOD của nước thải sau khi ra khỏi aeroten, Lt = 15 (mg/l)

-a : Liều lượng bùn hoạt hoá chất khô, a = 2 (g/l) ( theo điều 8.16.4TCVN7957 - 2008 )

-tr : Độ tro của bùn hoạt tính, lấy tr = 0,3 theo bảng 46TCVN7957-2008

-max : Tốc độ oxy hoá mgBOD/g chất không tro, = 85 (g/l) ( phụ thuộc vào hàm lượng BOD của nước thải trước và sau khi làm sạch, theo bảng 46TCVN7957 2008 )

- : Hệ số kể đến sự kìm hãm quá trình sinh học bởi các sản phẩm phân hủy bùn

hoạt tính;

- =0,07 (theo bảng 46TCVN7957 2008)

67GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 68: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

-Co: Nồng độ oxy hòa tan cần thiết duy trì trong Aeroten Co = 2 mg/l

-Ko: Hằng số kể đến ảnh hưởng của oxy hòa tan; Ko=0,625 (theo bảng 46TCVN7957 2008)

-Kp: hệ số tính đến ảnh hưởng của quá trình trộn dọc theo bể; Kp=1,5 (theo bảng 46TCVN7957 2008)

Do đó: tAe =1 0,07.2 180,55

[(2 0,625)(180,55 15) 33.2.ln ].1,585.2.2(1 0,3) 15

=2,1 (giờ) >2

(giờ)Thể tích bể lắng được tính theo công thức:

W = Q tAe

trong đó:

-Q : lưu lượng nước thải tính toán, theo lý luận ở trên có Q = 3156 (m3/h)

Do đó: W = 3156 2,1 = 6627,6 (m3)

Chọn chiều cao lớp nước trong bể aeroten đẩy Hln = 4(m). Diện tích của mặt bằng bể aeroten là:

FAe= 1656 (m2)

Xây dựng 2 đơn nguyên hình chữ nhật, diện tích mỗi đơn nguyên là:

Fđơnnguyên = 1656:2 = 828 (m2)

Chọn kích thước của một đơn nguyên là B L = 16 51

- Mỗi đơn nguyên chia làm 4 hành lang, chiều rộng mỗi hành lang là: b=

(m)

Chiều cao của bể

H = Hln + hbv

trong đó:

-Hln : Chiều cao lớp nước trong bể, Hln = 4 (m)

-hbv : Chiều cao bảo vệ, hbv= 0,9 (m)

Þ H = 4 + 0,5 = 4,9 (m)

Kích thước của 1 bể : B L H = 16 51 4,5.

Tính toán hệ thống phân phối nước vào bể Aeroten

Nước từ kênh dẫn tới ngăn phân phối nước của aeroten. Diện tích ngăn phân phối được tính theo công thức:

68GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 69: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Q = v B H (1)

trong đó:

-Q : Lưu lượng nước thải, Q = 3156 (m3/h) = 0,87 (m3/s)-v : Vận tốc nước chảy vào ngăn phân phối, v = 0,1 (m/s)-B, H : Chiều rộng và chiều sâu của ngăn phân phối

Từ (1) ta có: B H = 0,870,1 = 8,7 (m2)

Chọn B = 4 (m) Þ H = 2,2 (m)

Độ tăng sinh khối của bùn : Pr = 0,8C + 0,3La

trong đó:

-C : Hàm lượng chất lơ lửng của nước thải trước khi vào bể aeroten C = 289,8 (mg/l)-La : Hàm lượng BOD trước khi vào bể aeroten La = 180,55 (mg/l)

Pr = 0,8 289,8 + 0,3 180,55 = 286(mg/l)

Tính toán cấp khí cho Aeroten đẩy

Lưu lượng không khí đơn vị tính bằng m3 để làm sạch 1m3 nước thải được xác định theo công thức:

CCnnkkLLz

Dp2121

ta

(m3/m3)

Trong đó:

-z : Lượng ôxy đơn vị tính bằng mg để giảm 1mg BOD, z = 1,1 (với bể Aerôten làm sạch hoàn toàn)

-k1: Hệ số kể đến kiểu thiết bị nạp khí, với thiết bị nạp khí tạo bọt cỡ nhỏ lấy theo tỷ số giữa vùng nạp khí và diện tích Aerten ; k1 = 1,47 (với f/F = 0,1 và Imax = 10 m3/m2.h); theo bảng 47TCVN-2008

-k2: Hệ số kể đến chiều sâu đặt thiết bị, với Hln = 5(m) và Jmax=3 (m3/m2-h) ;

K2 =2,92 bảng 48TCVN7957-2008

-n1: Hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ nước thải

n1 = 1 + 0,02 (ttb - 20) = 1 + 0,02 (25 20) = 1,1

Với ttb = 250C là nhiệt độ trung bình trong tháng về mùa hè

-n2: Hệ số kể đến sự thay đổi tốc độ hoà tan ôxy trong nước thải so với trong nước sạch, lấy n2 = 0,85 (thuộc loại nước thải sinh hoạt)

69GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 70: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

-Cp: Độ hoà tan ôxy của không khí vào trong nước tuỳ thuộc vào chiều sâu lớp nước trong bể. Được xác định theo công thức:

Cp = (10,3 )

210,3

T

hC

CT: Độ hoà tan của oxy không khí vào nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

Theo bảng P2.2 trang 317, Xử lý nước thải, với T = 210C Þ CT = 8,00(mg/l)

Cp = 5

8 (10,3 )2

10,3

= 9,9 (mg/l)

-C : Nồng độ trung bình của oxy trong Aeroten (mg/l) C = 2 (mg/l)

Do đó:

15

1,1 180,55D

1,47 2,92 1,1 0,85 9,9 2 = 5,7 (m3K/m3nước thải)

Cường độ nạp khí yêu cầu

tHDI =

5,7 53

= 9,5 (m3/m2)

Ta có : Imin = 3,5 (m3/m2-h) I = 9,5 (m3/m2-h) Imax = 10 (m3/m2-h) đảm bảo yêu cầu thiết kế.

Lưu lượng không khí cần thổi vào Aerôten trong một đơn vị thời gian là:

V = DQh = 5,7 4588,4 = 26100 (m3/h)

Lưu lượng không khí cần cấp trong ngày là: 24 26100 = 626400 (m3/ngđ). nhiệt độ trung bình năm của không khí là 210C, khối lượng riêng của không khí ở nhiệt dộ này là 1,18 (kg/m3) nên lượng Ôxy cần cấp trong ngày là : Qkhí = 1,18 626400 = 739152(kg).

Lượng ôxy cần cung cấp trong 1 giờ là OCt = 739152

24 = 30798 kgO2/h

Dùng thiết bị cấp khí cho bể Aeroten là ống phân phối trên đó có gắn các đĩa xốp. Dùng đĩa xốp có đường kính 0,6 (m), diện tích bề mặt f = 0,07 (m2), cường độ khí từ 0,7 đến 1,4 l/s.đĩa /Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải/ nên lấy cường độ khí là 1 (l/s). Vậy số đĩa cần thiết là:

Nđ = 30798

1 3,6 = 8555 (đĩa)

Các đĩa được gắn lên trên các ống dẫn khí đặt ngang dưới đáy bể.

70GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 71: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.4.9. Bể lắng ngang đợt II .

Đối với bể lắng đợt II, ta tính toán kích thước bể theo phương pháp tải trọng thuỷ lực bề mặt.

+ Xác định tải trọng thủy lực tính toán của bể lắng ngang đợt II sau bể Biophin theo công thức:

q =U x Uo x 3,6 (m3/m2.h)

Trong đó:

+ U: Hệ số sử dụng thể tích bể với bể lắng ngang U=0,5

+ Uo: Độ lớn thuỷ lực của màng sinh vật Uo=1,4mm/s

q=0,5 x 1,4 x 3,6 =2,52(m3/m2.h)

+ Diện tích mặt thoáng của bể lắng:

Với Qhtb= 3156 (m3/h)

Chọn vận tốc nước chảy trong bể v =5 mm/s = 0,005 m/s

+ Diện tích mặt cắt ướt của bể: 23156175

3600 0,005 3600

htbQ

W mv

+ Chiều rộng bể: 175

43,84

WB m

H

Chọn số đơn nguyên n = 8.

Chiều rộng một đơn nguyên: (m).

71GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 72: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Chiều dài bể lắng ngang đợt II là: (m).

+ Thời gian nước lưu lại trong bể lắng ngang đợt II là:

28,61,59

0,005 3600

Lt

v

(h)

Đảm bảo thời gian lắng của bể lắng ngang đợt II sau bể Aeroten (t = 1,5 - 2 h)

+ Thể tích vùng chứa nén cặn:

Wb=np

a N tt

10001000)100(

100 (m3)

Trong đó:

+ a :Tiêu chuẩn màng vi sinh vật dư sau Aeroten cao tải theo TCVN7957-2008.

Ta có: a =28 g/ngđ và màng sinh vật dư có độ ẩm là p=96%

+n: số đơn nguyên, n=8

Ntt: Dân số tính toán theo chất cặn lơ lửng, Ntt=357440 (người)

31,27 (m3)

+ Chiều cao lớp bùn trong bể lắng ngang đợt II: (m)

+ Chiều cao xây dựng của bể lắng ngang đợt II: HXD = hbv + H + hth + hb.

Trong đó:

hbv - chiều cao bảo vệ bể, hbv = 0,5 m.

H - chiều cao công tác của bể, H = 4 m.

hth - chiều cao lớp nước trung hoà của bể, hth = 0,5 m.

hb - chiều cao lớp bùn, hb = 0,2 m.

Vậy HXD = 0,5 + 4 + 0,5 + 0,2 = 5,2 (m).

Kích thước bể lắng cát đợt II là: HxBxL = 5,2m x11m x28,6 m .

4.4.10. Bể nén bùn ly tâm.

Bùn hoạt tính dư với độ ẩm p = 99% từ bể lắng đợt II dẫn về bể nén bùn và độ ẩm của bùn sau khi nén phải đạt p = 97% trước khi dẫn vào bể Mê tan. Thời gian nén bùn: t = 10 12 h.

+ Hàm lượng bùn hoạt tính dư lớn nhất:

72GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 73: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Pmax= K. Pb (mg/l).

Trong đó:

Pb - Độ tăng sinh khối của bùn từ bể aeroten, Pb = 286 (mg/l).

K - Hệ số không điều hoà tháng của bùn hoạt tính dư, lấy K = 1,3 (theo điều 7.144 -TCVN7957-2008).

pmax = K. Pb = 1,3. 286 = 371,8 (mg/l).

+ Lưu lượng bùn dư lớn nhất được dẫn về bể nén bùn:

maxmax

371,8 75744195

24 24 6000

P Qq

C

(m3/h).

Trong đó:

Q: lưu lượng nước thải tính bằng m3/ngđ, Q = 75744 (m3/ngđ).

C: nồng độ bùn hoạt tính dư trước khi nén, lấy C = 6000 (g/m3).

+ Diện tích bể nén bùn đứng được tính theo công thức:

3600.1

max1 V

qF (m2).

Trong đó:

V1: tốc độ chuyển động của bùn từ dưới lên

V1= 0,1 mm/s = 0,0001 (m/s).

qmax = 195 (m3).

Vậy 1

195541

0,0001 3600F

(m2).

+ Diện tích của ống trung tâm:

3600.2

max2 V

qF

Trong đó:

V2: tốc độ chuyển động của bùn trong ống trung tâm

V2 = 28 mm/s = 0,028 (m/s).

qmax = 195 (m3).

Vậy 2

1951,9

0,028 3600F

(m2).

+ Diện tích tổng cộng của bể nén bùn:

73GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 74: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

F = F1 + F2 = 541 + 1,9 = 543 (m2).

SƠ ĐỒ BỂ NÉN BÙN LY TÂM

Xây dựng 4 bể nén bùn đứng, diện tích mỗi bể là:

543135

4

Ff

n (m2).

+ Đường kính mỗi bể nén bùn:

4. 4.13513

3,14

fD

(m)

+ Đường kính ống trung tâm:

24. 4.1,91,5

. 3,14.4

FD

n (m)

+ Đường kính phần loe của ống trung tâm:

d1 = 1,35.d = 1,35 . 1,5 = 2 (m)

+ Đường kính tấm chắn:

dc = 1,3 . d1 = 1,3 . 2 = 2,6 (m)

+ Chiều cao phần lắng của bể nén bùn:

h1 = V1 . t . 3600 (m)

Trong đó:

t - thời gian lắngbùn, t = 10 h.

Vậy h1 = 0,0001 . 10 . 3600 = 3,6 (m).

+ Chiều cao phần hình nón với góc nghiêng 450.

02 45

2

d-Dtgh

Với d là đường kính đáy bể: d = 0,5 m.

74GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

1

2

4

3

1 - èng trung t©m2 - èng x¶ cÆn

4 - Sµn c«ng t c3 - MiÖng loe

Page 75: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

02

13-1,545 5

2h tg (m).

+ Chiều cao bùn hoạt tính đã nén được tính theo công thức:

hb = h2 - h3 - hth = 3,4-0,5-0,3=2,6 (m).

Trong đó:

h3 - Khoảng cách từ đáy ống loe tới tấm chắn, h3 = 0,5 (m).

hth - Chiều cao lớp nước trung hoà hth = 0,3 (m).

+ Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn: H = h1 + h2 + hbv =3,6+5+0,4=9(m)

Trong đó:

hbv - chiều cao bảo vệ bể, hbv= 0,4 (m).

4.4.11.Tính toán bể Mêtan.

SƠ ĐỒ BỂ MÊ TAN

Các loại cặn được dẫn đến bể Mê tan để xử lý gồm:

- Cặn tươi từ bể lắng ngang đợt I.

- Màng vi sinh vật dư từ bể lắng đợt II

- Rác đã nghiền.

a. Cặn tươi từ bể lắng ngang đợt I.

75GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 76: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

WC Q E K

Pchh. . .

.100 106

Trong đó:

K: Hệ số tính đến sự tăng lượng cặn do cỡ hạt lơ lửng lớn, K = 1,1

CHH : Hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải ban đầu

CHH =289,8mm/l.

Q: lưu lượng nước thải ngày đêm, Q =75744 m3/ngđ.

E: Hiệu suất lắng ở bể lắng ngang đợt I, E =52%.

P: độ ẩm của cặn ở bể lắng đợt I, P = 95%.

6

289,8 75744 52 1,1

100 95 10cW

251 (m3/ngđ)

b.Màng vi sinh vật dư

Theo tính toán ở mục 4.5.9 ta có: Wb=41,7 x 6 =250,2 (m3/ngđ)

c.Lượng rác nghiền:

Lượng rác đã nghiền nhỏ từ độ ẩm p1 = 80% đến độ ẩm p2 = 95%

W WP

Pr 1

1

2

100

100

Với W1= 7,8 m3/ngđ -Lượng rác vớt lên từ song chắn với độ ẩm 80%

100 80

7,8100 95rW

=31,2 (m3/ngđ).

+ Thể tích tổng hợp của hỗn hợp cặn:

W = Wc + Wb + Wr = 251+ 250,2 + 31,2 = 532,4 (m3/ngđ).

+ Độ ẩm trung bình của hỗn hợp cặn là:

)W

RBC1.(100p rkk

HH

Trong đó:

Ck: lượng chất khô trong cặn tươi.

100 251 100 95

100 100C c

K

W PC

12,55(T/ngđ).

Bk: lượng chất khô trong màng vi sinh vật dư.

76GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 77: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

100 250,2 100 977,5

100 100B b

K

W PB

(T/ngđ).

Rk: lượng chất khô trong rác nghiền.

100 95 31,2 100 95

100 100r

K

WR

1,56(T/ngđ).

Từ đó ta có:

12,55 7,5 1,56100 1 95,94

532,4hhP

%

Với độ ẩm của hỗn hợp cặn là 96,1% > 94% ta chọn chế độ lên men ấm với nhiệt độ là 33 350C .

+ Dung tích bể Mêtan được tính:

WMd

W 100 (m3).

d: Liều lượng cặn tải ngày đêm (%), lấy theo 8.26 TCVN7957-2008.

Với Phh= 95,94% ở chế độ lên men ấm ta có d = 10%.

532,4 1005324

10MW

(m3)

Theo bảng P3.7 “Xử lý nước thải Đô thị-PGS.TS Trần Đức Hạ ” trang 322, ta chọn 4 bể Mê tan định hình có kích thước:

Đường kính D = 15m hct = 7,5m

h1 = 2,6 m h2 = 2,35m

Thể tích hữu ích của một bể là 1600 m3.

+ Lượng khí đốt thu đươc trong quá trình lên men cặn được tính:

100

D.nay

Trong đó:

a: khả năng lên men lớn nhất của chất không tro trong cặn tải

0 0 0

0 0 0

53 44%

C R Ba

C R B

C0: lượng chất không tro của cặn tươi

100100

1001000

CCK TAC

C T/ngđ

77GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 78: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Ac: độ ẩm háo nước ứng với cặn tươi Ac = 5 6%.

Tc: độ tro của chất khô tuyệt đối ứng với cặn tươi Tc = 25%

0

12,55 100 6 100 25

100 100C

8,85(T/ngđ).

R0: lượng chất không tro của rác nghiền.

100100

1001000

rRK TAR

R

Ar: độ ẩm háo nước ứng với rác nghiền Ar = 5 6%.

Tr: độ tro của chất khô tuyệt đối ứng với rác nghiền Tr = 25%

0

1,56 100 6 100 25

100 100R

1,1 (T/ngđ).

B0: lượng chất khô của màng vi sinh vật dư

100100

100100

bbKo

TABB

Ab: độ ẩm háo nước ứng với màng vi sinh vật dư Ab = 6%.

Tb: độ tro của chất khô tuyệt đối ứng với màng vi sinh vật dư Tr = 27%

7,5 100 6 100 27

100 100oB

5,1 (T/ngđ)

Vậy 53 8,85 1,1 44 5,1

8,85 1,1 5,1a

50%

n: Hệ số phụ thuộc vào độ ẩm cặn đưa vào bể lấy theo TCVN7957-2008

Với Phh= 95,94%; t0 = 330C ta có n = 0,56.

Liều lượng cặn tải ngày đêm D = 10%Þ Lượng khí thu được trong quá trình lên men cặn là:

350 0,56 100,44 m / kg  

100 100

a ndy

+ Lượng khí tổng cộng thu được là:

K = y.(C0 + R0 + B0). 1000

K= 0,44x(8,85+1,1+5,1) x 1000 = 6468 (m3/ngđ)

78GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 79: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.4.12. Tính toán trạm khử trùng nước thải.

Trạm khử trùng có tác dụng khử trùng triệt để các vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta chưa thể xử lý được trong các công trình xử lý cơ học, sinh học trước khi xả ra sông. Để khử trùng nước thải, ta dùng phương pháp Clorua hoá bằng Clo hơi.

Việc tính toán trạm khử trùng theo điều 8.28TCVN7957-2008 và mục 7.1.2 sách” Xử lý nước thải Đô thị - PGS.TS Trần Đức Hạ”

Quá trình phản ứng giữa Clo và nước thải xảy ra như sau:

Cl2 + H2O = HCl + HOCl

Axit hypoclord một phần bị ion hóa.

HOCl và đặc biệt ion OCl- với nồng độ xác định sẽ tạo điều kiện oxy hoá mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

HOCl là axit không bền, dễ bị phân huỷ tạo thành axit Clohyđric và oxy nguyên tử.

HOCl Cl- + OH+

Lượng Clo hoạt tính cần thiết để khử trùng được tính theo công thức:

1000Q.a

y

Trong đó:

Q: lưu lượng đặc trưng của nước thải m3/h

a: liều lượng Clo hoạt tính a = 3 (g/m3). Theo điều 7.193TCVN7957-2008

Ứng với từng lưu lượng đặc trưng ta có lượng Clo hoạt tính cần thiết như sau:

maxmax

4588,4 313,76

1000 1000

haQy

(kg/h).

3156 3

9,51000 1000

htb

tb

aQy

(kg/h).

minmin

1659 35

1000 1000

haQy

(kg/h).

Để định lượng Clo, xáo trộn Clo hơi với nước công tác, điều chế và vận chuyển đến nơi sử dụng ta dùng Cloratơ chân không kiểu 10HUN- 100.

Theo bảng 3.10 Xử lý nước thải - Tính toán và thiết kế các công trình “ ta chọn một Cloratơ 10HUN -100 loại PC-5 làm việc và một Cloratơ dự phòng có các đặc tính kỹ thuật như sau:

- Công suất theo Clo hơi : 2,05 12,8 kg/h

79GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 80: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

- Loại lưu lượng kế : PC -5

- Áp lực nước trước ejector : 33,5 kg/cm3

- Trọng lượng :37,5 kg

- Lưu lượng nước : 7,2 m3/h

Để phục vụ cho 2 Cloratơ chọn 3 ban lông trung gian bằng thép để tiếp nhận Clo nước để chuyển thành Clo hơi và dẫn đến Cloratơ. Trong trạm khử trùng ta dùng các thùng chứa Clo có dung tích 512 lít và chứa 500 kg Clo.

- Đường kính thùng chứa là D = 0,7m.

- Chiều dài thùng L = 1,8m.

- Lượng Clo lấy ra từ 1 m2 bề mặt bên thùng chứa là 3 kg/h.

- Bề mặt bên thùng chứa Clo là 3,6 m2. Như vậy lượng Clo lấy ra từ một thùng chứa là: qc = 3,6. 3 = 10,8 (kg/h)

- Số thùng chứa Clo cần thiết là: 9,5

0,8810,8

tb

c

yN

q

Chọn hai thùng chứa công tác và một dự phòng.

+ Số thùng chứa Clo cần thiết dự trữ cho nhu cầu Clo trong một tháng sẽ là:

24 30 9,5 24 3013

500 500tby

N

(thùng).

+ Lưu lượng nước Clo lớn nhất được tính theo công thức:

maxmax

100 4588,4 3 1009,1

1000 1000 0,15 1000 1000

ha Qq

b

m3/h.

Trong đó:

b: Nồng độ Clo hoạt tính trong nước, lấy bằng độ hoà tan của Clo trong nước của ejector, phụ thuộc vào nhiệt độ, b = 0,15%.

+ Lượng nước tổng cộng cần cho nhu cầu của trạm Clorator được tính theo công thức:

1000

1000 21max VVyQ

(m3/h).

Trong đó:

v1: độ hoà tan Clo trong nước (phụ thuộc vào nhiệt độ nước thải)

với nhiệt độ nước thải t =200C ta có v1= 0,66 (l/g).

v2: lưu lượng nước cần thiết để bốc hơi Clo, sơ bộ lấy v2 = 300 (l/kg).

80GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 81: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

13,76 1000 0,66 300

1000Q

5 (m3/h).

Nước Clo được dẫn ra máng trộn bằng ống cao su mềm nhiều lớp, đường kính ống 80mm với tốc độ 1,5 m/s.

4.4.13.Tính toán máng trộn - Máng trộn vách ngăn có lỗ.

Sơ đồ máng trộn vách ngăn đục lỗ

Để xáo trộn nuớc thải với Clo ta dùng máng trộn với thời gian xáo trộn được thực hiện trong vòng 1 2 phút.

+ Sơ đồ máng trộn vách ngăn có lỗ:

Máng trộn vách ngăn có lỗ thường gồm 2, 3 vách ngăn với các lỗ có đường kính từ 20 đến 100 mm. Chọn máng trộn hai vách ngăn với đường kính lỗ là 90 mm.

+ Số lỗ trong một vách ngăn được tính:

max2

4 qn

d V

Trong đó:

qmax: Lưu lượng nước thải lớn nhất qmax = 0,876 (m3/s)

d : Đường kính lỗ d = 0,09 (m).

V : Tốc độ của nước chuyển động qua lỗ V = 1 (m/s).

2

4 0,876

3,14 0,09 1n

138 (lỗ).

Chọn 12 hàng lỗ theo chiều đứng và 11 hàng lỗ theo chiều ngang. Khoảng cách các lỗ theo chiều đứng và theo chiều ngang lấy bằng 2d = 2. 0,09 = 0,18 m.

+ Chiều ngang máng trộn sẽ là:

81GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 82: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

B = 2d. 11 = 0,18 .11 = 1,98 m.

+ Chiều cao lớp nước trước vách ngăn thứ nhất là:

H1 = 2d. 11 = 0,18. 11 = 1,98 m.

+ Chiều cao lớp nước trước vách ngăn thứ hai là:

H2 = H1 + h

Trong đó: h- Tổn thất áp lực qua lỗ ở vách ngăn thứ nhất.

13,081,9262,0

1

2 2

2

g

Vh

m.

Þ H2 = 1,98 + 0,13 = 2,1 m.

Trong đó : hệ số lưu lượng, = 0,62.

+ Khoảng cách giữa các tâm các lỗ theo chiều đứng của vách ngăn thứ hai là:

2,1 : 12 = 0,175 m.

+ Khoảng cách giữa các vách ngăn được tính:

l = 1,5 x B = 1,5 x 1,98 = 2,97 m.

+ Chiều dài tổng cộng với vách trộn hai vách ngăn là:

L = 3 xl = 3 x 2,97 = 8,91 m.

+ Thời gian nước lưu lại trong bể:

1

max max

1,98 1,98 8,9139,8

0,876

W H B Lt

q q

(s).

4.4.14.Tính toán bể tiếp xúc li tâm.

Bể tiếp ly tâm được thiết kế giống như bể lắng đợt I không có thiết bị vét bùn. Nước thải sau khi xử lý ở bể tiếp xúc được dẫn ra tới giếng bờ sông theo mương dẫn dài 250m với tốc độ dòng chảy 0,8 m/s.

Thời gian tiếp xúc của Clo với nước thải trong bể tiếp xúc và trong máng dẫn ra sông là 30 phút.

+ Thời gian tiếp xúc riêng trong bể tiếp xúc là:

25030 30 24,8

60 0,8 60

lt

v

(phút).

Trong đó:

l - chiều dài máng dẫn từ bể tiếp xúc tới giếng xả, l = 250 (m).

v - vận tốc dòng chảy trong máng dẫn, v = 0,8 (m/s).

82GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 83: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Thể tích hữu ích của bể tiếp xúc là:

max

4588,4 24,81896,5

60hW Q t

(m3).

+ Chọn 2 bể, thể tích của một bể:

31

1896,5948

2W m

+ Diện tích của bể tiếp xúc trên mặt bằng

1

1

948316

3

WF

H (m2).

Trong đó:

H1: chiều cao công tác của bể H = 3m.

+ Đường kính của bể tiếp xúc:

1 31610

3,14

FD m

+Độ ẩm của cặn ở bể tiếp xúc 96%, cặn từ bể tiếp xúc dẫn đến sân phơi bùn.

SƠ ĐỒ BỂ TIẾP XÚC LI TÂM

4.4.15. Thiết bị đo lưu lượng.

Để đảm bảo cho các công trình xử lý nước hoạt động đạt hiệu quả, ta cần biết lưu lượng nước thải chảy vào từng công trình và sự dao động lưu lượng theo các giờ trong ngày. Để xác định lưu lượng nước ta dùng máng Pac -san.

83GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 84: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

SƠ ĐỒ MÁNG PAC - SAN

Kích thước máng được định hình theo tiêu chuẩn và được chọn tuỳ thuộc vào lưu lượng nước.

Với giá trị lưu lượng tính toán của trạm là:

qmax= 1274,5 l/s; qtb = 876,67 l/s; qmin = 460,8 l/s.

Theo bảng P3.8 trang 322 giáo trình Xử lý nước thải ĐHXD” ta chọn máng Pac -san có các kích thước sau:

+ Khả năng vận chuyển lớn nhất:1500(l/s)

+ Khả năng vận chuyển nhỏ nhất:10(l/s)

b = 1cm H =165 cm B = 168 cm B1 = 130 cm

hH =0,22 cm L1= 170 cm L2 =90 cm L3 = 60 cm

4.4.16. Sân phơi bùn.

Cặn sau khi lên men ở bể Mêtan và cặn từ bể tiếp xúc được dẫn đến sân phơi bùn để làm ráo cặn đến độ ẩm cần thiết.

+ Thể tích cặn từ bể tiếp xúc được tính:

0

0,03 35344010,6

1000 1000TTa N

W

(m3/ngđ).

Trong đó:

a: lượng cặn lắng trong bể tiếp xúc; a = 0,03 (l/ng.ngđ).

NTT: dân số tính toán theo chất lơ lửng.

+ Thể tích tổng cộng của cặn dẫn đến sân phơi bùn: Wch = W + W0

Trong đó:

W - thể tích cặn từ bể Mê tan W = 532,4 (m3).

84GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

B

l1 l2 l3

A W

Page 85: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

W0 - thể tích cặn từ bể tiếp xúc W0 = 10,6 (m3).

Vậy = 532,4 + 10,6 = 543 m3/ngđ.

+ Diện tích hữu ích của sân phơi bùn được tính:

10

365 543 36536702

2 2,7chW

Fq n

(m2).

Trong đó:

q0: Tải trọng lên sân bùn. Theo bảng 5-5 Giáo trình Xử lý nước thải ”. Với nền nhân tạo có hệ thống rút khi làm khô cặn và bùn hoạt tính lên men ta có q0= 2m3/m2.năm.

n: Hệ số kể đến điều kiện khí hậu n = 2,7.

Chọn sân phơi bùn chia ra làm 20 ô Þ Diện tích mỗi ô:

2367021800

20f m

Chọn kích thước mỗi ô 45m 40m.

+ Diện tích phục vụ:

F2 = 0,2. F1 = 0,2.36702 = 7340 m2.

+ Diện tích tổng cộng của sân phơi bùn:

F = F1 + F2 = 36702 + 7340 =44042 m2.

SƠ ĐỒ SÂN PHƠI BÙN

1-Miệng xả bùn, 2-ống thu nước, 3-Bờ ngăn, 4-ống phân phối bùn, 5-Đường đi xuống, 6-Máng xả bùn

85GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 86: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.5.TÍNH TOÁN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ THỦY LỰC PHƯƠNG ÁN II

4.5.1. Tính toán song chắn rác. (giống như phương án I)

4.5.2. Tính toán Trạm bơm. (giống như phương án I)

4.5.3. Tính toán song ngăn tiếp nhận. (giống như phương án I)

4.5.4. Tính toán mương dẫn nước thải. (giống như phương án I)

4.5.5. Tính toán bể lắng cát. (giống như phương án I)

4.5.6. Tính toán sân phơi cát. (giống như phương án I)

4.5.7. Tính toán bể lắng li tâm đợt I

SƠ ĐỒ CẤU TẠO BỂ LẮNG LI TÂM ĐỢT I

bª t « ng c è t t hÐp

bª t « ng c è t t hÐpc ¸ t ®Çm

bª t « ng g ¹ ch vì

mÆt b»ng

mÆt c ¾t a-a

kÕt c Êu ®ì è ng t hu c hÊt næi

17

19

18

16

15

t Êm t hÐp

c ót d200

t hiÕt bÞ t hu c h©t næi

m ¬ng dÉn n í c t r o ng

è ng dÉn n í c t h¶i vµo bÓ d800

hÖ t hè ng ph©n phè i n í c t r ung t ©m

4

12

13

14

11

10

hè t hu c Æn

kÕt c Êu ®ì t Êm c h¾n

t Êm c h¾n c hÊt næi

v¸ c h h í ng dßng

®é ng c ¬

7

8

9

6

5

è ng t hu n í c t r o ng

sµn c « ng t ¸ c

t hiÕt bÞ g ¹ t c Æn

è ng x¶ c Æn d250

è ng dÉn c hÊt næi d200

2

3

1

v¸ c h ng¨n

m¸ ng t hu n í c

Để loại bỏ các tạp chất thô, trong thực tế người ta thường dùng phương pháp lắng. Ở mỗi bể lắng, các chất chìm xuống và lắng xuống đáy bể, còn các tạp chất nổi sẽ tập trung lại bằng thiết bị gạt cặn và được dẫn đến các giếng tập trung đặt bên ngoài bể.

+ Bán kính bể lắng li tâm được tính theo công thức:

nuK

QR

o .6,3

86GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 87: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Trong đó:

n - Số bể lắng li tâm công tác, n = 4 bể.

Q: Lưu lượng tính toán của nước thải Q = 4588,4 (m3/h).

K: Hệ số sử dụng thể tích công tác của bể K = 0,45 điều 7.49 TCVN7957-2008

u0: Độ thô thủy lực của hạt cặn.

u0 =

n

hH.K

.t.

H.K.1000

Trong đó:

H- Chiều sâu tính toán của vùng lắng, H = 4 (m).

n - Hệ số phụ thuộc tính chất của chất lơ lửng, với nước thải sinh hoạt ta lấy n = 0,25.

- Hệ số tính đến sự ảnh hưởng nhiệt độ của nước thải, với t = 200C ta có

=1 (Theo bảng 31TCVN7957-2008).

t - Thời gian lắng (giây) của nước thải trong bình hình trụ với chiều sâu lớp nước h đạt hiệu quả lắng bằng hiệu quả lắng tính toán và được lấy theo TCVN7957-2008.

Với CHH = 289,8(mg/l), n = 0,25 ta có t= 630s, hiệu quả lắng E = 52%.

Hệ số n

hH.K

tra theo bảng 34TCVN7957-2008, với H = 4m ta có n

hH.K

= 1,35

- Vận tốc cản của dòng chảy theo thành phần đứng, theo bảng 32TCVN7957-2008, với v = 6mm/s ta có =0,02mm/s.

0

1000 0,45 40,02 2,1 /

1,0 630 1,35U mm s

Þ Bán kính của bể lắng li tâm:

4588,410

3,6 3,14 0,45 2,1 4R m

+ Đường kính của một bể lắng li tâm:

D = 2R = 210 = 20 (m).

+ Diện tích của một bể lắng li tâm:

87GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 88: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

2 23,14 20314

4 4

DF

m2.

+ Thể tích ngăn công tác của bể:

Wb = F. H = 314 4 = 1256 m3.

+ Chiều cao của bể lắng li tâm:

HTC = H + hbv =4 + 0,4 = 4,4 m

Trong đó:

hbv : Khoảng cách từ mực nước đến thành bể h = 0,4m .

+ Lượng cặn trôi ra theo nước sau bể lắng đợt I:

11

100 289,8 100 52139,1

100 100HHC E

C

mg/l.

C1=139,1. Đạt yêu cầu khi đưa nước thảivào bể lọc sinh học hoặc Aeroten xử lý sinh học hoàn toàn, hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải nhỏ hơn 150 mg/l.

- Dung tích hố thu cặn được tính:

p

TECQW HH

c 100m3/ng.

Trong đó:

CHH - Nồng độ cặn lơ lửng ban đầu của nước thải, CHH = 289,8mg/l.

E - Hiệu suất lắng của bể lắng li tâm đợt I, E = 52%.

p - Độ ẩm của cặn lắng p = 95%.

- Trọng lượng thể tích của cặn, = 1T/m3 = 106g/m3.

T - Chu kỳ xả cặn, T = 8h.

Q - Lưu lượng nước thải trung bình trong 8 giờ liên tiếp lớn nhất, theo bảng tổng hợp lưu lượng ta lấy từ 6 giờ tới 14 giờ.

Q = 75744 m3/ngđ.

Vậy 6

75744 289,8 52 8

100 95 10cW

1826 (m3).

Chiều cao vùng chứa nén cặn:

hc = 0 D-0,9 20 0,95 0,8

2 2tg tg m

Trong đó: D - đường kính bể lắng li tâm (m)

88GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 89: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

0,9- đường kính đáy bể.

: Góc tạo độ dốc.

4.5.8. Tính toán bể Aeroten (Giống phương án I)

4.5.9. Bể lắng li tâm đợt II.

Đối với bể lắng đợt II, ta tính toán kích thước bể theo phương pháp tải trọng thuỷ lực bề mặt.

+ Tải trọng thủy lực bề mặt đựơc tính theo:

0,8

0,5 0,01

4,5

0,1 ta

k Hq

I a

Trong đó: K: Hệ số sử dụng dung tích bể, K = 0,4 (đối với bể li tâm).

at: Nồng độ sau khi ra khỏi bể lắng at = 15 (mg/l).

aa: nồng độ bùn trong bể Aerôten aa = 1,5 (g/l).

I: chỉ số bùn Mohlman I = 80cm3/g.

H: chiều cao lớp nước trong bể lắng H = 4 m.

0,8

0,5 0,01 15

4,5 0,4 4

0,1 80 1,5q

2,2 m3/m2.h.

+ Chọn 4 bể công tác:

4588,41100

4 4

QQ m3/h

+ Diện tích mặt thoáng của bể lắng: max 1100500

2,2

hQF

q (m2).

+ Đường kính của một bể lắng li tâm:

4 4 50025

3,14

FD

(m).

Þ Vậy đường kính của bể lắng li tâm II là 25(m).

Thể tích bùn của một bể lắng: 6

100

100 10tb

b

B b Q tW

p n

(m3).

Trong đó: -B: Lượng bùn hoạt tính dư g/m3 lấy phụ thuộc vào NOSht của nước thải đã làm sạch, B =160g/m3.

b: Hàm lượng chất lơ lửng trôi theo nước ra khỏi bể lắng II.

Theo điều 8.5TCVN7957-2008 ta có b = 15 (mg/l).

89GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 90: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Q: lưu lượng nươc thải trong 1 giờ, Q = 4588,4 (m3/h).

t: thời gian giữa hai lần xả cặn, t = 2 (h).

p: độ ẩm của cặn, p = 99%.

36

160 15 4588,4 100 233,2

100 99 10 4bW m

4.5.10. Tính toán bể Mêtan (giống phương án I)

4.5.11. Tính toán sân phơi bùn (giống phương án I)

4.5.12. Tính toán trạm khử trùng nước thải (giống phương án I)

4.5.13. Tính toán máng trộn vách ngăn có lỗ (giống phương án I)

4.5.14. Tính toán bể tiếp xúc li tâm (giống phương án I)

4.5.15. Tính toán thiết bị đo lưu lượng (giống phương án I)4.6KHÁI TOÁN KINH TẾ -CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4.6.1. Khái toán kinh tế trạm xử lý phương án 14.6.1.1. Giá thành xây dựng công trình.

Cơ sở tính toán kinh tế dựa vào các tài liệu hiện hành sau định mức dự toán cấp thoát nước ( Ban hành theo quyết định số 411/BXD của Bộ Xây Dựng )

Theo tính toán sơ bộ giá thành xây dựng các công trình tính theo khối lượng xây lắp trong trạm xử lý là:

Với công trình có dung tích < 500 m3, đơn giá 1000000 đồng/m3.

Với công trình có dung tích từ 500 - 1000 m3, đơn giá 800000 đồng/m3.

Với công trình có dung tích > 1000 m3, đơn giá 1000000 đồng/m3.

TT Công trình K.lượng Đơn giá Thiết bị Giá thành

m3 1000đ 1000đ 1000đ

1 Ngăn tiếp nhận 10,6 10600 10600

2 Song chắn rác 95 95000 95000

3 Bể lắng cát ngang 58 58000 58000

4 Bể lắng ngang đợt I 4524 4524000 200000 4724000

5 Bể Aeroten 9640 9640000 600000 10240000

6 Bể lắng ngang đợt II 5265 5265000 200000 5465000

7 Máng trộn 26 26000 26000

8 Bể tiếp xúc ly tâm 926 740800 300000 1040800

9 Bể mê tan 4600 4600000 400000 5000000

10 Bể nén bùn đứng 926,2 926200 926200

11 Sân phơi cát 1450 1450000 1450000

12 Sân phơi bùn 23450 23450000 23450000

90GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 91: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

13 Trạm bơm 113 113000 1500000 1613000

14 Trạm khử trùng 82 82000 120000 202000

15 Trạm khí nén 60 60000 100000 160000

Tổng 52676600

4.6.1.2. Giá thành quản lý.

1. Chi phí điện năng.

+ Chi phí cho trạm bơm nước thải: aTHQ

Edcb 3600102

3651000 01

Trong đó: Q: lưu lượng trạm bơm 4588,4 m3/h.

H0: Áp lực bơm 5,6m

T : Thời gian hoạt động 24 giờ.

a : Giá điện A = 1500đ/KWh.

b: Hiệu suất bơm b = 0,78.

đc: Hiệu suất động cơ đc = 0,65

91

1000 4588,4 5,6 24 3651500 1,813.10

102 0,78 0,65 3600E

(đồng)

+ Điện thắp sáng: Lấy chi phí điện thắp sáng bằng 2% điện sản xuất:

E2 =0,02E1 = 1,813.109 x 0,02 = 36,2 ( triệu đồng)

2. Chi phí hoá chất.

+ Lượng clo cần để khử trùng trong một năm.

VTB = 9,5 x 24 x 365 = 83220 kg/năm.

Giá tiền 1 kg Clo là 4500 đ

Tổng số tiền chi phí cho hoá chất là: Khc = 83220 x 4500 = 374,49 ( triệu đồng).

3. Chi phí quản lý + lương công nhân:

ng nhân vận hành quản lý trạm bơm nước thải : 5 người

Công nhân vận hành trạm xử lý : 30 người

Lương công nhân:3000000đ/tháng.

L=35 x 3000000 x 12 = 1260( triệu đồng)

4. Chi phí khấu hao.

a. Chi phí khấu hao cơ bản của công trình:

91GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 92: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

+ Chi phí khấu hao lấy bằng 10% giá thành xây dựng

KKH = 10% GXD = 10% x 52676,6 = 5267,7 ( triệu đồng).

a. Chi phí sửa chữa: Chi phí sửa chữa lấy bằng 3% giá thành xây dựng công trình:

KSC = 3% GXD = 3% x 52676,6 = 1574,3 ( triệu đồng).

+ Tổng chi phí quản lý hàng năm:

Gql = E1 + E2 + Khc + L + KKH + KSC = 10325,69 triệu đồng.

+ Giá thành xử lý 1 m3 nước thải: (đồng/m3).

4.6. 2. Khái toán kinh tế trạm xử lý phương án 24.6. 2.1. Giá thành xây dựng công trình.

TT Công trình K.lượng Đơn giá Thiết bị Giá thành

m3 1000đ 1000đ 1000đ

1 Ngăn tiếp nhận 10,6 10600 10600

2 Song chắn rác 95 95000 95000

3 Bể lắng cát ngang 58 58000 58000

4 Bể lắng ly tâm đợt I 1417 141734,30 300000 171734,30

5 Bể aeroten 14458 14458000 600000 15058000

6 Bể lắng ly tâm đợt II 1570 15734,300 300000 18734,300

7 Máng trộn 26 26000 26000

8 Bể tiếp xúc ly tâm 926 740800 300000 1040800

9 Bể mê tan 4600 4600000 400000 5000000

10 Bể nén bùn đứng 926,2 926200 926200

11 Sân phơi cát 1450 1450000 1450000

12 Sân phơi bùn 23450 23450000 23450000

13 Trạm bơm 113 113000 1500000 1613000

14 Trạm khử trùng 82 82000 120000 202000

15 Trạm khí nén 60 60000 100000 160000

Tổng 54460600

4.6.2.2. Giá thành quản lý.

1. Chi phí điện năng.

+ Chi phí cho trạm bơm nước thải: aTHQ

Edcb 3600102

3651000 01

Trong đó: Q: lưu lượng trạm bơm 4588,4 m3/h.

H0: Áp lực bơm 5,6m

92GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 93: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

T : Thời gian hoạt động 24 giờ.

a : Giá điện A = 1500đ/KWh.

b: Hiệu suất bơm b = 0,78.

đc: Hiệu suất động cơ đc = 0,65

91

1000 4588,4 5,6 24 3651500 1,813.10

102 0,78 0,65 3600E

(đồng)

+ Điện thắp sáng: Lấy chi phí điện thắp sáng bằng 2% điện sản xuất:

E2 =0,02E1 = 1,813.109 x 0,02 = 36,2 ( triệu đồng)

2. Chi phí hoá chất.

+ Lượng clo cần để khử trùng trong một năm:

VTB = 9,5 x 24 x 365 = 83220 kg/năm.

Giá tiền 1 kg Clo là 4500 đ.Tổng số tiền chi phí cho hoá chất là:

Khc = 83220 x 4500 = 374,49 ( triệu đồng).

3. Chi phí quản lý + lương công nhân:

Công nhân vận hành quản lý trạm bơm nước thải : 5 người

Công nhân vận hành trạm xử lý : 30 người

Lương công nhân:3000000đ/tháng.

L=35 x 3000000 x 12 = 1260( triệu đồng)

4. Chi phí khấu hao.

a. Chi phí khấu hao cơ bản của công trình:

+ Chi phí khấu hao lấy bằng 10% giá thành xây dựng

KKH = 10% GXD = 10% x 54460,6 = 5446,06 ( triệu đồng).

b. Chi phí sửa chữa:

+ Chi phí sửa chữa lấy bằng 3% giá thành xây dưng công trình.

KSC = 3% GXD = 3% x 54460,6 = 1633,8 ( triệu đồng).

+ Tổng chi phí quản lý hàng năm:

Gql = E1 + E2 + Khc + L + KKH + KSC = 10563,55( triệu đồng).

+ Giá thành xử lý 1 m3 nước thải: (đồng/m3).

93GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 94: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.6.3 So sánh lựa chọn phương án.

Về kỹ thuật thì cả 2 phương án đều đảm bảo xử lý nước thải.

Về kinh tế: phương án 1 kinh tế hơn, nên ta chọn phương án 1 để thi công.

94GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 95: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

4.7.THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

4.7.1. Bể lắng ngang đợt I

Theo phần tính toán sơ bộ (phần tính toán các công trình trong dây chuyền công nghệ xử lý (Chương IV) ta có kích thước của bể lắng là:

- Chiều dài của bể: L = 40 m

- Chiều rộng của đơn nguyên: b = 5,5 m

- Chiều cao xây dựng bể: HXD = 5,0 m

- Số đơn nguyên của bể: n = 8

Nước thải được dẫn vào bể theo máng phân phối ngang với đập tràn thành mỏng đặt ở đầu bể theo chiều rộng. Đối diện ở cuối bể cũng có máng tương tự để thu nước.

Kích thước của máng là: bh = 4001000 mm.

Đầu bể đặt tấm chắn bằng BTCT cách mép máng tràn 1,0 m. Đặt nhô cao hơn mặt nước 0,2m và ngập 1,0m để phân phối đều nước theo chiều sâu của bể.

Cuối bể cũng đặt một tấm chắn bằng BTCT để ngăn các chất nổi. Đặt cách máng tràn 0,5m, nhô cao hơn mặt nước 0,2m và ngập dưới nước 0,25m

Để thu và xả các chất nổi ta đặt một máng đặc biệt với đập tràn kề sát tấm chắn ở cuối bể. Kích thước máng là: bh = 200200 mm.

Đáy bể được thiết kế với độ dốc i = 0,02 theo chiều ngược với chiều chuyển động của nước thải và về phía hố tập trung cặn ở đầu bể lắng. Hố thu cặn được thiết kế hình chóp cụt, cạnh đáy dưới a = 0,5 m, cạnh đáy trên A = 5,7 m, chiều sâu hố thu cặn h c = 3m. Thành hố thu cặn nghiêng so với phương ngang 450. Cặn lắng được dồn về hố thu cặn nhờ hệ thống thanh gạt. Và được xả ra khỏi bể lắng bằng tự chảy với áp lực thuỷ tĩnh là: 2,36m. Kích thước ống xả cặn là: D = 200 mm.

Bể lắng ngang đợt I được xây dựng bằng BTCT, chiều dày thành bể là: = 200 mm. Thi công bể theo phương pháp đổ bê tông toàn khối.

Chi tiết kết cấu bể lắng ngang được thể hiện trên bản vẽ.

4.7.2. Bể aeroten.

Theo tính toán sơ bộ ta có các số liệu cơ bản của bể aeroten:

+ Số đơn nguyên: N = 4

+ Số hành lang trong mỗi đơn nguyên là 4

+ Chiều dài bể L = 51m.

+ Chiều rộng mỗi hành lang b = 4,0 m

+ Lưu lượng không khí đơn vị D = 5,7 (m3/m2.h)

+ Cường độ nạp khí I = 9,5 (m3/m2)

95GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 96: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

a. Cấu tạo.

Bể được xây dựng hình chữ nhật, tường bằng bê tông cốt thép với chiều dày là 200 mm, chiều cao bảo vệ bể 0,5m, chiều cao xây dựng bể là HXD = 4,5m.

Các hành lang ngăn cách bởi các tường dọc không kéo dài tới tường đối diện, cách tường đối diện khoảng 2,8m. Để nước có thể chảy từ hành lang này tới hành lang khác trong một đơn nguyên sao cho đảm bảo yêu cầu đã tính toán trong phần xử lý sơ bộ.

Ở mỗi hành lang đều có mương xả cặn ở đáy bể, tiết diện mương xả cặn là tiết diện hình thang:

B = 400mm; b = 200mm.

Chiều sâu mương xả cặn là h = 400mm.

Độ dốc của mương i = 0,01Ở mỗi đơn nguyên đều có hố tập trung nước xả cặn được đưa khỏi bể lắng bằng

đường ống d = 500mm, có khoá đóng mở được đặt trong giếng thăm. Giếng thăm có đường kính là d = 1400 mm. Bề dày tường giếng thăm là 150mm, đáy bể có độ dốc là i = 0,005 về phía mương xả cặn.

Mỗi đơn nguyên có một điuke phân phối bùn hoạt tính vào ngăn tái sinh bùn hoạt tính ( đơn nguyên thứ nhất). Đường kính điuke là D = 600mm.

Nước được đưa vào bể lắng bằng các tấm cửa chắn giữa bể và các kênh dẫn nước.

Trong mỗi đơn nguyên ở hành lang cuối đều có đập tràn thành mỏng để thu nước thải đã xử lý. Trong đập tràn thảnh mỏng có điuke dẫn nước ra khỏi bể vào kênh phân phối nước tới bể lắng đợt II. Đường kính điuke là D = 600mm.

Nước được phân phối từ bể lắng đợt I vào các đơn nguyên của bể vào các kênh dẫn, Đầu bể có kênh dẫn trên, cuối bể có kênh dẫn dưới và kênh thu nước, kênh phân phối bùn có chiều rộng là 1,2m. Chiều sâu 2 m kể từ thành bể tới đáy của kênh dẫn.

Trên các tường ngăn cách giữa hành lang có một đơn nguyên được xây dựng có một dải bê tông cốt thép rộng 1,2m dày 100 mm để đỡ các đường ống dẫn khí nén và tiện cho Vệc vận hành, quản lý hệ thống khí nén.

Giữa các kênh mương đều có các thanh giằng 200 x 200mm.

Trên các kênh dẫn ở 2 đầu bể được đổ một lớp bê tông cốt thép, dày 100mm cho tiện quản lý vận hành.

b. Hệ thống thổi khí.

Lưu lượng không khí đưa vào bể:

96GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 97: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Qk = 26100 (m3/.h)

Chọn 4 máy nén khí cao áp loại trạm bơm 175, công suất động cơ 210 kW.

+ Đường kính ống dẫn khí vào bể: D = 500 mm.

+ Đường kính ống dẫn vào đơn nguyên: D = 350 mm.

+ Đường kính ống dẫn cấp khí xuống các tấm xốp kích thước là: D = 150 mm.

+ Không khí được phân phối trực tiếp vào bể qua các tấm xốp kích thước 300 x 300 x 400 (mm).

+ Các tấm xốp được đặt thành 2 hàng trên các mương kích thước 0,3 x 0,3 (m).

+ Các tấm xốp được đặt thành 2 trong một hành lang theo phần tính toán sơ bộ mỗi hành lang là 120 tấm.

+ Khoảng cách giữa các vòi cấp khí là 4,5m.

Ở kênh phân phối bùn hoạt tính và kênh thu nước ra khỏi bể tới bể lắng ngang đợt II có hệ thống cấp khí cấu tạo như bể aeroten.

97GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 98: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CHƯƠNG 5CHUYÊN ĐỀ: XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ NGUY HẠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN -

QUẬN HÀ ĐÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT

Chất thải rắn y tế là chất thải rắn phát sinh trong các khu vức bệnh viện của hoạt động y tế mà cầm được thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy. Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có chứa các chất hoặc các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trức tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường sức khỏe con người. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là quá trình biến đổi chất thải rắn dưới dạng tác động nhiệt thành các chất ở thể khí, lỏng rắn (tro xỉ) kèm theo với việc tỏa nhiệt. Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng phương pháp khác. Đây là giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rác độc hại đươc chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp. Công nghệ đốt thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên quá trình đốt chất thải rắn bao gồm nhiều chất khác nhau sinh ra khói độc và dễ sinh dioxin nếu giả quyết việc xử lý khói không tốt (phần xử lý đốt là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác). Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Công nghệ đốt có những ưu điểm:

- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị.- Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần

nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác.- Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là:- Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.Có hai phương pháp chính trong việc đốt chất thải rắn trong đô thị.- Đốt cháy cả đống là lựa chọn tương đối đơn giản. Rác thải thường được đưa

vào một lò đốt chuyển động với một tốc độ chậm bên trong khoang đốt, với một ông thải khí qua ống dẫn chạy qua tuốcbin (để sản xuất điện ) cuối cùng là qua ống khói và bay vào khí quyển. Thông thường những nguyên liệu duy

98GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 99: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

nhất phải lấy khỏi dòng khói thải trước khi được tiêu hủy là các chất thải công kềnh hoạc các chất thải có khả năng độc hại như xi lanh khí.

- Đốt tầng chất lỏng bao gồm việc chất thải đô thị trước khi xử lý được đưa vào thùng sắt chiu nhiệt hình trụ, trong đó đổ đầy một lớp các chất đã được hóa lỏng nhờ khí nén ở mức độ cao gồm các chất trơ như cát silic, đá vôi, alumin và các vật liệu gốm. Mặc dù ít được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng biện pháp này đã được chứng minh là rất linh hoạt, được nhiều nhà máy áp dụng để sử lý những nguồn rác thải có nhiều giá trị năng suất tỏa nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, khác với công nghệ đốt cả đống, chất thải rắn thô cần phải được sử lý sơ bộ trước đó để phân ra thành từng lô có cùng kích cỡ rồi mới chuyển vào trong lò đốt.

- Quá trình đốt trong các các lò đốt đa vùng như kiểu MACR burnđược diễn ra trong buồng đốt sơ cấp và thứ cấp.

- Đốt tại buồng đốt sơ cấp: rác thải được lạp vào lò đốt qua cửa dưới ở phía trước của buồng đốt sơ cấp,sau đó được da nhiệt, qua trình bay hơi (nhiệt phân) diễn ra. Sự bay hơi có thể diễn ra tại nguồn. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu quá trình bay hơi được thực hiện ngay trong tầng đốt, nhiệt độ tăng tạo điều kiện quá trình bay hơi tăng nhanh. Ngược lại, nếu qua trình bay hơi qua nhanh có thể làm chậm lại nhờ hạn chế tốc độ đốt. Điều cần lưu ý là không phải các chất dễ bay hơi có thể đốt được. Hơi nước có thể bốc hơi, than và cacbon đen được giữ lai.

- Đốt tại buồng đốt thứ cấp: Buồng đốt thứ cấp bao gồm hai buồng (buồng chộn và buồng đốt cuối cùng) trong buồng đôt thứ cấp chủ yếu là quá trình đốt cháy hoàn toàn luồng khí tao ra từ buồng đôt sơ cấp.

- Khí lò sinh ra bởi khí thải phải được duy trì nâu trong buồng đốt đủ để trong qua trình cháy hòa toàn (thường ít nhất là 4 giây) nhiệt độ phải đủ cao.

- Các điểm cần lưu ý: khi áp dung phương pháp đốt rác ở các nước có thu nhập thấp, có hai hạn chế chính cần lưu ý, đó là chi phí và tính hiệu quả.

- Có thể kết luận là việc đôt chất thải rắn không thích hợp ứng dụng rộng rãi ở các nước thu nhập thấp, mặc dù nó có thể là biện pháp thiêt thực nhất cho môi trương so với xác biện pháp khác, nhất là đối với rác thải nguy hiểm và rác thải bệnh viện.

Ứng dụng: Phương pháp đôt được ứng dụng sử lý các loại chất thải sau:- rác thải độc hại về mặt sinh học.- Rác không phân hủy sinh học.- Chất thải có thể bốc hơi và do đó rễ phân tán.- Chất thải chứa halogen,chì, thuy ngân.- Chất thải dung môi.- Dầu thải nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu…

99GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 100: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

5.1. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI ĐẾN NĂM 2025.

5.1.1. Tính toán lượng rác thải phát sinh trong quận. 5.1.1.1. Các thông số.a. Quy mô dân số. Năm 2025, dân số quận Hà Đông là: 319485 người.b. Tiêu chuẩn thải rác. Tiêu chuẩn thải rác của quận Hà Đông đến năm 2025 là: 0,9 kg/người.ngđ.c. Tỷ lệ thu gom rác thải. Đến năm 2025, dân số quận Hà Đông là 319485 người, theo nghị định số 42-2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 xác định quận Hà Đông thuộc đô thị loại III, theo quy chuẩn 01/2008 lượng rác thu gom hàng ngày 90-95% lượng rác phát sinh trong ngày.

Bảng 5.1-Tiêu chuẩn thải rác và tỷ lệ thu gom các giai đoạnGiai đoạn 2010-2020 2015-2025

Tiêu chuẩn thải rác 0,85 0,9

Tỷ lệ thu gom 90% 95%

5.1.1.2. Tính lượng rác thải sinh hoạt.- Lượng rác thải phát sinh: G=N g ,kg/ngày Trong đó: G- Lượng rác phát sinh hàng ngày, kg/ng. N- Số dân, người. g- Tiêu chuẩn thải, kg/người.ngđ.

Bảng 5.2- Thành phần các chất trong rác thải sinh hoạt

TT Thành phần chất thảiTỷ lệ theo trọng lượng %

Ghi chú

Thành phần Tổng

1 Chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, lá, củ, quả…) 46,1 46,1 Hữu cơ

2 Giấy vụn, bìa catton… 4,3

32,9 Tái chế

3 Plastic 3,5

4 Thuỷ tinh 5,9

5 Kim loại 4,1

6 Cao su 6,2

7 Vải vụn, giẻ 5,4

8 Các chất phi kim loại (lon hộp nhôm, thiếc..) 3,5

9 Đá, cát, sỏi, sành sứ 20,8 20,8 Chất trơ

10Các chất nguy hại (pin,bóng đèn thuỷ ngân, nhiệt kế hỏng…)

0,2 0,2 Nguy hại

100GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 101: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gom:

Bảng 5.3-Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh đến thời điểm 2025

Năm N (người)g

(kg/người.ngđ)R (tấn/ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

R-thg (tấn)

2020 270597 0,85 230 90 207

2025 319485 0,9 288 95 273,6

Dự báo thành phần khối lượng các chất thải trong chất thải rắn sinh hoạt theo từng năm được thể hiện như trong bảng 5.4:

Bảng 5.4-Thành phần khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

TT Năm Rtg

Chất tái chế chất hữu cơ Trơ Nguy hại

% Rtc % Rhc % Rt % RNH

1 2020 207,0032,9

68,1046,1

95,4220,8

43,050,2

0,43

2 2025 273,60 90,01 126,12 56,9 0,57

5.1.1.3. Chất thải thương mại, du lịch. Chất thải rắn thương mại được tính toán dựa trên cơ sở của số lượng nhà hàng, cửa hàng, siêu thị …

Du lịch: Tính toán dựa trên tiêu chuẩn du lịch của đô thị, số lượt khách tham quan du lịch, số điểm tham quan du lịch. Lấy lượng chất thải rắn thương mại một cách gần đúng bằng 5% lượng chất thải rắn sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom 100%.

Bảng 5.5- Thành phần chất thải rắn thương mại du lịch.

Năm Rsh Rtm-dl

Chất tái chế chất hữu cơ Chất trơ Nguy hại

% Rtc % Rhc % Rt % RNH

2020 207,00 10,3532,9

3,4046,1

4,7720,8

2,150,2

0,03

2025 273,60 13,65 4,49 6,29 2,84 0,03

5.1.1.4. Chất thải công cộng.Lượng chất thải rắn phát sinh từ các công trình công cộng là lượng chất thải rắn phát sinh từ các đường, chợ, công viên…Lượng chất thải rắn phát sinh từ các công trình công cộng từ (10 – 20%) lượng chất thải rắn sinh hoạt. Lấy tỷ lệ này bằng 15%.

Dự báo thành phần khối lượng các chất trong CTR phát sinh từ các công trình công cộng được thể hiện như trong bảng 5.6:

Bảng 5.6- Thành phần chất thải rắn công cộng

101GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 102: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Năm Rsh Rcc

Chất tái chế chất hữu cơ Chất trơ Nguy hại

% Rtc % Rhc % Rt % RNH

2020 207,00 31,0532,9

10,2246,1

14,3120,8

6,460,2

0,06

2025 273,60 41,04 13,5 18,92 8,54 0,08

5.1.1.5. Chất thải công nghiệp.Thành phần chất thải rắn công nghiệp được thể hiện như trong bảng 5.7

Bảng 5.7-Tỷ lệ thành phần chất thải rắn công nghiệpTT Thành phần chất thải Thành phần tính theo trọng lượng (%) Tính

chấtKhu CN I Khu CN II Khu CN II

1 CTR sinh hoạt 32,4 32,4 32,4 32,4 32,4 32,4 hữu cơ

2 giấy, bao gói, vải vụn 10,3

37,4

10,3

37,4

10,3

37,4 tái chế3 nhựa, plastic 15,8 15,8 15,8

4 Vật thải kim loại 11,3 11,3 11,3

5 chất thải dầu mỡ 1,3

14,5

1,3

14,5

1,3

14,5Nguy hại

6 Cặn sơn thải, hoá chất thải 6,15 6,15 6,15

7 chất thải chứa kim loại nặng 5,7 5,7 5,7

8 chất thải chứa hóa chất độc hại 1,7 1,7 1,7

9 đồ vât chứa chất thải ăn mòm 0,5 0,5 0,5

10 chất thải nguy hại khác 0,85 0,85 0,85

11 trơ 14,0 14,0 14,0 14,0 14,0 14,0 trơ

Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp đến năm 2025 được thể hiện như trong bảng 5.8:

Bảng 5.8-Dự báo lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đến 2025

Nội dungKhu công nghiệp I

Khu công nghiệp II

Khu công nghiệp III

2020 2025 2020 2025 2020 2025

Loại hình công nghiệp Tổng hợp Tổng hợp Tổng hợp

Diện tích công nghiệp(ha) 44 44 200 200 60,5 60,5

Tiêu chuẩn xả rác(t/ha) 0,4 0,5 0,5 0,6 0,3 0,4

Lượng rác thải (t/ngđ) 17,6 22 100 120 18,15 24,2

Khối lượng các thành phần trong chất thải rắn công nghiệp được thể hiện như trong bảng 5.9

102GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 103: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Bảng 5.9-Thành phần khối lượng các chất trong chất thải rắn công nghiệp(đơn vị t/ng)

Stt Loại rác thải Nguồn PSNăm 2020 Năm 2025

% Khối lượng(T/ng) % Khối lượng(T/ng)

1chất thải hữu cơ

CN I 32,4 5,7 32,4 7,13

CN II 32,4 32,4 32,4 38,88

CN III 32,4 5,88 32,4 7,84

Tổng 43,98 53,85

2Nguy hại

KCN I 37,4 6,58 37,4 8,23

KCN II 37,4 37,4 37,4 44,88

KCN III 37,4 6,79 37,4 9,05

Tổng 50,77 62,16

3Tái chế

KCN I 14,4 2,53 14,4 3,17

KCN II 14,4 14,4 14,4 17,28

KCN III 14,4 2,61 14,4 3,48

Tổng 19,55 23,93

4Trơ

KCN I 14,0 2,78 14,0 3,48

KCN II 14,0 15,8 14,0 18,96

KCN III 14,0 2,87 14,0 3,82

Tổng 21,45 26,26

5.1.1.6. Chất thải rắn Y tế Chất thải rắn y tế là các chất thải rắn phát sinh từ các bệnh viện, trung tâm y tế,

trạm xá. Chọn lượng phát sinh chất thải rắn phát sinh theo đơn vị giường bệnh bằng 2 kg/gb.ngđ, ta có số lượng giường bệnh tại các bệnh viện lớn quận Hà Đông đến năm 2025 là 500 giường bệnh/ bệnh viện, gồm 4 bệnh viện lớn.

Bảng 5.10-Tỷ lệ thành phần trong chất thải rắn y tế

Thành phần chất thải % Trọng lượng CTR Tính chất

Chất thải sinh hoạt 30 Hữu cơ

thuốc quá đát 21,6

47 Nguy hạiKim tiêm,các vật săc nhọn 2,98

Bông băng dính máu mủ 7,48

Bệnh phẩm 14,94

Giấy bao gói các loại 7,7

15 Tái chếCác đồ vật bằng kim loại 2,4

Thủy tinh vỡ,chai lọ 1,8

Các đồ vật bằng nhựa 3,1

Các chất khác 8 Trơ

Dự báo lượng chất thải rắn y tế phát sinh đến 2025 được cho như trong bảng 5.11Bảng 5.11-lượng chất thải y tế phát sinh đến năm 2025

(đơn vị kg/ngđ)

103GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 104: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

Năm

Tốc độ tăng

giường bệnh

Số lượng giường bệnhTiêu

chuẩn thải rác

kg/người.ngđ

Lượng chất thải phát sinhTổng

Kg/ngđBV1 BV2 BV3 BV4 BV1 BV2 BV3 BV4

2010 0 313 313 313 313 2 626,5 626,5 626,5 626,5 2506,02011 3 323 323 323 323 2 645,3 645,3 645,3 645,3 2581,22012 3 332 332 332 332 2 664,7 664,7 664,7 664,7 2658,62013 3 342 342 342 342 2 684,6 684,6 684,6 684,6 2738,42014 3 353 353 353 353 2 705,1 705,1 705,1 705,1 2820,62015 3 363 363 363 363 2 726,3 726,3 726,3 726,3 2905,22016 3 374 374 374 374 2 748,1 748,1 748,1 748,1 2992,32017 3 385 385 385 385 2 770,5 770,5 770,5 770,5 3082,12018 3 397 397 397 397 2 793,6 793,6 793,6 793,6 3174,62019 3 409 409 409 409 2 817,4 817,4 817,4 817,4 3269,82020 3 421 421 421 421 2 842,0 842,0 842,0 842,0 3367,92021 3,5 436 436 436 436 2 871,4 871,4 871,4 871,4 3485,82022 3,5 451 451 451 451 2 901,9 901,9 901,9 901,9 3607,82023 3,5 467 467 467 467 2 933,5 933,5 933,5 933,5 3734,02024 3,5 483 483 483 483 2 966,2 966,2 966,2 966,2 3864,72025 3,5 500 500 500 500 2 1000,0 1000,0 1000,0 1000,0 4000,0

Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện tại thời điểm 2025 được thể hiện như trong bảng 5.12

Bảng 5.12-Thành phần chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện tại thời điểm 2025(đơn vị:tấn/ngày)

Thành phần % Khối lượng 1 Bệnh viện(t/ng) 4 Bệnh viện(t/ng)

Hữu cơ 30 0,3 1,2Nguy hại 47 0,47 1,88Tái chế 15 0,15 0,6

trơ 8 0,08 0,32

5.1.2. Sơ đồ dòng luân chuyển vật chất

104GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 105: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

CTR hữu cơ53,85 t/ngđ

CTR ĐÔ THỊ497,89 tấn/ngđ

CTR Sinh hoạt273 tấn/ngđ

CTR Công nghiệp 166,2 tấn/ngđ

CTR Thương mại 13,65 tấn/ngđ

CTR Y tế 4 tấn/ngđ

CTR Công cộng 41,04 tấn/ngđ

Phân loại Phân loại Phân loại Phân loại Phân loại

CTR hữu cơ 126,12 t/ngđ

CTR tái chế 90,01 t/ngđ160 t/ng.đ

CTR nguy hại 0,57 t/ngđ

CTR tái chế 23,93 t/ngđ

CTR trơ26,26 t/ngđ

CTR nguy hại62,16 t/ngđ

CTR hữu cơ6,29 t/ngđ

CTR tái chế4,49 t/ngđ

CTR trơ2,84 t/ngđ

CTR nguy hại0,03 t/ngđ

CTR hữu cơ1,2 t/ngđ

CTR tái chế0,6 t/ngđ

CTR trơ0,32 t/ngđ

CTR nguy hại1,88 t/ngđ

Hữu cơ 206,38 tấn/ng.đĐem đi ủ sinh học

Tái chế132,53 tấn/ng.đ

Chất trơ94,86 tấn/ng.đĐem chôn lấp

CTR hữu cơ18,92 t/ngđ

CTR tái chế13,5 t/ngđ

CTR trơ8,54 t/ngđ

CTR nguy hại 0,08 t/ngđ

Chất nguy hại62,84 tấn/ng.đPhương pháp đặc biệt

CTR trơ 56,9 t/ngđ

Chất nguy hại y tế1,88 tấn/ng.đ Đem đi đốt

105GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 106: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

5.2. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TÍNH TOÁN.

5.2.1. Chọn phương án đốt.Do lượng rác thải nguy hại từ các các khu vực y tế phát sinh trong ngày không

lớn lắm nên ta chọn phương án xử lý tập trung. Khi đó tổng lượng chất thải y tế nguy hại cần xử lý đến thời điểm 2025.

Bảng 5.13- Tổng kết khối lượng rác thải y tế nguy hại từng năm(Đơn vị kg/ngđ)

NămLượng chất thải phát sinh

Tổng(kg/ngđ)

Khối lượng rác nguy hại(kg/ngđ)

BV1 BV2 BV3 BV4

2010 626,5 626,5 626,5 626,5 2506 1177,82

2011 645,3 645,3 645,3 645,3 2581,2 1213,164

2012 664,7 664,7 664,7 664,7 2658,6 1249,542

2013 684,6 684,6 684,6 684,6 2738,4 1287,048

2014 705,1 705,1 705,1 705,1 2820,6 1325,682

2015 726,3 726,3 726,3 726,3 2905,2 1365,444

2016 748,1 748,1 748,1 748,1 2992,3 1406,381

2017 770,5 770,5 770,5 770,5 3082,1 1448,587

2018 793,6 793,6 793,6 793,6 3174,6 1492,062

2019 817,4 817,4 817,4 817,4 3269,8 1536,806

2020 842 842 842 842 3367,9 1582,913

2021 871,4 871,4 871,4 871,4 3485,8 1638,326

2022 901,9 901,9 901,9 901,9 3607,8 1695,666

2023 933,5 933,5 933,5 933,5 3734 1754,98

2024 966,2 966,2 966,2 966,2 3864,7 1816,409

2025 1000 1000 1000 1000 4000 1880

Dựa vào bảng số liệu trên với lượng chất thải rắn cần xử lý nằm trong khoảng 1880 kg/ngày trong vòng 15 năm do đó ta chọn phương án xử lý như sau:

Từ năm 2010 đến năm 2017: sử dụng 2 lò có công suất bằng nhau, mỗi lò đốt được 744,5 kg chất thải rắn trong một ngày.

Từ năm 2017 trở đi, bổ sung thêm 1 lò nhỏ sao cho công đến thời điểm 2025 tổng công suất cả 3 lò sẽ bão hoà với lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại thời điểm này. Như vậy lò bổ sung sẽ đốt được 392 kg chất thải rắn trong một ngày.

5.2.2. Xác định công suất tính toán cho lò.Công suất của lò được xác định như sau:

;kg/h

Trong đó:N : Lượng chất thải rắn cần được xử lý tại thời điểm tính toán

106GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 107: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

: Hệ số kể đến công suất của lò khi thành phần các chất trong chất thải

rắn thay đổi. Hệ số này nằm trong khoảng 0,8 đến 0,85.

Lấy = 0,85

: Hệ số ảnh hưởng đến thời gian ngừng lò cho mục đích chăm sóc kỹ

thuật,chọn lò có trang bị hệ thống xử lý khí thải = 0,93

T :Thời gian hoạt động của lò trong 1 ngày,chọn T = 5h.Vậy:Công suất tối thiểu của 2 lò lớn là :

;kg/h

Công suất tối thiểu của lò bổ sung là :

;kg/h

5.2.3. Chọn lò đốt.Với công suất Q1 = 188,36 kg/h ta chọn lò đốt nhãn hiệu DEL MONEGO-200

với các đặc điểm kỹ thuật như sau: Phạm vi xử lý: chuyên xử lý chất thải bệnh viện, bệnh phẩm, xác động vật,

chất hữu cơ có độ ẩm cao. Trị số calo trung bình : 3300 kcal/kg.

Tỷ trong bình quân của chất thải : 200 kg/m3.

Với công suất Q2 = 107,72 kg/h ta chọn lò đốt nhãn hiệu HOS7000 với các đặc điểm như sau:

Phạm vi xử lý : Chuyên xử lý chất thải bệnh viện.

Khả năng làm việc liên tục: 8h/ng.

Công suất xử lý: 105- 150 kg/h.

Lượng dầu đốt: 17,1-39 kg/h.

107GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 108: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

5.2.4. Sơ đồ dây chuyền.

108GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 109: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

5.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI.

5.3.1.Chọn địa điểm xây dựng trạm đốt.a. Vị trí xây dựng.

Ngoài trung tâm thành phố,tách biệt với khu dân cư, đặt ở cuối hướng gió với khu dân cư nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển cho xe chứa chất thải tới b. Bố trí mặt bằng trạm đốt chất thải. Vị trí đặt bãi chôn lấp, khu xử lý nước thải phải được đặt cuối hướng gió và thuận tiện cho việc vận chuyển tro từ phân xưởng đốt ra khu vực chôn lấp

Nhà kho chứa nhiên liệu đốt (dầu ) phải được đặt tách biệt với các khu khác để đề phòng cháy nổ

Phải bố trí nhà tắm cho công nhân sử dụng sau mỗi ca làm việc và phải đặt xa khu vực phân xưởng đốt,tốt nhất nên đặt nhà tắm gần với khu vực nhà điều hành, nghỉ ngơi để tiện cho công nhân sinh hoạt.

Khu phân xưởng đốt phải thuận tiện cho việc lưu thông xe chở chất thải

Do đặc điểm của nước thải từ khu vực rửa thùng chứa, từ bể tự hoại của khu nhà tắm công nhân, từ hệ thống xử lý khói thải lò đốt khác nhau nên không được sử dụng chung một phương án xử lý mà phải xử lý sở bộ từng loại trước khi thải ra hệ thống thoát nước khu vực (tốt nhất nên thải nước thải từ trạm qua một hồ sinh học trước khi đẫn vào hệ thống thoát nước chung ).

Xung quanh khu vực trạm đốt nên bố trí vành đai cây xanh

c. Xác định kích thước các đơn nguyên trong trạm.Với tổng diện tích trạm S = 85x46 =2668 m2, ta có thể bố trí sơ bộ kích thước

các đơn nguyên như sau: (Riêng với các bãi ô chôn lấp phải tính toán cụ thể).a. Phòng bảo vệ : Kích thước 3 x 3 mb. Nhà để xe : Kích thước 10 x 3 mc. Nhà điều hành : Kích thước 12 x 6 md. Nhà tắm : Kích thước 5 x 3,5 me. Bể chứa nước tổng : Kích thước 10 x 7 x 1,5 mf. Hồ sinh học : Diện tích 135 m2

g. Phân xưởng đốt : Kích thước 18 x 12 mh. Nhà chứa dầu : Kích thước 3 x 2 mi. Khu xử lý nước thải : Kích thước 4,5 x 3,3 mj. Khu rửa thùng chứa : Kích thước 5 x 3 mk. Nhà đặt bơm cao áp : Kích thước 2 x 2 m

109GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 110: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

d. Xác định kích thước ô chôn lấp :Để xác định kích thước các bãi chôn lấp ta cần xác định được tổng lượng tro

phát sinh sau quá trình đốt từ năm 2010 đến năm 2025. Để xác định lượng tro sinh ra về nguyên tắc ta phải viết phương trình cân bằng vật chất giữa lượng chất thải trước khi đốt và khối lượng các sản phẩm sinh ra sau quá trình đốt nhưng do không có số liệu đầy đủ về công nghệ nên ta có thể lấy một cách gần đúng như sau :

=( 5 – 10 )% ;kg

Trong đó :

: Khối lượng tro sinh ra sau quá trình đốt; kg

: Khối lượng chất thải trước khi đưa vào buồng đốt; kg

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn tính toán được xác lấy theo trung bình của năm cao nhất trong thời điểm tính toán, trong trường hợp này ta lấy theo lượng phát sinh trong năm 2025. Vậy tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại đô thi trong toàn bộ giai đoạn vận hành của trạm là :

= = 10293 (tấn).

Lấy = 5% = 514,65 (tấn)

Với tro đốt từ chất thải rắn y tế, trọng lượng riêng của tro từ 0,5 – 0,7 tấn/m 3,

chọn tấn/m3

Thể tích tro tạo ra là: ;m3

Bố trí 3 bãi chôn lấp đặt gần kề nhau khi đó thể tích mỗi bãi chôn lấp là :

,m3

Thiết kế bãi chôn lấp chìm với chiều sâu bãi 1,8 m, khi đó,diện tích mỗi bãi

chôn lấp là : ,m2

Chọn Socl = 191 m2 với kích thước mỗi ô 16 x 12 m5.4. KHÁI TOÁN KINH TẾ.

5.4.1. Khái toán tổng tiền dự án.TT Mục Giá (triệu đồng)

1 Đầu tư cho xưởng đốt 1200

2 Lò đốt chính và các dịch vụ sau bán hàng 100

3 Nhà xưởng,nền móng và công trình phụ 1500

4 Nhân lực và phương tiện lắp đặt 500

5 Thùng nhựa chuyên dùng để chứa chất thải 100

6 Xe chuyên dùng để vận chuyển 600

7 Các chi phí khác 200

Tổng tiền dự án 4200

110GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG

Page 111: Xử lý nước thải Quận Hà Đông

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO QUẬN HÀ ĐÔNG ĐÊN NĂM 2025

5.4.2. Chi phí lao động.TT Mục Giá (triệu đồng/năm)

1 Cán bộ phụ trách-5 người 240

2 Công nhân vận hành lò – 6 người 252

3 Bảo vệ phổ thông – 4 người 120

4 Công nhân bốc xếp – 4 người 144

5 Lái xe – 2 người 72

Tổng 828

5.4.3. Chi phí vận chuyển vật liệu.TT Mục Đơn vị Đơn giá

(VNĐ)Số lượng

(Lít)Chi phí(VNĐ)

1 Dầu lit/tấn 12000 120 1440000

2 Điện KW/tấn 1500 50 75000

3 Nước m3/tấn 20000 5 100000

Tổng 1615000

5.4.4.Chi phí khấu hao.

TT Số năm hoạt độngTổng chi phí đầu

tư(triệu đồng)

Tổng chi phí 1 năm

(triệu đồng)

Quy về 1 tấn(triệu/tấn)

1 15 14500 967 1,72

111GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI

SV : NGUYỄN CHÍ ĐỨC - LỚP 51ĐT - MS: 285951- TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG