45
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY C Ổ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG GVHD: Thầy Trần Tuấn Vinh Nhóm th ực hiện 1. Nguyn Xuân Bách 030125090087 2. V ũ Duy Bình 030125090097 3. Trn Huy Hoan 030125090220 4. Phm Tiến Mnh 030125090482 5. Nguyễn Văn Tây 030125091005 6. Nguyn Anh Tun 030125090980 7. Nguyn Anh Tùng 030125091028 8. Trương Ngọc Tường 030125091009 9. Trn Ngc Phúc 030124080669 Tp. HCM, ngày 14 tháng 11 năm 2012

[DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

GVHD: Thầy Trần Tuấn Vinh Nhóm thực hiện

1. Nguyễn Xuân Bách 030125090087

2. Vũ Duy Bình 030125090097

3. Trần Huy Hoan 030125090220

4. Phạm Tiến Mạnh 030125090482

5. Nguyễn Văn Tây 030125091005

6. Nguyễn Anh Tuấn 030125090980

7. Nguyễn Anh Tùng 030125091028

8. Trương Ngọc Tường 030125091009

9. Trần Ngọc Phúc 030124080669

Tp. HCM, ngày 14 tháng 11 năm 2012

Page 2: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

2

MỤC LỤC THAM KHẢO1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ..................................................4

1.1. Tình hình kinh tế thế giới ...............................................................................4

1.2. Diễn biến kinh tế Việt Nam ............................................................................4

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng .....................................................................................5

1.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương ..................................................................5

1.2.3. Lạm phát .....................................................................................................5

1.2.4. Lãi suất .......................................................................................................6

1.2.5. Tỷ giá..........................................................................................................6

1.2.6. Xuất nhập khẩu ...........................................................................................6

2. PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM ...........................................8

2.1. Tổng quan ngành dược ...................................................................................8

2.1.1. Phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu và thuốc thành phẩm nhập khẩu ....9

2.1.2. Cạnh tranh trong ngành ngày càng cao ....................................................10

2.1.3. Kênh phân phối ........................................................................................11

2.1.4. Các quy định pháp lý và rào cản gia nhập ...............................................13

2.1.5. Trình độ về công nghệ, nguồn nhân lực và R&D ....................................14

2.2. Phân tích tình hình tài chính ngành dược phẩm .......................................15

2.2.1. Tài chính của các công ty dược năm 2011 ...............................................15

2.2.2. Tốc độ tăng trưởng của ngành ..................................................................16

2.2.3. Rủi ro tài chính của ngành .......................................................................17

2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán của ngành ................................................18

2.2.5. Khả năng sinh lời của ngành dược phẩm .................................................18

3. PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG ............................20

3.1. Tổng quan về công ty cổ phần Dược Hậu Giang .......................................20

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................20

3.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty.............................................................................22

3.1.3. Sản xuất – Sản phẩm ................................................................................24

3.1.4. Hệ thống phân phối ..................................................................................24

Page 3: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

3

3.1.5. Phân tích SWOT: .....................................................................................26

3.1.6. Quản trị rủi ro ...........................................................................................27

3.2. Phân tích tài chính công ty Dược Hậu Giang .............................................31

3.2.1. Phân tích sự tăng trưởng ..........................................................................31

3.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ...............................................................32

3.2.3. Khả năng thanh khoản ..............................................................................38

3.2.4. Phân tích cấu trúc tài sản, nguồn vốn .......................................................40

4. DỰ BÁO TÀI CHÍNH .........................................................................................44

5. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DHG..............................................................................44

6. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ...................................................................................44

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................45

Page 4: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

4

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ

1.1. Tình hình kinh tế thế giới

Sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 -2009, tưởng như nền kinh tế thế giới đãcó thể phục hồi nhanh chóng, với mức tăng trưởng 5% đầy ấn tượng trong năm 2010,nhưng thực tế, nếu nửa đầu năm 2011 bối cảnh kinh tế còn tương đố i thuận lợi và cáctổ chức kinh tế quốc tế đều có dự đoán tương đối tốt về tăng trưởng toàn cầu thì từgiữa năm tình hình lại trở nên xấu đi, mức dự báo tăng trưởng dần bị hạ xuống. Tăngtrưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 cuối cùng chỉ đạt 3,8%. Tình hình cũ ng không mấykhả quan trong năm 2012.

Kinh tế Mỹ đang vật lộn với khó khăn, loay hoay lấy lại đà tăng trưởng. Nhưngthực tế tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012 của Mỹ chỉ đạt 1,5% - thấp hơn nhiều sovới kỳ vọng, thậm chí còn không bằng mức tăng trưởng 1,7% của cùng kỳ năm 2011.Vài điểm cộng vào cuối năm 2012 như giá dầu giảm, doanh số bán xe tăng, giá nhàđất và hoạt động sản xuất phục hồi đã phần nào tạo được hi vọng cho kinh tế Mỹ,nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không thể khôi phục nếu như thị trường việc làm vẫnkhông có thay đổi tích cực và chính phủ không thông qua chính sách thuế hợp lý - cắtgiảm chi tiêu công.

Châu Âu tiếp tục vùng vẫy trong khủng hoảng nợ công, 6 trong tổng số 17 nềnkinh tế khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã rơi vào suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệpở Eurozone hiện lên tới 11%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời năm 1999. HyLạp, Bồ Đào Nha, Italia và Tây Ban Nha đang chìm trong suy thoái; kinh tế Đức vàPháp tuy khá hơn, song có lẽ sẽ tăng trưởng chậm hơn cả so với Mỹ trong năm 2012.

Cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt mấy năm qua tại châu Âu đã và đangtác động xấu tới nền kinh tế châu Á, vốn được coi là đầu tàu kéo cả nền kinh tế thếgiới đi lên. Nếu trước đây, châu Á mơ về mô hình của khối Liên minh châu Âu (EU)thì nay giấc mộng đã tan tành. Giữa tháng 7-2012, Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB), vừa công bố một báo cáo cho biết khủng hoảng trong khu vực eurozone cũngnhư tình trạng kinh tế trì trệ của Mỹ đã tác động đến mức tăng trưởng của các nềnkinh tế đang trỗi dậy ở châu Á, cụ thể là làm giảm mức cầu đối với xuất khẩu trongvùng. Thiên tai liên tục xảy ra ở Nhật Bản, Thái Lan, Philipin, Việt Nam,… đã cónhững ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của khu vực. Hệ quả là kinh tế ở các nướcchâu Á đang phát triển đã chậm lại trong nửa đầu năm 2012.

Với những diễn biến mới nhất từ Mỹ, Châu Âu và Châu Á thì các chuyên giacho rằng không chỉ trong năm 2012 mà trong những năm tiếp theo kinh tế thế giới vẫncòn quá nhiều khó khăn phải đối mặt.

1.2. Diễn biến kinh tế Việt Nam

Năm 2012 được xem như là năm thứ 2 của giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm năm 2011-2015 với nhiều bất ổn vĩ mô cần được giải quyết. Những điểmyếu mang tính cơ cấu tồn đọng từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 -2010 có ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam: lạm phát kéo dài, tăng trưởng

Page 5: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

5

không ổn định và thấp hơn so với thời kì trước, đi cùng với các bất ổn vĩ mô gia tăngnhập siêu, nợ công, nợ nước ngoài.

1.2.1. Tốc độ tăng trưở ng

Từ cuối năm 2007, đã có những chỉ dấu rõ ràng về yếu kém của nền kinh tế.Sang năm 2008, trước bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu và cơ cấu kinh tế dễ bị tổnthương, mục tiêu tăng trưởng do Chính phủ đặt ra đã được điều chỉnh giảm, từ 8,5-9%theo kế hoạch xuống 7,2% nhưng cũng không thể hoàn thành. Tốc độ tăng trưởngGDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%, chính thức đánh dấu sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng.Sang năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam giữ ở mức thấp5,32% và 6,78%. Tăng trưởng kinh tế do vậy cũng không thể đạt mức kế hoạch đặt ra.Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2011 đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấphơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưngtrong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăngtrưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.

Trong năm 2012, ta đề mục tiêu cả năm 2012 đạt tăng trưởng GDP ở mức 6%,giữ lạm phát dưới 8%. Thực tế ăng trưởng GDP từ đầu năm tới nay hạ xuống mức4,31% dù mức tăng trưởng của quý hai tăng được 4,5%. Tình hình khó khăn có thể sẽkhông được cải thiện cho đến hết 2013, tăng trưởng kinh tế năm 2013 dự báo có thểđạt từ 6-6,5%.

1.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương

Trong giai đoạn 2006-2011, tổng số việc làm trong nền kinh tế đã tăng từ 44triệu lên 50,6 triệu (khoảng 2,83%/năm). Trong khi đó, lực lượng lao động có tốc độtăng tương đương việc làm (2,8%/năm), điều này cho thấy sự mở rộng khá tương ứngcủa cả cung và cầu trong thị trường lao động. Mặc dù vậ y, do tốc độ tăng việc làm tạomới vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của lực lượng lao động nên tỉ lệ thất nghiệp tronggiai đoạn 2006-2011 vẫn tăng nhẹ từ 2,1% lên 2,3% với số người thất nghiệp tăng từ1 lên 1,2 triệu.

Một chỉ tiêu quan trọng khác của thị trường lao động là tiền lương. Tuy khôngcó số liệu của Tổng cục Thống kê về tiền lương, song những số liệu thu thập được từcác cuộc khảo sát được thực hiện hàng năm trong suốt giai đoạn từ 2009 đến 2011cũng cho thấy chỉ số này phục hồi khá tốt sau khi giảm xuống mức thấp nhất vào quýI/2009 dưới tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế.

Như vậy, cả ba chỉ số chính về thị trường lao động - việc làm, thất nghiệp, vàtiền lương, đều tương đối khả quan trong năm 20 11 dù tăng trưởng kinh tế sụt giảm.Các kết quả này về thị trường lao động có thể được nhìn nhận là các điểm sáng củakinh tế vĩ mô trong những năm qua.

1.2.3. Lạm phát

Năm 2007, lạm phát Việt Nam bắt đầu tăng lên 2 con số, là 12.75% (trong khinăm 2006 con số ấy chỉ là 6,57%). Năm 2008 là 19.87% và năm 2009 có xu hướng hạ

Page 6: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

6

nhiệt 6,52%. Với gói kích cầu năm 2009, lạm phát năm 2010 lại tăng lên 2 con số là11,75% và giữ mức tăng đó đến 2011 là 18,13%. Do tếp tục thắt chặt chính sách (tăngtrưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15-17%), tác động của yếu tố cầu kéo đến lạmphát có xu hướng giảm dần và ổn định trong năm 2012; nhờ đó, triển vọng lạm phátnăm 2012 được dự báo khả quan, với mức tăng CPI tháng 6 thấp nhất trong vòng 38tháng, và chỉ tăng 6,9% so cùng kỳ năm ngoái, dự kiến lạm phát cả năm sẽ được kiềmchế dưới 10%. Năm 2013, áp lực lạm phát dự báo tiếp tục giảm, dao động quanh mức6-7%.

1.2.4. Lãi suất

Đà giảm của chỉ số giá tiêu dùng chính là cơ sở để hạ lãi suất trong nền kinh tế.Lãi suất huy động ngắn hạn giảm về mức trần 9% trong khi lãi suất dài hạn dao độngtừ 9 – 12%/năm. Đường cong lãi suất bắt đầu được thiết lập trở lại. Ngân hàng Nhànước cũng nới dần các biện pháp hành chính đối với lãi suất khi không áp trần đối vớilãi suất kỳ hạn dài trên một năm. So với mức lãi s uất huy động ở thời điểm cao nhấttrong sáu tháng đầu năm 2012, lãi suất thực tế đã giảm từ 7 – 10%. Lãi suất huy độnggiảm kéo theo lãi suất cho vay VND cũng giảm theo. Nhiều ngân hàng thương mạiliên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong thời gian qua và mức lãi suất phổ biếnhiện đang dao động trong khoảng 12 – 15%/năm. Nhờ vậy, tín dụng tính theo thángđang dần tăng trở lại trong những tháng gần đây.

1.2.5. Tỷ giá

Trong 6 tháng đầu năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp,kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt độngsản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn... nhưng về cơ bản,diễn biến thị trường ngoại hối trong và ngoài nước không có nhiều biến động. Cácquyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷgiá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung – cầu ngoại tệ trong nềnkinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư saukhi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư củacán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND trong 6 thángđầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định: duy trì ở mức 20.828 VND/ 1USD;

Bên cạnh diễn biến ổn định của tỷ giá, để thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoạihối, tăng cường khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi cần thiết – tỷgiá mua vào của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu từ ngày13/2/2012 được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của NHTM. Ước tính dự trữ ngoạihối trong quý I/2012 đã tăng thêm 30% so với cuối năm 2011. Định hướng mới tiếptục được đưa ra: năm 2013, tỷ giá USD/VND vẫn sẽ được giữ ổn định với biến độngtrong khoảng 2 - 3%.

1.2.6. Xuất nhập khẩu

Trong nửa đầu năm 2012, Việt Nam đã có xuất siê u trở lại sau nhiều năm nhờlợi thế về giá của một số mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu của ViệtNam hiện vẫn chưa có những thay đổi cần thiết, vẫn còn phụ thuộc vào hàng nhập

Page 7: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

7

khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam phầnlớn vẫn là hàng nông, thủy sản, các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp và các doanhnghiệp vẫn cần nhập một lượng đáng kể nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuấtkhẩu. Chẳng hạn, trong 8,4 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa dệt may, giày dép trong 5tháng đầu năm 2012 thì Việt Nam cũng đã phải nhập khẩu gần 4,9 tỷ USD bông, sợidệt, vải và nguyên vật liệu cho dệt may, giày dép – chiếm khoảng 60% giá trị hàngxuất khẩu. Tỷ lệ này gần như không thay đổi suốt từ năm 2004 đến nay.

Điều mà nền kinh tế mo ng đợi nhất là chính sách tái cơ cấu nền kinh tế và xử lýnợ xấu của hệ thống ngân hàng thì việc tiến hành có vẻ quá chậm chạp. Chừng nào màcác chính sách này chưa được thực hiện thì chừng đó những tín hiệu ổn định vĩ môhiện nay vẫn có nguy cơ trở lại trạng thái xấu bất cứ khi nào.

Bước sang giai đoạn mới, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015đã được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 8/11/2011. Trong kế hoạch phát triển kinhtế 5 năm này, hai vấn đề chính của nền kinh tế đã được cập và được xá c định là mụctiêu cần giải quyết: (i) ổn định kinh tế vĩ mô được đặt lên hàng đầu, và (ii) định hướngnâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Mục tiêu phấn đấu trong 5 năm tới là duy trì mứctăng trưởng từ 6,5-7%/năm, thấp hơn so với kế hoạch 5 năm trước. Chỉ số giá tiêudùng được đặt mục tiêu hạ xuống ở mức 5 -7% vào năm 2015. Nợ công được đặt mụctiêu thấp hơn những năm trước nhằm thực hiện kế hoạch duy trì tổng nợ công khôngquá 65% GDP, dư nợ chính phủ và dư nợ quốc gia không quá 50% GDP.

Page 8: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

8

2. PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

2.1. Tổng quan ngành dược

Ngành dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cóchức năng sản xuất và phân phối các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồivà tăng cường sức khỏe của con người.

Ngành dược là ngành có sự tăng trưởng ổn định nhờ sản phẩm của ngành lànhu yếu phẩm cần thiết của đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2004 – 2010 ngànhdược tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng giá tiền thuốcsử dụng và giá trị sản phẩm trong nước lần lượt là 19%/năm và 22%/năm. Trong đógiá trị nhập khẩu chỉ tăng với tốc độ bình quân là 14,3%/năm.

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý Dược, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đạttrên 1,9 triệu USD trong năm 2010, tăng gần 13% so với năm 2009. Mặc dù tốc độtăng trưởng tổng tiền thuốc sử dụng đang trong xu hướng giảm qua 2 năm 2009 –2010 nhưng vẫn giữ ở mức trên 2 con số. Tốc độ tăng trưởng giá trị tiền thuốc sử dụngtăng bình quân đạt bình quân trên 18% trong 5 năm 2006 – 2010, cao hơn nhiều so vớimức tăng trưởng bình quân của ngành Dược toàn cầu (6,2%).

Dự báo giá trị tiền thuốc sử dụng sẽ đạt gần 3,4 triệu USD vào năm 2015 vớitốc độ tăng trưởng bình quân trên 14,5%/năm trong giai đoạn 2011 -2015 (đã loại trừtác động của tỷ giá), tuy chậm hơn giai đoạn 2006 – 2010 nhưng vẫn ở mức cao vàvượt xa mức tăng trưởng bình quân toàn cầu theo IMS Health dự báo là 3 -6%/năm vàcao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình nhóm 3 các thị trường Dược phẩm mới nổi(Các thị trường mới nổi trừ Trung quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga) được dự báo ở mức10-13%/năm.

Chi tiêu thuốc bình quân đầu người đều có sự cải thiện qua các năm do thunhập và ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng đạtmức khá cao trong các năm gần đây.

Nguồn: Bộ y tế

9,8511,23

13,3916,45

19,6 22,25

27,6

0

5

10

15

20

25

30

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tiền thuốcbình quânđầu người

Page 9: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

9

Theo Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2010 đạt 22,25USD. Trong khi đó, theo thống kê của IMS, trong năm 2010, chi tiêu cho dược phẩmbình quân toàn thế giới ở mức 125 USD/người/năm. Việt Nam đứng cuối bảng về chitiêu tiền thuốc đầu người năm 2010 trong các thị trường dược phẩm mới nổi nhóm 3(bao gồm Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Rumania, Ai Cập, Ukraine, Pakistan vàViệt Nam) với mức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầu người của nhóm này là 56 USD/năm. Các thị trường dược phẩm mới nổi nhóm 2 (bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nga) cómức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầu người là 32 USD /năm. Con số tương ứng củaTrung Quốc (nhóm 1) là 31 USD.

2.1.1. Phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu và thuốc thành phẩm nhập khẩu

Tây dượcTỷ lệ sản phẩm ngành dược ngày càng tăng. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cho

ngành lại chủ yếu nhập từ nước ngoài để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất.Ngành công nghiệp dược lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho nhiềudoanh nghiệp khó khăn, ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh. Sự phụ thụôc nguyênliệu đầu vào luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Giá nguyên liệu của thế giớibiến động liên tục là một yếu tố hết sức bất lợi, lạm phát cao, tỷ giá ngoại tệ dao độnglà những bài toán khó của doanh nghiệp tron g ngành.

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2011Hiện nay, hầu hết nguyên vật liệu dược Việt Nam nhập từ các nước châu Á như

Trung Quốc, Ấn Độ, và Singapore. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc giachiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhấ t vào Việt Nam, với tỷ trọngtương ứng là 25% và 21% (năm 2008).

Đông dượcHiện nay nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành đông dược còn yếu. Việt

Nam phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu để sản xuất thuốc đông dược, chủ yếu nhậpkhẩu từ Trung Quốc. Việc nhập khẩu này chưa được quản lý chặt chẽ từ cơ quan quảnlý. Nguồn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ, nhưng điều này lại gắn

826

1146,8

1414

1732

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

2000

2008 2009 2010 2011

Kim ngạch nhập khẩu NPL và Thuốc

Kim ngạch nhập khẩu NPL vàThuốc(triệu USD)

Page 10: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

10

liền với nguy cơ chất lượng thấp. Vì vậy Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng và pháttriển một ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dược.

2.1.2. Cạnh tranh trong ngành ngày càng cao

Số lượng doanh nghiệp Việt Nam tính đến năm 2011 ước chừng khoảng 200doanh nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ (về vốn và nhà xưởng), chủ yếu sản xuất thuốcphổ thông và phân phối (TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm hơn 50% tổng số nhàthuốc tư nhân trên toàn quốc) còn nhiều trùng lặp dẫn tới cạnh tranh cao trong thịtrường nội địa. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh với các doanh nghiệpnước ngoài ngày càng cao. Số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký kinh doanh tạiViệt Nam tăng từ hơn 300 năm 2007 lên gần 500 doanh nghiệp năm 2011.

Có thể chia thành 2 phân khúc sản xuất thuốc chính là Đông dược và Tây dược:Phân khúc sản xuất Đông dược : Thị trường thuốc Đông dược chỉ chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành dược, khoảng 0,5 % -1,5% giá trị sản xuất toànngành. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất Đông dược, trong đó 5 doanhnghiệp đã đạt chuẩn GMP-WHO, và hơn 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng kí.Cạnh tranh cao do có nhiều tương đồng về số mục sản phẩm và giá cả giữa các đơn vị.Đơn cử, hiện có khoảng 60 doanh nghiệp cùng sản xuất mặt hàng Kim Tiền Thảo vàhoạt huyết dưỡng não.

Phân khúc sản xuất Tây dược : gồm 87 doanh nghiệp sản xuất. Thuốc Tâydược nội địa chủ yếu là thuốc kháng si nh, vitamin và thực phẩm chức năng, giảm đau– hạ sốt... Vitamin, thực phẩm chức năng và thuốc kháng sinh là 2 dòng sản phẩmđược sản xuất nhiều nhất, chiếm 22% và 21% thị phần thuốc sản xuất trong nước.

Thị phần thuốc kháng sinh sản xuất trong nước tuy cao nhưng chất lượng chưacao, cộng thêm nhu cầu của người tiêu dùng nên kháng sinh nhập khẩu vẫn chiếm thịphần lớn trong kim ngạch nhập khẩu thuốc.

Thị phần Tây dược sản xuất trong nước:

21%

22%

10%7%

8%

32%

Thuốc kháng sinhVitamin, TP chức năngTim mạchHô hấpThần kinhKhác

Page 11: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

11

Phân ngành kinh doanh, nhập khẩu và phân phối thuốc

Thị phần thuốc nhập khẩu:

Nguồn: Thông tin thương mại 2010Hiện nay có hơn 500 doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc cho thị trường

Việt Nam. Số lượng các công ty và số thuốc nước ngoài đăng ký tăng vọt 29% lên8.500 thuốc sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thuế nhập khẩu giảm từ 15-20%xuống còn 5.2%. Các công ty lớn nhất tại Việt Nam gồm Sanofi Aventis Group (8.8%tổng thuốc tiêu thụ) và GlaxoSmithKline (7.8%), DHG (5%). DHG hiện là doanhnghiệp nội địa dẫn đầu sản xuất thuốc với 12% thị phần trong nước. DHG và IMP là 2doanh nghiệp có doanh thu sản xuất lớn nhất (1,600 tỷ VNĐ và 625 tỷ VNĐ) và tỷtrọng doanh thu hàng sản xuất cao nhất (94% và 95%).

Phân ngành này gồm các công ty chuyên về nhập khẩu, kinh doanh và phânphối dược của Việt Nam cũng như của nước ngoài. Các công ty phân phối nước ngoàilớn gồm Zuellig Pharma (Singapore), Diethelm (Thụy Sỹ), Mega Product (Thái Lan)với doanh thu mỗi công ty hơn 1000 tỷ. Doanh số của 3 doanh nghiệp này chiếm gần50% thị trường thuốc toàn quốc. Các công ty tiêu biểu của Việ t Nam gồm Codupha,Phytopharma, Vimedimex, Pharimexco, Hapharco,… Trong đó, Vimedimex vàPhytopharma chuyên xuất nhập khẩu ủy thác cho Dielthem và Zuellig Pharma,Codupha có hệ thống kho bãi và phân phối lớn, chuyên phân phối cho các công tyDược Trung Ương,… Doanh thu của các công ty nhập khẩu và phân phối thường rấtcao, giá vốn bán hàng theo tỷ lệ thuận cũng cao hơn các công ty sản xuất nhưng lợinhuận chỉ tính trên % hoa hồng nhận được từ các công ty dược đối tác.

2.1.3. Kênh phân phối

Cả nước có khoảng 41.500 điểm bán lẻ tại khắp các tỉnh thành đảm bảođưa thuốc đến tận tay người dân. Tính trung bình cứ 2.000 người dân thì có 1 điểmbán lẻ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thiếu hụt dược sĩ khi tỷ lệ dược sĩ trên 10.000 dân là0,2. Tham gia trong hệ thống phân phối thuốc gồm các thành phần sau đây:

897 công ty TNHH, CTCP, DNTN;

18%

10%

11%

8%9%

5%

39%

Thuốc kháng sinhVitamin, TP chức năngTim mạchGiảm đau, hạ nhiệtTiêu hóa

Gây mê,hồi sứcKhác

Page 12: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

12

29.541 quầy thuốc bán lẻ; 7.490 nhà thuốc tư nhân; 7.417 đại lý bán lẻ thuốc; 7.948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã; 464 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp nhà nước; 6.222 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa;

( Nguồn: Cục Quản Lý Dược)Tây dượcDo hệ thống phân phối được xây dựng được rộng khắp, từ các công ty cổ phần,

công ty trách nhiệm hữu hạn cho tới các quầy thuốc thuộc trạm Y tế xã, nên thời gianqua dù phải chịu nhiều sức ép trước biến động kinh tế, nhưng thị trường dược vẫn kháổn định.

Năm 2008 2009 2010 2011

Bệnh viện 974 983 958 962

Phòng khám đa khoa khu vực 781 751 802 816

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng 40 35 31 33

Trạm y tế xã, phường 10.917 10.982 10.963 10.992

Trạm y tế của cơ quan,xí nghiệp 710 713 713 716

Cơ sở khác 38 42 44 51

Tổng 13.460 13.506 13.511 13.570

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là thông qua bệnh viện và nhà thuốc. Mạnglưới phân phối thuốc vẫn chưa có sự chuyên nghiệp. Hoạt động của phần lớn doanhnghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như độc quyền nhậpkhẩu, hay được giao phụ trách và khai thác các chương trình quốc gia hay của địaphương. Trong khi các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối các mặt hàng dược phẩmtrong địa bàn, nên mặt hàng không có nhiều sự đa dạng, lợi nhuận thấp. Hệ thốngphân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị trường,mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước, trong kh i đó các công tydược đa quốc gia tham gia thị trường một cách bài bản.

Đông dượcSản phẩm đông dược được phân phối thông qua hệ thống khá lớn, đây là một

tiềm năng lớn của ngành dược Việt Nam. Năm 2008 cả nước có 45 viện y học dân tộc,242 bệnh viện đa khoa có khoa y học dân tộc, 4000 tổ chuẩn trị, 30% trạm y tế xã cóhoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và trên 1000 cơ sở y học cổ truyền tưnhân.

Page 13: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

13

Nhìn chung, hệ thống lưu thông phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp,nhưng còn nhiều vấn đề bất cập. Khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trongngành dược ngày càng gay gắt hơn, để có thể tồn tại các công ty ngành dược phải đầutư phát triển mạng lưới phân phối, mới có thể mở rộng thị phần cạnh tranh với cáccông ty đa quốc gia. Thói quen người tiêu dùng Việt Nam là thường tự mua thuốctheo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc(có tới 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm). Việcmua thuốc không kê toa dẫn đến tình trạng hệ thống bán lẻ của Việt Nam bị mất trậttự, xuất hiện nhiều loại thuốc có nguồn gốc không rõ, thuốc giả, thuốc phi mậu dịch.Trước tình hình sử dụng, mua bán thuốc ở Việt Nam còn nhiều bất cập, lộn xộn vàthiếu kiểm soát, Bộ y tế cần phải ban hành các quy chế hoạt động cho các doanhnghiệp, xây dựng ban hành các danh mục thuốc không kê đơn và hơn nữa cần kiệntoàn những quy định để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân. Điều này sẽ góp phần cảithiện hệ thống phân phối thuốc Việt Nam, giúp các doanh nghiệp dược có thể cạnhtranh với các công ty đa quốc gia.

2.1.4. Các quy định pháp lý và rào cản gia nhập

Quyền kinh doanh

Từ 1/1/2007 các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh tại ViệtNam dưới hình thức liên doanh liên kết hay 100% vốn nước ngoài. Doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng theo nguyêntắc đối xử quốc gia. Việc bảo hộ các doanh nghiệp phải được thực hiện đúng trongkhuôn khổ của WTO.

Quyền phân phối

Kể từ 1/1/2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà i và chinhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép trực tiếp xuất khẩu màkhông phải thông qua nhập khẩu ủy thác và uỷ thác nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanhnghiệp nước ngoài vĩnh viễn không được phép phân phối trực tiếp dược phẩm tại ViệtNam mà phải bán lại cho các doanh nghiệp Việt Nam có chức năng phân phối. Nhưvậy, các doanh nghiệp nước ngoài và chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài Việt Namnhập khẩu trực tiếp sẽ phải bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năngphân phối.

ThuếSau khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế

chủ yếu là kháng sinh (có 18 dòng), Vitamin (4 dòng) được giảm từ 10 -15% xuống3%-13%, trung bình mức giảm 3%. Sẽ có 3 dòng thuế sẽ giảm 0-5% với thời giantrong vòng 3-5 năm. Mức thuế trung bình 2,5% sau 5 năm kể từ khi Việt Nam trởthành thành viên của WTO. Thuế đối với mỹ phẩm giảm từ 44%-17,9%. Giảm thuếnhập khẩu là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước trong việccạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.

Các nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu sẽ được miễm giảm đến 0% tạo điềukiệm giảm chi phí giá vốn, tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến một số doanhnghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam.

Page 14: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

14

Tiêu chuẩn ngành

Đến cuối năm 2010, các doanh nghiệp dược Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn củaWTO về chất lượng sản phẩm (GMP -WHO) sau thời hạn đó các doanh nghiệp khôngđạt tiêu chuẩn sẽ buộc phải ngừng sản xuất. Đầu năm 2011 có khoảng 93/98 nhà máytân dược đạt tiêu chuẩn trong khi chỉ có 5/80 nhà máy đông dược đạt tiêu chuẩn.

Chính sách giá

Theo quy định của Bộ Y tế ban hành ngày 31/8/2007 thì nhà nước quản lý giáthuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán buôn và bán lẻ tự định giá,cạnh tranh về giá và chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ qu an nhà nước. Việc kê khaigiá thuốc là do cơ sở kinh doanh báo cáo với cơ quan nhà nước về giá nhập khẩu, giábán buôn và giá bán lẻ dự kiến. Tất cả các công ty không được tự phép nâng giá thuốcmà không có sự cho phép của Bộ y tế. Trong trường hợp khẩn cấp các công ty vẫnphải đưa ra kế hoạch chi tiết nâng giá thuốc trước khi triển khai thực hiện.

Quảng cáoQuảng cáo thuốc ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bị hạn chế, một số loại thuốc

bị cấm quảng cáo bao gồm các loại thuốc nằm trong nhóm thuốc độc, thuốc gâynghiện các loại, thuốc chưa được đăng kí trên thị trường Việt Nam và các loại thuốcliên quan đến hệ thần kinh. Đăng ký quảng cáo thuốc thông qua cục Quản lý dượcphẩm Việt Nam (DAV) thuộc bộ Y tế và phải đăng ký lại hàng năm.

2.1.5. Trình độ về công nghệ, nguồn nhân lực và R&D

Trình độ về công nghệ

Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúngđắn, đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp trong ngành dược. Hầu hếtcác doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công n ghiệp bào chế đơn giản, hàmlượng kỹ thuật thấp, trùng lắp trong các dòng sản phẩm mà chưa chú trọng phát triểnnguồn dược liệu, ít chú ý đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bàochế đặc biệt... Chính vì vậy, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầuthị trường.

Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển (R&D) chưa được coi trọngCác doanh nghiệp Việt Nam thiếu chuyên môn cũng như nguồn tài chính để hỗ

trợ cho công tác R&D. Thay vào đó, từ lâu Việt Nam đã là nơi để các công ty đa quốcgia tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới vô cùng tốnkém, trung bình phải mất 10 năm với chi phí từ 12-15 triệu USD. Hơn nữa, các doanhnghiệp chạy theo nhu cầu trước mắt của thị trường và hạn chế về trình độ nhân lực,công nghệ nên chỉ nhập công nghệ để sản xuấ t thuốc thông thường . Do đó, chí phíR&D mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố thường tập trung vào các dự án muasắm máy móc thiết bị mới. Chi phí dành cho R&D chỉ khoảng dưới 3% doanh thu,đây là một tỷ lệ thấp so với các nước Châu Á dân số đông (khoảng 5%) và so với thếgiới (12%-16%). Để tồn tại và sống còn, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnhphát triển nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học sản xuất các

Page 15: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

15

thuốc mới, thuốc thành phẩm. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vàotrong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu chuyển giao công nghệ.

Nguồn nhân lực trình độ cao còn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu

Nguồn nhân lực ngành dược Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu. Theo số liệuthống kê vào tháng 6 năm 2011 của Cục Quản lý Dược, toàn quốc đang có 14.728dược sĩ đại học và trên đại học, 31.485 dược sĩ trung học, 34.689 dược tá trong khi đódân số Việt Nam năm 2011 ước tính là 87,84 triệu người.

Tuy nhiên, số dược sĩ này phân bố không đồ ng đều mà tập trung 52% tại haithành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, riêng 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và đồngbằng sông Cửu Long đã chiếm 2/3 số lượng dược sĩ đại học, khiến cho các tỉnh miềnnúi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu cán bộ dược trầm trọng.

Hơn nữa trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế. Cácdược sỹ có bằng sau đại học và trình độ tiếng Anh tốt rất hiếm, đây là một hạn chế lớntrong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.

2.2. Phân tích tình hình tài chính ngành dược phẩm

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của ngành dược phẩm thông qua mẫu sốliệu trung bình ngành từ 15 công ty dược phẩm trong ngành giai đoạn 2007 – 2011.

2.2.1. Tài chính của các công ty dược năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Tên công ty Tổngtài sản

Vốn chủsở hữu

Doanh thuthuần

Lợinhuận

sau thuế

1 CTCP Dược Hậu Giang 1.996 1.382 2.491 416

2 CTCP DOMESCO 834 575 1.132 81

3 CTCP Traphaco 838 400 1.063 89

4 CTCP Hóa Dược phẩm Mekophar 561 409 1.045 77

5 CTCP Dược phẩm Imexpharm 828 709 776 78

6 CTCP Dược phẩm Cửu Long 842 232 630 -31

7 CTCP Dược phẩm Hà Tây 304 119 630 17

8 CTCP Mediplantex 337 104 587 5

Page 16: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

16

9 CTCP Dược phẩm Bến Tre 292 78 548 12

10 CTCP Dược phẩm OPC 467 306 409 50

11 CTCP Bidiphar1 250 192 292 40

12 CTCP Dược phẩm VIDIPHA 378 244 282 26

13 CTCP Dược phẩm Pharmedic 152 119 264 39

14 CTCP Dược Becamex 163 47 110 2

15 CTCP Dược phẩm Phong Phú 73 31 85 2

Cộng ngành dược phẩm 8.315 4.947 10.344 903

Xét 15 công ty dược phẩm trong mẫu, tổng tài sản của nhóm đạt 8.315 tỷ đồng,tổng vốn chủ sở hữu đạt 4.947 tỷ đồng vào cuối năm 2011, doanh thu năm 2011 củanhóm đạt 10.344 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 903 tỷ đồng, đem lại một tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu bình quân là 18,3%.

Xét theo doanh thu, bốn công ty có quy mô doanh thu lớn nhất và đạt trên1.000 tỷ đồng đó là Công ty Dược Hậu Giang, Domesco, Traphaco và Mekophar.Công ty Dược Hậu Giang là công ty có hiệu quả kinh doanh cao nhất khi đạt mức tỷsuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2011 lên tới 30%/năm.

2.2.2. Tốc độ tăng trưởng của n gành

Sơ đồ: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm

Page 17: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

17

Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấptình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở cả tốc độ tăngcủa doanh thu và tổng tài sản. Tốc đ ộ tăng trưởng doanh thu hàng năm thấp nhất tronggiai đoạn này là năm 2010, tuy nhiên, vẫn ở mức khá cao là 10%. Tốc độ tăng trưởngkhả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về dung lượng thị phần của ngành, từ đókhuyến khích các công ty trong ngành đầu t ư mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy môtài sản.

Trong quá trình tăng trưởng tài sản, quy mô tài sản dài hạn và tỷ trọng tài sảndài hạn trên tổng tài sản có xu hướng gia tăng. Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tàisản đã tăng từ mức 24% cuối năm 2007 lên mức 31% cuối năm 2011. Điều này chothấy các doanh nghiệp trong ngành tích cực đầu tư mở rộng dây chuyển sản xuất đểmở rộng quy mô kinh doanh.

2.2.3. Rủi ro tài chính của ngành

Trong giai đoạn 2007 – 2011, ngành dược phẩm đã liên tục gia tăng mức độ sửdụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng. Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngànhđã gia tăng từ mức 32% cuối năm 2007 lên mức 40% cuối năm 2011. Tuy nhiên, hệ sốnợ này vẫn thấp hơn 50% cho thấy đây vẫn là đòn bẩy tài chính ở mức độ vừa phải.Trong cơ cấu nợ của ngành, chiếm tỷ trọng chủ đạo là nợ ngắn hạn dùng để tài trợ chovốn lưu động. Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm 92% tổng nợ phải trả.

Riêng nhóm 5 công ty đầu ngành (bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco,Traphaco, Mekophar và Imexpharm), mặc dù hệ số nợ có xu hướng gia tăng, tuynhiên, hệ số nợ ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Kết quả này phùhợp với lý thuyết trật tự phân hạng về tài trợ, đó là các công ty này sinh lời tốt, có quymô lợi nhuận lớn so với nhu cầu đầu tư mới, do đó, họ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nộisinh là lợi nhuận để lại và không cần huy động nhiều các nguồn tài trợ bên ngoài,khiến hệ số nợ duy trì ở mức thấp.

Sơ đồ: Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành dược phẩm

Page 18: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

18

2.2.4. Phân tích khả năng thanh toán của ngành

Trong giai đoạn 2007 – 2011, khả năng thanh toán của ngành có xu hướnggiảm. Khả năng thanh toán hiện hành đã giảm từ mức 2,6 lần cuối năm 2007 xuốngmức 1,9 lần cuối năm 2011. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là một mức khả năng thanhtoán khá cao. Khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn 2009 – 2011 có sự giảm sútdo ngành tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính và do lãi suất trong giai đoạn này cóxu hướng tăng. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay vẫn duy trì ở mức 6,9 lần năm2011 là một mức cao. Do đó, ngành dược phẩm nhìn chung vẫn có khả năng thanhtoán tốt, nhận được tín nhiệm của các ngân hàng và đây là cơ sở để các doanh nghiệpcủa ngành có thể tiếp cận thuận lợi vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

Sơ đồ: Khả năng thanh toán của ngành dược phẩm

2.2.5. Khả năng sinh lời của ngành dược phẩm

Ngành dược phẩm về cơ bản là ngành duy trì được tỷ suất lợi nhuận ở mức khácao và ổn định, ngay cả trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp khó khăn. Điều này cho thấyngành có rủi ro kinh doanh thấp mà nguyên nhân chính là do cầu về sản phẩm dược ítco giãn với giá cả. Chính vì vậy, nhà sản xuất có thể chuyển gánh nặng chi phí giatăng sang người mua thông qua việc tăng giá sản phẩm đầu ra.

Trong giai đoạn 2007 – 2011, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng bất lợi củakhủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước,ROE tối thiểu của ngành giai đoạn này vẫn ở mức 15,4% tại năm 2008, một mức tỷsuất lợi nhuận khả quan. Giai đoạn 2009 – 2011, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu củangành có xu hướng giảm dần. Điều này một phần quan trọng xuất phát từ việc cạnhtranh trong ngành trở nên gay gắt hơn khiến biên lợi nhuận giảm dần.

Page 19: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

19

Sơ đồ: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của ngành

Nhóm 5 công ty đầu ngành vẫn thể hiện được hiệu quả kinh doanh vượt trội khiliên tục duy trì được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung bình ngành. Một điểm đáng chú ýđó là, trong giai đoạn 2009 – 2011, khoảng cách giữa ROE của nhóm 5 công ty đầungành với ROE của ngành có xu hướng nới rộng ra, cho thấy ngành có tính kinh tếtheo quy mô và các công ty lớn trong ngành duy trì được lợi thế cạnh tranh rõ ràngtrước những công ty có quy mô nhỏ hơn.

Page 20: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

20

3. PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1. Tổng quan về công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang (DHG)

Thành lập ngà y 02/09/1974

Trụ sở chính: TP. Cần Thơ

Website: www.dhgpharma.com.vn

Ngành nghề kinh doanh chính:

Dược phẩm Thực phẩm chức năng Mỹ phẩm

Thông tin niêm yết

Cổ phần hóa: 02/9/2004 VĐL: 653,667,960,000 đ Niêm yết: 21/12/2006 – HOSE Mã Cổ phiếu: DHG Giá chào sàn: 38.500 đ KLCP lưu hành: 65,366,299 cp giá trị NY: 653.764.290.000 đ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9,thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa),huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ.

Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thànhCông ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhândân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thànhCông ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.

Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dượcthuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợpnhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.

Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và SócTrăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp. Cần Thơ) ra Quyết định số 963/QĐ -UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơnvị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần Thơ.

Ngày 02/09/2004: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạtđộng theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp. Cần Thơvề việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần Thơ thành công tycổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 đồng.

Năm 2005: Gia nhập câu lạc bộ doanh nghiệp có doanh thu sản xuất hơn 500 tỷđồng. Là doanh nghiệp dược đầu tiên thử tương đương lâm sàng thuốc bột Haginat vàKlamentin.

Năm 2006: Niêm yết chứng khoán lần đầu tại SGDCK Thành phố Hồ ChíMinh. Đạt tiêu chuẩn WHO -GMP/GLP/GSP.

Năm 2007:Khẳng định lại tầm nhìn,sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi.Thử tươngđương sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg. Thành lập 2 công

Page 21: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

21

ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma.Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản1999 sang phiên bản 2005;

Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả. Thành lập 6công ty con CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHGNature.

Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lược 20/80: sản phẩm, khách hàng,nhân sự. Thành lập công ty con A&G Pharma.

Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lược kiềng 3 chân: cổ đông, kháchhàng và người lao động. Thành lập 3 công ty con: TOT Pharma, TG Pharma, công tyTNHH một thành viên dược phẩm DHG.

Năm 2011: Triển khai thành công dự án nâng cao năng suất nhà máy và dự ánnâng cao hiệu quả hoạt động của công ty con. Thành lập công ty Bali Pharma.

Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công tyvẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị lạc hậu, côngsuất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay gắt, .... Tổng vốnkinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, Công ty chưa có khả năng tích lũy, tái sảnxuất mở rộng. Doanh số bán hàng năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sảnphẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổngdoanh thu).

Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược:“giữ vững hệ thống phấn phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở rộng thịtrường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất làm nền tảng” . Kết quảcủa việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều năm liên tiếp Công ty đạtmục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị phần, tăng khách hàng, nângcao thu nhập người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước.

Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Dược Hậu Giang đượccông nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩmcủa Công ty được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao”trong 10 năm liền (từ năm 1997 - 2006), đứng vào 100 thương hiệu mạnh Việt Namdo Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức. Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phùhợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: GMP - GLP - GSP.Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây lànhững yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vàonền kinh tế khu vực và thế giới.

Các danh hiệu mà công ty đã nhận được:

1988: Huân chương lao động hạng ba

1993: Huân chương lao động hạng nhì

1996: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (1991 – 1995)

1998: Huân chương lao động hạng nhất

2004: Huân chương độc lập hạng ba

2010: Huân chương độc lập hạng nhì

Page 22: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

22

Các đợt tăng vốn điều lệ: ĐVT: 1.000 đồng

Thời điểmVốn trước

phát hànhVốn tăng

Vốn sau

phát hành

08/2007 80.000.000 20.000.000 100.000.000

12/2007 100.000.000 100.000.000 200.000.000

12/2009 200.000.000 66.629.620 266.629.620

09/2010 266.629.620 2.500.000 269.129.620

06/2011 269.129.620 2.500.000 271.629.620

08/2011 271.629.620 380.134.670 651.764.290

06/2012 651.764.290 2.000.000 653.764.290

3.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty

Ban lãnh đạo:

Chức vụ Số CP Tỷ lệ

Phạm Thị Việt Nga Chủ tịch HĐQT 117,679 0.18%

Lê Minh Hồng Tổng Giám Đốc 102,042 0.16%

Nguyễn Thị Hồng Loan Thành viên HĐQT 57,283 0.09%

Lê Chánh Đạo Phó Tổng GĐ –Thành viên HĐQT 55,779 0.09%

Đoàn Đình Duy Khương Phó Tổng GĐ –Thành viên HĐQT 43,969 0.07%

Trần Thị Ánh Như Thành viên Ban kiểmsoát

17,753 0.03%

Trần Quốc Hưng Trưởng Ban kiểm soát 11,840 0.02%

Cơ cấu cổ đông:

Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Cập nhật

Page 23: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

23

SCIC 28.313.119 43,44% 12/11/2012

Sở hữu NĐT nước ngoài 31.922.311 49,00% 12/11/2012

CĐ nội bộ 2.443.637 3,74% 12/11/2012

Cổ đông ngoài 2.487.332 3,82% 12/11/2012

Các công ty con và công ty liên kếtCông ty con:

STT

Tên công tySở

hữu

1 CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM DHG (DHG PHARMA LTD.) 100%

2 CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH DHG (DHG TRAVEL) 100%

3 CTCP DƯỢC SÔNG HẬU (SH PHARMA) 51%

4 CÔNG TY TNHH MTV DT PHARMA (DT PHARMA) 100%

5 CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC LIỆU DHG (DHG NATURE) 100%

6 CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM CM (CM PHARMA) 100%

7 CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM HT (HT PHARMA) 100%

8 CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM ST (ST PHARMA) 100%

9 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN- BAO BÌ DHG (DHG PP) 100%

10 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN A&G PHARMA 100%

11 CÔNG TY TNHH MTV TOT PHARMA 100%

12 CÔNG TY TNHH MTV TG PHARMA 100%

13 CÔNG TY TNHH MTV BALI PHARMA 100%

Công ty liên kết:

STT Tên công ty Sở hữu

Page 24: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

24

1 CTCP TẢO VĨNH HẢO (SPIVIHA) 31%

2 CTCP BAO BÌ CÔNG NGHỆ CAO VĨNH TƯỜNG (VIPACO) 20%

3.1.3. Sản xuất – Sản phẩm

Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước,thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên...

Trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc và được chia làm 12 nhóm: khángsinh, nấm diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi họng –hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiểu đường; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xương khớp;Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất;

Tiên phong trong chiến lược đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu hoạt chất mới,tìm kiếm công nghệ đặc biệt, tạo nên các dòng sản phẩm độc đáo, có ưu thế cạnh tranhtrên thị trường và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm Haginat,Klamentin, Hapacol, Eyelight, Unikids... hay nhóm sản phẩm có thành phần hoạt chấttừ thiên nhiên như Eugica, Naturenz, Spivital.... đã và đang được quan tâm trên thịtrường là những sản phẩm tiêu biểu cho thành công của DHG trong thời gian qua.

Nhiều sản phẩm được sản xuất lô lớn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chiphí và nguồn vốn kinh doanh tài trợ cho hoạt động sản xuất.

Quy mô sản xuất lớn, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao và thường xuyên thayđổi. Do đó, các phong chức năng đã chủ động nhập khẩu tồn trữ nguyên liệu ở thờiđiểm giá rẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.

3.1.4. Hệ thống phân phối

DHG là doanh nghiệp dẫn đầu ngành về hệ thống phân phối, được đầu tư vàxây dựng gần 20 năm, sâu và rộng khắp 63 tỉnh thành cả nước bao gồm: 9 công ty conphân phối, 28 chi nhánh, 67 nhà thuốc, quầy thuốc tại các bệnh viện, 278 tỷ đồng giátrị tài sản, nhà đất, kho đạt tiêu chuẩn GDP toàn quốc.

Doanh thu xuất khẩu năm 2011 đạt 27 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng doanh thuhàng do công ty tự sản xuất. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm: dược liệu,kháng sinh, vitamin. Các thị trường đã xuất khẩu: Moldova, Ukraina, Myanma, Nga,Mông Cổ, Campuchia, Nigieria, Lào, Singapore. Các thị trường mới đang giao dịch:Jordan, Đài Loan, Malaysia, Cộng Hoà Séc, Kazakhstan, HongKong, Indonesia, SriLanka, Ghana, Pháp, Pakistan.

Page 25: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

25

Page 26: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

26

3.1.5. Phân tích SWOT:

Điểm mạnh:

Hệ thống phân phối sâu rộng nhất Việt Nam; Hoạt động Marketing chuyên nghiệp và hiệu quả; Định hướng chiến lược rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại, phù

hợp; Đầu tư có trọng điểm theo năng lực và tay nghề chuyên môn; Dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam về thị phần, năng lực sản xuất

và hiệu quả kinh doanh;

Điểm yếu:

Danh mục sản phẩm chủ yếu nhóm generic, chưa có nhiều sản phẩm đặc trịvà khả năng thay thế thuốc ngoại cùng loại đang sử dụng trong bệnh viện chưa cao;

Còn phụ thuộc 80% nguyên liệu nhập khẩu; Năng lực sản xuất không đáp ứng đầy đủ nhu cầu phân phối do chậm tiến độ

xây dựng nhà máy mới; Khả năng quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của công ty do quy mô

công ty tăng trưởng nhanh ; Hệ thống xử lý dữ liệu còn thủ công, chưa nhanh chóng kịp thời. Đang triển

khai ERP nên khối lượng công việc tăng gấp đôi;

Cơ hội:

Dân số Việt Nam đông, ước tính 100 triệu dân đến năm 2013. Ý thức chămsóc sức khỏe và chi tiêu tiền thuốc ngày càng tăng;

Tốc độ tăng trưởng ngành dược năm 2010-2014 dự báo đạt 17%-19%. Thịphần thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng 50% nhu cầu điều trị của người dân;

Mục tiêu của chính phủ đến năm 2015: đưa giá trị sản xuất thuốc trong nướclên 70% nhu cầu điều trị;

Ngoài các lợi thế cạnh tranh sẵn có, các danh nghiệp dược trong nước nắmtrong tay quyền trực tiếp phân phối sản phẩm;

Rào cản gia nhập ngành còn cao do phải đáp ứng tiêu chuẩn GPS;

Thách thức:

Kinh tế Việt Nam hiện nay tăng trưởng thấp so với các năm trước; Ngành dược chịu sự kiểm soát giá của Nhà Nước trong khi giá nguyên liệu

đầu vào liên tục tăng; Cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh các doanh nghiệp nước ngoài ngày

càng gay gắt; Kỳ vọng cao của nhà đầu tư gây áp lực lớn cho đội ngũ quản trị trong việc

tối đa hóa giá trị công ty, hài hòa lợi ích giữa cổ đông, doanh nghiệp và người laođộng;

Nguồn nhân lực dược còn thiếu nhiều, đặc biệt là dược sĩ đại học và sau đạihọc có trình độ anh ngữ tốt. Điều này phần nào hạn chế việc tiếp cận các công nghệtiến tiến từ các nước phát triển;

Page 27: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

27

3.1.6. Quản trị rủi ro

Nhận dạng rủi ro Phân tích rủi ro Đo lường rủi ro Giải pháp phòng ngừavà xử lý rủi ro

Rủi ro luật pháp

Luật và các văn bảndưới luật chưa hoànchỉnh. Các chínhsách và hướng dẫn vềthuế thay đổi thườngxuyên, chưa đồng bộvới các quy địnhkhác.

- Có thể làm thay đổikết quả kinh doanhvà định hướng củaCông ty.

- Nguy cơ bị kiệntụng, tranh chấp, bồithường nếu khôngam hiểu luật pháp vàcác quy định liênquan.

- Cập nhật, đối chiếu vàđiều chỉnh các quy địnhcủa Công ty phù hợpquy định của pháp luậtvà tình hình thực tế.

- Thực hiện quyết toánthuế TNDN mỗi nămmột lần với cơ quanthuế trước khi mời đơnvị kiểm toán độc lậpBáo cáo tài chính.

- Chuyên viên pháp chếrà soát 100% các hợpđồng và thỏa thuậntrước khi ký kết.

Rủi ro kinh tế

Nền kinh tế ViệtNam vẫn bất ổn.GDP tăng trưởngthấp. Xu hướng tiếtkiệm hơn tiêu dùng,đầu tư. Nhu cầu chitiêu cho chăm sócsức khỏe của ngườidân bị ảnh hưởng.Tất cả giá đầu vàođều tăng.

- Chi cho đầu tư sovới gửi tiết kiệm sẽtiêu tốn chi phí cơhội cao hơn các nămtrước.

- Doanh thu củaCông ty bị tác động.

- Giá thành tăng đồngloạt dẫn đến giá vốnhàng bán tăng. Có độtrễ tùy thuộc mức tồnkho dự trữ thànhphẩm của Công ty.

- Tập trung đầu tưnhững hạng mục đãđược ĐHĐCĐ thôngqua, những hạng mụcmang lại giá trị trựctiếp cho Công ty.

- Tăng cường bán hàngtheo chiều sâu, phânloại kỹ khách hàng20/80 để chăm sóc.

- Thắt lưng buộc bụngtrong chi tiêu quản lý.Thực hiện chi phí hiệuquả hơn là cắt giảmtrong chi phí bán

hàng.

- Xây dựng quản trịtheo “chuỗi cung ứng”nhằm tăng hiệu quả từđầu vào sản xuất đếnđầu ra.

Rủi ro biến động

tăng giá cả đầu

vào

Giá điện, xăng, lươngBHXH, … đều tăngtheo chủ trương củaChính phủ. Giá

- Giá đầu vào tăngtrong khi giá đầu racủa Ngành Dượcchịu sự kiểm soát của

- Dự báo tình hình giácả nguyên liệu ngay từđầu năm thông qua mốiquan hệ, ý kiến tư vấn

Page 28: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

28

nguyên liệu sản xuấtdược tăng mạnh đốivới những mặt hàngnhập khẩu, đặc biệtcác mặt hàng cónguồn gốc lươngthực thực phẩm, dầumỏ. Giá còn tăng dotỷ giá ngoại tệ tăngvà lạm phát của nướcxuất khẩu nguyênliệu

Nhà nước vì ảnhưởng đến an sinh Xãhội => ảnh hưởngđến lợi nhuận củaCông ty.

- Quyết định nhậpnguyên liệu đầu vàoở từng thời điểmkhác nhau.

- Cơ cấu sản phẩm sẽthay đổi do lợi nhuậncủa từng sản phẩmthay đổi.

của nhà cung ứng vàkinh nghiệm quá khứ.

- Chủ động nhập khẩunguyên liệu sao cho tốiưu nhất, hài hòa nhấtcác yếu tố: giá cả, tỷgiá, chi phí cơ hội vàchi phí tồn trữ.

- Tăng năng suất laođộng, cải tiến quy trình,giảm hao hụt trong sảnxuất

- Tiết kiệm chi phínhiên liệu thông qua ýthức và những cải tiếnmáy móc thiết bị.

Rủi ro biến động

tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ tăngmạnh thời gian qua.

Hoạt động nhập khẩucủa DHG Pharma sửdụng trên 95% đồngngoại tệ USD.

Tỷ giá USD/VNDchịu tác động củanhiều yếu tố, rất khódự báo với nhữngbiến động bấtthường.

- DHG nhập khẩubình quân trên 03triệu USD/tháng.Chênh lệch tăng tỷgiá tạo ra một khoảnchi phí tăng thêm lênđến hàng chục tỷđồng.

- Sự khan hiếm USDkhi có biến động tỷgiá gây khó khăn chocác lô hàng nhậpkhẩu.

- Chi phí cơ hội, chiphí tồn trữ do phảinhập nguyên liệunhiều để dự phòngbiến động tăng tỷ giáảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh vàvòng quay hàng tồnkho.

- Tỷ giá tiếp tục tăngsẽ bất lợi khi DHGchuẩn bị giải ngânmua máy móc thiết bịngoại nhập cho nhàmáy mới và nhà máyhiện tại.

- Khai thác tốt mốiquan hệ với các Ngânhàng để được ưu tiênthanh toán ngoại tệtrong thời điểm khanhiếm.

- Thực hiện hợp đồngL/C (Ngân hàng sẽ đảmbảo thanh toán cho nhàcung ứng).

- Nhanh chóng hoànthiện bộ chứng từ gửiNgân hàng khi có lôhàng nhập khẩu.

- Tranh thủ sự hỗ trợcủa các Ngân hàngtrong hoạt động thanhtoán ngoại tệ để tiếtkiệm chi phí, mang lạihiệu quả như: muaUSD đúng tỷ giá niêmyết, thực hiện hợp đồngL/C không ký quỹ, ….

Page 29: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

29

Rủi ro phụ thuộc

nguyên liệu nhập

khẩu

Nguyên liệu nhậpkhẩu tại DHG chiếm80% nhu cầu sử dụngcác loại nguyên liệuchính dùng để sảnxuất sản phẩm.

Chi phí nguyên vậtliệu bình quân chiếm50% giá thành sảnphẩm.

Nguồn nguyên liệukhi thay đổi phảithực hiện đăng kýtheo quy định trướckhi đưa vào sản xuất.

- Chủ yếu sản xuấtthuốc generic đã bánnguyên liệu.

- Sự phụ thuộc kéodài dẫn đến các sảnphẩm không tạodựng được sự khácbiệt vượt trội, dấu ấnriêng.

- Giảm năng lực cạnhtranh sản phẩm vớicác doanh nghiệpnước ngoài.

- Thay thế dần nguyênphụ liệu ngoại nhậpbằng những nguyênphụ liệu tự nghiên cứuhoặc sản xuất trongnước.

- Tập trung phát triểnnhững sản phẩm cónguồn gốc thảo dượcthiên nhiên, phù hợpvới mục tiêu phát triểncủa Ngành Dược ViệtNam.

- Tự nghiên cứu, phốihợp nghiên cứu với cácViện Trường và chuyểngiao công nghệ nhữngđề tài phát triển sảnphẩm có nguồn gốccông nghệ sinh học, tạosự khác biệt trong cạnhtranh.

Rủi ro từ nhà cungứng

Giao hàng khôngđúng hẹn, khôngđúng giá, không đúngchất lượng theo hợpđồng và thỏa thuậnđã ký kết.

- Hàng ngàn côngnhân không có côngăn việc làm.

- Thiếu hàng, khôngđáp ứng đủ nhu cầukhách hàng dẫn đếnnguy cơ mất thị phần.

- Có thể bị trả hàng,đền bù do thời gianchờ đổi hàng ảnhhưởng đến chấtlượng sản phẩm, cậnhạn dùng.

- Tổ chức Ngày hội nhàcung ứng để chia sẻkhó khăn.

- Các điều khoản hợpđồng và thỏa thuận kýkết có cam kết đền bùthỏa đáng nếu khôngthực hiện đúng.

- Phối hợp chặt chẽgiữa Phòng cung ứng,Phòng QTTC và nhàcung ứng để tiết kiệmchi phí, tổn thất, thờigian cho các sai lỗi vàvi phạm hợp đồng.

Rủi ro nợ phải thukhó đòi

Kỳ thu tiền của DHGgiữ được ở mức ổnđịnh. Tuy nhiên, vẫnphát sinh các khoảnnợ dây dưa khó đòi,chủ yếu là nợ cũ.

- Phát sinh chi phíthu nợ và quản lý nợquá hạn.

- Giảm hiệu quả kinhdoanh và vòng quaytiền mặt, vòng quaytài sản.

- Gây thất thoát tài

- Nghiêm túc triển khaiERP để quản lý côngnợ, tiền hàng.

- Cương quyết thựchiện phương pháp trảlương nhân viên bánhàng trên tiền thu về.

- Thực hiện đúng quy

Page 30: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

30

sản và giảm giá trị sổsách.

- Trích lập nhiều dựphòng nợ quá hạnphải thu khó đòi sẽlàm giảm lợi nhuậncủa Công ty

định về công nợ:

+ Hệ thương mại chophép kỳ hạn nợ 01tháng.

+ Hệ điều trị cho phépkỳ hạn nợ 03 tháng.

+ Tỷ lệ nợ/doanh thu:1:1

Rủi ro năng lực

sản xuất quá tải

Nhà máy đạt tối đacông suất mang lạihiệu quả cao choCông ty. Tuy nhiên,khi công suất bắt đầuquá tải, việc mở rộngsản xuất không kịpthời sẽ ảnh hưởngđến hoạt động Côngty

- Không đáp ứng đủnhu cầu thị trườngdẫn đến mất uy tín,mất thị phần, mấtkhách hàng.

- Doanh thu giảm, lợinhuận giảm, lươngnhân viên bán hànggiảm.

- Bố trí sản xuấtkhông phù hợp, tăngchi phí.

- Tập trung toàn lựcxây dựng nhà máy mớihoàn thành đúng tiếnđộ.

- Cấu trúc danh mụcsản phẩm 20/80 vàthông báo cụ thể đếnkhách hàng.

- Thực hiện sản xuất lôlớn để tiết kiệm chi phívà thời gian nghỉ.

Page 31: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

31

3.2. Phân tích tài chính công ty Dược Hậu Giang

3.2.1. Phân tích sự tăng trưởng

Để đánh giá sự tăng trưởng của DHG, chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêuquan trọng như doanh thu, LNTT (EBT), LNST (EAT) hay thu nhập trên mỗi CP(EPS).

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh thu 17.5% 16.5% 22.4%

Lợi nhuận trước thuế 182.4% 6.0% 13.1%

Lợi nhuận sau thuế 177.1% 6.7% 9.0%

Thu nhập trên mỗi cổ phần - EPS 107.9% 5.8% -55.0%

Tổng tài sản 40.7% 19.6% 9.7%

Vốn chủ sở hữu 46.3% 28.7% 8.9%

Nhìn vào bảng phân tích các hệ số tăng trưởng ta có thể thấy ngoài chỉ tiêudoanh thu, các chỉ tiêu còn lại đều có sự sụt giảm rõ rệt. Nguyên nhân là do mức tăngquá cao của các hệ số trong năm 2009. Nếu như khoản mục doanh thu có mức tăng chỉlà 17,5% thì các khoản EBT, EAT và EPS có mức tăng “khủng” lần lượt là 182,4%177,1% và 107,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tăng doanh thu thêm 260,5tỷ (tỷ lệ tăng 16,7%) đồng thời giảm chi phí bán hàng từ 521,5 tỷ xuống còn 409,5 tỷ(tương đương mức giảm 27,4%) nhờ việc mở rộng các kênh phân phối bán hàng, hoạtđộng marketing và tiếp thị tốt hơn. Sang đến năm 2010 các c hỉ số trên đã có sự chữnglại, mức tăng giảm xuống còn 6,0% 6,7% và 5,8%. Riêng năm 2011 công ty đa pháthành thêm hơn 38 triệu cổ phiếu mới làm giảm EPS, chỉ đạt 6376đ so với 14168đ củanăm 2010, do đó tỷ lệ EPS của DHG lần đầu tiên bị âm (55%).

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận đột biến năm 2009 là đến từchi phí bán hàng giảm mạnh. Giai đoạn 2006 – 2008, chi phí bán hàng thường chiếmkhoảng 35% doanh thu nhưng năm 2009 chỉ chiếm 23% doanh thu. Nguyên nhân chủyếu là do công ty tập trung vào nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đã xây dựngđược thương hiệu và có sự tăng trưởng mạnh, đồng thời công ty điều chỉnh một sốloại chi phí dịch vụ mua ngoài, giảm chi phí hoa hồng cho các đại lý…Chi phíQLDN/DT chỉ giảm nhẹ so với năm 2008 từ 7% xuống còn 6.51%.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2008 – 2011 là 18.8%/năm. Cụ thể doanh thu đã tăng từ 1485 tỷ lên 2490 tỷ, tương ứng với mức tăngtrưởng 17,5 lên 22,4%. Cho đến hết năm 2011, DHG đạt doanh thu 2490 tỷ đồng,hoàn thành 111% và LNST đạt 415 tỷ đồng bằng 109% kế hoạch. Nguyên nhân là doDHG đã mở rộng hệ thống phân phối và đưa ra thị trường các sản phẩm mới, songsong với đó là hệ thống phân phối mở rộng mạnh, hiện có mặt ở 64 tỉnh thành trên cả

Page 32: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

32

nước, 98% cơ sở khám ch ữa bệnh, 30 siêu thị nhận và bán sản phẩm của DHG. Mứctăng này giữ ổn định qua năm 2009 với doanh thu tăng 16,5%.

3.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Khả năng sinh lời của DHG có thể đánh giá thông qua 2 nhóm chỉ tiêu chính:khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động

3.2.2.1. Khả năng sinh lợi

Điểm lại tình hình doanh thu DHG những năm gần đây:

2009 2010 2011

DTT 17,5% 16,5% 22,4%

Lợi nhuận sau thuế 177,1% 6,1% 9,0%

Tốc độ tăng trưởng của DHG đang được duy trì ở mức cao so với các công tytrong ngành, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009 – 2011 là 18,8%. Sau 6tháng đầu năm 2012, DHG đạt doanh thu X tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt Y tỷ đồng.So với cùng kỳ năm trước, doanh thu DHG đã tăng X% và LNST tăng X%, cao hơnrất nhiều so với năm 2010 và 2011. Có thể thấy tiềm năng tăng trưởng của DHG hiệnvẫn còn đang rất lớn. Hiện tại, công ty đang đầu tư mạnh nhằm nâng cao năng suất vàmở rộng thị trường, tiếp tục củng cố và duy trì vị thế dẫn đầu của mình trong tươnglai.

Bảng trên cho thấy tình hình tăng trưởng của DHG so với ngành dược tronggiai đoạn 2008 – 2011. DHG có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn trung bình ngành từ 4 dến

17%

18% 17%

22%20%

14% 10%

17%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

2008 2009 2010 2011

DHG

Ngành dược

Page 33: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

33

7%. Năm 2009 và 2010, khi mà tỷ lệ này của ngành giảm xuống thì tăng trưởngdoanh thu của DHG giữ vững, hầu như không thay đổi.

2008 2009 2010 2011

Doanh thu BH&CCDV 100.00% 100.0% 100.0% 100.0%

Các khoản giảm trừ -2.17% -1.37% -0.86% -0.79%

Doanh thu thuần 97.83% 98.63% 99.14% 99.21%

Giá vốn hàng bán -45.73% -46.46% -49.51% -51.06%

Lợi nhuận gộp 52.09% 52.17% 49.63% 48.14%

Chi phí bán hàng -34.34% -23.13% -23.57% -22.26%

Chi phí quản lý doanh nghiệp -6.84% -6.42% -6.58% -7.38%

Thu nhập khác 0.10% 0.80% 0.45% 0.40%

Chi phí khác -0.40% -0.71% -0.40% -0.61%

EBIT 10.61% 22.71% 19.54% 18.29%

Doanh thu hoạt động tài chính 1.47% 1.77% 1.98% 1.95%

Chi phí tài chính -2.54% -1.33% -0.17% -0.29%

Lãi/Lỗ từ công ty liên kết 0.01% -0.01% -0.19% 0.40%

EBT 9.55% 23.14% 21.15% 20.35%

Chi phí thuế TNDN hiện hành -1.23% -2.65% -2.50% -2.90%

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0.24% -0.02% 0.02% 0.07%

EAT 8.56% 20.47% 18.68% 17.52%

Dựa vào bảng báo cáo thu nhập theo tỷ trọng, ta có thể thấy nguồn doanh thuchính của DHG đến từ hoạt động kinh doanh chính. Lợi nhuận sau thuế của công tytăng dần qua các năm, nhảy vọt từ 8.56% năm 2008 lên mức 20.47% năm 2009 và giữổn định qua các năm tuy có giảm đội chút. Ta sẽ phân tích về các khoản mục chi phíđể làm rõ vấn đề này.

Chi phí bán hàng đã giảm đáng kể, đáng chú ý nhất là giai đoạn 2008 – 2009có sự giảm mạnh từ 35% xuống còn 23% và ổn định đến năm 2010. Cải thiện được tỷ

Page 34: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

34

lệ chi phí này là do DHG thực hiện thành công chiến lược 20/80 trong cấu trúc danhmục sản phẩm, phân loại và chăm sóc khách hàng, mở rộng hệ thống phân phối vàđưa ra thị trường các sản phẩm mới, song song với đó là hệ thống phân phối mở rộngmạnh. DHG sử dụng chi phí bán hàng chủ yếu do khấu hao tài sản, đầu tư hệ thốngphân phối đạt chuẩn GDP, đầu tư hoạt động của các nhãn hàng, Marketing,… Nhờvậy nên DHG đã xây dựng được thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, công ty cò n điềuchỉnh một số loại chi phí dịch vụ mua ngoài, giảm chi phí hoa hồng cho các đại lý…

Trong hoạt động tài chính , doanh thu và chi phí hoạt động tài chính của DHGchiếm tỷ trọng rất thấp qua các năm, đặc biệt là từ năm 2010 chi phí tài chính giảm rấtmạnh so với giai đoạn 2007-2009. Khi tìm hiểu nguyên nhân, ta thấy có những lý dosau: công ty đang khai thác được các chính sách ưu đãi từ phía các Ngân hàng như:miễn phí giao dịch thanh toán, dự thầu không ký quỹ… do đó khoản chi phí tài chínhnày giảm đáng kể. Còn về cơ cấu các khoản nợ vay tính lãi của công ty thì DHG chủyếu sử dụng nợ vay ngắn hạn, năm vừa qua công ty vừa cắt giảm khoản vay này nênchi phí lãi vay cũng giảm đi.

Đối với hoạt động đầu tư , DHG đã điều chỉnh giảm các khoản đầu từ tài chínhngắn hạn (năm 2010 và 2011 khoản mục này bằng 0), trong khi đầu tư tài chính dàihạn giảm chỉ còn 17,5 tỷ (giảm gần 74% so với năm 2008). Điều này cho thấy công tycông ty đang hạn chế các hoạt động đầu tư dàn trải và tập trung vào các lĩnh vực kinhdoanh chính của mình.

ROE Ý NGHĨA 2007 2008 2009 2010 2011

Lợi nhuậnròng/Thu nhập

trước thuế (EBT)

Gánh nặngthuế 89,7% 89,6% 88,5% 88,3% 85,5%

XEBT/Thu nhập

trước thuế và lãi(EBIT)

Tác động thunhập từ lãi 91,2% 108,3% 106,2% 108,6% 107,7%

XEBIT/Doanh thu

thuần

Tỉ suất lợinhuận ròng

biên11,1% 9,0% 22,1% 19,7% 18,3%

=Lợi nhuận

ròng/Doanh thuthuần

Tỉ suất lợinhuận ròng

9,1% 8,8% 20,8% 18,8% 16,9%

X Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Hiệu suất sửdụng tài sản 1,34 1,37 1,15 1,12 1,25

X Tổng tài sản/Tổngvốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tàichính

1,48 1,55 1,50 1,42 1,44

= ROE 18,0% 18,4% 35,3% 29,8% 30,1%

Page 35: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

35

Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Theo bảng phân tích DuPont ở trên, sau khi ổn định trong hai năm 2009 và 2010,chỉ số lợi nhuận ròng/EBT có xu hướng giảm xuống trong năm 2011, có nghĩa là,gánh nặng thuế có ảnh hưởng nhẹ đến ROE năm 2011 của DHG. Tuy nhiên năm 2012và 2013, DHG tiếp tục nhận được chính sách ưu đãi giảm 10% thuế TNDN do niêmyết trước thời hạn 31/12/2006, điều này sẽ có tác động tích cực đến các chỉ số ROE,ROA và ROS trong tương lai.

Tác động của thu nhập từ lãi

Về thu nhập từ tiền lãi của DHG rất ổn định trong giai đoạn 2008 – 2011: daođộng quanh mức 107, 108%. tác động của thu nhập này có chiều hướng giảm trongnăm 2011 do Công ty đã giải ngân một lượng tiền mặt lớn để phục vụ đầu tư phát triển(trong đó: 71,8 tỷ đồng cho nhà máy mới, 30,4 tỷ đồng cho mua đất, xây nhà hệ thốngphân phối) và tăng cổ tức lên mức 40% mệnh giá trên số lượng cổ phiểu sau kh i chiacổ phiếu thưởng. Cụ thể, trong năm 2011, Tập đoàn đã chi 256,3 tỷ đồng để đầu tưmua tài sản cố định và các tài sản khác, tăng 105,4% so với năm 2010.

Song, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng giảm, xét trênkhía cạnh chi phí cơ hội, trong trung và dài hạn, nguồn tiền giải ngân đầu tư cho cáchoạt động kinh doanh cốt lõi kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, ổn định và bềnvững hơn cho Tập đoàn trong giai đoạn phát triển kế tiếp.

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

35,00%

40,00%

2008 2009 2010

EAT

ROA

ROE cuối kỳ

Page 36: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

36

Năm 2008 LNST chỉ đạt 9%, đi kèm với đó là ROA đạt mức khiêm tốn 12%,ROE là 19%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 và 2008, công ty gia tăng vốn điềulệ và tài sản cố định làm giảm việc sử dụng nợ của công ty. Sang đến năm 2009 LNSTtăng trở lại lên 20%, ứng với đó là R OA tăng lên 23% còn ROE là 35% do trong năm2009, doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh nên ROE và ROAcó sự tăng trưởng vượt bậc dù sau đó giảm nhẹ xuốn g còn 21 và 29% trong năm 2011.

Nhìn chung tuy hiệu suất sinh lời có giảm nhưng DHG vẫn đang ở vị trí đứngđầu trong số các công ty được được niêm yết trên sàn trong cùng thời điể m, bên cạnhđó do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, biến động của giá xăng dầu vànguyên liệu đầu vào khiến cho giá vốn hàng bán có phần nhỉnh hơn khiến cho EAT cóphần sụt giảm (17,52% - giảm 2.95% so với năm 2009).

Phân tích trên cho ta thấy nguồn thu DHG khá bền vững qua các năm. Nhu cầuthị trường hiện vẫn còn lớn, do đó DHG có thể tận dụng thế mạnh của mình để tiếptục khai thác thị trường.

3.2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động:

Tác động của đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản của DHG, ta hãy xem xét các chỉ sốđánh giá hiệu suất sử dụng của hàng tồn kho và các khoản phải thu (hai tài sảnchiếm giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của DHG). Chỉ số vòng quay khoản phảitrả cũng sẽ được xem xét vì chỉ số này có liên hệ mật thiết với hai chỉ số đánh giáhiệu suất sử dụng tài sản nêu trên.

2,3 2,52,7

6,3

0

1

2

3

4

5

6

7

2009 2010

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

36

Năm 2008 LNST chỉ đạt 9%, đi kèm với đó là ROA đạt mức khiêm tốn 12%,ROE là 19%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 và 2008, công ty gia tăng vốn điềulệ và tài sản cố định làm giảm việc sử dụng nợ của công ty. Sang đến năm 2009 LNSTtăng trở lại lên 20%, ứng với đó là R OA tăng lên 23% còn ROE là 35% do trong năm2009, doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh nên ROE và ROAcó sự tăng trưởng vượt bậc dù sau đó giảm nhẹ xuốn g còn 21 và 29% trong năm 2011.

Nhìn chung tuy hiệu suất sinh lời có giảm nhưng DHG vẫn đang ở vị trí đứngđầu trong số các công ty được được niêm yết trên sàn trong cùng thời điể m, bên cạnhđó do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, biến động của giá xăng dầu vànguyên liệu đầu vào khiến cho giá vốn hàng bán có phần nhỉnh hơn khiến cho EAT cóphần sụt giảm (17,52% - giảm 2.95% so với năm 2009).

Phân tích trên cho ta thấy nguồn thu DHG khá bền vững qua các năm. Nhu cầuthị trường hiện vẫn còn lớn, do đó DHG có thể tận dụng thế mạnh của mình để tiếptục khai thác thị trường.

3.2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động:

Tác động của đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản của DHG, ta hãy xem xét các chỉ sốđánh giá hiệu suất sử dụng của hàng tồn kho và các khoản phải thu (hai tài sảnchiếm giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của DHG). Chỉ số vòng quay khoản phảitrả cũng sẽ được xem xét vì chỉ số này có liên hệ mật thiết với hai chỉ số đánh giáhiệu suất sử dụng tài sản nêu trên.

2,52,8

3,1 3

5,5 5,3

2010 2011

Vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay các khoản phải thu

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

36

Năm 2008 LNST chỉ đạt 9%, đi kèm với đó là ROA đạt mức khiêm tốn 12%,ROE là 19%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 và 2008, công ty gia tăng vốn điềulệ và tài sản cố định làm giảm việc sử dụng nợ của công ty. Sang đến năm 2009 LNSTtăng trở lại lên 20%, ứng với đó là R OA tăng lên 23% còn ROE là 35% do trong năm2009, doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh nên ROE và ROAcó sự tăng trưởng vượt bậc dù sau đó giảm nhẹ xuốn g còn 21 và 29% trong năm 2011.

Nhìn chung tuy hiệu suất sinh lời có giảm nhưng DHG vẫn đang ở vị trí đứngđầu trong số các công ty được được niêm yết trên sàn trong cùng thời điể m, bên cạnhđó do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, biến động của giá xăng dầu vànguyên liệu đầu vào khiến cho giá vốn hàng bán có phần nhỉnh hơn khiến cho EAT cóphần sụt giảm (17,52% - giảm 2.95% so với năm 2009).

Phân tích trên cho ta thấy nguồn thu DHG khá bền vững qua các năm. Nhu cầuthị trường hiện vẫn còn lớn, do đó DHG có thể tận dụng thế mạnh của mình để tiếptục khai thác thị trường.

3.2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động:

Tác động của đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản của DHG, ta hãy xem xét các chỉ sốđánh giá hiệu suất sử dụng của hàng tồn kho và các khoản phải thu (hai tài sảnchiếm giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của DHG). Chỉ số vòng quay khoản phảitrả cũng sẽ được xem xét vì chỉ số này có liên hệ mật thiết với hai chỉ số đánh giáhiệu suất sử dụng tài sản nêu trên.

Vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay các khoản phải thu

Page 37: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

37

Vòng quay các khoản phải thu được tính bằng doanh thu thuần/bình quânkhoản phải thu hàng năm. Nhìn vào tỷ số của DHG qua các năm ta thấy số vòng quaycủa công ty đang có sự giảm sút: từ 6,3 vòng năm 2009 giảm còn 5,5 rồi 5,3 vào năm2011). Điều đó cho thấy khả năng thu hồi tiền mặt của công ty càng giảm. Có hainguyên nhân chính: thứ nhất là việc khách hàng chậm trả các khoản phải thu, thứ haylà do để đảm bảo doanh thu đạt mục tiêu đề ra, giữ chân khách hàng và tăng khả năngcạnh tranh, công ty buộc phải tăng cường bán chịu hoặc gia hạn các khoản phải trả củakhách hàng. Điều này có thể khiến công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoảnhay phải trích lập dự phòng. Tuy nhiên, so với 1 số công ty khác cùng quy mô trongngành thì tốc độ này là khá nhanh, gấp 2 lần trung bình ngành:

TRA SPM OPC MKP IPM DMC TB Ngành

Vòng quay cáckhoản phải thu 3.57 1.66 4.09 8.43 4.06 5.41 3.58

Kỳ thu tiền BQ 102.22 219.71 89.35 43.28 89.79 67.51 101.98

(số liệu năm 2010)

Vòng quay hàng tồn kho được tính bằng giá vốn hàng bán / bình quân hàngtồn kho hàng năm. Vòng quay này nhìn chung có xu hướng tăng cho thấy công ty đãnỗ lực trong việc quản lý hàng tồn kho trong điều kiện giá nguyên liệu đầu vào có xuhướng tăng kết hợp với dự trữ vật tư hợp lý hơn, cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thịtrường. Năm 2010 vòng quay hàng tồn của công ty xấp xỉ mức TB ngành, cho thấylượng hàng dự trữ của công ty vẫn đang ở mức ổn định và hợp lý, không quá rủi ronếu thị trường có biến động lớn về nhu cầu (vòng quay HTK năm 2010 của DHG là3,19; của TB ngành là 3,11).

Vòng quay khoản phải trả của DHG được tính bằng giá vốn hàng bán / bìnhquân các khoản phải trả cho nhà cung cấp. Có thể thấy trong giai đoạn 2008 -2011 dotình hình khó khăn chung của ngành dược, vòng quay khoản phải trả đã tăng từ 2,3 lên2,8 khiến cho thời gian chiếm dụng vốn trung bình của nhà cung cấp giảm từ 162ngày xuống còn 129 ngày.

Hiệu quả hoạt động 2009 2010 2011

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt 32.6 40.7 62.5

Vòng quay tài sản cố định 5.2 4.9 4.4

Vòng quay Tổng tài sản 1.3 1.2 1.3

Tuy kỳ thu tiền bình quân tăng, kỳ thanh toán bình quân giảm nhưng chu kỳchuyển đổi tiền mặt cho công ty vẫn tăng . Trong giai đoạn 2008 – 2011 chu kỳ tiềnmặt đã tăng gấp đôi từ 33 lên 63 ngày. Như vậy dù gặp khó khăn trong vấn đề quản lýhàng tồn kho và thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu nhưng bằng nhiềubiện pháp và quy định quản lý chặt chẽ, công ty vẫn có thể đảm bảo khả năng thu hồivốn và xoay vòng hoạt động kinh doanh của mình. Xét tổng thể thì so với trung bình

Page 38: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

38

ngành, DHG vẫn là công ty có chu kỳ tiền mặt thấp, hay nói cách khác là tính thanhkhoản trong hoạt động của DHG cao trong ngành. Điều này có được là nhờ vị thế vàuy tín của một công ty đầu ngành dược, góp phần đảm bảo cho DHG không phải đivay nợ nhiều trong thời gian chờ khách hàng trả tiền.

Vòng quay tài sản cố định thể hiện rõ sự sụt giảm, nếu năm 2009 vòng quaynày là 5,2 thì năm 2011 chỉ còn 4,4. Nguyên nhân không là do DHG đã hoạt động hếtcông suất nên có sự chững lại . Vì vậy công ty đã tiến hành thực hiện một số dự ánđầu tư lớn: mua sắ m thêm máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng, kho bãi, đặc biệt làđầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy mới nhằm nâng công suất hoạt động, mở rộng quymô sản xuất.

Vòng quay tổng tài sản nhìn chung không biến động qua các năm, qua đó chothấy hiệu quả và sự ổn định trong việc sử dụng tài sản của công ty để tạo ra doanh thu.

Tóm lại, dù có nhiều biến động nhưng năng lực hoạt động của DHG vẫn đemlại hiệu quả và ổn định, giữ vững vị trí cánh chim đầu đàn trong ngành dược trongbối cảnh khó khăn hiện nay. Ngoài ra vớ i các dự án đang được triển khai hứa hẹncũng sẽ đem lại nguồn thu và khẳng định sự phát triển cũng như năng lực của DHG.

3.2.3. Khả năng thanh khoản

3.2.3.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn:

2008 2009 2010 2011Khả năng thanh toán hiện hành 2.13 2.74 3.26 2.98

Khả năng thanh toán nhanh 1.29 2.04 2.48 1.95

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt 0.58 1.35 1.45 0.94

Xét 1 cách tổng quan, khả năng thanh toán của DHG có sự cải thiện mạnh quacác năm. Năm 2008 nếu chỉ xét các loại tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh nhưtiền mặt, chứng khoán khả mại thì DHG mới đáp ứng được 58% việc đảm bảo cáckhoản nợ ngắn hạn của mình, các khoản nợ còn lại DHG phải đảm bảo bằng lượnghàng tồn kho và khoản phải thu có tính thanh khoản kém hơn. Tuy nhiên đến năm2011, chỉ với lượng tiền mặt và chứng khoán khả mại, DHG đã có khả năng đảm bảocác khoản nợ ngắn hạn của mình, với khả năng thanh toán tiền mặt là 0,94. Đây là mộtmức hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản của DHG trong trường hợp phảithanh toán các khoản nợ, đồng thời sử dụng nguồn tiền tốt hơn cho các hoạt động tàitrợ vốn lưu động và đầu tư.

Khả năng thanh toán TRA SPM OPC MKP IPM DMC DHG

Tỷ số thanh toán hiện hành 2.16 1.19 3.96 3.24 3.11 2.24 3.26

Tỷ số thanh toán nhanh 1.31 1.12 1.51 1.32 1.97 1.16 2.48

Tỷ số thanh toán tiền mặt 0.13 0.02 0.53 0.24 0.69 0.21 1.45

Page 39: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

39

Bảng trên cho ta thấy tỷ số thanh toán hiện nay của DHG khá cao (3,26), điềunày thể hiện DHG có đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Tỷ số thanhtoán nhanh và tỷ số thanh toán tiền mặt của DHG cũng rất khả quan. So sánh tươngquan với các công ty trong ngành ta cũng có thể thấy rõ DHG dẫn đầu các doanhnghiệp trong ngành về tỷ số này (số liệu 2010).

NĂM 2008 2009 2010 2011

Tiền & khoản tương đương/tổng tài sản 19.57% 38.38% 35.31% 23.41%

Nhìn lại tỷ trọng tiền mặt qua các năm so với tổng tài sản, ta thấy chiến lượccủa DHG là nắm giữ một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền rất lớn. Cầnlưu ý là hiện nay DHG đang tập trung đầu tư rất nhiều vào nhà xưởng và hệ thốngphân phối nhằm nâng cao năng suất trong tương lai, do vậy nhu cầu về tiền mặt tứcthời sẽ cao. Việc duy trì tiền mặt cao là một lợi thế giúp công ty sẵn sàng về mặt tàichính. Tuy nhiên năm 2011 tỷ lệ tiền mặt giảm mạnh từ 35.31% xuống còn 23.41% docông ty đã sử dụng số tiền mặt dữ trữ để đầu tư vào các dự án nhà máy. Mặt khác,DHG cũng đang đầu tư nhiều công trình nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sảnphẩm mới, điều này là phù hợp với chiến lược phát triển của công ty.

Dự báo trong tương lai gần DHG sẽ duy trì lượng tiền mặ t ở mức vừa phải, tậptrung cho chiến lược phát triển và mở rộng của mình.

3.2.3.2. Cấu trúc vốn và khả năng trả nợ dài hạn:

Cơ cấu vốn 2008 2009 2010 2011

Tỷ số nợ vay trên tài sản 2.19% 5.80% 1.87% 2.75%

D/E 3.40% 8.67% 2.59% 3.85%D/(D+E) 2.19% 5.95% 1.91% 2.79%Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng chi trả lãi vay (EBIT/Lãi vay) 79.2 128.7 245.2 303.6Khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay 30.2 5.6 33.3 26.7

DHG không sử dụng nhiều nợ vay, các tỷ số nợ đều ở mức rất thấp trong nhiềunăm, do đó khả năng chi trả lãi vay của DHG rất chắc chắn và nhìn chung tăng quacác năm (riêng năm 2009 do có sự tăng đột biến của khoản vay ngắn hạn nên khảbăng chi trả nợ gốc + lãi vay chỉ là 5.6). Cấu trúc vốn của công ty năm 2011 dựa trênnợ vay/ VCSH thì tỷ lệ nợ chưa đến 4%. Điều này khác hẳn với các công ty cùng quymô trong ngành khi có công ty vay nợ lên đến 20%. Trong khi đó tỷ lệ trung bình

ngành cũng đã là 12%.

Đặc điểm của DHG qua các năm là không sử dụng nợ vay dài hạn mà chỉ huyđộng vốn thông qua phát hành cổ phiếu và đi vay ngắn hạn. Khoản vay ngắn hạn này

Page 40: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

40

cũng biến động nhiều qua các năm vì chủ yếu DHG trang trải hoạt động kinh doanhbằng nguồn dự trữ tiền mặt lớn, khi nào thiếu vốn tạm thời mới đi vay.

Như vậy cấu trúc vốn của DHG rất an toàn do nguồn vốn được huy động phầnlớn từ các đợt phát hành cổ phiếu thành công. Đây cũng là một lợi thế của công tytrước tình hình lạm phát và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay hiện nay. Tuyvậy, cơ cấu này sẽ không còn phù hợp khi nền kinh tế ổn định. Xét về hi ệu quả tàichính, công ty đã bỏ lỡ công cụ đòn bẩy giúp tăng giá trị công ty.

Khả năng thanh toán của DHG rất tốt cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cần lưu ýlà DHG đang đầu tư khá nhiều theo kế hoạch dài hạn nên khả năng thanh toán củacông ty sẽ giảm trong vài năm tới ( tỷ số thanh toán nhanh 6 tháng đầu năm 2012 hiệntại là 1,73). Nhưng điều này cũng không đáng lo ngại do công ty đã có những chiếnlược duy trì tốt tính thanh khoản của mình, với khoản nợ vay rất thấp và dự trữ lượngtiền mặt cao.

3.2.4. Phân tích cấu trúc tài sản, nguồn vốn

2007 2008 2009 2010 2011

TÀI SẢN NGẮN HẠN

Tiền và các khoản tương đương tiền 14,3% 19,6% 38,4% 35,3% 23,4%

Các khoản đầu tư ngắn hạn 5,5% 0,2% 1,1% 0,0% 0,0%

Các khoản phải thu ngắn hạn 27,2% 23,6% 19,5% 24,5% 24,5%

Hàng tồn kho 24,4% 28,5% 20,2% 19,1% 25,8%

Tài sản ngắn hạn khác 0,4% 0,6% 0,6% 0,3% 0,9%

TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 71,9% 72,4% 79,7% 79,2% 74,7%

TÀI SẢN DÀI HẠN

Tài sản cố định 24,2% 19,4% 15,6% 16,7% 23,0%

Bất động sản đầu tư 0,0% 0,0% 0,0% 0,4% 0,0%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3,8% 6,2% 2,1% 2,2% 0,9%

Tài sản dài hạn khác 0,1% 2,0% 2,7% 1,5% 1,4%

TỔNG TÀI SẢN DÀI HẠN 28,1% 27,6% 20,3% 20,8% 25,3%

Page 41: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

41

Nếu năm 2007 tổng tài sản của DHG là 1082 tỷ thì đến năm 2011 đã đã tănggần gấp 2 lần, đạt 1.996 tỷ đồng. Về mặt cơ cấu, có thể thấy tài sản ngắn hạn củaDHG mặc dù có sự sụt giảm so với năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, năm2011 chiếm khoảng ¾ tổng tài sản. Tính riêng năm 2011 tổng tài sản dài hạn đã tăng4,5% phần trăm để đóng góp 25,3% trong tổng tài sản của công ty. Ngược lại, tổng tàisản ngắn hạn tuy có tăng về giá trị tuyệt đối (khoảng 49 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng lạigiảm xuống 74,7%.

Tỷ trọng tổng tài sản ngắn hạn giảm trong năm 2011 chủ yếu là do sụt giảmmạnh của tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền. Trong khi đó, đầu tư mạnh chotài sản cố định trong năm là lý do của của sự tăng lên của tỷ trọng tài sản dài hạn. Cụthể, việc đầu tư xây dựng nhà làm việc và kho cho hệ thống phân phối tiếp tục đượcđẩy mạnh trong năm 2011. Bên cạnh đó, việc hoàn thành đầu tư xây dựng xưởng nangmềm và đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, giải quyết quá tải cho nhàmáy hiện tại cũng góp phần nâng cao giá trị tài sản dài hạn của toàn Tập đoàn trongnăm. Nhờ vậy, giá trị tổng tài sản cố định đã tăng thêm 156 tỷ đồng.

2007 2008 2009 2010 2011

NỢ PHẢI TRẢ

Nợ ngắn hạn 32,1% 34,0% 29,1% 25,9% 27,3%

Phải trả người bán 5,9% 6,3% 4,7% 4,7% 6,2%

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1,6% 1,7% 2,3% 2,2% 1,4%

Phải trả công nhân viên 4,3% 5,4% 5,5% 5,5% 6,3%

Chi phí phải trả 11,5% 17,6% 10,6% 9,3% 8,3%

Nợ dài hạn 0,1% 1,4% 3,5% 3,2% 2,9%

Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0,1% 1,4% 0,9% 1,2% 1,7%

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 0,0% 0,0% 2,5% 2,1% 1,2%

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 32,2% 35,4% 32,6% 29,2% 30,2%

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn chủ sở hữu 67,6% 64,3% 66,9% 70,4% 69,2%

Vốn chủ sở hữu 21,2% 18,5% 17,5% 14,8% 32,7%

Page 42: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

42

Thặng dư vốn cổ phần 40,1% 35,0% 24,9% 20,8% 0,0%

Cổ phiếu quỹ 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%

Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 0,1% 5,8% 21,7% 20,0% 18,9%

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 67,8% 64,6% 67,4% 70,8% 69,8%

Về phần nguồn vốn nhìn chung ít có sự thay đổi so với phần tài sản, vốn chủ sởhữu vẫn được duy trì ở mức 70% so với tổng nguồn vốn. Trong năm 2011, thặng dưvốn cổ phần đã được chia hết dưới dạng cổ phiếu thưởng. Vì vậy, tỷ trọng phần thặngdư vốn đã được giảm xuống bằng không, trong khi tỷ trọ ng vốn chủ sở hữu tăng thêm

17,9%, đạt 32,7% tổng nguồn vốn.

Về phần nợ phải trả, xét chung cho cả 5 năm , nợ ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếutrong tổng nợ phải trả. Tại thời điểm cuối năm 2011, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng nhẹtrong khi tỷ trọng nợ dài hạn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Từ năm 2007 đến2009, DHG có vay ngắn hạn ngân hàng với tổng các món vay dao động trong khoảngtừ dưới 30 đến trên 186 tỷ đồng nhằm tài trợ vốn lưu động. Từ năm 2010 đến nay, dolãi suất tăng cao và đặc biệt là do hiệu quả sản suất kinh doanh dẫn đến công ty luôncó một lượng tiền mặt dự trữ lớn (trung bình trên 550 tỷ đồng trong hai năm 2010 và2011) nên DHG Pharma không tiếp tục vay ngân hàng. Điều này đã giúp công ty tránhđược gánh nặng lãi suất mà đa số các công ty trong nền kinh tế đang phải gánh chịu,

32,20% 35,40% 32,60% 29,20% 30,20%

67,80% 64,60% 67,40% 70,80% 69,80%

0,00%

20,00%

40,00%

60,00%

80,00%

100,00%

120,00%

2007 2008 2009 2010 2011

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Page 43: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

43

đồng thời, ghi nhận 78,2 tỷ đồng thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng trong hai năm2010 và 2011.

Trong các khoản nợ ngắn hạn, do tăng tồn kho nguyên liệu vào cuối năm 2011,tỷ trọng khoản phải trả người bán tại thời điểm cuối năm 2011 cũng tăng so với cùng

kỳ năm 2010. Đáng lưu ý, tỷ trọng khoản chi phí phải trả tại thời điểm cuối năm 2011tiếp tục xu hướng giảm dần của các năm trước đó. Khoản chi phí phải trả này phần lớnđược tạo thành từ các chí phí bán hàng như: giảm giá hàng bán, chi phí khuyến mãi,

hội thảo, quảng cáo… Sự giảm tỷ trọng của khoản này phản ánh nỗ lực cắt giảm dầntỷ trọng chi phí bán hàng của DHG như đã phân tích trên.

Page 44: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

44

4. DỰ BÁO TÀI CHÍNH

(Mời tham khảo File Excel đính kèm)

5. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DHG(Mời tham khảo File Excel đính kèm)

6. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT(Trình bày trực tiếp)

Page 45: [DHG] Bao Cao Phan Tich Cong Ty DHG

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Dược Hậu Giang [DHG]

45

7. TÀI LIỆU THAM KHẢOGiáo trình Phân tích và Đầu tư chứng khoán – Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước

– SRTC – 2003;

Giáo trình Quản lý Danh mục đầu tư chứng khoán - Uỷ ban Chứng khoán NhàNước – SRTC – 2010;

Aswath Damodaran, Định giá đầu tư, Tập 1 -2, 2010;

http://www.dav.gov.vn – Cục quản lý dược;

http://www.dhgpharma.com.vn

Báo cáo tài chính các năm 2006 đến quý 3/2012 của CTCP Dược Hậu Giang;Báo cáo thường niên các năm 2010, 2011;

http://www.Cafef.vn