59
Phân tích hiu quhot động kinh doanh ti công ty TNHH Loan Trâm CHƯƠNG 1 GII THIU 1.1. LÝ DO CHN ĐỀ TÀI Xã hi ngày càng phát trin, mc sng ca người dân ngày càng được ci thin, thì hot động kinh doanh dch vngày càng phát trin mnh hơn. Bi l, hot động kinh doanh dch vlà mt ngành kinh tế mang tính tng hp cao, sn phNm ca ngành dch vngày càng đáp ng nhu cu đa dng và phong phú ca người tiêu dùng nhiu hơn. Ngoài các nhu cu vđi li thăm viếng các danh lam, thng cnh, các dch vliên quan đến nhu cu ăn, ng, thưởng thc âm nhc, vui chơi gii trí trong khong thi gian nhàn ri, nhu cu mua sm đồ dùng, đồ lưu nim,…thì nhu cu khám cha bnh ngày càng được mi người quan tâm sâu sc hơn vì sc khe là yếu tquan trng luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên thc tế cho thy cht lượng khám cha bnh hin nay vn còn nhiu hn chế: tình trng quá ti, schênh lch vcht lượng khám bnh, thái độ phc vchưa ân cn chu đáo,… hiu được tính cht đặc thù ca ngành nghkinh doanh mà ban qun trcông ty không ngng nâng cao cht lượng khám bnh, cha bnh, mrng quy mô, đáp ng nhu cu ngày càng cao và đa dng ca nhân dân, mà đặc bit là nhân tnh nhà. Bên cnh đó, ti địa bàn có bnh vin đa khoa tnh Vĩnh Long, quy mô rng ln và slượng các cơ sy tế ngày càng phát trin, cht lượng khám cha bnh được nâng cao. Nhn thc được nhu cu thtrường, khnăng cnh tranh ca đối thlà chưa đủ, công ty cn hiu được ni lc ca mình để đạt được mc tiêu mrng phm vi hot động kinh doanh trong địa bàn. Mun vy, nhà lãnh đạo cn biết công ty đã đạt được nhng gì và còn tn ti nhng gì? Tđó đưa ra định hướng hot động và gii pháp gii quyết định hướng đó. Vi nhu cu thiết yếu đó, tôi quyết định chn đề tài: “Phân tích hiu quhot động kinh doanh ca công ty TNHH Loan Trâm”. Để hiu rõ hơn vni dung nghiên cu ta ln lượt đi vào tng ni dung phân tích cth. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải

thiện, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển mạnh hơn. Bởi lẽ,

hoạt động kinh doanh dịch vụ là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, sản

phNm của ngành dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của

người tiêu dùng nhiều hơn.

Ngoài các nhu cầu về đi lại thăm viếng các danh lam, thắng cảnh, các dịch

vụ liên quan đến nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí trong

khoảng thời gian nhàn rỗi, nhu cầu mua sắm đồ dùng, đồ lưu niệm,…thì nhu cầu

khám chữa bệnh ngày càng được mọi người quan tâm sâu sắc hơn vì sức khỏe là

yếu tố quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên thực tế cho thấy chất

lượng khám chữa bệnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: tình trạng quá tải, sự

chênh lệch về chất lượng khám bệnh, thái độ phục vụ chưa ân cần chu đáo,…

hiểu được tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà ban quản trị công ty

không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, mở rộng quy mô, đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, mà đặc biệt là nhân tỉnh

nhà.

Bên cạnh đó, tại địa bàn có bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, quy mô rộng

lớn và số lượng các cơ sở y tế ngày càng phát triển, chất lượng khám chữa bệnh

được nâng cao.

Nhận thức được nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của đối thủ là chưa

đủ, công ty cần hiểu được nội lực của mình để đạt được mục tiêu mở rộng phạm

vi hoạt động kinh doanh trong địa bàn. Muốn vậy, nhà lãnh đạo cần biết công ty

đã đạt được những gì và còn tồn tại những gì? Từ đó đưa ra định hướng hoạt

động và giải pháp giải quyết định hướng đó. Với nhu cầu thiết yếu đó, tôi quyết

định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

TNHH Loan Trâm”. Để hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu ta lần lượt đi vào

từng nội dung phân tích cụ thể.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính

qua đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, để đưa ra giải pháp

khắc phục những yếu kém đang tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của công

ty trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung đề ra, ta tiến hành phân tích những mục tiêu cụ thể sau:

Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006

đến năm 2008 nhằm đưa những nhận định ban đầu về thực trạng hoạt động của

công ty.

Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu, chi phí qua ba

năm 2006, 2007 và năm 2008, từ đó đánh giá cụ thể hiệu quả thực hiện các chỉ

tiêu này cũng như xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đạt được.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thong qua một số tỷ số tài chính để

làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, tiềm năng hoạt động kinh doanh của công

ty.

Từ đó những nội dung phân tích, ta đề ra giải pháp khắc phục những yếu

kém còn tồn tại để có chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong

tương lai.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Không gian nghiên cứu

Đề tài chỉ phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong phạm vi công ty TNHH Loan

Trâm.

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 02/02/2009 đến 25/4/2009 và số liệu phục vụ

cho nghiên cứu là số liệu phát sinh trong ba năm 2006, 2007, và năm 2008.

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các báo cáo tài chính và các báo cáo đánh giá

tình hình hoạt động kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) của công ty qua ba

năm 2006, 2007 và 2008.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN

CÚU

� Sinh viên Nguyễn Việt Ngân (2006). Phân tích tình hình tiêu thụ và

hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafatex, Trường Đại Học Cần Thơ.

Luận văn phân tích tình hình tiêu thụ sản phNm của công ty theo nhiều khía cạnh

khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ đồng thời sử dụng các tỷ

số tài chính và phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

của công ty trong thời gian trong ba năm từ năm 2003 đến năm 2005. Từ đó đưa

ra biện pháp khắc phục yếu kém và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh ở

tương lai.

� Sinh viên Võ Ngọc Huỳnh (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài phân

tích tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, chi phí, lợi nhuận

theo kết cấu và theo các nhân tố ảnh hưởng; đồng thời kết hợp với phân tích tình

hình tài chính của công ty. Từ kết quả phân tích đó đưa ra giải pháp tăng khối

lượng tiêu thụ, điều chỉnh giá bán phù hợp, quản lý lại chi phí,..nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu của cá nhân và tài liệu lược khảo là đề

tài không đi sâu phân tích tình hình tiêu thụ của công ty mà chỉ phân tích tình

hình thực hiện khá tổng thể doanh thu, chi phí và thông qua một số chỉ số tài

chính tiêu biểu để nhận ra những mặt còn yếu kém, từ đó tìm giải pháp khắc phục

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai, đồng

thời đề tài có không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác hoàn toàn

khác biệt.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là môn học

nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt cụ thể như:

hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng

những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp

kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những

nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của

các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp phải dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm

cơ sở cho các thuyết quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách

trong tương lai.

2.1.1.2. Đối tượng và mục đích của hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả hoạt

động kinh doanh.

Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã

tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình

cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất,

thương mại, dịch vụ.

Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các

nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh

nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng

đến hiệu quả của các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những

hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để đưa ra các quyết định

quản trị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài

hạn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Có thể nói theo ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh

và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích

cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến

tương lai cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.1.3. Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh

Khác với kế toán có tính pháp lệnh và mang tính chuNn mực, phân tích hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh

nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong phương pháp kỹ thuật. Số liệu của phân

tích không có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán mà

đôi khi ở một vài khía cạnh, là những bí mật riêng của doanh nghiệp trong điều

kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành cơ chế thị trường.

Hoạt động phân tích vì vậy mang tính ý thức, có tác dụng:

Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát

huy hay khắc phục, cải tiến quản lý;

Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của

doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh;

Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài

hạn;

Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất

định trong kinh doanh.

Phân tích hoạt động kinh doanh trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng

hơn bao giờ hết đối với tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường – một thị

trường vốn cạnh tranh khốc liệt và tiềm Nn chính trong long của nó nhiều rủi ro

bất trắc.

2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phNm, hàng hóa,

cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng

bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán

(không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu hàng hóa, dịch vụ là ta tiến

hành phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố giá và nhân tố khối lượng tiêu thụ đến

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

sự tăng trưởng doanh thu của kỳ thực hiện so với kỳ trước (kế hoạch). Đối với

công ty có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thì ta có thể tổng hợp theo từng mặt

hàng.

� Biến động giá: (p1a – p0a) q1a + (p1b – p0b) q1b+ ...

� Biến động lượng: p0a (q1a– q0a) + p0b (q1b– q0b) +…

Trong đó: p1: đơn giá hàng hóa, dịch vụ kỳ thực hiện.

P0: đơn giá hàng hóa, dịch vụ kỳ trước (kế hoạch).

q1: khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ kỳ thực hiện.

q0: khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ kỳ trước (kế

hoạch).

a, b,…: loại hàng hóa, dịch vụ.

� Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng theo từng mặt hàng:

Mặt hàng a: (p1a – p0a) q1a + p0a (q1a– q0a)

Mặt hàng b: (p1b – p0b) q1b + p0b (q1b– q0b)

� Biến động doanh thu kỳ thực hiện/ kỳ trước = Biến động lượng + Biến

động giá = Biến động doanh thu mặt hàng a + Biến động doanh thu mặt hàng b.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện doanh thu hàng

hóa, dịch vụ theo từng mặt hàng giúp cho nhà quản trị có được cái nhìn cụ thể,

chi tiết hơn về hiệu quả tiêu thụ của mỗi loại hàng hóa, dịch vụ, hơn thế nữa đây

cũng là một trong những cơ sở để nhà quản trị quyết định hạn chế hay tiếp tục

phát triển mỗi loại hàng hóa dịch vụ.

2.1.2.2. Chỉ tiêu chi phí

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh

doanh với mong muốn mang về một sản phNm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết

quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương

mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh

thu và lợi nhuận. Chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và sự

phân loại chi phí (classifying cost) như vậy không nằm ngoài mục đích phục vụ

nhu cầu quản trị doanh nghiệp.

Dựa vào tình hình hoạt động của công ty, ta chia chi phí thành hai loại là chi

phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Tổng chi phí Tỷ suất chi phí = x 100% Doanh thu

- Chi phí trực tiếp (direct cost): là chi phí cấu thành sản phNm, gắn liền với

giá trị một sản phNm hoặc dịch vụ nhất định.

- Chi phí gián tiếp (indirect cost): là chi phí có liên quan đến nhiều sản

phNm, không trực tiếp làm tăng giá trị sản phNm (non value added cost).

Muốn phân tích chất lượng của chi phí ta phải đặt chúng trong mối quan hệ

với doanh thu hoạt động thực tế. Từ đó, ta có chỉ tiêu tỷ suất chi phí.

Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt

động kinh doanh, chất lượng quản lý chi phí. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ

suất chi phí thấp có thể sơ bộ kết luận doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả.

2.1.2.3. Các công cụ tài chính

Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp,

công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác

trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm

lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính,

quyết định quản lý phù hợp.

a) Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Trong quá trình kinh doanh, ở doanh nghiệp có nhiều khoản nợ phải thu và

nhiều khoản nợ phải trả, nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là bình

thường. Tuy nhiên nếu để tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau

thì sẽ dẫn đến hậu quả một số doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, phá

sản. Đây là hiện tượng không tốt vừa vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính

vừa vi phạm pháp luật của Nhà nước. Để không rơi vào tình trạng trên ảnh hưởng

không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp, cần thường xuyên phân tích tình hình

công nợ và khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp.

� Hệ số thanh toán vốn lưu động

Trong tổng tài sản lưu động bao gồm rất nhiều khoản mục có tính thanh

khoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Tiền và các chứng khoán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn

Tiền và các chứng khoán ngắn hạn Hệ số thanh toán vốn lưu động = Tài sản lưu động

Doanh thu từ hoạt động chính Số vòng quay tài sản = Tổng tài sản

chuyển hóa thành tiền để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn) chiếm trong

tài sản lưu động.

� Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động

trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến

hạn là tiền và chứng khoán ngắn hạn.

Về nguyên tắc, bất kỳ khoản tài sản lưu động nào có khả năng chuyển hóa

nhanh thành tiền đều nói lên khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

b) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu

vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện

đại khi mà các nguồn lực ngày mỗi hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng

ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao

giờ hết.

� Số vòng quay tài sản

Số vòng quay tài sản là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản nói lên

doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói

chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài

sản càng cao.

� Thời hạn trả tiền

Tỷ số này kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà

cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch

ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền trong kinh doanh.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Các khoản phải trả bình quân Thời hạn trả tiền = Giá vốn hàng bán bình quân một ngày

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu

c) Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ

đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được biểu

hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong

hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể biểu hiện là phần dôi ra của một hoạt

động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.

Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá

trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản

cho chu kỳ kinh tế sản xuất sau, cao hơn trước. Ý nghĩa xã hội: mở rộng phát

triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đNy mạnh

tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đối với doanh nghiêp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả

năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất

trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh

nghiệp. Ta có một số lợi nhuận sau:

Lợi nhuận trước thuế (lãi chưa phân phối) là lợi nhuận đạt được trong quá

trình hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại

sau khi nộp thuế lợi tức cho ngân sách nhà nước. Lợi nhuận sau thuế được dùng

để trích lập các quỹ, đối với các doanh nghiệp nhà nước.

� Tỷ suất lợi nhuận trên với doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là hệ số lãi ròng – ROS (return

on sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lãi ròng.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn là một chỉ tiêu để xem xét mức

trích lập quỹ “khen thưởng, phúc lợi” đối với doanh nghiệp nhà nước khi quyết

toán tài chính hằng năm của doanh nghiệp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Tổng số nợ Hệ số nợ = Tổng tài sản

Tổng nợ Hệ số nợ số với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu

Lãi ròng Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí = Tổng chi phí

Lãi ròng Suất sinh lời của tài sản (ROA) = Tổng tài sản

� Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản hay còn gọi là suất sinh lời của tài sản – ROA

( return on asset), mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.

Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý

và hiệu quả.

� Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) suất sinh lời của

vốn chủ sở hữu – ROE (return on equity) mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu

tạo ra bao nhiêu lãi ròng cho chủ sở hữu.

� Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí

Ý nghĩa: mức lợi nhuận đạt được trên một đồng chi phí.

d. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

� Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số nợ (tỷ số nợ) là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn, tức là cho

thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.

� Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (đòn cân tài chính), là loại hệ số cân bằng

dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh

nghiệp rõ ràng nhất.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính và các báo cáo đánh

giá tình hình hoạt động kinh doanh do phòng kế toán công ty cung cấp.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng lâu đời phổ biến nhất. So

sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được

lượng hóa một nội dung một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ

biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét

chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở

đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu

quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến

hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc

để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.

- So sánh số tuyệt đối:

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so

sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện

kỳ trước.

- So sánh số tương đối:

Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực

hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc

để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu về kết quả hoạt

động kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…nhằm biết được tình hình

tăng, giảm của các khoản mục qua các năm.

2.2.2.2. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả

hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện

chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các

chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kếtquả

hoạt động kinh doanh.

Đề tài phân tích chi tiết các bộ phận cấu thành doanh thu, chi phí, và lợi

nhuận để từ đó biết được tỷ trọng của từng khoản mục, và chọn ra những khoản

mục chiếm tỷ trọng cao phân tích chi tiết hơn đồng thời đề ra biện pháp sử dụng

hiệu quả từng khoản mục.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

TNHH LOAN TRÂM

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Loan Trâm, được thành lập năm 2002; với chức năng khám

và chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, nhằm giảm tải phần nào cho

bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.

Công ty tọa lạc tại số 71A đường 2/9, phường 1, TX. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh

Long. Diện tích khoảng 1000 m2, gồm một lầu và một trệt có 21 phòng dùng để

khám nội ngoại sản nhi. Phương pháp hoạt động chính là khám chữa bệnh và kê

toa, dùng các phương tiện chNn đoán lâm sàn như siêu âm tổng quát trắng đen,

siêu âm màu, siêu âm ba chiều, xét nghiệm tổng quát, chụp X quang, đo điện tim,

đo loãng xương, nội soi, thực hiện một số tiểu phNu nhỏ, tiêm chích truyền dịch,

thay băng, bó bột.

Thời gian hoạt động xuyên suốt từ 6 giờ đến 19 giờ, trừ ngày lễ và ngày chủ

nhật thời gian làm việc từ 6 giờ đến 16 giờ nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho

người khám chữa bệnh, đặc biệt là công nhân viên chức và những người có thời

gian làm việc không ổn định.

Khi mới thành lập công ty có vốn đầu tư ban đầu là 10 tỷ đồng, tổng số bác

sĩ và nhân viên là 36 người; dự tính khám từ 60 – 100 bệnh nhân/ ngày. Đến năm

2007, công ty nâng cấp xây dựng và mua sắm trang thiết bị; nhân sự công ty tăng

lên 60 người: 23 bác sĩ, 37 y tá, điều dưỡng và kỹ thuật viên khám bệnh; số

người đến khám chữa bệnh bình quân là 200 bệnh/ ngày.

Về công tác xã hội công ty trích một phần lợi nhuận làm công tác xã hội

như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ xây nhà tình thương, vòng tay nhân ái, góp vào

quỹ học bổng Phạm Hùng, tiếp sức thương binh, tổ chức khám chữa bệnh từ

thiện.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÁNH

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KHÁM

PHÓ GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÂN SỰ CÔNG TY

Công ty hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành

viên. Bộ máy hoạt động của công ty gồm: Hội đồng thành viên, 1 giám đốc, 2

phó giám đốc nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty

gồm 3 phòng: phòng hành chánh, phòng kế toán, và phòng khám. Mỗi phòng

hoạt động độc lập với nhau và chịu sự quản lý chặt chẽ của giám đốc và phó

giám đốc.

Công ty do hội đồng thành viên quản lý bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành

viên và phó chủ tịch Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên nhân danh công

ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền

nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm

trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ

được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp mới và pháp luật có liên quan.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên

về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có các quyền sau: Tổ

chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên; Quyết định các vấn đề liên

quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế

hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý nội bộ

công ty, trừ các chức danh thuộc thNm quyền của Hội đồng thành viên; Ký hợp

đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thNm quyền của Chủ tịch Hội đồng

thành viên; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; Trình báo cáo quyết

toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; Kiến nghị phương án sử dụng

lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động; Các quyền khác

được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Chủ

tịch Hội đồng thành viên.

Phó giám đốc là người dưới quyền giám đốc, hỗ trợ cho giám đốc và chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác, phó giám

đốc có thể thay mặt giám đốc giải quyết những công việc có tính chất thường

xuyên của đơn vị khi giám đốc vắng mặt.

Phòng hành chánh chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, nhiệm vụ chủ

yếu là quản lý nhân sự và tiền lương cho công ty; đảm bảo các luồng thông tin

trong công ty được xuyên suốt; hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền

lương …

Phòng kế toán là đơn vị chuyên tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong

các lĩnh vực sau: Thực hiện công tác kế toán tài chính đối với hoạt động kinh

doanh của công ty và kế toán tài chính văn phòng công ty; tổ chức công tác kế

toán và tài chính doanh nghiệp, với chức năng giám đốc, phân phối và tổ chức

luân chuyển vốn; xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động cân đối vốn phục vụ

có hiệu quả cho kinh doanh; Tổ chức công tác kiểm tra công tác kế toán, kiểm

toán và kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản trong công ty; thực hiện các công

việc do lãnh đạo công ty giao phó.

Phòng khám có nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng (bệnh nhân),

điều hành công tác khám chữa bệnh hằng ngày: ghi phiếu khám bệnh, khám

bệnh, chẫn đoán lâm sàn, kê toa, …

3.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008

3.2.1. Những thuận lợi và thành quả đạt được trong thời gian qua

Nhìn chung năm 2006-2008, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

vẫn ổn định, không có sự cố gì xảy ra bất thường. Công ty được hưởng nhiều chế

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

độ ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, được sự quan tâm của chính

quyền tỉnh nhà; so với các đối thủ cạnh tranh trong vùng thì công ty luôn luôn

khẳng định được vị thế của mình, số lượt người đến khám chữa bệnh ngày càng

tăng, uy tín của công ty ngày càng vang xa hơn và quy mô ngày càng mở rộng.

Nguồn vốn kinh doanh của công ty không ngừng nâng cao, cơ sở vật chất

kỹ thuật luôn được cải tiến, nâng cấp và bổ sung cho đầy đủ và hiện đại hơn. Đội

ngũ y bác sĩ ngày càng tăng, và dày dặn kinh nghiệm.

Qua ba năm, doanh thu của công ty luôn tăng trưởng và lợi nhuận năm sau

luôn cao hơn năm trước, công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn cho

nhà cung cấp, chi trả lương cho công nhân viên cũng như trả các khoản lãi và nợ

vay dài hạn cho ngân hàng.

3.2.2. Những khó khăn và trở ngại cần khắc phục

Tổng chi phí hoạt động ba năm tăng cao, hầu hết các chi phí từ chi phí khả

biến đến chi phí bất biến năm sau đều cao hơn năm trước. Do vậy ta cần phân

tích cụ thể từng khoản mục chi phí so sánh với nhiều chỉ tiêu khác nhau như tốc

độ tăng doanh thu, đặc điểm ngành nghề kinh doanh mới biết được doanh nghiệp

thực hiện chi phí nào là hiệu quả và cần kiểm soát tốt hơn chi phí nào.

Có những thời điểm trong năm 2008, doanh nghiệp khó khăn trong việc

xoay xở lượng tiền để thanh toán cho nhà cung cấp, chi lương cho nhân viên

trong khi đó các khoản vay ngân hàng thì thủ tục nhiêu khê, giải ngân chậm. Vì

vậy, lãnh đạo công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty có

ổn định và an toàn không?

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

4.691

7.736

814

5.539

4.036

6.620

4.725

1.116655

-

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

9.000

2006 2007 2008 Năm

Triệu đồng

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH LOAN TRÂM (2006 – 2008)

4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là chúng ta đi xem xét sự biến động

của từng chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh năm sau so với năm trước thông

qua việc so sánh cả về số tuyệt và số tương đối trên từng chỉ tiêu nhưng chủ yếu

là sự biến động của ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Kết quả hoạt

động kinh doanh là bức tranh phản ảnh một cách toàn diện hiệu quả hoạt động

kinh doanh của công ty.

Hình 2: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ

LỢI NHUẬN NĂM 2006-2008

Quan sát đồ thị ta nhận thấy doanh thu, chi phí của công ty năm sau luôn

cao hơn năm trước, và cả ba năm công ty đều kinh doanh có lời. Ta sẽ phân tích

tổng thể tình hình tăng, giảm của từng chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.

Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh là cung cấp dịch vụ khám chữa

bệnh nên doanh thu từ về cung cấp dịch vụ là doanh thu chính, và công ty không

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào khác nên đây cũng là nguồn thu chủ yếu của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu

nên doanh thu thuần cũng chính là doanh thu cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.

Tình hình biến động doanh thu cụ thể như sau: năm 2007 doanh thu đạt 5.539

triệu đồng so với doanh thu năm 2006 là 4.681 triệu đồng đã tăng 848 triệu đồng,

về tỷ lệ tăng 18,08%. Sang năm 2008, doanh thu đạt 7.736 triệu đồng, tăng 2.197

triệu đồng so với năm 2007 và tỷ lệ tăng tương ứng là 39,66%. Sở dĩ doanh thu

qua các năm tăng cao như vậy là do công ty có chính sách mở rộng quy mô hoạt

động kinh doanh, bằng việc nâng cấp mở rộng khu vực phòng khám, cũng như

nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh và các vùng lân cận ngày càng

tăng.

Ta sẽ tiếp tục xem xét sự biến động của chỉ tiêu thứ hai là tổng chi phí. Chi

phí là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công

ty và là chỉ tiêu phức tạp rất khó đo lường một cách chính xác các khoản mục chi

phí cụ thể. Quan sát đồ thị thì chi phí qua ba năm đều tăng, năm 2007 tổng chi

phí là 4.725 triệu đồng so với năm 2006 là 4.036 triệu đồng, chi phí tăng 689

triệu đồng và về tỷ lệ tăng tương ứng là 17,07%. Tốc độ tăng chi phí như vậy là

khá cao, tuy nhiên tốc độ tăng chi phí năm nay vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh

thu nên nhìn chung năm 2007 việc sử dụng chi phí của công ty vẫn đạt hiệu quả.

Đến năm 2008, tổng chi phí tăng cao lên 6.620 triệu đồng, so với năm 2007 về

mức đã tăng 1.895 triệu đồng và về tỷ lệ tăng 40,11%. Tốc độ tăng chi phí năm

2008 rất cao, gấp khoảng 2,4 lần so với tốc độ tăng chi phí năm 2007; hơn nữa so

với tốc độ tăng trưởng doanh thu là 39,66% thì tốc độ tăng trưởng chi phí năm

2008 có phần cao hơn, đây là dấu hiệu cho thấy rằng khả năng kiểm soát chi phí

của công ty đã có phần giảm sút. Nguyên nhân cụ thể vì sao ta sẽ đi sâu vào phân

tích các phần tiếp theo.

Chỉ tiêu kế tiếp là lợi nhuận, đây là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, là

chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất

kinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ

tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh. Qua ba năm 2006-2008, công ty kinh

doanh đều có lãi, và mức lợi nhuận năm sau đều tăng cao hơn so với lợi nhuận

năm trước. Năm 2007 lãi ròng đạt 814 triệu đồng, tăng 159 triệu đồng so với năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

2006, làm cho tỷ lệ tăng lên 24,21%; công ty đã có mức tăng trưởng lợi nhuận

năm 2007 khá cao, tuy nhiên sang năm 2008 thì tốc độ tăng lợi nhuận càng

nhanh hơn đến 37,10%, tức là đã tăng 302 triệu đồng. Với những biến động trên

ta nhận thấy tốc độ tăng lợi nhuận và chi phí của công ty đều tăng theo tốc độ

tăng doanh thu, và tốc độ tăng của từng chỉ tiêu có phần tương đồng với nhau.

Dù năm 2008, tốc độ tăng chi phí có cao hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng không

lớn và công ty vẫn đảm bảo kinh doanh có lời. Vì vậy, nhìn chung qua ba năm

hoạt động công ty vẫn đạt được hiệu quả đáng kể.

Để hiểu rõ hơn về kết cấu của từng chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động

kinh doanh ta giả sử chỉ tiêu doanh thu thuần là một quy mô tổng thể, tương ứng

với tỷ lệ 100%. Chỉ tiêu khác của báo cáo kết hoạt động kinh doanh được xác

định theo kết cấu được chiếm trong quy mô tổng thể đó. Qua việc xác định tỷ lệ

của các chỉ tiêu chi phí, lãi chiếm trong doanh thu, ta sẽ đánh giá được hiệu quả

của 100 đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ.

Hình 3: BIỂU ĐỒ VỀ CƠ CẤU CHI PHÍ, LỢI NHUẬN, DOANH THU

NĂM 2006-2008

Nhìn chung cơ cấu các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận trong tổng thể doanh

thu ít có sự thay đổi qua hai năm 2006-2007.

Năm 2008

1,47%

44,72%

31,53%

7,85% 14,43%

Chi phí tài chính

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí giá vốn hàng bán

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế

Năm 2006

28,52%

53,93%

2,28% 1,3% 13,97%

Năm 2007

1,5%

28,31%

53,49%

2% 14,7%

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Quan sát đồ thì nhận thấy chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn,

hơn 50% trong tổng doanh thu nên đây là chi phí chủ yếu và có vai trò đặc biệt

quan trọng cần được quan tâm sâu sắc.Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong 100 đồng

doanh thu không chênh lệch nhiều qua hai năm, lần lượt là 53,93 đồng và 54,49

đồng, làm cho tỷ trọng lãi gộp trong 100 đồng doanh thu cũng không thay đổi

lớn, năm 2006 chiếm 46,07 đồng và năm 2007 là 46,51 đồng. Như vậy, qua hai

năm 2006-2007, trong 100 đồng doanh thu tỷ trọng giá vốn hàng bán giảm và tỷ

trọng lãi gộp tăng cùng một mức là 0,44%; tuy sự thay đổi này không lớn, nhưng

cũng đã chứng tỏ được khả năng kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán là khá tốt và

hiệu quả hơn. Song đến năm 2008, có sự thay lớn về kết cấu giá vốn hàng bán, tỷ

trọng này giảm xuống mức 44,73 đồng, kéo theo lãi gộp tăng lên 55,27 đồng.

Như vậy so với năm 2007 thì năm 2008 cơ cấu giá vốn hàng bán đã giảm đi

8,77%, phần tỷ trọng giảm này chủ yếu chuyển sang cho chi phí tài chính.

Cũng như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính năm 2006 và năm

2007 không có sự biến động lớn trong cơ cấu tổng doanh thu, và đây là chi phí có

tỷ trọng khá thấp, cụ thể trong 100 đồng doanh thu thì năm 2006 chi phí tài chính

chiếm 2,28 đồng và năm 2007 chiếm 2 đồng. Nhưng sang năm 2008, tỷ trọng này

tăng cao đến 7,85 đồng, so với năm trước thì đã tăng 5,84 đồng. Sở dĩ năm 2008

tỷ trọng chi phí tăng gấp nhiều lần như vậy là do các khoản vay dài hạn của công

ty tăng cao từ 2.277 triệu đồng lên 6.069 triệu đồng, chủ yếu là dùng để xây dựng

nhà cửa, vật tư kiến trúc và mua mới máy móc, thiết bị nhằm phục vụ cho mục

tiêu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty.

Chi phí có tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu tổng doanh thu, sau chi phí giá

vốn hàng bán là chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ trọng của chi phí quản lý

doanh nghiệp hơn phân nữa tỷ trọng của chi phí giá vốn hàng bán và hơn 1/4 tỷ

trọng tổng doanh thu. Năm 2007, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với

năm 2006 cũng có phần giảm nhẹ như chi phí giá vốn hàng bán, từ 28,52 đồng

xuống còn 28,31 đồng, chỉ giảm được 0,21 đồng. Tuy nhiên, năm 2008 tỷ trọng

chi phí này trong 100 đồng doanh thu không giảm như chi phí giá vốn hàng bán

mà có xu hướng tăng nhẹ lên 31,53 đồng, tức là tăng 3,22 đồng. Tuy nhiên, mức

tăng này là không đáng kể, và có thể nói tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp là

vẫn còn ổn định, cũng như công ty vẫn còn kiểm soát khá tốt chi phí này.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Chi phí cuối cùng chiếm tỷ trọng thấp tương đương với chi phí tài chính là

chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

biến động thấp và có giảm nhẹ qua các năm (năm 2006: 2,27 đồng; năm 2007:

1,5 đồng; năm 2008: 1,47 đồng). Đây là chi phí doanh nghiệp khó kiểm soát

được, phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận trước thuế, hay cụ thể là phụ thuộc vào

doanh thu và các loại chi phí khác, cũng như thuế suất thuế thu nhập doanh

nghiệp và các chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh

doanh dịch vụ y tế ngoài công lập.

Qua hai năm 2006-2007, tỷ trọng tổng các thành phần chi phí giảm nhẹ nên

tỷ trọng lãi ròng cũng chỉ tăng nhẹ, từ 13,97 đồng lên 14,7 đồng, tăng 0,73 đồng.

Đến năm 2008 trong 100 đồng doanh thu thì tổng chi phí giá vốn hàng bán, chi

phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm được 8,79 đồng, nhưng các chi phí quản lý

doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng 9,06 đồng đã làm cho lợi nhuận giảm đi

0,27 đồng. Tuy nhiên với mức giảm thấp như vậy thì không đáng lo ngại, công ty

cần xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động

kinh doanh.

Như vậy nhìn chung qua ba năm, cơ cấu các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh

doanh dù có tăng, giảm nhưng chỉ ở mức rất thấp. Đây là một biểu hiện khá tốt

bởi lẽ trong điều kiện quy mô kinh doanh ngày càng phát triển, công ty vẫn duy

trì được sự ổn tương đối về cơ cấu các thành phần chi phí và lợi nhuận.

4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2006 – 2008)

Khâu tiêu thụ là khâu cuối cùng và quan trọng của quá trình sản xuất kinh

doanh tại đơn vị. Phân tích tình hình doanh thu của công ty là ta tiến hành phân

tích doanh thu của từng loại hình dịch vụ khám chữa bệnh, để từ đó có thể biết

được sự đóng góp của các mặt hàng này đến tổng nguồn thu như thế nào.

Doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng dịch vụ, tuy nhiên để cho việc tính

toán được dễ dàng hơn ta sẽ phân tích trên các nhóm dịch vụ; đồng thời chỉ phân

tích các nhóm dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu để từ đó có thể

so sánh và đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng.

4.1.1.1. Phân tích cơ cấu các khoản mục doanh thu

Trước khi phân tích tình hình biến động về trị giá doanh thu của từng loại

hình dịch vụ y tế, ta cần có cái nhìn khái quát về vai trò của chúng trong cơ cấu

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

tổng doanh như thế nào và có sự thay đổi gì không, thông qua việc phân tích kết

cấu doanh thu theo từng mặt hàng dịch vụ năm 2006-2008.

Hình 4: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KẾT CẤU DOANH THU THEO

TỪNG MẶT HÀNG NĂM 2006-2007

Quan sát biểu đồ ta nhận thấy, doanh thu từ dịch vụ khám bệnh chiếm tỷ

trọng cao nhất, hơn 40% tổng doanh thu. Các loại hình dịch vụ còn lại chiếm tỷ

trọng thấp hơn nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10% tổng doanh thu cung cấp dịch

vụ. Như vậy, đây là dịch vụ đóng vai trò chủ đạo tạo nên nguồn thu cho doanh

nghiệp và xảy ra thường xuyên, như dịch vụ khám bệnh, Citi, tiểu phNu, kế

hoạch, số ca phát sinh trong ngày là rất cao nên nó có tác động lớn đến tổng

doanh thu khám chữa bệnh của công ty. Qua ba năm, tỷ trọng doanh thu khám

bệnh tuy có tăng, giảm nhưng với mức chênh lệch rất thấp, chưa đến 2% so với

tỷ trọng năm trước. Điều này chứng tỏ rằng dịch vụ khám chữa bệnh không

những là loại hình dịch vụ quan trọng mà còn là nguồn doanh thu ổn định của

công ty.

Các dịch vụ khác có tỷ trọng khá cao nữa là dịch vụ kiểm tra bộ mỡ (11% -

14%), chức năng gan (11%), siêu âm (hơn 10%), chụp X quang (8% - 10%), các

dịch vụ khác như: kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, xét

Năm 2006

10,1%

42,06%

11,34%

14%14,26%

8,12%

Năm 2008

10,46%

10,78%

10,87%15%

43,02%

9,94%

Chụp X quang

Siêu âm

Khám bệnh

Chức năng gan

Bộ mỡ

Dịch vụ khác

N ă m 2 0 0 7

1 0 , 4 4 %

1 1 , 0 5 %

1 3 , 6 8 %1 2 %9 , 1 9 %

4 3 , 1 8 %

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

1.973

2.392

3.328

-

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

nghiệm huyết học, xét nghiệm vi sinh,…chiếm tỷ trọng thấp khoảng 12% -15%.

Sự biến động về tỷ trọng của các loại hình dịch vụ này qua các năm là không lớn.

Như vậy với những phân tích khái quát về cơ cấu doanh thu các mặt hàng trong

tổng doanh thu cho thấy qua ba năm 2006-2008 tình hình cung ứng từng nhóm

dịch vụ của doanh nghiệp là bền vững.

Tuy nhiên, với những phân tích trên chỉ mới thể hiện được vị trí của từng

loại dịch vụ trong tổng doanh thu, chứ không thể hiện được giá trị cũng như sự

biến động doanh thu của từng loại mặt hàng. Chúng ta sẽ đi vào nội dung phân

tích cụ thể từ những mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao đến mặt hàng có tỷ trọng

doanh thu thấp.

� Khám bệnh

Khám bệnh là dịch vụ bao gồm nhiều loại hình như: khám nội, khám ngoại,

khám sản, khám nhi, Citi,…

Hình 5: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU

DNCH VỤ KHÁM BỆNH NĂM 2006-2008

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Doanh thu khám bệnh tăng liên tục trong ba năm, năm 2007 doanh thu đạt

2.392 triệu đồng so với doanh thu năm 2006 là 1.973 triệu đồng, đã tăng 418

triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 21,20%. Đến năm 2008, doanh thu khám bệnh

tăng vượt bậc lên 3.328 triệu đồng, so với doanh thu năm 2007 tăng về mức 937

triệu đồng và tăng về tỷ lệ là 39,16%. Như vậy, mức tăng doanh thu khám bệnh

năm 2008 hơn gấp đôi mức tăng năm 2007.

Dịch vụ khám bệnh có vai trò quan trọng tạo nên nguồn thu của doanh

nghiệp, nên công ty cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới những thay đổi của dịch

vụ này cũng như tìm ra nguyên nhân của những thay đổi đó. Mà cụ thể là khâu

tiểu phNu, tuy số ca phát sinh trong năm chỉ đứng hàng thứ hai (khoảng 5.000-

7.500 ca/năm) nhưng đơn giá cao, tạo ra khoản doanh thu chiếm hơn 60% doanh

thu khám bệnh (1.300-2.000 triệu đồng/năm). Vì vậy để nâng cao doanh thu dịch

vụ này, ban lãnh đạo công ty luôn luôn chú ý đến tay nghề của các y bác sĩ cũng

như chất lượng các máy móc, thiết bị y tế phục vụ công tác này.

Bên cạnh là dich vụ Citi có doanh thu đứng hàng thứ hai trong doanh thu

khám bệnh (khoảng 13%-15%), tuy nhiên số ca phát sinh trong năm thấp nhất

(400-650 ca/năm). Cũng như khâu tiểu phNu dịch vụ Citi chủ yếu phụ thuộc vào

mức độ chuNn xác của các máy móc thiết bị y tế.

Song, công ty không được xao lãng đến các dịch vụ khám bệnh khác như

dịch vụ khám nội, số ca phát sinh trong năm là lớn nhất (khoảng 18.500-30.000

ca/năm), và doanh thu đạt được cũng khá cao đứng hàng thứ ba trong doanh

khám bệnh (180-450 triệu đồng/năm). Đây là hoạt động dịch vụ hằng ngày tiếp

xúc với một lượng khách hàng rất lớn nên nó trực tiếp tạo ra mối quan hệ giữa

công ty với khách hàng, góp phần tạo nên uy tín cho công ty trong ngành nghề

kinh doanh. Do đó chất lượng phục vụ của nhân viên phòng khám cùng với khả

năng chuNn đoán của đội ngũ bác sĩ luôn được đặt lên hàng đầu.

� Bộ mỡ

Kiểm tra bộ mỡ là kiểm tra nồng độ mỡ trong máu như thế nào. Đây là dịch

vụ có số ca phát sinh trong năm khá cao và được công ty đặc biệt quan tâm trong

những năm gần đây.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

669 758841

-

200

400

600

800

1,000Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

532 612

834

-

200

400

600

800

1,000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Hình 6: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THUDNCH VỤ

KIỂM TRA BỘ MỠ NĂM 2006-2008

Nhìn vào đồ thị, doanh thu của dịch vụ kiểm tra bộ mỡ không biến động

lớn. Năm 2007 doanh thu tăng 89 triệu đồng, về tỷ lệ đã tăng 13,29%. Đến năm

2008 thì doanh thu có phần tăng lên, đạt 841 triệu đồng so với năm 2007 tăng 84

triệu đồng, tức là về tỷ lệ tăng 11,03%. Như vậy, mức độ chênh lệch doanh thu

năm sau so với năm trước không lớn, đây là dịch vụ có sự tăng trưởng doanh thu

khá bền vững, hơn thế nữa thực tế cho thấy chế độ dinh dưỡng của hầu hết mọi

người ngày càng mất cân đối, số người mắc bệnh máu nhiễm mỡ ngày càng

nhiều, do đó lãnh đạo công ty đã mở rộng phát triển dịch vụ này nhằm đáp ứng

nhu cầu hiện tại và tương lai.

� Chức năng gan

Kiểm tra chức năng gan tức là kiểm tra nồng độ một số chất như: AST

(SGOT), ALT (SGPT), Bilinubin Total,…

Hình 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU

DNCH VỤ KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN NĂM 2006-2008

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

474578

809

-

200

400

600

800

1,000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Đây là dịch vụ có vai trò quan trọng không kém, doanh thu từ dịch vụ chức

năng gan chỉ thấp hơn doanh thu từ dịch vụ kiểm tra bộ mỡ dưới 150 triệu đồng

một năm. Doanh thu này qua 2 năm 2006-2007 không có sự biến động lớn, tăng

từ 532 triệu đồng lên 612 triệu đồng, tức là chỉ tăng 80 triệu đồng (15,04%).

Sang năm 2008 thì doanh thu tăng cao đến 834 triệu đồng, chênh lệch về mức so

với năm 2007 là 222 triệu đồng và phần trăm tỷ lệ tăng lên 36,34%, hơn gấp đôi

mức tăng năm 2007.

Sở dĩ nguyên nhân doanh thu tăng đột biến là do trong năm 2008, số lượt

người đến kiểm tra chức năng gan tăng cao. Người dân thường có tâm lý lo lắng

đối với những triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến các căn bệnh về gan, bởi

ngày càng có nhiều căn bệnh gan rất nguy hiểm, hơn thế nữa nhu cầu cuộc sống

tăng cao, và nhu cầu khám chữa bệnh là một trong những nhu cầu không thể

thiếu.

� Siêu âm

Siêu âm là dịch bao gồm nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như siêu âm

màu tổng quát, siêu âm màu tuyến vú, siêu âm tuyến giáp, nội soi, đo loãng

xương,… do đó doanh thu của dịch vụ này lại được kết cấu từ nhiều nguồn doanh

thu dịch vụ nhỏ hơn.

Hình 8: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU

DNCH VỤ SIÊU ÂM NĂM 2006-2008

Doanh thu siêu âm năm 2007 tăng 103 triệu đồng so với doanh thu siêu âm

năm 2006, tỷ lệ tăng tương ứng là 21,77%. Mức chênh lệch doanh thu này chủ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

381509

769

-

200

400

600

800

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

yếu do chênh lệch doanh thu từ dịch vụ siêu âm màu và siêu âm ba chiều chiếm

khoảng 92 triệu đồng.

Mức tăng trưởng doanh thu năm 2007 như vậy là không thấp, đến năm 2008

thì doanh thu dịch vụ siêu âm đột biến tăng lên 809 triệu đồng, tăng 40,04% về tỷ

lệ. Doanh thu dịch vụ siêu âm tăng cao chủ yếu là từ các dịch vụ siêu âm màu,

siêu âm ba chiều, sự tăng trưởng đột biến của doanh thu dịch vụ đo loãng xương

và một phần của dịch vụ đo điện tim, trong giai đoạn này công ty cũng đã mua

mới các máy móc, thiết bị công nghệ cao như máy siêu âm SSD, máy biến áp đo

loãng xương,…

Các dịch vụ khác như siêu âm trắng đen tổng quát, siêu âm trắng đen tuyến

vú, siêu âm trắng đen tuyến giáp, số ca phát sinh trong năm thấp và doanh thu

gần như không có sự tăng trưởng.

� Chụp X quang

Chụp X quang là loại hình dịch vụ phức tạp nhất, như chụp các bộ phận tay,

chân, cột sống, bụng, dạ dày cảng quang, tim, phổi, hộp sọ, xương hàm,…

Hình 9: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU

DNCH VỤ CHỤP X QUANG NĂM 2006-2008

Cũng như các loại hình dịch vụ kiểm tra chức năng gan và siêu âm, doanh

thu của dịch vụ chụp X quang cũng biến động mạnh từ năm 2008. Cụ thể doanh

thu năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 128 triệu đồng, tức là tăng 33,57%;

nhưng năm 2008 doanh thu đạt 769 triệu đồng so với năm trước thì đã vượt 260

triệu đồng về mức và 51,07% về tỷ lệ. Các dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu như

chụp tim phổi thẳng, chụp hộp sọ, chụp xoang, chụp dạ dày cảng quang và đây là

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

dịch vụ phụ thuộc nhiều vào sự hiện đại, mức độ chuNn xác của các máy móc

thiết bị. Dịch vụ chụp X quang là dịch vụ có số ca phát sinh khá lớn, và cũng như

dịch vụ khám bệnh nó ảnh hưởng nhiều đến lòng tin của người dân khám chữa

bệnh. Do đó, công ty đã không ngừng nâng cấp, mua mới máy chụp X quang,

máy nội soi,… nhằm tạo nguồn cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất.

Doanh thu các dịch vụ còn lại như kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm sinh

hóa nước tiểu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm vi

sinh,…có biến động nhưng rất thấp, nên sức ảnh hưởng không lớn đến tổng

nguồn thu cung cấp dịch vụ.

Như vậy, qua ba năm 2006-2008, doanh thu của các mặt hàng dịch vụ đều

tăng, và năm 2008 là năm doanh thu tăng nhiều nhất. Đều này phù hợp với chính

sách mở rộng quy mô hoạt động của công ty từ phòng khám đa khoa Loan Trâm

thành Khu khám đa khoa Loan Trâm Kỹ Thuật Cao.

4.1.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty phụ thuộc trực tiếp vào các nhân

tố: khối lượng và đơn giá hàng hóa. Ta có quan hệ phụ thuộc như sau:

Doanh thu cung cấp dịch vụ = Khối lượng cưng ứng dịch vụ x Đơn giá dịch vụ

Do công ty có rất nhiều loại dịch vụ nên để thuận tiện cho việc nghiên cứu,

giá dịch vụ được chọn phân tích là giá của từng nhóm dịch vụ tương đồng, và

đây là giá bình quân gia quyền. Vì vậy trong nội dung phân tích sẽ có nhiều hạn

chế.

a) So sánh năm 2007 với năm 2006

Cũng như những nội dung phân tích trên, ta so sánh tình hình thực hiện

doanh thu năm 2007 so với năm 2006 theo cả nhân tố ảnh hưởng và theo mặt

hàng. Từ đây, công ty có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu

cụ thể đến sự biến động của tổng doanh thu.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Bảng 1: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÀ CÁC

MẶT HÀNG ĐẾN DOANH THU NĂM 2006 - 2007

NHÂN TỐ

KHỐI LƯỢNG

(ca)

NHÂN TỐ

GIÁ

(ngàn đồng)

TỔNG HỢP

(Nhân tố)

1. Khám bệnh 297.720 113.994 411.714

2. Bộ mỡ 88.920 - 88.920

3. Chức năng gan 80.000 - 80.000

4. Siêu âm 103.980 - 103.980

5.Chụp X quang 127.596 - 127.596

5. Chức năng thận 25.680 - 25.680

7. Chức năng khác (125.640) - (125.640)

8. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu 5.940 - 5.940

9. Xét nghiệm huyết học 12.128 - 12.128

10. Xét nghiệm vi sinh 112.175 - 112.175

TỔNG HỢP (Mặt hàng) 728.499 113.994 842.493

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2007 so với doanh thu năm 2006 tăng

842.493 ngàn đồng. Tuy nhiên, ta vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể doanh

thu tăng là do đâu? Nhân tố giá và nhân tố khối lượng ảnh hưởng đến doanh thu

như thế nào?

Quan sát bảng phân tích ta nhận thấy doanh thu năm 2007 tăng so với năm

2006 chủ yếu là do nhân tố khối lượng làm tăng. Chỉ duy nhất có dịch vụ khám

chữa bệnh là doanh thu tăng do cùng lúc có sự tăng lên của hai nhân tố lượng và

giá và đây cũng là dịch vụ có mức tăng doanh thu cao nhất.

Cụ thể doanh thu dịch vụ khám chữa bệnh tăng 411.714 ngàn đồng so với

năm 2006 là do nhân tố khối lượng làm tăng 297.720 ngàn đồng, nhân tố giá làm

tăng 113.994 ngàn đồng. Mức tăng của giá khám bệnh thấp hơn phân nữa so với

mức tăng của khối lượng. Nguyên nhân giá khám bệnh bình quân năm 2007 chỉ

tăng nhẹ 3 ngàn đồng (từ 60 ngàn đồng lên 63 ngàn đồng/ca), trong khi đó khối

lượng số ca khám bệnh tăng đến 4.557 ca. Tuy nhiên từ thực tế cho thấy năm

2007 công ty không có chính sách tăng giá đối với dịch vụ khám chữa bệnh, giá

tăng lên là giá bình quân gia quyền.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Trong nội dung phân tích tình hình biến động doanh thu mặt hàng, ta nhận

thấy tuy dịch vụ kiểm tra bộ mỡ và chức năng gan có doanh thu đứng hàng thứ

hai và thứ ba, nhưng đến bảng phân tích này thì hai loại hình dịch vụ này đóng

góp vào sự tăng lên của doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là không lớn.

Ngược lại, nó lại nhường chổ cho dịch vụ siêu âm và dịch vụ chụp X quang ảnh

hưởng mạnh đến sự tăng trưởng doanh thu.

Đối với dịch vụ kiểm tra bộ mỡ nhân tố khối lượng tăng từ 3.118 ca năm

2006 lên 3.760 ca năm 2007, tức là tăng 988 ca; đã làm cho doanh thu năm tăng

lên 88.920 ngàn đồng.

Số ca phát sinh trong năm của dịch vụ kiểm tra chức năng gan thấp hơn số

ca phát của dịch vụ bộ mỡ, năm 2006 là 5.318 ca và năm 2007 là 6.118 ca, qua

hai năm số ca tăng lên là 800 ca. Tuy nhiên, nhân tố lượng làm cho doanh thu

này tăng lên 80.000 ngàn đồng, gần bằng số tăng lên của dịch vụ kiểm tra bộ mỡ.

Đặc biệt, dịch vụ chụp X quang có nhân tố lượng làm doanh thu tăng đến

127.596 ngàn đồng, do khối lượng dịch vụ đã tăng từ 13.531 ca trong năm 2006

lên 18.088 ca trong năm 2007. Đây cũng là dịch vụ có số ca phát sinh cao đứng

hàng thứ hai. Theo sau là dịch vụ siêu âm, khối lượng năm 2007 là 9.700 ca so

với năm 2006 là 7.900 ca tăng 1.733 ca làm doanh thu tăng lên 103.980 ngàn

đồng.

Ngoài ra, còn một loại hình dịch vụ tuy doanh thu hàng năm không cao

nhưng mức doanh thu tăng lên khá lớn, đó là dịch vụ xét nghiệm vi sinh. Nhân tố

lượng đã làm doanh thu tăng đến 112.175 ngàn đồng do khối lượng dịch vụ tăng

cao từ 6.517 năm 2006 lên 9.722 ca năm 2007.

Các dịch vụ kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, xét

nghiệm huyết học có số tăng doanh thu do nhân tố lượng không đáng kể.

Cần chú ý là dịch vụ chức năng khác, nhân tố lượng đã làm giảm doanh thu

trong năm lên đến 125.640 ngàn đồng, nguyên nhân là do khối lượng giảm năm

2007 (4.457 ca) giảm đột biến so với năm 2006 (12.833 ca), tức là đã giảm 8.376

ca, giảm gấp ba lần so với năm trước.

Như vậy quan sát tổng thể ta nhận thấy nhân tố lượng dịch vụ đã làm doanh

thu tăng 728.499 ngàn đồng, đây là sự đóng góp của tất cả các mặt hàng, ngoại

trừ loại hình dịch vụ chức năng khác làm giảm doanh thu 125.640 ngàn đồng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Trong năm 2007, do công ty không có chính sách tăng giá cho nên nhân tố giá

bình quân chỉ ảnh hưởng đến sự tăng lên của doanh thu là 113.994 ngàn đồng của

duy nhất loại hình dịch vụ khám chữa bệnh.

b) So sánh năm 2008 với năm 2007

Cũng như nội dung trên, ở phần này ta sẽ phân tích tương tự sự ảnh hưởng

của nhân tố giá và nhân tố lượng theo mặt hàng đến sự tăng trưởng doanh thu

năm 2008 so với năm 2007.

Bảng 2: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÀ CÁC

MẶT HÀNG ĐẾN DOANH THU NĂM 2007 – 2008

NHÂN TỐ

KHỐI LƯỢNG

(ca)

NHÂN TỐ

GIÁ

(ngàn đồng)

TỔNG HỢP

(Nhân tố)

1. Khám bệnh 958.860 - 958.860

2. Bộ mỡ 83.610 - 83.610

3. Chức năng gan 222.300 - 222.300

4. Siêu âm 170.520 50.168 220.688

5.Chụp X quang 144.564 116.255 260.819

5. Chức năng thận 22.120 - 22.120

7. Chức năng khác 30.285 32.380 62.665

8. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu 19.755 27.200 46.955

9. Xét nghiệm huyết học 30.656 32.275 62.931

10. Xét nghiệm vi sinh 193.340 76.230 269.570

TỔNG HỢP (Mặt hàng) 1.876.010 334.508 2.210.518

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Qua bảng số liệu ta nhận thấy sự tăng lên của doanh thu trong năm 2008 là

khá cao 2.210.518 ngàn đồng. Năm nay, có sự tăng lên đồng đều về cả khối

lượng và giá dich vụ hơn năm 2007. Tuy nhiên, năm nay có bốn loại dịch vụ

nhân tố giá bình quân không ảnh hưởng đến sự biến động doanh thu là dịch vụ

khám bệnh, bộ mỡ, chức năng gan và chức năng thận. Tuy nhiên, giá thực tế của

các loại dịch vụ này đều tăng lên 5 ngàn đồng so với năm 2007, nên phần nghiên

cứu này có độ chuNn xác không cao, nó chỉ mang tính tương đối.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Đóng góp vào sự tăng trưởng doanh thu nhiều nhất là doanh thu khám chữa

bệnh tăng đến 958.860 ngàn đồng, gần như phân nữa tổng doanh thu. Mức tăng

này hoàn toàn do nhân tố khối lượng đã tăng từ 33.036 ca năm 2007 lên 37.998

ca năm 2008, tức đã tăng 15.220 ca.

Nếu như trong năm 2007 mức tăng trưởng doanh thu của dịch vụ xét

nghiệm vi sinh đứng hàng thứ ba thì trong năm nay nó đã đổi vị trí này với dịch

vụ chụp X quang lên hàng thứ hai với mức tăng 269.570 ngàn đồng. Trong đó

nhân tố lượng làm tăng 193.340 ngàn đồng, do khối lượng dịch vụ năm nay tăng

hơn so với năm trước là 5.524 ca; và nhân tố giá đã làm tăng 76.230 ngàn đồng,

do giá năm nay tăng 5 ngàn đồng/ca.

Song, số doanh thu tăng lên của dịch vụ chụp X quang vẫn xấp xỉ với dịch

vụ xét nghiệm vi sinh là 260.819 ngàn đồng, do nhân tố khối lượng năm 2008

(23.251 ca) tăng 5.163 ca so với khối lượng năm 2007 (13.531 ca) làm tăng

144.564 ngàn đồng, và giá năm nay cũng tăng lên 5 ngàn đồng/ca so với năm

trước làm tăng doanh thu lên 116.255 ngàn đồng.

Tiếp theo sau là dịch vụ kiểm tra chức năng gan và siêu âm. Đối với dịch vụ

kiểm tra chức năng gan, nhân tố lượng đã làm tăng 222.300 ngàn đồng (do khối

lượng dịch vụ tăng lên 2.223 ca), nhân tố giá không đổi. Còn đối với dịch vụ siêu

âm, doanh thu tăng lên 220.680 ngàn đồng, sự tăng trưởng này chủ yếu là do ảnh

hưởng của nhân tố lượng là 170.520 ngàn đồng (khối lượng dịch vụ tăng 2.842

ca), còn nhân tố giá chỉ là tăng 50.168 ngàn đồng là do giá bình quân năm chỉ

tăng lên 4 ngàn đồng/ca.

Các dịch vụ còn lại đóng góp vào sự tăng trưởng của doanh thu là không

lớn lắm chỉ khoảng 278.281 ngàn đồng.

Xét về tổng thể các nhân tố ảnh hưởng, ta nhận thấy nhân tố khối lượng làm

tăng doanh thu là chủ yếu (1.876.010 ngàn đồng), nó gấp hơn 5,5 lần ảnh hưởng

của nhân tố giá (334.508 ngàn đồng). Tuy nội dung phân tích có nhiều hạn chế

nhưng ta vẫn có kết luận rằng sự tăng trưởng doanh thu của công ty chủ yếu là do

ảnh hưởng của nhân tố lượng hơn là nhân tố giá. Lượng tiêu thụ là nhân tố khách

quan nó phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, công ty rất khó kiểm soát. Vì vậy

công ty ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng phục vụ của phòng khám.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

4.2.2. Phân tích tình hình chi phí qua 3 năm (2006 – 2008)

Phân tích tình hình chi phí của một giai đoạn giúp ta nhận diện một cách cụ

thể các chi phí bộ phận và công tác này ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát

chi phí để lập ra kế hoạch, ra các quyết định kinh doanh cho tương lai.

4.2.2.1. Phân tích chung tình hình thực hiện tổng chi phí

Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá

tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ tiếp theo.

a) Tổng chi phí

Tổng chi phí là một chỉ tiêu phức tạp bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau,

mỗi chi phí tham gia vào quá trình kinh doanh theo những phương thức khác

nhau. Cơ cấu của từng bộ phận cũng không giống nhau đối với những doanh

nghiệp kinh doanh những ngành nghề khác nhau.

Hình 10: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍ NĂM 2006-2008

Xem tổng thể biểu đồ thì chi phí giá vốn hàng bán là chi phí có tỷ trọng cao

nhất chiếm hơn 50% tổng chi phí. Năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng này gần như

không biến động, chênh lệch về cơ cấu chỉ 0,02%. Tuy nhiên đến năm 2008 thì

tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán trong tổng chi phí có sự giảm xuống đáng kể,

từ 62,71% năm 2007 xuống 52,27%, tức là đã giảm 10%. Tỷ trọng chi phí giá

vốn hàng bán có sự giảm xuống đột biến như vậy là do trong năm chi phí tài

Năm 2006

33,15%2,65%

62,69%

1,51%

Năm 2007

33,19%1,76%2,35%

62,71%

Năm 2008

36,84%1,72%

52,27%

9,17%

Giá vốn hàng bán

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí tài chính

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

chính tăng lên, cao hơn mức tăng của chi phí giá vốn hàng bán. Song, chi phí này

vẫn khẳng định vị trí chủ đạo của mình trong tổng chi phí hoạt động của công ty.

Chi phí có tỷ trọng xếp hàng thứ hai trong tổng chi phí là chi phí quản lý

doanh nghiệp, chiếm trên 30%. Qua ba năm, cơ cấu chi phí này không có sự thay

đổi lớn, chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 là 0,38% và năm 2008 so với năm

2007 là 3,96%; trong điều kiện doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động kinh

doanh, chi phí này vẫn giữ được sự ổn định của mình, đây là một biểu hiện khá

tốt về tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp qua ba năm.

Chi phí tiếp theo có tỷ trọng không cao nhưng chiếm vai trò khá quan trọng

là chi phí tài chính, tỷ trọng của nó trong tổng chi phí tăng liên tục qua các năm.

Năm 2007, chi phí tài chính chiếm 2,35% so với năm 2006 là 1,51% chỉ tăng có

0,84%, nhưng năm 2008 tỷ trọng này được nâng lên đến 9,17% tức là so với năm

2007 thì chi phí tài chính tăng đến 6,82%. Chi phí tài chính năm 2008 tăng cao là

do các khoản nợ vay dài hạn của công ty tăng lên rất cao, với sự thay đổi về kết

cấu nhanh như vậy sẽ làm cho lãnh đạo công ty khó có thể kiểm soát được quá

trình thực hiện chi phí này.

Chi phí cuối cùng trong cơ cấu tổng chi phí là chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp, tỷ trọng trọng của nó chỉ dao động từ 1,7% - 2,6%. Chi phí này không có

tác động lớn đến tổng chi phí của doanh nghiệp.

Với những phân tích khái quát về cơ cấu các bộ hình thành chi phí cho thấy

qua ba năm 2006-2008, thì doanh nghiệp có kết cấu chi phí khá ổn định, dù chi

phí giá vốn hàng bán có giảm và chi phí tài chính có tăng về tỷ trọng, nhưng mức

độ biến động không lớn, với nội dung phân tích giúp ta biết được vị trí của từng

loại chi phí trong chi phí tổng thể để có cách nhìn và quản lý đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, để phản ánh được cái chất trong từng loại chi phí thì ta phải tiến

hành phân tích về sự biến động lượng của các loại chi phí này qua ba năm như

thế nào?

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

2 . 9 6 3

3 . 4 6 0

2 . 5 3 0

1 . 3 3 8 1 . 5 6 8

2 . 4 3 9

6 0 71 1 1

6 1 1 1 48 31 0 7-

5 0 0

1 . 0 0 0

1 . 5 0 0

2 . 0 0 0

2 . 5 0 0

3 . 0 0 0

3 . 5 0 0

4 . 0 0 0

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m

T r iệ u đ ồ n gG iá v ố n h à n g b á n

C h i p h í q u ả n lý d o a n h n g h iệ p

C h i p h í t à i c h ín h

C h i p h í t h u ế t h u n h ậ p d o a n h n g h iệ p

Hình 11: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG LƯỢNG CHI PHÍ

NĂM 2006-2008

Quan sát biểu đồ, năm 2007 chi phí giá vốn hàng bán là 2. 963 triệu đồng so

với năm 2006 là 2.530 triệu đồng tăng 433 triệu đồng, tương ứng 17,11%; đến

năm 2008, chi phí giá vốn hàng bán tăng lên 3.460 triệu đồng, so với năm 2007

chênh lệch 497 triệu đồng, đưa tỷ lệ phần trăm tăng 16,77%. Như vậy, mức độ

tăng trưởng của chi phí giá vốn hàng bán qua các năm thấp, hơn thế nữa nếu so

sánh với tốc độ tăng doanh thu: năm 2007 là 18,08% và năm 2008 là 39,66% thì

tốc độ tăng chi phí giá vốn luôn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của đơn vị, như

vậy công ty sử dụng chi phí giá vốn hàng bán khá hiệu quả.

Khoản mục chi phí thứ hai là chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2007 chi

phí này cũng tăng với tốc độ tương đương với tốc độ tăng chi phí giá vốn hàng

bán là 17,19%; nhưng đến năm 2008 thì chi phí này tăng cao đột biến, từ 1.568

triệu đồng năm 2007 lên 2.439 triệu đồng, tức là đã tăng 871 triệu đồng và chênh

lệch 55,55% so với năm trước. Như vậy tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp

năm 2007 vẫn còn phù hợp vì nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng đến năm

2008 thì tốc độ này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, cho thấy khả

năng kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay không còn hiệu quả như

những năm trước nữa. Đây là khoản mục chi phí phức tạp, nguyên nhân chi phí

năm nay tăng cao là do chi phí đầu vào của công ty tăng theo sự biến động giá

của thị trường, như đối với chi tiền lương nhân viên hành chánh bắt buộc công ty

phải tăng lên theo giá thị trường lao động hiện tại.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Chi phí tiếp theo có sự biến động mạnh nhất là chi phí tài chính, qua ba năm

chi phí này tăng rất nhanh. Năm 2007 là chi phí tài chính là 111 triệu đồng so với

năm 2006 là 61 triệu đồng tăng 50 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 81,97%, chi phí đi vay

năm nay gần như gấp đôi năm rồi. Đáng kể hơn là chi phí tài chính năm 2008 lên

đến 607 triệu đồng, tăng 496 triệu đồng so với năm 2007, chênh lệch về lượng

chiếm đến 446,85% chi phí tài chính năm trước. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là

do công ty đã đi vay nợ dài hạn nhiều hơn, năm 2007 vay và nợ dài hạn là 2.277

triệu đồng dùng để mua mới thêm một số máy móc, thiết bị y tế, năm 2008 vay

và nợ dài hạn lên 6.069 triệu đồng, vì trong năm nay công ty đã xây dựng và

nâng cấp thêm một số văn phòng làm việc và khu phòng khám, đồng thời cũng

mua mới thêm một số thiết bị y tế như: máy chụp X quang, máy siêu âm SSD

4000, máy phân tích huyết học,… Nếu như so sánh với tốc độ tăng doanh thu thì

tốc độ tăng chi phí tài chính là quá bất ổn, tuy nhiên chúng ta cần xem xét lại chi

phí tài chính chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí hoạt động của doanh

nghiệp.

Chi phí cuối cùng trong cơ cấu tổng chi phí là chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp. Năm 2006: 107 triệu đồng, năm 2007: 83 triệu đồng, năm 2008: 114 triệu

đồng, như vậy chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp so với năm trước của năm

2007 giảm 24% còn năm 2008 tăng 37,35%. Cũng như đã đề cập ở phần phân

tích khái quát bảng kết quả hoạt động kinh doanh, sở dĩ chi phí thuế thu nhập

giảm rồi lại tăng qua các năm mặt dù lợi nhuận trước thuế năm sau luôn cao hơn

năm trước là do công ty được hưởng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh

nghiệp của Chính phủ (Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư

và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị

định số 24/2007/NĐ-CP) và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm

có giảm.

Như vậy, tất cả chi phí bộ phận trong tổng chi phí hoạt động của doanh

nghiệp đều tăng qua các năm, trong đó chi phí tài chính biến động mạnh nhất, và

năm 2008 là năm chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí thuế

thu nhập doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao. Đây là những nguyên nhân

làm cho tốc độ tăng chi phí năm 2008 cao hơn tốc độ tăng doanh thu, thể hiện

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp trong năm còn nhiều lõng lẽo khi

doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô hoạt động.

b) Tỷ suất chi phí

Để nhận dạng được tổng thể mối quan hệ giữa tổng doanh thu thuần và tổng

chi phí ta sử dụng tỷ suất chi phí. Đây là một trong những công cụ xác định hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 3: TỶ SUẤT CHI PHÍ QUA BA NĂM 2006-2008

NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Tổng chi phí (triệu đồng) 4.036 4.725 6.620

Doanh thu thuần (triệu đồng) 4.691 5.539 7.736

Tỷ suất chi phí (%) 87,75 86,08 85,57

Nguồn: Bảng tổng hợp

Tỷ suất chi phí của doanh nghiệp qua ba năm không chênh lệch nhiều từ

0,5-1,5 đồng. Cụ thể để tạo ra 100 đồng doanh thu thì chi phí bỏ ra ở mỗi năm là:

năm 2006: 86,03 đồng, năm 2007: 85,3 đồng và năm 2008: 85,57 đồng. Tùy từng

ngành nghề kinh doanh mà tỷ suất chi phí phù hợp có thể cao hoặc thấp. Đối với

dịch vụ y tế thì tỷ suất chi phí như vậy là khá cao, hơn nữa qua ba năm tỷ số này

giảm rất ít, cho thấy chi phí là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn.

4.2.2.2. Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí

Ta tiến hành phân tích kết cấu các khoản mục chi phí có vai trò quan trọng

trong tổng chi phí của doanh nghiệp như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản

lý doanh nghiệp. Qua nội dung phân tích giúp nhà quản trị biết được nguyên

nhân gây ra biến động trong từng chi phí bộ phận cụ thể.

a) Phân tích chi phí giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là chi phí đầu vào quan trọng của doanh nghiệp, nó bao

gồm chi phí khấu hao, chi phí tiền lương bác sĩ theo ca và chi phí vật tư y tế. Đối

với các cơ sở kinh doanh dịch vụ y tế thì cách thức hạch toán của chi phí này

cũng khá đặc thù, tuy nhiên trong phạm vi đề tài ta chỉ tiến hành phân tích các

chi phí cấu thành chi phí giá vốn hàng bán.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Bảng 4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍGIÁ VỐN HÀNG BÁN

NĂM 2006-2008

ĐVT: %

CHI PHÍ

GIÁ VỐN HÀNG BÁN

TỶ LỆ

NĂM

2006

TỶ LỆ

NĂM

2007

TỶ LỆ

NĂM

2008

CHÊNH

LỆCH

2007/2006

CHÊNH

LỆCH

2008/2007

1. Chi phí khấu hao 38,06 31,08 25,29 (6,98) (5,79)

- Nhà cửa, vật kiên trúc 1,78 1,48 1,24 (0,29) (0,24)

- Máy móc, thiết bị 33,79 27,51 22,23 (6,29) (5,28)

- Phương tiện vận tải truyền dẫn 2,49 2,09 1,82 (0,40) (0,27)

2. Chi phí tiền lương bác sĩ 31,23 38,07 43,47 6,84 5,40

3.Chi phí vật tư y tế 30,71 30,85 31,24 0,14 0,40

Tổng cộng: 100 100 100 - -

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Nhìn chung qua ba năm cơ cấu các khoản mục chi phí trong giá vốn hàng

bán có sự biến động khá lớn và vị trí của mỗi loại chi phí trong tổng thể cũng có

sự chuyển đổi cho nhau. Tuy nhiên mỗi loại chi phí vẫn chiếm tỷ trọng tương

đương 1/3 tổng chi phí giá vốn hàng bán.

Đối với chi phí khấu hao tỷ trọng giảm nhanh từ 38,06% năm 2006 xuống

31,08% năm 2007 và 25,29% năm 2008; chênh lệch tỷ trọng so với năm trước

tương ứng là 6,98% và 5,79%. Nguyên nhân làm cho chi phí khấu hao giảm một

phần là do các năm sau thì chi phí khấu hao đều thấp hơn năm trước và các loại

chi phí khác tăng cao.

Trong kết cấu chi phí khấu hao thì chi phí khấu hao cho máy móc thiết bị là

lớn nhất, do máy móc thiết bị là tài sản cố định chủ yếu của công ty, chiếm tỷ

trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình; hơn nữa loại tài sản này chịu

ảnh hưởng lớn của tiến bộ khoa học công nghệ, tuổi thọ sử dụng ngắn nên công

ty khấu hao nhanh hơn nhà cửa, vật tư kiến trúc và phương tiện vận tải truyền

dẫn.

Chi phí thứ hai là chi phí tiền lương bác sĩ theo ca, nếu trong năm 2006 tiền

lương bác sĩ chỉ chiếm 33,79% thấp hơn tỷ trọng của chi phí khấu hao là 38,06%

trong tổng chi phí giá vốn hàng bán, thì sang năm 2007 và năm 2008 tỷ trọng này

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

đã tăng nhanh, lần lượt là 38,07% và 43,47% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng

chi phí khấu hao là 31,08% và 25,29%. Nhường như phần tỷ trọng mất đi của chi

phí khấu hao hai năm này đã chuyển sang cho tỷ trọng của chi phí tiền lương bác

sĩ, vì so với năm trước chênh lệch về tỷ trọng của chi phí tiền lương bác sĩ vượt

6,84% năm 2007 và 5,40% năm 2008, còn mức giảm của chi phí khấu hao lần

lượt là 6,98% và 5,79%.

Chi phí cuối cùng là chi phí vật tư y tế, chi phí này bao gồm chi phí sử dụng

các loại hóa chất, thuốc dịch truyền, máu,…biểu đồ cho thấy tỷ trọng của chi phí

này chỉ tăng nhẹ, trong kết cấu chi phí giá vốn hàng bán thì chi phí này chiếm

30,71% năm 2006; 30,85% năm 2007 và 31,24% năm 2008; nên chênh lệch tỷ

trọng so với năm trước lần lượt là 0,14% và 0,40%, sự tăng lên của cơ cấu chi phí

vật tư y tế là không đáng kể nên vai trò của chi phí này trong chi phí giá vốn

hàng bán được coi là khá bềnh vững.

Từ những nội dung phân tích khái quát trên, ta kết luận rằng trong kết cấu

chi phí giá vốn hàng bán mỗi loại chi phí có vai trò quan trọng như nhau, đây là

những chi phí mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được cho nên sự ổn định

tương đối về cơ cấu như vậy là khá tốt.

Tiếp theo, ta sẽ phân tích biến động lượng của các khoản mục chi phí giá

vốn hàng bán, để biết được mức độ tăng trưởng của chúng như thế nào và nguyên

nhân vì sao?

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Bảng 5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN

NĂM 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Trị giá chi phí khấu hao của doanh nghiệp giảm qua ba năm, năm 2007 là

963 triệu đồng so với năm 2007 là 921 triệu đồng đã giảm 42 triệu đồng và về tỷ

lệ giảm 4,36%. Năm 2008, chi phí khấu hao giảm xuống 875 triệu đồng so với

năm 2007 đã giảm 46 triệu đồng, tỷ lệ phần trăm tương ứng là 4,99%. Như vậy

mức giảm giữa các năm không lớn và xấp xỉ nhau, nguyên nhân chi phí khấu hao

giảm qua các năm là do doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, đến

năm 2007 và năm 2008 có nhiều máy móc, thiết bị y tế đã khấu hao hết đồng thời

doanh nghiệp cũng đã mua thêm nhiều máy mới để phục vụ cho công tác khám

chữa bệnh; tuy nhiên năm 2008, số lượng máy móc thiết bị mới được mua rất lớn

nhưng chủ yếu vào những tháng cuối năm 2008. Cũng như đã phân tích trên phần

kết cấu chi phí giá vốn, chi phí khấu hao chủ yếu từ máy móc, thiết bị, qua ba

năm chi phí này chiếm từ 750-850 triệu đồng, vì vậy ban quản trị công ty đặc biệt

quan tâm đến việc sử dụng loại tài sản cố định này.

Chúng ta sẽ xét tiếp đến sự biến động của chi phí tiền lương bác sĩ theo ca,

so với số giảm chi phí khấu hao thì số tăng chi phí tiền lương bác sĩ là khá lớn,

năm 2007 tăng 388 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 so với năm 2007 tăng

376 triệu đồng và về tỷ lệ lần lượt là 42,78% và 33,33%.

CHI PHÍ

GIÁ VỐN HÀNG BÁN

NĂM

2006

NĂM

2007

NĂM

2008

CHÊNH

LỆCH

2007/2006

CHÊNH

LỆCH

2008/2007

Mức % Mức %

1. Chi phí khấu hao 963 921 875 (42) (4,36) (46) (4,99)

- Nhà cửa, vật kiên trúc 45 44 43 (1) (2,22) (1) (2,27)

- Máy móc, thiết bị 855 815 769 (40) (4,68) (46) (5,64)

- Phương tiện vận tải truyền dẫn 63 62 63 (1) (1,59) 1 1,61

2. Chi phí tiền lương bác sĩ 790 1.128 1.504 338 42,78 376 33,33

3.Chi phí vật tư y tế 777 914 1.081 137 17,63 167 18,27

Tổng cộng: 2.530 2.963 3.460 433 17,11 497 16,77

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Nếu so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2007 là 18,08%, thì tốc

độ tăng chi phí tiền lương gấp 2,4 lần, đây là một biểu hiện không tốt khi công ty

có chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên sang năm 2008 thì việc

sử dụng chi tiền lương này hiệu quả hơn, thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu

là 39,66%.

Ta tìm hiểu nguyên nhân vì sao chi phí tiền lương này có sự thay đổi đột

biến như vậy. Chi phí tiền lương bác sĩ theo ca là chi phí khả biến, nó phụ thuộc

vào đơn giá của mỗi loại dịch vụ khám chữa bệnh, khối lượng dịch vụ phát sinh

trong năm. Dù năm 2007 doanh nghiệp có mở rộng quy mô hoạt động nhằm tăng

doanh thu nhưng năm 2007, số lượt người vào khám, chữa bệnh có tăng cao,

nhưng trong năm này công ty không có chính sách tăng giá dịch vụ, các loại hình

dịch vụ còn chưa đa dạng, vì vậy làm cho tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng

doanh thu. Nhưng đến năm 2008 công ty đã tăng giá hầu hết các mặt hàng và quy

mô hoạt động ngày càng mở rộng hơn, cũng như lãnh đạo công ty đã quản lý tốt

hơn đội ngũ y bác sĩ, nâng cao hiệu quả làm việc nên tốc độ tăng chi phí giảm lại

thấp hơn tốc độ tăng doanh thu.

Cũng như chi phí tiền lương bác sĩ, chi phí vật tư y tế cũng đã làm cho chi

phí giá vốn hàng bán tăng lên một lượng đáng kể. Năm 2007 tăng 137 triệu đồng

so với năm 2006 và năm 2008 tăng 167 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng

tương ứng lần lượt là 17,63% và 18,63%. Tốc độ tăng chi phí này qua hai năm

đều thấp hơn tốc độ tăng doanh thu cho thấy doanh nghiệp vẫn kiểm soát khá

hiệu quả chi phí này. Nguyên nhân chi phí vật tư tăng là do giá vật tư y tế nói

chung tăng lên so với những năm trước đó, một phần là do tình hình tăng giá

chung của nền kinh tế, đồng thời chi phí tăng do tăng theo việc mở rộng quy mô

hoạt động là một tất yếu.

b) Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm tất cả chi phí liên quan đến

công việc hành chánh, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Chi phí này bao

gồm nhiều thành phần có nguồn gốc, đặc điểm khác nhau như: chi phí nhân viên

quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài,…

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Bảng 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

NĂM 2006-2008

ĐVT: %

CHI PHÍ

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

TỶ

LỆ

NĂM

2006

TỶ

LỆ

NĂM

2007

TỶ

LỆ

NĂM

2008

CHÊNH

LỆCH

2007/2006

CHÊNH

LỆCH

2008/2007

1.Chi phí nhân viên quản lý 87,59 88,78 87,62 1,18 (1,16)

- Chi phí tiền lương, phụ cấp và

các khoản phải trả cho nhân viên

hành chánh

73,61 74,60 73,63 0,99 (0,97)

- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 13,99 14,17 13,99 0,19 (0,18)

2. Chi phí đồ dùng văn phòng 3,14 2,81 2,95 (0,33) 0,15

3.Thuế phí, phí và lệ phí

(thuế môn bài,…) 0,15 0,13 0,08 (0,02) (0,05)

4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 8,74 7,84 8,57 (0,90) 0,73

- Chi phí tiền điện thoại 0,30 0,26 0,37 (0,04) 0,11

- Chi phí tiền điện 7,02 6,25 6,60 (0,78) 0,35

- Chi phí tiền nước 1,42 1,34 1,60 (0,08) 0,26

5. Chi phí khác

(chi phí hội nghị, tiếp khách,…) 0,37 0,45 0,78 0,07 0,33

TỔNG CỘNG 100,00 100,00 100,00 - -

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Trong kết cấu chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí nhân viên quản lý là

quan trọng nhất, đây là chi phí tiền lương nhân viên hành chánh, các khoản trích

theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, phụ cấp…chiếm tỷ trọng gần 87% chi

phí quản lý doanh nghiệp.

Qua ba năm, kết cấu chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gần như không

đổi, năm 2006: 87,59%; năm 2007: 88,78%; và năm 2008: 87,62%. Sự ổn định

về cơ cấu chi phí nhân viên quản lý cho thấy công ty có khả năng quản trị nhân

sự khá tốt, tuy nhiên trong điều kiện công ty muốn giảm chi phí này xuống thì

gặp nhiều trở ngại vì giá cả chi phí tiền lương nhân viên công ty rất khó thay đổi

được, và cũng không thể tùy ý cắt giảm nhân sự công ty. Sự tăng giảm của chi

phí này có tác động rất lớn đến sự tăng giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp do

đó lãnh đạo công ty luôn quan tâm sâu sắc đến tình hình thực hiện chi phí này.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng thấp, ảnh hưởng không đáng kể đến tổng

chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty, ta sẽ không đề cập đến trong nội dung

phân tích này.

Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp giúp ta nhận dạng một

cách cụ thể hơn tình hình thực hiện các khoản mục chi phí trong năm 2006-2008.

Bảng 7: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUẢN LÝ

DOANH NGHIỆP NĂM 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Ta trở lại với chi phí nhân viên quản lý, năm 2007 chi tăng 220 triệu đồng

so với năm 2006, mức tăng này chiếm 18,78% chi phí năm 2006, và cao hơn tốc

độ tăng doanh thu là 18,08%, dấu hiệu này cho thấy việc khả năng kiểm soát chi

phí nhân viên năm 2007 là không hiệu quả. Đến năm 2008, chi phí nhân viên

quản lý trong năm là 2.137 triệu đồng, nâng tỷ lệ tăng lên 53,50%; như vậy trong

năm nay tốc độ tăng chi phí không giảm xuống mà còn tăng nhanh hơn, tốc độ

tăng chi phí năm nay gấp ba lần tốc độ tăng chi phí của năm 2007 và so với tốc

CHI PHÍ

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

NĂM

2006

NĂM

2007

NĂM

2008

CHÊNH

LỆCH

2007/2006

CHÊNH

LỆCH

2008/2007

Mức % Mức %

1.Chi phí nhân viên quản lý 1.172 1.392 2.137 220 18,78 745 53,50

- Chi phí tiền lương nhân viên

hành chánh 985 1.170 1.796 185 18,78 626 53,50

- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 187 222 341 35 18,78 119 53,50

2. Chi phí đồ dùng văn phòng 42 44 72 2 4,76 28 63,64

3.Thuế phí, phí và lệ phí

(thuế môn bài,…) 2 2 2 - - - -

4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 117 123 209 6 5,13 86 69,92

- Chi phí tiền điện thoại 4 4 9 - - 5 125,00

- Chi phí tiền điện 94 98 161 4 4,26 63 64,29

- Chi phí tiền nước 19 21 39 2 10,53 18 85,71

5. Chi phí khác

(chi phí hội nghị, tiếp khách,…) 5 7 19 2 40,00 12 171,43

TỔNG CỘNG 1.338 1.568 2.439 230 17,20 871 55,53

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

độ tăng doanh thu năm 2008 là 39,66% thì gấp 1,4 lần. Tuy xét trên tổng thể tốc

độ tăng chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng chúng ta cần thừa nhận

rằng riêng đối với khoản mục chi phí này cần tìm ra nguyên nhân vì sao qua hai

năm liên tiếp tốc độ tăng chi phí lại tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu và ngày

càng tăng cao hơn. Phải chăng công ty nên xem xét lại nguồn nhân sư công ty

quá cồng kềnh, hiệu quả làm việc bình quân là không cao. Thời gian làm việc của

công ty từ 6 giờ đến 19 giờ mỗi ngày (trừ chủ nhật: 6 giờ - 16giờ), nhân viên

phòng khám làm việc theo ca, đối với những ca đầu ngày, hoặc cuối ngày thì số

lượt người vào khám chữa bệnh rất ít, tuy nhiên công ty vẫn phải trả lương cho

số nhân viên này, hơn thế nữa số lượng nhân viên các phòng khác như phòng

hành chánh, phòng kế toán nhiều hơn mức công việc cần thiết. Vì vậy, đây là vấn

đề cấp bách, công ty cần có biện pháp khắc phục trong năm nay.

Chi phí thứ hai có tỷ trọng cao hơn các loại chi phí khác là chi phí dịch vụ

mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại. Qua hai năm 2006-2007 chi phí

này không có sự biến động lớn, chỉ tăng 6 triệu đồng, tức là tăng 5,13%. Nhưng

đến năm 2008, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 209 triệu đồng, so với năm

2007 tăng 86 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 69,92%. Nguyên nhân là do

doanh nghiệp đã mua thêm máy móc thiết bị, chi phí mở rộng khung viên phòng

khám, giá điện nước trong năm tăng lên.

Như vậy qua ba năm 2006-2008, các khoản mục chi phí quản lý doanh

nghiệp đều tăng về mức làm cho chi phí này cũng tăng lên khá cao, năm 2007

công ty vẫn giữ được tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chậm hơn tốc độ

tăng doanh thu nhưng năm 2008 thì tốc độ tăng này đã vượt quá xa gần như gấp

rưỡi.

4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG

QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM (2006 – 2008).

Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình

phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm

năng về vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn; là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả của

doanh nghiệp; là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và

điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.

4.2.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thanh toán để biết được khả năng thanh

toán của công ty ở mức độ nào, an toàn hay không, đây là những khoản thanh

toán cho nhà cung cấp, cho công nhân viên cũng như các khoản nợ vay ngân

hàng.

Bảng 8: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN

NĂM 2006-2008

CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Tiền (triệu đồng) 1.954 3.753 195

Tài sản lưu động (triệu đồng) 2.016 3.870 195

Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 130 233 306

Hệ số thanh toán vốn lưu động 0,97 0,97 1,00

Hệ số thanh toán nhanh 15,03 16,11 0,64

Nguồn: Bảng tổng hợp

4.2.1.1 Hệ số thanh toán vốn lưu động

Quan sát tỷ số thanh toán vốn lưu động ta thấy tỷ số này có giá trị rất lớn, và

tưởng chừng như bất ổn. Song do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là dịch vụ

khám chữa bệnh nên các khoản phải thu, hàng hóa tồn kho,.. không phát sinh,

đồng thời các khoản tài sản lưu động khác như công cụ, dụng cụ tồn kho, tạm

ứng, chi phí trả trước chỉ phát sinh trong năm rất nhỏ nên công ty cần phải duy trì

hệ số này ở mức cao, nhằm đảm bảo lượng tiền để chi trả lương cho nhân viên

cũng như các chi phí thường xuyên khác.

4.2.1.2 Hệ số thanh toán nhanh

Quan sát bảng số liệu, năm 2006 năm 2007 hệ số thanh toán nhanh rất lớn,

cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là rất tốt.

Cũng như phân tích ở trên, doanh nghiệp giữ lại một lượng tiền mặt và tiền

gửi ngân hàng rất lớn. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là do các khoản

phải trả người bán mua tài sản cố định hữu hình, mua vật tư y tế. Mặc dù năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

2006, doanh nghiệp có mua thêm tài sản cố định 1.801 triệu đồng nhưng gần như

đã thanh toán hết cho nhà cung cấp. Năm 2007, doanh nghiệp đầu tư rất ít vào tài

sản cố định chỉ có 44 triệu đồng.

Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh đột nhiên giảm thấp xuống 0,64, tỷ số

này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh

nghiệp vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên năm nay do doanh nghiệp đầu tư quá

nhiều vào tài sản cố định (9.910 triệu đồng) nên lượng tiền của doanh nghiệp chỉ

còn 195 triệu đồng so với năm 2006 là 2.016 triệu đồng và năm 2007 là 3.870

triệu đồng, chênh lệch so với năm trước là rất bất ổn. Với hệ số thanh toán nhanh

như vậy doanh nghiệp cần phải chú ý nhiều hơn đến khả năng thanh toán của

mình vì ngoài các khoản phải trả nhà cung cấp, thì chi phí của doanh nghiệp ở

mỗi kỳ rất cao, như chi phí vật tư y tế, chi phí nhân viên hành chánh.

4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp thể hiện qua khả năng luân

chuyển vốn của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn chưa thể hiện được

toàn diện tình hình, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng

vốn tại doanh nghiệp nhưng thể hiện được khả năng chuyển đổi tài sản, vốn

thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp

chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 9: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG VỐN

NĂM 2006-2008

CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Doanh thu cung cấp dịch vụ

(triệu đồng) 3.850 4.691 5.539 7.736

Tổng tài sản (triệu đồng) 5.203 6.180 11.540

Các khoản phải trả

(triệu đồng) 130 100 200 250

Giá vốn hàng bán

(triệu đồng) 2.530 2.963 3.460

Số vòng quay tài sản 0,82 0,83 0,58

Thời hạn trả tiền 16,36 18,22 23,41

Nguồn: Bảng tổng hợp

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

4.2.2.1. Số vòng quay tài sản

Quan sát bảng số liệu, hệ số vòng quay tài sản năm 2006 và năm 2007

tương đương nhau, 1 đồng tài sản nói chung tạo ra được hơn 0,8 đồng doanh thu.

tỷ lệ này là khá cao, cho thấy hai năm qua công ty hoạt động khá hiệu quả.

Đến năm 2008, thì một đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,58 đồng doanh thu.

Hệ số này đã giảm rất nhanh, so với năm 2007 thì chỉ bằng 0,7 lần, mặc dù tổng

tài sản tăng lên rất cao (năm 2007: 6.180 triệu đồng – năm 2008: 11.540 triệu

đồng) nhưng doanh thu chỉ tăng từ 5.539 triệu đồng lên 7.736 triệu đồng. Như

vậy trong năm 2008, so với sự tăng lên rất lớn của nguồn vốn thì doanh thu đạt

được chưa như mong đợi, ban lãnh đạo công ty cần xem xét lại việc sử dụng

đồng vốn là có hiệu quả hay chưa. Tuy nhiên, độ lớn của các hệ số vòng quay tài

sản cho thấy tình hình hoạt động của công ty vẫn ổn định và hiệu quả và riêng

năm 2008 là năm công ty mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư nhiều vào nhà cửa,

máy móc thiết bị nên hệ số này giảm xuống là một tất yếu.

4.2.2.2. Thời hạn trả tiền

Nhìn chung qua ba năm hệ số thời hạn trả tiền của công ty đều tăng lên,

năm 2007 là 18,22 ngày so với năm 2006 là 16,36 ngày tăng 1.86 ngày, năm

2008 là 23,41 ngày tăng so với năm trước là 7,05 ngày. Thời hạn trả tiền khá cao

và ngày càng tăng nhanh, càng thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của công ty,

nên áp lực về các khoản phải trả cho nhà cung cấp là không đáng kể, hơn thế nữa

đây là khoản mục trong kỳ phát sinh thấp do công ty kinh doanh dịch vụ y tế, vì

vậy lãnh đạo công ty rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch ngân sách.

4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi

người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất

cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu …); mỗi góc độ

nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết

định quản trị.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Bảng 10: : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN NĂM 2006-2008

Nguồn: Bảng tổng hợp

4.2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Quan sát bảng số liệu ta thấy 100 đồng doanh thu thì năm 2006 tạo ra 13,97

đồng lợi nhuận ròng, đến năm 2007 tăng lên 14,70 đồng và năm 2008 giảm

xuống 14,43 đồng. Lợi nhuận sau thuế năm sau luôn cao hơn năm trước, và tỷ

suất lợi nhuận so với doanh thu năm 2007 lớn hơn năm 2006 cho thấy doanh

nghiệp hoạt động hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ suất này năm 2008 so

với năm 2007 giảm dù số lợi nhuận ròng có tăng lên rất cao, như vậy năm nay

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có phần kém hiệu quả hơn so với năm

2007. Song cả ba năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá cao chứng tỏ hiệu quả

hoạt động của công ty rất tích cực. Tuy nhiên để đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt

động của công ty ta phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác.

4.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Hai năm 2006 và 2007, tỷ suất sinh lời của lợi nhuận trên tổng tài sản là gần

như tương đương nhau; 100 đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động

tạo ra được 12,60 đồng lợi nhuận năm 2006 và 13,17 đồng năm 2007. Như vậy

với đặc điểm ngành nghề kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp ít đầu tư vào tài sản

nên tỷ số này ở mức rất cao, cho thấy tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng

rất hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm

xuống thấp hơn, 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được 9,67 đồng lợi nhuận. Nếu so với

những năm trước thì năm nay hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh

nghiệp đã bị giảm xuống. Tuy nhiên qua ba năm thì công ty vẫn có mức tỷ suất

lợi nhuận trên tổng tài sản rất cao.

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Lãi ròng (triệu đồng) 655 814 1.116

Doanh thu cung cấp dịch vụ (triệu đồng) 4.691 5.539 7.736

Tổng tài sản (triệu đồng) 5.203 6.180 11.540

Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 3.553 3.670 5.165

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( %) 13,97 14,70 14,43

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) 12,60 13,17 9,67

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) 18,44 22,18 21,61

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

4.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ suất sinh lời so với vốn chủ sở hữu phản

ánh cứ trong 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về 18,44 đồng lợi nhuận năm 2006;

22,18 đồng năm 2007 và năm 2008 là 21,61 đồng. Như vậy năm 2007 công ty đã

sử dụng rất hiệu quả vốn chủ sở hữu của mình, so với năm 2006 tỷ suất tăng

3,74%, và năm 2008 thì tỷ suất sinh lời giảm 0,57% so với năm 2007, tuy nhiên

mức giảm này không đáng kể. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tỷ suất lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu rất cao do tỷ trọng vốn vay dài hạn trong tổng nguồn

vốn cũng khá cao và tỷ trọng này ngày càng tăng, nó thể hiện được trình độ sử

dụng vốn chủ sở hữu của công ty khá cao và càng tốt hơn trong điều kiện lãnh

đạo công ty đang trên con đường mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

4.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí

Ngoài những tỷ số lợi nhuận trên ta phân tích thêm một số chỉ tiêu khác liên

quan đến kết quả kinh doanh như tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí, sức sản

xuất của vốn chủ sở hữu, đòn bNy hoạt động làm sáng tỏ hơn quá trình hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 11: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG

CHI PHÍ NĂM 2006-2008

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Lãi ròng (triệu đồng) 655 814 1.116

Tổng chi phí (triệu đồng) 4.036 4.725 6.620

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (%) 16,24 17,23 16,86

Nguồn: Bảng tổng hợp

Xét về mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí, thì 100 đồng chi phí bỏ ra

công ty tạo ra được số lợi nhuận là 16,24 đồng năm 2006, 17,23 đồng năm 2007,

16,86 đồng năm 2008. Nhìn chung qua ba năm thì tỷ suất lợi nhuận so với chi phí

không có sự thay đổi lớn, công ty cần giữ ổn định chỉ tiêu này trong thời gian tới,

đồng thời tìm ra biện pháp tăng tỷ suất này cao hơn nữa.

4.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở

hữu và tỷ trọng vốn đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đòn bNy đầy sức mạnh đối với chỉ

tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy

tính rủi ro. Hơn thế nữa tình hình thị trường tài chính trong những năm gần đây

không ổn định, doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có, thì vốn vay ngân hàng

không ngừng tăng lên.

Bảng 12: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CƠ CẤU TÀI CHÍNH NĂM 2006-2008

NHÓM CHỈ TIÊU

CƠ CẤU TÀI CHÍNH NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Tổng số nợ 1.650 2.510 6.375

- Phải trả người bán 100 200 250

- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 30 33 56

- Vay và nợ dài hạn 1,520 2,277 6,069

Tổng tài sản (triệu đồng) 5.203 6.180 11.540

Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 3.553 3.670 5.165

Hệ số nợ so với tài sản 0,32 0,41 0,55

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0,46 0,68 1,23

Nguồn: Bảng tổng hợp

4.2.4.1. Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số nợ so với tài sản qua ba đều tăng lên khoảng 10% so với năm trước,

và cả ba năm thì hệ số này luôn nhỏ hơn 55%, cho thấy công ty đang có xu

hướng chuyển từ vốn tự có sang nguồn nợ phải trả.

Năm 2007 tổng nợ phải trả là 2.510 triệu đồng, đến năm 2008 khoản nợ

phải trả của công ty lên đến 6.375 triệu đồng trong 11.540 triệu đồng tài sản. Như

vậy nguồn vốn công ty có xu hướng chuyển dịch từ vốn chủ sở hữu sang vốn

vay. Nợ phải trả chủ yếu của công ty là các khoản vay và nợ dài hạn, không có

nợ vay ngắn hạn, do công ty chỉ tập trung đầu tư dài hạn vào tài sản cố định như

xây dựng văn phòng, phòng khám,…, máy móc, thiết bị y tế. Tuy rủi ro tài chính

là khá cao, nhưng công ty vẫn xây dựng được kế hoạch trả các món nợ tới hạn.

4.2.4.2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Cũng như hệ số nợ so với tổng tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cũng

tăng tương đồng qua các năm. Hai năm 2006 -2007, hệ số này luôn nhỏ hơn 1,

đến năm 2008 hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu đã là 1,23.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

Xem xét tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ta

nhận thấy năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng này là khá cao khoảng 60%-70%, như

vậy thời gian này hoạt động kinh của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn của

mình. Song đến năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn hơn 40%, thấp hơn

nhiều so với những năm trước mà hoạt động kinh doanh vẫn phát triển và lợi

nhuận vẫn tăng, cho thấy năm 2008 doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ

sở hữu.

Do kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh nên giá cả dịch vụ qua các năm hầu

như biến động rất thấp, doanh thu phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng tiêu thụ, đây

là nhân tố khách quan, dù lợi nhuận năm sau có tăng cao hơn năm trước nhưng

nếu đồng vốn của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng thì mức độ

an toàn thấp trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều biến động trong những

năm gần đây, đặc biệt đối với các khoản vay dài hạn. Như vậy công ty cần xem

xét lại cơ cấu nguồn vốn của mình, chú ý đến tính độc lập, chủ động về tài chính

để hoạt động có hiệu quả hơn.

4.4. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và

Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề

hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói

một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét

duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một

công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến

quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây

dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh,

khảo sát thị trường, phát triển sản phNm và cà trong các báo cáo nghiên cứu. đang

ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Những phân trên ta đã phân tích tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, lợi

nhuận và tình hình tài chính của công ty. Đây là những nhân tố bên trong doanh

nghiệp nếu như không biết kết hợp với những nhân tố bên ngoài thì doanh nghiệp

khó có thể đưa ra được quyết định đúng đắn cho định hướng phát triển của công

ty. Trong nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội, song cũng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

đứng trước những thách thức lớn. Phân tích S.W.O.T đối với doanh nghiệp có thể

nêu ra những nét chủ yếu về năng lực cạnh tranh của mình trong những năm

trước mắt.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên 53 SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

Bảng 13: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

O: Những cơ hội 1. Các phòng khám tư nhân khác nhỏ, ít, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật. Bệnh viện đa khoa có chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ không cao. 2. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên khách hàng sẽ tự tìm đến nếu chất lượng khám chữa bệnh tốt. 3. Được ưu đãi nhiều về ngành nghề kinh doanh.

T: Những đe dọa 1. Y học ngày càng tiến bộ, cũng như ngày càng có nhiều căn bệnh là và chuyển biến bất thường. 2. Trong tương lai có nhiều phòng khám tư nhân mọc lên. 3. Thị trường tài chính biến động, khả năng tái cấp vốn là không cao.

S: Những điểm mạnh 1. Được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Chi phí khả biến thấp thấp. 3. Đội ngũ y bác sĩ danh tiến, lành nghề. 4.Chất lượng phục vụ của nhân viên phòng khám cũng như các y bác sĩ rất tốt. 5. Uy tín kinh doanh rất cao, nhờ vào truyền miệng khách hàng tìm đến với phòng khám. 6. Phòng khám tọa lạc tại thị xã Vĩnh Long, giao thông đi lại thuận tiện. 7. Giá cả hợp lý. 8. Kết quả chuNn đoán chính xác, kê toa rất hay. 9. Chất lượng phục vụ của nhân viên phòng khám cũng như các y bác sĩ rất tốt. 10. Ban lãnh đạo công ty quản lý sâu sát.

Các chiến lược SO 1. Thuê thêm và duy trì hợp tác với các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. 2. Phải cập nhật thường xuyên những quy định mới ưu đãi cho những cơ sở kinh doanh y tế ngoài công lập: miễn (giảm thuế),… 3. Nhân viên phòng khám phải nắm bắt được tâm lý của người bệnh, tạo thiện cảm với khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ để tạo niềm tin, và đây cũng là phương thức quảng bá uy tín công ty hữu hiệu nhờ vào hình thức truyền miệng từ người dân.

Các chiến lược ST 1. Đảm bảo vệ sinh môi trường, không thải các phế y tế ra kênh, rạch. 2. Mua mới máy móc, thiết bị y tế hiện đại, độ chuNn xác cao tạo điều kiện làm việc tốt cho các y bác sĩ. 3. Lập kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động. 4. Trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, tạo uy tín với ngân hàng, đồng thời cần giải trình rõ ràng, hợp lý dự án kinh doanh khi xin vay món mới.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên 54 SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

O: Những cơ hội 1. Các phòng khám tư nhân khác nhỏ, ít, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật. Bệnh viện đa khoa có chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ không cao. 2. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên khách hàng sẽ tự tìm đến nếu chất lượng khám chữa bệnh tốt. 3. Được ưu đãi nhiều về ngành nghề kinh doanh.

T: Những đe dọa 1. Y học ngày càng tiến bộ, cũng như ngày càng có nhiều căn bệnh là và chuyển biến bất thường. 2. Trong tương lai có nhiều phòng khám tư nhân mọc lên. 3. Thị trường tài chính biến động, khả năng tái cấp vốn là không cao.

W: Những điểm yếu 1. So với bệnh viện đa khoa tỉnh thì quy mô hoạt động còn nhỏ. 2. Vốn vay ngân hàng ngày càng tăng. 3. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm 2008 rất ít. 4. Thời gian làm việc của các bác sĩ quá lớn, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Một số y bác sĩ có tuổi, có thể không hợp tác lâu dài với phòng khám. 5. Nhà quản trị chưa nắm vững tình hình tài chính của công ty. 6. Chất thải phòng khám không tự xử lý được, chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh.

Các chiến lược WO 1. Chỉ tập trung vào những dịch vụ là thế mạnh của công ty tránh đầu tư tràng lang không hiệu quả. 2. Xây dựng chế độ ngân sách hợp lý với ngành nghề kinh doanh: đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà cung cấp, chi lương, trả nợ vay,… 3. Lập lại thời gian biểu phù hợp cho một số bác sĩ để tăng hiệu suất làm việc. 4. Nhà quản trị cần quan tâm nhiều hơn tình hình tài chính của công ty. 5. Có những chế độ ưu đãi đối với những bác sĩ lành nghề, nhưng tuổi khá cao, bên cạnh đó cần tìm những y bác sĩ mới, tay nghề cao thay thế đội ngũ bác sĩ không hợp tác được với phòng khám lâu dài do tuổi cao.

Các chiến lược WT 1. Sử dụng phương pháp pháp khấu hao nhanh, đúng quy định đối với những máy móc thiết bị ảnh hưởng nhiều của khoa học, kỹ thuật. 2. Lãnh đạo công ty cần xem xét việc bổ sung thành viên mới, nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh tránh rủi ro về tài chính.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

55

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY

TĂNG DOANH THU

Để tăng doanh thu cung cấp dịch trong năm ta tập trung vào tăng nhân tố khối

lượng tiêu thụ vì nhân tố giá ảnh hưởng rất ít doanh thu, và doanh nghiệp cũng thể

tự tăng giá dịch vụ quá cao so với giá công lập và một số cơ sở kinh doanh khác.

Do đặc điểm sản phNm dịch vụ khám chữa bệnh nên nâng cao chất lượng hàng

hóa, tức là nâng cao chất lượng chuNn đoán chính xác, kê toa hiệu quả, nó có tính

chất hơi trừu tượng, khó đo lường được. Cụ thể với một số hành động thiết thực

sau:

- Nâng cao tay nghề của các y bác sĩ: đối với các dịch vụ như khám bệnh,

phNu thuật thNm mỹ, tiểu phẫu thì trình độ chuyên môn của các y bác sĩ có vai trò

rất quan trọng, do đó công ty chỉ nên hợp tác với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm,

tay nghề cao. Tạo mối quan hệ tốt đẹp để có thể hợp tác với họ trong thời gian dài,

ổn định.

- Nâng cao chất lượng phục vụ: thái độ nhân viên phòng khám từ khâu ghi

phiếu khám bệnh đến khâu dẫn bệnh, khám bệnh phải ân cần, chu đáo, lịch thiệp.

- Đối với các dịch vụ khác có liên quan đến chuNn đoán nhờ vào máy móc

thiết bị như siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm,… cần sử dụng những thiết bị hiện

đại, đồng thời hết sức cNn thận để tránh hiện tượng nhằm lẫn kết quả của những

bệnh nhân khác nhau.

Đặc biệt, ban quản trị công ty cần chú ý vào các dịch vụ mang lại doanh thu

cao như dịch vụ khám bệnh, dịch vụ kiểm tra bộ mỡ,… số ca phát sinh trong năm là

rất lớn và thường xuyên. Nó gián tiếp làm tăng khối lượng dịch vụ vì uy tín phòng

khám chủ yếu là nhờ vào truyền miệng từ những người dân đến khám chữa bệnh

với nhau.

Ngoài nhân tố lượng công ty cần có kế hoạch tăng giá cụ thể trong những

năm sau, để có thể dự đoán được doanh thu trong tương lai, và đây là công tác của

nhà quản trị.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

56

GIẢM CHI PHÍ

Chi phí là một khoản mục phức tạp, do đó chúng ta cần chú ý đó là loại chi phí

gì? Trực tiếp hay gián tiếp? Mức độ kiểm soát được như thế nào?

Nhìn chung chi phí tiền lương có tỷ trọng cao nhất, nó bao gồm lương bác sĩ

tính theo ca và lương nhân viên hành chánh.

Đối với lương bác sĩ ta rất khó giảm chi phí này xuống bởi vì họ sẽ hưởng

phần trăm trên đơn giá dịch vụ, tức là yếu tố giá và khối lượng tiêu thụ đều ảnh

hưởng trực tiếp đến lương bác sĩ và doanh thu cung cấp dịch vụ.

Như đã đề cập ở phần phân tích các khoản mục chi phí, ta nhận thấy bộ máy

hoạt động của công ty khá cồng kềnh, hiệu suất làm việc của các nhân viên hành

chánh chưa cao, trong ngày có nhiều thời gian nhàn rỗi. Vì vậy, chúng ta cần thực

hiện một số biện pháp sau:

- Tổ chức lại bộ máy nhân sự: sắp xếp lại thời gian biểu cho các nhân viên,

giảm bớt số nhân viên ở các ca đầu và cuối mỗi ngày, cắt giảm bớt những nhân viên

năng lực làm việc thấp.

- Cần lập kế hoạch tăng lương khen thưởng cụ thể và hợp lý: thứ nhất phải

dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm so với tốc độ tăng chi phí, tức là

nếu tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí thì việc tăng lương, khen

thưởng cho nhân viên là khả quan hơn, thứ hai là dựa vào giá cả thị trường lao động

trong vùng và cuối cùng là xét hiệu quả làm việc của từng nhân viên để có quyết

định đúng đắn.

Chi phí kế tiếp là chi phí khấu hao, đây là loại chi phí chỉ thể hiện trên sổ sách

kế toán, doanh nghiệp vẫn giữ trong tay lượng tiền này để tái đầu tư vào những máy

móc, thiết bị y tế mới trong tương lai, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận

thực trong năm và các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước. Do đặc điểm ngành nghề

kinh doanh dịch vụ y tế và doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh tế khá cao, nên

đối với các máy móc, thiết bị chuNn đoán, thí nghiệp,… doanh nghiệp đã chọn

phương pháp khấu hao nhanh. Mặt khác, chi phí khấu hao của doanh nghiệp chiếm

tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí (năm 2006-2008: 13% - 24%). Vì vậy, kế toán

công ty cần có phương pháp tính toán khấu hao sao cho có lợi cho doanh nghiệp,

tuy nhiên cần chú ý thực hiện đúng quy định: mức khấu hao tối đa không quá hai

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

57

lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng, vẫn phải đảm bảo kinh doanh có

lời.

Chi phí cuối cùng có tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí là chi phí vật tư y tế,

để giảm bớt chi phí này doanh nghiệp cần hợp tác với các nhà cung cấp có giá đầu

vào thấp, đồng thời trong các khâu bảo quản và sử dụng phải hết sức cNn thận vì

đây là những hóa chất, dịch truyền, máu…dễ bị hư hỏng và giá cả khá cao.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC

Dù doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng nhưng lãnh đạo công ty

cần sử dụng nguồn vốn kinh doanh hợp lý và an toàn. Năm 2008, công ty tập trung

tiền hầu hết vào tài sản cố định, làm vốn lưu động thấp rủi ro về thanh toán là khá

lớn, hơn nữa vốn vay dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao so với vốn chủ sở hữu và với

thị trường tài chính biến động, ngân hàng giảm các khoản vay dài hạn xuống thấp

hơn như hiện nay thì rủi ro tài chính của công ty là khá cao. Từ thực tế đó năm

2009, công ty hạn chế đầu tư vào tài sản cố định, và có kế hoạch cụ thể đối với các

khoản vay nợ dài hạn, ban lãnh đạo công ty cần yêu cầu thành viên công ty bổ sung

vốn kinh doanh, để đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà cung cấp, chi lương và

trả lãi và các khoản nợ đến hạn.

Nếu như công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai, vượt khỏi

phạm vi phòng khám nâng lên là một bệnh viện tư nhân, gần như đầy đủ các dịch

vụ y tế thì cần xin sự đãi ngộ của chính quyền về thuế, tín dụng,... Đồng thời, doanh

nghiệp nên trích một phần lợi nhuận làm các công tác xã hội như xóa đối giảm

nghèo, nhà tình thương, vòng tay nhân ái, quỹ học bổng Phạm Hùng, tiếp sức

thương binh, tổ chức khám bệnh từ thiện…đây là một phương thức Marketing phù

hợp với xu hướng phát triển về quy mô hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Như vậy, ta thấy rằng cơ sở vật chất phòng khám chỉ đáp ứng cho nhu cầu

hiện tại, với mục đích trở một bệnh viện tư nhân có tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh

thì lãnh đạo công ty cần lập kế hoạch kinh doanh mới dựa vào những thông tin

nghiên cứu sẵn có kết hợp với việc điều tra nhu cầu thị trường đặc biệt cần bổ sung

nguồn vốn kinh doanh bằng việc nhận thêm thành viên mới, xin vay vốn ngân hàng

trong dài hạn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

58

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN

6.1 KẾT LUẬN

Qua nội dung phân tích ta nhận thấy giai đoạn 2006-2008, tình hình hoạt động

kinh doanh của công ty khá hiệu. Kết quả phân tích hoàn toàn phù hợp với chính

sách mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Năm 2008 là năm nền kinh tế thị

trường có nhiều biến động và cũng như các doanh nghiệp khác doanh nghiệp cũng

bị ảnh hưởng khá nhiều.

Tình hình thực hiện doanh thu, chi phí của công ty năm 2006-2007 hiệu quả

hơn năm 2008. Tuy nhiên năm 2008, công ty có tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu

kết quả kinh doanh khá cao và cả năm doanh nghiệp đều kinh doanh có lời.

Về tình hình tài chính, công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn đối

với nhà cung cấp, trả nợ vay ngân hàng tuy nhiên năm 2008 việc xoay chuyển luồn

tiền của công ty có những lúc gặp khó khăn. Yếu tố thứ hai là lợi nhuận đạt được

trên tài sản hay trên vốn chủ sở hữu đều rất cao, nó thể hiện hiệu quả của việc sử

dụng đồng vốn chủ sở hữu, thể hiện những cam kết về hiệu quả doanh nghiệp với

các thành viên công ty cũng như cho thấy lựa chọn đầu tư kinh doanh của các thành

viên công ty là đúng đắn. Bên cạnh đó, trong những năm này công ty đã có xu

hướng chuyển từ vốn tự có sang nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng, thể hiện

được khả năng linh động của lãnh đạo công ty, không sử dụng nhiều nguồn vốn của

doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, tuy

nhiên thị trường tài chính có nhiều biến động, công ty sẽ chịu áp lực về lãi suất cho

vay và thời hạn trả nợ, cũng như việc tái cho vay của ngân hàng có ổn định hay

không.

Ngoài những nội dung phân tích cụ thể đó, công ty còn có những thế mạnh về

nhân lực, đội ngũ y bác sĩ danh tiếng có tay nghề cao, chất lượng phục vụ của nhân

viên phòng khám khá tốt; nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay đang tăng cao mà chất

lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn nhiều hạn chế, nắm bắt được tình hình đó

công ty sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình cả về chất

lượng và số lượng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (34).pdf

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm

GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc

59

6.2 KIẾN NGHN

� Đối với công ty:

Từ bài nghiên cứu, tôi xin kiến nghị với lãnh đạo công ty một vài giải pháp để

nâng cao hiệu quả hoạt động:

- Cần kiểm soát lại chi phí hoạt động, mà quan trọng là chi phí quản lý doanh

nghiệp vì tốc độ tăng của chi phí này khá cao. Nhìn lại bộ máy nhân sự, lãnh đạo

công ty nên xem xét lại năng suất lao động của nhân viên là chưa cao, trong điều

kiện mở rộng quy mô hoạt động thì bộ máy nhân sự có thể bị cồng kềnh, dư thừa.

Bên cạnh chi phí tiền lương nhân viên hành chánh thì các chi phí khác như chi phí

đồ dùng văn phòng, chi phí điện, nước, điện thoại,… cần tiết kiệm hơn.

- Nhà lãnh đạo cần quan tâm nhiều đến cơ cấu nguồn vốn của công ty, tức là

tỷ trọng giữa các khoản vay ngân hàng với vốn chủ sở hữu. Hiểu được tình hình thị

trường tài chính, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, cũng như những

cam kết về các khoản vay dài hạn của hai bên. Để tránh được rủi ro tài chính cho

công ty cũng như việc sử dụng vốn như thế nào là có lợi nhất đối với thành viên

công ty.

- Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là dịch vụ khám chữa bệnh, nên vay

trò của đội ngũ y bác sĩ rất quan trọng, công ty cần có thái độ đúng đắn với lực

lượng này như chi lương đúng hạn, và có cách tính lương phù hợp,… không ngừng

tìm những y bác sĩ có tay nghề cao để hợp tác lâu dài, cũng như sẽ thay thế những y

bác sĩ tuổi khá cao hiện nay.

� Đối với Nhà nước:

- Bộ y tế cần xây dựng và tích cực thực hiện các cơ chế, chính sách đNy

mạnh phát triển bệnh viện, phòng khám tư nhân và bác sĩ gia đình. Nhà nước cần có

chính sách linh động về thuế, vốn vay,… để doanh nghiệp có điều kiện hơn trong

công tác đầu tư xã hội hóa y tế...

- Đề nghị tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ các chủ đầu tư về các

thủ tục hành chính, các chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa các hoạt động

y tế; giúp đỡ một số bệnh viện tư nhân trong khâu giải phóng mặt bằng để thực hiện

đầu tư; cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các bệnh viện dân lập và các đơn

vị liên doanh để nhân dân được hưởng dịch vụ một cách tốt nhất.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net